Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Khởi Nghiệp Thông Minh – Smart Up

Chương 2: Cần Chuẩn Bị Những Gì Để Khởi Nghiệp

Tác giả: TS. Ngô Công Trường
Thể loại: Kinh Tế - Quản Lý

Để khởi nghiệp, bạn không chỉ cần có một niềm khát khao thành công, một ước mơ cháy bỏng, một ý chí vươn lên mạnh mẽ, mà điều quan trọng nhất chính là tinh thần “chiến binh” sẵn sàng chiến đấu để giành chiến thắng dù có trải qua bao nhiêu thất bại, thử thách và gian lao. Đó là cả quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ trước khi chính thức bước vào một chặng đua nhiều thử thách. Nhiều người cho rằng chặng đua thực sự của khởi nghiệp là cuộc “chiến” với nhiều đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên, sự thật hoàn toàn ngược lại. Cuộc đua này phần nhiều là sự nâng cấp, cải thiện bản thân hơn là những gì thuộc về bên ngoài. Bạn vẫn phải luôn chiến đấu vì những gì bạn cho là đúng và còn bởi vì cuộc đời của một doanh nhân không phải lúc nào cũng sóng lặng gió êm. Bạn phải vượt qua cả một hành trình khó khăn, đầy thử thách để đến bến bờ bên kia của chiến thắng.

Như một chiến binh, trước khi lâm trận, bạn phải trang bị cho mình một tinh thần dũng cảm cùng những năng lực cần thiết để có thể giành chiến thắng trong bất kỳ cuộc đua nào.

Bạn có sẵn sàng làm việc quần quật từ 12 đến 16 tiếng không? Bạn có sẵn sàng làm việc gấp rưỡi đến gấp đôi những công nhân viên chức bình thường không?

Bạn có sẵn sàng làm việc không công để có thể phục vụ tốt hơn cho khách hàng của mình, trước khi có thể nhận thêm những đồng tiền từ họ?

Bạn có sẵn sàng cho đi tất cả để chỉ nhận về sự hài lòng của khách hàng?

Bạn có sẵn sàng thức thâu đêm và làm việc suốt ngày chỉ để hoàn thành một công việc bắt buộc vì sự trung tín với khách hàng, chứ không phải vì đó là công việc bạn yêu thích?

Bạn có sẵn sàng vượt qua mọi gian nguy chỉ với một tia sáng le lói cuối đường hầm và bạn quyết tâm đến đó thật nhanh để tìm ra ánh sáng cho doanh nghiệp của mình?

Và hơn bao giờ hết, bạn có sẵn sàng chấp nhận thất bại để làm lại tốt hơn với phương châm nổi tiếng của nhà sáng lập tập đoàn Hyundai Chung Ju-yung : “Không bao giờ thất bại, tất cả chỉ là thử thách”?

Điều tuyệt vời nhất là trước khi khởi nghiệp, hầu hết các doanh nhân thành công đều chuẩn bị tất cả những điều này cho một hành trình xa vạn dặm và chưa thấy điểm đến. Nhưng họ vẫn cứ tiến thẳng về phía trước.


Nói như Steve Jobs: “Hãy cứ khao khát, hãy cứ dại khờ”. Và câu nói đó thực sự dành cho những người trẻ đam mê khởi nghiệp hôm nay.


Bây giờ, bạn đã sẵn sàng đứng vào vạch xuất phát, vậy tiếp theo bạn cần chuẩn bị những gì để khởi nghiệp?

1. Kế hoạch tài chính.

Tài chính là điều kiện đầu tiên khi bạn bắt đầu làm chủ doanh nghiệp của mình. Dù là ai thì bạn cũng sẽ hiểu rằng, không có người nào khởi sự một doanh nghiệp với cái túi rỗng không cả. Vì bạn không còn nhận được khoản lương ổn định hằng tháng, nên ít nhất bạn cần phải có một số tiền nhất định đủ nuôi sống bản thân để toàn tâm toàn ý bắt tay vào khởi nghiệp. Có thể điều đó không dễ chịu chút nào, nhưng lại là điều hiển nhiên khi bạn khởi nghiệp và ngay cả khi bạn đã có một doanh nghiệp hoàn chỉnh.

Nhiều năm về trước, có một doanh nhân thành công đã đưa ra triết lý về kinh doanh mà không phải ai cũng hiểu được ẩn ý trong đó: Chủ doanh nghiệp chính là người trả tiền cho tất cả mọi người trước khi trả tiền cho chính mình, chứ không phải là người trả tiền cho mình trước nhất.

Đầu tiên, chủ doanh nghiệp phải là người trả tiền cho bộ phận sản xuất để họ tạo ra sản phẩm mang lại lợi ích cho khách hàng.

Thứ hai, chủ doanh nghiệp phải trả tiền cho những người làm kinh doanh – marketing – tiếp thị – quảng cáo – vận chuyển để họ bán sản phẩm cho khách hàng.

Thứ ba, chủ doanh nghiệp phải trả tiền cho các bộ phận quản lý hệ thống doanh nghiệp như: kế toán, nhân sự…

Thứ tư, chủ doanh nghiệp phải trả tiền cho những ai đem tới sự tối ưu trong hệ thống vận hành của doanh nghiệp để làm giảm chi phí đến mức thấp nhất có thể.

Thứ năm, chủ doanh nghiệp phải trả tiền thuế và những ai liên quan đến tài chính doanh nghiệp.

Cuối cùng, chủ doanh nghiệp nhận phần tiền còn dư… và chủ doanh nghiệp giàu bởi vì phần tiền này thường là phần nhiều, mặc dù là phần sau cùng.

Có một câu hỏi quan trọng: Nếu không có một kế hoạch tài chính trước khi khởi nghiệp, bạn sẽ lấy tiền đâu để trả cho mọi người trước khi chi trả cho chính mình?

Hãy chuẩn bị một kế hoạch tài chính cho cá nhân và cho doanh nghiệp của bạn trong thời gian tối thiểu sáu tháng, thậm chí theo lời khuyên của những người đã từng khởi nghiệp tại Thung lũng Silicon thì phải là 18 tháng. Sự hỗ trợ từ gia đình và một việc làm song song sẽ góp phần giúp chúng ta vượt qua giai đoạn đầu tiên đầy khó khăn này. Nhưng không phải lúc nào việc này cũng mang đến những thuận lợi cho giai đoạn đầu khởi nghiệp vì sự hỗ trợ từ gia đình sẽ không quý bằng những đồng tiền bạn tự tiết kiệm và thông thường, bạn sẽ sử dụng hoang phí hơn. Bên cạnh đó, có một công việc song song sẽ giảm bớt áp lực tài chính của bạn trong thời gian đầu, nhưng bạn biết đấy: khi làm đồng thời hai việc thì bạn sẽ không toàn tâm, toàn ý với kế hoạch khởi nghiệp của mình. Bạn sẽ phải chia đôi thời gian, công sức để có thể hoàn thành tốt cả hai việc và kết quả là bạn sẽ không thể hoàn thành tốt cả hai vì không đầu tư đủ thời gian lẫn công sức. Có thể thấy, khởi nghiệp là một giai đoạn bộn bề khó khăn.

Vì thế, tiết kiệm là ý tưởng không tồi để khởi sự một doanh nghiệp hướng tới thành công. Điều đó có nghĩa là bạn phải giảm thiểu tất cả những khoản chi cho bản thân. Hãy sống một cuộc sống giản dị để thực hiện ước mơ khởi nghiệp của mình.

Bạn nghĩ rằng bước ra ngoài khởi nghiệp là bạn sẽ được ngẩng cao đầu? Thế nhưng, có khi mọi thứ sẽ diễn ra hoàn toàn ngược lại. Để giúp bạn hình dung về câu chuyện khởi nghiệp và vì sao cần chuẩn bị một kế hoạch tài chính chu toàn cho bản thân và cho doanh nghiệp của bạn, tôi xin kể với bạn câu chuyện sau:

Có một con lừa đang đi trên đường, vì không chú ý nên nó bị rơi xuống một cái hố. Đó là một cái hố rác, mọi người xung quanh hay đổ rác xuống đó. Ban đầu, con lừa rất bực mình, nó rất ghét việc phải nhận khoản thức ăn thừa rơi xuống đầu mỗi ngày. Tuy nhiên, nó sớm nhận ra rằng: nó có thể sử dụng số thức ăn thừa này.

Vậy là ngày qua ngày, nó ăn thức ăn thừa con người đổ xuống để vượt qua cơn đói, đồng thời đạp lên đống rác đó để từ từ nhô cao lên, gần hơn với miệng hố, cho đến một ngày, nó nhảy lên mặt đất sau quãng thời gian dài ở dưới mặt đất.

Hành trình của một người khởi nghiệp thực chất là “đi lên từ dưới mặt đất” và đó cũng chính là câu chuyện đáng ngạc nhiên về khởi nghiệp mà ít ai ngờ tới. Khởi nghiệp không phải là bước lên cao mà thực sự bạn đang ở dưới mặt đất, nên bạn cần phải vượt qua khoảng thời gian này thật nhanh để bước lên mặt đất và đi một cách bình thường như mọi người. Chỉ khác một điều là khi lên được mặt đất, bạn sẽ đi nhanh hơn, mạnh hơn, bền vững hơn… Và đó chính là giá trị của hành trình khởi nghiệp trước khi xây dựng một doanh nghiệp thành công.

Cũng vì lý do trên nên bạn cần có một kế hoạch tài chính tốt để có thể trang trải suốt hành trình đó. Nói đơn giản hơn, khoản tiền để dành này phải đủ nuôi sống bạn và giúp bạn yên tâm tập trung cho công việc khởi nghiệp. Đó là sự chuẩn bị cần thiết nhất mà bạn cần phải bắt đầu ngay hôm nay.

Có một sự khác biệt giữa kiếm tiền, kiếm tiền nhanh và làm giàu bắt đầu từ khởi nghiệp. Về cơ bản, công việc nào cũng là kiếm tiền, dù bạn làm thuê, làm chủ hay đầu tư thì điều quan trọng vẫn là kiếm tiền. Nhưng nếu chỉ tập trung kiếm tiền, bạn sẽ không có được khoản tiền lớn. Kiếm tiền nhanh là một hìnhthức khác của kiếm tiền, nhưng thiên về chớp thời cơ hơn là công việc trí tuệ. Với loại hình kiếm tiền nhanh, bạn phải luôn tìm kiếm cơ hội. Kiếm tiền nhanh không bền vững và lâu dài. Làm giàu bắt đầu từ con đường khởi nghiệp khác với kiếm tiền, bởi trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, bạn không nhất thiết phải kiếm được tiền, mà thậm chí là mất tiền.

Khởi nghiệp cũng không phải là kiếm tiền nhanh vì khởi nghiệp là làm giàu bền vững dựa trên giá trị và chất lượng của sản phẩm/dịch vụ, dự án kinh doanh. Toàn bộ câu chuyện này là để giúp bạn hiểu rằng: để khởi nghiệp, bạn cần phải chuẩn bị MỘT KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH TỐT.


Tóm lại, bạn cần phải làm mọi thứ mình có thể để tồn tại trong giai đoạn đầu khởi nghiệp.


Sẵn sàng chi tiêu tằn tiện nhất có thể trước khi doanh nghiệp cất cánh là một lựa chọn khôn ngoan của những doanh nhân khởi nghiệp thành công.

2. Kế hoạch marketing.

Bạn có biết rằng marketing là phần quan trọng trong một mô hình kinh doanh thành công? Vì mức độ quá quan trọng của marketing mà đã có thời người ta đánh đồng “marketing” với “business” khi dịch cả hai từ này đều là “kinh doanh”. Và mọi người vẫn thường hay hiểu kinh doanh có cùng nghĩa với marketing.

Có một câu nói rất hay về kinh doanh: Mọi công ty sẽ sụp đổ nếu không có khách hàng. Và marketing chính là quá trình tạo ra cơ hội để có khách hàng. Nếu như quá trình sản xuất là cách tạo ra sản phẩm thì marketing chính là cách tạo ra cơ hội để có khách hàng. Và nếu khách hàng không dùng sản phẩm của bạn thì sản phẩm đó chỉ là đồ bỏ đi. Marketing chính là khâu quan trọng nhất: phương thức tạo ra cơ hội để mang lại khách hàng cho doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp sẽ không bao giờ thất bại nếu biết triển khai kế hoạch marketing đúng ngay từ đầu. Người ta thường ngộ nhận khi cho rằng marketing là hình thức hỗ trợ khách hàng mua hàng và do đó marketing là khâu tiếp theo sau khi sản xuất sản phẩm. Thực tế hoàn toàn ngược lại, marketing phải có trước khi có sản phẩm, trong khi có sản phẩm, và vẫn tồn tại sau khi khách hàng mua sản phẩm. Marketing chính là quá trình tìm ra nhu cầu, thỏa mãn nhu cầu, và tạo ra nhu cầu. Do đó, marketing xuất hiện trong mọi ngóc ngách của một mô hình kinh doanh, từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất, trước khi bán hàng, trong khi bán hàng và sau khi bán hàng. Và cuối cùng, khởi nghiệp mà không chuẩn bị kế hoạch marketing thì chỉ là việc “chuẩn bị cho sự tự sát”.

Hãy nghĩ cách để đưa sản phẩm/dịch vụ của mình đến khách hàng trước khi cầm được sản phẩm/dịch vụ trong tay. Đừng để xảy ra tình huống sản phẩm/dịch vụ đã ra đời mà bạn vẫn chưa tìm được cách mang khách hàng về cho doanh nghiệp.

Theo bạn, để triển khai một kế hoạch marketing thì cần có ngân sách không? Câu trả lời là “có”. Vì thế, kế hoạch tài chính là khâu cần chuẩn bị đầu tiên (như đã đề cập phía trên) để bạn triển khai doanh nghiệp của mình một cách khả thi và triển khai kế hoạch marketing là một trong số đó. Ngay cả khi doanh nghiệp đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên thì marketing vẫn-sẽ-mãi là hoạt động đồng hành cùng với sự tồn tại của doanh nghiệp. Xin tặng bạn một câu châm ngôn rất hay về marketing: “Nếu không thực hiện marketing thì doanh nghiệp của bạn sẽ bị khách hàng lãng quên”. Cách đây nhiều năm, một số doanh nghiệp được xem là “trùm” của một lĩnh vực nhưng giờ đây không còn mấy ai nhớ đến sản phẩm của họ nữa mà thay vào đó, người ta nhớ đến sản phẩm khác cùng chức năng. Sự khác biệt ở đây là gì? Họ không dành một khoản ngân sách để thực hiện kế hoạch marketing. Một doanh nghiệp không thực hiện marketing thì sẽ không được ai nhớ đến và cũng sẽ không có ai mua hàng nữa; khách hàng đã chuyển qua sử dụng sản phẩm khác thay thế vì thương hiệu này thực hiện marketing liên tục. Và điều này nói lên rằng:


Chuẩn bị một kế hoạch marketing hoàn chỉnh là bước đi quan trọng tiếp theo để bắt đầu khởi sự một doanh nghiệp. Nếu không làm điều đó, có thể bạn sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại và sẽ bị khách hàng lãng quên.

Hãy thực hiện kế hoạch marketing khôn ngoan nhất, phù hợp nhất với ngân sách hạn chế của doanh nghiệp khởi nghiệp.


3. Kế hoạch bán hàng.

Sau marketing thì bán hàng là khâu thực sự quan trọng để đưa một doanh nghiệp đi lên. Nếu bộ phận marketing rút tiền của doanh nghiệp cho khách hàng thì bộ phận bán hàng rút hầu bao của khách hàng cho doanh nghiệp. Đó cũng là lý do tại sao, bộ phận bán hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng khi khởi sự doanh nghiệp.

Nếu marketing là chi phí thì bán hàng là doanh thu.

Nếu marketing tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp bằng các kênh truyền thông thì bán hàng tạo ra tiền cho doanh nghiệp bằng phương thức trao đổi giá trị sản phẩm lấy tiền của khách hàng.

Nếu marketing chú trọng giá trị và tầm nhìn lâu dài của doanh nghiệp thì bán hàng giải quyết chuyện trước mắt: dòng tiền, sự tồn tại của doanh nghiệp trong bao lâu và có thể tiến xa bao nhiêu.

Marketing và bán hàng đều tập trung vào khách hàng. Nếu marketing tập trung tạo cơ hội đưa sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng thì bán hàng tập trung đưa sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng.

Tóm lại: marketing và bán hàng không thể tách rời nhau. Trong giai đoạn đầu tiên, chuẩn bị kế hoạch bán hàng là bước đi khôn ngoan tiếp theo của các doanh nhân khởi nghiệp.

Trong khi kế hoạch marketing cho khách hàng biết doanh nghiệp của bạn như thế nào, đang kinh doanh sản phẩm/dịch vụ gì thì kế hoạch bán hàng sẽ cho khách hàng tiếp cận sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Bán hàng là bộ phận cực kỳ quan trọng trong giai đoạn khởi nghiệp, cho nên, việc đầu tiên khi bạn xây dựng đội ngũ nhân viên cho doanh nghiệp là: Hãy tạo ra nhân viên bán hàng và giám đốc bán hàng.

Bán hàng còn được xem là cách duy nhất mang lại nguồn tài chính cho doanh nghiệp. Xin nhắc lại một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng: Nếu marketing tạo ra khách hàng thì bán hàng tạo ra tiền cho doanh nghiệp. Nếu không có marketing thì tổ chức khó lòng bán hàng thành công. Nhưng trong giai đoạn đầu tiên của khởi nghiệp, hãy tập trung vào bán hàng thay vì marketing. Marketing là hoạt động tồn tại cùng sự sống còn của doanh nghiệp, ngay từ khi bắt đầu khai sinh cho đến khi nào doanh nghiệp còn hoạt động, nhưng vào giai đoạn đầu tiên của doanh nghiệp thì bán hàng là quan trọng nhất.


Giai đoạn khởi đầu doanh nghiệp: Không gì có thể thay thế được hoạt động bán hàng.


4. Kế hoạch sử dụng thời gian.

Khi khởi nghiệp, chuyện làm việc 12 giờ/ngày, 7 ngày/tuần là rất bình thường. Nếu bạn nghĩ rằng khởi nghiệp tức là giảm thời gian cũng như công việc xuống thì bạn hoàn toàn sai lầm. Sự thật là khi khởi nghiệp, bạn làm nhiều hơn khi làm thuê, thậm chí là nhiều gấp bội lần. Tại sao vậy? Nếu khi làm thuê, bạn chỉ phục vụ một ông chủ – chính là ông chủ hiện thời của công ty thì khi khởi nghiệp, bạn phải phục vụ VÔ SỐ ông chủ – những khách hàng của bạn.

Theo bạn, thời gian và công việc khi phục vụ một ông chủ ít hơn hay nhiều hơn thời gian và công việc khi phục vụ nhiều ông chủ? Hãy chuẩn bị đối diện với áp lực, vì bạn sẽ cảm thấy có quá ít thời gian và sẽ phải chịu đựng áp lực đó trong một thời gian dài cho đến khi doanh nghiệp thành công; nhưng đừng để chuyện này kéo dài quá lâu.


Cho dù là vĩ nhân thì cũng chỉ có 24 tiếng mỗi ngày. Sự khác nhau giữa mỗi người, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp là cách thức tối ưu hóa quỹ thời gian giống nhau đó để tạo nên sự khác biệt.


KHỞI NGHIỆP THỰC SỰ LÀ CUỘC CHẠY ĐUA LÀM VIỆC.

Một vận động viên tham gia bất kỳ cuộc đua nào cũng cần phải có tài chính, thời gian, sức khỏe, môi trường hỗ trợ và sự nỗ lực của bản thân thì mới có thể bắt đầu và hoàn thành cuộc đua. Hoàn thành cuộc đua sớm hay trễ, tốt hay không tốt phụ thuộc vào những yếu tố tác động trên. Trên thực tế, khởi nghiệp có nghĩa là bạn chuẩn bị cho một cuộc đua và sẽ phải đối diện với khó khăn thường xuyên. Tại sao vậy? Bởi một doanh nghiệp – cá nhân thành công tức là doanh nghiệp – cá nhân đó phải giải quyết vấn đề của người khác. Khi bạn khởi tạo một doanh nghiệp đồng nghĩa doanh nghiệp của bạn phải ôm vào mình một hoặc nhiều vấn đề của xã hội và giải quyết chúng. Tất nhiên, khi bạn giải quyết vấn đề này thì lại gặp vấn đề khác. Vì thế, nếu bạn muốn khởi nghiệp thành công mà không làm việc nhiều thì đó chỉ là giấc mơ. Bạn hãy mơ tiếp, còn nếu không, hãy bắt đầu cuộc đua.

Hãy chắc chắn rằng bạn đã sẵn sàng bước vào một cuộc đua dài và đã chuẩn bị đủ tài chính, thời gian, sức khỏe và nỗ lực của bản thân trước khi bắt đầu.

“Đường dài mới biết ngựa hay”, doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn ban đầu, nhưng hãy kiên trì điều hành doanh nghiệp theo đúng tầm nhìn, chiến lược đã đặt ra. Kết quả đạt được sẽ xứng đáng với những nỗ lực của bạn và cộng sự. Nếu làm việc tốt trong môi trường áp lực cao khi khởi nghiệp hôm nay, bạn sẽ được đền bù một cách xứng đáng bằng thành quả kinh doanh trong tương lai.

Bạn thuộc nhóm người nào? Khởi nghiệp để không phải làm gì cả? Hay khởi nghiệp để có nhiều việc làm hơn hiện tại? Nếu bạn tự xếp mình vào nhóm thứ hai thì chúc mừng bạn: Bạn đã có được 50% sự chuẩn bị cho thành công. Và 50% tiếp theo có thể nói là quan trọng nhất: KIẾN THỨC. Tại sao lại là KIẾN THỨC? Vì tôi muốn nhấn mạnh thực tế rằng hãy chuẩn bị KIẾN THỨC về ngành nghề kinh doanh của bạn bằng tất cả những sự chuẩn bị đã nói ở trên. Nếu không có kiến thức (hay còn gọi là tri thức – knowledge), bạn sẽ chẳng bao giờ thành công với bất kỳ mô hình kinh doanh nào cả.

Tại sao lại như thế? Vì tri thức mới là yếu tố đặc biệt giúp bạn thành công với mô hình khởi nghiệp chứ không phải điều gì khác. Bạn có muốn biết vì sao lại như thế không? Hãy đọc phần chuẩn bị tiếp theo.

5. KIẾN THỨC – sự chuẩn bị quan trọng nhất.

Kiến thức hay tri thức về một ngành cụ thể nào đó là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất để một doanh nhân khởi nghiệp thành công. Vậy kiến thức là gì?

Kiến thức là những gì còn lại sau khi ta quên hết. Bạn có thấy điều gì khác lạ khi ta định nghĩa về kiến thức theo cách như vậy hay không? Có điều gì bạn quên hết mà vẫn còn nhớ thì đó thực chất là kiến thức. Và điều này lại chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định bạn có thành công trong ngành nghề mà mình lựa chọn hay không.

Nhiều doanh nhân thất bại trong tất cả các mô hình kinh doanh họ chạm tay vào. Và họ cũng không hiểu vì sao lại như thế. Điểm mấu chốt ở đây chính là vì họ thiếu kiến thức về ngành kinh doanh đó; và nó dẫn họ đến các thất bại liên tiếp nhau cho đến khi họ tìm được cho mình một mô hình kinh doanh mà họ hiểu rõ thì họ mới nghĩ tới sự thành công (tôi xin nhắc lại là ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt).

Quả thật, kiến thức là bước chuẩn bị quan trọng nhất (mặc dù tôi đưa nó vào cuối cùng) cho bất kỳ mô hình kinh doanh khởi nghiệp thành công nào.

Bạn có biết rằng ngày nay người ta đang có sự nhầm lẫn giữa kiến thức và thông tin? Thông tin là những gì bạn chỉ biết về nó. Kiến thức đòi hỏi không chỉ biết mà bạn còn phải hiểu những gì bạn biết và để làm được điều đó, bạn cần thời gian chứ không phải một sớm một chiều là có thể hình thành kiến thức được. Kiến thức cần phải tiêu hóa. Hãy hình dung tới câu chuyện mà bạn biết về quá trình ăn uống của con người:

Nếu bạn ăn một món ăn nào đó, bộ phận tiêu hóa cần thời gian để tiêu hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng. Tương tự như vậy, những gì bạn biết là thức ăn còn kiến thức là chất dinh dưỡng. Con người sống được thực chất là nhờ chất dinh dưỡng chứ không phải thức ăn. Và đó cũng là lý do nếu bạn chỉ có thông tin về một ngành nghề định kinh doanh thì rất khó để đảm bảo là bạn sẽ thành công với mô hình kinh doanh này.


Để thành công với một mô hình kinh doanh, điều tối cần là bạn phải có KIẾN THỨC.


KIẾN THỨC LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT TRONG KINH DOANH

Nếu không có kiến thức mà bước vào con đường kinh doanh thì thất bại là điều khó tránh khỏi. Khi đã thất bại, bạn sẽ nhận ra rằng sở dĩ mình thất bại chính là vì mình “thiếu kiến thức”. Bạn đã bao giờ nghe các doanh nhân khởi nghiệp than vãn như vậy chưa? Tuy nhiên, đó là căn bệnh mãn tính của doanh nhân mà đến bây giờ vẫn còn hiện hữu.


“Sau khi đọc quyển sách, tôi đánh giá rất cao vì tác giả đã trình bày một cách toàn diện hàm lượng tri thức thực tiễn nhất cho một người trẻ có ước mơ và có niềm tin đủ LỚN, đủ CHÁY để biến mơ ước trở thành hiện thực.”

“SMARTUP => 99% nỗ lực + 1% may mắn = thành công”

Nguyễn Ngoan

Nhà sáng lập www.dacsan3mien.com
Giám đốc điều hành Tổ chức Giáo dục Hoa Kỳ – IAE

Để khởi nghiệp, bạn không chỉ cần có một niềm khát khao thành công, một ước mơ cháy bỏng, một ý chí vươn lên mạnh mẽ, mà điều quan trọng nhất chính là tinh thần “chiến binh” sẵn sàng chiến đấu để giành chiến thắng dù có trải qua bao nhiêu thất bại, thử thách và gian lao. Đó là cả quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ trước khi chính thức bước vào một chặng đua nhiều thử thách. Nhiều người cho rằng chặng đua thực sự của khởi nghiệp là cuộc “chiến” với nhiều đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên, sự thật hoàn toàn ngược lại. Cuộc đua này phần nhiều là sự nâng cấp, cải thiện bản thân hơn là những gì thuộc về bên ngoài. Bạn vẫn phải luôn chiến đấu vì những gì bạn cho là đúng và còn bởi vì cuộc đời của một doanh nhân không phải lúc nào cũng sóng lặng gió êm. Bạn phải vượt qua cả một hành trình khó khăn, đầy thử thách để đến bến bờ bên kia của chiến thắng.

Như một chiến binh, trước khi lâm trận, bạn phải trang bị cho mình một tinh thần dũng cảm cùng những năng lực cần thiết để có thể giành chiến thắng trong bất kỳ cuộc đua nào.

Bạn có sẵn sàng làm việc quần quật từ 12 đến 16 tiếng không? Bạn có sẵn sàng làm việc gấp rưỡi đến gấp đôi những công nhân viên chức bình thường không?

Bạn có sẵn sàng làm việc không công để có thể phục vụ tốt hơn cho khách hàng của mình, trước khi có thể nhận thêm những đồng tiền từ họ?

Bạn có sẵn sàng cho đi tất cả để chỉ nhận về sự hài lòng của khách hàng?

Bạn có sẵn sàng thức thâu đêm và làm việc suốt ngày chỉ để hoàn thành một công việc bắt buộc vì sự trung tín với khách hàng, chứ không phải vì đó là công việc bạn yêu thích?

Bạn có sẵn sàng vượt qua mọi gian nguy chỉ với một tia sáng le lói cuối đường hầm và bạn quyết tâm đến đó thật nhanh để tìm ra ánh sáng cho doanh nghiệp của mình?

Và hơn bao giờ hết, bạn có sẵn sàng chấp nhận thất bại để làm lại tốt hơn với phương châm nổi tiếng của nhà sáng lập tập đoàn Hyundai Chung Ju-yung : “Không bao giờ thất bại, tất cả chỉ là thử thách”?

Điều tuyệt vời nhất là trước khi khởi nghiệp, hầu hết các doanh nhân thành công đều chuẩn bị tất cả những điều này cho một hành trình xa vạn dặm và chưa thấy điểm đến. Nhưng họ vẫn cứ tiến thẳng về phía trước.

Nói như Steve Jobs: “Hãy cứ khao khát, hãy cứ dại khờ”. Và câu nói đó thực sự dành cho những người trẻ đam mê khởi nghiệp hôm nay.

Bây giờ, bạn đã sẵn sàng đứng vào vạch xuất phát, vậy tiếp theo bạn cần chuẩn bị những gì để khởi nghiệp?

Tài chính là điều kiện đầu tiên khi bạn bắt đầu làm chủ doanh nghiệp của mình. Dù là ai thì bạn cũng sẽ hiểu rằng, không có người nào khởi sự một doanh nghiệp với cái túi rỗng không cả. Vì bạn không còn nhận được khoản lương ổn định hằng tháng, nên ít nhất bạn cần phải có một số tiền nhất định đủ nuôi sống bản thân để toàn tâm toàn ý bắt tay vào khởi nghiệp. Có thể điều đó không dễ chịu chút nào, nhưng lại là điều hiển nhiên khi bạn khởi nghiệp và ngay cả khi bạn đã có một doanh nghiệp hoàn chỉnh.

Nhiều năm về trước, có một doanh nhân thành công đã đưa ra triết lý về kinh doanh mà không phải ai cũng hiểu được ẩn ý trong đó: Chủ doanh nghiệp chính là người trả tiền cho tất cả mọi người trước khi trả tiền cho chính mình, chứ không phải là người trả tiền cho mình trước nhất.

Đầu tiên, chủ doanh nghiệp phải là người trả tiền cho bộ phận sản xuất để họ tạo ra sản phẩm mang lại lợi ích cho khách hàng.

Thứ hai, chủ doanh nghiệp phải trả tiền cho những người làm kinh doanh – marketing – tiếp thị – quảng cáo – vận chuyển để họ bán sản phẩm cho khách hàng.

Thứ ba, chủ doanh nghiệp phải trả tiền cho các bộ phận quản lý hệ thống doanh nghiệp như: kế toán, nhân sự…

Thứ tư, chủ doanh nghiệp phải trả tiền cho những ai đem tới sự tối ưu trong hệ thống vận hành của doanh nghiệp để làm giảm chi phí đến mức thấp nhất có thể.

Thứ năm, chủ doanh nghiệp phải trả tiền thuế và những ai liên quan đến tài chính doanh nghiệp.

Cuối cùng, chủ doanh nghiệp nhận phần tiền còn dư… và chủ doanh nghiệp giàu bởi vì phần tiền này thường là phần nhiều, mặc dù là phần sau cùng.

Có một câu hỏi quan trọng: Nếu không có một kế hoạch tài chính trước khi khởi nghiệp, bạn sẽ lấy tiền đâu để trả cho mọi người trước khi chi trả cho chính mình?

Hãy chuẩn bị một kế hoạch tài chính cho cá nhân và cho doanh nghiệp của bạn trong thời gian tối thiểu sáu tháng, thậm chí theo lời khuyên của những người đã từng khởi nghiệp tại Thung lũng Silicon thì phải là 18 tháng. Sự hỗ trợ từ gia đình và một việc làm song song sẽ góp phần giúp chúng ta vượt qua giai đoạn đầu tiên đầy khó khăn này. Nhưng không phải lúc nào việc này cũng mang đến những thuận lợi cho giai đoạn đầu khởi nghiệp vì sự hỗ trợ từ gia đình sẽ không quý bằng những đồng tiền bạn tự tiết kiệm và thông thường, bạn sẽ sử dụng hoang phí hơn. Bên cạnh đó, có một công việc song song sẽ giảm bớt áp lực tài chính của bạn trong thời gian đầu, nhưng bạn biết đấy: khi làm đồng thời hai việc thì bạn sẽ không toàn tâm, toàn ý với kế hoạch khởi nghiệp của mình. Bạn sẽ phải chia đôi thời gian, công sức để có thể hoàn thành tốt cả hai việc và kết quả là bạn sẽ không thể hoàn thành tốt cả hai vì không đầu tư đủ thời gian lẫn công sức. Có thể thấy, khởi nghiệp là một giai đoạn bộn bề khó khăn.

Vì thế, tiết kiệm là ý tưởng không tồi để khởi sự một doanh nghiệp hướng tới thành công. Điều đó có nghĩa là bạn phải giảm thiểu tất cả những khoản chi cho bản thân. Hãy sống một cuộc sống giản dị để thực hiện ước mơ khởi nghiệp của mình.

Bạn nghĩ rằng bước ra ngoài khởi nghiệp là bạn sẽ được ngẩng cao đầu? Thế nhưng, có khi mọi thứ sẽ diễn ra hoàn toàn ngược lại. Để giúp bạn hình dung về câu chuyện khởi nghiệp và vì sao cần chuẩn bị một kế hoạch tài chính chu toàn cho bản thân và cho doanh nghiệp của bạn, tôi xin kể với bạn câu chuyện sau:

Có một con lừa đang đi trên đường, vì không chú ý nên nó bị rơi xuống một cái hố. Đó là một cái hố rác, mọi người xung quanh hay đổ rác xuống đó. Ban đầu, con lừa rất bực mình, nó rất ghét việc phải nhận khoản thức ăn thừa rơi xuống đầu mỗi ngày. Tuy nhiên, nó sớm nhận ra rằng: nó có thể sử dụng số thức ăn thừa này.

Vậy là ngày qua ngày, nó ăn thức ăn thừa con người đổ xuống để vượt qua cơn đói, đồng thời đạp lên đống rác đó để từ từ nhô cao lên, gần hơn với miệng hố, cho đến một ngày, nó nhảy lên mặt đất sau quãng thời gian dài ở dưới mặt đất.

Hành trình của một người khởi nghiệp thực chất là “đi lên từ dưới mặt đất” và đó cũng chính là câu chuyện đáng ngạc nhiên về khởi nghiệp mà ít ai ngờ tới. Khởi nghiệp không phải là bước lên cao mà thực sự bạn đang ở dưới mặt đất, nên bạn cần phải vượt qua khoảng thời gian này thật nhanh để bước lên mặt đất và đi một cách bình thường như mọi người. Chỉ khác một điều là khi lên được mặt đất, bạn sẽ đi nhanh hơn, mạnh hơn, bền vững hơn… Và đó chính là giá trị của hành trình khởi nghiệp trước khi xây dựng một doanh nghiệp thành công.

Cũng vì lý do trên nên bạn cần có một kế hoạch tài chính tốt để có thể trang trải suốt hành trình đó. Nói đơn giản hơn, khoản tiền để dành này phải đủ nuôi sống bạn và giúp bạn yên tâm tập trung cho công việc khởi nghiệp. Đó là sự chuẩn bị cần thiết nhất mà bạn cần phải bắt đầu ngay hôm nay.

Có một sự khác biệt giữa kiếm tiền, kiếm tiền nhanh và làm giàu bắt đầu từ khởi nghiệp. Về cơ bản, công việc nào cũng là kiếm tiền, dù bạn làm thuê, làm chủ hay đầu tư thì điều quan trọng vẫn là kiếm tiền. Nhưng nếu chỉ tập trung kiếm tiền, bạn sẽ không có được khoản tiền lớn. Kiếm tiền nhanh là một hìnhthức khác của kiếm tiền, nhưng thiên về chớp thời cơ hơn là công việc trí tuệ. Với loại hình kiếm tiền nhanh, bạn phải luôn tìm kiếm cơ hội. Kiếm tiền nhanh không bền vững và lâu dài. Làm giàu bắt đầu từ con đường khởi nghiệp khác với kiếm tiền, bởi trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, bạn không nhất thiết phải kiếm được tiền, mà thậm chí là mất tiền.

Khởi nghiệp cũng không phải là kiếm tiền nhanh vì khởi nghiệp là làm giàu bền vững dựa trên giá trị và chất lượng của sản phẩm/dịch vụ, dự án kinh doanh. Toàn bộ câu chuyện này là để giúp bạn hiểu rằng: để khởi nghiệp, bạn cần phải chuẩn bị MỘT KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH TỐT.

Tóm lại, bạn cần phải làm mọi thứ mình có thể để tồn tại trong giai đoạn đầu khởi nghiệp.

Sẵn sàng chi tiêu tằn tiện nhất có thể trước khi doanh nghiệp cất cánh là một lựa chọn khôn ngoan của những doanh nhân khởi nghiệp thành công.

Bạn có biết rằng marketing là phần quan trọng trong một mô hình kinh doanh thành công? Vì mức độ quá quan trọng của marketing mà đã có thời người ta đánh đồng “marketing” với “business” khi dịch cả hai từ này đều là “kinh doanh”. Và mọi người vẫn thường hay hiểu kinh doanh có cùng nghĩa với marketing.

Có một câu nói rất hay về kinh doanh: Mọi công ty sẽ sụp đổ nếu không có khách hàng. Và marketing chính là quá trình tạo ra cơ hội để có khách hàng. Nếu như quá trình sản xuất là cách tạo ra sản phẩm thì marketing chính là cách tạo ra cơ hội để có khách hàng. Và nếu khách hàng không dùng sản phẩm của bạn thì sản phẩm đó chỉ là đồ bỏ đi. Marketing chính là khâu quan trọng nhất: phương thức tạo ra cơ hội để mang lại khách hàng cho doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp sẽ không bao giờ thất bại nếu biết triển khai kế hoạch marketing đúng ngay từ đầu. Người ta thường ngộ nhận khi cho rằng marketing là hình thức hỗ trợ khách hàng mua hàng và do đó marketing là khâu tiếp theo sau khi sản xuất sản phẩm. Thực tế hoàn toàn ngược lại, marketing phải có trước khi có sản phẩm, trong khi có sản phẩm, và vẫn tồn tại sau khi khách hàng mua sản phẩm. Marketing chính là quá trình tìm ra nhu cầu, thỏa mãn nhu cầu, và tạo ra nhu cầu. Do đó, marketing xuất hiện trong mọi ngóc ngách của một mô hình kinh doanh, từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất, trước khi bán hàng, trong khi bán hàng và sau khi bán hàng. Và cuối cùng, khởi nghiệp mà không chuẩn bị kế hoạch marketing thì chỉ là việc “chuẩn bị cho sự tự sát”.

Hãy nghĩ cách để đưa sản phẩm/dịch vụ của mình đến khách hàng trước khi cầm được sản phẩm/dịch vụ trong tay. Đừng để xảy ra tình huống sản phẩm/dịch vụ đã ra đời mà bạn vẫn chưa tìm được cách mang khách hàng về cho doanh nghiệp.

Theo bạn, để triển khai một kế hoạch marketing thì cần có ngân sách không? Câu trả lời là “có”. Vì thế, kế hoạch tài chính là khâu cần chuẩn bị đầu tiên (như đã đề cập phía trên) để bạn triển khai doanh nghiệp của mình một cách khả thi và triển khai kế hoạch marketing là một trong số đó. Ngay cả khi doanh nghiệp đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên thì marketing vẫn-sẽ-mãi là hoạt động đồng hành cùng với sự tồn tại của doanh nghiệp. Xin tặng bạn một câu châm ngôn rất hay về marketing: “Nếu không thực hiện marketing thì doanh nghiệp của bạn sẽ bị khách hàng lãng quên”. Cách đây nhiều năm, một số doanh nghiệp được xem là “trùm” của một lĩnh vực nhưng giờ đây không còn mấy ai nhớ đến sản phẩm của họ nữa mà thay vào đó, người ta nhớ đến sản phẩm khác cùng chức năng. Sự khác biệt ở đây là gì? Họ không dành một khoản ngân sách để thực hiện kế hoạch marketing. Một doanh nghiệp không thực hiện marketing thì sẽ không được ai nhớ đến và cũng sẽ không có ai mua hàng nữa; khách hàng đã chuyển qua sử dụng sản phẩm khác thay thế vì thương hiệu này thực hiện marketing liên tục. Và điều này nói lên rằng:

Chuẩn bị một kế hoạch marketing hoàn chỉnh là bước đi quan trọng tiếp theo để bắt đầu khởi sự một doanh nghiệp. Nếu không làm điều đó, có thể bạn sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại và sẽ bị khách hàng lãng quên.

Hãy thực hiện kế hoạch marketing khôn ngoan nhất, phù hợp nhất với ngân sách hạn chế của doanh nghiệp khởi nghiệp.

Sau marketing thì bán hàng là khâu thực sự quan trọng để đưa một doanh nghiệp đi lên. Nếu bộ phận marketing rút tiền của doanh nghiệp cho khách hàng thì bộ phận bán hàng rút hầu bao của khách hàng cho doanh nghiệp. Đó cũng là lý do tại sao, bộ phận bán hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng khi khởi sự doanh nghiệp.

Nếu marketing là chi phí thì bán hàng là doanh thu.

Nếu marketing tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp bằng các kênh truyền thông thì bán hàng tạo ra tiền cho doanh nghiệp bằng phương thức trao đổi giá trị sản phẩm lấy tiền của khách hàng.

Nếu marketing chú trọng giá trị và tầm nhìn lâu dài của doanh nghiệp thì bán hàng giải quyết chuyện trước mắt: dòng tiền, sự tồn tại của doanh nghiệp trong bao lâu và có thể tiến xa bao nhiêu.

Marketing và bán hàng đều tập trung vào khách hàng. Nếu marketing tập trung tạo cơ hội đưa sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng thì bán hàng tập trung đưa sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng.

Tóm lại: marketing và bán hàng không thể tách rời nhau. Trong giai đoạn đầu tiên, chuẩn bị kế hoạch bán hàng là bước đi khôn ngoan tiếp theo của các doanh nhân khởi nghiệp.

Trong khi kế hoạch marketing cho khách hàng biết doanh nghiệp của bạn như thế nào, đang kinh doanh sản phẩm/dịch vụ gì thì kế hoạch bán hàng sẽ cho khách hàng tiếp cận sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Bán hàng là bộ phận cực kỳ quan trọng trong giai đoạn khởi nghiệp, cho nên, việc đầu tiên khi bạn xây dựng đội ngũ nhân viên cho doanh nghiệp là: Hãy tạo ra nhân viên bán hàng và giám đốc bán hàng.

Bán hàng còn được xem là cách duy nhất mang lại nguồn tài chính cho doanh nghiệp. Xin nhắc lại một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng: Nếu marketing tạo ra khách hàng thì bán hàng tạo ra tiền cho doanh nghiệp. Nếu không có marketing thì tổ chức khó lòng bán hàng thành công. Nhưng trong giai đoạn đầu tiên của khởi nghiệp, hãy tập trung vào bán hàng thay vì marketing. Marketing là hoạt động tồn tại cùng sự sống còn của doanh nghiệp, ngay từ khi bắt đầu khai sinh cho đến khi nào doanh nghiệp còn hoạt động, nhưng vào giai đoạn đầu tiên của doanh nghiệp thì bán hàng là quan trọng nhất.

Giai đoạn khởi đầu doanh nghiệp: Không gì có thể thay thế được hoạt động bán hàng.

Khi khởi nghiệp, chuyện làm việc 12 giờ/ngày, 7 ngày/tuần là rất bình thường. Nếu bạn nghĩ rằng khởi nghiệp tức là giảm thời gian cũng như công việc xuống thì bạn hoàn toàn sai lầm. Sự thật là khi khởi nghiệp, bạn làm nhiều hơn khi làm thuê, thậm chí là nhiều gấp bội lần. Tại sao vậy? Nếu khi làm thuê, bạn chỉ phục vụ một ông chủ – chính là ông chủ hiện thời của công ty thì khi khởi nghiệp, bạn phải phục vụ VÔ SỐ ông chủ – những khách hàng của bạn.

Theo bạn, thời gian và công việc khi phục vụ một ông chủ ít hơn hay nhiều hơn thời gian và công việc khi phục vụ nhiều ông chủ? Hãy chuẩn bị đối diện với áp lực, vì bạn sẽ cảm thấy có quá ít thời gian và sẽ phải chịu đựng áp lực đó trong một thời gian dài cho đến khi doanh nghiệp thành công; nhưng đừng để chuyện này kéo dài quá lâu.

Cho dù là vĩ nhân thì cũng chỉ có 24 tiếng mỗi ngày. Sự khác nhau giữa mỗi người, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp là cách thức tối ưu hóa quỹ thời gian giống nhau đó để tạo nên sự khác biệt.

KHỞI NGHIỆP THỰC SỰ LÀ CUỘC CHẠY ĐUA LÀM VIỆC.

Một vận động viên tham gia bất kỳ cuộc đua nào cũng cần phải có tài chính, thời gian, sức khỏe, môi trường hỗ trợ và sự nỗ lực của bản thân thì mới có thể bắt đầu và hoàn thành cuộc đua. Hoàn thành cuộc đua sớm hay trễ, tốt hay không tốt phụ thuộc vào những yếu tố tác động trên. Trên thực tế, khởi nghiệp có nghĩa là bạn chuẩn bị cho một cuộc đua và sẽ phải đối diện với khó khăn thường xuyên. Tại sao vậy? Bởi một doanh nghiệp – cá nhân thành công tức là doanh nghiệp – cá nhân đó phải giải quyết vấn đề của người khác. Khi bạn khởi tạo một doanh nghiệp đồng nghĩa doanh nghiệp của bạn phải ôm vào mình một hoặc nhiều vấn đề của xã hội và giải quyết chúng. Tất nhiên, khi bạn giải quyết vấn đề này thì lại gặp vấn đề khác. Vì thế, nếu bạn muốn khởi nghiệp thành công mà không làm việc nhiều thì đó chỉ là giấc mơ. Bạn hãy mơ tiếp, còn nếu không, hãy bắt đầu cuộc đua.

Hãy chắc chắn rằng bạn đã sẵn sàng bước vào một cuộc đua dài và đã chuẩn bị đủ tài chính, thời gian, sức khỏe và nỗ lực của bản thân trước khi bắt đầu.

“Đường dài mới biết ngựa hay”, doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn ban đầu, nhưng hãy kiên trì điều hành doanh nghiệp theo đúng tầm nhìn, chiến lược đã đặt ra. Kết quả đạt được sẽ xứng đáng với những nỗ lực của bạn và cộng sự. Nếu làm việc tốt trong môi trường áp lực cao khi khởi nghiệp hôm nay, bạn sẽ được đền bù một cách xứng đáng bằng thành quả kinh doanh trong tương lai.

Bạn thuộc nhóm người nào? Khởi nghiệp để không phải làm gì cả? Hay khởi nghiệp để có nhiều việc làm hơn hiện tại? Nếu bạn tự xếp mình vào nhóm thứ hai thì chúc mừng bạn: Bạn đã có được 50% sự chuẩn bị cho thành công. Và 50% tiếp theo có thể nói là quan trọng nhất: KIẾN THỨC. Tại sao lại là KIẾN THỨC? Vì tôi muốn nhấn mạnh thực tế rằng hãy chuẩn bị KIẾN THỨC về ngành nghề kinh doanh của bạn bằng tất cả những sự chuẩn bị đã nói ở trên. Nếu không có kiến thức (hay còn gọi là tri thức – knowledge), bạn sẽ chẳng bao giờ thành công với bất kỳ mô hình kinh doanh nào cả.

Tại sao lại như thế? Vì tri thức mới là yếu tố đặc biệt giúp bạn thành công với mô hình khởi nghiệp chứ không phải điều gì khác. Bạn có muốn biết vì sao lại như thế không? Hãy đọc phần chuẩn bị tiếp theo.

Kiến thức hay tri thức về một ngành cụ thể nào đó là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất để một doanh nhân khởi nghiệp thành công. Vậy kiến thức là gì?

Kiến thức là những gì còn lại sau khi ta quên hết. Bạn có thấy điều gì khác lạ khi ta định nghĩa về kiến thức theo cách như vậy hay không? Có điều gì bạn quên hết mà vẫn còn nhớ thì đó thực chất là kiến thức. Và điều này lại chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định bạn có thành công trong ngành nghề mà mình lựa chọn hay không.

Nhiều doanh nhân thất bại trong tất cả các mô hình kinh doanh họ chạm tay vào. Và họ cũng không hiểu vì sao lại như thế. Điểm mấu chốt ở đây chính là vì họ thiếu kiến thức về ngành kinh doanh đó; và nó dẫn họ đến các thất bại liên tiếp nhau cho đến khi họ tìm được cho mình một mô hình kinh doanh mà họ hiểu rõ thì họ mới nghĩ tới sự thành công (tôi xin nhắc lại là ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt).

Quả thật, kiến thức là bước chuẩn bị quan trọng nhất (mặc dù tôi đưa nó vào cuối cùng) cho bất kỳ mô hình kinh doanh khởi nghiệp thành công nào.

Bạn có biết rằng ngày nay người ta đang có sự nhầm lẫn giữa kiến thức và thông tin? Thông tin là những gì bạn chỉ biết về nó. Kiến thức đòi hỏi không chỉ biết mà bạn còn phải hiểu những gì bạn biết và để làm được điều đó, bạn cần thời gian chứ không phải một sớm một chiều là có thể hình thành kiến thức được. Kiến thức cần phải tiêu hóa. Hãy hình dung tới câu chuyện mà bạn biết về quá trình ăn uống của con người:

Nếu bạn ăn một món ăn nào đó, bộ phận tiêu hóa cần thời gian để tiêu hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng. Tương tự như vậy, những gì bạn biết là thức ăn còn kiến thức là chất dinh dưỡng. Con người sống được thực chất là nhờ chất dinh dưỡng chứ không phải thức ăn. Và đó cũng là lý do nếu bạn chỉ có thông tin về một ngành nghề định kinh doanh thì rất khó để đảm bảo là bạn sẽ thành công với mô hình kinh doanh này.

Để thành công với một mô hình kinh doanh, điều tối cần là bạn phải có KIẾN THỨC.

KIẾN THỨC LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT TRONG KINH DOANH

Nếu không có kiến thức mà bước vào con đường kinh doanh thì thất bại là điều khó tránh khỏi. Khi đã thất bại, bạn sẽ nhận ra rằng sở dĩ mình thất bại chính là vì mình “thiếu kiến thức”. Bạn đã bao giờ nghe các doanh nhân khởi nghiệp than vãn như vậy chưa? Tuy nhiên, đó là căn bệnh mãn tính của doanh nhân mà đến bây giờ vẫn còn hiện hữu.

“Sau khi đọc quyển sách, tôi đánh giá rất cao vì tác giả đã trình bày một cách toàn diện hàm lượng tri thức thực tiễn nhất cho một người trẻ có ước mơ và có niềm tin đủ LỚN, đủ CHÁY để biến mơ ước trở thành hiện thực.”

“SMARTUP => 99% nỗ lực + 1% may mắn = thành công”

Nguyễn Ngoan

Nhà sáng lập www.dacsan3mien.com
Giám đốc điều hành Tổ chức Giáo dục Hoa Kỳ – IAE

Bình luận