Những khách hàng đầu tiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình kinh doanh của bạn, vì khách hàng vô cùng quan trọng và khách hàng đầu tiên thì càng quan trọng hơn nữa.
Có một câu nói rất hay của một doanh nhân thành công là: “Doanh nghiệp không có điều gì cũng được, nhưng nếu không có khách hàng thì sẽ chết”. Vậy giải quyết bài toán khách hàng thực sự là câu chuyện vô cùng hệ trọng. Những khách hàng đầu tiên lại càng quan trọng hơn. Và nếu bạn giải quyết được điều này, thì về cơ bản mọi phần khác của doanh nghiệp sẽ theo đó mà tiến tới thành công.
-
Bạn băn khoăn về việc tìm kiếm những khách hàng đầu tiên?
-
Bạn băn khoăn không biết tìm những khách hàng đầu tiên ở đâu?
-
Bạn băn khoăn thế nào để tạo ra những khách hàng đầu tiên dùng sản phẩm/dịch vụ của bạn?
Và còn rất nhiều thứ băn khoăn khác sẽ làm cho bạn đau đầu hơn nữa về vị khách hàng đầu tiên này. Họ là ai? Ở đâu? Làm gì? Làm thế nào để có được những khách hàng đầu tiên đó?
Sau đây là những câu hỏi gợi ý về khách hàng đầu tiên:
1. Ai là người có niềm tin vào bạn nhất?
Những khách hàng đầu tiên chính là bạn thân của bạn, đồng thời hãy nhờ những người bạn thân giới thiệu bạn bè của họ. Bạn sẽ tìm ra được khách hàng đầu tiên từ đó, vì họ mua sản phẩm của bạn đơn giản vì họ tin bạn chứ không nhất thiết tin tưởng sản phẩm của bạn. Hãy khai thác danh sách những người bạn thân của bạn. Có thể đây là nơi ẩn chứa kho vàng mà bạn nên khai thác ngay từ đầu.
2. Ai đã từng có cơ hội làm việc với bạn?
(Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng: đừng bao giờ giới thiệu với đồng nghiệp, khách hàng, sếp cũ những sản phẩm/dịch vụ cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm/dịch vụ của công ty cũ. Đây là điều cấm kỵ).
Nếu bạn đã từng làm việc và tham gia một hoặc một vài công ty trước đó, thì đây là một lợi thế khi khởi nghiệp, bởi vì những người từng có mối quan hệ kinh doanh với bạn có thể là khách hàng đầu tiên của bạn trong công ty khởi nghiệp này. Những mối quan hệ từ công ty cũ sẽ giúp bạn đẩy nhanh đà tăng trưởng của sản phẩm trong giai đoạn đầu nếu bạn mời ông chủ hay nhân viên công ty cũ làm những khách hàng đầu tiên.
3. Bạn/người đồng sáng lập với bạn đang tham gia những hoạt động nào?
Mối quan hệ cộng đồng là một lợi thế. Bởi nếu bạn đã là thành viên của một cộng đồng nào đó, có nghĩa là bạn đã có được lòng tin của một hiệp hội nào đó và cả những người trong hiệp hội đó. Nó là cơ hội thuận lợi để bạn giới thiệu sản phẩm của mình và họ là khách hàng đầu tiên. Họ dùng sản phẩm bởi vì họ tin tưởng bạn hơn là tin sản phẩm, nhưng điều đó cũng tốt chứ sao không?
Các tổ chức thương mại lại càng tuyệt vời hơn, bởi họ là những người có nhận thức khá tốt về kinh doanh cũng như giá trị mà công việc kinh doanh mang lại cho xã hội. Hãy mời họ dùng sản phẩm để trở thành khách hàng đầu tiên.
4. Những danh thiếp mà bạn lưu trữ trong thời gian vừa qua?
Trong suốt thời gian tạo dựng và duy trì các mối quan hệ, bạn đã thu thập được rất nhiều danh thiếp của đối tác, bạn bè, đồng nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng… Đây chính là thời điểm bạn nên sử dụng chúng. Chính từ những mối quan hệ đã có trước đây và dựa trên cơ sở niềm tin đã có nên họ chắc chắn là những người ủng hộ sản phẩm hay dịch vụ của bạn đầu tiên, hoặc ít ra họ cũng đưa những góp ý và phản hồi tích cực cho bạn để cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm hay dịch vụ.
Rất nhiều người có thói quen đợi đến khi có việc mới “làm nóng” lại mối quan hệ và việc này thường làm “mất lòng” những người bạn của họ. Kinh nghiệm cho thấy rằng bạn nên thường xuyên liên hệ với những người mà bạn có danh thiếp. Đặc biệt, hiện nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, việc này vô cùng dễ dàng và thuận lợi. Ông cha ta có câu: “Giàu vì bạn, sang vì vợ”. Hãy luôn ghi nhớ điều này và áp dụng nó một cách thông minh vào cuộc sống và các vấn đề kinh doanh khác.
5. Ai/khu vực nào để khách hàng có thể dùng thử sản phẩm/dịch vụ của bạn?
Cần xác định rõ đối tượng và địa điểm để khách hàng có thể dùng thử sản phẩm và dịch vụ của bạn. Việc dùng thử này hết sức quan trọng, đặc biệt với các sản phẩm lần đầu tiên có mặt trên thị trường và mang tính giáo dục. Hãy nhớ và luôn dành một khoản ngân sách cũng như nguồn lực ban đầu để làm việc này.
Bây giờ, bạn đã có một danh sách khách hàng tiềm năng. Vậy bạn làm thế nào để tiếp cận danh sách này và thu hút những khách hàng đầu tiên?
Sau đây là một vài cách hữu ích mà bạn có thể bắt đầu:
– Gửi email để giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ của bạn, cung cấp thông tin chi tiết về sự khác biệt, tính năng nổi trội và những ưu đãi dành riêng cho họ.
– Gọi điện thoại để giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ của bạn và hãy đặt một cuộc hẹn để bạn có thể trình bày trực tiếp về sản phẩm/dịch vụ của mình. Hãy nên nhớ rằng truyền thông trực tiếp luôn là cách truyền thông hiệu quả nhất. Khi đã có cơ hội gặp trực tiếp khách hàng tiềm năng thì đừng bỏ lỡ cơ hội nhé. Phần còn lại phụ thuộc vào bạn.
– Xây dựng một chương trình dùng thử để những khách hàng tiềm năng có thể trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của mình. Bạn biết rồi đấy, ai trong chúng ta cũng đều e dè khi sử dụng một sản phẩm/dịch vụ mới. Vì vậy, hãy để họ trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của bạn! Chạy một chương trình dùng thử với chi phí tốt nhất chính là cách để bạn tồn tại.
Với những biện pháp nêu trên, chắc chắn bạn sẽ tìm ra được khách hàng đầu tiên của mình.
Việc tạo ra được khách hàng đầu tiên là bước đi quan trọng, hình thành nên những bước đi tiếp theo vững chắc hơn cho doanh nghiệp.
Những ngày đầu khởi nghiệp vô cùng gian nan, nhưng nếu bạn có được những khách hàng đầu tiên tin dùng sản phẩm của mình thì xem như bạn đã thành công một nửa trong sự nghiệp. Một nửa còn lại là bạn có quyết tâm làm đến cùng với mô hình kinh doanh bạn chọn hay không?
Doanh nhân khởi nghiệp cần phải có tinh thần “Pay it forward – Đáp đền tiếp nối”. Việc doanh nghiệp muốn có khách hàng đầu tiên đòi hỏi doanh nhân hay doanh nghiệp cần phải cho đi khá nhiều, để nhận được những cái gật đầu đồng ý làm người đầu tiên sử dụng sản phẩm/dịch vụ, đồng thời đưa ra những phản hồi cho sản phẩm/dịch vụ trong thời gian đầu. Cho đi để được nhận lại nhiều hơn là một trong những thông điệp quan trọng mà tác giả quyển sách này muốn chia sẻ cho các doanh nhân khởi nghiệp để có được khách hàng đầu tiên, vì không có khách hàng nào muốn mình trở thành “chuột bạch” hay “vật thí nghiệm” bất đắc dĩ cả.
Người thành công không phải là người mạnh hơn, cũng không phải là người thông minh hơn mà là người tin rằng mình là người thành công và đi đến cuối con đường dù có phải trải qua bao nhiêu thất bại.
“Tôi tin rằng sau khi nghiền ngẫm về những câu chuyện mà tác giả mang lại trong cuốn sách này, các bạn sẽ thấy rằng thành công trong khởi nghiệp không phải đến từ những thiên tài hay vận may, mà thay vào đó là một chuỗi kiến thức và quy trình khoa học đã được đúc kết để mọi người có thể làm theo, đặc biệt là với những người đang ấp ủ một đam mê và khát khao biến đam mê, ước mơ của mình thành hiện thực.”
Đoàn Thiên Phúc
– Tổng Giám đốc Công ty SETECH VIỆT
Những khách hàng đầu tiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình kinh doanh của bạn, vì khách hàng vô cùng quan trọng và khách hàng đầu tiên thì càng quan trọng hơn nữa.
Có một câu nói rất hay của một doanh nhân thành công là: “Doanh nghiệp không có điều gì cũng được, nhưng nếu không có khách hàng thì sẽ chết”. Vậy giải quyết bài toán khách hàng thực sự là câu chuyện vô cùng hệ trọng. Những khách hàng đầu tiên lại càng quan trọng hơn. Và nếu bạn giải quyết được điều này, thì về cơ bản mọi phần khác của doanh nghiệp sẽ theo đó mà tiến tới thành công.
Bạn băn khoăn về việc tìm kiếm những khách hàng đầu tiên?
Bạn băn khoăn không biết tìm những khách hàng đầu tiên ở đâu?
Bạn băn khoăn thế nào để tạo ra những khách hàng đầu tiên dùng sản phẩm/dịch vụ của bạn?
Và còn rất nhiều thứ băn khoăn khác sẽ làm cho bạn đau đầu hơn nữa về vị khách hàng đầu tiên này. Họ là ai? Ở đâu? Làm gì? Làm thế nào để có được những khách hàng đầu tiên đó?
Sau đây là những câu hỏi gợi ý về khách hàng đầu tiên:
1. Ai là người có niềm tin vào bạn nhất?
Những khách hàng đầu tiên chính là bạn thân của bạn, đồng thời hãy nhờ những người bạn thân giới thiệu bạn bè của họ. Bạn sẽ tìm ra được khách hàng đầu tiên từ đó, vì họ mua sản phẩm của bạn đơn giản vì họ tin bạn chứ không nhất thiết tin tưởng sản phẩm của bạn. Hãy khai thác danh sách những người bạn thân của bạn. Có thể đây là nơi ẩn chứa kho vàng mà bạn nên khai thác ngay từ đầu.
2. Ai đã từng có cơ hội làm việc với bạn?
(Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng: đừng bao giờ giới thiệu với đồng nghiệp, khách hàng, sếp cũ những sản phẩm/dịch vụ cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm/dịch vụ của công ty cũ. Đây là điều cấm kỵ).
Nếu bạn đã từng làm việc và tham gia một hoặc một vài công ty trước đó, thì đây là một lợi thế khi khởi nghiệp, bởi vì những người từng có mối quan hệ kinh doanh với bạn có thể là khách hàng đầu tiên của bạn trong công ty khởi nghiệp này. Những mối quan hệ từ công ty cũ sẽ giúp bạn đẩy nhanh đà tăng trưởng của sản phẩm trong giai đoạn đầu nếu bạn mời ông chủ hay nhân viên công ty cũ làm những khách hàng đầu tiên.
3. Bạn/người đồng sáng lập với bạn đang tham gia những hoạt động nào?
Mối quan hệ cộng đồng là một lợi thế. Bởi nếu bạn đã là thành viên của một cộng đồng nào đó, có nghĩa là bạn đã có được lòng tin của một hiệp hội nào đó và cả những người trong hiệp hội đó. Nó là cơ hội thuận lợi để bạn giới thiệu sản phẩm của mình và họ là khách hàng đầu tiên. Họ dùng sản phẩm bởi vì họ tin tưởng bạn hơn là tin sản phẩm, nhưng điều đó cũng tốt chứ sao không?
Các tổ chức thương mại lại càng tuyệt vời hơn, bởi họ là những người có nhận thức khá tốt về kinh doanh cũng như giá trị mà công việc kinh doanh mang lại cho xã hội. Hãy mời họ dùng sản phẩm để trở thành khách hàng đầu tiên.
4. Những danh thiếp mà bạn lưu trữ trong thời gian vừa qua?
Trong suốt thời gian tạo dựng và duy trì các mối quan hệ, bạn đã thu thập được rất nhiều danh thiếp của đối tác, bạn bè, đồng nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng… Đây chính là thời điểm bạn nên sử dụng chúng. Chính từ những mối quan hệ đã có trước đây và dựa trên cơ sở niềm tin đã có nên họ chắc chắn là những người ủng hộ sản phẩm hay dịch vụ của bạn đầu tiên, hoặc ít ra họ cũng đưa những góp ý và phản hồi tích cực cho bạn để cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm hay dịch vụ.
Rất nhiều người có thói quen đợi đến khi có việc mới “làm nóng” lại mối quan hệ và việc này thường làm “mất lòng” những người bạn của họ. Kinh nghiệm cho thấy rằng bạn nên thường xuyên liên hệ với những người mà bạn có danh thiếp. Đặc biệt, hiện nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, việc này vô cùng dễ dàng và thuận lợi. Ông cha ta có câu: “Giàu vì bạn, sang vì vợ”. Hãy luôn ghi nhớ điều này và áp dụng nó một cách thông minh vào cuộc sống và các vấn đề kinh doanh khác.
5. Ai/khu vực nào để khách hàng có thể dùng thử sản phẩm/dịch vụ của bạn?
Cần xác định rõ đối tượng và địa điểm để khách hàng có thể dùng thử sản phẩm và dịch vụ của bạn. Việc dùng thử này hết sức quan trọng, đặc biệt với các sản phẩm lần đầu tiên có mặt trên thị trường và mang tính giáo dục. Hãy nhớ và luôn dành một khoản ngân sách cũng như nguồn lực ban đầu để làm việc này.
Bây giờ, bạn đã có một danh sách khách hàng tiềm năng. Vậy bạn làm thế nào để tiếp cận danh sách này và thu hút những khách hàng đầu tiên?
Sau đây là một vài cách hữu ích mà bạn có thể bắt đầu:
– Gửi email để giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ của bạn, cung cấp thông tin chi tiết về sự khác biệt, tính năng nổi trội và những ưu đãi dành riêng cho họ.
– Gọi điện thoại để giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ của bạn và hãy đặt một cuộc hẹn để bạn có thể trình bày trực tiếp về sản phẩm/dịch vụ của mình. Hãy nên nhớ rằng truyền thông trực tiếp luôn là cách truyền thông hiệu quả nhất. Khi đã có cơ hội gặp trực tiếp khách hàng tiềm năng thì đừng bỏ lỡ cơ hội nhé. Phần còn lại phụ thuộc vào bạn.
– Xây dựng một chương trình dùng thử để những khách hàng tiềm năng có thể trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của mình. Bạn biết rồi đấy, ai trong chúng ta cũng đều e dè khi sử dụng một sản phẩm/dịch vụ mới. Vì vậy, hãy để họ trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của bạn! Chạy một chương trình dùng thử với chi phí tốt nhất chính là cách để bạn tồn tại.
Với những biện pháp nêu trên, chắc chắn bạn sẽ tìm ra được khách hàng đầu tiên của mình.
Việc tạo ra được khách hàng đầu tiên là bước đi quan trọng, hình thành nên những bước đi tiếp theo vững chắc hơn cho doanh nghiệp.
Những ngày đầu khởi nghiệp vô cùng gian nan, nhưng nếu bạn có được những khách hàng đầu tiên tin dùng sản phẩm của mình thì xem như bạn đã thành công một nửa trong sự nghiệp. Một nửa còn lại là bạn có quyết tâm làm đến cùng với mô hình kinh doanh bạn chọn hay không?
Doanh nhân khởi nghiệp cần phải có tinh thần “Pay it forward – Đáp đền tiếp nối”. Việc doanh nghiệp muốn có khách hàng đầu tiên đòi hỏi doanh nhân hay doanh nghiệp cần phải cho đi khá nhiều, để nhận được những cái gật đầu đồng ý làm người đầu tiên sử dụng sản phẩm/dịch vụ, đồng thời đưa ra những phản hồi cho sản phẩm/dịch vụ trong thời gian đầu. Cho đi để được nhận lại nhiều hơn là một trong những thông điệp quan trọng mà tác giả quyển sách này muốn chia sẻ cho các doanh nhân khởi nghiệp để có được khách hàng đầu tiên, vì không có khách hàng nào muốn mình trở thành “chuột bạch” hay “vật thí nghiệm” bất đắc dĩ cả.
Người thành công không phải là người mạnh hơn, cũng không phải là người thông minh hơn mà là người tin rằng mình là người thành công và đi đến cuối con đường dù có phải trải qua bao nhiêu thất bại.
“Tôi tin rằng sau khi nghiền ngẫm về những câu chuyện mà tác giả mang lại trong cuốn sách này, các bạn sẽ thấy rằng thành công trong khởi nghiệp không phải đến từ những thiên tài hay vận may, mà thay vào đó là một chuỗi kiến thức và quy trình khoa học đã được đúc kết để mọi người có thể làm theo, đặc biệt là với những người đang ấp ủ một đam mê và khát khao biến đam mê, ước mơ của mình thành hiện thực.”
Đoàn Thiên Phúc
– Tổng Giám đốc Công ty SETECH VIỆT