Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Sứ Giả Của Thần Chết

Chương 16

Tác giả: Sidney Sheldon

Thiệp mời ghi: “Đại sứ cộng hoà xã hội chủ nghĩa Rumani mong bà có mặt để dự buổi tiệc cốc tai và ăn tối tại Toà đại sứ, 1607 Đường số 23, vào lúc 7 giờ 30 chiều. Cà vạt đen, RSVP 232-6593”.
Mary nghĩ đến lần trước nàng đến viếng Toà đại sứ ấy và nàng đã cư xử ngốc nghếch như thế nào. Mà thôi, việc ấy sẽ không tái diễn. Mình đã quà khỏi tất cả những điều ấy. Bây giờ mình là một phần của sân khấu Washington rồi.
Nàng mạc bộ đồ mới mua, một chiếc áo cho buổi chiều bằng nhung đen với tay áo dài. Nàng mang đôi giày cao cổ lụa đen và một xâu chuỗi ngọc trai.
Beth lên tiếng nói:
– Mẹ trông xinh hơn Madonna đấy!
Mary ôm lấy nó.
– Mẹ lo lắm. Hai con ăn tối trong phòng ăn dưới lầu rồi có thể lên xem truyền hình. Mẹ sẽ về sớm. Ngày mai tất cả chúng ta sẽ đi thăm nhà của Tổng thống Washington tại núi Vernon!
– Chúc mẹ vui vẻ.
Điện thoại reo. Đó là thư ký tổ công tác.
– Thưa bà đại sứ. Ông Stickley đang đợi bà ở hành lang.
– Mình ước gì được đi một mình, – Mary nghĩ thế. – Mình không cần ông ta hoặc ai khác để mình khỏi phiền phức.
Toà đại sứ Rumani trông hoàn toàn khác hẳn lần trước như Mary đã trông thấy. Có một bầu không khí tiệc tùng đã thiếu vắng trong chuyến đi thăm lần trước của nàng. Họ được Gabriel Stoica, phó trưởng phái bộ tiếp đón ở cửa.
– Chào ông Stickley. Thật là thú vị được gặp ông.
James Stickley gật đầu về phía Mary.
– Cho phép tôi được giới thiệu đại sứ của nước chúng tôi.
Chẳng có dấu hiệu nào to vẻ nhận ra nàng trên nét mặt của Stoica.
– Hân hạnh được gặp bà, bà Đại sứ. Xin theo tôi!
Trong khi họ bước xuống hành lang, Mary nhận thấy tất cả các phòng đều sáng rực và thật ấm áp. Từ trên lầu nàng có thể nghe những giai điệu của một ban nhạc nhỏ. Khắp nơi đều có các chậu hoa.
Đại sứ Corbescue đang nói chuyện với một nhóm người khi ông ta trông thấy James Stickley và Mary Ashley đến gần.
– À, chào ông Stickley!
– Chào ngài đại sứ. Cho phép tôi được giới thiệu đại sứ Hoa Kỳ tại Rumani!
Corbescue nhìn Mary và nói một cách bình thản:
– Tôi hân hạnh được gặp bà.
Mary mong đợi một tia lấp lánh trong mắt ông ta. Nó không bao giờ có cả.
***
Có một trăm người tại bữa ăn tối. Đàn ông mặc véttông dạ tiệc và phụ nữ phục sức đẹp đẽ trong những chiếc áo kiểu Luis Estévez và Osear de la Renta. Chiếc bàn lớn mà Mary đã trông thấy trên lầu trong chuyến viếng thăm trước đã được tăng cường thêm nửa chục chiếc bàn nhỏ hơn chung quanh. Các người hầu mặc chế phục đi quanh căn phòng với những khay champagne.
– Bà thích uống không? – Stickley hỏi.
– Không, cám ơn ông, – Mary nói. – Tôi không uống.
– Thật à? Thực là khốn khổ.
Nàng nhìn ông ta bối rối.
– Tại sao?
– Bởi vì đấy là một phần công việc. Tại mỗi bữa tiệc ngoại giao mà bà tham dự, sẽ có những ly rượu chúc mừng. Nếu bà không uống, bà sẽ làm phật ý chủ nhân. Thỉnh thoảng bà phải hớp một ngụm.
– Tôi sẽ nhớ, – Mary nói.
Nàng nhìn qua căn phòng và kia là Mike Slade. Nàng không nhận ra ông ta trong một lúc.
Ông ta đang mặc một chiếc véttông dạ tiệc và nàng phải công nhận rằng ông ta không phải không hấp dẫn trong bộ đồ buổi chiều. Cánh tay ông ta đang quàng qua một cô tóc hoe khêu gợi sắp ngã vì chiếc áo của ả. “Rẻ mạt” – Mary nghĩ thế. – Đúng là năng khiếu của ông ta: Mình không biết ông ta đang đợi bao nhiêu cô gái cho ông ta tại Bucarest nhỉ.
Mary nhớ lại lời của Mike: “Bà là một người không chuyên, bà Ashley ạ. Nếu có ai muốn trả thù bà, có lẽ họ sẽ đưa bà làm Đại sứ tại Iceland đấy” – “Thằng đểu”.
Trong lúc Mary nhìn ông ta, đại tá Mc Kinney, trong bộ đại lễ, bước đến bên Mike. Mike tạm biệt cô gái tóc hoe và bước đến một góc phòng với vị đại tá “Mình sẽ phải quan sát cả hai, – Mary nghĩ thế”.
Một người hầu đi ngang qua với rượu champagne.
– Tôi nghĩ rằng tôi sẽ uống một ly, – Mary lên tiếng.
James Stickley nhìn nàng uống cạn.
– Được rồi. Đã đến lúc bắt đầu khai thác căn phòng.
– Khai thác căn phòng à?
– Nhiều công việc được hoàn thành ở những bữa tiệc này. Đấy là lý do các Toà đại sứ tổ chức tiệc tùng.
Mary trải qua một giờ nữa để được giới thiệu với các vị đại sứ, thượng nghị sĩ, thống đốc và một số nhân vạt chính trị có thế lực nhất cả Washington. Rumani đã trở thành một nhãn hiệu nóng bỏng và hầu hết mọi người quan trọng đều cố gắng nhận được giấy mời đến dự buổi tiệc của Toà đại sứ. Mike Slade đến gần James Stickley, tay ôm cô gái tóc hoe.
– Chào ông, – Mike vui vẻ nói, – Tôi muốn ông gặp Debbie Dennison. Đây là James Stickley và Mary Ashley.
Thực là một cú tát cố ý. Mary nói mát, – Đại sứ Ashley đấy.
Mike đưa tay vỗ trán.
– Xin lỗi, Đại sứ Ashley.
Bố của cô Dennison cũng là đại sứ nữa. Ông ấy là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, dĩ nhiên. Ông ấy đã phục vụ nửa chục quốc gia trong vòng 25 năm qua.
Debbie Dennison nói:
– Đấy là một cách tuyệt vời để trưởng thành đấy.
Mike nói:
– Debbie đã đi nhiều!
– Vâng, – Mary điềm đạm nói. – Tôi chắc vậy.
Mary khẩn cầu khỏi phải ngồi cạnh Mike trong bữa ăn tối và những lời khẩn cầu của nàng đã được chấp thuận. Ông ta ở một bàn khác, cạnh cô gái tóc hoe gần như bán khoả thân. Có một chục người ở bàn Mary. Một số là những khuôn mặt quen thuộc nàng đã trông thấy ở bìa các tạp chí và trên truyền hình, James Stickley ngồi đối diện với Mary. Ngưởi đàn ông bên trái Mary nói một thứ ngôn ngữ thần bí mà Mary không thể nào hiểu được. Bên phải nàng là một người đàn ông tóc hoe, trung niên gầy và cao, với khuôn mặt hấp dẫn, nhạy cảm.
– Tôi hân hạnh được ngồi cạnh bà, – Ông ta bảo Mary. – Tôi là một người nồng nhiệt hâm mộ bà. – Ông ta nói bằng một giọng Bắc Âu nhẹ nhàng.
– Cám ơn ông. – Một kẻ hâm mộ điều gì nơi mình? – Mary tự hỏi.”Mình chưa làm gì cả”.
– Tôi là Olaf Peterson, tuỳ viên văn hoá Thuỵ Điển!
– Tôi rất sung sướng được gặp ông, ông Peterson.
– Bà đã đến Thuỵ Điển chưa?
– Chưa. Nói thật với ông, thực sự tôi chưa đi đâu cả!
Olaf Peterson mỉm cười.
– Vậy thì có thật nhiều nơi có cách chiêu đãi riêng cho họ.
– Có lẽ có ngày con tôi và tôi sẽ đi thăm đất nước của ông đấy.
– A, bà có con à? Chúng nó bao nhiêu tuổi rồi?
– Tim mười tuổi và Beth mười hai. Tôi sẽ cho ông xem!
Mary mở ví và lấy ra những bức ảnh chụp nhanh của con nàng. Phía đối diện, James Stickley lắc đầu không chấp nhận.
Olaf Peterson xem các bức ảnh chụp nhanh.
– Những đứa trẻ đẹp đấy! – Ông ta reo lên, trông giống mẹ đấy. – Chúng có đỏi mắt của bố đấy!
Nàng và Edward thường hay có luận điệu chế giễu về chuyện mấy đứa con giống ai.
– Beth sẽ là một trang tuyệt sắc như em đấy! – Edward sẽ nói như thế. – Anh không biết Tim trông giống ai. Em có chắc nó là của anh không? Và cuộc tranh luận để đùa của họ sẽ chấm dứt bàng việc làm tình.
Olaf Peterson đang nói điều gì đấy với nàng.
– Xin lỗi, ông nói gì?
– Tôi nói rằng tôi có đọc về việc chồng bà tử nạn ôtô. Tôi lấy làm tiếc. Có lẽ rất khó khăn cho một người phụ nữ cô đơn không có người đàn ông.
Giọng ông ta đầy vẻ thương cảm.
Mary đưa ly rượu trước mặt nàng lên và hớp một ngụm. Nó lạnh và làm nàng dịu lại. Nàng uống cạn ly. Nó được một người hầu bàn mang găng trắng đi qua lại sau lưng thực khách rót đầy lại ngay.
– Khi nào bà nhận nhiệm sở tại Rumani? – Peterson hỏi.
– Tôi được cho biết rằng chúng tôi sẽ đến đấy trong vài tuần nữa. – Mary nhặt ly rượu lên. – Đến Bucarest. – Nàng uống. Rượu thật ngon và mọi người đều biết rằng nồng độ của rượu thấp.
Khi người hầu bàn đề nghị rót đầy lại, nàng sung sướng gật đầu. Nàng nhìn quanh căn phòng, tất cả những vị khách đều ăn mặc đẹp đẽ đang nói hàng chục thứ tiếng khác nhau và nàng nghĩ: “Họ không tổ chức tiệc tùng như thế này tại thị trấn Junction cổ kính. Không? thưa ngài. Kansas khô như một khúc xương. Washington ướt át như một… Washington ướt át như gì nhỉ? Nàng cau mày cố gắng suy nghĩ.
– Bà có xạo không? – Olaf Peterson lên tiếng hỏi.
Nàng đập lên cánh tay ông ta.
– Vĩ đại. Tôi thật vĩ đại! Tôi muốn một ly rượu nữa, Olaf.
– Chắc chắn rồi.
Ông ta vẫy người hầu bàn, và ly rượu của Mary được rót đầy lại.
– Ở nhà, – Mary thổ lộ, – Tôi chưa bao giờ uống rượu cả. – Nàng nâng ly và uống. – Thật sự, tôi chưa bao giờ uống gì cả – Nàng bắt đầu líu lưỡi. – Không kể nước, dĩ nhiên.
Olaf Peterson quan sát nàng và mỉm cười.
Tại bàn giữa, Đại sứ Rumani Corbescue đứng dậy.
– Thưa các ông, các bà, những vị khách đặc biệt, tôi muốn đề nghị một ly rượu mừng.
Nghi thức bắt đầu. Có những ly rượu chúc mừng Alexandros Ionescu, Chủ tịch Rumani. Có những ly rượu chúc cho bà Alexandros Ionescu. Có những ly rượu chúc cho Tổng thống Hoa Kỳ và cho Phó Tổng thống, cho quốc kỳ Rumani và cho quốc kỳ Mỹ. Mary thấy hình như có cả nghìn ly rượu chúc. Nàng uống tất cả mọi ly.
Mình là đại sứ, – nàng tự nhủ – Đấy là nhiệm vụ cùa mình.
Giữa các ly rượu chúc, vị đại sứ Rumani lên tiếng:
– Tôi chắc rằng tất cả chúng ta đều muốn nghe vài lời của tân đại sứ xinh đẹp của Hoa Kỳ tại Rumani.
Mary nâng ly và bắt đầu uống một ly rượu mừng khi nàng chợt nhận ra rằng được yêu cầu.
Nàng ngồi đấy một lúc rồi cố gắng đứng dậy. Nàng đứng lên bám chặt vào bàn để đứng vững. Nàng nhìn đám đông và vẫy tay.
– Chào mọi người. Chúc mọi người vui vẻ.
Nàng chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc hơn trong đời. Mọi người trong phòng đều thật thân hữu. Họ đều mỉm cười với nàng. Một số còn cười to nữa. Nàng nhìn sang James Stickley và cười toe toét.
– Thật là một bữa tiệc lớn – Mary nói, – Tôi hân hạnh vì mọi người đều đến cả. – Nàng ngồi xuống nặng nề và quay sang Olaf Peterson.
– Họ bỏ gì đấy vào ly rượu của tôi, ông ta bóp tay nàng. – Tôi nghĩ rằng điều bà cần là một ít không khí mát. Ở đây rất ngột ngạt.
– Vâng. Ngột ngạt. Nói thực với ông nhé, tôi cảm thấy hơi choáng váng.
– Để tôi đưa bà ra ngoài.
Ông ta đỡ Mary đứng dậy và nàng rất ngạc nhiên thấy bước đi khó khăn. James Stickley đang nói chuyện sôi nổi với một người bạn cùng bàn và không thấy Mary bỏ đi. Mary và Olaf Peterson đi ngang qua bàn Mike Slade và ông này cau mày nhìn nàng bất bình.
– Hắn ghen tị đấy! – Mary nghĩ thế. – Họ không mời hắn đọc diễn văn.
Nàng nói với Peterson.
– Ông biết chuyện của ông ấy chứ? Ông ta muốn làm đại sứ. Ông ta không chịu nổi việc tôi nhận chức vụ ấy.
– Bà đang nói về ai thế? – Olaf Peterson hỏi.
– Không quan trọng. Ông ta không quan trọng.
Họ ra ngoài, không khí ban đêm lạnh mát.
Mary cảm kích vì sự nâng đỡ của cánh tay Peterson. Mọi sự hình như mờ đi.
– Tôi có một chiếc xe hòm ở đâu đấy – Mary nói.
– Ta bảo nó đi đi! – Olaf Peterson đề nghị.
– Chúng ta sẽ đến chỗ tôi để uống một ly rượu ngủ nhỏ.
– Không uống rượu nữa.
– Không, không. Chỉ là một ly rượu nhỏ để ổn định lại dạ dày của bà thôi!
Rượu mạnh. Trong sách vở, tất cả những người sành sỏi đều uống rượu mạnh. Rượu mạnh và sôđa. Đấy là loại rượu Cary Grant.
– Với sôđa à?
– Dĩ nhiên!
Olaf Peterson đỡ Mary lên một chiếc xe taxi và cho tài xế một địa chỉ. Khi họ dừng lại trước một chung cư rộng, Mary nhìn Peterson, bối rối.
– Chúng ta ở đâu đây?
– Chúng ta cứ tự nhiên đi, – Olaf Peterson nói.
Ông ta đỡ Mary bước ra taxi và giữ nàng lại trong lúc nàng bắt đầu ngã.
– Tôi say à? – Mary hỏi.
– Tất nhiên là không, – Ông ta dịu dàng nói.
– Tôi cảm thấy buồn cười.
Peterson đưa nàng vào một hành lang và bấm chuông gọi thang máy.
– Một chút rượu mạnh sẽ làm bà ổn lại thôi!
Họ bước vàe thang máy và ông ta bấm nút.
– Ông có biết tôi là một người kiêng rượu không?
– Không. Tôi không biết điều ấy.
– Thực tế là vậy đấy.
Peterson vuốt ve cánh tay trần của nàng.
Cửa thang máy mở ra và Peterson giúp nàng bước ra khỏi thang máy.
Có bao giờ ai đó bảo ông rằng sàn nhà không bằng phẳng không?
– Tôi sẽ lo điều ấy, – Olaf lên tiếng hứa.
Ông ta xốc nàng bằng một tay trong lúc ông ta lục tìm chìa khoá phòng và mở khoá. Họ bước vào bên trong.
Căn phòng sáng mờ mờ.
– Ở đây tối quá – Mary nói.
Olaf Peterson ôm nàng trong tay.
– Tôi thích bóng tối, bà thấy thế nào?
Nàng thích không à? Nàng không rõ.
– Bà là một phụ nữ rất đẹp, bà biết không?
– Cám ơn ông. Ông là một người đàn ông đẹp.
– Ông ta đưa nàng vào trường kỷ và đặt nàng ngồi xuống. Nàng cảm thấy choáng váng. Môi ông ta ép vào môi nàng và nàng cảm thấy bàn tay ông ta lần lên đùi nàng.
– Ông đang làm gì đấy?
– Nghỉ đi, em yêu. Sẽ cảm thấy đáng yêu!
Nó cảm thấy đáng yêu thật. Tay ông ta rất nhẹ nhàng, như tay Edward. Anh ấy là một bác sĩ tuyệt vời – Mary nói.
– Anh chắc ông ấy như thế. – Ông ta ép người vào người nàng.
– Ồ vâng. Bất cứ khi nào có ai cần giải phẫu, họ luôn luôn yêu cầu Edward.
Nàng ngã lưng trên trường kỷ và đôi tay mềm mại vén áo nàng lên và nhẹ nhàng mơn trớn nàng.
Đôi tay của Edward. Mary nhắm mắt lại và cảm thấy môi chàng di chuyển xuống thân thể nàng, đôi môi mềm mại và một cái lưỡi dịu dàng. Edward có một cái lưỡi thật dịu dàng. Và nàng muốn nó không bao giờ dừng lại.
– Tuyệt thật đấy, anh yêu! – nàng nói. – Yêu em đi. Nào yêu em đi!
– Anh sẽ làm ngay bây giờ. – Giọng ông ta khàn khàn, bỗng thô bỉ. Chẳng giống giọng Edward tí nào cả.
Mary mở mắt và nhìn chằm chằm vào khuôn mặt của người lạ. Trong lúc nàng cảm thấy ông ta bắt đầu cho vào người nàng, nàng bỗng thét lên.
– Không, dừng lại đi!
Olaf Peterson trố mắt nhìn nàng.
– Nhưng…
– Không?
Nàng ngây dại nhìn quanh căn phòng.
– Xin lỗi! – nàng nói. – Tôi đã lầm. Tôi không muốn ông nghĩ rằng tôi…
Nàng lăn qua và chạy lại cửa.
– Đợi đã! Ít nhất hãy để tôi đưa bà về nhà.
Nàng đã biến mất.
Nàng bước xuống những con đường hoang vắng, cố gắng chống chọi với cơn gió lạnh lẽo và tràn ngập một sự xấu hổ sâu xa, đau đớn. Chẳng thể nào giải thích được điều nàng đã làm. Và chẳng có lý do nào cả. Nàng đã làm nhục địa vị của nàng. Và bằng một cách thật là ngu xuẩn! Nàng đã say sưa trước phân nửa đoàn ngoại giao tại Washington, đã đi vào phòng của một người lạ và hầu như đã để ông ta dụ dỗ nàng. Sáng ra, nàng sẽ là mục tiêu cho mọi mục bàn tán tại Washington.
***
Ben Cohn nghe câu chuyện từ ba người đã dự bữa ăn tối tại Toà đại sứ Rumani. Chàng lục qua các cột báo Washington và New York. Chẳng có một lời nào cả về biến cố đã xảy ra. Có ai đấy đã bưng bít câu chuyện này. Phải là ai đấy rất quan trọng.
Cohn ngồi trong một phòng ngủ nhỏ mà báo chí gọi là văn phòng, suy nghĩ. Chàng quay số điện thoại của Ian Villiers.
– Alô, ông Villiers có đấy không?
– Vâng. Ai gọi đấy?
– Ben Cohn!
– Xin vui lòng chờ một chút. – Nàng trở lại điện thoại một phút sau. – Rất tiếc, ông Cohn ạ. Ông Villiers hình như đã đi ra ngoài.
– Khi nào tôi có thể gặp được ông ấy?
– Tôi e rằng ông ấy sẽ bị giữ lại cả ngày đấy.
– Rõ.
Chàng gác ống nghe và quay số của một người viết cột bình luận làm việc cho một tờ báo khác. Chẳng có gì xảy ra tại Washington mà nàng không biết cả.
– Linđa, – chàng bảo – trận đánh hằng ngày thế nào rồi?
– Cũng vậy thôi.
– Chẳng có gì hấp dẫn xảy ra quanh lỗ nước mạ vàng này à?
– Thực sự chẳng có gì cả, Ben ạ. Yên tĩnh chết người đấy.
Chàng bỗng nói:
– Tôi biết rằng Toà đại sứ Rumani đêm qua có một chuỷện động trời đấy.
– Có à! – Giọng nàng bỗng trở nên thận trọng.
– Ờ hờ. Cô có nghe gì về vị tân đại sứ của chúng ta tại Rumani không?
– Không. Bây giờ tôi phải đi, Ben ạ. Có ai gọi điện thoại cho tôi từ xa đấy.
Đường dây im bặt.
Chàng quay số của một người bạn tại Bộ Ngoại giao. Khi nhân viên tổng đài thông đường dây cho chàng, chàng lên tiếng:
– Alô, Alfred?
– Benjie? Nấu nướng gì đấy?
– Lâu thật. Tôi nghĩ rằng mình có thể cùng nhau ăn trưa đấy!
– Tốt. Bạn có đề tài gì đấy?
– Tại sao không để đến lúc gặp anh hãy nói?
– Khá hay. Lịch của tôi hôm nay khá nhẹ đấy. Anh có muốn gặp tôi tại Watergate không?
Ben Cohn lưỡng lự.
– Tại sao chúng ta không đề cập chuyện ấy ở Regina tại Silver Spirings nhỉ?
– Chỗ ấy hơi hẻo lánh một tí, phải không?
– Ừ,- Ben nói, dừng lại một tí. – Tôi biết rồi.
– Một giờ chứ?
– Tốt!
Ben Cohn ngồi ở chiếc bàn trong góc khi người khách của chàng, Alfred Shuttleworth, đến chủ nhà, Tony Sergio, mời chàng ngồi.
– Các bạn thích uống rượu không?
Shuttleworth gọi một ly Martini.
– Tôi chẳng uống gì cả, – Ben Cohn nói.
Alfred Shuttleworth là một người trung niên trông vàng bủng làm việc tại Vụ châu Âu của Bộ Ngoại giao. Ít năm trước, chàng đã dính líu vào một tai nạn lái xe trong lúc say nên Ben Cohn phải đảm nhiệm tờ báo của chàng. Nghề nghiệp của chàng bị đe doạ. Cohn đã bưng bít câu chuyện và Shuttleworth đã cảm kích chàng bằng cách thỉnh thoảng cho chàng những mẩu tin.
– Tôi cần sự giúp đỡ của bạn, Al ạ.
– Nói ra đi và bạn sẽ được.
– Tôi muốn có tin tức nội bộ về tân đại sứ của chúng ta tại Rumani?
Alfred Shuttleworth cau mày.
– Bạn muốn nói gì?
– Có ba người gọi tôi bảo rằng đêm qua tại Toà đại sứ Rumani, bà ấy thực chai đá đến nỗi đã làm trò bỉ ổi trước mặt những nhân vật danh tiếng của Washington đấy. Bạn có đọc báo sáng nay hoặc những ấn phẩm trước của báo buổi chiều không?
– Có. Họ đề cập đến bữa tiệc tại toà đại sứ, nhưng chẳng đề cập gì đến Mary Ashley cả.
– Đúng đấy. Tin bạc đấy.
– Xin lỗi.
– Sherloek Holmes: Con chó ấy không chịu sủa. Nó im lặng. Báo chí cũng vậy. Tại sao những tay viết cột lượm lặt lại bỏ qua một câu chuyện hay ho như thế nhỉ? Có ai đấy đã bưng bít câu chuyện. Một người nào đấy quan trọng. Nếu có một nhân vật quan trọng nào khác công khai tự làm nhục mình, có lẽ báo chí sẽ được một ngày lễ hội của La Mã đấy.
– Việc ấy không cần thiết phải làm theo, Ben ạ.
– A, có một cô bé Lọ Lem đến từ đâu không biết, được chiếc đũa thần của Tổng thống chạm đến và bỗng biến thành Grace Kelly. Công chúa Di Jacqueline Kennedy cuộn lại thành một. Bây giờ tôi phải công nhận bà ấy đẹp, nhưng bà ấy không đến nỗi xinh đẹp như thế. Bà ấy xuất sắc, nhưng không đến nỗi xuất sắc như thế. Theo ý kiến thô thiển của tôi, việc giảng dạy một lớp ở khoa chính trị tại Trường đại học tiểu bang Kansas không hẳn tạo đủ điều kiện cho bất cứ ai làm đại sứ, tại một trong những điểm nóng hổi của thế giới như thế.
– Tôi sẽ cho bạn biết một điều vô trật tự khác. Tôi đã bay đến thị trấn Junction và nói chuyện với vị cảnh sát trưởng ở đấy.
Alfred Shuttleworth nốc cạn ly Martini còn lại.
– Tôi nghĩ rằng tôi muốn uống một ly Martini nữa. Bạn làm cho tôi lo âu đấy.
– Hãy đến câu lạc bộ. – Ben Cohn gọi một ly Martini.
– Tiếp tục đi, – Shuttleworth nói.
– Bà Ashley không nhận lời Tổng thống vì chồng bà ấy không thể bỏ công việc thực nghiệm y khoa của ông ấy. Rồi ông ta bị giết trong một tai nạn ôtô thích hợp. Thế là người phụ nữ có mặt tại Washington trên đường đi Bucarest. Đúng là có ai đấy đã xếp đặt kế hoạch ngay từ đầu.
– Một người nào đấy à? Ai thế?
– Đấy là một câu hỏi lớn!
– Ben à, anh đề nghị gì đấy?
– Tôi chẳng đề nghị gì cả. Để tôi cho anh biết Cảnh sát trưởng Munster đã đề nghị gì. Ông ta nghĩ rằng thật là đặc biệt vì có nửa chục nhân chứng lộ diện từ đâu không rõ giữa đêm đông giá lạnh, chỉ đúng lúc để chứng kiến tai nạn. Và anh còn muốn nghe một điều còn đặc biệt hơn không?
Tất cả bọn họ đều biến mất cả. Từng người một.
– Tiếp tục đi.
– Tôi đã đến pháo đài Riley để nói chuyện với tài xế xe tải quân đội đã giết chết bác sĩ Ashley.
– Và ông ta có gì để nói?
– Không nhiều đâu. Ông ta đã chết. Lên cơn đau tim. Hai mươi bảy tuổi.
Shuttleworth đang nghịch với đế ly của mình.
– Tôi cho rằng còn nữa phải không?
– Ồ vâng. Còn nữa. Tôi đến văn phòng CID tại pháo đài Riley để phỏng vấn đại tá Jenkins, vị sĩ quan phụ trách điều tra quân đội cũng là một trong những nhân chứng của tai nạn. Vị đại tá không còn ở đấy. Ông ta đã được thăng cấp và thuyên chuyển đi. Bây giờ ông ta là thiếu tướng ở đâu đấy tại hải ngoại. Hình như chẳng ai biết ở đâu cả!
Alfred Shuttleworth lắc đầu.
– Ben, tôi biết bạn là một phóng viên đại tài, nhưng tôi thực tâm nghĩ rằng lần này bạn mất dấu rồi đấy. Bạn đang xây dựng một ít sự kiện trùng hợp vào một phim truyện Hitcock đấy. Người ta vẫn bị chết vì các tai nạn ô tô. Người ta vẫn bị lên cơn đau tim và các sĩ quan vẫn được thăng cấp. Bạn đang tìm một loại âm mưu nào đấy ở nơi mà chẳng có gì cả.
– Al, bạn có nghe đến một tổ chức gọi là “Các nhà yêu nước vì tự do” không?
– Không. Cái gì đấy giống như DAR à?
Ben Cohn điềm tĩnh nói:
– Chẳng giống DAR chút nào cả. Tôi vẫn nghe tin đồn đại, nhưng tôi chẳng xác định được gì cả.
– Loại tin đồn nào thế?
– Nó được xem là một phe đảng của cánh hữu cấp cao và những người cuồng tín cánh tả từ hàng chục quốc gia phương Đông và phương Tây. Lý tưởng của họ đối lập hoàn toàn, nhưng điều đã đưa họ lại gần với nhau là sự sợ hãi. Các phần tử Cộng sản nghĩ rằng kế hoạch của Tổng thống Ellison là một trò của khối tư bản nhằm tiêu diệt khối Đông Âu Những người cánh hữu tin rằng kế hoạch của ngài sẽ là một cánh cửa mở để cho cộng sản tiêu diệt chúng ta. Do đó, họ đã thành lập cái liên minh xấu xa này.
– Chúa ơi! Tôi không tin!
– Còn nữa. Ngoài những nhân vật quan trọng người ta bảo rằng nhiều nhóm nhỏ của các cơ quan an ninh của các quốc gia khác nhau cũng dính líu vào. Bạn có nghĩ rằng bạn có thể phối kiểm lại giùm tôi được không?
– Tôi không biết. Tôi sẽ cố gắng.
– Tôi đề nghị bạn làm việc ấy một cách kín đáo nhé. Nếu tổ chức ấy có thực, họ sẽ không mừng run để cho bất cứ ai chõ mũi vào đâu!
– Tôi sẽ bàn lại với bạn sau, Ben.
– Cám ơn. Hãy gọi bữa ăn trưa nhé.
Món mỳ ống chiên giòn ngon tuyệt.
***
Alfred Shuttleworth hoài nghi về lý thuyết của Ben Cohn. Các phóng viên hay tìm những khía cạnh giật gân; Shuttleworth nghĩ thế. Chàng thích Ben Cohn, nhưng Shuttleworth chẳng có ý kiến gì về cách dò la về một tổ chức thần bí khả dĩ có được cả. Nếu nó có thực sự, nó sẽ có trong một chiếc máy điện toán nào đấy của chính phủ. Bản thân chàng không thể đến gần các máy điện toán được “Nhưng mình biết có người”, Alfred Shuttleworth nhớ lại. – Mình sẽ gọi ông ta.
Alfred Shuttìeworth đang uống ly Martini thứ hai thì Peter Connors bước vào quán rượu.
– Xin lỗi tôi đến trễ, – Connors bảo: “Một vấn đề nhỏ tại hãng nước chấm!”
Peter Connors gọi một ly Scoth và Shuttleworth một ly Martini khác.
Hai người đã gặp nhau vì bạn gái của Connors và vợ của Shuttleworth đã làm việc cùng hãng và kết bạn với nhau. Connors và Shuttleworth hoàn toàn đối nghịch, một người can dự vào những trò chơi điệp báo chết người và người kia làm việc như một quan lại bàn giấy. Tính cách khác biệt nhau ấy đã làm họ thích thú khi kết bạn với nhau, và thỉnh thoảng họ trao đổi cho nhau những tin tức hữu ích. Lần đầu tiên khi Shuttleworth gặp ông ta, Peter Connors là một người bạn vui tính và hấp dẫn. Ở đâu đấy suốt chặng đường, có một điều gì đấy đã làm ông ta trở nên gắt gỏng. Ông ta đã trở thành một người phản động cay cú hơn.
Shuttleworth hớp ly Martini của chàng.
– Peter. Tôi nhờ bạn một việc đặc biệt. Bạn có thể xem giùm tôi một điều trong máy điện toán của CIA không? Có lẽ không có ở đấy, nhưng tôi đã hứa với một người bạn rằng tôi sẽ cố gắng.
Connors cười thầm.
– Tên khốn khổ này có lẽ muốn tìm xem có ai đấy nện vợ hắn không.
– Được. Tôi có nợ bạn một ít. Bạn muốn biết về ai?
– Đấy không phải là ai, đấy là cái gì đấy. Và có lẽ nó cũng không có. Đấy là một tổ chức gọi là “Các nhà yêu nước vì tự do”. Bạn đã nghe đến chỗ nó chưa?
Peter Connors cẩn thận đặt ly rượu xuống.
– Tôi không thể nói rằng tôi biết, Al ạ. Bạn của bạn tên gì?
– Ben Cohn. Anh ấy là một phóng viên của tờ Post.
***
Sáng hôm sau, Ben Cohn đi đến quyết định.
Chàng bảo Akiko.
– Hoặc là anh nắm được câu chuyện của thế kỷ, hoặc anh chẳng có gì cả. Đây là lúc anh đã tìm ra!
– Cám ơn Chúa! – Akiko reo lên. – Arthur sẽ rất sung sướng đấy?
Ben Cohn gọi Mary Ashley tại văn phòng nàng.
– Chào Đại sứ. Ben Cohn. Bà nhớ tôi không?
– Vâng, ông Cohn. Ông đã viết câu chuyện ấy chưa?
– Thưa bà Đại sứ, đấy là điều tôi đến thăm bà đấy Tôi đã đến thị trấn Junction và nhặt được một số tin mà tôi nghĩ rằng bà sẽ quan tâm đến.
– Loại tin tức nào thế?
– Tôi không thích nói chuyện ấy qua điện thoại.
– Tôi không biết liệu chúng ta có thể gặp nhau đâu đấy không?
– Tôi có cả một thời khoá biểu thực khôi hài. Để tôi xem. Tôi rảnh được nửa giờ sáng thứ sáu, được không?
– Qua ba ngày! Tôi đoán là có thể đợi đến lúc đó.
– Ông có muốn đến văn phòng tôi không?
– Có một quầy cà phê tầng dưới trong toà nhà của bà. Tại sao chúng ta không gặp nhau ở đấy?
– Được rồi, tôi sẽ gặp ông vào thứ sáu.
Họ chào nhau và gác máy. Một lúc sau, có tiếng clic thứ ba trên đường dây.
***
Chẳng có cách nào để tiếp xúc trực tiếp vớỉ ngài chủ sự cả. Ông ta đã tổ chức và hỗ trợ cho tổ chức “Các nhà yêu nước vì tự do”, nhưng ông ta không bao giờ dự các buổi họp và ông ta hoàn toàn nặc danh. Ông ta là một số điện thoại – không thể tìm ra được (Connors đã cố gắng) – và một máy ghi bảo rằng, – Bạn có sáu mươi giây để chuyển công điện. – Số ấy chỉ được dùng trong những trường hợp khẩn cấp. Connors dừng lại tại một phòng điện thoại công cộng để gọi. Ông ta dùng đến máy ghi. Bức điện được nhận lúc 6 giờ tối. Tại Buenos Aires lúc ấy 8 giờ tối.
– Vị chủ sự nghe bức điện hai lần, rồi quay một số ông đợi đến ba phút mới nghe giọng của Neusa Munez trên máy.
– Vâng! Vị chủ sự lên tiếng, – Đây là người đã dàn xếp với cô trước kia về Angel. Tôi có một hợp đồng khác với ông ấy. Cô có thể tiếp xúc ngay với ông ấy không?
– Tôi không biết. – Nàng có vẻ say.
Ông cố kìm lại sự sốt ruột trong giọng nói của mình.
– Khi nào cô hy vọng được tin anh ấy?
– Tôi không biết.
– Con mụ quỷ quái thật. – Hãy nghe tôi đây.
Ông nói từ từ và thận trọng, dường như đang nói với một đứa bé. – Hãy bảo Angel rằng tôi cần làm ngay việc này. Tôi muốn ông ấy…
– Chờ một phút. Tôi phải đi cầu…
Ông nghe nàng bỏ điện thoại xuống. Vị chủ sự ngồi đấy, đầy thất vọng.
Ba phút sau, nàng trở lại đường dây.
– Uống nhiều bia làm mắc tiểu đấy. – Nàng lên tiếng.
Ông nghiến răng.
– Điều này rất quan trọng.
Ông ngại nàng sẽ chẳng còn nhớ gì cả.
– Tôi muốn cô lấy bút chì viết lại. Tôi sẽ nói từ từ.
***
Tối hôm ấy, Mary tham dự một bữa tiệc do Toà đại sứ Canada tổ chức. Lúc nàng rời văn phòng về nhà thay đồ, James Stickley nói:
– Tôi muốn đề nghị lần này bà sẽ nhấm các ly rượu chúc mừng!
Ông ta và Mike Slade là một cặp bài trùng tuyệt vời.
Bây giờ nàng đến dự tiệc và nàng mong được thoải mái với Beth và Tim. Những khuôn mặt ở bàn, nàng đều không quen. Bên phải nàng là một tay trùm tàu bè Hy Lạp. Bên trái nàng là một nhà ngoại giao Anh.
Một nhà tai mắt Philadelphia đeo đầy kim cương; bảo Mary.
– Thưa bà Đại sứ, bà thích Washington chứ?
– Rất nhiều, cám ơn bà.
– Có lẽ bà sung sướng run vì đã thoát khỏi Kansas của bà đấy!
Mary nhìn bà ta không hiểu.
– Thoát khỏi Kansas à?
Người phụ nữ tiếp tục nói:
– Tôi chưa bao giờ đến Trung Mỹ cả, nhưng tôi tưởng tượng có lẽ nó kinh khủng đấy. Tất cả những nông gia ấy và chẳng có gì cả ngoài những cánh đồng bắp và lúa mì ảm đạm. Thật là ngạc nhiên vì bà có thể chịu đựng lâu thật đấy.
Mary cảm thấy một cơn giận đang dâng lên, nhưng nàng tự chủ được giọng nói. – Bắp và lúa mì mà bà đang đề cập đến – nàng lịch sự bảo “Nuôi thế giới đấy”.
Người phụ nữ lên giọng kẻ cả.
– Xe cộ chúng ta chạy bằng xăng, nhưng tôi không muốn sống trong những vùng có dầu. Nói một cách văn chương, người ta phải sống tại Phương Đông, phải không? Bây giờ hoàn toàn đúng đắn – tại Kansas, trừ phi người ta phải ra đồng gặt hái cả ngày, thực sự chẳng có gì để làm cả phải không?
Những người khác ở bàn đều lắng nghe kỹ.
Thực sự chẳng có gì để làm cả, phải không?
Mary nghĩ đến những chuyến xe chở cỏ khô tháng 8, những phiên chợ trong thành phố, và những bi kịch cổ điển thú vị tại rạp hát của Trường đại học. Những buổi cắm trại Chủ Nhật tại công viên Milford, các cuộc thi đấu banh mềm và những cuộc câu cá trong hồ trong vắt. Ban nhạc chơi trên sân cỏ, các cuộc họp mặt trong sảnh đường thành phố, các bữa tiệc tập thể, các cuộc khiêu vũ đồng quê và niềm phấn khởi lúc gặt hái… những chuyến xe trượt tuyết và những đợt pháo bông ngày 4 tháng 7 sáng rực bầu trời Kansas êm ả.
Mary bảo người phụ nữ.
– Nếu bà thực sự chưa bao giờ đến Trung Mỹ bà thực sự không biết điều bà đang nói! Vì đấy là điều cả đất nước này cần đến. Nước Mỹ không phải là Washington, Los Angeles hoặc New York. Chính hàng nghìn những thành phố nhỏ mà bà chưa từng thấy hoặc nghe đến đã làm cho đất nước này vĩ đại. Đấy là những người thợ mỏ, những nông dân và những công nhân quần áo bẩn thỉu. Và vâng, tại Kansas chúng tôi có vũ kịch, nhạc giao hưởng và sân khấu. Và, để bà mở kiến thức, chúng tôi còn trồng nhiều thứ hơn cả bắp và lúa mì – chúng tôi trồng những con người trung tín với Thượng Đế.
***
– Bà biết rằng, dĩ nhiên, bà đã làm nhục em gái của một thượng nghị sĩ rất quan trọng đấy! – James Stickley cho Mary biết sáng hôm sau.
– Chưa đủ đâu. – Mary thách thức nói. – Chưa đủ đâu.
***
Sáng thứ năm Angel khó ở, chuyến bay từ Buenos Aires đến Washington DC phải hoãn lại vì một cú điện thoại đe doạ như bom nổ.
Cuộc đời không còn an toàn nữa, – Angel suy nghĩ một cách giạn dữ. Phòng khách sạn đã đăng ký trước tại Washington cũng quá hiện đại nữa – từ ấy là gì nhỉ “Plastic. Đúng là nó”. Tại Buenos Aires, mọi việc đều là “Autentico” cả.
Mình sẽ hoàn tất hợp đồng này và trở về nhà. Công việc đơn giản hầu như là một điều nhục mạ cho tài năng của mình. Nhưng tiền bạc tuyệt vời.
Đêm nay mình sẽ được bù khú. Mình không biết tại sao sự giết chóc làm mình cứ cương cứng lên. Lần dừng lại đầu tiên của Angel là ở một cửa hàng phụ tùng điện, rồi một tiệm sơn và cuối cùng là một siêu thị, nơi Angel chỉ mua sáu bóng đèn.
Thiết bị còn lại đang đợi trong phòng khách sạn hai thùng dán kín ghi “Dễ vỡ – Nhẹ tay”. Bên trong chiếc thùng thứ nhất là bốn quả lựu đạn tay sơn màu xanh quân đội. Trong thùng thứ hai là dụng cụ hàn.
Bằng cách làm việc thật chậm chạp, thật thận trọng, Angel cắt phần trên của quả lựu đạn thứ nhất ra rồi sơn phần đáy cùng màu với bóng đèn.
Bước kế tiếp là lấy thuốc nổ ra và thay bằng một loại chất nổ cực mạnh. Khi nó được nhét chặt vào, Angel thêm vào đấy những mảnh chì và kim loại.
Angel đập một bóng đèn vào bàn, giữ lại dây tóc và đế tim đèn. Chỉ mất không đầy một phút để hàn dây tóc của bóng đèn vào một ngòi nổ điện. Bước cuối cùng là nhét sợi dây tóc vào một chất đệm để giữ cho nó vững và rồi đặt nhẹ nó vào bên trong quả lựu đạn đã sơn. Khi Angel hoàn tất, nó trông y như một bóng đèn bình thường.
Angel bắt đầu làm đến các bóng đèn còn lại. Sau đấy, chẳng còn gì khác để làm ngoài việc chờ đợi một cú điện thoại.
Điện thoại reo lúc 8 giờ buổi chiều ấy. Angel nhấc điện thoại lên và lắng nghe, không nói gì cả.
Sau một lúc, một giọng bảo
– Hắn di rồi.
Angel gác ống nghe. Cẩn thận, thật cẩn thận bỏ cái bóng đèn vào một chiếc hộp nhồi vỏ bào và đặt vào một chiếc vali cùng với tất cả những mảnh vật liệu phế thải.
Chuyến taxi đến chung cư mất 17 phút.
Chẳng có người giữ cửa nào ở hành lang cả, nhưng nếu có, Angel đã chuẩn bị sẵn để đối phó.
Mục tiêu ở tầng năm. Phòng cuối của hành lang. Cái khoá là một cái Schlage kiểu xưa, rất đơn giản để sử dụng. Angel vào bên trong căn phòng chỉ trong vài giây, đứng im làng tai nghe. Chẳng có ai ở đấy cả Việc thay sáu cái bóng đèn trong phòng khách chỉ mất ít phút. Sau đấy, Angel hướng về sân bay Dulles để đáp chuyến bay nửa đêm về lại Buenos Aires.
***
Thật là một ngày dài cho Ben Cohn. Chàng đã theo dõi một cuộc họp báo vào buổi sáng do Bộ Trưởng Ngoại giao tổ chức, một bữa ăn trưa cho Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ về hưu, và đã được tường trình ngoài chương trình do một người bạn tại Bộ quốc phòng. Chàng đã về nhà tắm và thay đồ rồi lại đi ăn tối với một chủ bút lão thành của tờ Post. Khi chàng trở về toà chung cư cửa chàng trời đã gần nửa đêm.
– Mình phải chuẩn bị giấy tờ cho cuộc họp mặt với Đại sứ Ashley, ngày mai, – Ben nghĩ thế.
Akiko đã ra ngoài thành phố và chỉ trở về vào ngày mai. – Cũng thật đúng lúc. Mình có thể dùng phần thì giờ còn lại. Nhưng lạy Chúa – chàng bật cười nghĩ thế. – Người phụ nữ ấy chắc biết cách ăn một quả chuối nứt nẻ.
Chàng tra chìa vào ổ khoá và mở cửa. Căn phòng tối như mực. Chàng với tay lên công tắc đèn và ấn vào. Đột nhiên ánh sáng chớp loá và căn phòng nổ như một quả bom nguyên tử, tung toé những mảnh vụn của thân thể chàng vào bốn bức tường.
Ngày hôm sau, vợ của Alfred Shuttleworth báo cáo chàng mất tích. Không ai bao giờ tìm thấy chàng nữa.

Bình luận
× sticky