Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Sứ Giả Của Thần Chết

Chương 21

Tác giả: Sidney Sheldon

Buổi sáng dù Mary đến Toà đại sứ lúc nào đi nữa, Mike Slade vẫn luôn luôn đến đấy trước nàng.
Nàng trông thấy ông ta tại rất ít buổi tiệc tại các Toà đại sứ và nàng có cảm giác rằng mỗi đêm ông ta có những lạc thú riêng.
Ông ta lúc nào cũng là một điều kinh ngạc. Một buổi chiều, Mary đồng ý Florian đưa Beth và Tim đi trượt băng tại công viên Floreasca. Mary rời Toà đại sứ sớm để gặp chúng nó và khi nàng đến nàng trông thấy Mike Slade đang ở đấy với chúng. Cả ba đang cùng nhau trượt băng, rõ ràng thật là vui vẻ.
Ông ta đang kiên nhẫn dạy hai đứa cách trượt hình số tám. – Mình phải cảnh giác trẻ con về ông ta, Mary nghĩ thế. Nhưng nàng không biết chắc nàng sẽ phải cảnh giác điều gì.
Sáng hôm sau khi Mary đốn văn phòng, Mike bước vào
– Một codel sẽ đến trong hai giờ nữa. Tôi nghĩ…
– Một codel à?
– Đấy là một chuyến thàm ngoại giao của một phái đoàn Quốc hội. Bốn thượng nghị sĩ với phu nhân và tuỳ tùng của họ. Họ mong bà đón họ. Tôi đã thu xếp một cuộc hẹn với chủ tịch Ionescu và bảo Harriet lo cho việc họ đi mua hàng và ngắm cảnh.
– Cám ơn ông.
– Bà dùng một chút cà phê tự pha của tôi chứ?
Nàng nhìn ông ta bước qua cửa ăn thông vào văn phòng ông ta. Một con người kỳ lạ. Gay gắt, thô lỗ. Nhưng lại kiên nhẫn với Beth và Tim.
Khi ông ta quay trở lại với hai tách cà phê, Mary nói:
– Ông có con không?
Câu hỏi là Mike sửng sốt.
– Tôi có hai đứa con trai.
– Ở đâu?
– Chúng được người vợ cũ của tôi nuôi dưỡng.
Ông ta đột nhiên chuyển đề tài.
– Chúng ta hãy xem thử tôi có thể thu xếp cuộc hẹn với Ionescu không?
Cà phê ngon thật. Sau này Mary phải nhớ lại rằng đây là ngày nàng nhận ra rằng uống cà phê với Mike Slade đã trở nên một lễ nghi buổi sáng.
***
Angel nhặt cô ta vào một buổi tối tại la Buca, gần bến cảng, nơi cô ta đang đứng cùng những cô “putas” khác, trong một chiếc áo cánh bó sát và một chiếc quần Jean bị cắt ở đùi phô bày cả đồ đạc ra. Cô ta trông không hơn 15 tuổi, không xinh nhưng điều ấy chẳng làm Angel bận tâm.
– Vámonos querida. Chúng ta sẽ đùa với nhau chứ?
Cô gái sống trong một gian nhà không có thang máy, rẻ tiền gần đấy chỉ có một phòng duy nhất dơ bẩn với một chiếc giường, hai chiếc ghế, một ngọn đèn và một cái chậu.
– Hãy cởi đồ ra, estrehta. Tôi muốn xem cô khoả thân.
Cô gái do dự. Có một cái gì đấy ở Angel làm nàng hoảng sợ. Nhưng hôm ấy là một ngày buồn tẻ và cô gái hoặc phải mang tiền về cho Pepe hoặc sẽ bị đánh đập. Cô gái từ từ cởi quần áo.
Angel đứng nhìn. Chiếc áo cánh được cởi ra rồi đến chiếc quần Jean. Cô gái chẳng mặc gì bên trong cả. Thân thể nàng xanh xao và ốm.
– Giữ lại đôi giầy. Hãy đến đây và quỳ xuống.
Cô gái vâng lời.
– Bây giờ đây là điều tôi muốn cô làm.
Cô gái lắng nghe và nhìn lên bằng đôi mắt kinh hoàng.
– Em chưa bao giờ làm…
Angel đá vào đầu cô ta. Cô gái nằm trên sàn nhà rên rỉ. Angel nắm tóc lôi dậy và ném lên giường. Khi cô gái vừa la lên, Angel đấm mạnh vào mặt. Cô rên rỉ.
– Tốt. – Angel nói, – Tôi muốn nghe cô rên rỉ.
Một quả đấm mạnh vào mũi cô gái làm mũi gãy. Khi Angel xong việc với cô ta 30 phút sau, cô gái nằm trên giường, bất tỉnh.
Angel mỉm cười nhìn xuống thân thể dập nát của cô gái và ném lên giường ít đồng pesos.
– Gracias.
***
Mary cố gắng tìm mọi giây phút có thể được để sống bên cạnh con nàng. Chúng nó đi ngắm cảnh nhiều. Có hàng chục viện bảo tàng và nhà thờ cổ để viếng thăm, nhưng đối với con nàng, cảnh nổi bật nhất là chuyến đi Brasow, lâu đài Dracula, toạ lạc tại trung tâm Transylvania, cách Bucarest một trăm dặm.
– Vị bá tước thực sự là một ông hoàng đấy! – Florian thốt lên trong chuyến đi. – Ông hoàng Vlad Tepes. Ông ta là một vị anh hùng vĩ đại đã chặn đứng cuộc xâm lăng của Thổ Nhĩ Kỳ.
– Cháu đã nghĩ rằng ông ta chỉ thích hút máu và giết người thôi! – Tim lên tiếng.
Florian gật đầu.
– Ừ không may, sau chiến tranh, quyền lực của Vlad tập trung lên đầu ông ta. Ông ta trở thành nhà độc tài và cắm kẻ thù lên những chiếc cọc. Huyền thoại cho rằng ông ta là một con quỷ hút máu. Một người Irland tên là Bram Stoker, viết một quyển sách căn cứ trên chuyện hoang đường ấy. Một quyển sách ngốc nghếch, nhưng nó đã gây kinh ngạc cho du khách!
Lâu đài Bram là một toà lâu đài bằng đá to lớn cao trên núi. Họ đều kiệt sức lúc họ leo những bậc cấp bằng đá dốc dẫn lên lâu đài. Họ đi vào một phòng trần thấp đựng súng ống và những món đồ cổ.
– Đây là nơi Bá tước Dracula sát hại nạn nhân của ông ta và uống máu họ – người hướng dẫn lên tiếng bằng một giọng lạnh lẽo như trong nhà mồ.
Căn phòng ẩm ướt và kỳ quái. Một mạng nhện quét vào mặt Tim.
– Con không kinh hãi điều gì cả, – nó bảo mẹ nó, – Nhưng chúng ta không thể ra khỏi đây à?
***
Cứ mỗi tuần, một chiếc C130 của không lực Mỹ đáp xuống sân bay nhỏ ở ngoại ô Bucarest.
Chiếc phi cơ chở đầy thức ăn và những vật dụng xa xỉ không có tại Bucarest đã được các nhân viên Toà đại sứ Mỹ hỏi mua qua sĩ quan quân nhu tại Frankfurt.
Một buổi sáng, trong lúc Mike và Mary đang uống cà phê, Mike bảo:
– Hôm nay, chiếc phi cơ quân nhu của chúng ta sẽ đến. Tại sao bà không đi một chuyến ra sân bay với tôi nhỉ?
Mary bắt đầu từ chối. Nàng có nhiều việc phải làm và hình như đấy là một lời mời nhạt nhẽo. Tuy nhiên, Mike Slade không phải là một con người chịu phí thời giờ. Sự tò mò của nàng làm nàng thay đổi ý kiến.
– Được thôi!
Họ lái xe đến sân bay và trên đường đi thảo luận các vấn đề khác nhau mà Toà đại sứ phải đối phó. Câu chuyện được giữ ở mức độ trỏng trỏng, lạnh nhạt.
Khi họ đến sân bay, một trung sĩ thuỷ quân lục chiến võ trang mở một cái cổng để chiếc xe hòm đi qua. Mười phút sau, họ nhìn thấy chiếc C130 đáp xuống.
Sau hàng rào, trên vành đai sân bay, hàng trăm người Rumani đã tụ tập. Họ nhìn thèm thuồng trong lúc phi hành đoàn bắt đầu khuân đồ ra khỏi phi cơ.
– Đám người ấy làm gì ở đây thế?
– Mơ mộng. Họ đang xem một số đồ vật mà họ không bao giờ có thể có được. Họ biết chúng ta nhận thịt nướng, xà phòng và nước hoa. Ở đây luôn luôn có một đám đông khi phi cơ hạ cánh. Đấy là một loại điện tín bí mật huyền bí.
Mary quan sát những khuôn mặt thèm thuồng sau hàng rào.
– Thât không tin được.
– Đối với họ chiếc phi cơ ấy là một vật tượng trưng. Nó không chỉ là chiếc tàu chở hàng – nó đại diện cho một nước tự do săn sóc công dân mình.
Mary quay lạị nhìn ông ta.
– Tại sao ông đưa tôi đến đây nhỉ?
– Bởi vì tôi không muốn bà bị mê hoặc bởi câu chuyện ngọt ngào của chủ tịch Ionescu đấy. Đây là Rumani thực sự đấy!
Mỗi buổi sáng khi Mary đi làm, nàng nhận thấy một hàng dài những người bên ngoài cổng đợi vào ban lãnh sự của Toà đại sứ. Nàng mặc nhiên cho rằng họ là những người có những vấn đề nhỏ hy vọng được lãnh sự giải quyết. Nhưng và buổi sáng đặc biệt này, nàng đến cửa sổ để nhìn kỹ hơn và những nét mặt mà nàng nhìn thấy đã buộc nàng bước vào văn phòng của Mike.
– Tất cả những người xếp hàng đợi bên ngoài ấy là ai nhỉ?
Mike đi với nàng đến bên cửa sổ.
– Hầu hết họ là những người Rumani gốc Do Thái đấy. Họ đang đợi nộp đơn xin thị thực di dân đấy.
– Nhưng có một Toà đại sứ Do Thái tại Bucarest rồi. Tại sao họ không đến đấy?
– Hai lý do! – Mike giải thích. – Trước tiên, họ nghĩ rằng chính phủ Hoa Kỳ có cơ hội lớn đề giúp đỡ họ đến Israel hơn là chính phủ Israel. Và thứ nhì, họ nghĩ rằng có ít cơ hội cho những người an ninh Rumani tìm ra ý định của họ, nếu đến với chúng ta. Họ nhầm, dĩ nhiên! – ông ta chỉ ra cửa sổ.
– Có một gian nhà ngay bên kia Toà đại sứ có nhiều căn hộ đầy các nhân viên dùng các ống kính viễn vọng chụp ảnh tất cả mọi người ra vào Toà đại sứ!
– Kinh khủng thật!
– Đấy là cách chơi của họ. Khi một gia đình Do Thái làm đơn xin thị thực di dân, họ mất thẻ làm việc màu xanh của họ và họ bị đuổi ra khỏi nhà. Láng giềng của họ được chỉ thị phải quay lưng với họ. Rồi phải mất từ ba đến bốn năm, chính phủ mới chịu cho họ biết họ sẽ được cấp giấy xuất cảnh không có câu trả lời thường là không!
– Chúng ta không thể làm gì được về việc ấy à?
– Lúc nào chúng ta cũng nỗ lực. Nhưng Ionescu thích chơi trò mèo chuột với người Do Thái. Rất ít người trong bọn họ từng được phép rời khỏi nước.
Mary nhìn ra những vẻ mặt tuyệt vọng của họ.
– Phải có một cách nào đó – Mary nói.
– Đừng thương tâm, – Mike bảo nàng.
***
Vấn đề múi giờ thật là mệt, khi tại Washington là ngày, tại Bucarest là nửa đêm, và Mary thường xuyên bị thức giấc vì các điện tín và các cú điện thoại vào ba bốn giờ sáng. Mỗi lần có một công điện đến, người thuỷ quân lục chiến trực tại Toà đại sứ sẽ gọi sĩ quan trực nhật. Anh ta sẽ cho một người phụ tá tham mưu đến dinh đánh thức Mary dậy. Sau đó, nàng sẽ bị căng thẳng khó ngủ lại.
– Thực là thú vị, Edward ạ. Em thật sự nghĩ rằng em có thể làm được một điều gì khác ở đây.
Dù sao, em đang cố gắng. Em không chịu nổi sự thất bại. Mọi người đang trông cậy vào em. Em ước gì có anh đây để nói “Em có thể làm được, bà bạn ơi, – Em nhớ anh quá. – Anh có thể nghe em không, Edward? Có phải anh đang ở đâu đây mà em không thể thấy anh không? Đôi khi việc không biết được câu trả lời làm em muốn điên loạn…
***
Họ đang uống cà phê buổi sáng.
– Chúng ta có một vấn đề! – Mike bắt đầu.
– Vâng!
– Một phái đoàn gồm một chục giáo sĩ giáo hội Rumani muốn gặp bà. Chính phủ Rumani sẽ không cấp cho họ chiếu khán xuất cảnh đâu!
– Tại sao không?
– Rất ít người Rumani được phép rời khỏi đất nước. Họ có một câu chuyện đùa về ngày Ionescu lên cầm quyền. Ông ta đến cánh đông của dinh và trông thấy mặt trời mọc “Chào bạn Mặt Trời! Ionescu nói. “Chào ngài” – Mặt trời nói. “Mọi người đều thật sung sướng vì ngài là tân chủ tịch của Rumani”. Chiều hôm ấy, Ionescu đến cánh tây dinh để xem mặt trời lặn. “Chào bạn Mặt Trời”. Mặt Trời không trả lời. “Sao sáng này bạn nói với tôi thật tử tế và bây giờ bạn chẳng nói năng gì với tôi thế?”. “Bây giờ tôi đang ở phương Tây, – Mặt Trời đáp. – Ông cút đi!” – Ionescu sợ rằng một khi họ ra đi, hàng giáo phẩm sẽ bảo chính phủ cút đi đấy.
– Tôi sẽ nói chuyện với Bộ trưởng Ngoại giao và xem thử tôi có thể làm được gì?
Mike đứng dậy.
– Bà có thích ca múa quần chúng không? – ông ta hỏi.
– Tại sao!
– Tối nay có một buổi khai mạc của một đoàn khiêu vũ Rumani. Người ta cho rằng họ khá hay đấy! Bà có thích đi không?
Mary sửng sốt. Điều cuối cùng mà nàng đã mong đợi là Mike mời nàng đi chơi.
Và bây giờ, còn khó tin hơn, nàng thấy mình trả lời:
– Vâng!
– Tốt – Mike trao cho nàng một phong bì nhỏ. – Ở đây có ba vé. Bà có thể mang Beth và Tim theo, xã giao của chính quyền Rumani đấy. Chúng tôi nhận được vé đến dự hầu hết các buổi khai mạc của họ.
Mary ngồi đấy, mặt nàng đỏ rần, cam thấy mình như một người đần độn.
– Cám ơn ông! – nàng ngượng ngùng nói.
– Tôi sẽ cho Florian đưa bà đi lúc 8 giờ, Beth và Tim không thích đến rạp hát. Beth đã mời một bạn học đến ăn tối.
– Đấy là người bạn Ý của con – Beth nói. – Được chứ?
– Nói thực nhé, con thực sự không bao giờ thích ca múa quần chúng cả, – Tim thêm vào.
Mary cười.
– Được rồi. Lần này, mẹ sẽ không móc chúng con theo đâu nhé.
Nàng tự hỏi không biết con nàng có cô đơn như nàng không. Nàng nghĩ xem có thể mời ai cùng đi với nàng. Nàng dò danh sách trong trí: đại tá Mc Kinney, Jerry Davis, Harriet Kruger? Chẳng có ai nàng thực sự muốn đi cùng cả. Mình sẽ đi một mình, – nàng quyết định.
Florian đang đợi Mary khi nàng bước ra cửa trước.
– Chào bà Đại sứ – ông ta cúi đầu và mở của.
– Florian, tối nay ông vẻ rất vui đấy!
Ông ta cười toe toét.
– Lúc nào tôi cũng vui cả.
– Thưa bà – ông ta đóng cửa và ngồi sau tay lái. – Những người Rumani chúng tôi có một câu nói: Hãy hôn bàn tay mà bạn không cắn được.
Mary quyết định sử dụng cơ hội:
– Ông sống ở đây có hạnh phúc không, Florian?
Ông ta quan sát nàng trong kính chiếu hậu.
– Tôi phải cho bà một câu trả lời theo đường lối các bữa tiệc chính thức không, thưa bà Đại sứ, hoặc bà có thích nghe sự thật không?
– Xin vui lòng nói sự thật.
– Tôi có thể bị bắn vì nói điều này, nhưng chẳng có người Rumani nào ở đây được hạnh phúc cả. Chỉ có người ngoại quốc thôi. Bà có thể đến và đi tuỳ ý. Chúng tôi là tù nhân. Ở đây chẳng có gì đầy đủ cả!
Họ lái xe qua một hàng người dài trước một cửa hàng thịt.
– Bà thấy không? Họ sẽ đợi trong hàng ba hoặc bốn giờ nữa mới có được một hai miếng thịt cừu và nửa số người sẽ thất vọng. Mọi thứ đều như vậy cả. Nhưng bà có biết Ionescu đã giấu bao nhiêu nhà không? 12 đấy? Tôi đã lái xe đưa nhiều viên chức Rumani đến đấy. Mỗi cái như một dinh thự. Cùng lúc ấy, ba hoặc bốn gia đình bị buộc phải chung sống với nhau trong những gian phòng nhỏ không có nhiệt!
Florian đột nhiên dừng lại, dường như sợ rằng mình đã nói nhiều chuyện quá.
– Bà sẽ không nói đến câu chuyện này chứ?
– Dĩ nhiên là không!
– Cám ơn bà. Tôi không thích để vợ tôi thành quả phụ. Nàng còn trẻ. Và Do Thái!
Mary đã biết điều ấy.
– Có một câu chuyện về một cửa hàng được hứa hẹn có trứng tươi. Lúc 5 giờ sáng, một hàng người dài đợi trong khí hậu lạnh băng. Lúc 8 giờ, trứng vẫn chưa tới và cái hàng đã dài thêm ra. Người chủ lên tiếng nói, “Sẽ không có đủ cho mọi người đâu”. Người Do Thái có thể đi được. Đến hai giờ chiều, trứng vẫn chưa tới và hàng còn dài hơn nữa. Chủ tiệm bảo “Những người không vào Đảng đi đi”. Đến nửa đêm, hàng vẫn đợi trong trời giá lạnh. Chẳng có trứng. Chủ tiệm khoá cửa hiệu và bảo “Chẳng có gì thay đổi cả. Người Do Thái lúc nào cũng được ưu tiên mọi điều tốt nhất!”.
Mary không biết nên cười hay nên khóc. Nhưng mình sẽ làm một điều gì đấy với việc ấy, – nàng tự hứa với mình.
Rạp hát nhân dân ở trên đường Rapspdia Romana, một đường phố náo nhiệt đầy những quầy hàng bán hoa, ép plastic, áo cánh và bút viết.
Rạp hát nhỏ và trang trí công phu, một di tích của những ngày còn thanh bình. Bản thân cuộc biểu diễn văn nghệ phiền phức, y phục loè loẹt và các diễn viên vũ đều bất tài. Cuộc trình diễn có vẻ như không thể chấm dứt được và khi cuối cùng nó kết thúc, Mary hài lòng thoát vào không khí ban đêm.
Florian đang đứng cạnh chiếc xe hòm trước mặt rạp hát.
– Tôi e sẽ bị trễ thưa bà Đại sứ. Một bánh xe xẹp. Và một kẻ cắp đã lấy mất bánh xơ-cua. Tôi đã gửi mua một cái. Nó sẽ đến đây trong một giờ nữa. Bà có thích đợi trong xe không?
Mary nhìn lên mặt trăng tròn chiếu sáng trên cao. Buổi tối sảng khoái và trong trẻo. Nàng nhận ra nàng chưa đi bộ trên đường phố Bucarest từ lúc nàng đến. Nàng thực hiện một quyết định bất ngờ.
– Tôi nghĩ rằng tôi sẽ đi bộ về dinh!
Ông ta gật đầu.
– Thật là một buổi tối đáng yêu đế đi bộ!
Mary quay lại và bắt đầu đi dọc theo con phố về hướng Quảng trường Trung ương. Bucarest là một thành phố lạ, hấp dẫn. Trên các góc đường có những bảng hiệu bí mật: Tuten… Gospodina… Chimice…
Nàng đi bộ theo đại lộ Mosilor và rẽ sang đường Piata Rosetly, nơi có những chiếc xe điện đỏ sẫm đầy những người. Ngay cả vào giờ khuya này, đa số các cửa hiệu còn mở và tất cả đều có những hàng người dài. Các quán cà phê dọn gogoase, bánh rán ngon của Rumani. Các vỉa hè đông đúc những người đi mua hàng khuya mang theo những chiếc “pungas” những chiếc túi đựng hàng có dây.
Mary thấy hình như dân chúng yên tĩnh một cách đáng ngại. Hình như họ đang trố mắt nhìn nàng, phụ nữ thèm thuồng nhìn vào bộ đồ nàng đang mặc. Nàng bắt đầu bước đi nhanh hơn. Khi nàng đến góc đường Calea Victoric, nàng dừng lại phân vân không biết phải theo hướng nào. Nàng nói với một người qua đường:
– Xin lỗi, ông có thể cho tôi biết làm cách nào để đến…
Ông ta ném cho nàng cái nhìn nhanh và hoảng sợ rồi vội vã bỏ đi.
Họ không được nói chuyện với người ngoại quốc, – Mary nhớ lại.
Làm sao nàng có thể về lại được? Nàng cố gắng hình dung con đường mà Florian đã đưa nàng đi đến đây. Nàng thấy hình như dinh của nàng ở đâu đấy về phía đông. Nàng bắt đầu đi về hướng ấy. Chẳng bao lâu nàng đi trên một con đường phụ nhỏ, sáng mờ mờ. Xa xa, nàng có thể trông thấy một đại lộ rộng, sáng rực.
Mình có thể tìm được một cái taxi ở đấy, – Mary suy nghĩ một cách nhẹ nhõm.
Ô kìa, có tiếng chân nặng về phía sau lưng nàng và nàng quay lại một cách vô thức. Một người đàn ông to lớn mặc áo khoác đang tiến nhanh về phía nàng. Mary bước đi nhanh hơn.
– Xin lỗi, – người đàn ông gọi lớn bằng một âm Rumani nặng.
– Bà lạc đường à?
Nàng thở phào nhẹ nhõm. Có lẽ ông ta là một loại cảnh sát nào đấy. Có lẽ ông ta đã theo nàng để chắc chắn nàng được an toàn.
– Vâng – Mary nói một cách biết ơn. – Tôi muốn trở về…
Bất ngờ có tiếng động cơ và âm thanh của một chiếc xe chạy nhanh đến sau lưng nàng và rồi tiếng thắng rít khi chiếc xe rú lên và dừng lại. Người bộ hành trong chiếc áo khoác chộp lấy Mary. Nàng có thể ngửi thấy được hơi thở hôi hám, nóng của hắn và cảm thấy những ngón tay to mập của hắn bóp chặt lấy cổ tay nàng. Hắn bắt đầu đẩy nàng về cùa xe mở sẵn. Mary vùng vẫy để thoát ra…
– Vào trong xe! – Gã đàn ông gầm lên.
– Không! – Nàng thét lên – Cứu… cứu tôi với!
Có một tiếng hét từ bên kia đường và một bóng người chạy nhanh về phía họ. Người đàn ông dừng lại không rõ phải làm gì.
Người lạ thét lên;
– Thả bà ấy ra!
Ông ta chộp lấy gã đàn ông mặc áo khoác và kéo hắn ra khỏi Mary. Nàng bỗng cảm thấy đột nhiên được tự do. Gã đàn ông ngồi sau tay lái bắt đầu lao ra khỏi xe để giúp đồng bọn.
Từ xa xa vang đến âm thanh của một chiếc còi báo động đang đến gần. Gã đàn ông mặc áo khoác gọi bạn hắn và cả hai nhảy lên xe chạy mất.
Một chiếc xe trắng bên hông có đề chữ “Dân Quân” và một ngọn đèn xanh nhấp nháy trên mui, dừng lại trước mặt Mary. Hai người mặc quân phục nhảy xuống.
Bằng tiếng Rumani, một người lên tiếng hỏi:
– Bà không việc gì chứ? – Và rồi bằng tiếng Anh ngập ngừng – Việc gì đã xảy ra thế?
Mary cố gắng lấy lại bình tĩnh.
– Hai người đàn ông… họ… họ định buộc tôi vào xe họ. Nếu,… nếu không có ông này…
Nàng quay lại.
Người lạ đã đi mất.

Bình luận