Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Sứ Giả Của Thần Chết

Chương 27

Tác giả: Sidney Sheldon

Trong Toà đại sứ Mỹ, Mary đang trong phòng cách âm điện thoại về văn phòng Stanton Rogers theo đường dây an toàn. Lúc ấy là một giờ sáng tại Bucarest và 8 giờ sáng tại Washington, DC, Mary biết viên bí thư của Stanton Rogers luôn luôn đến văn phòng sớm.
– Văn phòng ông Rogers.
– Đây là Đại sứ Ashley. Tôi biết rằng ông Rogers đang ở Trung Quốc với Tổng thống. Nhưng đây là việc khẩn cấp nên tôi muốn nói chuyện với ông càng sớm càng tốt. Có cách nào tôi có thể gặp ông ấy ở đấy không?
– Xin lỗi bà Đại sứ. Lộ trình của ông ấy rất co dãn. Tôi chẳng có số điện thoại nào của ông ấy cả.
Mary cảm thấy tim nàng như rụng xuống.
– Khi nào bà có tin của ông ấy?
– Thật khó nói. Ông ấy và Tổng thống có một lịch trình bận rộn. Có lẽ có ai ở Bộ Ngoại giao có thể giúp bà được không?
– Không, – Mary buồn rầu nói. – Không ai khác có thể giúp tôi cả. Cám ơn bà.
Nàng ngồi một mình trong phòng, nhìn trừng trừng vào hư vô, ở giữa những thiết bị tinh vi nhất thế giới nhưng chẳng có cái nào có công dụng gì cho nàng cả. Mike Slade đang định sát hại nàng.
Nàng phải cho ai đấy biết. Nhưng ai? Ai nàng có thể tin tưởng? Người duy nhất biết Slade đang định làm gì là Louis Desforges.
Mary lại thử quay số về nhà ông, nhưng cũng không có tiếng trả lời nào cả. Nàng nhớ lại điều Stanton Rogers đã bảo nàng: “Nếu bà muốn gửi cho tôi bất cứ công điện nào mà bà không muốn cho bất cứ ai khác đọc, mật mã ở đầu công điện là ba chữ “X”
Mary vội trở về văn phòng nàng và thảo một công điện khẩn gửi Stanton Rogers. Nàng ghi ba chữ “X” – trên đầu. Nàng rút ra quyển sách mật mã đen và cẩn thận mã hoá điều nàng đã viết. Ít nhất, nếu bây giờ có bất cứ điều gì xảy ra cho nàng. Stanton Rogers sẽ biết ai là người chịu trách nhiệm.
Mary đi bộ dọc hành lang đến phòng liên lạc.
– Chào bà Đại sứ. Tối nay bà làm việc khuya đấy!
– Vâng, – Mary nói. – Có một công điện tôi muốn gửi đi. Tôi muốn nó được chuyển đi ngay.
– Tôi sẽ đích thân lo việc ấy.
– Cám ơn ông. – Nàng trao cho ông ta bức điện và hướng về phía cửa trước. Nàng muốn ở gần con nàng kinh khủng.
Trong phòng liên lạc, Eddie Maltz giải mã công điện mà Mary đã trao cho ông ta. Khi giải xong, ông ta đọc lại hai lần và cau mày. Ông ta bước đến máy xé vụn, ném bức điện vào trong đấy và trông nó biến thành hoa giấy.
Rồi ông ta gọi điện cho Floyd Baker, Bộ trưởng Ngoại giao. Bí danh: Thor.
***
Lev Pasternak mất hai tháng để đi theo con đừờng mòn loanh quanh dẫn đến Bucarest Aires.
SIS và nửa chục cơ quan khác khắp thế giới đã giúp nhận dạng Angel là kẻ sát nhân. Mossad đã cho chàng biết tên của Neusa Munez, tình nhân cửa Angel. Tất cả đều muốn loại trừ Angel.
Đối với Lev Pasternak, Angel đã trở thành một điều ám ảnh. Bởi vì sự thất bại của Lev Pasternak, Marin Groza đã chết và Pasternak không bao giờ có thể tự tha thứ mình về điều ấy. Tuy nhiên chàng có thể chuộc lỗi. Và chàng dự định như thế.
Chàng không trực tiếp tiếp xúc với Neusa Munez. Chàng xác định vị trí toà chung cư nơi mụ sống và canh chừng đợi Angel xuất hiện. Sau năm ngày, khi không có dấu hiệu nào của hắn cả, Pasternak mở cuộc tiến công của chàng. Chàng đợi đến lúc mụ đàn bà đi khỏi và sau 15 phút lên lầu, mở khoá cửa của mụ và vào trong gian nhà. Chẳng có hình ảnh, bút tích hoặc địa chỉ nào có thể đưa chàng đến với Angel cả. Pasternak phát hiện những bộ quần áo trong tủ. Chàng quan sát những nhãn hiệu Herrera, lấy đi một chiếc áo veste ở móc áo và nhét dưới cánh tay chàng. Một phút sau chàng ra đi, cũng lặng lẽ như lúc chàng đến.
Sáng hôm sau, Lev Pasternak bước vào tiệm Herrera. Tóc chàng rối tung và quần áo chàng nhăn nhúm và người chàng bốc mùi whisky.
Viên giám đốc tiệm may quần áo đàn ông đến với chàng và nói một cách không bằng lòng.
– Cho phép tôi được giúp ngài chứ?
Lev Pasternak cười một cách ngượng ngập.
– Vâng, – chàng nói. – Nói thật với ông nhé, đêm qua tôi say bí tỉ. Tôi đánh bạc với một số công tước Nam Mỹ trong phòng khách sạn của tôi. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng tôi đều say một tí đấy bạn. Không biết cách nào, một trong những tên ấy – tôi không nhở tên – đã bỏ chiếc áo veste lại trong phòng tôi. – Lev đưa chiếc áo veste lên, tay chàng không vững. – Nó mang nhãn của ông đấy, nên ông nghĩ rằng ông có thể cho tôi biết nơi để trả lại cho người ấy!
Viên giám đốc xem xét chiếc áo veste.
– Vâng, chúng tôi đã cắt may chiếc áo này. Tôi phải xem lại sổ sách của chúng tôi đã. Tôi có thể gọi ông ở đâu?
– Ông không có thể đâu. – Lev Pasternak lẩm bẩm. – Tôi đang chơi bài nơi khác. Nếu có một tấm danh thiếp, tôi sẽ gọi ông.
– Vâng. – Viên giám đốc đưa cho chàng tấm danh thiếp của ông ta.
– Ông sẽ không lấy mất chiếc áo veste đấy chứ? – Lev say mèm hỏi.
– Chắc chắn là không – Viên giám đốc phật ý nói.
Lev Pasternak đập lên lưng ông ta nói.
– Tốt, chiều nay tôi sẽ gọi ông sau.
Chiều hôm ấy khi Lev từ phòng khách sạn gọi đến, viên giám đốc nói:
– Tên của người mà chúng tôi đã may chiếc áo veste là ngài H.R de Mendoza. Ông ta thuê một dãy phòng tại khách sạn Aurora, dãy phòng 417.
Lev Pasternak kiểm tra lại để chắc rằng cửa của chàng đã được khoá. Chàng lấy trong tủ ra một chiếc vali, mang lên giường và mở ra. Bên trong là một khẩu súng ngắn SIG-Saur 45 có ống hãm thanh, món quà xã giao của một người bạn ở cơ quan an ninh Arhentina.
Pasternak kiểm soát lại để biết chắc khẩu súng đã được nạp đạn và ống hãm thanh an toàn.
Chàng đặt chiếc vali vào lại trong tủ và đi ngủ.
Lúc năm giờ sáng, Lev Pasternak lặng lẽ bước dọc theo hành lang tầng bốn vắng người của khách sạn Aurora. Khi chàng đến phòng 417, chàng nhìn chung quanh để biết chắc không ai trông thấy cả.
Chàng lần xuống ổ khoá và tra vào đó một sợi dây thép. Khi chàng nghe cánh cửa xịch mở, chàng rút khẩu súng ngắn ra.
Chàng cảm thấy một cơn gió lùa khi cánh cửa bên hành lang mở ra và trước khi Pasternak có thể xoay lại, chàng càm thấy có vật gì đấy cứng và lạnh ấn vào sau cổ của chàng.
– Tôi không thích bị theo dõi! – Angel nói.
Lev Pasternak nghe tiếng clic của cò súng một giây trước khi óc chàng vỡ toang.
***
Angel không chắc Pasternak đi một mình hoặc cùng hành động với ai khác, nhưng thận trọng thêm nữa vẫn thường là điều tốt. Cú điện thoại đã đến và đã đến lúc phải đi. Trước tiên Angel phải mua một ít đồ. Có một tiệm vải tốt ở đường Pueyrredon, đắt tiền, nhưng Neusa xứng đáng với loại tốt nhất. Bên trong cửa hiệu mát và lặng lẽ.
– Tôi muốn xem một chiếc áo bình thường mặc ở nhà, một cái gì đấy có rất nhiều nếp xếp ấy – Angel nói.
Người nữ thư ký trố mắt nhìn.
– Và một chiếc quần lót xẻ đấy!
Mười lăm phút sau, Angel bước vào tiệm Frenkel. Các giá chất đầy ví da, găng tay và cặp.
– Tôi muốn mua một chiếc cặp. Đen.
Nhà hàng El Aljire tại khách sạn Sheraton là một trong những nhà hàng đẹp nhất tại Buenos Aires. Angel ngồi xuống một chiếc bàn trong góc và đặt chiếc cập mới dưới bàn. Người hầu đến bàn.
– Xin chào!
– Tôi sẽ khởi đầu với món Pargo và sau đấy là món Parrillado với Parotos và Verduras. Tôi sẽ quyết định đồ tráng miệng sau.
– Được!
– Phòng xả hơi ở đâu?
– Ở sau, xuyên qua chiếc cửa xa kia và về bên trái!
Angel đứng dậy ra khỏi bàn và bước về hướng phía sau nhà hàng, để lại chiếc cặp trên bàn. Ở đấy có một hành lang hẹp với hai cửa nhỏ, một cửa để quí ông và một cửa để quí bà. Cuối hành lang là cánh cửa đôi đưa đến nhà bếp bốc hơi, ồn ào. Angel đẩy một cánh cửa ra và bước vào bên trong. Một quang cảnh hoạt động kỳ lạ với những đầu bếp và phụ bếp lăng xăng ra vào cố gắng theo kịp những nhu cầu cấp bách của giờ ăn trưa. Các người hầu bàn vào nhà bếp mang những mâm đầy. Các đầu bếp la hét các hầu bàn và các hầu bàn la hét các phụ hầu bàn.
Angel đi băng ngang qua căn phòng và bước ra qua một cánh cửa hậu đưa đến một con hẻm nhỏ.
Hắn đợi năm phút để chắc chắn không bị ai theo dõi.
Có một chiếc taxi ở góc đường. Angel cho tài xế địa chỉ ở số 1 Humberto, xuống xe cách đấy một khu nhà và gọi một chiếc taxi khác.
– Donde por favor? (1)
– Aeropuerto(2) sẽ có một vé đi London đợi ở đấy. Vé hạng du khách. Hạng nhất quá dễ lộ.
***
Hai giờ sau, Angel nhìn thành phố Buenos Aires biến mất dưới những đám mây, như trò quỷ thuật của một pháp sư thần linh nào đấy và tập trung vào nhiệm vụ trước mặt, suy nghĩ về những chỉ thị đã được cho biết.
– Phải chắc chắn rằng bọn trẻ chết với bà ta. Cái chết của họ phải ngoạn mục.
Angel không thích bị ra lệnh phải hoàn thành một hợp đồng như thế nào. Chỉ có những kẻ không chuyên khá ngu xuẩn để khuyên bảo những tay nhà nghề.
Angel mỉm cười.
– Họ sẽ chết cả và sẽ trông ngoạn mục hơn bất cứ ai nhận hợp đồng vụ này.
Angel ngủ một giác say không mộng mị.
***
Sân bay Heathrow của London đông nghẹt du khách nghỉ hè và chuyến taxi vào Mayfair mất hơn một tiếng đồng hồ. Hành lang của Toà Churchill bận rộn với du khách ghi tên ra vào.
Một người trực tầng phụ trách xách hành lý của Angel. Tiền puộc-boa khiêm tốn, chẳng có gì để cho người trực tầng sẽ nhớ sau này. Angel bước đến dẫy thang máy của khách sạn, đợi đến lúc một căn thang máy trống, mới bước vào bên trong.
Khi thang máy đang di chuyển, Angel ấn nút các tầng 5, 7, 9 và 10 và ra ở tầng 5. Bất cứ ai có thể nhìn từ hành lang có lẽ sẽ bị bối rối.
Một cầu thang dùng để đi xuống đưa đến một hẻm nhỏ và năm phút sau khi ghi tên vào Toà Churchill, Angel leo lên một chiếc taxi về lại Heathrow.
Hộ chiếu ghi H.Rie Mendoza vé hàng không Tarom đi Bucarest. Angel gửi một điện tin từ sân bay.
ĐẾN THỨ TƯ
H.R de Mendoza.
Được gửi đến Eddie Maltz.
Sáng sớm hôm sau, Dorothy Stone báo:
– Văn phòng Stanton Rogers đang trên đường dây!
– Tôi sẽ nhận, – Mary nôn nóng nói. Nàng chụp lấy ống nghe. – Stan à?
Nàng nghe giọng viên bí thư của ông và muốn khóc vì tuyệt vọng.
– Ông Rogers nói tôi gọi bà, thưa bà Đại sứ. Ông ấy đang đi với Tổng thống và không thể nào đến được điện thoại, nhưng ông ấy nói tôi lo cho bà được bất cứ điều gì bà cần. Nếu bà cho tôi biết vấn đề là gì?
– Không, – Mary nói, cố gắng xoá đi sự tuyệt vọng nơi giọng nói của nàng. – Tôi… phải đích thân nói với ông ấy! Tôi e rằng không phải đến ngày mai đâu.
– Ông ấy nói rằng ông ấy sẽ gọi bà ngay khi nào ông ấy có thể.
– Cám ơn ông. Tôi sẽ đợi đến khi nào ông ấy gọi. – Nàng gác ống nghe. Chẳng làm gì được cả, chỉ có đợi thôi.
Mary tiếp tục cố gắng điện thoại cho Louis ở nhà ông. Không trả lời. Nàng thử gọi Toà đại sứ Pháp. Họ chẳng có ý kiến gì về nơi ở của ông cả.
– Xin vui lòng hãy nói ông ấy gọi tôi ngay khi ngài được tin ông ấy nhé.
Dorothy nói:
– Có một cú điện thoại cho bà, nhưng cô ta từ chối không cho biết tên.
– Tôi sẽ nhận. – Mary nhấc ống nghe. – Alô, đây là Đại sứ Ashley.
Một giọng phụ nữ dịu dàng với âm Rumani nói:
– Đây là Corina Socoli…
Cái tên ấy được nhớ ngay. Nàng là một cô gái đẹp vừa độ 20, vũ nữ ba-lê nổi tiếng của Rumani.
– Tôi cần sự giúp đỡ của bà, – cô gái nói. – Tôi đã quyết định đào thoát!
– Hôm nay mình không thể lo việc này được. – Mary nghĩ thế. – Bây giờ không được. – Nàng nói, – Tôi không rõ là tôi có thể giúp được cô không.
Nàng suy nghĩ thật nhanh. Nàng cố gắng nhớ lại điều nàng đã được kể về những kẻ đào thoát.
“Đa số bọn họ do Liên Xô cài vào. Chúng ta đem họ đến, họ cho chúng ta một số ít tin tức vô thưởng vô phạt hoặc những tin sai. Một số bọn họ trở nên đần độn. Những mẻ cá thực sự là những sĩ quan tình báo cao cấp hoặc các khoa học gia. Chúng ta thường có thể dùng những người ấy. Bằng trái lại, chúng ta không cho họ tị nạn chính trị trừ phi có một lý do thật tốt.
Corina Socoli khóc.”
– Xin vui lòng? Tôi không được an toàn tại chỗ tôi ở. Bà nên cho ai đến đây đưa tôi đi.
“Các chính quyền cộng sản ấy dựng một số bẫy tinh vi. Một người nào đấy tự cho mình là đào thoát hay xin trợ giúp. Bạn mang họ đến Toà đại sứ và rồi họ la lên rằng họ bị bắt cóc. Nó cho họ một lý do dể có biện pháp chống lại các mục tiêu ở Hoa Kỳ”.
– Cô ở đâu? – Mary hỏi.
Dừng lại một lúc.
– Tôi tin rằng tôi phải tin bà. Tôi ở tại quán trọ Roscow ở Moldavia. Bà sẽ đến đón tôi chứ?
– Tôi không thể đi, – Mary nói. – Nhưng tôi sẽ cho người đến đưa cô đi. Đừng gọi điện thoại này nữa. Chỉ đợi tại nơi cô đang ở. Tôi…
Cửa mở ra và Mike Slade bước vào. Mary nhìn lên rụng rời. Ông ta đang đi về phía nàng.
Giọng nói ở đầu dây điện thoại vẫn còn nói:
– Alô, Alô…
– Bà đang nói chuyện với ai vậy? – Mike hỏi.
– Với với bác sĩ Desforges. – Đấy là tên đầu tiên vụt thoáng qua trí nàng. Nàng gác chiếc ống nghe, kinh khiếp.
Đừng buồn cười thế, – nàng tự nhủ. – Bà đang ở Toà đại sứ mà. Ông ta chẳng dám làm gì cả ở đây đâu?
– Desforges à? – Mike từ từ lập lại.
– Vâng. Ông ấy… ông ấy đang đi đến đây gặp tôi.
Nàng ước gì điều ấy thành sự thật vô cùng.
Có một vẻ kỳ lạ trong mắt của Mike Slade.
Ngọn đèn trên bàn giấy của Mary còn cháy và nó in bóng của Mike lên tường, làm cho ông ta to lớn và đe doạ một cách kỳ cục.
– Bà có chắc là bà đã khá khoẻ để làm việc lại không?
Thật là một con người nhẫn tâm.
– Vâng, tôi khoẻ.
Nàng mong ông ta đi kinh khủng để nàng có thể thoát thân. Mình không nên tỏ ra cho hắn biết mình sợ hãi.
Ông ta tiến đến gần nàng hơn.
– Bà trông căng thẳng đấy. Có lẽ bà nên đưa bọn trẻ đi chơi ở vùng ao hồ ít ngày.
Ở đấy mình sẽ là một mục tiêu dễ dàng hơn!
Chỉ việc nhìn ông ta không thôi cũng đủ làm nàng hoảng sợ đến nỗi nàng thấy khó thở rồi. Điện thoại tay đôi của nàng reo. Nó là một vật cứu mạng.
– Xin ông miễn cho tôi…
– Được!
Mike Slade đứng dấy một lúc nhìn nàng đăm đăm rồi quay lại bỏ đi mang theo chiếc bóng của ông ta, Mary gần muốn khóc vì khuây khoả, nàng nhấc điện thoại lên.
– Đây là Jerry David, Lãnh sự Công vụ. – Thưa bà Đại sứ, tôi rất tiếc đã quấy rầy bà, nhưng tôi ngại là tôi có một tin khủng khiếp cho bà đấy. – Chúng tôi vừa nhận được một phúc trình của cảnh sát rằng bác sĩ Louis Desforges đã bị sát hại.
Căn phòng bắt đầu quay cuồng.
– Ông… ông chắc chứ?
– Vâng, thưa bà. Ví của ông ấy được tìm thấy trên thân thể của ông ấy.
Những kỷ niệm thuộc bộ máy cảm giác vụt loé qua đầu óc nàng và một giọng trên điện thoại đang nói. – Đây là cảnh sát trưởng Munster. Chồng bà đã bị chết trong một vụ tai nạn ô tô. – Và tất cả những nỗi dau buồn cũ vụt quay trở lại đâm vào tim nàng, xé nát người nàng ra.
– Làm sao – sao việc ấy lại xảy ra? – Giọng nói của nàng nghẹn ngào.
– Ông ấy bị bắn chết.
– Họ có biết ai làm việc ấy không?
– Không, thưa bà. An ninh và Toà đại sứ Pháp đang điều tra.
Nàng thả ống nghe xuống, tâm trí và thân thể nàng rụng rời, nàng dựa lưng vào thành ghế nhìn đăm đăm lên trần nhà. Trên đấy có một vết nứt.
Mình phải sửa lại, – Mary nghĩ thế. – Chúng ta không được có những vết nứt trong Toà đại sứ của chúng ta. Có một vết nứt khác. Vết nứt ở khắp nơi.
Những vết nứt trong cuộc sống của chúng ta và khi nào có một vết nứt, những việc xấu xa lại xâm nhập vào. Edward chết. Louis chết. Nghĩ đến điều ấy, nàng không chịu nổi. Nàng tìm tòi những vết nứt khác. Mình không thể lại qua được cơn đau này đâu, Mary nghĩ thế. Ai muốn giết Louis nhỉ?
Câu trả lời đi liền ngay sau câu hỏi. “Mike Slade”. Louis đã khám phá ra rằng Slade đã cho Mary uống chất Arsen. Có lẽ Slade nghĩ rằng với cái chết của Louis, chẳng ai có bằng chứng nào chống lại ông ta cả.
Sự nhận thức bất thình lình làm nàng xúc động và tràn ngập tâm hồn nàng một sự kinh hoàng mới. “Bà đang nói chuyện với ai đấy? Bác sĩ Desforges”. Và có lẽ Mike biết rằng bác sĩ Desforges đã chết.
Nàng ở lại trong văn phòng nàng suốt ngày và đặt kế hoạch cho bước tiến kế tiếp của nàng. Mình sẽ không để cho ông ta đưa mình đi xa. Mình sẽ không để cho ông ta giết mình. Lòng nàng tràn đầy một cơn thịnh nộ mà nàng chưa từng biết trước kia. Nàng sẽ nói về bản thân nàng và con cái nàng. Và nàng sẽ tiêu diệt Mike Slade.
Mary lại gọi khẩn cấp đến Stanton Rogers.
– Tôi đã cho ông ấy biết bức điện của bà, thưa bà Đại sứ. Ông ấy sẽ trả lời bà càng sớm càng tốt.
Nàng không thể nào bình tĩnh được để chấp nhận cái chết của Louis. Ông ấy thật nồng nàn, thật dịu dàng và giờ đây ông đang nằm bất động trong một nhà xác nào đấy. Nếu mình đã về lại Kansas, Mary buồn rầu nghĩ, Hôm nay Louis sẽ vẫn còn sống.
– Thưa bà Đại sứ…
Mary nhìn lên. Dorothy Stone đang chìa ra cho nàng một phong bì.
– Nhân viên bảo vệ ở cổng nhờ tôi chuyển cho bà cái này. Hắn nói rằng nó đã được một cậu bé chuyển đến.
Chiếc phong bì ghi “Thư riêng, chỉ riêng bà Đại sứ xem”.
Mary xé phong bì. Bức thư có những dòng chữ in viết tay gọn gàng.
“Bà Đại sứ thân mến,
HÃY HƯỞNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA BÀ TRÊN MẶT ĐẤT”.
Nó được ký tên “Angel”
Lại một chiến thuật nhát ma nữa của Mike Slade, Mary nghĩ thế – Không thành công đâu. Mình sẽ tránh hắn thật kỹ.
Đại tá Mc Kinney chăm chú nhìn bức thư.
– Ông lắc đầu.
– Ngoài ấy có nhiều người bệnh đấy – ông ngẩng đầu nhìn Mary.
– Theo chương trình chiều nay, bà phải có mặt tại buổi lễ khởi công xây dựng một thư viện mới nữa. Tôi sẽ huỷ bỏ và…
– Không.
– Bà Đại sứ, thật quá nguy hiểm cho bà…
– Tôi sẽ an toàn thôi.
Bây giờ nàng đã biết sự nguy hiểm đang nằm ở đâu và nàng đã có kế hoạch để tránh nó.
– Mike Slade đâu? – Nàng hỏi.
– Ông ta đang họp ở Toà đại sứ Úc.
– Xin vui lòng nhắn với ông ta rằng tôi muốn gặp ông ta ngay.
– Bà muốn nói chuyện với tôi à? – giọng của Mike Slade vô tình.
– Vâng. Có một việc tôi muốn ông làm đây.
– Tôi đang đợi lệnh của bà dây.
Giọng giễu cợt của ông ta như một cái tát.
– Tôi đã nhận được một cú điện thoại của một người muốn đào thoát.
– Ai đấy?
Nàng không có ý định nào cho ông ta biết cả. Ông ta sẽ phản bội cô gái.
– Điều ấy không? quan trọng. Tôi muốn ông đưa người ấy đến đây.
Mike cau mày.
– Đấy có phải là người mà người Rumani muốn bắt giữ không?
– Vâng.
– À, điều này có thể đưa đến nhiều…
Nàng cắt ngang.
– Tôi muốn ông đến quán trọ Roscow tại Moldavia và đưa cô ấy đến đây!
Ông ta bắt đầu biện luận cho đến khi ông ta nhìn thấy vẻ mặt của nàng. – Nếu đấy là điểu bà muốn, tôi sẽ nói…
– Không. – Giọng của Mary như thép. – Tôi muốn ông đi. Tôi sẽ cho hai người đi với ông.
Cùng đi với Gunny và một người lính thuỷ quân lục chiến khác, Mike sẽ không thể nào giở trò gì cả. Nàng đã nói Gunny đừng để Mike Slade rời khỏi tầm mắt.
Mike nhìn Mary chằm chằm, bối rối.
– Tôi có một chương trình gồm nhiều việc. Có lẽ ngày mai sẽ…
– Tôi muốn ông đi ngay cho. Gunny đang đợi trong văn phòng ông đấy. Ông phải đưa kẻ đào thoát về đây cho tôi. – Giọng của nàng không còn chừa chỗ nào để biện luận cả.
Mike chậm rãi gật đầu.
– Được rồi!
Mary nhìn ông ta với một cảm giác nhẹ nhõm thật khẩn trương đến nỗi nàng cảm thấy choáng váng. Với việc Mike khỏi gây trở ngại, nàng sẽ được an toàn.
Nàng quay sổ của đại tá Mc Kinney.
– Chiều nay tôi sẽ tiếp tục với buổi lễ, – nàng báo cho ông biết.
– Tôi nhất mực khuyên bà không nên đi, bà Đại sứ ạ. Tại sao bà cứ muốn lộ diện với sự nguy hiểm không cần thiết khi…
– Tôi chẳng có sự chọn lựa nào khác. Tôi đại diện cho quốc gia chúng ta. Tôi sẽ ra sao nếu cứ trốn trong tủ mỗi lần có ai đấy de doạ mạng sống của tôi chứ? Nếu tôi làm điều ấy một lần, tôi sẽ không bao giờ có thể ló mặt ra nữa. Khi đó tôi có thể về nước được rồi đấy. Và đại tá ạ, tôi chẳng có ý định nào về nước cả.
Chú thích:
(1) Tiếng Tây Ban Nha: Thưa ông đi đâu ạ?
(2) Tiếng Tây Ban Nha: Sân bay

Bình luận
× sticky