Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thiên Nga Đen

Chương 1: Thời Gian Học Việc Của Một Người Theo Chủ Nghĩa Hoài Nghi Thực Nghiệm

Tác giả: Nassim Nicholas Taleb
Thể loại: Kinh Tế - Quản Lý
Chọn tập

GIẢI PHẪU HIỆN TƯỢNG THIÊN NGA ĐEN ■ BỘ BA MỜ ĐỤC ■ ĐỌC SÁCH TỪ SAU RA TRƯỚC ■ KÍNH CHIẾU HẬU ■ MỌI THỨ TRỞ NÊN DỄ GIẢI THÍCH ■ LUÔN TRÒ CHUYỆN (CẨN TRỌNG) VỚI TÀI XẾ ■ LỊCH SỬ KHÔNG LÊ TỪNG BƯỚC MÀ SẢI NHỮNG BƯỚC DÀI ■ “THẬT BẤT NGỜ” ■ NGỦ SUỐT MƯỜI HAI TIẾNG

Đây không phải là một cuốn tự truyện nên tôi sẽ bỏ qua mấy cảnh chiến tranh. Thật ra, dù nó là một cuốn tự truyện thì tôi vẫn lược bỏ các cảnh chiến tranh. Tôi không thể cạnh tranh với phim ảnh cũng như những cuốn ký sự phiêu lưu mạo hiểm vốn hoàn hảo còn hơn chính bản thân mình, vì thế, sẽ tận dụng các “món đặc sản” của mình – chuyên môn về sự tình cờ và bất định.

Hơn một nghìn năm nay, vùng duyên hải phía Đông Địa Trung Hải – vốn được biết đến với tên gọi Syria Libanensis hay Mount Li-băng – là nơi định cư của ít nhất hàng chục giáo phái, chủng tộc và tín ngưỡng khác nhau, cứ như có phép màu vậy. Nơi này tập trung nhiều thành phố lớn thuộc vùng bờ Đông Địa Trung Hải (gọi là vùng Cận Đông), nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác nằm sâu trong đất liền thuộc vùng Cận Đông (ở những vùng đồi núi hiểm trở, việc di chuyển bằng đường thủy sẽ dễ dàng hơn so với đường bộ). Các thành phố vùng Cận Đông này như được sinh ra cho hoạt động thương nghiệp sầm uất; mọi người trao đổi buôn bán với nhau theo các điều khoản rõ ràng, duy trì được một nền hòa bình có lợi cho thương nghiệp, đồng thời thiết lập quan hệ với các cộng đồng khác. Trong suốt mười thế kỷ chung sống hòa bình này, đôi khi trong nội bộ cộng đồng người Hồi giáo và Thiên Chúa giáo chỉ xảy ra những xích mích nhỏ, nhưng ít khi có xung đột nghiêm trọng giữa hai giáo phái này. Nếu hầu hết các thành phố trọng thương này đều theo văn hóa Hy Lạp thì các vùng đồi núi lại là nơi cư ngụ của những giáo phái thiểu số, vốn được cho là đang trốn chạy khỏi cộng đồng Hồi giáo và La Mã Phương Đông chính thống. Địa hình núi non hiểm trở chính là nơi trú ngụ lý tưởng khỏi các giáo phái chính thống, ngoại trừ khả năng rằng kẻ thù của bạn lại là một cộng đồng khác đang tìm kiếm nơi trú ngụ giống như bạn. Sự đa dạng của các nền văn hóa và tôn giáo ở đây là bằng chứng cho khái niệm “chung sống”: các tộc người Thiên Chúa giáo (giáo phái Marôn, người Ac-mê-ni, người La Mã Phương Đông chính thống vùng Hy Lạp-Syria, thậm chí cả tín đồ Công Giáo La Mã Phương Đông cùng với một nhóm nhỏ người Công giáo La Mã đến từ vùng Crusades); Hồi giáo (Shiite và Sunni), giáo phái Druze và một nhóm nhỏ người Do Thái. Có một điều hiển nhiên là mọi người ở đó đều học cách trở nên bao dung; tôi chợt nhớ lại cách chúng ta được giáo dục tại trường rằng xã hội của mình văn minh và tiên tiến hơn nhiều so với những cộng đồng vùng Balkan, nơi người dân địa phương không chỉ lười tắm rửa mà còn là nạn nhân của các cuộc chiến mang tính bè phái. Ở đây, mọi thứ có vẻ như trong trạng thái cân bằng, mở ra khuynh hướng lịch sử hướng tới sự bao dung và những gì tốt đẹp hơn. Hai cụm từ thăng bằng và cân bằng thường xuyên được nhắc đến.

Dòng họ nội ngoại tôi đều xuất thân từ cộng đồng Hy Lạp-Syria, vùng dân cư heo hút nhất của đế quốc La Mã Phương Đông nằm ở Bắc Syria, gồm cả Li băng ngày nay. Nên nhớ rằng, trong ngôn ngữ của mình, người La Mã Phương Đông tự nhận mình là “Người La Mã”. Chúng tôi xuất thân từ vùng chuyên canh cây ô-liu nằm ở chân núi Li băng. Ở đây, trong trận đánh nổi tiếng Amioun – tên ngôi làng của tổ tiên – chúng tôi đã đánh đuổi người Thiên Chúa giáo Ma-rôn vào vùng đồi núi này. Kể từ sau cuộc xâm lăng của người Ả Rập vào thế kỷ thứ bảy, chúng tôi luôn sống trong hòa bình, thịnh vượng với người Hồi giáo, tuy thỉnh thoảng cũng có vài hành động quấy nhiễu của người Thiên Chúa giáo Marôn vùng núi Li băng. Do thỏa hiệp nào đó giữa các nhà cầm quyền Ả Rập và Đế quốc La Mã Phương Đông mà chúng tôi phải đóng thuế cho cả hai, nhưng đổi lại, được cả hai bảo vệ. Nhờ đó, chúng tôi sống trong hòa bình hơn một nghìn năm qua và gần như không có cuộc chiến đổ máu nào: khó khăn chỉ thật sự đến từ những đội quân thập tự chinh sau này chứ không phải từ người Ả Rập theo đạo Hồi. Người Ả Rập – vốn dường như chỉ quan tâm đến chiến tranh (và thơ văn) – và đế chế Ottoman của người Thổ (Ottoman Turks) sau này – vốn cũng chỉ quan tâm đến chiến tranh (và hưởng lạc) – đã khiến cho chúng tôi không mặn mà gì trong việc theo đuổi thương mại cũng như để lại một phạm vi kiến thức ít nguy hiểm hơn (như việc giải thích các nội dung từ tiếng Xy-ri và Hy Lạp).

Dù theo một tiêu chuẩn nào đi nữa thì đất nước với tên gọi Li băng – đất nước mà đột nhiên chúng tôi cảm thấy mình là một phần của nó sau khi đế chế Ottoman sụp đổ vào đầu thế kỷ 20 – có vẻ là một thiên đường vững chãi, dù cũng có những lúc bị gián đoạn dưới sự thống trị của người Thiên Chúa giáo. Trong một ví dụ kinh điển về trạng thái tư duy tĩnh, không ai xem trọng những khác biệt về tỷ lệ sinh đẻ giữa các cộng đồng, và người ta kết luận rằng cộng đồng người Thiên Chúa giáo sẽ mãi trường tồn. Người dân Cận Đông đã được công nhận là công dân La Mã – điều cho phép Saint Paul, một người Xy-ri, có thể đi lại tự do trong thế giới cổ đại. Con người luôn cảm thấy có liên quan với những gì họ cho là xứng đáng; nơi này trở nên rộng mở với thế giới bên ngoài nhờ vào lối sống sành điệu, nền kinh tế thịnh vượng, thời tiết ôn hòa như ở California và những đỉnh núi tuyết phủ trắng xóa nhô ra khỏi vùng Địa Trung Hải. Đây là nơi thu hút hàng loạt gián điệp (từ cả Xô Viết lẫn phương Tây), gái điếm (tóc vàng), nhà văn, nhà thơ, tội phạm buôn ma túy, nhà thám hiểm, đám nghiện cờ bạc, vận động viên quần vợt, du khách mùa trượt tuyết và thương gia – tất cả mọi nghề nghiệp có thể bổ sung cho nhau. Nhiều người hành động như thể họ đang sống trong một bộ phim James Bond xa xưa hay thời mà những kẻ ăn chơi chỉ biết nhậu nhẹt, hút chích và gắng sức làm quen với những thợ may lành nghề thay vì đến phòng tập thể dục.

Đặc điểm chính của thiên đường là đây: cánh tài xế được cho là cư xử lịch sự (dù theo tôi nhớ, họ chẳng hề lịch sự với tôi). Đúng thế, với nhận thức muộn màng, nơi này chỉ còn là thiên đường trong trí nhớ của mọi người mà thôi.

Ngày ấy, tôi còn quá trẻ để nếm trải những lạc thú của thiên đường này trước khi trở thành một tư tưởng gia nổi loạn và chẳng lâu sau, hình thành cho mình một sở thích khổ hạnh – phản đối xu hướng phô trương và dị ứng với thứ văn hóa theo đuổi sự xa hoa và nỗi ám ảnh về những thứ liên quan đến tiền bạc ở xứ Cận Đông này.

Thời niên thiếu, tôi luôn mong có ngày được dọn đến sống tại thủ đô, nơi có ít người kiểu như James Bond lảng vảng xung quanh. Và tôi vẫn còn nhớ có một điều gì đó đặc biệt ở bầu không khí tri thức nơi đây. Tôi theo học trung học tại một trường Pháp, một trong những trường thành công nhất, cho dù chỉ trong lĩnh vực đào tạo ngôn ngữ Pháp. Ở đó, tiếng Pháp được nói với một sự trong sáng nhất định: tương tự như nước Nga thời kỳ trước cách mạng, khi người Thiên Chúa giáo vùng Cận Đông và tầng lớp quý tộc Do Thái (từ Istanbul đến Alexandria) nói và viết thứ tiếng Pháp trang trọng, một ngôn ngữ thể hiện sự cao quý của mình. Những học sinh con nhà quý tộc sẽ học ở Pháp, như ông nội tôi (năm 1912) và ông ngoại tôi (năm 1929). Từ hai ngàn năm trước, do được thừa hưởng một năng khiếu ngôn ngữ xuất chúng, tầng lớp quý tộc vùng Cận Đông đã viết bằng tiếng Hy Lạp chứ không phải tiếng Xy-ri bản địa. (Kinh Tân Ước được viết bằng thứ tiếng Hy Lạp xấu của tầng lớp quý tộc ở thủ đô, Antioch, khiến Nietzche phải thốt lên rằng “Chúa nói thứ tiếng Hy Lạp xấu.”). Và, sau khi nền văn minh Hy Lạp cổ đi xuống, họ chọn tiếng Ả Rập. Chính vì thế, nơi này không chỉ được xem là “thiên đường” mà còn là điểm giao thoa kỳ diệu của hai nền văn hóa Đông-Tây.

Nét đặc biệt của tôi được hình thành ở tuổi 15, khi bị tống giam với tội danh tấn công cảnh sát bằng một thanh xi măng trong cuộc bạo động của sinh viên – một cuộc xung đột với sự chia rẽ lạ lùng kể từ thời ông tôi theo học tại đây giữa Bộ trưởng Bộ Nội vụ và người ký lệnh dẹp tan cuộc bạo loạn ấy. Một người tham gia bạo loạn đã bị bắn chết khi viên cảnh sát – người bị ném đá vào đầu – đã hoảng loạn nã đạn vào chúng tôi. Tôi còn nhớ mình là trung tâm của cuộc bạo loạn và cảm thấy vô cùng hả hê khi bị bắt trong khi các bạn của tôi lại sợ cảnh tù tội cũng như sợ các bậc phụ huynh biết chuyện. Chúng tôi đã khiến chính quyền sợ đến nỗi phải xá tội cho mình.

Dĩ nhiên, có một số lợi ích khi được chứng tỏ khả năng hành động theo những gì mình nghĩ và không hề nao núng để tránh “đụng chạm” hay làm phiền người khác. Tôi đang trong cơn thịnh nộ và chẳng cần quan tâm đến những gì mà cha mẹ (và ông nội) sẽ nghĩ gì về mình. Điều này khiến họ có vẻ sợ tôi, vì thế, tôi không thể chùn lại, hay thậm chí chớp mắt. Nếu giấu giếm việc mình tham gia vào cuộc bạo động (như nhiều người khác) mà chẳng may bị phát hiện thay vì công khai đấu tranh, tôi chắc rằng mình sẽ bị đối xử như một đứa con lạc loài. Việc làm đó là một cách công khai quyền hành động, cũng giống như một người khi mặc các bộ trang phục kỳ quặc – thứ mà các nhà kinh tế và khoa học xã hội gọi là “dấu hiệu rẻ tiền”- đồng thời, nó còn chứng tỏ tư thế sẵn sàng để biến niềm tin thành hành động.

Chú tôi không mấy bận tâm đến những quan điểm chính trị của tôi (bởi chúng thường đến rồi đi); nhưng ông cảm thấy bị xúc phạm trước việc tôi dùng những quan điểm chính trị đó làm lý do cho việc ăn mặc luộm thuộm. Đối với ông, việc cư xử không phải phép với thành viên gần gũi trong gia đình là một sự xúc phạm nghiêm trọng.

Việc mọi người biết tôi bị giam cũng là một thuận lợi lớn: nó giúp tôi tránh được những dấu hiệu nổi loạn thường thấy ở đám trẻ đồng lứa. Tôi khám phá ra rằng, bạn sẽ có sức ảnh hưởng lớn hơn khi hành động như một người tốt và hãy “biết điều” nếu muốn chứng tỏ mình sẵn sàng làm nhiều điều chứ không phải chỉ có nói suông. Đôi khi, trong những tình huống ít ngờ nhất nhưng hoàn toàn có thể biện minh được, bạn có đủ sức để trở thành người có lòng trắc ẩn, dễ dãi và lịch thiệp khi kiện ai đó ra tòa hay tấn công kẻ thù chỉ để chứng tỏ rằng mình nói được làm được.

“Thiên đường” Li băng bỗng nhiên biến mất sau vài quả đạn cối. Vài tháng sau sự kiện tôi bị tống giam, sau gần mười ba thế kỷ chung sống hòa bình giữa các dân tộc, một Thiên Nga Đen – không biết từ đâu xuất hiện – đã biến thiên đường ấy thành địa ngục. Một cuộc nội chiến ác liệt diễn ra giữa người Thiên Chúa giáo và người Hồi giáo với sự giúp sức của người Palestine tị nạn. Cuộc chiến hết sức thảm khốc khi vùng giao tranh đều nằm trong trung tâm thành phố và hầu hết các trận đánh đều diễn ra tại khu vực đông dân cư (trường học của tôi cũng chỉ cách vùng chiến sự vài trăm feet). Chiến tranh kéo dài hơn 15 năm. Tôi sẽ không miêu tả nhiều về cuộc chiến này. Có lẽ việc phát minh ra súng và các loại vũ khí có sức công phá lớn khác đã biến những gì vốn chỉ được xem là tình trạng căng thẳng vào thời đại của dao kiếm thành cuộc chiến ăn miếng trả miếng không thể kiểm soát được.

Bên cạnh sự tàn phá về vật chất (vốn dễ đi ngược với lợi ích của một số nhà thầu chiến tranh, các chính trị gia tham nhũng và những kẻ ngây thơ nắm giữ trái phiếu), chiến tranh đã lấy đi gần hết vẻ bề ngoài tinh tế – thứ đã khiến những thành phố Cận Đông trở thành trung tâm vĩ đại của tinh hoa tri thức liên tục suốt ba ngàn năm. Người Thiên Chúa giáo đã bỏ đi từ thời Ottoman, đến phương Tây, lấy họ phương Tây và hòa tan vào xã hội ấy. Cuộc di cư đó không ngừng tăng tốc. Số lượng những người có học thức còn lại giảm xuống dưới mức báo động. Khu vực này đột nhiên trở nên rỗng tuếch. Nạn chảy máu chất xám nghiêm trọng đến mức không thể cứu vãn được và một số tinh hoa tri thức cổ xưa có lẽ sẽ vĩnh viễn mất đi.

Lần tới, khi nhà bạn bị mất điện, hãy nhìn lên trời để tìm nguồn an ủi. Bạn sẽ không nhận ra nó. Trong chiến tranh, Beirut thường xuyên bị ngắt điện. Trước khi người dân tự trang bị máy phát điện, cả một vùng trời đêm trong vắt vì không bị ô nhiễm ánh sáng. Đó là khu vực xa vùng chiến sự nhất của thành phố. Người dân không có tivi bèn lái xe đi xem những tia sáng bắn lên từ các cuộc giao chiến trong đêm. Có vẻ họ thích cái nguy hiểm bị nổ tan tành vì bom đạn hơn là chán nản ngồi nhà trong đêm tối.

Vì vậy, bạn có thể ngắm các vì sao thật rõ. Ở trường trung học, người ta dạy tôi rằng các hành tinh đều ở một trạng thái gọi là cân bằng, cho nên không cần lo sợ vào một ngày nào đó, các vì sao sẽ bất ngờ đâm sầm vào hành tinh chúng ta. Với tôi, điều đó giống như những câu chuyện chúng ta được nghe về “sự vững chãi phi thường về lịch sử” của Li băng. Chính cái ý tưởng về sự cân bằng mà nhiều người vẫn nghĩ đó khiến tôi băn khoăn. Tôi ngắm nhìn những chòm sao trên trời và không biết phải tin vào điều gì.

Lịch sử luôn mơ hồ. Bạn nhìn thấy những gì hiện ra từ cỗ máy vận hành lịch sử, chứ không phải kịch bản của các sự kiện diễn ra. Do không thể nhìn thấy những gì bên trong chiếc hộp, không biết cơ chế hoạt động của nó thì dĩ nhiên hiểu biết của bạn về các sự kiện không tránh khỏi thiếu sót. Cái mà tôi gọi là cỗ máy vận hành các sự kiện lịch sử hoàn toàn khác với bản thân những sự kiện ấy, cũng giống như không thể chỉ dựa vào hành động của thần linh mà biết được họ đang nghĩ gì. Bạn rất có thể bị những ý định của họ đánh lừa.

Sự tách biệt này cũng giống như sự khác biệt giữa những thức ăn bày trên bàn mà bạn thấy ở nhà hàng với quy trình chế biến trong nhà bếp. (Lần cuối khi dùng bữa tại một nhà hàng Trung Quốc ở đường Canal trong trung tâm Manhattan, tôi nhìn thấy một con chuột chạy ra từ nhà bếp).

Khi nói đến lịch sử, bộ não con người mang ba chứng bệnh – thứ mà tôi gọi là bộ ba mờ đục. Chúng gồm:

a. ảo tưởng về sự hiểu biết, hay cách mọi người nghĩ rằng mình biết những gì đang diễn ra trên thế giới này trong khi chúng phức tạp (hay ngẫu nhiên) hơn rất nhiều so với khả năng thực của mình.

b. sự bóp méo khi truy hồi về quá khứ, hay cách chúng ta hiểu được vấn đề chỉ sau khi nó xảy ra, như thể nó nằm trong chiếc gương chiếu hậu (lịch sử có vẻ rõ ràng và “ngăn nắp” trong sách vở hơn so với trải nghiệm thực tế.

c. sự đánh giá quá cao thông tin có thật cùng với sự cản trở của những người có học thức và có thẩm quyền, nhất là là khi tạo ra các phạm trù – khi “Plato hóa”!

Nhánh đầu tiên của bộ ba này chính là bệnh lý tư tưởng cho rằng thế giới mà chúng ta đang sống dễ hiểu, dễ giải thích và do đó dễ dự đoán hơn bản chất thực của nó.

Người lớn thường nói với tôi rằng chiến tranh sẽ kết thúc “trong nay mai”, dù trên thực tế nó kéo dài gần mười bảy năm. Họ tỏ ra khá tự tin với những dự báo về thời gian của cuộc chiến, cũng giống như nhiều người đang tạm trú tại khách sạn hay khu tạm cư ở Đảo Síp, Hy Lạp, Pháp và nhiều nơi khác chờ chiến tranh kết thúc. Một ông chú thường kể cho tôi nghe rằng, khi đến tị nạn ở Li băng khoảng chừng ba mươi năm trước, những người Palestin chỉ xem nơi này là giải pháp rất tình thế (nhưng sau sáu thập kỷ, hầu hết những người còn sống đều vẫn ở đó). Tuy nhiên, khi được hỏi liệu cuộc xung đột của chúng ta có diễn ra theo chiều hướng tương tự không, ông chú đáp: “Không, dĩ nhiên là không. Nơi này hoàn toàn khác và luôn như thế”. Không hiểu sao, những gì chú tôi phát hiện ở người khác có vẻ như chẳng được áp dụng với chính mình.

Sự mù tịt về thời gian trong cộng đồng những người tị nạn tuổi trung niên này giống như một căn bệnh truyền nhiễm. Sau này, khi quyết định tránh xa nỗi ám ảnh của những người tị nạn (nguồn cội này đã ăn sâu vào tính cách của họ), tôi nghiên cứu nền văn học của họ, đúng ra là để tránh cái bẫy của nỗi niềm hoài cổ có sức chi phối và ám ảnh cao. Những người tị nạn này có vẻ như đã trở thành tù nhân của chính ký ức về quá khứ tươi đẹp, yên bình – họ ngồi lại cùng nhau, cùng các tù nhân khác của quá khứ, nói về đất nước xa xưa, thưởng thức những món ăn truyền thống trong bầu không khí của nền âm nhạc dân tộc. Họ luôn có những ý nghĩ phản thực trong đầu, tạo ra nhiều kịch bản thay thế mà lẽ ra đã có thể giúp ngăn chặn những sự chia cắt trong lịch sử, chẳng hạn như “nếu người Shad không đưa gã bất tài này lên làm thủ tướng thì giờ đây chúng ta vẫn đang ở quê hương của mình”. Có vẻ như sự biến động lịch sử đó xuất phát từ một nguyên nhân cụ thể, và hẳn con người có thể tránh được thảm họa đó nếu loại bỏ được nguyên nhân cụ thể kia. Vì thế, giờ đây, khi gặp bất cứ một người tị nạn nào, tôi đều tìm cách dò hỏi thông tin về hành vi của họ trong quãng thời gian tị nạn. Hầu như tất cả đều hành xử theo cùng một cách.

Người ta cũng nghe vô số câu chuyện về người dân Cuba với những chiếc vali còn vơi phân nửa, những người chuẩn bị cho hành trình tị nạn đến Miami trong thập niên 60 chỉ để ở tạm “vài ngày” sau khi chính quyền Castro được thiết lập. Tương tự, nhiều người Iran tị nạn đến Paris hay Luân Đôn để lẩn tránh nhà nước Cộng hòa Hồi giáo mới ra đời năm 1978 cứ nghĩ chuyến đi của mình chỉ là một kỳ nghỉ ngắn ngày. Thế rồi, sau hơn một phần tư thế kỷ, chỉ còn một vài người mong chờ ngày trở về. Nhiều người Nga rời Tổ quốc đến Berlin năm 1917 – ví dụ như nhà văn Vladimir Nabokov – tưởng như được trở về cố quốc sau một thời gian ngắn, trong khi bản thân nhà văn thiên tài này đã sống cả đời trong những ngôi nhà tạm bợ, sang trọng có, tồi tàn có, cho đến khi qua đời tại khách sạn Montreux Palace, Lake Geneva.

Dĩ nhiên, có một mơ tưởng nào đó trong số các lỗi dự báo này, sự hy vọng mù quáng, nhưng cũng có cả vấn đề về kiến thức nữa. Rõ ràng, người ta không thể dự đoán được nguyên nhân gây ra xung đột của người Li băng, tuy nhiên, cách mà mọi người tranh luận khi nghiên cứu những sự kiện này lại khẳng định một điều rằng: hầu hết những ai quan tâm đều có vẻ như tin chắc rằng họ hiểu được điều gì đang diễn ra. Mỗi ngày trôi qua mang đến những sự kiện hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của họ, nhưng họ lại không nhận ra rằng chúng không phải là thứ mình đã dự đoán. Phần lớn những gì đã xảy ra đều được cho là hoàn toàn điên rồ so với quá khứ. Tuy nhiên, sau đó, có vẻ như không còn ai cho nó là điên rồ nữa. Chính sự hợp lý khi nhìn lại quá khứ này là nguyên nhân gây ra thái độ xem thường tính khan hiếm và khả năng hình thành ý niệm về sự kiện đó. Sau này, tôi cũng được chứng kiến chính sự ảo tưởng về hiểu biết này trong kinh doanh và các thị trường tài chính.

Sau này, trong quá trình hình thành ý tưởng cho khái niệm về những biến cố ngẫu nhiên dựa trên những sự kiện đã xảy ra trong thời chiến, tôi có một ấn tượng rất sâu sắc rằng bộ não của chúng ta là những cỗ máy giải thích rất tuyệt vời, có khả năng hiểu được hầu hết mọi thứ, có thể đưa ra lời giải thích về bản chất của mọi hiện tượng, và thường không chấp nhận khái niệm về khả năng không thể dự đoán. Những biến cố này đều không thể lý giải được, nhưng những người thông minh thì nghĩ rằng mình có thể đưa ra lời lý giải thuyết phục cho những sự kiện đó – sau khi chúng xảy ra. Hơn nữa, người đó càng thông minh thì lời giải thích càng hợp lý. Điều đáng lo ngại hơn chính là tất cả những niềm tin và ghi chép này đều gắn kết với nhau một cách hợp lý và hầu như không có tuyên bố trái chiều nào.

Rời khỏi nơi có tên gọi Li băng khi còn là một thiếu niên, nhưng vì khá nhiều bà con, bạn bè còn sống ở đó nên tôi vẫn thường xuyên về thăm, nhất là trong thời chiến. Chiến tranh không diễn ra liên tục: có những giai đoạn ngắt quãng bởi các giải pháp “lâu dài”. Tôi cảm thấy mình trở nên gần gụi hơn với nguồn cội vào những thời khắc khó khăn và được thôi thúc trở về để giúp đỡ những người ở lại đang tuyệt vọng khi mọi người liên tục khăn gói ra đi đồng thời ganh tị với những kẻ cơ hội đã dứt áo ra đi để tìm kiếm sự an toàn cho bản thân cùng tài sản của mình và chỉ trở về thăm quê vào những dịp khi chiến sự yên ắng như thế này. Tôi không tài nào nghiên cứu hay sáng tác được trong thời gian sống ngoài lãnh thổ Li băng, khi đồng bào của mình đang ngã xuống, nhưng trái lại, khi ở trong lòng Li băng, tôi không còn bị chi phối bởi điều đó và có thể theo đuổi niềm đam mê tri thức của mình mà không cảm thấy cắn rứt lương tâm. Thật thú vị, trong những thời khắc như thế, người dân lại tiệc tùng rình rang hơn, sống xa hoa hơn, và điều này càng thôi thúc người ta về quê, ngay cả khi có chiến sự.

Có một vài câu hỏi khó. Làm thế nào người ta có thể dự đoán được cộng đồng dân cư vốn là hình mẫu về sự bao dung lại trở thành những kẻ man rợ nhất chỉ sau một đêm? Vì sao lại có sự thay đổi đột ngột đến vậy? Ban đầu, tôi cho rằng có lẽ cuộc chiến tại Li băng hoàn toàn không thể dự đoán được, không như những cuộc xung đột khác, và rằng Cận Đông là một tộc người quá phức tạp nên không thể hiểu thấu được, về sau, khi bất đầu phân tích những biến cố lớn trong lịch sử, tôi dần nhận ra rằng sự bất thường của họ không phải là một thuộc tính mang tính bản địa.

Xứ Cận Đông giống như một nơi sản xuất hàng loát các biến cố có tính lôgic mà không ai thấy được dấu hiệu xuất hiện của chúng. Ai đã từng dự đoán được Thiên Chúa giáo sẽ trở thành tôn giáo thống trị vùng Địa Trung Hải, và sau này là cả thế giới phương Tây? Những nhà ghi chép sử sách của đế quốc La Mã thời ấy cũng không có dòng nào nói về tôn giáo mới này – các sử gia nghiên cứu Thiên Chúa giáo cũng gặp khó khăn khi không tìm thấy sử liệu về thời này. Rõ ràng, ít có vị chức sắc đức cao vọng trọng nào thời ấy chịu cân nhắc ý kiến của một người Do Thái dị giáo đủ nghiêm túc để nghĩ rằng mình sẽ để lại dấu tích gì đó cho con cháu đời sau. Chúng ta chỉ có một nguồn sử liệu để tham khảo về Đức Chúa thành Nazareth – cuốn Những cuộc chiến tranh của người Do Thái (The Jewish Wars) của Josephus – mà bản thân nguồn tham khảo này cũng bị nghi ngờ là đã được thêm thắt bởi một người chép kinh sùng đạo. Thế còn việc có một tôn giáo cạnh tranh xuất hiện sau đó 7 thế kỷ thì sao; ai đã từng dự đoán được một nhóm ky sĩ lại có thể mở rộng đế chế và Luật Hồi giáo của mình từ tiểu lục địa Ấn Độ đến tận Tây Ban Nha chỉ trong một vài năm? Xét về mức độ không thể dự đoán được, sự bành trướng của đạo Hồi vượt xa sự trỗi dậy của Thiên Chúa giáo, nhiều sử gia xem lại những ghi chép lịch sử và hoàn toàn bất ngờ trước sự thay đổi diễn ra quá chóng vánh đó. Đầu tiên là Georges Duby, người bày tỏ sự kinh ngạc trước việc không biết làm cách nào mà một nền văn hóa cổ Hy Lạp của tộc người Cận Đông với bề dầy gần 10 thế kỷ như thế lại bị xóa sổ chỉ bằng “một nhát gươm”. Về sau, Paul Veyne – người kế nhiệm ông tại Collège de France – đã nói một cách khéo léo về sự lan tỏa của tôn giáo như những “tác phẩm bán chạy” – một cách so sánh ám chỉ tính chất không thể dự đoán được. Những kiểu gián đoạn trong niên đại của các sự kiện này đã gây không ít khó khăn cho công việc của sử gia; ngay cả công trình nghiên cứu công phu nhất về quá khứ cũng không thể dạy bạn nhiều điều về bộ não của Lịch sử mà chỉ khiến bạn ảo tưởng rằng mình hiểu biết về Lịch sử.

Lịch sử và các xã hội không lê từng bước mà sải những bước dài. Chúng nhảy từ vết gãy này đến vết gãy khác nhưng hầu như chỉ gặp một vài trở ngại. Tuy nhiên, chúng ta (và các nhà sử học) lại thích tin vào quá trình phát triển cấp tiến nhỏ bé và có thể dự đoán được đó.

Và từ đó, tôi luôn tin rằng chúng ta chỉ là những cỗ máy vĩ đại chuyên nhìn về quá khứ, và rằng con người chỉ giỏi lừa dối chính mình. Thời gian trôi qua càng cũng cố niềm tin của tôi về sự bóp méo này.

Khi đến với chúng ta, các sự kiện đã bị bóp méo. Hãy phân tích bản chất của thông tin: trong số hàng triệu, hay thậm chí hàng nghìn tỷ những việc nhỏ bé xuất hiện tràn lan trước khi một biến cố xảy ra, hóa ra chỉ có một vài sự việc là có liên quan đến quá trình nhận thức của bạn về những gì đã xảy ra. Do trí nhớ bị giới hạn và được chắt lọc nên bạn có chiều hướng ghi nhớ những dữ liệu nào ăn khớp với các sự kiện sau này, trừ khi bạn là Funes trong truyện ngắn của Jorge Luis Borges, “Funes, Người cường ức” (Funes, the Memorions) – người không bao giờ quên và có vẻ như phải sống với gánh nặng chất đầy những thông tin chưa xử lý. (Và ông ta không thể sống thọ được).

Lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với sự bóp méo truy hồi về quá khứ như sau: Thời thơ ấu, tôi là một người ham mê đọc sách nhưng dễ thay đổi. Vào giai đoạn đầu của cuộc chiến, tôi nhốt mình trong một căn hầm, nơi mà cả thể xác lẫn tâm hồn mình đều hòa quyện với sách. Trường học đã bị đóng cửa và đạn cối dội xuống suốt ngày đêm. Thật chán không thể tưởng khi phải giam mình dưới hầm. Nhưng điều làm tôi lo lắng hơn cả chính là cách chống lại sự buồn chán và nên đọc thứ gì tiếp theo 6 – dù chuyện bị ép đọc do không có việc gì khác chẳng lấy gì làm thích thú so với việc đọc một cách tự nguyện. Tôi muốn trở thành một triết gia (và đến giờ vẫn thế), vì vậy, tôi nhận thấy mình cần phải đầu tư nghiêm túc vào việc học hỏi tư tưởng của những triết gia khác. Hoàn cảnh đã thôi thúc tôi nghiên cứu các ghi chép tổng quát và lý thuyết về chiến tranh và xung đột, cố gắng “bắt bài” Lịch sử và nắm bắt được quá trình vận hành của cỗ máy vĩ đại sản sinh ra các sự kiện này.

Thật đáng ngạc nhiên, cuốn sách có ảnh hướng lớn nhất đối với tôi không phải là tác phẩm của một người hoạt động trong lĩnh vực tư duy, mà được viết bởi một nhà báo: Willam Shirer's Berlin Diary: The Journal of a Foreign Correspondent, 1934-1941 (Tạm dịch: Nhật ký Berlin: Ghi chép của một phóng viên ngoại quốc, 1934-1941). Shirer là một phóng viên truyền thanh, nổi tiếng với tác phẩm The Rise and Fall of the Third Reich (Tạm dịch: Sự trỗi dậy và tan rã của Đệ Tam Quốc Xã, bản dịch tiếng Việt: Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ ba – nhà xuất bản Tri Thức ). Với tôi, cuốn nhật ký đã mang đến một góc nhìn khác lạ. Tôi đã đọc (và nghiên cứu) các tác phẩm của Hegel, Marx, Toynbee, Aron và Fichte về tính triết học của lịch sử, cũng như những thuộc tính của nó, và nghĩ rằng nhận thức của mình về khái niệm biện chứng còn mơ hồ vì cảm thấy còn có cái gì đó ở những lý thuyết này mà mình chưa hiểu được. Tôi không hiểu được nhiều, ngoại trừ việc lịch sử cũng có tính lôgic nhất định và những vật chất sinh ra từ mâu thuẫn (hay các dạng thức đối lập) theo chiều hướng đưa loài người lên các hình thái xã hội cao hơn – một dạng vật chất đó. Điều này rất giống với quá trình lý thuyết hóa đang diễn ra quanh tôi về cuộc chiến tại Li băng. Cho đến tận ngày nay, khi được bất cứ ai hỏi một câu hỏi buồn cười rằng cuốn sách nào đã “định hình tư tưởng của tôi”, tôi đều khiến họ ngạc nhiên khi trả lời rằng cuốn sách này đã dạy tôi (dù hết sức tình cờ) nhiều điều nhất về triết học và lịch sử lý thuyết – và, chúng ta sẽ thấy, nó còn dạy cả kiến thức về khoa học nữa, bởi tôi cũng học được sự khác nhau giữa các quy trình thuận và nghịch.

Bằng cách nào? Đơn giản thôi, nội dung cuốn nhật ký mô tả sự kiện ngay khi nó đang xảy ra chứ không phải sau đó. Tôi ở trong hầm và lịch sử đang diễn ra rành rành ngay phía trên đầu mình (âm thanh của những quả đạn cối khiến tôi trằn trọc suốt đêm). Tôi là một thiếu niên tham dự tang lễ của nhiều người bạn học. Tôi đang trải nghiệm một sự phô bày có thật (chứ không phải trên lý thuyết) của Lịch sử và đang đọc về một người hình như cũng đang trải nghiệm lịch sử khi nó xảy ra. Tôi cố hình dung trong đầu một bài diễn thuyết giống như phim về tương lai và nhận thấy bài thuyết trình này không được rõ ràng cho lắm. Tôi nhận ra rằng, nếu bắt đầu viết về các sự kiện (trong tương lai) dù sau đó, chúng lại có vẻ thuộc về lịch sử nhiều hơn. Có sự khác biệt giữa trước khi và sau khi.

Shirer viết cuốn nhật ký khi không biết điều gì sắp xảy ra, khi thông tin mà ông có trong tay không bị những kết quả xảy ra sau đó làm cho sai lệch. Có một vài nhận định sau đó thật sáng giá, đặc biệt là những nhận định liên quan đến niềm tin của người Pháp rằng Hitler chỉ là một hiện tượng nhất thời, điều này giải thích vì sao người Pháp đã không kịp chuẩn bị và nhanh chóng đầu hàng ngay sau đó. Chẳng bao giờ mức độ của sự tàn phá nghiêm trọng lại được coi là có thể chấp nhận được.

Trong khi trí nhớ của chúng ta rất thất thường thì một cuốn nhật ký ít nhiều có thể trực tiếp ghi lại những bằng chứng không thể chối cãi, do đó, cho phép cố định một quan điểm chưa được xem xét và sau này, giúp chúng ta nghiên cứu các sự kiện trong bối cảnh của nó. Một lần nữa, đây là phương pháp mô tả có chủ đích về sự kiện quan trọng, chứ không phải cách thực hiện sự kiện đó. Có vẻ như Shirer và các biên tập viên của ông đã giở trò gian lận, vì cuốn sách được xuất bản năm 1941, mà theo tôi được biết, các nhà xuất bản chỉ thực hiện công việc đưa câu chữ đến với công chúng thay vì mang đến một bức tranh chân thật về hệ thống tư duy của tác giả vốn thoát khỏi tác động của sự bóp méo khi truy hồi về quá khứ. (Từ “gian lận” ở đây theo tôi là việc loại bỏ các chi tiết không ăn nhập với những gì đã xảy ra, do đó đề cao những thứ có thể thu hút được sự quan tâm của công chúng. Quả thật, quá trình biên tập có thể có những bóp méo hết sức nghiêm trọng, đặc biệt khi tác giả được đánh giá là một “biên tập viên giỏi”). Mặc dù vậy, cuốn sách của Shirer đã giúp tôi có được trực giác về quá trình vận hành của lịch sử. Ai đó sẽ cho rằng những người sống từ giai đoạn đầu của Đệ Nhị Thế chiến sẽ có ý niệm mơ hồ rằng một sự kiện trọng đại nào đó sắp xảy ra. Hoàn toàn không có ai cả. 7

Cuốn nhận ký của Shirer trở thành một chương trình huấn luyện về động lực của tính bất định. Tôi từng muốn trở thành một triết gia dù lúc đó không biết hầu hết các triết gia chuyên nghiệp làm gì để sống. Nhưng chính mong muốn ấy đã dẫn tôi đến một quyết định mạo hiểm (đúng hơn là việc thực hành mạo hiểm về tính bất định) và đồng thời đến với các mục tiêu theo đuổi về toán học và khoa học.

Tôi xin giới thiệu nhánh thứ ba trong bộ ba mờ đục – tai họa của chuyện học hành – như sau. Tôi thường quan sát kỹ ông tôi – người từng giữ chức Bộ trưởng Bộ quốc phòng và sau này giữ chức Bộ trưởng Bộ nội vụ và Phó Thủ tướng vào những ngày đầu của cuộc chiến trước khi vai trò chính trị của ông trở nên suy yếu. Dù nắm giữ những vị trí quan trọng, nhưng có vẻ như ông không biết về những gì sắp xảy ra nhiều hơn so với Mikhail, tài xế riêng của mình. Tuy nhiên, khác với ông tôi, Mikhail thường lặp lại câu nói “Có Chúa mới biết” như một câu bình luận “cửa miệng” về các sự kiện, nhường lại việc hiểu về điều đó cho những người ở cấp cao hơn.

Tôi nhận thấy rằng những người thông minh và có hiểu biết không hề có lợi thế nào hơn so với cánh tài xế tắc-xi trong việc dự đoán, tuy nhiên, có một khác biệt rất quan trọng. Cánh tài xế tắc-xi tin rằng mình không hiểu biết nhiều bằng những người có học thức – quả thật, họ không phải chuyên gia, và họ biết điều đó. Không ai biết hết mọi thứ, tuy nhiên, những nhà tư tưởng siêu sao lại luôn nghĩ rằng mình biết nhiều hơn người khác bởi mình là những nhà tư tưởng thuộc hạng siêu sao, và nếu là thành viên của cộng đồng siêu sao thì tự nhiên bạn sẽ hiểu biết nhiều hơn những người không thuộc cộng đồng đó.

Không chỉ có giá trị của kiến thức, mà ngay cả giá trị của thông tin cũng bị hoài nghi. Tôi nhận thấy hầu hết mọi người đều biết đến những chi tiết nhỏ nhất của các sự kiện hiện nay. Sự chồng chéo tin tức giữa các tờ báo lớn đến mức càng đọc, bạn càng nắm được ít thông tin hơn. Tuy nhiên, mọi người lại tỏ ra hào hứng biết về các sự kiện, đến mức có thể đọc hết mọi ấn phẩm vừa ra lò hay nghe tất cả các kênh radio như thể đáp án vĩ đại sẽ được tiết lộ trong bản tin sắp tới. Mọi người trở thành những cuốn bách khoa toàn thư mang nội dung đại loại như: người này đã gặp những ai, chính trị gia nào đã nói chuyện với chính trị gia kia, nói những gì (và với giọng điệu như thế nào: “Có phải ông ta thân thiện hơn bình thường không?”) Nhưng tất thảy chẳng mang lại lợi ích nào cả.

Tôi cũng nhận thấy rằng trong cuộc chiến tại Li băng, cánh nhà báo tập hợp lại không nhất thiết để chia sẻ những ý tưởng tương đồng mà thường xoay quanh phạm vi các bài phân tích. Họ đặt các nhóm sự kiện tương đồng vào một mức độ quan trọng như nhau và chia thực tiễn thành nhiều danh mục – một lần nữa, đây là triệu chứng của căn bệnh lây nhiễm chủ nghĩa Plato hay niềm khát khao đưa thực tiễn vào những hình thù thô ráp. Cái mà Robert Fisk gọi là “nhà báo salon” (hotel journalism) càng làm cho căn bệnh thần kinh này thêm nghiêm trọng. Trong khi trước đây, cánh nhà báo cho rằng Li băng thuộc vùng Cận Đông hay vùng bờ Đông Địa Trung Hải dù đột nhiên bây giờ, nó lại là một bộ phận của Trung Đông, cứ như thể có ai đó đã chuyển cả thành phố về xứ Ả Rập Saudi đầy cát nóng này vậy. Còn đảo Síp nằm ở phía Bắc Li băng, cách ngôi làng của tôi chừng 60 dặm, nhưng thức ăn, nhà thờ và thói quen của người dân nơi đây gần như giống hệt làng tôi, lại đột nhiên trở thành một phần của châu Âu (dĩ nhiên, theo đó, cư dân bản địa của hai nơi này – Trung Đông mới và châu Âu mới – phải học cách thích nghi). Nếu trong quá khứ, vùng Địa Trung Hải và các vùng miền khác có sự khác biệt với nhau (ví dụ như dầu ô-liu và bơ) thì trong thập niên 70, sự khác biệt ấy được nâng lên thành sự khác biệt của châu Âu và các châu lục khác. Đạo Hồi giờ đây bị kẹt giữa một bên là châu Âu mới và một bên là Trung Đông mới, và người ta không biết xếp những người Thiên Chúa giáo (hay Do Thái) bản xứ nói tiếng Ả Rập vào nhóm nào. Trong xã hội loài người, việc phân chia theo phạm trù là cần thiết, nhưng nó sẽ trở nên vô lý nếu như quá cứng nhắc, ngăn cản con người xem xét sự mong manh của các ranh giới, như thế, chuyện chỉnh sửa lại các nhóm xem ra là điều không tưởng. Chính căn bệnh lây nhiễm kia là thủ phạm. Nếu có thể chọn ra được một trăm nhà báo có tư duy độc lập, có khả năng xem xét vấn đề này một cách tách bạch với vấn đề khác, bạn sẽ nhận được một trăm ý kiến khác nhau từ họ. Tuy nhiên, việc người ta làm báo theo một quy trình không cần động não này đã khiến cho tính đa chiều của ý kiến giảm đi một cách đáng kể – họ, cánh nhà báo, thống nhất ý tưởng và sử dụng những mẫu tin tương tự nhau để giải thích cho các sự kiện. Ví dụ, tạm thời không nhắc tới Li băng nữa, cánh nhà báo hiện nay đang chú ý đến “thập niên tám mươi ầm ĩ”, và cho rằng có điều gì đó thật khác biệt về thập niên này. Với cuộc khủng hoảng bong bóng Internet vào cuối thập niên 90, cánh nhà báo đã nhất trí xem các dấu hiệu chỉ thị điên khùng là lời giải thích cho chất lượng của những công ty vô giá trị mà ai cũng muốn sở hữu. 8

Nếu bạn muốn tìm hiểu ý nghĩa mà tôi muốn nói về sự tùy tiện trong việc phân chia theo phạm trù, hãy xem xét trường hợp của nền chính trị bị phân cực. Lần tới, khi người Sao Hỏa viếng thăm Trái Đất, hãy cố gắng giải thích cho anh ta hiểu vì sao những người ủng hộ việc phá thai lại không ủng hộ án tử hình. Hay, hãy cố gắng giải thích với anh ta là sao những người chấp nhận nạn phá thai, ủng hộ chính sách thuế cao nhưng lại không muốn có một quân đội hùng mạnh. Vì sao những người ủng hộ tự do tình dục lại chống quyền tự do kinh tế cá thể?

Tôi đã nhận thấy sự ngu xuẩn của tính bầy đàn ngay từ hồi còn trẻ. Khi các sự kiện biến chuyển theo một vòng quay khá buồn cười, trong cuộc nội chiếu ở Li băng, người Thiên Chúa giáo đã trở thành người ủng hộ thị trường tự do và hệ thống tư bản chủ nghĩa – cái mà một phóng viên gọi là “Phe Hữu”- còn người Hồi giáo lại đi theo chủ nghĩa xã hội, tiếp nhận sự hỗ trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa.

Cách tốt nhất để chứng minh tính tùy tiện của các phạm trù này và tác động truyền nhiễm của chúng chính là ghi nhớ xem những hình thái bầy đàn này đã đảo chiều bao nhiêu lần trong lịch sử. Ngày nay, sự liên minh giữa những người Thiên Chúa giáo chính thống và các nhà vận động hành lang Israel hẳn sẽ gây hoang mang cho giới trí thức của thế kỷ 19 – Người Thiên Chúa từng chống lại người Semite (thành viên nhóm chủng tộc gồm Do Thái và Ả Rập), trong khi người Hồi giáo lại từng đứng ra bảo vệ người Do Thái, những người mà họ thích giao du hơn người Thiên Chúa. Những người tự cho chủ nghĩa từng là Phe Tả. Điều khiến tôi, với tư cách một người theo thuyết cái nhiên, cảm thấy thích thú chính là một biến cố ngẫu nhiên nào đó có thể khiến cho nhóm ủng hộ một vấn đề liên kết với nhóm ủng hộ một vấn đề khác, do đó, khiến cả hai liên kết và hợp nhất… cho đến khi đều bất ngờ về sự chia cắt đó.

Việc phân loại phạm trù luôn làm giảm tính phức tạp thực sự của vấn đề. Nó chính là biểu hiện khởi xướng của Thiên Nga Đen, hiện tượng Plato hóa vững chắc mà tôi đã trình bày trong Phần mở đầu. Bất kỳ sự suy giảm nào của thế giới quanh ta đều để lại những hậu quả dễ bùng nổ vì một số yếu tố bất định đã được giải phóng; nó khiến chúng ta hiểu sai về kết cấu của thế giới. Chẳng hạn, bạn có thể nghĩ rằng những người Hồi Giáo cực đoan (và cả những giá trị của họ) là đồng minh của mình, và bạn sẽ giúp họ phát triển cho đến một ngày, họ cho hai chiếc phi cơ bay thẳng đến trung tâm thành phố Manhattan.

Vài năm sau khi cuộc chiến Li băng nổ ra, tôi tròn hai mươi tuổi và bắt đầu theo học trường Wharton. Tại đây, lần đầu tiên, tôi tiếp xúc với ý tưởng về thị trường hiệu quả – một ý tưởng cho rằng không có cách nào có thể kiếm lợi từ những chứng khoán đã giao dịch bởi vì những công cụ này đã tự động cập nhật tất cả các thông tin hiện có. Do đó, thông tin công cộng trở nên vô dụng, nhất là đối với các thương gia, bởi giá cả đã “bao hàm” tất cả những thông tin đó và khi tin tức đã được lan truyền cho hàng triệu người thì bạn cũng không còn lợi thế thực sự nào nữa. Nhưng điều kỳ lạ ở chỗ là ít nhất một trong số hàng trăm triệu người đọc được thông tin đó đã tìm mua chứng khoán này, do đó, đẩy giá của nó lên cao. Về sau, tôi ngưng hẳn việc đọc báo, xem tivi và đã tiết kiệm được một khoảng thời gian đáng kể (tức là một hoặc vài giờ mỗi ngày, đủ để đọc thêm hàng trăm cuốn sách mỗi năm; và sau vài thập kỷ, con số này bắt đầu gia tăng). Tuy nhiên, đây không phải là lý do chính để tôi tuyên bố rời bỏ báo chí trong cuốn sách này, bởi chúng ta sẽ hiểu thêm về lợi ích từ việc né tránh độc tính của thông tin. Ban đầu, nó là lý do tuyệt vời để tránh xa những chi tiết vụn vặt của công việc kinh doanh, một sự thông minh hoàn hảo bởi tôi thấy chẳng có gì thú vị ở những tiểu tiết của thế giới kinh doanh vốn cục mịch, ngu ngốc, khoa trương, tham lam, thiếu trí tuệ, ích kỷ và nhàm chán.

Không hiểu vì sao những người có dự định trở thành “triết gia” hay “triết gia khoa học về lịch sử” cuối cùng lại trở thành sinh viên trường kinh doanh. Tôi nhận thấy rằng, ở một đất nước nhỏ bé và lạc hậu, không phải chỉ có những chính trị gia tầm thường (và anh tài xế Mikhail bình thản của ông ta) mới là người không biết điều gì đang diễn ra. Suy cho cùng, người dân ở những nước nhỏ bé có vẻ như không biết gì đến thế sự xung quanh. Những gì tôi đã thấy chính là tại một trong những trường dạy kinh doanh uy tín nhất thế giới, ở đất nước hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới, những vị giám đốc điều hành của các tập đoàn hùng mạnh nhất thường có xu hướng mô tả về công việc họ làm để kiếm sống, và có thể bản thân họ cũng không biết những gì đang diễn ra xung quanh. Trên thực tế, theo tôi nghĩ, điều này không chỉ dừng lại ở một sự kiện có thể xảy ra. Từ trong xương tủy mình, tôi cảm nhận được sức nặng về sự kiêu ngạo tri thức của loài người. 9

Tôi bị ám ảnh. Vào lúc đó, tôi bắt đầu có khái niệm về chủ đề của mình – những sự kiện không ai nghĩ có thể xảy ra nhưng lại để lại hậu quả nghiêm trọng. Không chỉ những vị điều hành doanh nghiệp ăn mặc chỉn chu, thiếu kích thích tố sinh dục nam, mà cả những người có học vấn uyên thâm cũng bị thứ vận may này đánh lừa. Nhận thức này đã thay đổi cách nhìn của tôi về Thiên Nga Đen, từ sự may rủi thường tình của những người làm kinh doanh thành vấn đề về tri thức và khoa học. Tôi cho rằng kết quả khoa học không chỉ vô dụng trong thực tế, bởi nó xem nhẹ ảnh hưởng của những điều gần như không thể xảy ra (hay khiến chúng ta bỏ qua chúng), mà phần lớn trong số chúng thậm chí có thể tạo ra các Thiên Nga Đen. Những vấn đề nêu trên không chỉ dừng lại ở các lỗi phân loại khiến bạn trượt môn điểu cầm học. Tôi đã bắt đầu nhìn thấy hậu quả của ý tưởng trên.

Ngày 19/10/1987, tức 4 năm rưỡi sau khi tốt nghiệp trường Wharton (và tăng gần 4 kí lô), tôi tản bộ từ văn phòng của Ngân hàng Đầu tư Credit Suisse First Boston ở trung tâm Manhattan về nhà ở khu Upper East Side. Tôi đi chậm rãi vì khi đó tâm trạng rất hoang mang.

Có một sự kiện tài chính đáng buồn xảy ra trong ngày hôm đó – ngày thị trường sụt giảm nhiều nhất trong lịch sử (hiện đại). Đáng buồn hơn cả là nó xảy ra trong lúc chúng tôi tưởng rằng mình đã đủ tinh vi để có thể ngăn chặn hay ít ra cũng dự đoán và kiểm soát được những cú sốc lớn, bởi trong tay chúng tôi có nhiều nhà kinh tế học thông minh, Plato hóa (với những phương trình dựa trên đường cong hình chuông hóa ra chỉ là đồ dỏm). Thậm chí không có một dấu hiệu nào dự báo về cú rơi đó của thị trường. Chỉ mới ngày hôm trước, không ai có thể hình dung sự cố này sẽ xảy ra – nếu tôi nhìn ra khả năng này thì biết đâu người ta sẽ gọi tôi là đó mất trí. Sự kiện này hội đủ tiêu chuẩn của một Thiên Nga Đen, nhưng khi đó, tôi hoàn toàn không có khái niệm gì về thuật ngữ này.

Tình cờ, tôi gặp Demetrius, một đồng nghiệp của mình trên phố Park, và khi chúng tôi bắt đầu nói chuyện thì một phụ nữ trông rất căng thẳng, mất hết tự chủ chen ngang vào, “Này, hai anh có biết chuyện gì đang xảy ra không?” Những người đi bộ trên vỉa hè trông có vẻ bàng hoàng. Trước đó, tôi còn thấy một vài người lặng lẽ thổn thức trong phòng giao dịch của Ngân hàng First Boston. Tôi đã trải qua ngày “tâm chấn” của sự kiện đó, chứng kiến cảnh mọi người chạy trong hoảng loạn giống như những chú thỏ đứng trước đèn pha ô tô vậy. Khi về đến nhà, Alexis – cậu em họ tôi – gọi đến thông báo rằng người hàng xóm của cậu ta đã chết do gieo mình từ tầng thượng xuống đất. Điều này không có gì kỳ lạ cả. Nó cũng giống như Li băng với một khúc quanh lịch sử: nếm trải cả hai sự kiện, tôi nhận thấy rằng, sự túng quẫn về tài chính còn khiến người ta tuyệt vọng hơn cả chiến tranh (thử nghĩ xem, khó khăn tài chính và cảm giác tủi nhục có thể khiến một người tự sát nhưng chiến tranh dù không thể có tác động mạnh mẽ đến vậy).

Tôi sợ thứ chiến thắng mà người thắng phải trả một cái giá quá đắt: tôi được minh oan nhưng lại sợ bản thân mình luôn đúng và có một ngày phải chứng kiến toàn bộ hệ thống vỡ vụn dưới chân mình. Tôi không muốn mình đúng như thế một chút nào. Tôi sẽ nhớ mãi cảnh Jimmy P. quá cố vào cuối ngày hôm đó: chứng kiến tài sản của mình đang trên đà tan biến, anh nửa đùa nửa thật van xin chỉ số giá trên màn hình hãy ngừng thay đổi.

Nhưng khi đó, tôi nhận ra rằng mình không hề quan tâm đến tiền bạc. Tôi đã có một thứ cảm giác kỳ lạ nhất trong suốt cuộc đời mình, tiếng kèn trumpet cho biết rằng tôi đã đúng nhưng nó điếc tai đến nỗi xương tôi run lên. Tôi chưa từng có cảm giác này và sẽ không bao giờ giải thích được với những ai chưa từng trải qua cảm giác đó. Nó là một cảm giác tự nhiên, có thể là sự kết hợp của sung sướng, tự hào và sợ hãi.

Và tôi cảm thấy mình được minh oan? Bằng cách nào?

Trong suốt quãng thời gian một hoặc hai năm gì đó sau khi vào học tại Wharton, tôi đã phát triển được một biệt tài, dù chính xác nhưng hơi kỳ quặc: đặt cược vào những sự kiện hiếm hoi mà không ai nghĩ có thể xảy ra, những sự kiện thuộc về Platonic fold (hàng rào Plato) mà các “chuyên gia” về triết học Plato cho rằng “không thể hiểu được”. Nên nhớ rằng, Platonic fold là nơi mà hình dung của chúng ta về thực tế không còn hiệu lực – nhưng chúng ta không hề biết về nó.

Tôi sớm nhận được công việc với chuyên môn “tài chính định lượng” (quantitative finance). Tôi vừa là quant, một dạng nhà khoa học trong ngành nghề mà bạn đang làm, người chuyên áp dụng những mô hình toán học về tính bất định để xử lý dữ liệu tài chính (hay kinh tế xã hội) và các công cụ tài chính phức tạp, vừa là nhân viên kinh doanh. Trường hợp của tôi thì ngược lại: tôi nghiên cứu những thiếu sót, hạn chế của các mô hình này, tìm kiếm Platonic fold khi những mô hình đó đổ vỡ. Tôi còn tham gia vào giao dịch đầu cơ, chứ không chỉ “nói chuyện phiếm”, điều rất hiếm khi xảy ra với các quant bởi họ phải tránh việc “chấp nhận rủi ro”, nhiệm vụ của họ chỉ là phân tích chứ không phải đưa ra quyết định.

Tôi thừa nhận rằng mình hoàn toàn không có khả năng dự đoán giá cả thị trường – tuy nhiên, cũng có nhiều người khác hoàn toàn không có khả năng như tôi nhưng lại không biết điều này, hoặc không biết rằng họ đang chấp nhận những rủi ro lớn. Hầu hết các nhà giao dịch thường “nhặt đồng xu trước đầu xe lu”, tự đưa mình vào những tình huống hiếm hoi nhưng có tác động vô cùng to lớn trong khi vẫn ngủ vô tư như những đứa trẻ. Công việc của tôi là công việc duy nhất mà bạn có thể làm nếu cho rằng mình là người ghét rủi ro, nhận thức được rủi ro và vô cùng dốt nát.

Thêm nữa, ngoài kinh nghiệm làm việc thực tế, hành trang tri thức để bước vào nghề quant (một sự kết hợp giữa toán học ứng dụng, kiến thức khoa học và thống kê) hóa ra lại rất hữu ích cho những ai muốn trở thành một triết gia. 10 Thứ nhất, nếu làm việc theo kinh nghiệm với hàng loạt dữ liệu và dám chấp nhận những rủi ro đã qua nghiên cứu trong vài thập niên, bạn có thể dễ dàng chỉ ra những yếu tố trong kết cấu của thế giới mà các “tư tưởng gia Plato hóa” hoặc là đã bị tẩy não, hoặc quá sợ hãi nên không nhận ra. Thứ hai, hành trang tri thức ấy cho phép tôi tư duy một cách nghiêm túc và có hệ thống thay vì chìm đắm trong những tiểu tiết. Và sau cùng, cả triết học lịch sử lẫn nhận thức luận (triết học về tri thức) có vẻ như không thể tách rời khỏi nghiên cứu thực nghiệm về dữ liệu chuỗi thời gian – một chuỗi liên tiếp các con số về thời gian, một dạng sử liệu chứa đựng con số thay vì từ ngữ. Và số liệu sẽ giúp quy trình xử lý trên máy vi tính trở nên dễ dàng hơn. Việc nghiên cứu dữ liệu của lịch sử giúp bạn nhận ra rằng lịch sử di chuyển về phía trước chứ không lùi về phía sau và lộn xộn hơn rất nhiều so với những gì được thuật lại. Nhận thức luận, triết học lịch sử, thống kê học đều hướng đến mục tiêu thấu hiểu sự thật, tìm hiểu cơ chế sản sinh ra sự thật và tách biệt tính quy tắc khỏi tính ngẫu nhiên trong những vấn đề lịch sử. Tất cả đều hướng tới câu hỏi là chúng ta biết những gì, ngoại trừ việc phải góp nhặt chúng trong các cấu trúc khác nhau.

Đêm hôm đó, ngày 19/10/1987, tôi ngủ một mạch 12 tiếng.

Thật khó để nói với bạn bè – những người đã bị tổn thương bởi cú rớt của thị trường – về cảm giác được minh oan của mình. Tiền thưởng vào thời ấy chỉ bằng một phần nhỏ của hôm nay, nhưng nếu công ty tôi, First Boston, và hệ thống tài chính có thể trụ vững đến cuối năm, tôi có thể nhận được một khoản tương đương với suất học bổng nghiên cứu sinh. Đây là những gì mà đôi khi người ta gọi là “f*** you money”, và nếu bỏ qua cách dùng từ thô lỗ thì đó là khoản tiền cho phép bạn sống như một qúy ông thời Victoria, sống mà không cần lao động cực nhọc. Nó là một cái đệm tâm lý: số tiền không quá lớn để khiến bạn trở nên hư hỏng, nhưng đủ để giúp bạn tự do chọn lựa một nghề nghiệp mới mà không cần phải quá bận tâm đến các khoản tiền thưởng. Nó bảo vệ bạn khỏi việc bán rẻ linh hồn và giải phóng khỏi thế lực bên ngoài – bất kỳ thế lực nào. (Sự độc lập được thể hiện tùy theo mỗi cá nhân: Tôi không khỏi ngạc nhiên trước việc rất nhiều người có thu nhập cực kỳ cao lại phải chịu cảnh ăn bám, bởi thu nhập càng cao, họ càng lệ thuộc vào khách hàng, vào ông chủ và càng nghiện kiếm tiền). Dù không nhiều nhưng ít ra khoản tiền đó đã kéo tôi ra khỏi tham vọng tiền bạc, khiến tôi cảm thấy xấu hổ mỗi khi dùng thời gian nghiên cứu cho mục đích làm giàu vật chất. Xin lưu ý rằng cụm từ “f*** you” cũng thể hiện sự hồ hởi của người nói chuyện điện thoại khi được bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ trước lúc dập máy.

Vào những ngày tháng ấy, việc nhà đầu tư đập vỡ điện thoại khi biết mình mất tiền là điều cực kỳ phổ biến. Vài người đập phá bàn ghế hoặc làm ầm theo bất kỳ cách nào. Có một lần, ở Chicago, một nhà đầu tư đã cố siết cổ tôi đến chết và phải cần đến bốn nhân viên an ninh mới kéo anh ta ra được. Anh ta nổi điên vì tôi đứng tại nơi mà anh ta cho là “lãnh thổ” của mình. Ai mà muốn rớt khỏi một môi trường như thế chứ? Hãy so sánh nó với những buổi ăn trưa tại căng-tin buồn tẻ của trường đại học, nơi những vị giáo sư lịch thiệp đang bàn tán về những tình tiết mới nhất của khoa. Vì thế, tôi vẫn tiếp tục công việc của một quant và kinh doanh chứng khoán (hiện giờ vẫn thế), nhưng tổ chức công việc của mình một cách hiệu quả (và thư giãn), chỉ tập trung vào những khía cạnh chuyên sâu nhất, không bao giờ tham gia các cuộc “họp”, tránh xa danh hiệu “nhân vật của công ty” và những người ăn mặc sang trọng nhưng không bao giờ đọc sách, và trung bình sau mỗi ba năm, xin nghỉ phép một năm nói (bằng tiếng Anh) để lấp đầy những khoảng trống văn hóa khoa học và triết học của mình. Để từng ý tưởng của mình có thời gian phát triển, tôi muốn trở thành một người thích bát phố, một người suy tư chuyên nghiệp, ngồi tại quán cà phê, băng ghế dài, thoát ly khỏi những chiếc bàn và giới hạn chật hẹp của công ty, có thể ngủ bao lâu tùy thích, đọc một cách háo hức và không phải nhờ đến ai giải thích hộ. Tôi muốn được một mình để từng bước xây dựng cả một hệ thống tư duy dựa trên ý tưởng chủ đạo – Thiên Nga Đen.

Có vẻ như cuộc chiến ở Li băng và sự sụp đổ của thị trường năm 1987 là hai hiện tượng giống nhau. Với tôi, rõ ràng, gần như mọi người đều có điểm mù nhận thức về vai trò của các sự kiện: như thể họ không thấy “những chú voi ma-mút” này hoặc nhanh chóng quên mất chúng. Câu trả lời chiếu thẳng vào tôi: đó là mù tâm lý thậm chí có thể mù sinh học; vấn đề không nằm ở bản chất của các sự kiện mà ở cách chúng ta nắm bắt chúng.

Tôi xin kết thúc phần mở đầu có tính chất tự truyện bằng câu chuyện sau. Tôi không có chuyên môn nào khác (ngoài công việc hàng ngày), và tôi cũng không muốn thêm nữa. Trong một buổi tiệc cocktail, khi được hỏi về nghề nghiệp của mình, tôi sẽ không ngần ngại trả lời “Tôi là người theo chủ nghĩa hoài nghi thực nghiệm và là một độc giả thích ngao du, một người luôn cam kết đào sâu từng ý tưởng,” nhưng để đơn giản, tôi chỉ nói rằng mình là người lái chiếc limousine.

Một lần, trên chuyến bay vượt Đại Tây Dương, tôi cảm thấy mình được nâng lên tầng lớp thượng lưu khi ngồi gần một quý bà ăn vận sang trọng, trang điểm rất đậm, đeo nữ trang khắp người, liên tục nhai lạc (có lẽ là khẩu phần ăn ít carbohydrates), chỉ khăng khăng uống nước khoáng hiệu Evian và dán mắt vào tờ The Wall Street Journal, phiên bản châu Âu. Bà ta cố nói chuyện với tôi bằng thứ tiếng Pháp sai be bét vì nhìn thấy tôi đọc một cuốn sách (bằng tiếng Pháp) của nhà xã hội học, triết học Pierre Bourdieu – trớ trêu thay, cuốn sách lại nói về sự tương phản xã hội. Tôi cho bà ta biết rằng tôi là tài xế chiếc Limousine, nhấn mạnh một cách đầy tự hào rằng tôi chỉ lái những chiếc xe “rất thượng lưu” mà thôi. Sự im lặng lạnh lẽo kéo dài suốt thời gian còn lại của chuyến bay, và dù nhận thấy tình trạng căng thẳng, nhưng điều đó giúp tôi được đọc trong yên tĩnh.

Chọn tập
Bình luận