Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thiên Nga Đen

Chú Thích

Tác giả: Nassim Nicholas Taleb
Thể loại: Kinh Tế - Quản Lý
Chọn tập

[←1]

Sự phổ biến của những chiếc điện thoại tích hợp máy ảnh số đã mang đến cho tôi cả một bộ sưu tập đồ sộ hình ảnh của loài thiên nga đen do bạn đọc – du khách khắp nơi gửi đến. Giáng sinh năm ngoái tôi còn được tặng một thùng Rượu Vang Thiên Nga Đen (rượu này không hợp gu tôi), một băng video (tôi lại không xem video) và hai cuốn sách. Suy cho cùng, tôi thích những bức ảnh hơn.

[←2]

Những sự kiện mà ai cũng tin rằng chúng hầu như không thể nào xảy ra cũng được xem là Thiên Nga Đen. Hãy nhớ rằng, theo thuyết đối xứng, khả năng xảy ra của những sự kiện tưởng chừng như không thể cũng tương đương với khả năng không xảy ra của những sự kiện tưởng chừng như vô cùng chắc chắn.

[←3]

Đệ quy ở đây được hiểu như sau: thế giới mà chúng ta đang sống ngày càng có nhiều vòng hồi tiếp, khiến cho sự kiện này trở thành nguyên nhân của nhiều sự kiện khác (chẳng hạn như người ta mua một cuốn sách bởi vì có nhiều người mua nó), do đó sinh ra hiệu ứng trái banh tuyết, hiệu ứng tùy ý và hiệu ứng người-thắng-lấy-hết trên khắp toàn cầu mà vốn không thể dự đoán được. Chúng ta sống trong môi trường nơi thông tin được lưu chuyển, lan truyền nhanh như dịch bệnh. Như thế, các sự kiện có thể xảy ra bởi vì người ta không cho rằng chúng sẽ xảy ra. (Trực giác của chúng ta được cấu tạo cho một môi trường có mối quan hệ nhân-quả giản đơn hơn và nơi thông tin lưu chuyển chậm hơn). Tính ngẫu nhiên này không được phổ biến trong kỷ Pleistocene vì khi đó, đời sống kinh tế xã hội giản đơn nhiều hơn.

[←4]

Ludwig JosefJohann Wittgenstein (1889 -1951) là một triết gia người Áo.

[←5]

Trong tranh luận, chủ nghĩa kinh nghiệm ngây thơ còn cung cấp cho ta hàng loạt câu trích dẫn hùng hồn của những người đã khuất nhằm chúng thực cho lập luận của mình. Nếu chịu khó tìm kiếm, với bất kỳ chủ đề nào, bạn cũng có thể tìm được lập luận nghe rất lọt tai của một ai đó ủng hộ cho luận điểm của mình và dĩ nhiên, cả những lập luận trái ngược của một tư tưởng gia đã khuất nào đó. Hầu hết những lời trích dẫn của tôi, nếu không phải của Yogi Berra thì là của những người tôi bất đồng quan điểm.

[←6]

Benoit Mandelbrot, người đã từng có những trải nghiệm tương tự khi ở độ tuổi này dù gần 40 năm trước, nhớ về giai đoạn chiến tranh giống như sự kéo dài của tình trạng chán nản khó nhọc được tô điểm bởi những khoảnh khác sợ hãi tột cùng.

[←7]

Sử gia Niall Ferguson phát biểu rằng, dù thông tin thu nhập về quá trình hình thành Chiến Tranh Thế Giới đã đạt chuẩn và nói lên được tình trạng “căng thẳng chồng chất” và “khủng hoảng leo thang” nhưng cuộc chiến vẫn nổ ra trong sự bất ngờ của mọi người. Chỉ trong con mắt của những sử gia chuyên truy hồi quá khứ thì cuộc chiến ấy mới được xem là không tránh khỏi. Ferguson đã sử dụng một lý lẽ khôn ngoan mang tính kinh nghiệm để hoàn thành quan điểm của mình: ông xem xét giá cả của trái phiếu thượng hạng một loại trái phiếu nói lên thái độ thận trọng của các nhà đầu tư trước các nhu cầu bức thiết về tài chính của chính phủ, đồng thời, cũng nói lên việc người ta hy vọng xung đột ngày càng ít đi bởi chiến tranh sẽ gây ra thâm hụt nghiêm trọng. Nhưng giá trái phiếu không phản ánh được động thái của chiến tranh. Lưu ý rằng, nghiên cứu này còn minh họa cho câu hỏi vì sao nghiên cứu giá cả sẽ giúp người ta hiểu rõ về lịch sử.

[←8]

Trong Chương 10, chúng ta sẽ xem xét một số bài kiểm tra định lượng rất tài tình được thực hiện để minh chứng cho tính bầy đàn này, các bài kiểm tra sẽ cho thấy trong nhiều lĩnh vực, khoảng cách giữa các ý kiến với nhau hẹp hơn rất nhiều so với khoảng cách giữa các ý kiến và thực tiễn.

[←9]

Về sau, tôi nhận ra rằng sức mạnh vĩ đại của hệ thống thị trường tự do chính là: bản thân các nhà điều hành công ty không cần phải biết điều gì đang xảy ra.

[←10]

Tôi chuyên về những công cụ tài chính phức tạp tên là “công cụ phái sinh” – những thứ vốn đòi hỏi rất nhiều kiến thức toán cao cấp, và những sai lầm nghiêm trọng nhất do sử dụng sai kiến thức toán cũng bắt nguồn từ đây. Đây là lĩnh vực rất mới và hấp dẫn khiến tôi phải lấy cho được bằng tiến sĩ về lĩnh vực đó. Xin lưu ý rằng, tôi không thể gây dựng sự nghiệp nếu chỉ dựa vào việc cá cược các hiện tượng Thiên Nga Đen – không có đủ cơ hội cho bạn kiếm lời đâu. Trái lại, tôi có thể tránh sa vào chúng và bảo vệ các danh mục đầu tư của mình khỏi những khoản thua lỗ lớn. Vì vậy, để không phụ thuộc vào tính ngẫu nhiên, tôi tập trung nghiên cứu những thiếu sót về mặt kỹ thuật giữa các công cụ (tài chính) phức tạp, đồng thời khai thác những cơ hội này nhưng không để sa lầy vào biến cố hiếm trước khi chúng xảy ra và trước khi đối thủ cạnh tranh của tôi đạt được bước tiến về công nghệ. Về sau, tôi đã khám phá ra phương pháp đơn giản hơn (và ít ngẫu nhiên hơn) để bảo vệ các danh mục đầu tư lớn theo kiểu bảo hiểm để tránh được Thiên Nga Đen.

[←10a] 

Một loại xe sang trọng, có kính ngăn giữa khoang lái và khoang hành khách.

[←11]

Người chồng thứ ba của cô là triết gia người Ý.

[←12]

Tôi chính thức xin lỗi bạn đọc nào đã tìm kiếm thông tin về Yevgenia Krasnova trên Google bởi đây chỉ là nhân vật hư cấu mà thôi.

[←13]

Tôi nhấn mạnh chữ không thể bởi khả năng xảy ra của những sự kiện này là một phần tỉ tỉ, nghĩa là gần như không xảy ra.

[←14]

Cái tôi gọi là “phân phối xác suất” ở đây chính là mô hình được sử dụng để tính toán khả năng xảy ra của các biến cố khác nhau cũng như cách thức chúng được phân phối. Khi nói một biến cố được phân phối theo “đường cong hình chuông” tức là tôi muốn ám chỉ rằng đường cong hình chuông Gauss (đặt tên theo nhà toán học C. F. Gauss, chúng ta sẽ tìm hiểu về ông sau) có khả năng đưa ra xác suất của các biến cố khác nhau.

[←15]

Tôi an toàn vì không bao giờ thắt cà vạt (ngoại trừ trường hợp dự tang lễ).

[←16]

Russell sử dụng hình ảnh con gà trong ví dụ cúa mình, còn ở đây, tôi dùng hình ảnh gà tây để phù hợp với văn hóa Bắc Mỹ.

[←17]

Thomas Hobbes – triết gia người Anh (Thế kỷ XVI – XVII).

[←18]

Những bài phát biểu tương tự như của Thuyền trưởng Smith phổ biến đến mức thậm chí người ta không còn thấy chúng buồn cười nữa. Tháng 9 năm 2006, một quỹ tên là Amaranth (trớ trêu thay, được đặt tên theo một loài hoa “bất tử”) phải đóng cửa sau khi lỗ gần 7 tỷ đô-la chỉ trong vài ngày, khoản lỗ lớn nhất trong lịch sử giao dịch (và một điều trớ trêu khác nữa là, tôi và các nhà giao dịch ấy cùng làm việc tại một nơi). Vài ngày trước sự kiện đó, công ty này đã tuyên bố rằng các nhà đần tư không nên lo lắng bởi họ có đến 12 nhà quản lý rủi ro – những người sử dụng mô hình của quá khứ để đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro về xác suất xảy ra các sự cố như trên. Cho dù họ có đến 112 nhà quản lý rủi ro thì cũng không tạo ra sự khác biệt đáng kể nào, họ vẫn nổ tung mà thôi. Rõ ràng, bạn không thể tạo ra thông tin nhiều hơn những gì quá khứ mang lại; và nếu bạn mua 100 số báo The New York Times thì tôi vẫn không chắc bạn có thu được nhiều kiến thức về tương lai hay không. Chúng ta chỉ không biết có bao nhiêu thông tin trong quá khứ mà thôi.

[←19]

Bi kịch chính của sự kiện “xác suất cực nhỏ -tác động cực lớn” xuất phát từ sự không ăn khớp giữa thời gian bỏ ra để đền bù cho một người và thời gian một người cần có để tin rằng mình không đánh cược với một biến cố hiếm. Con người có động lực để đánh cược vào nó, hay mạo hiểm với cả hệ thống bởi họ sẽ được trả thêm tiền dựa vào thành tích hoạt động trong năm, mặc dù trên thực tế, tất cả những gì họ đang làm là tạo ra các khoản lợi nhuận viển vông – thứ sẽ mất đi vào một ngày nào đó. Quả thật, bi kịch của chủ nghĩa tư bản nằm ở chỗ: do chất lượng của các khoản tiền lãi không thể quan sát được từ dữ liệu quá khứ, những người chủ của công ty, hay còn gọi là cổ đông có thể bị ban giám đốc lừa gạt bằng các khoản tiền lãi và khả năng sinh lợi đầy hào nhoáng nhưng có lẽ trên thực tế lại đang đón nhận những rủi ro tiềm ẩn.

[←20]

Sextus Empirius (Thế kỷ I) – một triết gia, nhà vật lý – người miêu tả chủ nghĩa hoài nghi như một “khả năng đưa ra một phản đề, trong bất kì cách thức nào, về vẻ ngoài và các đánh giá, và do đó… để đến một trạng thái không còn đánh giá thứ gì nữa và sau đó là sự bình an của tinh thần”.

[←21]

Người chuyên dịch từ tiếng Ả Rập sang tiếng La tinh.

[←22]

Không phải Pierce, cũng không phải Popper là người đầu tiên nghĩ về tính bất cân xứng này. Nhà triết học Victor Brochard đã đề cập đến tầm quan trọng của chủ nghĩa thực nghiệm tiêu cực này vào năm 1878 như thể nó là phương thức tích hợp mà những người theo chủ nghĩa thực nghiệm sử dụng để kinh doanh – người xưa đã hoàn toàn thấu hiểu nó. Những cuốn sách không xuất bản chứa đựng rất nhiều bất ngờ.

[←23]

Bài toán chứng thực này xuất hiện tràn ngập trong cuộc sống hiện đại này của chúng ta. Bởi nguồn gốc hầu hết của mọi xung đột đều có thiên kiến tâm lý như sau: Khi xem bản tin thời sự, người Ả Rập và người Israel sẽ nhìn ra các câu chuyện khác nhau của cùng một dữ liệu và không bao giờ đưa ra ý kiến giống nhau. Khi một quan điểm nào đó về thế giới đã ăn sâu vào tâm trí, bạn sẽ có khuynh hướng chỉ xem xét những ví dụ nào có khả năng chứng minh mình đúng. Có một nghịch lý là, càng có nhiều thông tin, bạn càng cảm thấy quan điểm của mình là đúng.

[←24]

Rõ ràng, những biến cố liên quan đến thời tiết và trắc địa (như lốc xoáy và động đất) không thay đổi nhiều trong suốt thiên niên kỷ qua, những gì đã thay đổi chính là hậu quả về mặt kinh tế xã hội của các biến cố này. Ngày nay, một vụ động đất hay một cơn bão thường đề lại hậu quả kinh tế nặng nề hơn trước rất nhiều, bởi mối quan hệ giữa các thực thể ngày càng khăng khít và “các hiệu ứng dây chuyền” ngày càng sâu sắc hơn mà chúng ta sẽ thảo luận trong Phần 3. Những biến cố ít có ảnh hưởng trong quá khứ nay lại có tác động mạnh mẽ hơn rất nhiều. Vụ động đất ở Tokyo năm 1923 đã khiến Nhật Bản mất đi 1/3 tổng sản lượng quốc gia (GNP). Nếu thực hiện phương pháp ngoại suy từ thảm kịch Kobe năm 1994, chúng ta có thể dễ dàng kết luận rằng một vụ động đất khác tại Tokyo vào thời điểm hiện nay sẽ để lại hậu quả nặng nề hơn “vị tiền bối” của nó rất nhiều.

[←25]

Chữ The được lặp lại hai lần.

[←26]

Chất truyền dẫn thần kinh có chức năng tạo cảm giác hưng phấn trong não.

[←27]

Georges Perec, tiểu thuyết gia người Pháp, đã tìm cách thoát khỏi thể loại trần thuật và cố gắng viết nên một quyển sách đồ sộ tầm cỡ thế giới. Nhưng rồi ông đành chọn viết một bài miêu tả thấu đáo về những gì từng xảy ra ở Place Saint-Sulpice vào khoảng thời gian từ 18 đến 20 tháng 10 năm 1974. Dù vậy, bài miêu tả đó không thật sự thấu đáo, và rốt cuộc, ông đã viết một bài trần thuật.

[←28]

Những kiểm nghiệm như thế có thể tránh được những lối liên tưởng ngụy biện lẫn phần lớn thiên kiến khiến chứng thực khác bởi người kiểm nghiệm buộc phải tính đến những trường hợp thất bại cũng như thành công của thí nghiệm mà mình thực hiện.

[←29]

Bibliothèque de la Pléiade (Tủ sách Pléiade) là một bộ sưu tập văn học của nhà xuất bản Pháp Gallinard. Bộ sưu tập này bao gồm các tác phẩm của những tác giả hàng đầu nước Pháp và thế giới, được in trong các tập sách khổ nhỏ có bìa bọc da, chữ mạ vàng, giấy kinh thánh với nội dung trau chuốt và phần phụ lục, tham khảo được biên tập rất kỹ lưỡng.

[←30]

Nhóm Tao Đàn Thất Tinh: nhóm 7 nhà thơ Pháp thời Phục Hưng.

[←31]

Một nhân vật trong tiểu thuyết

[←32]

Cuốn sách về tài chính không “bịp bợm” hay nhất mà tôi biết là what I Learned Losing a Million Dollars (Những điều tôi học được khi mất 1 triệu đô-la) của D. Paul và B. Moynihan. Hai tác giả này phải tự mình xuất bản cuốn sách.

[←33]

Các bác sĩ có sự hoài nghi mạnh mẽ và đúng đắn về các kết quả mang tính giai thoại, và cho rằng các công trình nghiên cứu về hiệu quả của thuốc cần phải điều tra kỹ về nghĩa trang của bằng chứng thầm lặng. Tuy nhiên, những vị bác sĩ ấy lại rơi vào lỗi thiên kiến trong những hoàn cảnh khác! Hoàn cảnh nào? Trong cuộc sống cá nhân hay trong hoạt động đầu tư của họ. Tôi xin nhấn mạnh lại rằng tôi đã rất đỗi ngạc nhiên trước một khía cạnh của bản chất con người – khía cạnh cho phép chúng ta kết hợp chủ nghĩa hoài nghi khắt khe nhất với tính cả tin nghiêm trọng nhất.

[←34]

Một loại hóa chất chống dính được dùng rất phổ biến trong việc sản xuất dụng cụ bếp núc như chảo chống dính.

[←35]

Hành động chĩa súng vào đầu, trong súng chỉ có một viên đạn và không biết nó nằm ở ổ nào.

[←36]

Một tướng lĩnh và nhà chiến thuật người Carthage, sinh năm 247 trước Công Nguyên – mất năm 183 trước Công nguyên.

[←37]

Trong trò Ru-Lét Mỹ

[←38]

Mark Spitznagel, đồng nghiệp của tôi, đã phát hiện ra phiên bản võ thuật của ngụy biện trò chơi: việc tổ chức thi đấu sẽ giúp vận động viên tập trung vào trận đấu để không bị phân tán và tránh được những điều luật cấm kỵ như đá vào háng, hay tấn công bất ngờ, v.v. Cho nên, những người đoạt huy chương vàng lại là những người dễ bị tổn thương nhất trong cuộc sống thực. Tương tự, bạn thấy có nhiều người cơ bắp cuồn cuộn (mặc áo thun màu đen) gây ấn tượng mạnh trong phòng tập thể dục nhưng thật ra lại không nhấc nổi một tảng đá.

[←39]

Khi dùng thuật ngữ này, Nietzche muốn ám chỉ những độc giả của báo chí hay người hâm mộ nhạc kịch opera vốn có xu hướng giáo điều, những người thể hiện thứ văn hóa được tô điểm và không có chiều sâu. Tôi mở rộng thuật ngữ trên ở đây nhằm ám chỉ những kẻ phàm phu trong giới học viện, những người không có kiến thức uyên thâm, không ham học hỏi và chỉ giữ khư khư ý tưởng của mình.

[←40]

ND: Truyền thuyết Hy Lạp có câu chuyện về chiếc giường Procrustes. Nó gồm hai chiếc giường. Ai cao thì sẽ được đặt lên chiếc giường ngắn để bị chặt cho gãy chân, ai thấp thì sẽ được đặt trên chiếc giường dài để kéo ra cho cao. Ý câu trên là “… bạn không cần phải chịu gò ép theo những khuôn khổ cứng nhắc của những ngành học đó nữa.”

[←41]

Xuất phát từ thần Apollo, tượng trưng cho Mặt trời, Trật tự và Cấu trúc.

[←42]

Xuất phát từ thần Dionysus, tượng trưng cho Rượu, Cảm xúc, Phi-Lôgic, Phi lý, Hỗn loạn.

[←43]

Xin lưu ý rằng hai câu nói được cho là của Yogi Berra ở trên có thể giả mạo – câu thứ nhất là của nhà vật lý học Niels Bohr, còn câu thứ hai là của nhiều người khác. Tuy nhiên, hai câu này vẫn hoàn toàn thuộc chủ nghĩa Berra.

[←44]

“M-Competitions” là các nghiên cứu thực nghiệm để so sánh các phương pháp dự đoán khác nhau.

[←45]

Cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay “bỗng nhiên” bị trễ mất 15 tháng.

[←46]

Empire State là tòa nhà 102 tầng được hoàn thành vào năm 1931 tại thành phố New York, Hoa Kỳ, và là tòa nhà cao nhất thế giới cho đến năm 1972 khi Trung tâm thương mại thế giới (Word Trade Center) được hoàn thành.

[←47]

Trong khi các sai sót trong dự đoán luôn thú vị, thì giá hàng hóa lại là một cái bẫy lớn dành cho những gã khờ. Hãy xem dự đoán năm 1970 của các quan chức Mỹ (được ký bởi các Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng Mỹ): Giá dầu thô nước ngoài năm 1980 có lẽ sẽ giảm mạnh và sẽ không đạt được mức tăng đáng kể trong bất kỳ trường hợp nào.” Giá dầu đã tăng gấp mười lần vào năm 1980. Tôi chỉ tự hỏi không biết các nhà dự đoán hiện nay thiếu tính hiếu kì hay cố tình lờ đi các sai số dự đoán.

Cũng xin lưu ý thêm một sự nhầm lẫn nữa; vì giá dầu đang tăng nên các công ty dầu mỏ đạt mức doanh thu kỷ lục, còn các giám đốc của chúng thì nhận được các khoản thưởng lớn vì “họ đã làm tốt” – cứ như thể công ty có được lợi nhuận là nhờ họ khiến cho giá dầu tăng lên vậy.

[←48]

Tôi còn nợ độc giả câu trả lời về số người tình của Nữ hoàng Catherine. Bà chỉ có 12 người tình.

[←49]

Hầu hết các tranh luận giữa những người theo thuyết sáng tạo và những người theo thuyết tiến hóa (mà tôi không tham gia) nằm ở nội dung sau đây: những người theo thuyết sáng tạo cho rằng thế giới xuất hiện từ một kiểu sáng tạo nào đó, trong khi những người theo thuyết tiến hóa nhìn nhận thế giới như kết quả của những thay đổi ngẫu nhiên của một quá trình không mục đích. Thế nhưng thật khó để nhìn vào một chiếc máy tính hoặc một chiếc xe hơi và cho rằng chúng là kết quả của một quá trình không mục đích. Nhưng quả thật là như thế.

[←50]

Hãy nhớ lại ở Chương 4 cách Algazel và Averroes đã trao đổi những lời lẽ xúc phạm thông qua tựa đề các cuốn sách. Có lẽ, một ngày nào đó, tôi sẽ có đủ may mắn để được đọc một vài công kích về cuốn sách này với tựa đề Thiên Nga Trắng.

[←51]

Các tuyên bố như thế không có gì khác thường. Ví dụ, đến cuối thế kỷ 19, nhà vật lý học Albert Michelson tưởng tượng rằng những thứ còn lại để chúng ta khám phá trong các môn khoa học tự nhiên chẳng có gì hơn việc tinh chỉnh độ chính xác của chúng ta theo một vài số chữ số thập phân.

[←52]

Còn nhiều giới hạn nữa mà tôi thậm chí không muốn thảo luận ở đây. Thậm chí, tôi không đưa ra mức độ không thể tính toán được mà mọi người gọi là bài toán NP-đầy đủ (NP-completeness problem).

[←53]

(Từ gốc: Nerd – người chuyên tâm theo đuổi mục tiêu khoa học hoặc kỹ thuật nhưng lạc lõng với xã hội).

[←54]

Ý tưởng này xuất hiện đâu đó trong lịch sử, dưới các tên gọi khác nhau. Alfred North Whitehead đã gọi nó là “ngụy biện nhầm lẫn ngẫu nhiên (falllacy of misplaced concreteness),” ví dụ, lỗi do nhầm lẫn một mô hình với thực thể vật chất mà nó muốn mô tả.

[←55]

Epistemocracy là một kiểu xã hội không tưởng, nơi những người có địa vị, bao gồm những người hoạt động chính trị, đều có đức tính khiêm nhường về trí tuệ – những người đó được gọi là epistemocrat.

[←56]

Có lẽ Yogi Berra thể hiện được lý thuyết epilogism trong câu nói của mình, “Bạn có thể quan sát được nhiều điều bằng cách theo dõi.”

[←57]

Trong khi nhìn vào quá khứ, đó sẽ là một ý tưởng hay để chống lại những suy luận ngây thơ. Nhiều người đã so sánh nước Mỹ ngày nay với Roma cổ đại, cả về góc độ chính trị (sự sụp đổ của Carthage thường được xem là nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của các thế lực thù địch) lẫn góc độ xã hội (vô số những cảnh báo tầm thường về sự sụp đổ sắp xảy ra). Nhưng than ôi, chúng ta cần phải hết sức thận trọng trong quá trình hoán vị kiến thức từ một môi trường đơn giản gần giống với loại 1 – giống như chúng ta đã từng có thời xưa – sang môi trường loại 2 ngày nay – một hệ thống phức tạp với những mạng lưới tinh vi và những đường dẫn ngẫu nhiên. Một sai sót khác nữa là phải rút ra được các kết luận ngẫu nhiên từ sự vắng mặt của chiến tranh hạt nhân, vì theo luận chứng của Casanova ở Chương 8, tôi xin khẳng định một lần nữa rằng chúng ta sẽ không có mặt ở đây nếu chiến tranh hạt nhân đã xảy ra, và việc rút ra một “nguyên nhân” khi sự sống của chúng ta phụ thuộc vào nguyên nhân đó chẳng phải là ý kiến hay chút nào.

[←58]

Chương này đưa ra một kết luận chung dành cho những ai đang nói vào lúc này rằng “Taleb, tôi đã hiểu được vấn đề rồi, nhưng tôi nên làm gì?” Tôi sẽ trả lời rằng nếu bạn đã hiểu được vấn đề tức bạn đã đến được nơi đó rồi. Nhưng thực ra bạn chả hiểu gì cả.

[←59]

Dan Gilbert đã chứng minh trong một bài viết nổi tiếng “How Mental Systems Believe” rằng chúng ta không phải là những người hoài nghi bẩm sinh và rằng việc không tin tưởng đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn về mặt tinh thần.

[←60]

Hãy đảm bảo rằng bạn có nhiều hoạt động đầu tư nhỏ này, tránh bị làm mù quáng bởi sự dữ dội của một hiện tượng Thiên Nga Đen đơn lẻ. Hãy thực hiện càng nhiều hoạt động đầu tư nhỏ càng tốt. Ngay cả các công ty vốn đầu tư mạo hiểm cũng rơi vào lối liên tưởng ngụy biện bởi một vài câu chuyện “có ý nghĩa” đối với họ. họ không có nhiều hoạt động đầu tư nhỏ mà đáng ra nên có. Nếu các công ty vốn đầu tư mạo hiểm có khả năng sinh lãi, đó không phải là vì những câu chuyện mà họ có trong đầu, mà chính là vì họ được tiếp xúc với các biến cố hiếm bất ngờ.

[←61]

Có một điểm nhận thức chính xác hơn. Hãy nhớ rằng trong hoạt động Thiên Nga Đen tích cực, những gì quá khứ không tiết lộ đều gần như chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn. Khi nhìn vào doanh thu về công nghệ sinh học trước đây, bạn sẽ không nhìn thấy được yếu tố mang lại siêu lợi nhuận trong số đó, và nhờ vào khả năng chữa bệnh ung thư của một loại thuốc (hoặc chữa bệnh đau đầu, hoặc khiếu hài hước tồi, v.v…), có khả năng là doanh thu trong ngành đó rất lớn, lớn hơn rất nhiều so với mong đợi. Mặt khác, hãy xem xét các hoạt động Thiên Nga Đen tiêu cực. Thành tích trong quá khứ mà bạn nhìn thấy có thể đánh giá quá cao các thuộc tính. Háy nhớ lại sự sụp đổ của các ngân hàng năm 1982: có vẻ như họ là những người quan sát ngây thơ khi cho rằng minh sẽ có lãi nhiều hơn mức có thể đạt được. Các công ty bảo hiểm gồm có hai loại: loại có khả năng đa dạng hóa thường xuyên, thuộc về Mediocristan (ví dụ như bảo hiểm nhân thọ) và loại có xu hướng Thiên Nga Đen bùng nổ và có ý nghĩa sống còn hơn, thường được bán cho các công ty tái bảo hiểm. Theo dữ liệu thống kê, các công ty tái bảo hiểm đã thua lỗ trong các hoạt động mua lại trong suốt vài thập kỷ qua, nhưng không giống như các chủ ngân hàng, họ có đủ khả năng tự xem xét để biết rằng tình hình thật sự tồi tệ hơn nhiều, bởi vì hai mươi năm qua đã xảy ra một thảm họa lớn, và tất cả những gì bạn cần là một trong những thảm họa như thế mỗi thế kỷ để nói lời tạm biệt với hoạt động kinh doanh của mình. Nhiều chuyên gia tài chính đang thực hiện “đánh giá” về bảo hiểm dường như đã bỏ lỡ điểm này.

[←62]

Các quy tắc thang bậc này đã được thảo luận trong Kinh thánh. “Người đã có còn được cho thêm, và anh ta trở nên dư dật; còn những người không có lại bị lấy đi cả những gì mình có.” Mathhew (Matthew 25:29, King James Version).

[←63]

Phần lớn nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển sớm trong sự nghiệp của các nhà nghiên cứu có thể là do việc hiểu sai về vai trò trái ngược của hiệu ứng này, đặc biệt khi củng cố bởi thiên kiến. Ngay cả trong các lĩnh vực như toán học – thứ được xem là “trò chơi của những người trẻ tuổi” cũng có đủ phản ví dụ để minh họa cho sự ngụy biện về tuổi tác: nói một cách đơn giản, cần phải sớm thành công, và thậm chí phải thật sớm nữa là khác.

[←64]

Đặc điểm từ dưới lên (bottom-up) của Internet cũng khiến cho những người bình luận sách trở nên có trách nhiệm hơn. Mặc dù các tác giả không có khả năng bảo vệ mình trước sự chuyên quyền của những lời nhận xét – những nội dung có thể bóp méo thông điệp của họ và, nhờ vào thiên nhiên chứng thực, bộc lộ những điểm bất hợp lý trong nội dung của cuốn sách, nhưng giờ đây họ có một bàn tay mạnh mẽ hơn. Thay vì viết thư than phiền với biên tập viên, họ có thể chỉ cần đăng một lời nhận xét về một lời nhận xét khác trên Internet Nếu bị đánh vào tình cảm con người, họ có thể dựa vào lối đánh vào tình cảm con người và trực tiếp tán thưởng độ tin cậy của người nhận xét đó. Nhưng cần phải đảm bảo rằng tuyên bố của họ nhanh chóng xuất hiện trong công cụ tìm kiếm của Internet hoặc trên Wikipedia, một loại từ điển bách khoa toàn thư.

[←65]

Cứ như thể chúng ta chưa có đủ rắc rối, các ngân hàng hiện nay càng trở nên dễ bị ảnh hưởng bởi Thiên Nga Đen và lối ngụy biện trò chơi hơn bao giờ hết với đội ngũ cố vấn gồm “các nhà khoa học” phụ trách các mức độ ảnh hưởng đó. Hãng tài chính khổng lồ J. P. Morgan đã đặt cả thế giới vào tình thế nguy hiểm khi giới thiệu RiskMetrics vào thập niên 90 – một phương pháp giả mạo về quản lý rủi ro – một hình thức khái quát hóa lối ngụy biện trò chơi và đưa Dr. Johns lên nắm quyền lực thay cho những anh chàng Tony Béo theo chủ nghĩa hoài nghi (một phương pháp liên quan có tên là “Value-at-Risk” dựa trên phép đo định lượng rủi ro đã được phổ biến). Tương tự, Fanny Mae, một tổ chức được chính phủ tài trợ, dường như đang ngồi trên đống thuốc nổ, chỉ cần một sự cố nhỏ nhất cũng đủ khiến nó tan ra thành trăm mảnh. Nhưng không cần phải lo lắng: đội ngũ các nhà khoa học đông đảo của họ nói rằng những sự kiện này “không thể nào xảy ra được”.

[←66]

Những độc giả không chuyên (hoặc có trực giác) có thể bỏ qua chương này vì nó đi sâu chi tiết vào mô hình đường cong hình chuông. Đồng thời, nếu không thuộc nhóm những người may mắn không biết về đường cong hình chuông, bạn cũng có thể bỏ qua.

[←67]

Tôi có một chút gian lận với các con số để bạn dễ theo dõi.

[←68]

Một trong những khía cạnh bị hiểu sai nhất của một yếu tố Gauss là sự yếu ớt và dễ bị tổn thương của nó trong dự đoán các sự kiện có đuôi. Xác suất của 4 xích ma cao gấp đôi xác suất của 4,14 xích ma. Xác suất của 20 xích ma cao gấp 1 nghìn tỷ lần so với xác suất của 21 xích ma! Điều đó có nghĩa là một sai sót đo lường nhỏ trong xích ma có thể dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc đánh giá thấp khả năng xảy ra của nó. Đối với một số sự kiện, chúng ta có thể mắc sai lầm dự đoán đến một nghìn tỷ lần.

[←69]

Như tôi sẽ lặp lại dưới hình thức này hay hình thức khác trong suốt Phần 3, quan điểm chính của tôi như sau. Về mặt khái niệm, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng khi bạn cho rằng có hai, và chỉ hai, hệ biến hóa khả dụng: hệ thống phi thang bậc (giống như Gauss) và hệ thống khác (như tính ngẫu nhiên Mandelbrot). Như chúng ta sẽ thấy, việc loại bỏ phương pháp phi thang bậc là đủ để loại bỏ một tầm nhìn cụ thể nào đó về thế giới. Đây giống như chủ nghĩa kinh nghiệm tiêu cực: tôi hiểu được nhiều điều nhờ xác định được những gì là sai trái.

[←70]

Lưu ý rằng các biến số có thể không hoàn toàn mang tính thang bậc; có thể có một giới hạn rất, rất cao – nhưng vì không biết nó ở đâu nên chúng ta giải quyết một tình huống nào đó như thể nó tuyệt đối có tính thang bậc. Về mặt ngữ nghĩa, bạn không thể bán nhiều sách hơn so với số cư dân sống trên hành tinh này – nhưng giới hạn trên đó đủ lớn để được xem như thể nó không tồn tại. Hơn nữa, ai mà biết được, bằng cách tạo ra hình thức mới, bạn có thể khiến một người mua nó tới hai lần, hoặc khiến người đó xem cùng một bộ phim tới vài lần.

[←71]

Khi xem bản thảo của cuốn sách này vào tháng 8/2006, tôi đang trú tại một khách sạn ở Dedham, Massachusetts, gần trại hè của con tôi. Ở đó, tôi hơi ngạc nhiên vì có quá nhiều những người “thách thức cân nặng” đi dạo quanh hành lang và gây rắc rối với sự hỗ trợ của thang máy. Hóa ra hội nghị thường niên của NAFA – Hiệp hội quốc gia thúc đẩy việc hòa nhập với người béo phì – đang diễn ra ở đó. Vì hầu hết các thành viên của hội này đều là những người ngoại cỡ nên tôi không thể phân biệt ai có trọng lượng nặng nhất: một dạng thức cân bằng giữa những người có cân nặng lớn (có thể người nào đó cân nặng hơn nhiều so với những người tôi nhìn thấy đã chết). Tôi tin chắc rằng tại hội nghị NARA (Hội nghị quốc gia thúc đẩy việc hòa nhập với những người giàu có), sự giàu có của một người có thể “đè bẹp” những người khác, và thậm chí giữa những người siêu giàu, một tỷ lệ rất nhỏ sẽ có thể đại diện cho một phần tài sản lớn.

[←72]

Độc giả nào không có chuyên môn có thể bỏ qua từ phần này cho đến cuối chương.

[←73]

Bằng cách sử dụng tính đối xứng, chúng ta cũng có thể kiểm tra các phạm vi ảnh hưởng phía dưới số đó.

[←74]

Đây là một minh họa đơn giản về quan điểm chung của cuốn sách này trong lĩnh vực tài chính và kinh tế. Nếu không tin tưởng việc ứng dụng đường cong hình chuông vào các biến động xã hội, và nếu giống như nhiều chuyên gia khác, bạn hoàn toàn bị thuyết phục rằng. Lý thuyết tài chính “hiện đại” là một công trình khoa học thừa thãi nguy hiểm, bạn có thể bỏ qua chương này.

[←75]

Cứ cho là đường cong Gauss đã được chắp vá vụng về, sử dụng những phương pháp như “bước nhảy” bổ sung, kiểm tra tập trung, chuyển đổi chế độ và các phương pháp khác được biết đến với cái tên GARCH, nhưng cho dù có đại diện cho một nỗ lực tích cực, thì các phương pháp này vẫn không thể chỉ ra được những sai sót cơ bản của đương cong hình chuông. Những phương pháp này không mang tính bất biến thang đo. Theo tôi, điều này giải thích cho thất bại của các phương pháp phức tạp trong đời sống thực như đã được chứng minh trong cuộc thi Makridakis.

[←76]

Nói một cách chuyên môn hơn, hãy nhớ rằng công việc của tôi là chuyên gia về quyền chọn (option professional). Một quyền chọn không chỉ đưa ra lựa chọn về một lợi ích rất mơ hồ từ các Thiên Nga Đen, mà còn làm lợi nhiều từ chúng – thứ mà công thức của Scholes và Merton không làm được. Tỷ lệ quyền chọn (option payoff) có sức ảnh hưởng lớn đến mức bạn không bắt buộc phải đứng về khả năng xảy ra của nó: bạn có thể sai về xác suất, nhưng sẽ đạt được tỷ lệ lớn hơn rất nhiều. Tôi gọi hiện này là “bong bóng kép”: ước định sai xác xuất và tỷ lệ.

[←77]

Tôi chọn Merton vì thấy ông ta là minh họa điển hình cho sự ngu đần được gán mác thông thái. Tôi phát hiện ra những sơ hở của Merton trong lá thư dài 7 trang đầy những lời lẽ căm giận và đe dọa mà ông ta gửi cho tôi, chính điều đó khiến tôi có ấn tượng là ông ta chẳng hề biết gì về cách chúng ta giao dịch quyền chọn – chủ đề chính của ông ta. Có vẻ như ông ta cho rằng các nhà giao dịch đều dựa vào lý thuyết kinh tế “cứng nhắc” – như thể các loài chim phải học những kỹ thuật (tồi) thì mới có thể bay được.

[←78]

Tôi làm mất danh thiếp của anh nhưng xin được chân thành cảm ơn nhà khoa học trên chuyến bay 700 của British Airways đến Vienna vào ngày 11/12/2003 về gợi ý cho minh họa bóng bi-a ở Chương 11. Tất cả những gì tôi biết về anh ấy: một người đàn ông 52 tuổi, tóc muối tiêu, sinh tại Anh, làm thơ trên tập giấy màu vàng, và mang theo bảy chiếc vali vì đang chuyển đến sống cùng bạn gái 35 tuổi người Vienne.

[←79]

Khó có thể đi sâu vào một ý tưởng khi bạn đang điều hành công việc làm ăn, dù công việc đó có tiêu tốn bao nhiêu thời gian đi nữa – nói một cách đơn giản, nếu bạn là người nhạy cảm, những lo lắng và cảm giác trách nhiệm sẽ chiếm hết không gian nhận thức quý giá của bạn. Bạn có thể nghiên cứu, suy ngẫm và viết lách nếu là một người làm thuê, còn nếu là chủ doanh nghiệp thì không thể, trừ khi bạn vốn dĩ là người vô trách nhiệm. Tôi xin cảm ơn đồng nghiệp của mình, Mark Spitznagel, đã tạo điều kiện để tôi tiếp xúc với các biến cố hiếm có tác động lớn mà không cần phải trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh, xin cảm ơn sự minh mẫn của anh cũng như phương pháp tiếp cận có hệ thống, có kỷ luật và được bố cục hết sức chặt chẽ của anh.

Chọn tập
Bình luận