Trong kinh doanh và trong đời sống, chỉ có bốn cách giúp bạn mang lại những thay đổi đáng kể. Cách đầu tiên là bạn có thể “tạo ra nhiều thứ hơn”. Bạn nên tạo ra cái gì nhiều hơn? Câu trả lời là bạn nên tạo ra nhiều hơn những thứ có thể giúp bạn đạt được những kết quả tốt nhất; những thứ đang thành công; những hoạt động mang lại cho bạn doanh thu và lợi nhuận cao nhất và dễ đoán nhất. Thật ngạc nhiên trước số lượng các công ty phớt lờ nguyên tắc cơ bản này. Họ dành một lượng thời gian và tiền bạc tương đương để quảng bá toàn bộ dòng sản phẩm của họ thay vì xác định những sản phẩm và dịch vụ có tiềm năng thành công và tạo lợi nhuận lớn nhất trên thị trường nếu được quan tâm đúng mức. Cách thứ hai là bạn có thể thay đổi bằng cách “tạo ra ít thứ đi”. Và bạn cũng nên làm ít đi những thứ gì? Câu trả lời rất đơn giản, bạn nên làm ít hơn những thứ mang lại cho bạn ít hiệu quả hơn những gì bạn đang làm. Tiếp tục áp dụng quy tắc 80/20 vào doanh nghiệp của bạn. 80% tổng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đang chỉ đóng góp 20% doanh số và lợi nhuận. Rất nhiều công ty có chính sách chiến lược tạm dừng 10 hoặc 20% dòng sản phẩm của họ mỗi năm, đồng thời đặt mục tiêu 20% doanh số đến từ các sản phẩm và dịch vụ mới mỗi năm. Hai cách đầu tiên để thay đổi doanh nghiệp và cải thiện doanh số của bạn là bằng cách làm nhiều hơn một vài thứ và làm ít đi những thứ còn lại. Bạn nên làm nhiều hơn hoặc ít đi cái gì?
Phá vỡ “vùng thoải mái” của bạn
Cách thứ ba để thay đổi doanh số và hiệu quả marketing của bạn là bắt tay vào tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn toàn mới và khác biệt. Đó là một trong những hành động khó nhất. Đa phần mọi người đều bị mắc kẹt trong một “vùng thoải mái” mà họ tìm mọi cách để duy trì, bất chấp những gì đang diễn ra xung quanh họ. Điều này giải thích cho hội chứng “không được phát minh tại đây” khiến nhiều công ty như Nokia, đã phát triển phần lớn công nghệ ban đầu cho iPhone và iPad, từ chối những công nghệ này bởi họ sợ nó có thể phạm vào hoạt động kinh doanh hiện tại của họ. Đây là điểm yếu lớn trong marketing và bán hàng. Các công ty ưa thích các sản phẩm và dịch vụ sẵn có của họ và kiên quyết lánh xa các sản phẩm và dịch vụ khác có thể nuốt gọn thị phần của họ. Đó là nguyên do tạo nên sự sụp đổ của BlackBerry, Nokia nói riêng và hàng loạt các công ty ở mọi quy mô trên toàn thế giới hàng năm nói chung.
Vậy bạn cần bắt đầu làm những gì để tồn tại và phát triển mạnh trong thị trường ngày nay? Trong cuốn sách Competing for the Future (được Alpha Books mua bản quyền và xuất bản tháng 9/2013 với tên gọi “Đi sau, đến trước”), hai tác giả Gary Hamel và C. K. Prahalad cho hay mọi công ty cần hoạch định kế hoạch trước 5 năm và chuẩn bị cho việc thống trị thị trường tại thời điểm đó. Bạn cũng nên học hỏi chiến lược này.
Tạo ra tương lai riêng của bạn
Sau đó, hãy trở lại thực tại và tự hỏi: “Chúng ta sẽ phải bắt tay vào làm điều gì ngay hôm nay để giành được vị trí dẫn đầu ngành trong 5 năm tới?” Chúng ta cần các sản phẩm và dịch vụ bổ sung nào? Những kỹ năng và năng lực bổ sung nào? Chúng ta cần làm nhiều hơn hoặc ít hơn cái gì? Chúng ta cần gì để bắt đầu ngay hôm nay, ngay lập tức, để sẵn sàng trở thành người dẫn đầu thị trường trong 5 năm tới? Bắt đầu một thứ gì đó mới mẻ luôn là một trong những điều khó khăn nhất. Đó là lý do Lão Tử viết: “Một hành trình ngàn dặm bắt đầu bằng một bước đi đầu tiên.” Bởi bạn phải bắt đầu mọi thứ mới mẻ trong kinh doanh, nên bước đi đầu tiên luôn khó khăn nhất. Nhưng bước đi đầu tiên luôn cần thiết nhất nếu bạn muốn tạo ra tương lai thay vì trở thành nạn nhân của nó. Michael Kami, một nhà hoạch định chiến lược, cũng từng nói: “Những ai không hoạch định tương lai sẽ không thể có tương lai.”
Có một câu nói nổi tiếng khác rằng: “Để đạt được điều gì đó mà bạn chưa từng đạt được trước đây, bạn sẽ phải làm điều gì đó chưa từng làm. Bạn sẽ phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà bạn chưa từng cung cấp. Bạn sẽ phải trở thành một người khác so với bạn của ngày hôm qua.”
Áp dụng tư duy nền tảng không
Cách thứ tư để thay đổi cuộc đời và công việc của bạn là dừng làm những thứ chắc chắn. Có rất nhiều hoạt động tiêu tốn thời gian và tiền bạc của bạn có thể có giá trị lúc này, nhưng về dài hạn thì không. Do ảnh hưởng của “vùng thoải mái”, nhiều người lãng phí rất nhiều thời gian của họ để làm những thứ hoàn toàn không cần thiết. Hãy áp dụng tư duy nền tảng không trong các hoạt động marketing của bạn. Hãy tự hỏi: “Hôm nay, tôi có thể làm gì để không phải bắt đầu lặp lại lần nữa nếu cần phải làm nó?” Có sản phẩm hoặc dịch vụ nào mà bạn sẽ không tung ra thị trường hôm nay? Có hoạt động kinh doanh hoặc marketing nào mà bạn sẽ không bắt đầu lại hôm nay? Có quy trình kinh doanh nào mà bạn sử dụng mà sẽ không bắt đầu lại nếu bạn sử dụng nó lần nữa? Bằng việc đặt ra câu hỏi này thường xuyên, bạn sẽ mở mang đầu óc trước những tiềm năng mới. Thật ngỡ ngàng và thất vọng trước số lượng công ty chôn chặt chân trong “vùng thoải mái” của họ. Việc bị khóa chặt trong những thứ cũ kỹ và thiếu khả thi làm giảm đi năng lượng cần thiết để phát triển những sản phẩm và dịch vụ mới hay các phương thức marketing mới cho sản phẩm và dịch vụ phù hợp hơn với thị trường hiện nay.
Luôn tư duy cởi mở
Hãy sáng tạo. Chống lại vùng thoải mái. Từ chối đi theo con đường dễ dàng hay tiếp tục làm những gì bạn luôn làm trong quá khứ. Tìm kiếm những thứ mới mẻ hơn, tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn, dễ dàng hơn, thích hợp hơn và các cách marketing và bán hàng ít tốn kém hơn cho sản phẩm và dịch vụ của bạn. Hãy cởi mở với khả năng rằng mọi thứ bạn làm hôm nay sẽ sớm bị lỗi thởi bởi sự thay đổi của thị trường và những đối thủ hung hãn. Hãy cởi mở để thay đổi; khi có được một ý tưởng mới, hãy thực hiện nó nhanh nhất có thể trước khi một ai đó ra tay trước bạn. Như cầu thủ bóng bầu dục Satchel Paige từng nói: “Đừng ngoảnh lại. Một ai đó có thể đang đuổi sát bạn.”
Trong kinh doanh và trong đời sống, chỉ có bốn cách giúp bạn mang lại những thay đổi đáng kể. Cách đầu tiên là bạn có thể “tạo ra nhiều thứ hơn”. Bạn nên tạo ra cái gì nhiều hơn? Câu trả lời là bạn nên tạo ra nhiều hơn những thứ có thể giúp bạn đạt được những kết quả tốt nhất; những thứ đang thành công; những hoạt động mang lại cho bạn doanh thu và lợi nhuận cao nhất và dễ đoán nhất. Thật ngạc nhiên trước số lượng các công ty phớt lờ nguyên tắc cơ bản này. Họ dành một lượng thời gian và tiền bạc tương đương để quảng bá toàn bộ dòng sản phẩm của họ thay vì xác định những sản phẩm và dịch vụ có tiềm năng thành công và tạo lợi nhuận lớn nhất trên thị trường nếu được quan tâm đúng mức. Cách thứ hai là bạn có thể thay đổi bằng cách “tạo ra ít thứ đi”. Và bạn cũng nên làm ít đi những thứ gì? Câu trả lời rất đơn giản, bạn nên làm ít hơn những thứ mang lại cho bạn ít hiệu quả hơn những gì bạn đang làm. Tiếp tục áp dụng quy tắc 80/20 vào doanh nghiệp của bạn. 80% tổng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đang chỉ đóng góp 20% doanh số và lợi nhuận. Rất nhiều công ty có chính sách chiến lược tạm dừng 10 hoặc 20% dòng sản phẩm của họ mỗi năm, đồng thời đặt mục tiêu 20% doanh số đến từ các sản phẩm và dịch vụ mới mỗi năm. Hai cách đầu tiên để thay đổi doanh nghiệp và cải thiện doanh số của bạn là bằng cách làm nhiều hơn một vài thứ và làm ít đi những thứ còn lại. Bạn nên làm nhiều hơn hoặc ít đi cái gì?
Phá vỡ “vùng thoải mái” của bạn
Cách thứ ba để thay đổi doanh số và hiệu quả marketing của bạn là bắt tay vào tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn toàn mới và khác biệt. Đó là một trong những hành động khó nhất. Đa phần mọi người đều bị mắc kẹt trong một “vùng thoải mái” mà họ tìm mọi cách để duy trì, bất chấp những gì đang diễn ra xung quanh họ. Điều này giải thích cho hội chứng “không được phát minh tại đây” khiến nhiều công ty như Nokia, đã phát triển phần lớn công nghệ ban đầu cho iPhone và iPad, từ chối những công nghệ này bởi họ sợ nó có thể phạm vào hoạt động kinh doanh hiện tại của họ. Đây là điểm yếu lớn trong marketing và bán hàng. Các công ty ưa thích các sản phẩm và dịch vụ sẵn có của họ và kiên quyết lánh xa các sản phẩm và dịch vụ khác có thể nuốt gọn thị phần của họ. Đó là nguyên do tạo nên sự sụp đổ của BlackBerry, Nokia nói riêng và hàng loạt các công ty ở mọi quy mô trên toàn thế giới hàng năm nói chung.
Vậy bạn cần bắt đầu làm những gì để tồn tại và phát triển mạnh trong thị trường ngày nay? Trong cuốn sách Competing for the Future (được Alpha Books mua bản quyền và xuất bản tháng 9/2013 với tên gọi “Đi sau, đến trước”), hai tác giả Gary Hamel và C. K. Prahalad cho hay mọi công ty cần hoạch định kế hoạch trước 5 năm và chuẩn bị cho việc thống trị thị trường tại thời điểm đó. Bạn cũng nên học hỏi chiến lược này.
Tạo ra tương lai riêng của bạn
Sau đó, hãy trở lại thực tại và tự hỏi: “Chúng ta sẽ phải bắt tay vào làm điều gì ngay hôm nay để giành được vị trí dẫn đầu ngành trong 5 năm tới?” Chúng ta cần các sản phẩm và dịch vụ bổ sung nào? Những kỹ năng và năng lực bổ sung nào? Chúng ta cần làm nhiều hơn hoặc ít hơn cái gì? Chúng ta cần gì để bắt đầu ngay hôm nay, ngay lập tức, để sẵn sàng trở thành người dẫn đầu thị trường trong 5 năm tới? Bắt đầu một thứ gì đó mới mẻ luôn là một trong những điều khó khăn nhất. Đó là lý do Lão Tử viết: “Một hành trình ngàn dặm bắt đầu bằng một bước đi đầu tiên.” Bởi bạn phải bắt đầu mọi thứ mới mẻ trong kinh doanh, nên bước đi đầu tiên luôn khó khăn nhất. Nhưng bước đi đầu tiên luôn cần thiết nhất nếu bạn muốn tạo ra tương lai thay vì trở thành nạn nhân của nó. Michael Kami, một nhà hoạch định chiến lược, cũng từng nói: “Những ai không hoạch định tương lai sẽ không thể có tương lai.”
Có một câu nói nổi tiếng khác rằng: “Để đạt được điều gì đó mà bạn chưa từng đạt được trước đây, bạn sẽ phải làm điều gì đó chưa từng làm. Bạn sẽ phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà bạn chưa từng cung cấp. Bạn sẽ phải trở thành một người khác so với bạn của ngày hôm qua.”
Áp dụng tư duy nền tảng không
Cách thứ tư để thay đổi cuộc đời và công việc của bạn là dừng làm những thứ chắc chắn. Có rất nhiều hoạt động tiêu tốn thời gian và tiền bạc của bạn có thể có giá trị lúc này, nhưng về dài hạn thì không. Do ảnh hưởng của “vùng thoải mái”, nhiều người lãng phí rất nhiều thời gian của họ để làm những thứ hoàn toàn không cần thiết. Hãy áp dụng tư duy nền tảng không trong các hoạt động marketing của bạn. Hãy tự hỏi: “Hôm nay, tôi có thể làm gì để không phải bắt đầu lặp lại lần nữa nếu cần phải làm nó?” Có sản phẩm hoặc dịch vụ nào mà bạn sẽ không tung ra thị trường hôm nay? Có hoạt động kinh doanh hoặc marketing nào mà bạn sẽ không bắt đầu lại hôm nay? Có quy trình kinh doanh nào mà bạn sử dụng mà sẽ không bắt đầu lại nếu bạn sử dụng nó lần nữa? Bằng việc đặt ra câu hỏi này thường xuyên, bạn sẽ mở mang đầu óc trước những tiềm năng mới. Thật ngỡ ngàng và thất vọng trước số lượng công ty chôn chặt chân trong “vùng thoải mái” của họ. Việc bị khóa chặt trong những thứ cũ kỹ và thiếu khả thi làm giảm đi năng lượng cần thiết để phát triển những sản phẩm và dịch vụ mới hay các phương thức marketing mới cho sản phẩm và dịch vụ phù hợp hơn với thị trường hiện nay.
Luôn tư duy cởi mở
Hãy sáng tạo. Chống lại vùng thoải mái. Từ chối đi theo con đường dễ dàng hay tiếp tục làm những gì bạn luôn làm trong quá khứ. Tìm kiếm những thứ mới mẻ hơn, tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn, dễ dàng hơn, thích hợp hơn và các cách marketing và bán hàng ít tốn kém hơn cho sản phẩm và dịch vụ của bạn. Hãy cởi mở với khả năng rằng mọi thứ bạn làm hôm nay sẽ sớm bị lỗi thởi bởi sự thay đổi của thị trường và những đối thủ hung hãn. Hãy cởi mở để thay đổi; khi có được một ý tưởng mới, hãy thực hiện nó nhanh nhất có thể trước khi một ai đó ra tay trước bạn. Như cầu thủ bóng bầu dục Satchel Paige từng nói: “Đừng ngoảnh lại. Một ai đó có thể đang đuổi sát bạn.”