Người ta thường nói rằng không được nói “cố lên ” với những người bị trầm cảm bởi họ đã cố gắng hết sức rồi.
Trước đây,bản thân tôi từng mắc phải căn bệnh này,hơn nữa tôi cũng từng tiếp xúc với người bệnh.Vì thế,với suy nghĩ trên,tôi Không hoàn toàn đồng ý.Thế nhưng trong thực tế,tôi nghĩ rằng những người gặp vấn đề tâm lý,ví dụ như người mắc chứng trầm cảm,đã nỗ lực quá nhiều.
Những người biết dừng lại đúng chỗ có thể giải quyết vấn đề trước khi ngày càng cảm thấy nặng nề hơn.
Thế nên,khi cảm thấy lo âu,khổ sở,đau đớn đến mức khó sống nổi,tôi mong trước hết,bạn đừng cố gắng quá sức.
Tuy nhiên,trên thực tế,bạn mãi không thể “Ngừng cố gắng” được,bởi vì đó là điều khó khăn.
Những nạn nhân tại vụ sạt lở đất quy mô lớn tại Hiroshima năm 2014 bị thiệt hại rất nhiều nhưng họ luôn cố gắng hỗ trợ những người cùng cảnh ngộ để tìm ra nơi mình thuộc về.Họ vì người khác mà nỗ lực quên cả mình.Nhưng trong lúc đó,họ lại quên mất phải tự chăm sóc bản thân mình,cũng sao những việc dạy dỗ con cái,điều đó dần dần khiến bản thân họ cảm thấy kiệt sức.
Khi đó,biện pháp hữu hiệu nhất là tạm dừng công việc tình nguyện lại và tập trung dành thời gian cho bản thân hơn hoặc đơn giản không làm gì cả.Nếu đến việc tự giúp đỡ chính mình bạn cũng không thể làm được thì đừng mong có thể giúp đỡ người khác.
Tôi xin lấy một ví dụ.
Có một người rất giỏi giang,nhưng dù làm gì đi chăng nữa,Anh ấy cũng không thể tự khẳng định bản thân.Anh thường nghĩ rằng”Mình đúng là một kẻ vô dụng” và tự nhét vào đầu mình suy nghĩ”Mình vô dụng như thế này phải cố gắng hơn nữa.” Và rồi,cho dù người đó có cố gắng như thế nào đi chăng nữa thì anh vẫn cảm thấy không đủ.
Đây cũng là một người không thể “Ngừng cố gắng”.Anh không thể kéo mình thoát khỏi suy nghĩ”phải nỗ lực”
Sau khi trò chuyện với họ,tôi phát hiện ra một điều.
Những người có xuy hướng “Không từ bỏ” thường có một điểm chung:Từ nhỏ,họ đã rất ít khi được người khai khen ngợi.
Nhờ vào việc hiểu được những giá trị của bản thân kể cả điểm mạnh điểm yếu mà con người ta có những phương thức riêng để khẳng định ý nghĩa sự tồn tại của bản thân đó là” sự tự nhận thức cá nhân”.Tuy nhiên,đa số những người hồi nhỏ hiếm khi được khen ngợi thì khả năng “Tự nhận thức cá nhân” không cao.Khi lớn lên,học vẫn không thể thừa nhận và cho rằng bản thân mình không có bất cứ giá trị nào cả.
Vì chỉ đạt 90 điểm trong bài kiểm tra nên chẳng ai khen.Nếu mình muốn được công nhận thì không còn cách nào khác mình phải đạt 100 điểm. vậy nên nếu không được điểm tuyệt đối họ cảm thấy bản thân mình thật vô dụng đã vậy mà còn không chịu cố gắng nữa thì ..suy nghĩ ấy đi với họ cho tới cả lúc đã trưởng thành.
Những người có khả năng “tự nhận thức cá nhân” thấp không thể chấp nhận chính mình và có xu hướng phải khiến người khác thừa nhận mình bằng mọi giá để từ đó họ tìm ra giá trị của bản thân.
Họ cố gắng muốn đạt điểm cao trong kì thi ,đạt thành tích tốt trong công việc hay trở thành người vô cùng hòa nhã và tốt bụng để được người khác khen ngợi.
Kết quả là, họ tự đè ép mình bằng hàng tá công việc lớn nhỏ, đến khi thân thể đều đã lên tiếng ,họ vẫn cố gắng không ngừng, vẫn đảm nhiệm với vẻ mặt “ổn thôi mà” cố gắng quá mức như vậy Thực sự không cần thiết và khiến họ kiệt sức.Họ càng cố gắng thì càng khiến bản thân mắc kẹt sâu hơn.
Khi có những vấn đề Không giải quyết được ,bạn nên tạm thời giữ khoảng cách với chúng .Nếu Cách làm này không thể cho bạn câu trả lời thì việc bạn cứ tiếp tục tự tạo áp lực cho bản thân cũng chẳng có ích gì .Điều này đòi hỏi bạn phải có Dũng Khí nhưng việc bạn cần làm là tạm tránh vấn đề đó ra để tìm kiếm một phương thức giải quyết khác.
Hãy thử ngăn chặn mọi cảm xúc và hoàn cảnh khiến bạn đã phải chịu đựng suốt một thời gian dài .Thay đổi môi trường xung quanh ,tạo không gian giúp bạn trở nên thoải mái.Ngừng cố gắng là điều dành cho những người đã luôn cố gắng cần phải làm.