Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Mặc Kệ Thiên Hạ – Sống Như Người Nhật

Chương 29: Sống Giấc Mơ Đời Mình.

Tác giả: Mari Tamagawa
Chọn tập

Sau khi xác lập được mục tiêu mới, bạn nghĩ rằng “Được rồi!Mình phải cố lên!” nhưng chẳng hiểu sao động lực đó lại biến mất trong chốc lát.Chắc hẳn bạn cũng từng trải qua chuyện này rồi.

Tôi cũng thường xuyên như vậy.

Một ngày, hai ngày trôi qua, vì cảm thấy mọi thứ còn mới mẻ nên tôi vô cùng cố gắng. Nhưng đến ngày thứ ba, ban đầu tôi nghĩ phải cố gắng lên nhưng cơ thể chẳng chịu nghe theo, điều đó khiến tôi quyết định “Nghỉ nốt hôm nay, mai cố gắng vậy”.

Thế rồi đến ngày mai, lại có vấn đề khác xảy ra, công việc khác chiếm hết thời gian, và mục tiêu đã đặt ra chẳng biết bị bỏ quên từ lúc nào.

Tôi nghĩ chắc chắn mình không chỉ là người duy nhất gặp phải tình huống này.

Tại sao chúng ta không thể tiếp tục theo đuổi mục tiêu? Chúng ta đã mất công theo đuổi ước mơ và mục tiêu, vậy mà lại để sự “cả thèm chóng chán” của bản thân đặt dấu chấm hết cho chúng thì thật lãng phí.

Bạn đã không còn phải để ý đến ánh nhìn của người khác và giải phóng được bản thân, nhưng nếu liên tiếp bỏ qua mục tiêu, bạn rất dễ rơi vào cảm giác bất lực, lại tiếp tục bị ảnh hưởng bởi quan điểm của người khác.

Thế Nhưng, cho dù bạn có hiểu được điều đó, thì tình trạng cả thèm chóng chán vẫn thường hay xảy ra. Bạn không cần phải buồn bã chỉ về mình hay cả thèm chóng chán. Điều này xảy ra do ảnh hưởng tới hoạt động của cơ chế duy trì cân bằng nội môi.

Cơ chế duy trì cân bằng nội môi gọi là “homeostasis”, là cơ chế bảo đảm cơ thể của chúng ta ở trong một tình trạng nhất định. Walter Bị. Cannon đã phát hiện ra cơ chế này.

Đây là cơ chế giữ cho môi trường bên trong Không thay đổi trước những tác nhân có thể biến đổi bên ngoài. Bảo đảm thân nhiệt ở mức nhất định dù nhiệt độ tăng hay giảm, duy trì huyết áp và độ ẩm trong cơ thể và loại bỏ những vi khuẩn, virus có ý định xâm nhập vào cơ thể đều là nhiệm vụ của cơ chế duy trì cân bằng nội môi.

Những phản ứng như trên luôn được tự động kích hoạt để bảo vệ sự an toàn của cơ thể. Chúng hoàn toàn không liên quan đến ý muốn cá nhân của chủ thể.

• Tôi muốn thoát khỏi tình trạng này.

• Tôi muốn vứt bỏ hết muộn phiền.

• Tôi sẽ bắt đầu làm việc ngay!

• Lần sau nhất định sẽ thành công!

Về mặt lý thuyết, việc đã xác định mục tiêu nhưng mãi mà chẳng thể biến chúng thành hiện thực cũng tương tự như trên. Mặc dù, trong đầu ta ý thức được rằng mình phải thay đổi, nhưng chức năng sống của cơ thể lại nghĩ “Tôi không muốn thay đổi!”

Như vậy, Homeostasis rất hữu ích nhưng cũng khá phiền phức, sẽ trở thành một cơ chế hãm khi chúng ta gần chạm đến mục tiêu hay sự thay đổi. Tuy điều này vẫn đang là lý thuyết phổ biến, tuy nhiên, thực ra tôi lại cho rằng còn có một lý do khác.

Con người là loài sinh vật thích nghi kém trước sự thay đổi, thế nên khi cố gắng đạt được ước mơ hay mục tiêu, con người cần có “năng lượng để biến hóa”, nhưng sự thay đổi lại không chuẩn bị trước một cách cẩn thận.

Sẽ có thứ gì có thay đổi so với tình trạng hiện tại, có thể là sự biến đổi của hoàn cảnh hay sự thay đổi của chính bản thân. Sự thay đổi ấy sẽ khiến con người tiêu tốn nhiều năng lượng.

Nếu bạn không sẵn sàng cho sự thay đổi thì dù bạn tốn bao nhiêu công sức, bạn vẫn sẽ cảm thấy rằng “có điều gì đó Sai sai”. Sau đó, bạn sẽ mệt mỏi, bất an, rồi đột nhiên tinh thần lao dốc.

Chọn tập
Bình luận