Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Mặc Kệ Thiên Hạ – Sống Như Người Nhật

Chương 13: Không Được Nói “phải Làm Gì Bây Giờ! Hãy Giúp Tôi!”

Tác giả: Mari Tamagawa
Chọn tập

Chắc hẳn Khi đọc đến phần này, các bạn đã hiểu được từ” xoa dịu” không được sử dụng với ý nghĩa thư giãn.

“Xoa dịu”đồng nghĩa với việc” Đùn đẩy cho người khác”.

Có lẽ bạn sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái Nếu được” xoa dịu” Và thậm chí còn không thể ý thức rằng mình đang “đùn đẩy” cho người khác, phụ thuộc vào người đó. Bởi vì khi đó,con người không tự đối mặt với vấn đề, không tự mình suy nghĩ,cũng không tự mình hành động.

Đến đây Tôi mong các bạn có thể nhận ra rằng nhờ cậy người khác và đùn đẩy cho họ tưởng như giống nhau nhưng thực ra lại là hai khái niệm riêng biệt.

Mong muốn được ai đó “Xoa dịu” không đem lại cho bạn hướng giải quyết ,Tôi đã lặp đi lặp lại điều đó nhiều lần, nhưng đương nhiên bạn vẫn có thể nhờ người khác giúp đỡ để giải quyết vấn đề.không ai bắt bạn phải làm tất cả mọi việc cả.

Trên đời này,đôi khi bạn không thể giải quyết mọi vấn đề mà chỉ dựa vào sức mình,tuy nhiên bạn tuyệt đối không được hoàn toàn ỷ lại vào họ thậm chí có những người còn muốn người khác giải quyết luôn vấn đề cho mình. ví dụ dụ bạn lên taxi và nói với tài xế: ” anh có thể đưa tôi đến đâu đó không?”

Nếu bạn nói như vậy, có lẽ tài xế cũng không biết phải đáp thế nào. có thể người tài xế nào đó sẽ vui vẻ lái chầm chậm vòng quanh vài phút và cho bạn xuống ở nơi thích hợp.Tuy nhiên đó cũng chỉ là sự xoa dịu tạm thời. Trước khi lên xe l,Bạn nên suy nghĩ nơi mình muốn đến,bạn cần có định hướng cho mình:nhờ người khác giúp đỡ để vượt qua hay ỷ lại hoàn toàn vào người khác.

Việc mong muốn được giúp đỡ và được xoa dịu hoàn toàn khác nhau. Trước đây có lần tôi cũng từng mong muốn được người khác giải quyết hộ tất cả mọi việc, nhưng một người thầy đáng kính đã khiến tôi thực sự bất ngờ.

Trong lúc tiến hành dự án chăm sóc tâm lý sau một thảm họa tự nhiên, tôi định nhờ thầy Takahashi yoshitsuma đang công tác tại Trường đại học Tsukub người dẫn đầu ngành hỗ trợ tâm lý do thảm họa cho lời khuyên và tôi đã thản nhiên hỏi: Thưa thầy,có thông tin gì hữu ích không ạ?”

Ngay lập tức, Thầy nói::”cách hỏi của em lạ thật đấy.”

Cách tôi đưa ra câu hỏi cũng tương tự như câu hỏi:” Tôi đang bị lạc đường nhưng tại sao tôi lại bị lạc nhỉ?” Thế nên câu hỏi mãi không có câu trả lời.

Thầy nói:” những lúc thế này em nên biết mình muốn đi đâu nhưng cũng cần tự hỏi mình nên đi như thế nào Nếu không chỉ ra điểm đến của mình thì chẳng ai có thể hướng dẫn em cả”

Lúc nói:” chán quá,Em không biết nên bắt đầu từ đâu cả”.Tôi chỉ đơn thuần gửi gắm rắc rối săng cho thầy,bởi Tôi không nói rõ mình lúng túng vì điều gì hay mình muốn có kết quả như thế nào nên thầy giáo cũng không thể đưa ra một đáp án thích đáng được.

Nếu ngay từ đầu chúng ta sắp xếp lại vấn đề cẩn thận, làm rõ cái gì cần và cái gì mình không hiểu rồi mới hỏi thì người giúp bạn sẽ dễ dàng trả lời hơn. Để làm được điều đó Chúng ta cần đối diện với bản thân và tìm hiểu xem vấn đề khiến mình đau đầu là gì.

Hãy hỏi vấn đề mà người khác có thể nắm bắt và đưa ra câu trả lời.Đừng vì chính bạn cũng không thể giải quyết vấn đề của bản thân mà lại đùn đẩy cho người khác. có như vậy bạn mới nhận được sự giúp đỡ thiết thực.

Nếu bạn nhận được sự giúp đỡ từ họ (ví dụ một phương án nào đó chẳng hạn ).Bạn sẽ cảm thấy mình được cứu vớt và nhận ra giá trị của bản thân cũng như nâng cao sự tự nhận thức bản cá nhân.

Tôi mong rằng nếu bạn đi lạc thì thay vì “tôi bị lạc, rắc rối to rồi, giúp tôi với” bạn có thể nói” tôi bị lạc,Rắc Rối to rồi,giúp tôi với Tôi muốn đến chỗ này.”

Chọn tập
Bình luận