Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Mặc Kệ Thiên Hạ – Sống Như Người Nhật

Chương 35: Cảm Giác Bất Lực Sẽ Biến Mất Khi Mọi Người Biết Hỗ Trợ Lẫn Nhau

Tác giả: Mari Tamagawa
Chọn tập

Việc của tôi, tôi tự làm. Đây được coi là một cách suy nghĩ của người trưởng thành. Tất nhiên, điều đó không sai. Tuy nhiên, một người thực sự tự lập là “người biết nhờ người khác giúp đỡ” một cách đúng lúc, đúng chỗ.

Ngoài ra, trưởng thành là khi ta còn phải có khả năng giúp đỡ người khác. Những người biết “giúp đỡ lẫn nhau”- hỗ trợ và được hỗ trợ – mới thực sự là con người tự lập. “Giúp đỡ người khác” và “Được người khác giúp đỡ”, đâu là quan điểm của bản thân và đâu là quan điểm của người khác.

Chắc hẳn có nhiều người đáp rằng “giúp đỡ người khác” là quan điểm của bản thân, còn “được người khác giúp đỡ” là quan điểm của người khác.

Nhưng điều đó không hẳn đã đúng. “Để tôi làm..cho” mới chính là cách suy nghĩ theo quan điểm của người khác.

Nếu bạn giúp đỡ người khác để đảm bảo lợi ích của bản thân thì mối quan hệ đó mang tính khách quan, được thể hiện bởi mong muốn bảo vệ cho lợi ích của chính mình.

Trái lại “Nhờ người khác giúp đỡ” tuy nghe có vẻ như bạn đang hoàn toàn phụ thuộc vào người khác, nhưng nếu “chấp nhận” và “biết ơn” vì ai đó làm cho mình, khiến mình tốt hơn thì có nghĩa bạn vẫn đang sống theo chính kiến của mình.

Tuy nhiên, mối quan hệ nào cũng cần có sự qua lại. Giúp đỡ người khác và nhận sự giúp đỡ luôn cần song hành với nhau.

Thế nên, “Giúp đỡ lẫn nhau” trở thành điều quan trọng. “Giúp đỡ lẫn nhau” có sự tương tác từ hai phía, biết chấp nhận bản thân và chấp nhận nhau. Việc này còn mang ý nghĩa tiếp nhận, chứ không phải nói “không” khi người khác làm giúp bạn. Rõ rằ

ràng đây là hành động xuất phát từ Quan điểm của bản thân.

Thay vì chỉ chờ người khác an ủi hoặc nhờ người khác làm hộ, hãy tìm kiếm sự trợ giúp một cách hợp lý.

Chọn tập
Bình luận