Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Mặc Kệ Thiên Hạ – Sống Như Người Nhật

Chương 20: “Phản Ứng Bất Ngờ” Sẽ Bảo Vệ Bạn Khỏi Những Cú Sốc

Tác giả: Mari Tamagawa
Chọn tập

Sau khi trải qua những chuyện đau buồn và khó chịu đựng nổi, cơ thể sinh ra các phản ứng để chống đỡ điều đó. Trong đó, có một phản ứng mang tên “Phản ứng stress cấp tính – ASR (Acute Stress Reaction) “.

Khi những người quan trọng đối với một ai đó, ví dụ cha mẹ anh em, con cái hoặc những người yêu quý mất đi hoặc khi ai đó phải nghe những lời đau lòng, họ sẽ shock vì bị tổn thương. Cảm giác này cũng sẽ xuất hiện nếu ai đó chịu tổn thương quá lớn và cảm thấy không thể làm gì được.

Thể trạng sẽ không thể phản ứng lại được khi cú shock quá lớn. Bạn không thể cử động, cũng không thể thốt lên Thậm chí không cảm thấy đau buồn nữa.

Bản chất của con người hay của mọi sinh vật sống chính là không thể phản ứng lại với một điều vượt quá khả năng chịu đựng.

Tôi xin kể các bạn nghe câu chuyện như sau. Một con ngựa vằn bị sư tử bắt làm mồi và bị ăn thịt ngay lập tức. Nhưng điều này không có nghĩa con ngựa vằn phải chịu đau đớn cho tới lúc chết. Khi bị nuốt xuống như vậy, ngựa vằn không hề phải chịu đau đớn trong lúc vẫn còn nhận thức được mà nó đã hoàn toàn mất đi phản ứng với nỗi đau.

Điều này không chỉ xảy ra ở con người mà ngay cả động vật cũng vậy.

Mỗi sinh vật sống đều có một cơ chế duy trì sự sống gọi là phản ứng stress cấp tính, nó sẽ khiến cơ thể mất phản ứng đối với những đau đớn vượt quá sức chịu đựng.

Chính bạn cũng đã từng trải qua cảm giác trống rỗng, không cảm thấy đau buồn, thậm chí nước mắt cũng không thể rơi nổi. Tất nhiên điều đó không có nghĩa bạn sẽ không cảm thấy đau buồn hay rơi nước mắt nữa chỉ là bạn không thể nào phản ứng lại những được những điều vượt quá sức chịu đựng.

Sau khi trải qua đau khổ, cơ thể cần phát sinh phản ứng. Cụm từ “phản ứng stress cấp tính” có thể hơi khó hiểu nên tôi sẽ thay bằng “phản ứng bất ngờ”.

Trong trường hợp bạn phải chịu đựng một cú sốc mạnh mẽ. Ví dụ như người thân thiết với bạn mất trong một tai nạn giao thông, có thể bạn sẽ không bao giờ đi qua con đường nơi xảy ra tai nạn ấy nữa và cố gắng làm những việc sẽ không để bản thân trải qua nỗi đau đó một lần nữa.

Đôi khi bạn hoàn toàn ý thức được mình đang lảng tránh chỗ đó, tuy nhiên cũng có những lúc bạn đi đường vòng một cách vô thức. Vì mỗi lần đến gần nơi ấy, bạn đều cảm thấy stress nên một hệ thống của cơ thể mang tên “né tránh” hoạt động nhằm phòng ngừa điều đó.

Trái lại, có những người khi gặp phải cú sock tinh thần hay có chuyện buồn, họ lại không hề rơi một giọt nước mắt, cũng không tỏ ra nên thẫn thờ mà lẳng lặng làm việc của mình. Thực ra, đây cũng là một phần của “phản ứng bất ngờ”.

Việc bị sốc cũng có thể khiến ai đó có hành động một cách thái quá. Mặc dù mệt mỏi và stress nhưng họ sẽ không hoạt động hoặc thể hiện rằng mình đang đau khổ. Điều này cũng xảy ra khi tất cả các chức năng của cơ thể đồng thời ngừng hoạt động do shock.

Trong nhiều trường hợp, cảm giác chán nản và tự ti mãi sau này mới xuất hiện.

“Phản ứng bất ngờ” tương tự như một vật cản nhằm mục đích ngăn bạn tích tụ quá nhiều áp lực tâm lý. Thế nên, bạn không cần trách bản thân vì “phản ứng bất ngờ” này.

Đó chính là phản ứng tự nhiên để con người và loài vật bảo vệ bản thân.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky