'Phản ứng bất ngờ” được coi là một phần của “phản ứng flight – or – flight” ( fight – or – fight respond). “Phản ứng flight – or – flight” trong tiếng Nhật còn được gọi là “phản ứng chiến đấu hay bỏ chạy”. Tuy “chiến đấu” và “bỏ chạy” đều được đọc là “tousou” nhưng đây không phải một kiểu chơi chữ. Đó là phản ứng của động vật khi đối mặt với nỗi sợ hãi. Nhà Sinh lý học người Mỹ Walter B. Cannon đã phát hiện ra phản ứng này của cơ thể đối với stress.
Canon nhiều lần làm thí nghiệm bằng việc sử dụng một con mèo rất hay hoảng sợ khi đứng trước một con chó đang sủa. Ông nhận ra rằng khi con vật bị đặt trong tình trạng vô cùng căng thẳng trong một thời gian ngắn, nhiều cơ quan trong cơ thể sẽ phản ứng khẩn cấp để sinh tồn.
Khi sinh vật đột nhiên chạm trán một kẻ địch có vẻ nguy hiểm thì chúng sẽ lựa chọn dốc toàn sức lực để đối mặt và chiến đấu hoặc cố gắng hết sức để trốn thoát.
Ví dụ như nhịp tim tăng nhanh, đồng tử mở lớn, hoạt động của cơ quan tiêu hóa bị kiềm chế, lòng bàn tay và bàn chân tiết ra mồ hôi dính. Tất cả những điều nói trên là phản ứng để tiến hành “chiến đấu” với kẻ thù trước mắt hoặc bỏ trốn “Đào Tẩu”, là phản ứng để sinh tồn.
Ngoài ra, khi đối mặt với một nguy cơ bất ngờ xuất hiện, người ta hay dùng cách nói ” mặt tái mét”. Đây cũng là phản ứng của cơ thể để giảm lượng máu lưu thông. Thậm chí, bạn còn phát sinh cả phản ứng tâm lý.
Trong khi đang do dự “chiến đấu hay bỏ chạy” Thì ngay chính lúc này, trạng thái chiến đấu được hình thành nhưng đồng thời, bạn cũng cảm thấy buồn bực. Nghe có vẻ kỳ lạ?
Trạng thái “chiến đấu” thường được gọi là tình trạng có khả năng tấn công. Tuy nhiên “chiến đấu” thực tế bao gồm cả “tấn công” và “phòng thủ”.
Ngay cả chiến đấu trong lực lượng phòng vệ cũng được tạo nên từ cả tấn công và phòng thủ nên trong chiến đấu chỉ một mực tấn công thì bạn đã tốn công vô ích.
Một người chỉ huy thiếu kinh nghiệm và hành động không có chiến thật sẽ vẫn ra lệnh “Lên!” để rồi toàn quân bị tiêu diệt mặc dù anh ta hiểu rõ ràng tiếp tục tiến công cũng không nắm chắc được phần thắng. Không biết địch biết ta, chúng ta đương nhiên sẽ bại trận. Trái lại, một người chỉ huy tài ba, trong tình cảnh đó sẽ đưa ra một quyết định rút lui, lui binh về để phòng thủ
Tình trạng tương tự cũng xảy ra trong cơ thể chúng ta.
Khi gặp kẻ thù, cho dù hiểu rằng chiến đấu đồng nghĩa với cái chết, chúng ta vẫn hiếu chiến. Thế nên, trong nội tâm diễn ra một hoạt động nhằm mục đích kiềm chế gọi là “trạng thái chán nản”. Ở Nhật, nói đến “trạng thái chán nản” người ta luôn luôn nghĩ tới hình ảnh vô cùng ốm yếu bệnh tật và có xu hướng bị nhãn dán tiêu cực. Nhưng không hẳn như vậy.
Kẻ yếu đuối, kẻ vô dụng, đó chính là những nhãn dán người khác áp đặt lên chúng ta .
“Trạng thái chán nản” đồng nghĩa với việc bạn đang rút lui, hãy nắm bắt Suy nghĩ “Vào trạng thái chiến đấu, tôi sẽ cố gắng hết sức” và chấp nhận bản thân.
Sự lo âu và kìm nén đều có ý nghĩa cả.