Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

10 Lời Khuyên Khởi Nghiệp

Chương 6: Một Số Kỹ Năng Hữu Ích

Tác giả: Caspian Woods

Chính bạn là chìa khóa thành công cho công việc kinh doanh của bạn. Điểm mạnh và điểm yếu của bạn sẽ nhanh chóng được thể hiện trong công việc. Tuy nhiên, trước khi quá lo lắng về chuyện đó, hãy nhớ:

Một họa sĩ làm dự án với nhân viên của một công ty lớn. Anh bảo họ vẽ hình ảnh thể hiện rõ nhất vị giám đốc điều hành của mình. Các nhân viên vẽ một khẩu đại bác lỏng lẻo đang lao nhanh xuống đồi với một kíp nổ nhỏ xíu. Khẩu đại bác gây ra tiếng vang lớn khi nổ nhưng chỉ bắn được một quả đạn nhỏ lăn được gần 1m.

Ai cũng có điểm yếu. Thực tế, diễn giả căng thẳng nhất mà tôi từng gặp là tỷ phú Richard Branson. Thông thường, điểm yếu chỉ là mặt trái rất nhỏ so với điểm mạnh. Điều quan trọng nhất là bạn phải đánh giá trung thực bản thân để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu, rồi cân đối chúng.

Việc đánh giá trung thực về bản thân có thể không dễ dàng. Hãy cố gắng đánh giá trung thực và khách quan về bản thân. Đừng quá khiêm tốn hay quá khắt khe với bản thân. Hãy nghĩ về những điều bạn thích làm nhất, những điểm trong công việc khiến bạn không thích – chúng thường tương ứng với điểm mạnh và điểm yếu của bạn.

Phương pháp: Hoàn thành bài tập dưới đây giúp bạn tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của mình.

Tốt nhất, hãy nhờ một người bạn đáng tin và công tâm giúp bạn làm bài tập này.

Điểm mạnh
Những điểm mạnh của bạn là gì?
Bạn thích làm loại công việc nào nhất?
Bạn làm tốt công việc nào?
Kỹ năng và kinh nghiệm cụ thể nào có thể giúp bạn?
Điểm yếu
Bạn có thể khắc phục bằng cách nào?
Bạn không thích làm loại công việc nào nhất?
Bạn tránh không làm việc nào?
Bạn thấy mình còn yếu trong lĩnh vực kiến thức kỹ thuật hoặc kinh nghiệm nào?

Sự quyết đoán

Trở nên quyết đoán là việc rất khó. Nó không đồng nghĩa với việc trở thành một kẻ bạo chúa mà là có niềm tin vững chắc vào giá trị của bản thân.

Sự tự tin: Đây là thần dược của thành công. Rất khó để làm những việc lớn lao, như kiểm soát các nền kinh tế thế giới. Song về cơ bản, hãy tin rằng bạn có giá trị độc đáo riêng biệt.

Thực tế, tự tin là thứ có thể thay đổi. Đó không phải là phẩm chất vốn có, nó được củng cố qua thời gian từ những phản hồi tích cực mà chúng ta nhận được. Điều quan trọng là bạn phải không ngừng củng cố sự tự tin của mình. Hãy đọc Chương 25 “Liều thuốc động lực” để biết bí quyết.

Đừng đánh giá thấp bản thân: Thiếu tự tin có thể giúp bạn có một động lực mạnh mẽ để chứng minh bản thân song nó cũng có thể gây ra rắc rối. Bạn có thể đánh giá thấp bản thân, ra giá quá thấp cho công việc của mình, nhượng bộ khi đàm phán, hứa hẹn với khách hàng hoặc bị nhà cung cấp lừa đảo.

Học cách nói “không”: Sự tập trung là cốt lõi của thành công. Bạn sẽ phải quen dần với việc nói “Không” lịch sự với khách hàng tiềm năng, nhà cung cấp hay bạn bè để có thời gian làm ra những sản phẩm tốt. Đây cũng là điều sống còn để hình thành thói quen nói với khách hàng bạn không thể làm điều gì.

Bí quyết doanh nhân: Hứa ít hơn – Làm nhiều hơn

Thà ngay từ đầu bạn nói cho khách hàng biết thời gian hoàn thành công việc thực tế còn hơn là hứa vội vàng thời gian giao hàng, rồi muộn mất một ngày khiến khách hàng tức giận.

Quản lý thời gian

Tôi rất thích áp dụng kỳ hạn hoàn thành trong công việc. Tôi thường hoàn thành công việc trước kỳ hạn đề ra. (Douglas Adams)

Quản lý thời gian nghe có vẻ như là một việc tầm thường? Nhưng cuộc sống này chính là do thời gian tạo nên.

Việc bận rộn khiến bạn cảm thấy mình quan trọng, song bạn cũng phải biết cách giao phó những nhiệm vụ không cần thiết.

Khi mới gây dựng cơ nghiệp, về cơ bản bạn sẽ phải làm mọi thứ, từ việc gọi văn phòng phẩm cho đến rửa cốc chén. Ban đầu, mọi việc diễn ra ổn thỏa (và mất ít chi phí), đem lại cho bạn cảm giác thích thú khi thấy mọi thứ đang vận hành.

Tuy nhiên, sau đó bạn sẽ nhận ra mình chỉ còn 20% thời gian để làm những công việc có thể tạo ra 80% giá trị kinh doanh. Nếu bạn không phân biệt được việc nào quan trọng trong kinh doanh và việc nào không (hoặc người khác làm tốt hơn), bạn sẽ bị mắc kẹt vào việc làm một công việc duy nhất đến 10 năm. Nếu bạn muốn phát triển một doanh nghiệp có lợi nhuận cao, bạn không thể dành cả ngày chỉ để dán phong bì thư.

Trang web www.fromacorns.com có những biểu mẫu thời gian khá đơn giản. Hãy áp dụng chúng với những bí quyết sau:

  • Hãy tham dự một khóa học về quản lý thời gian. Bạn phải chi một chút tiền nhưng đó là một sự đầu tư tốt nhất của bạn. Hãy đăng ký ngay bây giờ.

  • Nếu công việc của bạn liên quan đến máy tính, hãy xóa hết các chương trình game trong máy tính – ngay bây giờ! Chúng làm giảm năng suất của bạn rất nhiều.

  • Bắt đầu ngày mới bằng một nhiệm vụ đơn giản. Bố tôi có một cách khá hay: khi viết, ông luôn để dở đoạn cuối cùng. Vậy là sáng hôm sau, ông có một cách đơn giản để bắt đầu làm việc.

  • Tránh bị gián đoạn bởi bạn bè, thư từ, email. Hãy dành một khoảng thời gian trong ngày cho những thứ này.

  • Tìm ra khoảng thời gian sáng tạo nhất trong ngày của bạn. Hãy làm những việc quan trọng hoặc khó khăn vào thời gian đó.

  • Cho phép mình nghỉ ngơi. Bạn không phải là một con rô-bốt – hãy tự thưởng cho mình khi đã hoàn thành nhiệm vụ. Hãy ra ngoài hít thở không khí trong lành.

  • Dành ra một khoảng thời gian trống. Khi lên kế hoạch cho một dự án, hãy dành một tuần cuối cho việc tưởng tượng.

  • Hiểu rằng công việc khẩn không có nghĩa là quan trọng. Bằng cách suy nghĩ và hành động vì mục đích lâu dài, bạn có thể cứu vãn được rất nhiều cuộc khủng hoảng.

Khả năng lắng nghe

Đây chính là bản chất của việc bán hàng. Kỹ năng quan trọng nhất là khả năng nhận biết chính xác những nhu cầu của khách hàng. Việc này không hề đơn giản.

Đôi khi, khách hàng không biết chính xác mình mong muốn gì.

“Tôi nghĩ từ ‘sáng tạo’ nên bị cấm. Khách hàng thường hỏi chúng tôi về điều này, nhưng sau đó họ lại bác bỏ ý tưởng của chúng tôi vì ‘từ trước đến nay chưa ai làm việc đó cả’!” (Mark, kỹ sư)

Hoặc nếu khách hàng biết, họ cũng không nói cho bạn. Hãy nhớ về lần bạn có một bữa ăn tồi tệ ở một nhà hàng khi người bồi bàn đến hỏi bạn: “Đồ ăn có ngon không thưa ông?” Và bạn vui vẻ trả lời: “Ồ, ngon lắm, cảm ơn!” trong khi nhủ thầm là sẽ không bao giờ quay lại đó nữa.

Đôi khi, cơ hội đến rất lặng lẽ. Bạn cần phải học cách lắng nghe. Bạn cũng cần phải biết cách hỏi những câu hỏi đúng, đọc được những nhu cầu và mong muốn ‘tiềm ẩn’ của khách hàng.

Đối với những doanh nhân bảo thủ thì điều này có thể khó khăn vì họ phải học cách khi nào thì ngừng nói!

Để có thêm thông tin về nghệ thuật bán hàng, bạn hãy đọc Chương 16.

Bình luận
× sticky