Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

10 Lời Khuyên Khởi Nghiệp

Chương 25: Phương Thuốc Cho Động Lực

Tác giả: Caspian Woods

Nội dung chương này sẽ rất hữu ích cho công ty của bạn và bạn cũng không thể tìm thấy trong bất kỳ cuốn sách kinh doanh nào khác. Trạng thái tâm lý lành mạnh, động lực, hạnh phúc và sức khỏe của bạn là những yếu tố quan trọng nhất trong thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, không có lý do gì để bỏ lỡ cơ hội này.

Vậy thì làm thế nào để tôi luôn giữ cho động lực của mình ở mức cao nhất?

Điều gì tạo nên hạnh phúc?

Đây là một câu hỏi kỳ cục nhưng cũng có rất nhiều nghiên cứu về “khoa học hạnh phúc”. Một bài tập nghiên cứu thú vị về những người trúng xổ số cho ra ba yếu tố:

1. Tình trạng vô lo, ví dụ như về sức khỏe hay tiền bạc

2. Ý thức về nhiệm vụ và mục đích trong cuộc đời

3. Có mối quan hệ gần gũi với gia đình và bạn bè

Thật đáng ngạc nhiên, những người trúng xổ số lại luôn không thực hiện tốt ba điều trên. Họ chuyển lo lắng tiền bạc sang lo lắng về sự an toàn. Họ thường đánh mất mục tiêu trong cuộc sống và rất nhiều người bạn cũ xa lánh họ.

Nhưng là một doanh nhân, sứ mệnh của bạn rất rõ ràng. Những gì bạn làm là tránh khỏi sự cô lập của bạn bè và cố gắng tránh bị căng thẳng thần kinh.

Hãy tìm kiếm những người ủng hộ quanh mình

“Tôi nhận được bức thư từ một người bạn với tiêu đề ‘Người chiến thắng!’ Tôi để nó ở cạnh máy tính và nhìn vào nó mỗi khi bị căng thẳng!” (Dawn, thiết kế sản phẩm)

Sự cô lập là mối nguy hiểm cho doanh nhân. Vào một ngày trời mưa, bạn đang phải tự giải quyết mọi việc và bị một khách hàng làm phiền. Thật buồn nếu bạn không có ai để chia sẻ. Nhưng nếu bạn nói chuyện với ai đó, bạn sẽ nhận ra họ cũng từng trải qua những điều tương tự như thế.

Hãy cố gắng tạo ra quanh mình những người luôn tin tưởng bạn. Tốt nhất là những người cũng vừa bắt đầu khởi nghiệp. Họ sẽ hiểu những vấn đề bạn đang gặp và có thể chia sẻ cùng bạn ngay lập tức. Bạn không cần phải trực tiếp gặp họ, chỉ cần gọi điện hay viết thư là được.

Bạn có thể tham gia một nhóm liên kết trực tuyến. Có rất nhiều nhóm có thể giúp bạn và thường là những “câu lạc bộ ẩm thực” không chính thức. Nếu bạn không thể tìm thấy ai, sao không thử bắt đầu với một tổ chức?

Hãy cố gắng dành thời gian cho bạn bè. Điều đó nghe có vẻ hơi xa xỉ khi bạn cần có nhiều thời gian làm việc, nhưng đó là vụ đầu tư tuyệt vời. Như người Mỹ nói: “Làm hết sức, chơi hết mình.”

Hãy nghỉ ngơi

Một người đàn ông khôn ngoan đã nói với tôi: “Bạn không thể lên kế hoạch giải trí.” Thật tuyệt nếu có một bữa trưa kéo dài hoặc một kỳ nghỉ tuyệt vời đến phút cuối. Do vậy, điều hành doanh nghiệp chẳng có nghĩa gì nếu bạn không thể ngẫu hứng ăn uống no say. Bạn cũng cảm thấy hài lòng khi biết người khác đang phải đi làm còn bạn đang nghỉ ngơi.

Hãy có triết lý giống như nhà tư tưởng Ferris Bueller:

Cuộc sống chuyển động rất nhanh. Nếu bạn không ngừng lại và nhìn xung quanh một lần, bạn sẽ bỏ lỡ nó. (Trong cuốn Ferris Bueller’s Day off (Ngày nghỉ của Ferris Bueller))

Thành công là một hành trình dài chứ không phải cuộc chạy nước rút.

Các ông chủ doanh nghiệp nhỏ luôn tỏ ra bận rộn. Bạn thường nghe thấy:

“Tôi làm việc 10 tiếng một ngày.” “Tôi ấy à, tôi làm việc 12 tiếng một ngày, 6 ngày trong tuần.” “Trời, cái đó đã thấm gì. Tôi làm việc 20 tiếng một ngày và còn phải mất 2 tiếng mới về đến nhà; tôi nhớ là kỳ nghỉ cuối cùng của mình hình như là từ năm 1987”… (Monty Python)

Đơn giản bạn không thể làm việc 15 tiếng một ngày, 6 ngày một tuần, 12 tháng một năm mà không biến thành (a) một người kiệt quệ hoặc (b) một người căm ghét chính công việc của mình. Trên thực tế, các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng bạn chỉ có thể thật sự tập trung hiệu quả trong 40 phút một lần.

Vì vậy, hãy dành thời gian nghỉ ngơi. Hãy nghe theo lời hướng dẫn của Ru Paul, một cầu thủ bóng rổ người Mỹ:

Có không gian, dành không gian.

Điều này rất quan trọng với doanh nghiệp của bạn. Chỉ khi bạn tạo được không gian cho cuộc sống của riêng mình thì bạn mới có thể lắng nghe người khác và nhận ra những cơ hội mới.

Hãy đi dạo sau bữa trưa hoặc ngủ trưa. Vợ tôi thường cho những cuộc hẹn gặp với ông S. K. Ives vào sổ làm việc của tôi, và chúng tôi chuồn đi đến phòng triển lãm.

Đừng biến mình thành kẻ què quặt khi tìm kiếm sự hoàn mỹ:

Kỹ năng tốt hơn không phải là cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ mà cần biết nhiệm vụ nào bạn có thể chưa cần thực hiện.

Chăm sóc bản thân

Giữ cho cơ thể khỏe mạnh: Người Hy Lạp cổ đại có triết lý về cuộc sống cân bằng gọi là kalos kagathos. Họ cho rằng bạn nên dành thời gian chơi thể thao bằng với thời gian làm việc. Có một số giá trị cho doanh nhân trong triết lý này.

Dường như chơi thể thao không phải là ưu tiên của bạn, nhưng đó là cách tuyệt vời để loại bỏ những lo lắng, cải thiện sự tập trung và giải quyết áp lực công việc. Nó cũng giúp bạn không bị cảm cúm.

Bạn không cần phải chạy maratông, nhưng bạn có thể tập luyện những bài tập đơn giản, ba lần mỗi tuần.

Ăn uống đầy đủ: Bạn muốn giảm cân? Hãy suy nghĩ kỹ lưỡng

Bộ óc của bạn thật sự là một con ngựa kéo. Nó tiêu thụ 75% lượng đường trong gan và 20% lượng oxy của cả cơ thể. Nếu bạn quá tập trung, nó sẽ tiêu tốn 1,5 calo mỗi phút, bằng một nửa của một cuộc đi bộ nhanh. Vì vậy, nếu muốn tư duy tốt, bạn cần phải cung cấp cho nó đầy đủ chất dinh dưỡng.

Đừng bỏ bữa sáng, nhưng hãy ăn những thứ có thể giúp tiêu hao carbonhydrate như cháo hoặc món ăn điểm tâm. Ăn nhẹ những thứ như các loại hạt (không phải cà phê và các loại hạt khiến bạn bị thở gấp) rồi uống một cốc nước ép hoa quả. Cố gắng ăn nhiều vào bữa trưa, tránh ăn những đồ chứa nhiều carbonhydrate trước khi đi ngủ.

Ngủ đủ giấc: Ngủ ít có thể ảnh hưởng nhiều đến trí nhớ, sự tập trung và khả năng đánh giá. Vào buổi sáng chúng ta coi việc ngủ không quan trọng thì đến ba giờ chiều, chúng ta cảm thấy rất thèm ngủ.

Với những người thường mất ngủ vào buổi tối thì nên:

  • Mua một cái gối đắt tiền

  • Chợp mắt ngủ khi bạn cảm thấy buồn ngủ. Cái hay của việc tự làm chủ đó là bạn không cần phải tuân theo giờ giấc (từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều).

  • Đừng luyện tập, ăn no hoặc uống cà phê sau 6 giờ chiều. Và hãy nhớ tùy thuộc vào từng cá nhân, rượu có thể vừa là chất kích thích lại vừa là chất giảm đau.

  • Đừng nghe tin tức. Vì nó khiến bạn còn “vấn vương” trong đầu khi đi ngủ. Nó cũng gia tăng căng thẳng nếu có những vấn đề mà bạn không thể làm gì để giải quyết được.

  • Hãy giữ bên mình một cuốn sổ ghi chép. Nếu bạn lo lắng về một vấn đề nào đó, hãy viết vào trong sổ và khẳng định sẽ giải quyết vấn đề đó vào sáng hôm sau – không phải là vào lúc 4 giờ sáng.

Đừng ẩn nấp

Nếu bạn đang gặp rắc rối, đừng ẩn nấp và không nói cho ai biết. Làm thế thì vấn đề của bạn cũng không biến mất. Khi đối mặt với vấn đề hoặc nỗi sợ của mình, bạn sẽ thấy chúng không hề tồi tệ như bạn tưởng tượng.

Đồng thời, đừng tránh né việc đưa ra những quyết định cứng rắn cần phải có. Kinh nghiệm của Andi McNab về Chiến tranh vùng vịnh trong cuốn Bravo Two Zero:

Không phải lúc nào chúng ta cũng có những quyết định đúng, nhưng quyết định tệ nhất lại chính là không quyết định gì cả.

Hãy luôn tích cực

Tôi rất khó chịu với những người mà khi hỏi họ như thế nào, họ trả lời: “Không tồi lắm!” hoặc “Không có gì phải cằn nhằn cả!” Sao lại không thể nói “Tốt!” hoặc thậm chí là “Xuất sắc”! Điều tuyệt vời là sau đó, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy và mọi người cũng sẽ cảm thấy được khích lệ tích cực từ bạn.

Mặt khác, tiêu cực rất nguy hiểm vì nó có thể khiến bản thân bạn bị mài mòn dần. Bạn có nhận thấy nếu ai đó nói trông bạn ốm yếu, chỉ trong khoảng 10 giây sau đó bạn sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi không?

Đừng nghe những lời nhận xét tiêu cực của người khác và đừng vận nó vào mình. Nếu một khách hàng hỏi bạn về đối thủ, đừng chỉ trích họ vì điều đó sẽ phản ánh rằng bạn thật tệ.

Bạn nên tham khảo tài liệu trên trang www.michaelheppell.co.uk của Michael Heppell1. Ông là bậc thầy trong việc làm cho mọi người cảm thấy “tuyệt vời” về chính bản thân mình. Bạn có thể là người theo chủ nghĩa hoài nghi đặc trưng của người Anh là “tự mình giải quyết”, nhưng với mỗi đồng tiền chi ra, bạn đã góp phần xây dựng động lực và tăng niềm tin lên gấp mười lần.

Đó không phải là lỗi của bạn

Có một hiện tượng tâm lý rất thú vị:

Nếu bạn đi tìm nguyên nhân vụ tai nạn, họ sẽ lôi ra hàng loạt các lý do khách quan – thời tiết, đèn, điều kiện giao thông. Nếu bạn hỏi lái xe, chắc chắn họ sẽ đánh giá rất cao vai trò của mình trong việc này.

Điều này cũng giống như trong kinh doanh. Nếu bạn thành công, mọi người sẽ nhanh chóng đưa ra một loạt lý do như bạn gặp “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” hoặc bạn là người may mắn. Nhưng nếu công việc kinh doanh của bạn gặp trắc trở, thì xu hướng chung sẽ là bạn tự kết tội bản thân, thậm chí ngay cả khi đó là vì lý do khách quan.

Có rất nhiều yếu tố quyết định thành công của một doanh nghiệp, tương tự vậy cũng có rất nhiều lý do dẫn đến thất bại. Nếu công việc kinh doanh của bạn không thành công, đừng lo lắng: đó không phải là tận cùng của thế giới. Như Henry Ford đã từng nói:

Thất bại là cơ hội để bắt đầu lại một cách thông minh hơn.

Giải tỏa căng thẳng

Mọi người thường nhầm tưởng căng thẳng thần kinh là do làm việc với cường độ cao. Nhưng căng thẳng thật sự là do cách kiểm soát môi trường của riêng bạn.

Căng thẳng thần kinh trong thời gian ngắn chưa chắc đã là điều tệ. Có một khoảng thời gian làm việc lâu dài với thời hạn chính xác cũng rất có ích nếu bạn được trả lương xứng đáng và được nghỉ ngơi.

Nhưng căng thẳng kéo dài lại là kẻ giết người. Nguyên nhân xuất phát từ việc người khác kiểm soát cuộc sống của bạn. Tôi cho rằng doanh nhân là một trong những nghề ít căng thẳng nhất, khi bạn không phải làm việc cho một ông chủ ngu ngốc.

Chấp nhận rằng luôn có thời điểm căng thẳng:

Cuộc sống lúc thăng lúc trầm,

Bị chìm đấy rồi sẽ có vận may;

Nếu không có chúng, cả cuộc đời này

Sẽ chỉ quẩn quanh trong nông cạn và khốn khổ.

(William Shakespear, Julius Ceasar, IV.iii)

Kinh doanh, cũng giống như mọi việc trong cuộc sống này, đều phải trải qua các thời điểm. Bạn sẽ phát triển không đều. Khi bận rộn, bạn sẽ ước công việc đi qua thật nhanh. Và khi lâm vào khó khăn, bạn thắc mắc công việc đi đâu hết rồi.

Điều này một phần là do bạn phát triển quá nhanh, bạn quá bận rộn với công việc và không làm đầy phễu bán hàng với những đầu mối mới. Đó cũng là cách mà cả thế giới này làm.

Nếu mọi việc đang tiến triển tốt đẹp, đừng nghĩ nó luôn suôn sẻ và tiêu xài phung phí. Ngược lại, nếu mọi việc tồi tệ, hãy chấp nhận và coi đó là một giai đoạn tất yếu để dẫn đến thành công.

Đừng bao giờ nói: “Ít ra mọi thứ sẽ không thể tồi tệ hơn.”

Học cách khóc như là một kỹ năng đàm phán: Thứ quan trọng nhất bạn có thể đưa cho khách hàng là niềm tin. Nếu bạn mắc lỗi, hãy thú nhận sớm, trực tiếp và chân thành. Nghiên cứu cho thấy khách hàng thường trung thành hơn nếu họ đã trải qua thời kỳ rắc rối với một nhà cung cấp và giải quyết vấn đề thành công. Một lời xin lỗi chân thành sẽ làm lắng dịu mọi tình huống.

Khi bắt đầu xuất bản cuốn kỷ yếu đầu tiên, tôi thường tự đánh máy. Một đêm muộn, sau khi hoàn thành cuốn sách tôi đã không nhận ra mình sử dụng phần mềm sửa lỗi chính tả tự động sửa tên lớp trưởng Angus McDonald thành Anus2. Sách đã được mang đi in và mãi cho đến ngày tốt nghiệp mới có ai đó chỉ ra lỗi sai này.

Tôi thấy xấu hổ vô cùng, tôi xin lỗi và đề nghị in lại cuốn sách, đồng thời gửi lời xin lỗi tới Angus. Tuy nhiên, các sinh viên thấy đó là một điều khá hài hước và tôi thoát khỏi rắc rối.

Đừng nói: “Ít ra mọi thứ sẽ không thể tồi tệ hơn”: Ngay lập tức mọi việc tồi tệ đều có thể xảy ra.

Hãy uống viên thuốc dũng cảm!

Mọi người lo ngại rằng khởi nghiệp là điều đáng sợ, song cái gì cũng có giá của nó.

Vậy thì hãy tiếp tục, hãy dũng cảm và uống viên thuốc dũng cảm.

Tôi nhận được một tấm bưu thiếp từ người đồng nghiệp:

Sẽ vẫn còn những do dự cho đến khi
bạn quyết định thực hiện.
Những suy nghĩ thoái lui sẽ
luôn khiến công việc không hiệu quả.

Một sự thật là ngay
khi bạn quyết định thực hiện sáng kiến
thì mọi thứ đã bắt đầu biến đổi.
Do dự sẽ khiến
những ý tưởng và kế hoạch của bạn biến mất.
Những gì đã xảy ra dẫu vậy
có thể sẽ không bao giờ xảy ra.
Cách bạn đưa ra quyết định,
cách bạn ứng xử trong những sự kiện
và các cuộc hẹn gặp bất ngờ, những sự hỗ trợ,
những điều bạn chưa từng mơ tới
sẽ xuất hiện trên con đường bạn đi.
Vậy thì bất kỳ điều gì bạn có thể làm hay mơ,
bạn đều có thể thực hiện được,
hãy bắt đầu từ bây giờ.

Trong sự táo bạo có thiên tư, sức mạnh
và sự lôi cuốn kỳ diệu.

Hãy hành động ngay!

Nội dung chương này sẽ rất hữu ích cho công ty của bạn và bạn cũng không thể tìm thấy trong bất kỳ cuốn sách kinh doanh nào khác. Trạng thái tâm lý lành mạnh, động lực, hạnh phúc và sức khỏe của bạn là những yếu tố quan trọng nhất trong thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, không có lý do gì để bỏ lỡ cơ hội này.

Vậy thì làm thế nào để tôi luôn giữ cho động lực của mình ở mức cao nhất?

Đây là một câu hỏi kỳ cục nhưng cũng có rất nhiều nghiên cứu về “khoa học hạnh phúc”. Một bài tập nghiên cứu thú vị về những người trúng xổ số cho ra ba yếu tố:

1. Tình trạng vô lo, ví dụ như về sức khỏe hay tiền bạc

2. Ý thức về nhiệm vụ và mục đích trong cuộc đời

3. Có mối quan hệ gần gũi với gia đình và bạn bè

Thật đáng ngạc nhiên, những người trúng xổ số lại luôn không thực hiện tốt ba điều trên. Họ chuyển lo lắng tiền bạc sang lo lắng về sự an toàn. Họ thường đánh mất mục tiêu trong cuộc sống và rất nhiều người bạn cũ xa lánh họ.

Nhưng là một doanh nhân, sứ mệnh của bạn rất rõ ràng. Những gì bạn làm là tránh khỏi sự cô lập của bạn bè và cố gắng tránh bị căng thẳng thần kinh.

“Tôi nhận được bức thư từ một người bạn với tiêu đề ‘Người chiến thắng!’ Tôi để nó ở cạnh máy tính và nhìn vào nó mỗi khi bị căng thẳng!” (Dawn, thiết kế sản phẩm)

Sự cô lập là mối nguy hiểm cho doanh nhân. Vào một ngày trời mưa, bạn đang phải tự giải quyết mọi việc và bị một khách hàng làm phiền. Thật buồn nếu bạn không có ai để chia sẻ. Nhưng nếu bạn nói chuyện với ai đó, bạn sẽ nhận ra họ cũng từng trải qua những điều tương tự như thế.

Hãy cố gắng tạo ra quanh mình những người luôn tin tưởng bạn. Tốt nhất là những người cũng vừa bắt đầu khởi nghiệp. Họ sẽ hiểu những vấn đề bạn đang gặp và có thể chia sẻ cùng bạn ngay lập tức. Bạn không cần phải trực tiếp gặp họ, chỉ cần gọi điện hay viết thư là được.

Bạn có thể tham gia một nhóm liên kết trực tuyến. Có rất nhiều nhóm có thể giúp bạn và thường là những “câu lạc bộ ẩm thực” không chính thức. Nếu bạn không thể tìm thấy ai, sao không thử bắt đầu với một tổ chức?

Hãy cố gắng dành thời gian cho bạn bè. Điều đó nghe có vẻ hơi xa xỉ khi bạn cần có nhiều thời gian làm việc, nhưng đó là vụ đầu tư tuyệt vời. Như người Mỹ nói: “Làm hết sức, chơi hết mình.”

Một người đàn ông khôn ngoan đã nói với tôi: “Bạn không thể lên kế hoạch giải trí.” Thật tuyệt nếu có một bữa trưa kéo dài hoặc một kỳ nghỉ tuyệt vời đến phút cuối. Do vậy, điều hành doanh nghiệp chẳng có nghĩa gì nếu bạn không thể ngẫu hứng ăn uống no say. Bạn cũng cảm thấy hài lòng khi biết người khác đang phải đi làm còn bạn đang nghỉ ngơi.

Hãy có triết lý giống như nhà tư tưởng Ferris Bueller:

Cuộc sống chuyển động rất nhanh. Nếu bạn không ngừng lại và nhìn xung quanh một lần, bạn sẽ bỏ lỡ nó. (Trong cuốn Ferris Bueller’s Day off (Ngày nghỉ của Ferris Bueller))

Thành công là một hành trình dài chứ không phải cuộc chạy nước rút.

Các ông chủ doanh nghiệp nhỏ luôn tỏ ra bận rộn. Bạn thường nghe thấy:

“Tôi làm việc 10 tiếng một ngày.” “Tôi ấy à, tôi làm việc 12 tiếng một ngày, 6 ngày trong tuần.” “Trời, cái đó đã thấm gì. Tôi làm việc 20 tiếng một ngày và còn phải mất 2 tiếng mới về đến nhà; tôi nhớ là kỳ nghỉ cuối cùng của mình hình như là từ năm 1987”… (Monty Python)

Đơn giản bạn không thể làm việc 15 tiếng một ngày, 6 ngày một tuần, 12 tháng một năm mà không biến thành (a) một người kiệt quệ hoặc (b) một người căm ghét chính công việc của mình. Trên thực tế, các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng bạn chỉ có thể thật sự tập trung hiệu quả trong 40 phút một lần.

Vì vậy, hãy dành thời gian nghỉ ngơi. Hãy nghe theo lời hướng dẫn của Ru Paul, một cầu thủ bóng rổ người Mỹ:

Có không gian, dành không gian.

Điều này rất quan trọng với doanh nghiệp của bạn. Chỉ khi bạn tạo được không gian cho cuộc sống của riêng mình thì bạn mới có thể lắng nghe người khác và nhận ra những cơ hội mới.

Hãy đi dạo sau bữa trưa hoặc ngủ trưa. Vợ tôi thường cho những cuộc hẹn gặp với ông S. K. Ives vào sổ làm việc của tôi, và chúng tôi chuồn đi đến phòng triển lãm.

Đừng biến mình thành kẻ què quặt khi tìm kiếm sự hoàn mỹ:

Kỹ năng tốt hơn không phải là cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ mà cần biết nhiệm vụ nào bạn có thể chưa cần thực hiện.

Giữ cho cơ thể khỏe mạnh: Người Hy Lạp cổ đại có triết lý về cuộc sống cân bằng gọi là kalos kagathos. Họ cho rằng bạn nên dành thời gian chơi thể thao bằng với thời gian làm việc. Có một số giá trị cho doanh nhân trong triết lý này.

Dường như chơi thể thao không phải là ưu tiên của bạn, nhưng đó là cách tuyệt vời để loại bỏ những lo lắng, cải thiện sự tập trung và giải quyết áp lực công việc. Nó cũng giúp bạn không bị cảm cúm.

Bạn không cần phải chạy maratông, nhưng bạn có thể tập luyện những bài tập đơn giản, ba lần mỗi tuần.

Ăn uống đầy đủ: Bạn muốn giảm cân? Hãy suy nghĩ kỹ lưỡng

Bộ óc của bạn thật sự là một con ngựa kéo. Nó tiêu thụ 75% lượng đường trong gan và 20% lượng oxy của cả cơ thể. Nếu bạn quá tập trung, nó sẽ tiêu tốn 1,5 calo mỗi phút, bằng một nửa của một cuộc đi bộ nhanh. Vì vậy, nếu muốn tư duy tốt, bạn cần phải cung cấp cho nó đầy đủ chất dinh dưỡng.

Đừng bỏ bữa sáng, nhưng hãy ăn những thứ có thể giúp tiêu hao carbonhydrate như cháo hoặc món ăn điểm tâm. Ăn nhẹ những thứ như các loại hạt (không phải cà phê và các loại hạt khiến bạn bị thở gấp) rồi uống một cốc nước ép hoa quả. Cố gắng ăn nhiều vào bữa trưa, tránh ăn những đồ chứa nhiều carbonhydrate trước khi đi ngủ.

Ngủ đủ giấc: Ngủ ít có thể ảnh hưởng nhiều đến trí nhớ, sự tập trung và khả năng đánh giá. Vào buổi sáng chúng ta coi việc ngủ không quan trọng thì đến ba giờ chiều, chúng ta cảm thấy rất thèm ngủ.

Với những người thường mất ngủ vào buổi tối thì nên:

Mua một cái gối đắt tiền

Chợp mắt ngủ khi bạn cảm thấy buồn ngủ. Cái hay của việc tự làm chủ đó là bạn không cần phải tuân theo giờ giấc (từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều).

Đừng luyện tập, ăn no hoặc uống cà phê sau 6 giờ chiều. Và hãy nhớ tùy thuộc vào từng cá nhân, rượu có thể vừa là chất kích thích lại vừa là chất giảm đau.

Đừng nghe tin tức. Vì nó khiến bạn còn “vấn vương” trong đầu khi đi ngủ. Nó cũng gia tăng căng thẳng nếu có những vấn đề mà bạn không thể làm gì để giải quyết được.

Hãy giữ bên mình một cuốn sổ ghi chép. Nếu bạn lo lắng về một vấn đề nào đó, hãy viết vào trong sổ và khẳng định sẽ giải quyết vấn đề đó vào sáng hôm sau – không phải là vào lúc 4 giờ sáng.

Nếu bạn đang gặp rắc rối, đừng ẩn nấp và không nói cho ai biết. Làm thế thì vấn đề của bạn cũng không biến mất. Khi đối mặt với vấn đề hoặc nỗi sợ của mình, bạn sẽ thấy chúng không hề tồi tệ như bạn tưởng tượng.

Đồng thời, đừng tránh né việc đưa ra những quyết định cứng rắn cần phải có. Kinh nghiệm của Andi McNab về Chiến tranh vùng vịnh trong cuốn Bravo Two Zero:

Không phải lúc nào chúng ta cũng có những quyết định đúng, nhưng quyết định tệ nhất lại chính là không quyết định gì cả.

Tôi rất khó chịu với những người mà khi hỏi họ như thế nào, họ trả lời: “Không tồi lắm!” hoặc “Không có gì phải cằn nhằn cả!” Sao lại không thể nói “Tốt!” hoặc thậm chí là “Xuất sắc”! Điều tuyệt vời là sau đó, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy và mọi người cũng sẽ cảm thấy được khích lệ tích cực từ bạn.

Mặt khác, tiêu cực rất nguy hiểm vì nó có thể khiến bản thân bạn bị mài mòn dần. Bạn có nhận thấy nếu ai đó nói trông bạn ốm yếu, chỉ trong khoảng 10 giây sau đó bạn sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi không?

Đừng nghe những lời nhận xét tiêu cực của người khác và đừng vận nó vào mình. Nếu một khách hàng hỏi bạn về đối thủ, đừng chỉ trích họ vì điều đó sẽ phản ánh rằng bạn thật tệ.

Bạn nên tham khảo tài liệu trên trang www.michaelheppell.co.uk của Michael Heppell1. Ông là bậc thầy trong việc làm cho mọi người cảm thấy “tuyệt vời” về chính bản thân mình. Bạn có thể là người theo chủ nghĩa hoài nghi đặc trưng của người Anh là “tự mình giải quyết”, nhưng với mỗi đồng tiền chi ra, bạn đã góp phần xây dựng động lực và tăng niềm tin lên gấp mười lần.

Có một hiện tượng tâm lý rất thú vị:

Nếu bạn đi tìm nguyên nhân vụ tai nạn, họ sẽ lôi ra hàng loạt các lý do khách quan – thời tiết, đèn, điều kiện giao thông. Nếu bạn hỏi lái xe, chắc chắn họ sẽ đánh giá rất cao vai trò của mình trong việc này.

Điều này cũng giống như trong kinh doanh. Nếu bạn thành công, mọi người sẽ nhanh chóng đưa ra một loạt lý do như bạn gặp “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” hoặc bạn là người may mắn. Nhưng nếu công việc kinh doanh của bạn gặp trắc trở, thì xu hướng chung sẽ là bạn tự kết tội bản thân, thậm chí ngay cả khi đó là vì lý do khách quan.

Có rất nhiều yếu tố quyết định thành công của một doanh nghiệp, tương tự vậy cũng có rất nhiều lý do dẫn đến thất bại. Nếu công việc kinh doanh của bạn không thành công, đừng lo lắng: đó không phải là tận cùng của thế giới. Như Henry Ford đã từng nói:

Thất bại là cơ hội để bắt đầu lại một cách thông minh hơn.

Mọi người thường nhầm tưởng căng thẳng thần kinh là do làm việc với cường độ cao. Nhưng căng thẳng thật sự là do cách kiểm soát môi trường của riêng bạn.

Căng thẳng thần kinh trong thời gian ngắn chưa chắc đã là điều tệ. Có một khoảng thời gian làm việc lâu dài với thời hạn chính xác cũng rất có ích nếu bạn được trả lương xứng đáng và được nghỉ ngơi.

Nhưng căng thẳng kéo dài lại là kẻ giết người. Nguyên nhân xuất phát từ việc người khác kiểm soát cuộc sống của bạn. Tôi cho rằng doanh nhân là một trong những nghề ít căng thẳng nhất, khi bạn không phải làm việc cho một ông chủ ngu ngốc.

Chấp nhận rằng luôn có thời điểm căng thẳng:

Cuộc sống lúc thăng lúc trầm,

Bị chìm đấy rồi sẽ có vận may;

Nếu không có chúng, cả cuộc đời này

Sẽ chỉ quẩn quanh trong nông cạn và khốn khổ.

(William Shakespear, Julius Ceasar, IV.iii)

Kinh doanh, cũng giống như mọi việc trong cuộc sống này, đều phải trải qua các thời điểm. Bạn sẽ phát triển không đều. Khi bận rộn, bạn sẽ ước công việc đi qua thật nhanh. Và khi lâm vào khó khăn, bạn thắc mắc công việc đi đâu hết rồi.

Điều này một phần là do bạn phát triển quá nhanh, bạn quá bận rộn với công việc và không làm đầy phễu bán hàng với những đầu mối mới. Đó cũng là cách mà cả thế giới này làm.

Nếu mọi việc đang tiến triển tốt đẹp, đừng nghĩ nó luôn suôn sẻ và tiêu xài phung phí. Ngược lại, nếu mọi việc tồi tệ, hãy chấp nhận và coi đó là một giai đoạn tất yếu để dẫn đến thành công.

Học cách khóc như là một kỹ năng đàm phán: Thứ quan trọng nhất bạn có thể đưa cho khách hàng là niềm tin. Nếu bạn mắc lỗi, hãy thú nhận sớm, trực tiếp và chân thành. Nghiên cứu cho thấy khách hàng thường trung thành hơn nếu họ đã trải qua thời kỳ rắc rối với một nhà cung cấp và giải quyết vấn đề thành công. Một lời xin lỗi chân thành sẽ làm lắng dịu mọi tình huống.

Khi bắt đầu xuất bản cuốn kỷ yếu đầu tiên, tôi thường tự đánh máy. Một đêm muộn, sau khi hoàn thành cuốn sách tôi đã không nhận ra mình sử dụng phần mềm sửa lỗi chính tả tự động sửa tên lớp trưởng Angus McDonald thành Anus2. Sách đã được mang đi in và mãi cho đến ngày tốt nghiệp mới có ai đó chỉ ra lỗi sai này.

Tôi thấy xấu hổ vô cùng, tôi xin lỗi và đề nghị in lại cuốn sách, đồng thời gửi lời xin lỗi tới Angus. Tuy nhiên, các sinh viên thấy đó là một điều khá hài hước và tôi thoát khỏi rắc rối.

Đừng nói: “Ít ra mọi thứ sẽ không thể tồi tệ hơn”: Ngay lập tức mọi việc tồi tệ đều có thể xảy ra.

Mọi người lo ngại rằng khởi nghiệp là điều đáng sợ, song cái gì cũng có giá của nó.

Vậy thì hãy tiếp tục, hãy dũng cảm và uống viên thuốc dũng cảm.

Tôi nhận được một tấm bưu thiếp từ người đồng nghiệp:

Sẽ vẫn còn những do dự cho đến khi
bạn quyết định thực hiện.
Những suy nghĩ thoái lui sẽ
luôn khiến công việc không hiệu quả.

Một sự thật là ngay
khi bạn quyết định thực hiện sáng kiến
thì mọi thứ đã bắt đầu biến đổi.
Do dự sẽ khiến
những ý tưởng và kế hoạch của bạn biến mất.
Những gì đã xảy ra dẫu vậy
có thể sẽ không bao giờ xảy ra.
Cách bạn đưa ra quyết định,
cách bạn ứng xử trong những sự kiện
và các cuộc hẹn gặp bất ngờ, những sự hỗ trợ,
những điều bạn chưa từng mơ tới
sẽ xuất hiện trên con đường bạn đi.
Vậy thì bất kỳ điều gì bạn có thể làm hay mơ,
bạn đều có thể thực hiện được,
hãy bắt đầu từ bây giờ.

Trong sự táo bạo có thiên tư, sức mạnh
và sự lôi cuốn kỳ diệu.

Hãy hành động ngay!

Bình luận
× sticky