Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Đến Starbucks Mua Cà Phê Cốc Lớn

Chương 2. Tại Sao Các Mặt Hàng Như Tivi Và Máy Chụp Ảnh Kỹ Thuật Số Ngày Càng Rẻ Hơn?

Tác giả: Yoshimoto Yoshio

Tính kinh tế theo quy mô khiến giá của các mặt hàng điện máy gia dụng giảm!

TIVI MÀN HÌNH MỎNG HẠ GIÁ

Ba sản phẩm gồm tivi màn hình mỏng, máy ảnh kỹ thuật số, đầu DVD được xưng tụng là “ba vị thần của thời đại mới”. Bất chấp tình trạng trì trệ của nền kinh tế, lượng tiêu thụ ba sản phẩm trên vẫn tăng mạnh. Trong đó, tivi có tích hợp chức năng thu lại chương trình đã phát sóng là sản phẩm được bán với mức giá cao nhất. Không chỉ phong phú về chủng loại mà mặt hàng trên còn rất đa dạng về kích cỡ.

Song song với việc tăng kích cỡ và độ dày mỏng của màn hình, giá cả của mặt hàng tivi nói chung lại giảm dần theo từng năm. Hai dòng sản phẩm đặc biệt nổi tiếng là tivi màn hình tinh thể lỏng (LCD) và tivi màn hình Plasma. Xét một cách tổng thể, LCD bán chạy hơn, nhưng nếu xét riêng phân khúc màn hình cỡ lớn, tivi Plasma lại phát huy được thế mạnh của mình.

Trên thị trường, trừ các thương hiệu kém nổi, sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng thường có biên độ giảm giá mạnh. Kích cỡ màn hình tivi được tính theo độ dài đường chéo màn hình bằng đơn vị inch. Ví dụ, màn hình có đường chéo dài 32 inch (khoảng 81 cm) được gọi là “tivi 32 inch”. Để so sánh giá giữa nhiều loại màn hình có kích cỡ khác nhau, nhiều người thường chia tổng số tiền cho số inch hay còn gọi là “giá bán trên mỗi inch”. Cho đến năm 2004, một inch tivi Plasma hay LCD có giá không dưới 10.000 yên. Điều này dễ gây ấn tượng rằng đây là mặt hàng cao cấp nên tỷ lệ phổ cập không cao.


Hình 9: Giá tính trên 1 inch màn hình của tivi màn hình mỏng

Tuy nhiên, các bạn có thể nhìn vào hình số 9. Trong thời điểm giảm giá đặc biệt dịp cuối năm 2004, giá tivi LCD 32 inch đã giảm xuống còn 10.000 yên trên mỗi inch. Trong chương trình khuyến mãi dịp hè, tivi Plasma loại 50 inch cũng được bán với mức giá tối đa là 10.000 yên/inch. Đến năm 2005, vào dịp khuyến mãi mùa hè, giá cho mỗi inch của tivi Plasma 32 inch chỉ còn 5.000 yên/inch và giảm tiếp 30% trong năm 2006. Cuối năm 2006, tivi Plasma 37 inch hoặc 42 inch đều có giá không quá 5.000 yên/inch. Năm 2007, sản phẩm tivi Plasma 40 inch trở lên phải đương đầu với cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt về giá bán ra, đặc biệt, sự kiện Olympic Bắc Kinh 2008 là dịp thể hiện quyết tâm cạnh tranh giữa các nhà cung cấp sản phẩm điện máy hàng đầu trên thị trường lúc bấy giờ.

Theo thời gian, khi một sản phẩm điện tử gia dụng càng phổ biến trong mỗi gia đình thì giá cả của nó sẽ ngày một rẻ đi đồng thời tính năng lại càng thêm ưu việt. Tivi màn hình mỏng và máy tính xách tay là hai đại diện tiêu biểu cho nhận định này với nhiều nguyên nhân.

Nguyên nhân đầu tiên bắt nguồn từ quá trình hoạt động của nguyên lý: Khi quy mô sản xuất mở rộng đến một mức nhất định, chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống. Trong kinh tế học, quá trình này được gọi là “tính kinh tế theo quy mô”.

Chi phí sản xuất để tạo ra một đơn vị sản phẩm còn được gọi là “chi phí bình quân”. Nếu chi phí sản xuất cho toàn bộ 100 sản phẩm là 10 triệu yên, ta có thể tính chi phí bình quân thông qua phép tính 10.000.000 yên/100 sản phẩm = 100.000 yên/sản phẩm. Như vậy, ta có “chi phí bình quân” là 100.000 yên.


Hình 10: Sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng bán ra trong nước của sản phẩm tivi màn hình mỏng

Tại hình 10, ta thấy, nhu cầu sở hữu sản phẩm tivi màn hình mỏng của người tiêu dùng tăng lên hàng năm tương ứng với tính phổ biến của sản phẩm này. Đáp ứng nhu cầu trên, các nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực này như Panasonic, Sharp, Sony đã tăng số lượng nhà máy sản xuất được xây mới, thúc đẩy đầu tư trang thiết bị cho nhà máy hiện tại để mở rộng quy mô sản xuất.

Hình 11 biểu diễn mối quan hệ giữa quy mô sản xuất-bán ra (tính theo số lượng) với chi phí bình quân. Trên thị trường tiêu thụ tivi, nhiều người tiêu dùng sẽ dễ cảm thấy kinh ngạc trước sức lôi cuốn của chúng khi tận mắt nhìn thấy khả năng hiển thị hình ảnh rực rỡ trên màn hình rộng của loại tivi màn hình mỏng cỡ lớn từ 50 inch trở lên. So với chiếc tivi đời cũ từ hơn chục năm trước, khách hàng được trải nghiệm những tiến bộ vượt bậc về công nghệ sản xuất và sẵn sàng chi ra một số tiền không nhỏ để mua sản phẩm này. Việc mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy nhằm sản xuất một cách hiệu quả hơn sản phẩm tivi màn hình lớn là quyết định cần thiết.


Hình 11: Tính kinh tế theo quy mô

Để hiểu hơn về chi phí dành cho việc sản xuất tivi màn hình mỏng, các bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây.

Chi phí chi cho trang thiết bị sử dụng trong nhà máy sản xuất chiếm một lượng tiền nhất định phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sẽ được chế tạo ra tại đây, được gọi là chi phí cố định. Ở đây, chi phí cố định này là 15 tỉ yên bao gồm chi phí dành cho nghiên cứu công nghệ và mua các loại máy móc cần thiết. Còn chi phí linh kiện là loại chi phí có thể làm thay đổi chi phí sản xuất của mỗi đơn vị sản phẩm, được gọi là “chi phí biến đổi” (Phí nhân công có thể được coi là chi phí biến đổi hoặc chi phí cố định). Như vậy, chi phí bình quân (hay chi phí để tạo ra một đơn vị sản phẩm) được tính như sau:

Chi phí bình quân = (tổng chi phí cố định/số lượng sản phẩm) + chi phí biến đổi của một đơn vị sản phẩm.

Giả sử, nhà máy sản xuất ra 10.000 sản phẩm với tổng chi phí cố định là 15 tỉ yên, thì chi phí biến đổi cho mỗi đơn vị sản phẩm là 50.000 yên, ta sẽ có:

Chi phí bình quân = (15 tỉ yên/100.000 đơn vị) + 50.000 yên = 200.000 yên

Như vậy, chi phí bình quân để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm là 200.000 yên. Tại điểm A của hình 11, chi phí bình quân khi nhà máy sản xuất với số lượng 100.000 sản phẩm là 200.000 yên. Tiếp theo, nếu tăng quy mô sản xuất (số lượng sản phẩm) của nhà máy trên từ 100.000 lên 300.000 sản phẩm, đường biểu diễn sẽ dịch chuyển từ A đến B. Lúc này, chi phí bình quân là:

Chi phí bình quân = (15 tỉ yên/300.000 đơn vị) + 50.000 yên = 100.000 yên.

Như vậy, chi phí bình quân đã giảm xuống còn 100.000 yên so với 200.000 yên trong ví dụ đầu tiên.

Tương tự như ví dụ trên, với mặt hàng điện máy gia dụng, chi phí cố định để chi trả cho hoạt động nghiên cứu công nghệ và chi phí máy móc sản xuất chiếm một số tiền khổng lồ, nên khi số lượng sản phẩm tăng lên, chi phí bình quân sẽ hạ xuống. Đây chính là ý nghĩa của cụm từ “tính kinh tế theo quy mô”.

Nếu đã mở rộng quy mô sản xuất nhưng mức tiêu thụ sản phẩm không tốt thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, vì thế cần phải tăng lượng sản phẩm bán ra. Mặt khác, chi phí bình quân giảm dẫn đến giá thành sản phẩm cũng giảm theo. Giá bán ra của hàng hóa giảm góp phần tăng số lượng tiêu thụ. Cứ như thế, sau vài năm, tốc độ phổ biến của sản phẩm tivi màn hình mỏng và các sản phẩm tương tự trong mỗi gia đình tăng rất nhanh. Và vòng lặp tuần hoàn dưới đây tiếp tục hoạt động.

Mô tả một cách cụ thể hơn, số lượng sản phẩm bán ra tăng sẽ thúc đẩy sự mở rộng của quy mô sản xuất. Quy mô sản xuất mở rộng lại kích hoạt sự vận hành của “tính kinh tế theo quy mô” khiến chi phí bình quân giảm kéo theo giá bán sản phẩm rẻ hơn, nhờ đó số lượng sản phẩm bán ra tăng lên. Sự tăng lên của số lượng sản phẩm bán ra tiếp tục thúc đẩy sự bành trướng về quy mô sản xuất… Như vậy, “tính kinh tế theo quy mô” đóng vai trò như chất xúc tác, góp phần tạo nên vòng tuần hoàn liên tục giữa việc tăng số lượng hàng hóa và giảm mức giá bán ra. Trên thực tế, chúng ta có thể nhìn ra xu thế giảm giá cực mạnh của sản phẩm tivi màn hình mỏng.

Ngoài ra, chi phí bình quân của nhiều mặt hàng sẽ hạ xuống nhờ việc tích lũy kinh nghiệm trong quá trình sản xuất. Khi số lượng hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất ra được tích lũy từ trước đến nay tăng đến một mức nhất định, chi phí bình quân sẽ giảm. Quá trình này được gọi là “tác động của đường cong kinh nghiệm”. Nền công nghiệp sản xuất chất bán dẫn − chất cơ bản cấu tạo nên bộ phận hạt nhân trong máy tính hay thiết bị điện gia dụng (vi mạch hoặc thẻ nhớ) – bộc lộ rất rõ nét tính chất của tác động trên. Cụ thể hơn, đó là hiện tượng giảm giá mạnh của thẻ nhớ. Trong vòng nửa năm, sản phẩm này đã giảm đến hơn một nửa giá so với mức ban đầu.

Thông thường, với những mặt hàng điện dân dụng như tivi màn hình mỏng, nếu nhà máy liên tục sản xuất cùng một loại sản phẩm, chất lượng của sản phẩm này cũng ngày càng được cải thiện song song với việc giảm giá bán, đến một thời điểm nào đó, “tác động của đường cong kinh nghiệm” sẽ hoạt động. Đây cũng là một trong những lý do khiến mặt hàng điện máy gia dụng hạ giá.

ĐÁNH BẠI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH, VƯƠN RA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

Trong thị trường sản phẩm điện gia dụng, Sharp và Sony là hai thương hiệu được biết đến nhiều hơn với dòng sản phẩm tivi LCD, tuy nhiên, Panasonic lại nổi tiếng hơn với loại sản phẩm tivi Plasma (theo thống kê từ năm 2006 đến 6 tháng đầu năm 2007).

Tỷ lệ phần trăm doanh thu của mỗi công ty trên tổng doanh thu toàn thị trường được gọi là “thị phần”. Với những doanh nghiệp có thị phần cao trên thị trường tivi LCD hoặc tivi Plasma như Sony, Sharp và Panasonic, các doanh nghiệp này càng mở rộng thị trường (tăng doanh số bán ra) thì lợi nhuận thu về càng cao. Ngược lại, nếu lợi nhuận thu về không cao như dự tính (bộ phận sản xuất tivi màn hình mỏng bị lỗ), họ bắt buộc phải thu hẹp sản xuất. Và vài doanh nghiệp thậm chí còn phải rút chân ra khỏi thị trường sản xuất hàng điện tử gia dụng. Ta cũng có thể giải thích hiện tượng nhờ vào lý thuyết “tính kinh tế theo quy mô”.

Hình 11 đưa ra một ví dụ minh họa: Chi phí bình quân khi sản xuất 100.000 sản phẩm là 200.000 yên, khi sản xuất 300.000 sản phẩm là 100.000 yên. Nếu công ty nào cũng có cơ cấu chi phí sản xuất tương tự như vậy thì một công ty sản xuất 300.000 sản phẩm sẽ giảm được nhiều chi phí bình quân hơn ba công ty, trong đó mỗi công ty sản xuất 100.000 sản phẩm.

Nếu không thay đổi số liệu trong tính toán chi phí và giả sử, công ty A sản xuất – bán ra 300.000 sản phẩm, công ty B sản xuất – bán ra 100.000 sản phẩm. Khi đó, công ty B chịu mức chi phí bình quân là 200.000 yên sẽ không thể cạnh tranh nổi với công ty A về giá trên mặt bằng thị trường chung. Công ty A vẫn có thể thu lời nếu bán với mức giá 15.000 yên/sản phẩm nhưng nếu công ty B cũng bán với mức giá đó, họ sẽ lỗ nặng. Công ty B buộc phải rời khỏi lĩnh vực sản xuất mặt hàng trên. Nhờ đó, công ty A có thể tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất cũng như tăng doanh số bán ra của sản phẩm. Bên cạnh việc tăng lợi nhuận, công ty A thậm chí còn có thể hạ chi phí bình quân xuống thấp hơn ban đầu. Nhưng do công ty B đã rút khỏi thị trường và công ty A không còn đối thủ cạnh tranh nên họ không cần phải hạ giá sản phẩm tương ứng với mức giảm của chi phí bình quân. Điều này khiến lợi nhuận mà công ty A thu được nhờ việc sản xuất và bán ra sản phẩm này tăng lên.

Trên thực tế, ngày 10/2/2007, trong bài trả lời phỏng vấn của tờ Kinh tế Nhật Bản, Giám đốc đương nhiệm của Tập đoàn Sharp – doanh nghiệp đang thắng thế trên thị trường cung ứng sản phẩm tivi LCD − ngài Machida Katsuhiko dự đoán: “Sharp đang bị ‘chèn ép’ bởi liên minh của Sony và Samsung, hai tập đoàn sở hữu trang thiết bị đủ năng lực để sản xuất mặt hàng tivi LCD loại lớn trên 40 inch hiện. Rất có thể sắp tới tình hình cũng sẽ giống năm ngoái, khi thị trường chứng kiến sự giảm giá đáng kinh ngạc của mặt hàng này.”

Lúc này, hai doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường tivi LCD và tivi Plasma lần lượt là Sharp và Panasonic trong năm 2006, bước vào năm 2007 đã bỏ xa các đối thủ của mình trong cuộc cạnh tranh nhờ những cải tiến mạnh mẽ trong việc mở rộng quy mô và đầu tư vào trang thiết bị sản xuất. Mặt khác, hai ông lớn trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện gia dụng bị Panasonic bỏ xa nhất trên thị trường cung ứng sản phẩm tivi Plasma là Pioneer và Hitachi đã tiến hành mở rộng thêm quy mô sản xuất nhà máy và trang thiết bị khiến bức tranh về thị trường của năm 2007 khá mờ mịt.

Mục tiêu lớn nhất của các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của “tính kinh tế theo quy mô” là chiếm lĩnh càng nhiều càng tốt thị phần để ép đối thủ của mình thu hẹp sản xuất và thoái lui.

Tuy nhiên, trong khi sự phổ biến của dòng tivi LCD màn hình lớn đang tiếp tục tăng nhanh, thì bắt đầu từ năm 2006, cuộc đối đầu giữa hai dòng tivi LCD và tivi Plasma trở nên gay cấn hơn. Vì thế, hai doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất tivi Plasma − đang bị các doanh nghiệp sản xuất tivi LCD lấn át – là Panasonic và Hitachi đã liên thủ để sản xuất sản phẩm tivi Plasma có kích cỡ mà cả hai bên chưa từng sản xuất nhằm đa dạng hóa sản phẩm của mỗi công ty. Động thái này khiến bên sản xuất Plasma giữ thế đối kháng cân bằng với bên sản xuất LCD.

Chúng ta hãy xét thêm một chiến lược kinh doanh khác hoàn toàn dựa trên hoạt động của “tính kinh tế theo quy mô”. Nếu không tính riêng thị trường quốc nội mà xét trên thị trường toàn cầu, thì mỗi doanh nghiệp đều có thể mở rộng thị trường cung cấp sản phẩm của mình. Có thể nói, đây vốn là sở trường của doanh nghiệp sản xuất hàng hóa Nhật Bản. Và máy ảnh kỹ thuật số là ví dụ điển hình cho nhận định trên.

Hình 12 tiếp tục biểu diễn cách tiếp cận vấn đề từ quan điểm “tính kinh tế theo quy mô”. Máy ảnh kỹ thuật số là sản phẩm đang được khảo sát, trục tung biểu diễn đại lượng giá, trục hoành biểu diễn đại lượng số lượng sản phẩm được sản xuất-bán ra, hình này thể hiện mối quan hệ giữa hai đại lượng trên. Nếu lấy mục tiêu của hoạt động sản xuất là chỉ cung cấp riêng cho thị trường nội địa làm tiền đề xuất phát thì tại điểm A trên hình, chi phí bình quân sẽ là 80.000 yên. Điểm B trên hình chính là trạng thái của hoạt động sản xuất khi doanh nghiệp hướng ra thị trường thế giới (số lượng sản phẩm làm ra cung ứng cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu). Tại điểm B, doanh số bán ra ở thị trường trong nước chỉ bằng một phần nhỏ doanh số xuất khẩu nên nếu doanh nghiệp này tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, nó có thể giảm chi phí bình quân xuống còn 20.000 yên. Tuy nhiên, các giá trị số xuất hiện trên hình này chỉ mang tính minh họa.


Hình 12: Tính kinh tế theo quy mô khi xuất khẩu hàng hóa

Số liệu doanh số bán ra của sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số trên thị trường nội địa và xuất khẩu từ năm 1999 đến năm 2006 được biểu diễn trên hình13. Bất chấp doanh số bán ra trên thị trường nội địa từ năm 2003 đến năm 2006 hầu như chỉ nằm trên một đường ngang thì số lượng sản phẩm này xuất khẩu ra thị trường ngoài nước tăng liên tục qua từng năm.

Nếu gọi số phần trăm hàng hóa xuất khẩu trên toàn bộ số lượng hàng hóa bán ra là “tỷ lệ xuất khẩu” thì, từ năm 1999 đến 2002, tỷ lệ xuất khẩu máy ảnh kỹ thuật số đều đạt mức trên dưới 70%, đặc biệt vào năm 2003, tỷ lệ này vượt mức 80%, đến năm 2006 tỷ lệ xuất khẩu đã tăng lên đến 88%. Nói một cách ngắn gọn, 9 trong 10 sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số do Nhật Bản sản xuất được xuất khẩu đi.


Hình 13: Doanh số bán ra trong nội địa và xuất khẩu của sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số tại Nhật Bản

Hình 14 mô tả sự thay đổi trong chi phí bình quân của sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số sản xuất tại Nhật. Vào năm 1999 và năm 2000 con số này là trên 40.000 yên nhưng giảm dần trong những năm tiếp theo, đến năm 2006 chỉ còn 22.000 yên. Không những thế, nhiều tính năng của sản phẩm đã được bổ sung theo thời gian.


nhưng giá bán lại giảm mạnh

Hình 14: Giá sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số của Nhật Bản

Ví dụ, nếu thử nhìn vào số điểm ảnh (pixel) − thông số biểu thị khả năng chụp ảnh của một máy ảnh kỹ thuật số (số pixel càng cao nghĩa là tính năng của máy ảnh càng tốt) − vào năm 1999, chỉ có hơn một nửa sản phẩm được bán ra trên thị trường có ống kính đạt tối đa 2 mega pixels (khoảng 2 triệu điểm ảnh). Tuy nhiên, đến năm 2006, ba phần tư số sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số được bán ra đều có chỉ số điểm ảnh vượt trên 6 mega pixels.

Ngoài ra, máy ảnh kỹ thuật số còn được trang bị thêm màn hình LCD lớn hơn để xem lại ảnh đã chụp, bổ sung nhiều tính năng phong phú như chống rung hay nhận diện khuôn mặt khiến chúng ta có cảm giác chức năng của máy ảnh kỹ thuật số đang phát triển một cách thần tốc và mạnh mẽ. Tuy vậy, giá cả của chúng lại đang tiếp tục giảm sút đáng kể.

Trong bối cảnh hiện nay, khi mỗi người tiêu dùng hoàn toàn có thể sở hữu một sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số giá rẻ được trang bị nhiều tính năng như ta vừa điểm qua, thì nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang nỗ lực tăng tỷ lệ xuất khẩu loại hàng hóa này. Việc hướng đến và mở rộng thị trường trên khắp thế giới góp phần giúp “tính kinh tế theo quy mô” càng được phát huy mạnh mẽ hơn.

TÍNH KINH TẾ THEO QUY MÔ CŨNG ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG LĨNH VỰC BÁN HÀNG

Bạn thường đến đâu để mua những thiết bị điện gia dụng như tủ lạnh, tivi, máy giặt, v.v…? Nếu khoảng hơn 10 năm về trước, có lẽ nhiều người sẽ đến các cửa hàng bán đồ điện gia dụng gần nơi mình sinh sống để mua hàng nhưng gần đây, đa phần người tiêu dùng chọn siêu thị điện máy khi muốn mua sắm những sản phẩm trên.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến các siêu thị điện máy phải cạnh tranh quyết liệt về quy mô và thị phần? Và tại sao chúng ta thường đến các siêu thị điện máy lớn để mua sắm?

Một trong những lý do khiến nhiều người, khi muốn mua tivi hoặc sản phẩm điện gia dụng, thay vì đến cửa hàng điện tử gần nhà, họ lại chọn đến siêu thị điện máy, là do tính đa dạng của sản phẩm được bày bán ở đây. Nếu đến các trung tâm thương mại cỡ lớn ở ngoại ô, người mua còn có điều kiện hơn nữa trong việc so sánh hàng hóa, giá cả trước khi mua sắm, do những nơi này phong phú về chủng loại và sản phẩm được sắp xếp, trưng bày trong một không gian rộng rãi. Lý do tiếp theo nằm ở yếu tố giá cả. Có thể vẫn có một số ví dụ ngoại lệ, nhưng trong phần lớn trường hợp, hàng hóa được bán trong siêu thị điện máy thường có giá rẻ hơn so với lúc được bán trong các cửa hàng điện tử. Hiện tượng này bắt nguồn từ cơ chế tích lũy hàng hóa của đơn vị bán lẻ trên.

Muốn giành phần thắng trong cuộc chiến giành thị phần với đối thủ, một doanh nghiệp sản xuất mặt hàng chịu sự chi phối mạnh mẽ của “tính kinh thế theo quy mô” trong hoạt động sản xuất như hàng điện tử, như tôi đã giải thích ở trên, phải tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra để hạ chi phí bình quân. Chính vì thế, việc tăng doanh số bán hàng là yêu cầu cần thiết. Doanh nghiệp phân phối sản phẩm cũng có thể giảm giá bán ra trên một sản phẩm nhờ vào việc nhập một lượng lớn sản phẩm lưu kho mỗi lần. Ngoài ra, việc lưu kho một lượng lớn hàng hóa này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân phối sản phẩm điện máy gia dụng phát triển những mẫu sản phẩm chuyên biệt của riêng mình. Ví như họ có thể phát triển mẫu sản phẩm rẻ hơn nhờ việc chủ động tỉnh lược một vài chức năng ít được sử dụng đến mà vẫn cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu của người sử dụng hoặc thay đổi một chút về thiết kế cũng như màu sắc để tạo ra một sản phẩm độc đáo.

Về nguyên tắc, giá cả của bất kỳ mặt hàng nào – trừ tivi, tủ lạnh hay máy tính xách tay − khi được bán tại siêu thị điện máy có doanh số bán hàng lớn luôn rẻ hơn những địa điểm phân phối khác. Ngoài ra, một cửa hàng nằm trong trung tâm điện máy lớn có doanh số bán hàng cao thì chi phí bán hàng trên mỗi sản phẩm cũng thấp hơn một cửa hàng điện máy nhỏ.

Mối liên hệ, so sánh giữa hai đơn vị bán hàng này được giải thích ngắn gọn trong hình 15 (Để tiện cho việc giải thích, thuế tiêu thụ đã được bỏ qua). Bên phải là số liệu của một cửa hàng bán đồ điện gia dụng quy mô nhỏ, cửa hàng này bán một sản phẩm với mức giá 110.000 yên bao gồm: phí mua sản phẩm từ nhà sản xuất là 75.000 yên, phí bán hàng là 20.000 yên, tiền lãi là 15.000 yên. Bên phải là số liệu về một siêu thị điện máy có thể bán ra số lượng sản phẩm lớn. Nhờ năng lực kinh doanh mà cùng một sản phẩm tương tự với cửa hàng nhỏ kia, siêu thị này có thể mua vào với giá 60.000 yên, chi phí bán hàng cao nhất là 13.000 yên. Như vậy dù đơn vị này có bán sản phẩm trên ra thị trường với giá 88.000 yên, họ cũng đã lãi 15.000 yên. Theo ví dụ trên, cùng một sản phẩm nhưng siêu thị điện máy có mức giá bán ra rẻ hơn so với cửa hàng điện tử loại nhỏ.


Hình 15: Cơ sở bán hàng có doanh số bán ra lớn hơn sẽ mua vào được sản phẩm với giá rẻ hơn

Thực tế, trong 110.000 yên giá tiền của sản phẩm, có 20% giá gốc được tính vào điểm thưởng khấu trừ cho khách hàng nếu họ mua các sản phẩm khác (hầu hết các chương trình khuyến mãi giảm giá đều được đưa ra dưới hình thức nhận lại tiền dựa trên số điểm thưởng khi mua hàng). Ta dễ nhận ra rằng, rất nhiều siêu thị điện máy đang áp dụng cách làm này, tuy nhiên cũng có vài nơi khác lại chiết khấu trực tiếp bằng tiền mặt cho khách hàng, cũng có siêu thị điện máy cho khách hàng tùy ý chọn một trong nhiều phương thức chiết khấu.

Hình thức chiết khấu tiền dựa vào điểm tích lũy khi mua hàng này chẳng khác nào việc doanh nghiệp mượn tiền từ khách hàng, rồi dùng số tiền này để trả lại khách hàng dưới hình thức giảm giá. Xét trên quy trình kế toán, việc một doanh nghiệp phát hành thẻ tích lũy điểm thưởng là một kiểu “mượn tiền”. Điểm khác biệt giữa “điểm thưởng” và tiền mượn thông thường chính là việc món tiền mượn dưới hình thức này không bị tính lãi, do đó doanh nghiệp sẽ là đối tượng được hưởng lợi. Tuy nhiên, tiền mượn vẫn là tiền mượn nên việc phát hành quá mức thẻ tích điểm cũng tiềm ẩn nguy cơ xấu cho doanh nghiệp.

Tóm lại, một siêu thị điện máy có khả năng nhập kho số lượng lớn sản phẩm hay có doanh thu bán hàng lớn đều được mua hàng từ nhà sản xuất với giá thấp hơn tương đối so với đối thủ cạnh tranh có quy mô nhỏ hơn. Điều này dẫn đến ưu thế của siêu thị đó trong mặt bằng giá chung trên thị trường. Hơn nữa, độ chênh lệch doanh số bán hàng càng cao thì siêu thị điện máy lại càng có ưu thế trong việc nhập hàng giá rẻ từ nhà sản xuất. Hai quá trình trên có tác động tương hỗ. Khi bị doanh nghiệp đứng ở vị trí số 1 bỏ xa về quy mô, các công ty đối thủ cùng phân phối một mặt hàng sẽ có xu hướng sáp nhập hoặc mua lại nhằm mở rộng quy mô sản xuất, phục hồi năng lực cạnh tranh.

Sự ảnh hưởng của “tính kinh tế theo quy mô” là lý do khiến các siêu thị điện máy cạnh tranh khốc liệt về quy mô bán hàng và là lý do khiến siêu thị điện máy có thể mua vào-bán ra sản phẩm điện máy rẻ hơn các cửa hàng điện tử quy mô nhỏ.

MỘT THIẾT BỊ ĐƯỢC TÍCH HỢP NHIỀU CHỨC NĂNG SẼ TIẾT KIỆM CHI PHÍ GIAO DỊCH LIÊN QUAN CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG

Ngoài thuật ngữ kinh tế “tính kinh tế theo quy mô”, chúng ta còn có khái niệm “tính kinh tế theo phạm vi”. Hãy lấy sản phẩm điện thoại di động và máy MP4 làm ví dụ và giải thích rõ hơn về ý nghĩa của khái niệm trên.

Hình 16 là hình ảnh mô tả tính năng của một chiếc điện thoại di động. Không chỉ sở hữu chức năng liên lạc qua sóng viễn thông, sản phẩm điện tử tuyệt vời này còn có rất nhiều ứng dụng khác phục vụ đời sống con người. Nhiều người dùng điện thoại di động để trao đổi tin nhắn điện tử hoặc truy cập Internet. Do loại điện thoại được trang bị thêm máy ảnh chiếm tỷ lệ cực cao trên thị trường, nên hàng ngày chúng ta thường thấy rất nhiều người sử dụng điện thoại di động để lưu giữ lại những bức ảnh kỷ niệm. Ngoài ra, ta cũng có thể dùng điện thoại để quay phim dù video quay bằng điện thoại có thời lượng không dài. Người sử dụng cũng hoàn toàn có thể xem các chương trình tivi ngay trên điện thoại di động. Với loại điện thoại được bổ sung chức năng định vị GPS, người dùng có thể nhanh chóng xác định được vị trí hiện tại của mình trên bản đồ. Ngoài ra, có một số người sử dụng điện thoại di động có tích hợp chức năng “ví điện tử” để thanh toán hóa đơn tại các cửa hàng tiện lợi. Thiết bị này còn có thể dùng làm điều khiển từ xa cho các thiết bị điện tử khác trong nhà, làm máy thu âm hoặc để tính toán. Gần đây đã xuất hiện loại điện thoại di động sở hữu dung lượng bộ nhớ lớn, vì thế sau khi sạc, lưu nhạc, ảnh vào bộ nhớ điện thoại, người sử dụng có thể “thưởng thức nghệ thuật” mọi lúc mọi nơi. Điện thoại còn được sử dụng như một công cụ để xem giờ, lưu danh bạ địa chỉ hoặc quản lý lịch làm việc.

Cùng với điện thoại di động, máy MP4 cũng là một sản phẩm tiêu biểu với nhiều chức năng được trình bày dưới đây (trong hình 16, ngoài các chức năng như nghe nhạc, xem video, xem ảnh, người dùng còn có thể sử dụng các chức năng khác). Lượng người sử dụng máy MP4 để học ngoại ngữ cũng đang tăng lên.


Hình 16: Điện thoại di động và máy MP4 với chức năng đa dạng hóa

Tôi đã tiến hành đối chiếu các chức năng đáng chú ý thường được sử dụng của hai thiết bị trên tại hình 16. Ngoại trừ thiếu chức năng “phục vụ cho việc học ngoại ngữ”, điện thoại di động còn rất nhiều chức năng khác trong khi máy MP4 lại không có nhiều chức năng như điện thoại di động. Tuy nhiên vào năm 2007, hãng Aple đã trình làng một sản phẩm mới có tên gọi iPhone, với khả năng cạnh tranh áp đảo lên thị trường tiêu thụ sản phẩm MP4. iPhone tích hợp chức năng của cả điện thoại di động và máy MP4.

Dù đang sử dụng thiết bị di động nào, việc các sản phẩm này ngày càng được phát triển thêm nhiều chức năng đã tiết kiệm cho người tiêu dùng một khoản chi phí giao dịch liên quan không nhỏ. Ví dụ, người sử dụng tính năng xem giờ và quản lý lịch làm việc trên điện thoại di động không cần phải đeo đồng hồ cũng như mang theo sổ tay bên mình. Một người quyết định dùng điện thoại di động để chụp ảnh thì khi du dịch, anh ta không cần phải mang theo máy ảnh. Với những người xem điện thoại di động là vật bất ly thân dùng để liên lạc trong công việc, với người thân, bạn bè và sử dụng nhiều tính năng khác của nó, họ sẽ giảm được số lượng vật dụng cần mang theo. Vì thế, mỗi lần ra khỏi nhà, họ chỉ cần xác định xem mình có bỏ quên điện thoại hay không thôi. Điều này giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức kiểm tra các loại vật dụng khác.

Nguyên lý tiết kiệm này sẽ được lý giải trong hình 17. Khi sử dụng cả hai sản phẩm A và B, thì việc lúc nào cũng phải mang theo cả hai sản phẩm, ngày nào cũng tốn công sạc điện và phải ghi nhớ cách sử dụng, v.v… có thể tốn chi phí tổng hợp khá lớn. Khi người tiêu dùng sử dụng “sản phẩm A + B” kết hợp tính năng của hai sản phẩm trên, họ có thể tiết kiệm một phần chi phí tổng hợp phải chi ra. Việc tiết kiệm chi phí này là nhờ “tính kinh tế theo phạm vi”.


Hình 17: Tính kinh tế theo quy mô

Tuy nhiên, với một sản phẩm tích hợp nhiều chức năng như điện thoại, nếu bị rơi, bị trộm hay để quên ở nhà, thì mọi thứ sẽ trở nên cực kỳ phiền phức. Nhờ ảnh hưởng của “tính kinh tế theo phạm vi” mà cuộc sống của chúng ta trở nên tiện lợi hơn, tiết kiệm được nhiều chi phí liên quan hơn, nhưng chúng ta cũng cần chuẩn bị tinh thần để đương đầu với những rắc rối có thể xảy ra.

“Tính kinh tế theo phạm vi” đã giúp người tiêu dùng giảm thiểu được chi phí giao dịch liên quan (và giúp người bán hàng tăng doanh số bán ra). Tuy nhiên, trong cuộc sống, chúng ta còn gặp nhiều sản phẩm khác minh họa rõ hiện tượng này, các sản phẩm điện gia dụng tivi và đầu DVD chẳng hạn. Nếu hai sản phẩm này tồn tại riêng lẻ, thông thường khi sử dụng, người dùng cần đến rất nhiều cổng kết nối và để nắm được cách sử dụng điều khiển từ xa của hai loại thiết bị này, người mua phải tốn công nhớ riêng rẽ hướng dẫn sử dụng của chúng, quả là một việc thật phiền phức.

Vì những lý do trên, Panasonic và Sharp, tiếp theo sau việc sản xuất ra một cổng kết nối nhằm đơn giản hóa việc liên kết giữa nhiều thiết bị nghe nhìn như tivi và đầu DVD của công ty mình, họ còn phát triển thiết bị điều khiển từ xa có thể điều khiển cả hai sản phẩm trên. Đương nhiên, nếu muốn nhận được sự tiện lợi này, người tiêu dùng phải mua trọn bộ hai sản phẩm trên của cùng một hãng sản xuất nhưng người mua sẽ giảm được khá nhiều thời gian cần thiết dành cho việc thao tác để hẹn giờ thu lại chương trình tivi định sẵn. Nhờ vậy, tỷ lệ khách hàng mua đồng thời cả tivi màn hình mỏng và đầu DVD cũng tăng lên.

Thêm vào đó, có vẻ như, bắt đầu từ bây giờ, nhiều công ty đang có dự định thúc đẩy ứng dụng thiết lập mạng thiết bị điện tử gia dụng lấy tivi làm trung tâm (hệ thống) trong phạm vi hộ gia đình. Hai tập đoàn Sharp và Sony đã giới thiệu loại tivi đặt trong phòng khách có thể kết nối với máy tính xách tay. Đến một công ty sản xuất thiết bị chơi game như Nintendo cũng đang cố gắng tích hợp cộng nghệ sử dụng Internet vào các thiết bị của mình. Bản thân Apple thì tung ra thị trường thiết bị chuyển đổi tín hiệu không dây đến màn hình tivi mang tên Apple TV. Nhờ việc lấy tivi làm trung tâm của mạng lưới thiết bị điện tử trong nhà mà các doanh nghiệp trên đã thu về thêm nhiều nguồn lợi mới. Tính đồng bộ hóa giữa các sản phẩm của cùng một nhà sản xuất giúp tiết kiệm phí giao dịch liên quan cho người tiêu dùng. Vì vậy các tập đoàn chiếm thị phần cao trên thị trường tivi màn hình lớn như Sharp hay Panasonic có thể bán ra thêm nhiều sản phẩm của công ty mình. Đây là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp dồn sức vào cuộc chiến cạnh tranh giành thị phần cho mặt hàng tivi.

Công ty điện lực là một ví dụ khác chứng minh rằng, nếu doanh nghiệp cố gắng lợi dụng cơ chế hoạt động của “tính kinh tế theo phạm vi”, họ có thể thu hút người tiêu dùng sử dụng nhiều dịch vụ của công ty mình hơn. Cụ thể hơn, các thiết bị điện gia dụng không thể chạy nếu không có điện, vì thế công ty cung cấp điện này khuyến khích việc dùng điện thay thế cho gas, từ việc nấu nướng cho đến làm nóng nước trong bồn tắm − dựa trên luận điểm khách hàng sẽ tiết kiệm được khoản phí phải trả cho công ty cung cấp gas (chi phí cơ bản).

Tính kinh tế theo quy mô khiến giá của các mặt hàng điện máy gia dụng giảm!

TIVI MÀN HÌNH MỎNG HẠ GIÁ

Ba sản phẩm gồm tivi màn hình mỏng, máy ảnh kỹ thuật số, đầu DVD được xưng tụng là “ba vị thần của thời đại mới”. Bất chấp tình trạng trì trệ của nền kinh tế, lượng tiêu thụ ba sản phẩm trên vẫn tăng mạnh. Trong đó, tivi có tích hợp chức năng thu lại chương trình đã phát sóng là sản phẩm được bán với mức giá cao nhất. Không chỉ phong phú về chủng loại mà mặt hàng trên còn rất đa dạng về kích cỡ.

Song song với việc tăng kích cỡ và độ dày mỏng của màn hình, giá cả của mặt hàng tivi nói chung lại giảm dần theo từng năm. Hai dòng sản phẩm đặc biệt nổi tiếng là tivi màn hình tinh thể lỏng (LCD) và tivi màn hình Plasma. Xét một cách tổng thể, LCD bán chạy hơn, nhưng nếu xét riêng phân khúc màn hình cỡ lớn, tivi Plasma lại phát huy được thế mạnh của mình.

Trên thị trường, trừ các thương hiệu kém nổi, sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng thường có biên độ giảm giá mạnh. Kích cỡ màn hình tivi được tính theo độ dài đường chéo màn hình bằng đơn vị inch. Ví dụ, màn hình có đường chéo dài 32 inch (khoảng 81 cm) được gọi là “tivi 32 inch”. Để so sánh giá giữa nhiều loại màn hình có kích cỡ khác nhau, nhiều người thường chia tổng số tiền cho số inch hay còn gọi là “giá bán trên mỗi inch”. Cho đến năm 2004, một inch tivi Plasma hay LCD có giá không dưới 10.000 yên. Điều này dễ gây ấn tượng rằng đây là mặt hàng cao cấp nên tỷ lệ phổ cập không cao.


Hình 9: Giá tính trên 1 inch màn hình của tivi màn hình mỏng

Tuy nhiên, các bạn có thể nhìn vào hình số 9. Trong thời điểm giảm giá đặc biệt dịp cuối năm 2004, giá tivi LCD 32 inch đã giảm xuống còn 10.000 yên trên mỗi inch. Trong chương trình khuyến mãi dịp hè, tivi Plasma loại 50 inch cũng được bán với mức giá tối đa là 10.000 yên/inch. Đến năm 2005, vào dịp khuyến mãi mùa hè, giá cho mỗi inch của tivi Plasma 32 inch chỉ còn 5.000 yên/inch và giảm tiếp 30% trong năm 2006. Cuối năm 2006, tivi Plasma 37 inch hoặc 42 inch đều có giá không quá 5.000 yên/inch. Năm 2007, sản phẩm tivi Plasma 40 inch trở lên phải đương đầu với cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt về giá bán ra, đặc biệt, sự kiện Olympic Bắc Kinh 2008 là dịp thể hiện quyết tâm cạnh tranh giữa các nhà cung cấp sản phẩm điện máy hàng đầu trên thị trường lúc bấy giờ.

Theo thời gian, khi một sản phẩm điện tử gia dụng càng phổ biến trong mỗi gia đình thì giá cả của nó sẽ ngày một rẻ đi đồng thời tính năng lại càng thêm ưu việt. Tivi màn hình mỏng và máy tính xách tay là hai đại diện tiêu biểu cho nhận định này với nhiều nguyên nhân.

Nguyên nhân đầu tiên bắt nguồn từ quá trình hoạt động của nguyên lý: Khi quy mô sản xuất mở rộng đến một mức nhất định, chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống. Trong kinh tế học, quá trình này được gọi là “tính kinh tế theo quy mô”.

Chi phí sản xuất để tạo ra một đơn vị sản phẩm còn được gọi là “chi phí bình quân”. Nếu chi phí sản xuất cho toàn bộ 100 sản phẩm là 10 triệu yên, ta có thể tính chi phí bình quân thông qua phép tính 10.000.000 yên/100 sản phẩm = 100.000 yên/sản phẩm. Như vậy, ta có “chi phí bình quân” là 100.000 yên.


Hình 10: Sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng bán ra trong nước của sản phẩm tivi màn hình mỏng

Tại hình 10, ta thấy, nhu cầu sở hữu sản phẩm tivi màn hình mỏng của người tiêu dùng tăng lên hàng năm tương ứng với tính phổ biến của sản phẩm này. Đáp ứng nhu cầu trên, các nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực này như Panasonic, Sharp, Sony đã tăng số lượng nhà máy sản xuất được xây mới, thúc đẩy đầu tư trang thiết bị cho nhà máy hiện tại để mở rộng quy mô sản xuất.

Hình 11 biểu diễn mối quan hệ giữa quy mô sản xuất-bán ra (tính theo số lượng) với chi phí bình quân. Trên thị trường tiêu thụ tivi, nhiều người tiêu dùng sẽ dễ cảm thấy kinh ngạc trước sức lôi cuốn của chúng khi tận mắt nhìn thấy khả năng hiển thị hình ảnh rực rỡ trên màn hình rộng của loại tivi màn hình mỏng cỡ lớn từ 50 inch trở lên. So với chiếc tivi đời cũ từ hơn chục năm trước, khách hàng được trải nghiệm những tiến bộ vượt bậc về công nghệ sản xuất và sẵn sàng chi ra một số tiền không nhỏ để mua sản phẩm này. Việc mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy nhằm sản xuất một cách hiệu quả hơn sản phẩm tivi màn hình lớn là quyết định cần thiết.


Hình 11: Tính kinh tế theo quy mô

Để hiểu hơn về chi phí dành cho việc sản xuất tivi màn hình mỏng, các bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây.

Chi phí chi cho trang thiết bị sử dụng trong nhà máy sản xuất chiếm một lượng tiền nhất định phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sẽ được chế tạo ra tại đây, được gọi là chi phí cố định. Ở đây, chi phí cố định này là 15 tỉ yên bao gồm chi phí dành cho nghiên cứu công nghệ và mua các loại máy móc cần thiết. Còn chi phí linh kiện là loại chi phí có thể làm thay đổi chi phí sản xuất của mỗi đơn vị sản phẩm, được gọi là “chi phí biến đổi” (Phí nhân công có thể được coi là chi phí biến đổi hoặc chi phí cố định). Như vậy, chi phí bình quân (hay chi phí để tạo ra một đơn vị sản phẩm) được tính như sau:

Chi phí bình quân = (tổng chi phí cố định/số lượng sản phẩm) + chi phí biến đổi của một đơn vị sản phẩm.

Giả sử, nhà máy sản xuất ra 10.000 sản phẩm với tổng chi phí cố định là 15 tỉ yên, thì chi phí biến đổi cho mỗi đơn vị sản phẩm là 50.000 yên, ta sẽ có:

Chi phí bình quân = (15 tỉ yên/100.000 đơn vị) + 50.000 yên = 200.000 yên

Như vậy, chi phí bình quân để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm là 200.000 yên. Tại điểm A của hình 11, chi phí bình quân khi nhà máy sản xuất với số lượng 100.000 sản phẩm là 200.000 yên. Tiếp theo, nếu tăng quy mô sản xuất (số lượng sản phẩm) của nhà máy trên từ 100.000 lên 300.000 sản phẩm, đường biểu diễn sẽ dịch chuyển từ A đến B. Lúc này, chi phí bình quân là:

Chi phí bình quân = (15 tỉ yên/300.000 đơn vị) + 50.000 yên = 100.000 yên.

Như vậy, chi phí bình quân đã giảm xuống còn 100.000 yên so với 200.000 yên trong ví dụ đầu tiên.

Tương tự như ví dụ trên, với mặt hàng điện máy gia dụng, chi phí cố định để chi trả cho hoạt động nghiên cứu công nghệ và chi phí máy móc sản xuất chiếm một số tiền khổng lồ, nên khi số lượng sản phẩm tăng lên, chi phí bình quân sẽ hạ xuống. Đây chính là ý nghĩa của cụm từ “tính kinh tế theo quy mô”.

Nếu đã mở rộng quy mô sản xuất nhưng mức tiêu thụ sản phẩm không tốt thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, vì thế cần phải tăng lượng sản phẩm bán ra. Mặt khác, chi phí bình quân giảm dẫn đến giá thành sản phẩm cũng giảm theo. Giá bán ra của hàng hóa giảm góp phần tăng số lượng tiêu thụ. Cứ như thế, sau vài năm, tốc độ phổ biến của sản phẩm tivi màn hình mỏng và các sản phẩm tương tự trong mỗi gia đình tăng rất nhanh. Và vòng lặp tuần hoàn dưới đây tiếp tục hoạt động.

Mô tả một cách cụ thể hơn, số lượng sản phẩm bán ra tăng sẽ thúc đẩy sự mở rộng của quy mô sản xuất. Quy mô sản xuất mở rộng lại kích hoạt sự vận hành của “tính kinh tế theo quy mô” khiến chi phí bình quân giảm kéo theo giá bán sản phẩm rẻ hơn, nhờ đó số lượng sản phẩm bán ra tăng lên. Sự tăng lên của số lượng sản phẩm bán ra tiếp tục thúc đẩy sự bành trướng về quy mô sản xuất… Như vậy, “tính kinh tế theo quy mô” đóng vai trò như chất xúc tác, góp phần tạo nên vòng tuần hoàn liên tục giữa việc tăng số lượng hàng hóa và giảm mức giá bán ra. Trên thực tế, chúng ta có thể nhìn ra xu thế giảm giá cực mạnh của sản phẩm tivi màn hình mỏng.

Ngoài ra, chi phí bình quân của nhiều mặt hàng sẽ hạ xuống nhờ việc tích lũy kinh nghiệm trong quá trình sản xuất. Khi số lượng hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất ra được tích lũy từ trước đến nay tăng đến một mức nhất định, chi phí bình quân sẽ giảm. Quá trình này được gọi là “tác động của đường cong kinh nghiệm”. Nền công nghiệp sản xuất chất bán dẫn − chất cơ bản cấu tạo nên bộ phận hạt nhân trong máy tính hay thiết bị điện gia dụng (vi mạch hoặc thẻ nhớ) – bộc lộ rất rõ nét tính chất của tác động trên. Cụ thể hơn, đó là hiện tượng giảm giá mạnh của thẻ nhớ. Trong vòng nửa năm, sản phẩm này đã giảm đến hơn một nửa giá so với mức ban đầu.

Thông thường, với những mặt hàng điện dân dụng như tivi màn hình mỏng, nếu nhà máy liên tục sản xuất cùng một loại sản phẩm, chất lượng của sản phẩm này cũng ngày càng được cải thiện song song với việc giảm giá bán, đến một thời điểm nào đó, “tác động của đường cong kinh nghiệm” sẽ hoạt động. Đây cũng là một trong những lý do khiến mặt hàng điện máy gia dụng hạ giá.

ĐÁNH BẠI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH, VƯƠN RA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

Trong thị trường sản phẩm điện gia dụng, Sharp và Sony là hai thương hiệu được biết đến nhiều hơn với dòng sản phẩm tivi LCD, tuy nhiên, Panasonic lại nổi tiếng hơn với loại sản phẩm tivi Plasma (theo thống kê từ năm 2006 đến 6 tháng đầu năm 2007).

Tỷ lệ phần trăm doanh thu của mỗi công ty trên tổng doanh thu toàn thị trường được gọi là “thị phần”. Với những doanh nghiệp có thị phần cao trên thị trường tivi LCD hoặc tivi Plasma như Sony, Sharp và Panasonic, các doanh nghiệp này càng mở rộng thị trường (tăng doanh số bán ra) thì lợi nhuận thu về càng cao. Ngược lại, nếu lợi nhuận thu về không cao như dự tính (bộ phận sản xuất tivi màn hình mỏng bị lỗ), họ bắt buộc phải thu hẹp sản xuất. Và vài doanh nghiệp thậm chí còn phải rút chân ra khỏi thị trường sản xuất hàng điện tử gia dụng. Ta cũng có thể giải thích hiện tượng nhờ vào lý thuyết “tính kinh tế theo quy mô”.

Hình 11 đưa ra một ví dụ minh họa: Chi phí bình quân khi sản xuất 100.000 sản phẩm là 200.000 yên, khi sản xuất 300.000 sản phẩm là 100.000 yên. Nếu công ty nào cũng có cơ cấu chi phí sản xuất tương tự như vậy thì một công ty sản xuất 300.000 sản phẩm sẽ giảm được nhiều chi phí bình quân hơn ba công ty, trong đó mỗi công ty sản xuất 100.000 sản phẩm.

Nếu không thay đổi số liệu trong tính toán chi phí và giả sử, công ty A sản xuất – bán ra 300.000 sản phẩm, công ty B sản xuất – bán ra 100.000 sản phẩm. Khi đó, công ty B chịu mức chi phí bình quân là 200.000 yên sẽ không thể cạnh tranh nổi với công ty A về giá trên mặt bằng thị trường chung. Công ty A vẫn có thể thu lời nếu bán với mức giá 15.000 yên/sản phẩm nhưng nếu công ty B cũng bán với mức giá đó, họ sẽ lỗ nặng. Công ty B buộc phải rời khỏi lĩnh vực sản xuất mặt hàng trên. Nhờ đó, công ty A có thể tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất cũng như tăng doanh số bán ra của sản phẩm. Bên cạnh việc tăng lợi nhuận, công ty A thậm chí còn có thể hạ chi phí bình quân xuống thấp hơn ban đầu. Nhưng do công ty B đã rút khỏi thị trường và công ty A không còn đối thủ cạnh tranh nên họ không cần phải hạ giá sản phẩm tương ứng với mức giảm của chi phí bình quân. Điều này khiến lợi nhuận mà công ty A thu được nhờ việc sản xuất và bán ra sản phẩm này tăng lên.

Trên thực tế, ngày 10/2/2007, trong bài trả lời phỏng vấn của tờ Kinh tế Nhật Bản, Giám đốc đương nhiệm của Tập đoàn Sharp – doanh nghiệp đang thắng thế trên thị trường cung ứng sản phẩm tivi LCD − ngài Machida Katsuhiko dự đoán: “Sharp đang bị ‘chèn ép’ bởi liên minh của Sony và Samsung, hai tập đoàn sở hữu trang thiết bị đủ năng lực để sản xuất mặt hàng tivi LCD loại lớn trên 40 inch hiện. Rất có thể sắp tới tình hình cũng sẽ giống năm ngoái, khi thị trường chứng kiến sự giảm giá đáng kinh ngạc của mặt hàng này.”

Lúc này, hai doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường tivi LCD và tivi Plasma lần lượt là Sharp và Panasonic trong năm 2006, bước vào năm 2007 đã bỏ xa các đối thủ của mình trong cuộc cạnh tranh nhờ những cải tiến mạnh mẽ trong việc mở rộng quy mô và đầu tư vào trang thiết bị sản xuất. Mặt khác, hai ông lớn trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện gia dụng bị Panasonic bỏ xa nhất trên thị trường cung ứng sản phẩm tivi Plasma là Pioneer và Hitachi đã tiến hành mở rộng thêm quy mô sản xuất nhà máy và trang thiết bị khiến bức tranh về thị trường của năm 2007 khá mờ mịt.

Mục tiêu lớn nhất của các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của “tính kinh tế theo quy mô” là chiếm lĩnh càng nhiều càng tốt thị phần để ép đối thủ của mình thu hẹp sản xuất và thoái lui.

Tuy nhiên, trong khi sự phổ biến của dòng tivi LCD màn hình lớn đang tiếp tục tăng nhanh, thì bắt đầu từ năm 2006, cuộc đối đầu giữa hai dòng tivi LCD và tivi Plasma trở nên gay cấn hơn. Vì thế, hai doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất tivi Plasma − đang bị các doanh nghiệp sản xuất tivi LCD lấn át – là Panasonic và Hitachi đã liên thủ để sản xuất sản phẩm tivi Plasma có kích cỡ mà cả hai bên chưa từng sản xuất nhằm đa dạng hóa sản phẩm của mỗi công ty. Động thái này khiến bên sản xuất Plasma giữ thế đối kháng cân bằng với bên sản xuất LCD.

Chúng ta hãy xét thêm một chiến lược kinh doanh khác hoàn toàn dựa trên hoạt động của “tính kinh tế theo quy mô”. Nếu không tính riêng thị trường quốc nội mà xét trên thị trường toàn cầu, thì mỗi doanh nghiệp đều có thể mở rộng thị trường cung cấp sản phẩm của mình. Có thể nói, đây vốn là sở trường của doanh nghiệp sản xuất hàng hóa Nhật Bản. Và máy ảnh kỹ thuật số là ví dụ điển hình cho nhận định trên.

Hình 12 tiếp tục biểu diễn cách tiếp cận vấn đề từ quan điểm “tính kinh tế theo quy mô”. Máy ảnh kỹ thuật số là sản phẩm đang được khảo sát, trục tung biểu diễn đại lượng giá, trục hoành biểu diễn đại lượng số lượng sản phẩm được sản xuất-bán ra, hình này thể hiện mối quan hệ giữa hai đại lượng trên. Nếu lấy mục tiêu của hoạt động sản xuất là chỉ cung cấp riêng cho thị trường nội địa làm tiền đề xuất phát thì tại điểm A trên hình, chi phí bình quân sẽ là 80.000 yên. Điểm B trên hình chính là trạng thái của hoạt động sản xuất khi doanh nghiệp hướng ra thị trường thế giới (số lượng sản phẩm làm ra cung ứng cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu). Tại điểm B, doanh số bán ra ở thị trường trong nước chỉ bằng một phần nhỏ doanh số xuất khẩu nên nếu doanh nghiệp này tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, nó có thể giảm chi phí bình quân xuống còn 20.000 yên. Tuy nhiên, các giá trị số xuất hiện trên hình này chỉ mang tính minh họa.


Hình 12: Tính kinh tế theo quy mô khi xuất khẩu hàng hóa

Số liệu doanh số bán ra của sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số trên thị trường nội địa và xuất khẩu từ năm 1999 đến năm 2006 được biểu diễn trên hình13. Bất chấp doanh số bán ra trên thị trường nội địa từ năm 2003 đến năm 2006 hầu như chỉ nằm trên một đường ngang thì số lượng sản phẩm này xuất khẩu ra thị trường ngoài nước tăng liên tục qua từng năm.

Nếu gọi số phần trăm hàng hóa xuất khẩu trên toàn bộ số lượng hàng hóa bán ra là “tỷ lệ xuất khẩu” thì, từ năm 1999 đến 2002, tỷ lệ xuất khẩu máy ảnh kỹ thuật số đều đạt mức trên dưới 70%, đặc biệt vào năm 2003, tỷ lệ này vượt mức 80%, đến năm 2006 tỷ lệ xuất khẩu đã tăng lên đến 88%. Nói một cách ngắn gọn, 9 trong 10 sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số do Nhật Bản sản xuất được xuất khẩu đi.


Hình 13: Doanh số bán ra trong nội địa và xuất khẩu của sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số tại Nhật Bản

Hình 14 mô tả sự thay đổi trong chi phí bình quân của sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số sản xuất tại Nhật. Vào năm 1999 và năm 2000 con số này là trên 40.000 yên nhưng giảm dần trong những năm tiếp theo, đến năm 2006 chỉ còn 22.000 yên. Không những thế, nhiều tính năng của sản phẩm đã được bổ sung theo thời gian.


nhưng giá bán lại giảm mạnh

Hình 14: Giá sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số của Nhật Bản

Ví dụ, nếu thử nhìn vào số điểm ảnh (pixel) − thông số biểu thị khả năng chụp ảnh của một máy ảnh kỹ thuật số (số pixel càng cao nghĩa là tính năng của máy ảnh càng tốt) − vào năm 1999, chỉ có hơn một nửa sản phẩm được bán ra trên thị trường có ống kính đạt tối đa 2 mega pixels (khoảng 2 triệu điểm ảnh). Tuy nhiên, đến năm 2006, ba phần tư số sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số được bán ra đều có chỉ số điểm ảnh vượt trên 6 mega pixels.

Ngoài ra, máy ảnh kỹ thuật số còn được trang bị thêm màn hình LCD lớn hơn để xem lại ảnh đã chụp, bổ sung nhiều tính năng phong phú như chống rung hay nhận diện khuôn mặt khiến chúng ta có cảm giác chức năng của máy ảnh kỹ thuật số đang phát triển một cách thần tốc và mạnh mẽ. Tuy vậy, giá cả của chúng lại đang tiếp tục giảm sút đáng kể.

Trong bối cảnh hiện nay, khi mỗi người tiêu dùng hoàn toàn có thể sở hữu một sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số giá rẻ được trang bị nhiều tính năng như ta vừa điểm qua, thì nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang nỗ lực tăng tỷ lệ xuất khẩu loại hàng hóa này. Việc hướng đến và mở rộng thị trường trên khắp thế giới góp phần giúp “tính kinh tế theo quy mô” càng được phát huy mạnh mẽ hơn.

TÍNH KINH TẾ THEO QUY MÔ CŨNG ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG LĨNH VỰC BÁN HÀNG

Bạn thường đến đâu để mua những thiết bị điện gia dụng như tủ lạnh, tivi, máy giặt, v.v…? Nếu khoảng hơn 10 năm về trước, có lẽ nhiều người sẽ đến các cửa hàng bán đồ điện gia dụng gần nơi mình sinh sống để mua hàng nhưng gần đây, đa phần người tiêu dùng chọn siêu thị điện máy khi muốn mua sắm những sản phẩm trên.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến các siêu thị điện máy phải cạnh tranh quyết liệt về quy mô và thị phần? Và tại sao chúng ta thường đến các siêu thị điện máy lớn để mua sắm?

Một trong những lý do khiến nhiều người, khi muốn mua tivi hoặc sản phẩm điện gia dụng, thay vì đến cửa hàng điện tử gần nhà, họ lại chọn đến siêu thị điện máy, là do tính đa dạng của sản phẩm được bày bán ở đây. Nếu đến các trung tâm thương mại cỡ lớn ở ngoại ô, người mua còn có điều kiện hơn nữa trong việc so sánh hàng hóa, giá cả trước khi mua sắm, do những nơi này phong phú về chủng loại và sản phẩm được sắp xếp, trưng bày trong một không gian rộng rãi. Lý do tiếp theo nằm ở yếu tố giá cả. Có thể vẫn có một số ví dụ ngoại lệ, nhưng trong phần lớn trường hợp, hàng hóa được bán trong siêu thị điện máy thường có giá rẻ hơn so với lúc được bán trong các cửa hàng điện tử. Hiện tượng này bắt nguồn từ cơ chế tích lũy hàng hóa của đơn vị bán lẻ trên.

Muốn giành phần thắng trong cuộc chiến giành thị phần với đối thủ, một doanh nghiệp sản xuất mặt hàng chịu sự chi phối mạnh mẽ của “tính kinh thế theo quy mô” trong hoạt động sản xuất như hàng điện tử, như tôi đã giải thích ở trên, phải tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra để hạ chi phí bình quân. Chính vì thế, việc tăng doanh số bán hàng là yêu cầu cần thiết. Doanh nghiệp phân phối sản phẩm cũng có thể giảm giá bán ra trên một sản phẩm nhờ vào việc nhập một lượng lớn sản phẩm lưu kho mỗi lần. Ngoài ra, việc lưu kho một lượng lớn hàng hóa này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân phối sản phẩm điện máy gia dụng phát triển những mẫu sản phẩm chuyên biệt của riêng mình. Ví như họ có thể phát triển mẫu sản phẩm rẻ hơn nhờ việc chủ động tỉnh lược một vài chức năng ít được sử dụng đến mà vẫn cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu của người sử dụng hoặc thay đổi một chút về thiết kế cũng như màu sắc để tạo ra một sản phẩm độc đáo.

Về nguyên tắc, giá cả của bất kỳ mặt hàng nào – trừ tivi, tủ lạnh hay máy tính xách tay − khi được bán tại siêu thị điện máy có doanh số bán hàng lớn luôn rẻ hơn những địa điểm phân phối khác. Ngoài ra, một cửa hàng nằm trong trung tâm điện máy lớn có doanh số bán hàng cao thì chi phí bán hàng trên mỗi sản phẩm cũng thấp hơn một cửa hàng điện máy nhỏ.

Mối liên hệ, so sánh giữa hai đơn vị bán hàng này được giải thích ngắn gọn trong hình 15 (Để tiện cho việc giải thích, thuế tiêu thụ đã được bỏ qua). Bên phải là số liệu của một cửa hàng bán đồ điện gia dụng quy mô nhỏ, cửa hàng này bán một sản phẩm với mức giá 110.000 yên bao gồm: phí mua sản phẩm từ nhà sản xuất là 75.000 yên, phí bán hàng là 20.000 yên, tiền lãi là 15.000 yên. Bên phải là số liệu về một siêu thị điện máy có thể bán ra số lượng sản phẩm lớn. Nhờ năng lực kinh doanh mà cùng một sản phẩm tương tự với cửa hàng nhỏ kia, siêu thị này có thể mua vào với giá 60.000 yên, chi phí bán hàng cao nhất là 13.000 yên. Như vậy dù đơn vị này có bán sản phẩm trên ra thị trường với giá 88.000 yên, họ cũng đã lãi 15.000 yên. Theo ví dụ trên, cùng một sản phẩm nhưng siêu thị điện máy có mức giá bán ra rẻ hơn so với cửa hàng điện tử loại nhỏ.


Hình 15: Cơ sở bán hàng có doanh số bán ra lớn hơn sẽ mua vào được sản phẩm với giá rẻ hơn

Thực tế, trong 110.000 yên giá tiền của sản phẩm, có 20% giá gốc được tính vào điểm thưởng khấu trừ cho khách hàng nếu họ mua các sản phẩm khác (hầu hết các chương trình khuyến mãi giảm giá đều được đưa ra dưới hình thức nhận lại tiền dựa trên số điểm thưởng khi mua hàng). Ta dễ nhận ra rằng, rất nhiều siêu thị điện máy đang áp dụng cách làm này, tuy nhiên cũng có vài nơi khác lại chiết khấu trực tiếp bằng tiền mặt cho khách hàng, cũng có siêu thị điện máy cho khách hàng tùy ý chọn một trong nhiều phương thức chiết khấu.

Hình thức chiết khấu tiền dựa vào điểm tích lũy khi mua hàng này chẳng khác nào việc doanh nghiệp mượn tiền từ khách hàng, rồi dùng số tiền này để trả lại khách hàng dưới hình thức giảm giá. Xét trên quy trình kế toán, việc một doanh nghiệp phát hành thẻ tích lũy điểm thưởng là một kiểu “mượn tiền”. Điểm khác biệt giữa “điểm thưởng” và tiền mượn thông thường chính là việc món tiền mượn dưới hình thức này không bị tính lãi, do đó doanh nghiệp sẽ là đối tượng được hưởng lợi. Tuy nhiên, tiền mượn vẫn là tiền mượn nên việc phát hành quá mức thẻ tích điểm cũng tiềm ẩn nguy cơ xấu cho doanh nghiệp.

Tóm lại, một siêu thị điện máy có khả năng nhập kho số lượng lớn sản phẩm hay có doanh thu bán hàng lớn đều được mua hàng từ nhà sản xuất với giá thấp hơn tương đối so với đối thủ cạnh tranh có quy mô nhỏ hơn. Điều này dẫn đến ưu thế của siêu thị đó trong mặt bằng giá chung trên thị trường. Hơn nữa, độ chênh lệch doanh số bán hàng càng cao thì siêu thị điện máy lại càng có ưu thế trong việc nhập hàng giá rẻ từ nhà sản xuất. Hai quá trình trên có tác động tương hỗ. Khi bị doanh nghiệp đứng ở vị trí số 1 bỏ xa về quy mô, các công ty đối thủ cùng phân phối một mặt hàng sẽ có xu hướng sáp nhập hoặc mua lại nhằm mở rộng quy mô sản xuất, phục hồi năng lực cạnh tranh.

Sự ảnh hưởng của “tính kinh tế theo quy mô” là lý do khiến các siêu thị điện máy cạnh tranh khốc liệt về quy mô bán hàng và là lý do khiến siêu thị điện máy có thể mua vào-bán ra sản phẩm điện máy rẻ hơn các cửa hàng điện tử quy mô nhỏ.

MỘT THIẾT BỊ ĐƯỢC TÍCH HỢP NHIỀU CHỨC NĂNG SẼ TIẾT KIỆM CHI PHÍ GIAO DỊCH LIÊN QUAN CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG

Ngoài thuật ngữ kinh tế “tính kinh tế theo quy mô”, chúng ta còn có khái niệm “tính kinh tế theo phạm vi”. Hãy lấy sản phẩm điện thoại di động và máy MP4 làm ví dụ và giải thích rõ hơn về ý nghĩa của khái niệm trên.

Hình 16 là hình ảnh mô tả tính năng của một chiếc điện thoại di động. Không chỉ sở hữu chức năng liên lạc qua sóng viễn thông, sản phẩm điện tử tuyệt vời này còn có rất nhiều ứng dụng khác phục vụ đời sống con người. Nhiều người dùng điện thoại di động để trao đổi tin nhắn điện tử hoặc truy cập Internet. Do loại điện thoại được trang bị thêm máy ảnh chiếm tỷ lệ cực cao trên thị trường, nên hàng ngày chúng ta thường thấy rất nhiều người sử dụng điện thoại di động để lưu giữ lại những bức ảnh kỷ niệm. Ngoài ra, ta cũng có thể dùng điện thoại để quay phim dù video quay bằng điện thoại có thời lượng không dài. Người sử dụng cũng hoàn toàn có thể xem các chương trình tivi ngay trên điện thoại di động. Với loại điện thoại được bổ sung chức năng định vị GPS, người dùng có thể nhanh chóng xác định được vị trí hiện tại của mình trên bản đồ. Ngoài ra, có một số người sử dụng điện thoại di động có tích hợp chức năng “ví điện tử” để thanh toán hóa đơn tại các cửa hàng tiện lợi. Thiết bị này còn có thể dùng làm điều khiển từ xa cho các thiết bị điện tử khác trong nhà, làm máy thu âm hoặc để tính toán. Gần đây đã xuất hiện loại điện thoại di động sở hữu dung lượng bộ nhớ lớn, vì thế sau khi sạc, lưu nhạc, ảnh vào bộ nhớ điện thoại, người sử dụng có thể “thưởng thức nghệ thuật” mọi lúc mọi nơi. Điện thoại còn được sử dụng như một công cụ để xem giờ, lưu danh bạ địa chỉ hoặc quản lý lịch làm việc.

Cùng với điện thoại di động, máy MP4 cũng là một sản phẩm tiêu biểu với nhiều chức năng được trình bày dưới đây (trong hình 16, ngoài các chức năng như nghe nhạc, xem video, xem ảnh, người dùng còn có thể sử dụng các chức năng khác). Lượng người sử dụng máy MP4 để học ngoại ngữ cũng đang tăng lên.


Hình 16: Điện thoại di động và máy MP4 với chức năng đa dạng hóa

Tôi đã tiến hành đối chiếu các chức năng đáng chú ý thường được sử dụng của hai thiết bị trên tại hình 16. Ngoại trừ thiếu chức năng “phục vụ cho việc học ngoại ngữ”, điện thoại di động còn rất nhiều chức năng khác trong khi máy MP4 lại không có nhiều chức năng như điện thoại di động. Tuy nhiên vào năm 2007, hãng Aple đã trình làng một sản phẩm mới có tên gọi iPhone, với khả năng cạnh tranh áp đảo lên thị trường tiêu thụ sản phẩm MP4. iPhone tích hợp chức năng của cả điện thoại di động và máy MP4.

Dù đang sử dụng thiết bị di động nào, việc các sản phẩm này ngày càng được phát triển thêm nhiều chức năng đã tiết kiệm cho người tiêu dùng một khoản chi phí giao dịch liên quan không nhỏ. Ví dụ, người sử dụng tính năng xem giờ và quản lý lịch làm việc trên điện thoại di động không cần phải đeo đồng hồ cũng như mang theo sổ tay bên mình. Một người quyết định dùng điện thoại di động để chụp ảnh thì khi du dịch, anh ta không cần phải mang theo máy ảnh. Với những người xem điện thoại di động là vật bất ly thân dùng để liên lạc trong công việc, với người thân, bạn bè và sử dụng nhiều tính năng khác của nó, họ sẽ giảm được số lượng vật dụng cần mang theo. Vì thế, mỗi lần ra khỏi nhà, họ chỉ cần xác định xem mình có bỏ quên điện thoại hay không thôi. Điều này giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức kiểm tra các loại vật dụng khác.

Nguyên lý tiết kiệm này sẽ được lý giải trong hình 17. Khi sử dụng cả hai sản phẩm A và B, thì việc lúc nào cũng phải mang theo cả hai sản phẩm, ngày nào cũng tốn công sạc điện và phải ghi nhớ cách sử dụng, v.v… có thể tốn chi phí tổng hợp khá lớn. Khi người tiêu dùng sử dụng “sản phẩm A + B” kết hợp tính năng của hai sản phẩm trên, họ có thể tiết kiệm một phần chi phí tổng hợp phải chi ra. Việc tiết kiệm chi phí này là nhờ “tính kinh tế theo phạm vi”.


Hình 17: Tính kinh tế theo quy mô

Tuy nhiên, với một sản phẩm tích hợp nhiều chức năng như điện thoại, nếu bị rơi, bị trộm hay để quên ở nhà, thì mọi thứ sẽ trở nên cực kỳ phiền phức. Nhờ ảnh hưởng của “tính kinh tế theo phạm vi” mà cuộc sống của chúng ta trở nên tiện lợi hơn, tiết kiệm được nhiều chi phí liên quan hơn, nhưng chúng ta cũng cần chuẩn bị tinh thần để đương đầu với những rắc rối có thể xảy ra.

“Tính kinh tế theo phạm vi” đã giúp người tiêu dùng giảm thiểu được chi phí giao dịch liên quan (và giúp người bán hàng tăng doanh số bán ra). Tuy nhiên, trong cuộc sống, chúng ta còn gặp nhiều sản phẩm khác minh họa rõ hiện tượng này, các sản phẩm điện gia dụng tivi và đầu DVD chẳng hạn. Nếu hai sản phẩm này tồn tại riêng lẻ, thông thường khi sử dụng, người dùng cần đến rất nhiều cổng kết nối và để nắm được cách sử dụng điều khiển từ xa của hai loại thiết bị này, người mua phải tốn công nhớ riêng rẽ hướng dẫn sử dụng của chúng, quả là một việc thật phiền phức.

Vì những lý do trên, Panasonic và Sharp, tiếp theo sau việc sản xuất ra một cổng kết nối nhằm đơn giản hóa việc liên kết giữa nhiều thiết bị nghe nhìn như tivi và đầu DVD của công ty mình, họ còn phát triển thiết bị điều khiển từ xa có thể điều khiển cả hai sản phẩm trên. Đương nhiên, nếu muốn nhận được sự tiện lợi này, người tiêu dùng phải mua trọn bộ hai sản phẩm trên của cùng một hãng sản xuất nhưng người mua sẽ giảm được khá nhiều thời gian cần thiết dành cho việc thao tác để hẹn giờ thu lại chương trình tivi định sẵn. Nhờ vậy, tỷ lệ khách hàng mua đồng thời cả tivi màn hình mỏng và đầu DVD cũng tăng lên.

Thêm vào đó, có vẻ như, bắt đầu từ bây giờ, nhiều công ty đang có dự định thúc đẩy ứng dụng thiết lập mạng thiết bị điện tử gia dụng lấy tivi làm trung tâm (hệ thống) trong phạm vi hộ gia đình. Hai tập đoàn Sharp và Sony đã giới thiệu loại tivi đặt trong phòng khách có thể kết nối với máy tính xách tay. Đến một công ty sản xuất thiết bị chơi game như Nintendo cũng đang cố gắng tích hợp cộng nghệ sử dụng Internet vào các thiết bị của mình. Bản thân Apple thì tung ra thị trường thiết bị chuyển đổi tín hiệu không dây đến màn hình tivi mang tên Apple TV. Nhờ việc lấy tivi làm trung tâm của mạng lưới thiết bị điện tử trong nhà mà các doanh nghiệp trên đã thu về thêm nhiều nguồn lợi mới. Tính đồng bộ hóa giữa các sản phẩm của cùng một nhà sản xuất giúp tiết kiệm phí giao dịch liên quan cho người tiêu dùng. Vì vậy các tập đoàn chiếm thị phần cao trên thị trường tivi màn hình lớn như Sharp hay Panasonic có thể bán ra thêm nhiều sản phẩm của công ty mình. Đây là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp dồn sức vào cuộc chiến cạnh tranh giành thị phần cho mặt hàng tivi.

Công ty điện lực là một ví dụ khác chứng minh rằng, nếu doanh nghiệp cố gắng lợi dụng cơ chế hoạt động của “tính kinh tế theo phạm vi”, họ có thể thu hút người tiêu dùng sử dụng nhiều dịch vụ của công ty mình hơn. Cụ thể hơn, các thiết bị điện gia dụng không thể chạy nếu không có điện, vì thế công ty cung cấp điện này khuyến khích việc dùng điện thay thế cho gas, từ việc nấu nướng cho đến làm nóng nước trong bồn tắm − dựa trên luận điểm khách hàng sẽ tiết kiệm được khoản phí phải trả cho công ty cung cấp gas (chi phí cơ bản).

Bình luận