Ông Calloway đang chờ ở đầu dây, thưa ông Hillyard.
Tuyết đã rơi liên tiếp năm sáu tiếng đồng hồ trên đường phố New York, nhưng Michael chẳng để ý gì cả. Anh đã đến văn phòng từ sáu giờ sáng, và bây giờ đã năm giờ chiều.
Anh với cầm ống điện thoại lên nghe, tay kia vẫn ký một chồng thư từ để cho cô thư ký kịp đi gửi. Công chuyện về Kansas City đã quạ Bây giờ anh đang lo công việc về Houston. Và tới mùa xuân anh sẽ phải lo chuyện Trung Tâm Y Khoa mở ở San Franciscọ Công việc của anh toàn là những vấn đề nhức đầu, những nhu cầu, những kế ước, những cuộc họp liên miên bất tận. Anh cũng cảm tạ Chúa rằng nhờ thế anh bận tâm liên tục.
– ông George hả? Michael đây. Gì vậy?
– Mẹ cậu đang bận họp. Bà nhờ tôi nói với cậu rằng bà sẽ từ Boston về New York tối nay nếu tuyết ngưng rơi. Còn không thì mai mới về.
– Ủa, trời đang tuyết à?
Michael ngạc nhiên, anh tưởng đang còn tháng Sáu mà trời tuyết sớm.
– Không. Sao người ta nói có gió tuyết ở New York? Đúng không?
Michael nhìn ra ngoài cửa sổ và cười nói vào máy:
– à có đấy. Xin lỗi, vì tôi không nhìn ra phố.
Thật chết người, George không hiểu sao mẹ con nhà Hillyard làm việc ghê gớm đến thế. ông chắc lưỡi và nói:
– Bà ấy dặn cậu ở nhà để dự buổi tiệc tối Giáng Sinh vào đêm mai. Có mấy người bạn cùng dự, và bà muốn có mặt cậu.
Michael thở dài. Mấy người bạn, tức là vào khoảng hai ba chục người, toàn là những người anh không ưa hoặc không biết, và thế nào cũng có cái cô gái độc thân từ một gia đình sang trọng mà bà Marion nhắm cho anh đó. Thật là một kiểu ăn lễ Giáng sinh chán mửa. Anh nói vào máy:
– Thật đáng tiếc, ông Georgẹ Chắc tôi phải xin lỗi mẹ tôi, vì tôi đã có một cái hẹn trước rồi.
– Vậy à?
– Tôi định nói với mẹ tôi tuần trước, mà rồi quên mất. Tôi bận cái vụ Houston quá nên quên. Tôi chắc mẹ tôi hiểu.
Anh đã thực hiện được những việc rất hay với khách hàng ở Houston, nên chắc chắn bà Marion phải hiểu. George nói:
– Chắc là bà ấy buồn, nhưng nếu cậu đã có chương trình rồi thì bà ấy hiểu thôi. Chắc là có gì hay lắm hả?
– Vâng, một cú bị hạ!
– Sao? Trầm trọng lắm không?
George có vẻ lo âu. Nhưng Michael đáp:
– Không, chẳng có gì đáng lọ Đùa thôi.
– à, ra vậy. Chúc Giáng Sinh vui vẻ.
– Vâng, xin chúc ông vui vẻ. Nhắn thăm mẹ tôi. Tôi sẽ gọi cho bà ngày mai.
– Tôi sẽ nói lại.
ông George gác máy, vui lòng vì thấy Michael đã tỉnh táo làm việc. Anh lúc gần đây đã có cuộc sống khác trước. Bà Marion thấy nhẹ người. Song có lẽ bà sẽ bực mình lắm khi biết con bà không dự tiệc Giáng Sinh với bà và các bạn của bà. Tuy nhiên dù sao anh còn trẻ. Anh có quyền được vui riêng.
ông George tự mỉm cười, nhấp một chút rượu mạnh, nhớ là một mùa Giáng Sinh của ông ở Vienne cách đây hai mươi lăm năm. Tâm trí ông nghĩ lan man đến bà Marion.
Còn tại phòng Michael thì điện thoại reo tiếp ngay sau khi Michael vừa gác máy. Ben gọi cho Michael để biết chắc là Michael có kế hoạch ăn lễ Giáng Sinh. Michael cam đoan với Ben là mình sẽ ăn Giáng Sinh ở nhà mẹ. Rồi thì chuông điện thoại vẫn reng liên hồi. Người ta gọi để chia vui, hoặc chúc mừng Giáng Sinh Michael, song cũng có người than thở này nọ…
Michael vừa gác điện thoại của người sau cùng, lẩm bẩm “A! Mẹ kiếp!” thì bỗng anh nghe có tiếng cười lạ lạ ở cửa văn phòng. Thì ra là người họa sĩ trang trí nội thất mà Ben đã mời làm việc cho hãng. Một cô gái xinh đẹp, có mái tóc nâu xõa đến ngang vai từng cuộn như sóng. Nước da trắng ngà, đôi mắt xanh. Cô ta nói:
– ông vẫn luôn luôn chúc Giáng Sinh cho mọi người kiểu ấy sao?
– Chỉ đối với ai tôi thích thôi.
Anh cười, và tự hỏi không biết cô ta đến làm gì đây. Anh không có hẹn cô ta, và cô ta thì cũng chẳng có gì phải làm việc trực tiếp với anh. Anh hỏi:
– Nào, cô có việc gì cần không, cộ..
Mẹ kiếp, anh cũng không nhớ nổi tên cô ta nữa. Tên con mẹ gì đây nhỉ… Cô kia liền nói:
– Vâng, Wendy Townsend. Không, tôi chỉ đến chú mừng Giáng Sinh thôi.
Michael mời cô ta ngồi. Cô ta nói:
– Họ nói ông làm việc ghê lắm.
– Thì cũng hay cho cái tính của tôi thôi.
– Hay nhiều thứ chứ.
Cô ta gác chân này lên chân kia, đôi chân rất đẹp. Nhưng Michael không mấy quan tâm. Cô ta nói:
– Tôi cũng đến để cám ơn ông đã tăng lương cho tôi.
Cô ta cười lộ hàm răng trắng đẹp. Anh cũng mỉm cười, nhưng không biết thực sự cô ta đến đây muốn gì. Một số tiền thưởng chăng? Hay xin tăng lương nữa? Anh chỉ nói:
– Cô phải cám ơn Ben Avery về chuyện đó. Tôi không có liên quan gì đến chuyện tăng lương của cô cả.
– Vâng tôi hiểu.
Cô ta thấy nói chuyện nữa cũng không đâu vào đâu, bèn đứng dậy và liếc nhìn ra cửa sổ. Một lớp tuyết dầy ở bệ cửa sổ có đến vài tấc. Cô ta nói:
– Giáng Sinh này chắc là Giáng Sinh màu trắng. Chắc là hết còn về nhà được đêm naỵ
Michael đáp:
– Cô nói đúng đấy. Có lẽ tôi cũng không muốn về nhà.
Anh chỉ một chiếc ghế đệm dài trong phòng anh và tiếp:
– Thành thử họ cho tôi chiếc ghế dài để cột chân tôi lại văn phòng.
Cô gái nghĩ ngay: “không đúng đâu, thưa ông, ông tự cột ông vào thì có.” Nhưng cô chỉ mỉm cười và chúc Michael “Giáng Sinh vui vẻ”.
Michael trở lại bàn ngồi ký giấy tờ. Và quả thật đêm đó anh ngủ lại ở văn phòng anh. Đêm sau cũng vậy nốt. Năm nay lễ Giáng Sinh rơi vào cuối tuần, nên không ai biết anh ở lại văn phòng cả, ai cũng về nhà, kể cả người gác cửa và mấy cô giúp việc.
o0o
Ở San Francisco, Nancy cũng sống qua những ngày nghĩ Giáng Sinh trong cô đơn. Nàng nấu một con gà nhỏ, và ca những bài ca Giáng Sinh một mình mình trong đêm lễ, ở hàng hiên trước nhà. Rồi nàng đi nhà thờ, trở về ngủ thẳng cho tới trưa hôm sau. Thời tiết ở San Francisco không nhắc nhở nàng lắm đến những Giáng Sinh xưa, lúc nàng ở bên phía Đông. Người ta ở đây làm như đón Giáng Sinh giả vờ.
Nàng có hai món quà, một chiếc xách tay hiệu Gucci rất đẹp do Peter tặng, và một cuốn sách vui do Faye tặng. Nàng ngồi co trong một chiếc ghế bành để đọc cuốn sách, sau khi ăn gà và xúp. Tới sau giờ chiều ngày lễ chính, nàng mới thả sách xuống và sửa soạn đi dạo một chút. Nàng đội chiếc mũ sụp sụp để che bớt băng vải trên trán. Nàng đem theo máy ảnh, xuống thang máy, ra đường.
Buổi chiều tối có gió khô, không có sương mù gì cả. Nàng biết là rất tốt cho việc chụp ảnh, nàng chậm rãi đi về phía bến tàu. Đường phố khá vắng vẻ. Mọi người đang ở nhà ăn thêm lễ tối, hoặc xem truyền hình, hoặc ngủ… Miên mang nghĩ đến những cảnh tượng đó trong đầu, Nancy suýt trượt chân ngã, nàng phải dang tay để lấy thăng bằng gượng lại, rồi ngã nhẹ lên một con chó đang nằm. Cả nàng và con chó nhỏ đều kêu lên. Đoạn con chó ngồi lên vẫy vẫy một chân. Nó là một con chó xù màu nâu nhạt. Nó nhìn nàng và sủa sủa mấy tiếng. Nancy bảo:
– Tao rất tiếc! Mày cũng làm tao hết hồn, chứ sủa gì!
Nàng cúi xuống vuốt ve bộ lông của con chó, tiếc là không có gì để cho nó ăn. Trông nó có vẻ đói. Nàng vuốt thêm nó vài cái đoạn đứng lên đi, vẫy tay nói:
– Thôi nhé, tạm biệt!
Nàng ngạc nhiên thấy nó đi theo nàng một quãng xạ Sau cùng nàng đứng lại bảo:
– Này nghe nhá, mày về nhà mày đi ! Đi đi…
Nhưng hễ nàng bước đi là nó đi theo. Nàng phải đứng lại cười. Thật là con chó kỳ lạ, khôn đáo để. Nàng phải cúi xuống vuốt ve nó. Nàng nảy ra cái ý chụp hình nó. Nàng lấy vài kiểu hình rất tự nhiên. Gần nửa giờ mà con chó vẫn quấn quýt, không chịu đi. Nàng nói:
– Thôi thì đi !
Thế là nàng có một người bạn mới, cùng đi ra bến tàu. Nàng chụp hình những quán bán tôm cua, những người bán rong, những du khách, những ông già Noel say rượu, những ghe thuyền, chim và thêm vài mẫu của con chó nữa. Nancy rất vui, cuối cùng nàng kéo sụp mũ xuống, vào một quán cà phệ Nàng gọi cà phê và mấy thứ nàng thích. Gọi cho con chó một miếng hăm-bơ-gợ Nó sủa lên như cám ơn.
– Mày cám ơn, hay còn muốn gì nữa?
Có một người nào đó đến vỗ vỗ vào đầu nó và hỏi Nancy tên nó là gì. Nàng nói:
– Tôi cũng không biết nữa. Nó mới theo tôi.
– Cô có báo cho cảnh sát biết không?
– Có lẽ phải báo.
Lúc trở về trước cửa khu nhà nàng ở, nàng gọi cho cảnh sát ASPCẠ Nhưng họ cho biết không ai báo mất một con chó như vậy cả. Họ khuyên nàng nên tạm giữ đó, hoặc cho nó nằm đâu đó ngoài mái hiên nhà. Nàng bèn dẫn nó lên nhà nàng luôn. Lên tới nhà, nàng bảo:
– Nào bé con, mày dơ lắm, tắm cho mày nhả
Nó vẫy đuôi như đồng ý, nàng bèn cho nó vào chậu tắm. Tắm xong nàng thấy lông nó đẹp lắm, nàng mong đừng ai đến đòi lại, nàng sẽ nuôi luôn. Nancy nhớ là hồi ở cô nhi viện nàng muốn nuôi chó nhưng bị cấm nuôi. Hồi nàng ở Boston thí người ta cũng không cho nuôi loài vật trong chung cự Còn ở đây thì quản lý toà nhà này không phản đối việc nuôi các con vật thân thiết. Nancy nghĩ ra một cái tên cho con chó. Nàng nghĩ đến tên mà Michael đã có lần kể là anh đặt cho con chó của anh lúc anh còn nhỏ.
Nàng hỏi con chó:
– Kêu mày là Fred nha, chịu không? Được nhả
Nó sủa hai ba tiếng. Nancy cho là nó đồng ý.