Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Người Giỏi Không Bởi Học Nhiều

Phần 1: Phong cách học của một sinh viên thông minh – 1. Đừng đọc tất cả những gì được giao

Tác giả: Nhiều Tác Giả
Chọn tập

Ở bậc đại học, trước khi bắt đầu mỗi môn học, các giảng viên thường liệt kê và nhắc bạn đọc rất nhiều tài liệu. Nhưng để đọc được hết số đó, bạn sẽ phải hy sinh rất nhiều thời gian trong kỳ học của mình. Việc đó kéo dài trong cả tháng, thậm chí hàng năm trời. Với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, bạn có thể phải đối mặt với các bài viết học thuật đầy những cấu trúc câu rối rắm và lô gíc phức tạp. Còn với ngành khoa học cơ bản, bạn sẽ bận túi bụi rồi ghét tới già những biểu đồ đầy rẫy thuật ngữ kỹ thuật. Thầy cô giáo sẽ thường xuyên đưa toàn bộ nội dung sách vào chương trình giảng dạy và bạn chỉ có khoảng một tuần để hoàn thành bài tập được giao. Chuyện này quá sức mệt mỏi! Nhưng trên thực tế, mọi thứ không đến nỗi đáng sợ như vậy. Tất cả những gì bạn cần nhớ là quy tắc đơn giản sau: Đừng bao giờ đọc tất cả những gì được giao.

Với một sinh viên chăm chỉ, việc bỏ qua tài liệu được giao có vẻ như không chấp nhận được. Tuy nhiên, việc đọc từng trang tài liệu được liệt kê trong đề cương môn học gần như là không cần thiết, cho dù mới nghe thì điều này có vẻ bất thường. Và sau đây là những điều bạn nên làm thay vì ngồi đọc hết đống tài liệu đó:

Nếu là đọc để nắm ý khái quát về chủ đề của bài giảng sắp tới thì thông thường chỉ cần đọc lướt qua ý chính trước giờ giảng là đủ, sau đó lấp các khoảng trống bằng cách ghi chép cẩn thận khi nghe giảng. Nhiều sinh viên vẫn ngại việc đọc lướt, nhưng không nên như vậy. Bạn cần làm chủ kỹ năng đọc lướt thật nhanh hàng trăm trang tài liệu. Bí quyết là hãy đọc phần giới thiệu và kết luận của mỗi chương thật cẩn thận rồi lướt qua những nội dung khác. Đánh dấu √ bên cạnh những câu văn quan trọng, đáng lưu ý (việc này nhanh hơn tô đậm). Đừng dừng lại quá lâu để cố hiểu một ý nào đó. Thay vào đó, hãy tập trung vào những đoạn củng cố cho chủ đề. Chắc chắn bạn sẽ bỏ sót vài điểm quan trọng, nhưng thầy cô giáo của bạn thì không. Vì vậy, nên chú ý mỗi khi thầy cô cho thảo luận vấn đề. Làm như vậy, bạn sẽ thu lượm được các kiến thức, quan điểm mà mình bỏ qua. Đến kỳ thi, những ghi chép trong giờ giảng của bạn cùng với một bản tổng hợp những câu đã đánh dấu sẽ giúp bạn xử lý tài liệu một cách nhanh chóng.

Nếu có phần nội dung nào đó không được giảng trên lớp mà bạn nghĩ là sẽ hỏi trong kỳ thi sắp tới thì hãy đọc phần đó kỹ hơn một chút. Nếu bạn vẫn cảm thấy chưa chắc chắn về chủ đề, hãy đến gặp giảng viên để trao đổi và xin ý kiến. Hãy thảo luận với thầy cô giáo của bạn về những kết luận rút ra sau khi đọc tài liệu. Hãy ghi chép cẩn thận. Kết hợp đọc cẩn thận và ghi chép một cách thông minh quan điểm của giảng viên về những vấn đề quan trọng là một cách chuẩn bị tài liệu thi rất hiệu quả.

Khi giáo viên liệt kê rất nhiều đầu sách tham khảođể bạn viết một bài tiểu luận, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định chính xác chủ đề của bài luận là gì, rồi chọn lựa những đầu sách và tài liệu cần thiết để phát triển các luận điểm cho bài luận. Bỏ qua các tài liệu tham khảo không liên quan tới đề tài của bạn. Để hoàn thành bài luận trong thời gian hạn hẹp, bạn cần thông minh chứ không phải chúi đầu vào đọc hết các tài liệu rồi hoang mang không biết viết gì.

Nếu là môn khoa học cơ bản, thông thường thầy cô giáo sẽ yêu cầu bạn đọc và tổng hợp thông tin từ một đến hai chương dày đặc những thuật ngữ kỹ thuật trước giờ lên lớp. Hầu hết những phần này sẽ được giảng chi tiết trên lớp. Vì vậy, thay vì đọc kỹ từng phần một, hãy đọc lướt thật nhanh những chương này để biết bạn sẽ học gì, và tập trung tối đa trong giời lên lớp. Các môn khoa học không kiểm tra việc đọc của bạn mà là kiểm tra những khái niệm được dạy trên lớp. Là một sinh viên khoa học, bạn nên đặt mục tiêu hiểu những khái niệm được dạy và áp dụng chúng một cách thành thục sau mỗi bài giảng. Nếu bạn thấy mình không theo kịp bài giảng của thầy cô trên lớp thì hãy tăng thời gian đọc tài liệu trước cho đến khi bạn có thể theo dõi bài giảng một cách thoải mái. Nói chung, với các môn khoa học thì việc đọc sẽ chiếm rất ít thời gian của bạn. Hãy chú ý vào những việc quan trọng, đó là: các bài giảng trên lớp và bài tập về nhà.

Bạn hoàn toàn có thể đạt được kỹ năng học tập này. Ban đầu bạn sẽ chọn cách an toàn, cố gắng đọc hết khả năng có thể. Sau đó, khi bạn hiểu dần về cách giảng bài của giảng viên và cấu trúc môn học thì bạn có thể giảm thời gian đọc tài liệu được giao về nhà. Nếu bạn thắc mắc tại sao các sinh viên đứng đầu có thể hoàn thành nhiều việc thế với thời gian ít ỏi, nguyên tắc này đã trả lời cho bạn phần lớn câu hỏi trên.

Đừng bao giờ đọc tất cả những gì được giao. Hãy nắm ý khái quát về chủ đề sắp học, theo dõi thật chăm chú bài giảng trên lớp và chăm chỉ làm bài tập về nhà.

Ở bậc đại học, trước khi bắt đầu mỗi môn học, các giảng viên thường liệt kê và nhắc bạn đọc rất nhiều tài liệu. Nhưng để đọc được hết số đó, bạn sẽ phải hy sinh rất nhiều thời gian trong kỳ học của mình. Việc đó kéo dài trong cả tháng, thậm chí hàng năm trời. Với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, bạn có thể phải đối mặt với các bài viết học thuật đầy những cấu trúc câu rối rắm và lô gíc phức tạp. Còn với ngành khoa học cơ bản, bạn sẽ bận túi bụi rồi ghét tới già những biểu đồ đầy rẫy thuật ngữ kỹ thuật. Thầy cô giáo sẽ thường xuyên đưa toàn bộ nội dung sách vào chương trình giảng dạy và bạn chỉ có khoảng một tuần để hoàn thành bài tập được giao. Chuyện này quá sức mệt mỏi! Nhưng trên thực tế, mọi thứ không đến nỗi đáng sợ như vậy. Tất cả những gì bạn cần nhớ là quy tắc đơn giản sau: Đừng bao giờ đọc tất cả những gì được giao.

Với một sinh viên chăm chỉ, việc bỏ qua tài liệu được giao có vẻ như không chấp nhận được. Tuy nhiên, việc đọc từng trang tài liệu được liệt kê trong đề cương môn học gần như là không cần thiết, cho dù mới nghe thì điều này có vẻ bất thường. Và sau đây là những điều bạn nên làm thay vì ngồi đọc hết đống tài liệu đó:

Nếu là đọc để nắm ý khái quát về chủ đề của bài giảng sắp tới thì thông thường chỉ cần đọc lướt qua ý chính trước giờ giảng là đủ, sau đó lấp các khoảng trống bằng cách ghi chép cẩn thận khi nghe giảng. Nhiều sinh viên vẫn ngại việc đọc lướt, nhưng không nên như vậy. Bạn cần làm chủ kỹ năng đọc lướt thật nhanh hàng trăm trang tài liệu. Bí quyết là hãy đọc phần giới thiệu và kết luận của mỗi chương thật cẩn thận rồi lướt qua những nội dung khác. Đánh dấu √ bên cạnh những câu văn quan trọng, đáng lưu ý (việc này nhanh hơn tô đậm). Đừng dừng lại quá lâu để cố hiểu một ý nào đó. Thay vào đó, hãy tập trung vào những đoạn củng cố cho chủ đề. Chắc chắn bạn sẽ bỏ sót vài điểm quan trọng, nhưng thầy cô giáo của bạn thì không. Vì vậy, nên chú ý mỗi khi thầy cô cho thảo luận vấn đề. Làm như vậy, bạn sẽ thu lượm được các kiến thức, quan điểm mà mình bỏ qua. Đến kỳ thi, những ghi chép trong giờ giảng của bạn cùng với một bản tổng hợp những câu đã đánh dấu sẽ giúp bạn xử lý tài liệu một cách nhanh chóng.

Nếu có phần nội dung nào đó không được giảng trên lớp mà bạn nghĩ là sẽ hỏi trong kỳ thi sắp tới thì hãy đọc phần đó kỹ hơn một chút. Nếu bạn vẫn cảm thấy chưa chắc chắn về chủ đề, hãy đến gặp giảng viên để trao đổi và xin ý kiến. Hãy thảo luận với thầy cô giáo của bạn về những kết luận rút ra sau khi đọc tài liệu. Hãy ghi chép cẩn thận. Kết hợp đọc cẩn thận và ghi chép một cách thông minh quan điểm của giảng viên về những vấn đề quan trọng là một cách chuẩn bị tài liệu thi rất hiệu quả.

Khi giáo viên liệt kê rất nhiều đầu sách tham khảođể bạn viết một bài tiểu luận, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định chính xác chủ đề của bài luận là gì, rồi chọn lựa những đầu sách và tài liệu cần thiết để phát triển các luận điểm cho bài luận. Bỏ qua các tài liệu tham khảo không liên quan tới đề tài của bạn. Để hoàn thành bài luận trong thời gian hạn hẹp, bạn cần thông minh chứ không phải chúi đầu vào đọc hết các tài liệu rồi hoang mang không biết viết gì.

Nếu là môn khoa học cơ bản, thông thường thầy cô giáo sẽ yêu cầu bạn đọc và tổng hợp thông tin từ một đến hai chương dày đặc những thuật ngữ kỹ thuật trước giờ lên lớp. Hầu hết những phần này sẽ được giảng chi tiết trên lớp. Vì vậy, thay vì đọc kỹ từng phần một, hãy đọc lướt thật nhanh những chương này để biết bạn sẽ học gì, và tập trung tối đa trong giời lên lớp. Các môn khoa học không kiểm tra việc đọc của bạn mà là kiểm tra những khái niệm được dạy trên lớp. Là một sinh viên khoa học, bạn nên đặt mục tiêu hiểu những khái niệm được dạy và áp dụng chúng một cách thành thục sau mỗi bài giảng. Nếu bạn thấy mình không theo kịp bài giảng của thầy cô trên lớp thì hãy tăng thời gian đọc tài liệu trước cho đến khi bạn có thể theo dõi bài giảng một cách thoải mái. Nói chung, với các môn khoa học thì việc đọc sẽ chiếm rất ít thời gian của bạn. Hãy chú ý vào những việc quan trọng, đó là: các bài giảng trên lớp và bài tập về nhà.

Bạn hoàn toàn có thể đạt được kỹ năng học tập này. Ban đầu bạn sẽ chọn cách an toàn, cố gắng đọc hết khả năng có thể. Sau đó, khi bạn hiểu dần về cách giảng bài của giảng viên và cấu trúc môn học thì bạn có thể giảm thời gian đọc tài liệu được giao về nhà. Nếu bạn thắc mắc tại sao các sinh viên đứng đầu có thể hoàn thành nhiều việc thế với thời gian ít ỏi, nguyên tắc này đã trả lời cho bạn phần lớn câu hỏi trên.

Đừng bao giờ đọc tất cả những gì được giao. Hãy nắm ý khái quát về chủ đề sắp học, theo dõi thật chăm chú bài giảng trên lớp và chăm chỉ làm bài tập về nhà.

Chọn tập
Bình luận
× sticky