Một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần được phát triển ở trường đại học là khả năng lắng nghe. Khi là sinh viên đại học, có thể những kiến giải của bạn còn hời hợt, thiếu độ sâu sắc, chín chắn. Nhưng tất cả chúng ta đều thích bày tỏ ý kiến cũng như niềm tin của mình, và sự tự tin của một người trẻ có thể khiến bạn nhảy xổ vào một cuộc tranh luận với giảng viên hoặc những sinh viên khác. Việc đó không ích gì với bạn, nó chỉ khiến bạn hung hăng và bảo thủ hơn. Thay vào đó, hãy dành quãng thời gian học đại học để phát triển khả năng lắng nghe và tổng hợp ý kiến.
Điều này không có nghĩa là bạn thu mình vào một góc nghe ngóng và không bao giờ bày tỏ quan điểm. Trái lại, hãy bày tỏ quan điểm trong lớp hay khi trò chuyện với bạn bè vào lúc thích hợp. Những cuộc thảo luận hay tranh luận mang tính xây dựng có thể là những kinh nghiệm rất tốt (điều cốt yếu ở đây là “mang tính xây dựng”, chúng ta không xét đến việc “cãi cùn”). Nhưng bạn sẽ thu được nhiều thứ hơn nếu biết lắng nghe hợp lý. Trước hết, đừng bao giờ là người đầu tiên bày tỏ ý kiến. Nếu bạn đang nói chuyện với một nhóm bạn hoặc với giảng viên, và một chủ đề đáng tranh luận xuất hiện, bạn sẽ không đạt được gì nếu ngay lập tức bày tỏ những gì bạn cho là đúng. Bạn có thể đúng, có thể sai, nhưng ai quan tâm chứ? Đây là cơ hội để bạn học hỏi và đạt được sự quý mến cùng lòng ngưỡng mộ của mọi người. Thay vì bắt đầu tranh luận ngay với những gì mình tin tưởng, hãy cẩn thận lắng nghe ý kiến của những người khác. Hãy đưa ra những câu hỏi mang tính xây dựng. Suy nghĩ kỹ càng về từng quan điểm mà người khác đang bảo vệ. Sau đó, hãy thật cẩn thận và tự tin đưa ra suy nghĩ của bạn. Không nên bắt đầu câu nói của bạn kiểu như: Bạn đã sai rồi hoặc Tôi không đồng ý. Thay vào đó, hãy chỉ ra điểm khác nhau trong quan điểm của bạn và của người khác, đưa ra những câu hỏi về các yếu tố có liên quan để đánh giá xem quan điểm của bên nào tốt hơn
Ví dụ, đừng biến cuộc tranh luận về sức mạnh của đồng tiền thành một cuộc tranh cãi về mặt đạo đức và sự tha hóa, biến chất của con người. Thay vào đó, hãy thảo luận các cách hiểu khác nhau về giá trị của đồng tiền trong mọi mặt đời sống và đưa ra những cách ứng xử với đồng tiền mà bạn có thể nghĩ ra được. Cách đầu tiên chỉ mang đến sự bực tức, cách thứ hai giúp hai bên hiểu rõ vấn đề hơn. Bạn gần như không bao giờ thuyết phục được đối phương rằng họ đã sai, vì vậy tại sao phải lãng phí thời gian vô ích vào tranh cãi?
Ưu điểm của cách tiếp cận này là nó hữu ích cả khi thảo luận trong lớp lẫn khi tranh luận với bạn bè. Nếu bạn học cách lắng nghe, bạn không chỉ có được sự hiểu biết rõ ràng về điều mình quan tâm mà còn nhận được sự tôn trọng của những người khác.
Một người biết lắng nghe thực sự là của hiếm ở trường đại học. Luôn tuân thủ quy tắc này, bạn có thể trở thành một trong số đó, những người có hiểu biết và được tôn trọng.
Một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần được phát triển ở trường đại học là khả năng lắng nghe. Khi là sinh viên đại học, có thể những kiến giải của bạn còn hời hợt, thiếu độ sâu sắc, chín chắn. Nhưng tất cả chúng ta đều thích bày tỏ ý kiến cũng như niềm tin của mình, và sự tự tin của một người trẻ có thể khiến bạn nhảy xổ vào một cuộc tranh luận với giảng viên hoặc những sinh viên khác. Việc đó không ích gì với bạn, nó chỉ khiến bạn hung hăng và bảo thủ hơn. Thay vào đó, hãy dành quãng thời gian học đại học để phát triển khả năng lắng nghe và tổng hợp ý kiến.
Điều này không có nghĩa là bạn thu mình vào một góc nghe ngóng và không bao giờ bày tỏ quan điểm. Trái lại, hãy bày tỏ quan điểm trong lớp hay khi trò chuyện với bạn bè vào lúc thích hợp. Những cuộc thảo luận hay tranh luận mang tính xây dựng có thể là những kinh nghiệm rất tốt (điều cốt yếu ở đây là “mang tính xây dựng”, chúng ta không xét đến việc “cãi cùn”). Nhưng bạn sẽ thu được nhiều thứ hơn nếu biết lắng nghe hợp lý. Trước hết, đừng bao giờ là người đầu tiên bày tỏ ý kiến. Nếu bạn đang nói chuyện với một nhóm bạn hoặc với giảng viên, và một chủ đề đáng tranh luận xuất hiện, bạn sẽ không đạt được gì nếu ngay lập tức bày tỏ những gì bạn cho là đúng. Bạn có thể đúng, có thể sai, nhưng ai quan tâm chứ? Đây là cơ hội để bạn học hỏi và đạt được sự quý mến cùng lòng ngưỡng mộ của mọi người. Thay vì bắt đầu tranh luận ngay với những gì mình tin tưởng, hãy cẩn thận lắng nghe ý kiến của những người khác. Hãy đưa ra những câu hỏi mang tính xây dựng. Suy nghĩ kỹ càng về từng quan điểm mà người khác đang bảo vệ. Sau đó, hãy thật cẩn thận và tự tin đưa ra suy nghĩ của bạn. Không nên bắt đầu câu nói của bạn kiểu như: Bạn đã sai rồi hoặc Tôi không đồng ý. Thay vào đó, hãy chỉ ra điểm khác nhau trong quan điểm của bạn và của người khác, đưa ra những câu hỏi về các yếu tố có liên quan để đánh giá xem quan điểm của bên nào tốt hơn
Ví dụ, đừng biến cuộc tranh luận về sức mạnh của đồng tiền thành một cuộc tranh cãi về mặt đạo đức và sự tha hóa, biến chất của con người. Thay vào đó, hãy thảo luận các cách hiểu khác nhau về giá trị của đồng tiền trong mọi mặt đời sống và đưa ra những cách ứng xử với đồng tiền mà bạn có thể nghĩ ra được. Cách đầu tiên chỉ mang đến sự bực tức, cách thứ hai giúp hai bên hiểu rõ vấn đề hơn. Bạn gần như không bao giờ thuyết phục được đối phương rằng họ đã sai, vì vậy tại sao phải lãng phí thời gian vô ích vào tranh cãi?
Ưu điểm của cách tiếp cận này là nó hữu ích cả khi thảo luận trong lớp lẫn khi tranh luận với bạn bè. Nếu bạn học cách lắng nghe, bạn không chỉ có được sự hiểu biết rõ ràng về điều mình quan tâm mà còn nhận được sự tôn trọng của những người khác.
Một người biết lắng nghe thực sự là của hiếm ở trường đại học. Luôn tuân thủ quy tắc này, bạn có thể trở thành một trong số đó, những người có hiểu biết và được tôn trọng.