Ở trường đại học, bạn sẽ bắt gặp vài sinh viên lúc nào cũng canh cánh nỗi lo về điểm số, luôn muốn biết điểm số từng bài kiểm tra ảnh hưởng đến điểm trung bình của mình thế nào. Thậm chí có những sinh viên lập hẳn một bảng biểu để có thể tính ngay điểm 6 trong bài kiểm tra hóa hữu cơ sẽ kéo tụt điểm tổng kết của mình mất mấy phẩy. Một số người cho rằng những sinh viên này thực dụng. Chúng tôi lại cho rằng họ thật chẳng ra sao.
Có phải những sinh viên xuất sắc thường đạt điểm cao? Đúng, phần lớn là như vậy. Họ học tập thông minh và nắm vững kiến thức, vì vậy đạt điểm cao trong các bài thi không khó khăn gì. Nhưng điều quan trọng hơn là họ coi mỗi lớp học như một thử thách trí tuệ cần chinh phục. Đôi khi mọi thứ không diễn ra theo ý của họ, và điều này không thể tránh khỏi với bất cứ ai. Viết một bài luận hay rất dễ, nhưng cũng thật dễ để viết lạc đề. Hoặc bạn có thể dễ dàng giải được một bài toán khó nhưng lại sử dụng thuật toán sai. Tất nhiên bạn sẽ bị điểm kém. Nhưng bạn không nên xem đó là vấn đề quá nghiêm trọng. Miễn là bạn luôn cố gắng, thì ai quan tâm đến một ngày tồi tệ?
Chúng tôi từng gặp một sinh viên nhận học bổng thạc sỹ Toán học danh giá của Úc cực kỳ thú vị. Cô vui vẻ kể với chúng tôi rằng cô từng làm một bài thi toán cuối kỳ hết sức tồi tệ. Nhưng thảm họa đó không hề phá hỏng việc học hành của cô. Có thể cô đã có những sai sót ngớ ngẩn trong bài thi, nhưng cuối cùng, điều cô quan tâm là rốt cuộc mình có chinh phục được những kiến thức ấy hay không. Điều đầu tiên cô ấy làm sau khi hoàn thành bài thi kinh khủng đó là đến gặp giảng viên. Cô xem xét lại thật kỹ lưỡng bài thi cùng với giáo viên, nhận biết rõ ràng những lỗi sai ngớ ngẩn, rồi thảo luận với thầy giáo về các câu trả lời đúng cho đến khi cô cảm thấy hoàn toàn nắm vững vấn đề. Cô gái ấy đã thể hiện sự nhiệt tâm của mình đối với môn học, đến mức thầy giáo đã mời cô làm trợ giảng vào học kỳ sau ngay cả khi điểm của cô trong lớp không đạt mức xuất sắc. Điều quan trọng nhất ở đây là cô ấy không quan tâm đến việc bị điểm kém. Cô chỉ quan tâm xem mình đã hiểu rõ kiến thức hay chưa. Có thể cô không phải là sinh viên xuất sắc nhất về mặt điểm số, nhưng quá trình học tập của cô rất thú vị và đa dạng – đó là còn chưa kể đến một vài giải thưởng cấp trường và quốc gia mà cô nhận được.
Khi bạn bắt đầu bị ám ảnh bởi điểm phẩy, phần lớn những điều thú vị ở đại học sẽ biến mất. Thay vì mỗi bài kiểm tra là một cơ hội để bạn thử sức mình và đưa ra những quan điểm riêng thú vị, đột phá, nó lại trở thành một yếu tố phá hoại tiềm tàng cho bảng điểm cuối kỳ. Thay vì mỗi bài kiểm tra là một bài tập rèn luyện ngôn từ, chúng lại trở thành nỗi sợ hãi thường trực về chuyện điểm kém. Và vào cuối mỗi học kỳ, bạn sẽ luôn trong trạng thái lo sợ khi chờ công bố điểm tổng kết cuối kỳ. Nói ngắn gọn, bị ám ảnh bởi điểm phẩy khiến cuộc sống của bạn luôn căng thẳng và có thể khiến bạn mất phương hướng cho những mục tiêu cao hơn.
Nếu bạn muốn trở thành một sinh viên thành công, hãy quên đi điểm phẩy trung bình của mình. Hãy phớt lờ nó. Đừng nói về nó. Đừng cố gắng tính xem mình được mấy phẩy. Bạn cần biết điều gì là quan trọng với mình và việc học của mình. Sử dụng những quy tắc trong cuốn sách này để học tốt nhất. Thông thường, một khi bạn đã hiểu bài và có những suy nghĩ sáng tạo, độc đáo, bài làm của bạn sẽ được đánh giá cao. Một bài làm thông minh dù sao đi nữa cũng sẽ khiến thầy cô ghi nhớ hơn là bài làm đúng nhưng thiếu sáng tạo. Hãy tự tin vào mình, bạn nhé.
Đôi khi bạn gặp phải những sơ suất, đừng nhìn lại rồi dằn vặt mình. Cuộc sống quá ngắn ngủi để biến mình trở thành hoàn hảo. Bạn có thể thoải mái nghĩ về điểm số khi chuẩn bị cho một dự án, bài thi hay bài luận cụ thể, nhưng đừng quá đặt nặng điểm phẩy trung bình.
Ở trường đại học, bạn sẽ bắt gặp vài sinh viên lúc nào cũng canh cánh nỗi lo về điểm số, luôn muốn biết điểm số từng bài kiểm tra ảnh hưởng đến điểm trung bình của mình thế nào. Thậm chí có những sinh viên lập hẳn một bảng biểu để có thể tính ngay điểm 6 trong bài kiểm tra hóa hữu cơ sẽ kéo tụt điểm tổng kết của mình mất mấy phẩy. Một số người cho rằng những sinh viên này thực dụng. Chúng tôi lại cho rằng họ thật chẳng ra sao.
Có phải những sinh viên xuất sắc thường đạt điểm cao? Đúng, phần lớn là như vậy. Họ học tập thông minh và nắm vững kiến thức, vì vậy đạt điểm cao trong các bài thi không khó khăn gì. Nhưng điều quan trọng hơn là họ coi mỗi lớp học như một thử thách trí tuệ cần chinh phục. Đôi khi mọi thứ không diễn ra theo ý của họ, và điều này không thể tránh khỏi với bất cứ ai. Viết một bài luận hay rất dễ, nhưng cũng thật dễ để viết lạc đề. Hoặc bạn có thể dễ dàng giải được một bài toán khó nhưng lại sử dụng thuật toán sai. Tất nhiên bạn sẽ bị điểm kém. Nhưng bạn không nên xem đó là vấn đề quá nghiêm trọng. Miễn là bạn luôn cố gắng, thì ai quan tâm đến một ngày tồi tệ?
Chúng tôi từng gặp một sinh viên nhận học bổng thạc sỹ Toán học danh giá của Úc cực kỳ thú vị. Cô vui vẻ kể với chúng tôi rằng cô từng làm một bài thi toán cuối kỳ hết sức tồi tệ. Nhưng thảm họa đó không hề phá hỏng việc học hành của cô. Có thể cô đã có những sai sót ngớ ngẩn trong bài thi, nhưng cuối cùng, điều cô quan tâm là rốt cuộc mình có chinh phục được những kiến thức ấy hay không. Điều đầu tiên cô ấy làm sau khi hoàn thành bài thi kinh khủng đó là đến gặp giảng viên. Cô xem xét lại thật kỹ lưỡng bài thi cùng với giáo viên, nhận biết rõ ràng những lỗi sai ngớ ngẩn, rồi thảo luận với thầy giáo về các câu trả lời đúng cho đến khi cô cảm thấy hoàn toàn nắm vững vấn đề. Cô gái ấy đã thể hiện sự nhiệt tâm của mình đối với môn học, đến mức thầy giáo đã mời cô làm trợ giảng vào học kỳ sau ngay cả khi điểm của cô trong lớp không đạt mức xuất sắc. Điều quan trọng nhất ở đây là cô ấy không quan tâm đến việc bị điểm kém. Cô chỉ quan tâm xem mình đã hiểu rõ kiến thức hay chưa. Có thể cô không phải là sinh viên xuất sắc nhất về mặt điểm số, nhưng quá trình học tập của cô rất thú vị và đa dạng – đó là còn chưa kể đến một vài giải thưởng cấp trường và quốc gia mà cô nhận được.
Khi bạn bắt đầu bị ám ảnh bởi điểm phẩy, phần lớn những điều thú vị ở đại học sẽ biến mất. Thay vì mỗi bài kiểm tra là một cơ hội để bạn thử sức mình và đưa ra những quan điểm riêng thú vị, đột phá, nó lại trở thành một yếu tố phá hoại tiềm tàng cho bảng điểm cuối kỳ. Thay vì mỗi bài kiểm tra là một bài tập rèn luyện ngôn từ, chúng lại trở thành nỗi sợ hãi thường trực về chuyện điểm kém. Và vào cuối mỗi học kỳ, bạn sẽ luôn trong trạng thái lo sợ khi chờ công bố điểm tổng kết cuối kỳ. Nói ngắn gọn, bị ám ảnh bởi điểm phẩy khiến cuộc sống của bạn luôn căng thẳng và có thể khiến bạn mất phương hướng cho những mục tiêu cao hơn.
Nếu bạn muốn trở thành một sinh viên thành công, hãy quên đi điểm phẩy trung bình của mình. Hãy phớt lờ nó. Đừng nói về nó. Đừng cố gắng tính xem mình được mấy phẩy. Bạn cần biết điều gì là quan trọng với mình và việc học của mình. Sử dụng những quy tắc trong cuốn sách này để học tốt nhất. Thông thường, một khi bạn đã hiểu bài và có những suy nghĩ sáng tạo, độc đáo, bài làm của bạn sẽ được đánh giá cao. Một bài làm thông minh dù sao đi nữa cũng sẽ khiến thầy cô ghi nhớ hơn là bài làm đúng nhưng thiếu sáng tạo. Hãy tự tin vào mình, bạn nhé.
Đôi khi bạn gặp phải những sơ suất, đừng nhìn lại rồi dằn vặt mình. Cuộc sống quá ngắn ngủi để biến mình trở thành hoàn hảo. Bạn có thể thoải mái nghĩ về điểm số khi chuẩn bị cho một dự án, bài thi hay bài luận cụ thể, nhưng đừng quá đặt nặng điểm phẩy trung bình.