Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Người Giỏi Không Bởi Học Nhiều

13. Đừng quá quan tâm đến điểm số của bạn cùng lớp

Tác giả: Nhiều Tác Giả
Chọn tập

Ít nhất một lần trong đời, bạn đã ngầm so sánh điểm số của mình với người khác. Chẳng hạn, khi giáo viên trả bài kiểm tra, bạn nghĩ mình đã làm tốt và bạn tự tin mình sẽ được điểm cao, nhưng thực tế lại không phải vậy. Rồi bạn nhìn thấy bài kiểm tra của cô bạn ngồi kế bên. Cô ấy được điểm cao hơn bạn! Thật khó chịu khi thấy ai đó đạt điểm cao hơn trong môn tủ của bạn. Bạn không thể chịu được cảm giác người bạn cùng lớp thông minh hơn bạn, và đó là một cảm xúc tồi tệ. Nếu chuyện đó diễn ra nhiều lần, bạn sẽ không còn hứng thú với các môn đó nữa, bạn chẳng mấy chú ý vào bài đọc, bạn ít đặt câu hỏi trong lớp và bạn sẽ khổ sở với các bài kiểm tra trong tương lai. Vấn đề ở đây là: tất cả những cảm giác tiêu cực xảy ra mà chẳng có lý do nào cả. Tại sao? Bởi chênh lệch điểm số trong một vài bài kiểm tra không chứng tỏ ai kém cỏi hoặc thông minh hơn ai.

Thay vì buồn rầu hay tức tối, chúng tôi khuyên bạn nên suy nghĩ tích cực hơn. Chẳng hạn, hãy suy nghĩ xem tại sao người bạn đó lại được điểm cao hơn bạn. Có thể cô ấy đã tập trung học một chủ đề hoặc đọc cuốn sách nào đó vô tình liên quan đến nhiều câu hỏi trong bài kiểm tra. Có thể trước khi thi, cô ấy biết cách phân bố thời gian để ôn tập và chuẩn bị tốt. Có thể cô ấy đã bị điểm kém trong bài kiểm tra trước, và lần này cô ấy quyết tâm làm bài tốt bằng mọi giá. Có thể cô ấy biết cách nghỉ ngơi để dưỡng sức trước khi thi. Bạn thấy đấy, có rất nhiều yếu tố hợp lý có thể giải thích kết quả thi tốt hay không tốt trong một ngày nhất định, và chúng hầu như không liên quan gì đến trí tuệ.

Chênh lệch điểm số trong một vài bài kiểm tra không chứng tỏ ai kém cỏi hoặc thông minh hơn ai. Hãy suy xét xem tại sao mình lại bị điểm thấp và tìm cách sửa đổi, hơn là tức tối với bạn trong lớp được điểm cao hơn bạn.

Ít nhất một lần trong đời, bạn đã ngầm so sánh điểm số của mình với người khác. Chẳng hạn, khi giáo viên trả bài kiểm tra, bạn nghĩ mình đã làm tốt và bạn tự tin mình sẽ được điểm cao, nhưng thực tế lại không phải vậy. Rồi bạn nhìn thấy bài kiểm tra của cô bạn ngồi kế bên. Cô ấy được điểm cao hơn bạn! Thật khó chịu khi thấy ai đó đạt điểm cao hơn trong môn tủ của bạn. Bạn không thể chịu được cảm giác người bạn cùng lớp thông minh hơn bạn, và đó là một cảm xúc tồi tệ. Nếu chuyện đó diễn ra nhiều lần, bạn sẽ không còn hứng thú với các môn đó nữa, bạn chẳng mấy chú ý vào bài đọc, bạn ít đặt câu hỏi trong lớp và bạn sẽ khổ sở với các bài kiểm tra trong tương lai. Vấn đề ở đây là: tất cả những cảm giác tiêu cực xảy ra mà chẳng có lý do nào cả. Tại sao? Bởi chênh lệch điểm số trong một vài bài kiểm tra không chứng tỏ ai kém cỏi hoặc thông minh hơn ai.

Thay vì buồn rầu hay tức tối, chúng tôi khuyên bạn nên suy nghĩ tích cực hơn. Chẳng hạn, hãy suy nghĩ xem tại sao người bạn đó lại được điểm cao hơn bạn. Có thể cô ấy đã tập trung học một chủ đề hoặc đọc cuốn sách nào đó vô tình liên quan đến nhiều câu hỏi trong bài kiểm tra. Có thể trước khi thi, cô ấy biết cách phân bố thời gian để ôn tập và chuẩn bị tốt. Có thể cô ấy đã bị điểm kém trong bài kiểm tra trước, và lần này cô ấy quyết tâm làm bài tốt bằng mọi giá. Có thể cô ấy biết cách nghỉ ngơi để dưỡng sức trước khi thi. Bạn thấy đấy, có rất nhiều yếu tố hợp lý có thể giải thích kết quả thi tốt hay không tốt trong một ngày nhất định, và chúng hầu như không liên quan gì đến trí tuệ.

Chênh lệch điểm số trong một vài bài kiểm tra không chứng tỏ ai kém cỏi hoặc thông minh hơn ai. Hãy suy xét xem tại sao mình lại bị điểm thấp và tìm cách sửa đổi, hơn là tức tối với bạn trong lớp được điểm cao hơn bạn.

Chọn tập
Bình luận
× sticky