Ở Việt Nam, phong trào du học sang những nước có nền kinh tế và giáo dục phát triển rất nở rộ. Nhiều sinh viên xin được những học bổng có giá trị ngay từ khi tốt nghiệp trung học phổ thông hay năm đầu đại học. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có điều kiện như vậy, hãy cố gắng xin học bổng một kỳ ở nước ngoài trong quá trình học đại học.
Có rất nhiều lợi ích từ việc ra nước ngoài. Đầu tiên, có thể sẽ không bao giờ trong cuộc đời, bạn lại được học tập ở nước ngoài thoải mái đến như vậy. Ngôi trường mà bạn xin được học bổng sẽ chu cấp tiền học cho bạn, và bạn học với tâm thế trao đổi, giao lưu văn hóa hết sức thoải mái. Sau này, nếu có điều kiện, bạn sẽ theo học tiếp cao học hoặc nghiên cứu sinh tiến sĩ ở nước ngoài, nhưng việc học sẽ vô cùng vất vả, và bạn còn phải nghĩ đến những chuyện tương lai đang cận kề như công việc, cuộc sống, nên sự vô tư không còn được như lúc học đại học nữa.
Khi ở nước ngoài, bạn sẽ có được trải nghiệm thay đổi cuộc sống và thực sự hiểu một nền văn hóa khác. Tầm nhìn toàn cầu này sẽ thấm nhuần mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn, từ cách bạn đọc một tờ báo cho đến cách bạn định hình tương lai hay cách nhìn của bạn đối với nền chính trị. Bạn cũng sẽ dễ dàng học ngôn ngữ thứ hai, một yếu tố đẹp đẽ cho hồ sơ và cũng là kỹ năng tuyệt vời bạn có thể sử dụng sau này. Và quan trọng nhất, ra nước ngoài là một việc vui vẻ, thú vị, có thể biến bạn trở thành người thú vị và hiểu biết hơn. Tại sao không nắm lấy cơ hội này?
Tuy nhiên, chúng tôi xin nhắc bạn điều này: bạn cần phải chọn cho mình chương trình phù hợp. Hầu hết các trường có hai loại chương trình du học nước ngoài: chương trình giao lưu văn hóa và chương trình đào tạo hợp tác quốc tế. Với chương trình giao lưu văn hóa, bạn sẽ không thu thập được nhiều kiến thức học tập. Ngược lại, chương trình đào tạo hợp tác quốc tế được tổ chức một cách cẩn thận nhằm khuyến khích sinh viên thực sự kết bạn với người nước ngoài, có những khoảng thời gian riêng, tăng cường khả năng ngôn ngữ, tiếp tục chương trình học tập trọng yếu, và tạo ra trải nghiệm thực sự. Vì vậy khi bạn quyết định nộp đơn cho chương trình nào, hãy nói chuyện với các sinh viên đã từng tham gia những chương trình đó. Đây là cách tốt nhất để xác định tính chất thực sự của một chương trình cụ thể.
Bạn cũng nên biết rằng việc nộp đơn cho các chương trình du học thường rơi vào năm thứ hai. Những chương trình này thường yêu cầu bạn đạt điểm tổng kết khá giỏi trở lên và đạt mức điểm IELTS hoặc TOEFL nhất định. Vì vậy, bạn nên nghiên cứu cơ hội này thật sớm để chuẩn bị tốt nhất.
Học ở nước ngoài là trải nghiệm chỉ có một lần trong đời. Đừng để cơ hội đó tuột mất.
Ở Việt Nam, phong trào du học sang những nước có nền kinh tế và giáo dục phát triển rất nở rộ. Nhiều sinh viên xin được những học bổng có giá trị ngay từ khi tốt nghiệp trung học phổ thông hay năm đầu đại học. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có điều kiện như vậy, hãy cố gắng xin học bổng một kỳ ở nước ngoài trong quá trình học đại học.
Có rất nhiều lợi ích từ việc ra nước ngoài. Đầu tiên, có thể sẽ không bao giờ trong cuộc đời, bạn lại được học tập ở nước ngoài thoải mái đến như vậy. Ngôi trường mà bạn xin được học bổng sẽ chu cấp tiền học cho bạn, và bạn học với tâm thế trao đổi, giao lưu văn hóa hết sức thoải mái. Sau này, nếu có điều kiện, bạn sẽ theo học tiếp cao học hoặc nghiên cứu sinh tiến sĩ ở nước ngoài, nhưng việc học sẽ vô cùng vất vả, và bạn còn phải nghĩ đến những chuyện tương lai đang cận kề như công việc, cuộc sống, nên sự vô tư không còn được như lúc học đại học nữa.
Khi ở nước ngoài, bạn sẽ có được trải nghiệm thay đổi cuộc sống và thực sự hiểu một nền văn hóa khác. Tầm nhìn toàn cầu này sẽ thấm nhuần mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn, từ cách bạn đọc một tờ báo cho đến cách bạn định hình tương lai hay cách nhìn của bạn đối với nền chính trị. Bạn cũng sẽ dễ dàng học ngôn ngữ thứ hai, một yếu tố đẹp đẽ cho hồ sơ và cũng là kỹ năng tuyệt vời bạn có thể sử dụng sau này. Và quan trọng nhất, ra nước ngoài là một việc vui vẻ, thú vị, có thể biến bạn trở thành người thú vị và hiểu biết hơn. Tại sao không nắm lấy cơ hội này?
Tuy nhiên, chúng tôi xin nhắc bạn điều này: bạn cần phải chọn cho mình chương trình phù hợp. Hầu hết các trường có hai loại chương trình du học nước ngoài: chương trình giao lưu văn hóa và chương trình đào tạo hợp tác quốc tế. Với chương trình giao lưu văn hóa, bạn sẽ không thu thập được nhiều kiến thức học tập. Ngược lại, chương trình đào tạo hợp tác quốc tế được tổ chức một cách cẩn thận nhằm khuyến khích sinh viên thực sự kết bạn với người nước ngoài, có những khoảng thời gian riêng, tăng cường khả năng ngôn ngữ, tiếp tục chương trình học tập trọng yếu, và tạo ra trải nghiệm thực sự. Vì vậy khi bạn quyết định nộp đơn cho chương trình nào, hãy nói chuyện với các sinh viên đã từng tham gia những chương trình đó. Đây là cách tốt nhất để xác định tính chất thực sự của một chương trình cụ thể.
Bạn cũng nên biết rằng việc nộp đơn cho các chương trình du học thường rơi vào năm thứ hai. Những chương trình này thường yêu cầu bạn đạt điểm tổng kết khá giỏi trở lên và đạt mức điểm IELTS hoặc TOEFL nhất định. Vì vậy, bạn nên nghiên cứu cơ hội này thật sớm để chuẩn bị tốt nhất.
Học ở nước ngoài là trải nghiệm chỉ có một lần trong đời. Đừng để cơ hội đó tuột mất.