Giờ đây, các trường đại học ở nước ta đều đào tạo theo mô hình tín chỉ. Bạn được quyền lựa chọn môn học cho mình. Chúng tôi có một quy tắc đơn giản để giúp bạn chọn môn học vào những ngày đầu học đại học: số môn học có tên “tổng quát/nhập môn/đại cương…” không nên quá bán. Học các môn nhập môn là cách tốt để trở nên quen thuộc với một chủ đề mới. Điều này đặc biệt đúng với những lĩnh vực như khoa học xã hội và nhân văn – những môn có nội dung khái quát về lĩnh vực mà bạn cần biết trước khi học những chủ đề sâu hơn. Tuy nhiên, vấn đề xảy ra đối với các môn đại cương này là chúng không có những nội dung cụ thể hay độ khó thực sự giống như những môn chuyên ngành khác.
Nếu bạn có ý định chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể nào đó, bạn cần phải bắt đầu học những môn chuyên ngành càng sớm càng tốt. Đây là cách duy nhất để có những hiểu biết cần thiết giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn về việc học của mình. Đồng thời, việc này cũng giảm áp lực cho bạn khi cố gắng đáp ứng những môn học điều kiện của chuyên ngành. Và nhìn chung, học môn khó trước sẽ giúp bạn nhanh chóng nâng cao những kỹ năng quan trọng ở bậc đại học – một lợi thế cực lớn cho bất kỳ sinh viên tham vọng nào.
Đừng lo lắng rằng những môn học chuyên sâu như vậy quá khó đối với bạn. Bí quyết là hãy tìm kiếm những lớp học hơi khó nhưng không bắt buộc bạn phải có quá nhiều kiến thức ban đầu. Hãy để ý kỹ những yêu cầu cụ thể của môn học. Nếu không có yêu cầu nào, hoặc chỉ là những yêu cầu “mang tính chất khuyến nghị”, thì bạn nên học luôn khóa học này trong năm đầu. Nếu vẫn cảm thấy hoang mang về độ khó của khóa học, hãy viết email cho giảng viên. Giải thích ngắn gọn về quá trình học tập của bạn, nói rằng bạn rất quan tâm đến lĩnh vực này, và bạn muốn biết ý kiến của họ về một khối lượng công việc phù hợp cho môn học.
Những môn học tổng quan có thể có ích nếu học chúng một cách điều độ, nhưng nếu tiếp thu quá nhiều, chúng có thể hạn chế sự phát triển của bạn, khiến bạn cảm thấy chán ngán và kém hứng thú với nhiều lĩnh vực thú vị khác. Hãy học những môn khó hơn! Hòa mình vào việc học nghiêm túc càng sớm, bạn sẽ mở mang kinh nghiệm và kiến thức càng nhiều. Giống như một sinh viên thành công đã đúc kết rằng: “Tại sao phải lãng phí thời gian và tiền bạc cho những môn học thứ yếu trong khi bạn hoàn toàn có khả năng bước lên những môn chuyên ngành.”
Hãy bắt đầu học các môn chuyên ngành càng sớm càng tốt. Đó là cách duy nhất để bạn đưa ra được lựa chọn đúng đắn về việc học của mình.
Giờ đây, các trường đại học ở nước ta đều đào tạo theo mô hình tín chỉ. Bạn được quyền lựa chọn môn học cho mình. Chúng tôi có một quy tắc đơn giản để giúp bạn chọn môn học vào những ngày đầu học đại học: số môn học có tên “tổng quát/nhập môn/đại cương…” không nên quá bán. Học các môn nhập môn là cách tốt để trở nên quen thuộc với một chủ đề mới. Điều này đặc biệt đúng với những lĩnh vực như khoa học xã hội và nhân văn – những môn có nội dung khái quát về lĩnh vực mà bạn cần biết trước khi học những chủ đề sâu hơn. Tuy nhiên, vấn đề xảy ra đối với các môn đại cương này là chúng không có những nội dung cụ thể hay độ khó thực sự giống như những môn chuyên ngành khác.
Nếu bạn có ý định chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể nào đó, bạn cần phải bắt đầu học những môn chuyên ngành càng sớm càng tốt. Đây là cách duy nhất để có những hiểu biết cần thiết giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn về việc học của mình. Đồng thời, việc này cũng giảm áp lực cho bạn khi cố gắng đáp ứng những môn học điều kiện của chuyên ngành. Và nhìn chung, học môn khó trước sẽ giúp bạn nhanh chóng nâng cao những kỹ năng quan trọng ở bậc đại học – một lợi thế cực lớn cho bất kỳ sinh viên tham vọng nào.
Đừng lo lắng rằng những môn học chuyên sâu như vậy quá khó đối với bạn. Bí quyết là hãy tìm kiếm những lớp học hơi khó nhưng không bắt buộc bạn phải có quá nhiều kiến thức ban đầu. Hãy để ý kỹ những yêu cầu cụ thể của môn học. Nếu không có yêu cầu nào, hoặc chỉ là những yêu cầu “mang tính chất khuyến nghị”, thì bạn nên học luôn khóa học này trong năm đầu. Nếu vẫn cảm thấy hoang mang về độ khó của khóa học, hãy viết email cho giảng viên. Giải thích ngắn gọn về quá trình học tập của bạn, nói rằng bạn rất quan tâm đến lĩnh vực này, và bạn muốn biết ý kiến của họ về một khối lượng công việc phù hợp cho môn học.
Những môn học tổng quan có thể có ích nếu học chúng một cách điều độ, nhưng nếu tiếp thu quá nhiều, chúng có thể hạn chế sự phát triển của bạn, khiến bạn cảm thấy chán ngán và kém hứng thú với nhiều lĩnh vực thú vị khác. Hãy học những môn khó hơn! Hòa mình vào việc học nghiêm túc càng sớm, bạn sẽ mở mang kinh nghiệm và kiến thức càng nhiều. Giống như một sinh viên thành công đã đúc kết rằng: “Tại sao phải lãng phí thời gian và tiền bạc cho những môn học thứ yếu trong khi bạn hoàn toàn có khả năng bước lên những môn chuyên ngành.”
Hãy bắt đầu học các môn chuyên ngành càng sớm càng tốt. Đó là cách duy nhất để bạn đưa ra được lựa chọn đúng đắn về việc học của mình.