Trừ phi bạn đang vào vai trong bộ phim hành động chiến đấu phức tạp, hãy nhớ rằng: Từ bỏ là chiến thuật, không phải là sự yếu đuối của bạn. Khi bạn đối mặt với một dự án hay một lời cam kết có nguy cơ nuốt trọn cả cuộc đời bạn, hãy bỏ cuộc. Đúng như vậy, hãy bỏ cuộc. Tất nhiên, điều này nghe hơi bất thường (hay dở hơi) đối với rất nhiều sinh viên tài giỏi, những người hoàn toàn tin tưởng vào sức mạnh của ý chí và quyết tâm. Nhưng cho dù sự siêng năng bền bỉ có là đức tính đáng ngưỡng mộ đi nữa, nó không phải là đức tính duy nhất bạn cần có ở trường đại học.
Trong môi trường đại học sôi nổi, nếu chỉ cật lực giải quyết mọi vấn đề cho đến khi chúng được tháo gỡ thì thật không đủ thời gian. Bạn cần phải khôn ngoan trong việc chia sẻ thời gian quý báu của mình. Khi đối mặt với một vấn đề khó hoặc một cam kết phức tạp, hãy cố gắng xoay xở một cách hợp lý – luôn nhớ rằng những công việc hệ trọng thường đòi hỏi bạn bỏ ra nhiều thời gian. Tuy nhiên, nếu một vấn đề có vẻ không giải quyết được dù bạn cố gắng đến đâu, hay một cam kết bắt đầu ngốn của bạn quá nhiều thời gian dù bạn tìm đủ mọi cách sắp xếp cho hợp lý, hãy từ bỏ.
Điều này không có nghĩa là bạn nên bỏ cuộc sớm mà không suy tính kỹ càng. Thay vì thế, hãy hẹn gặp giảng viên hay một người bạn học để họ có thể giúp bạn giải quyết vấn đề. Hoặc, dần dần qua một khoảng thời gian hợp lý, hãy giảm sự liên quan của bạn đối với cam kết phức tạp kia và giải phóng lịch làm việc của bạn một cách đúng đắn.
Hãy thử xem một số kịch bản ví dụ để làm rõ khi nào bạn nên và không nên từ bỏ.
Giả sử, bạn đang làm một loạt bài toán môn Kinh tế học, và bạn đã mất rất nhiều thời gian cũng như công sức thử rất nhiều cách làm, nhưng rốt cuộc vẫn không tìm ra được câu trả lời. Việc bạn cần làm là thu xếp thời gian để gặp giảng viên nhờ hỗ trợ. Sau đó hãy chuyển qua làm việc khác. Làm như vậy, bạn sẽ tiết kiệm được vô khối thời gian để làm những việc khác.
Hoặc giả sử bạn mới có cam kết với một câu lạc bộ đòi hỏi bạn phải bỏ ra vài giờ mỗi tối thứ Ba để tổ chức cuộc họp mặt toàn trường. Điều này khiến bạn thấy khó chịu bởi nó thật sự làm giảm khối lượng công việc bạn có thể hoàn thành vào các ngày thứ Ba. Đây không phải là một lý do đúng đắn để từ bỏ. Bạn có thể bù đắp những khoảng thời gian bị mất vào thứ Ba bằng cách điều chỉnh lịch làm việc của Chủ nhật và thứ Hai sao cho phù hợp. Cam kết mới mẻ này đôi khi khiến bạn khá vất vả, nhưng không phí phạm chút nào.
Cuối cùng, hãy tưởng tượng rằng câu lạc bộ giả định ở trên đã mở rộng quy mô đáng kể, và bạn thấy mình ngày nào cũng chìm trong đống việc tiêu tốn hàng giờ liền cần hoàn thành. Dù có điều chỉnh lịch làm việc của mình kỹ lưỡng thế nào đi chăng nữa, bạn cũng đang bỏ bê những việc khác trong cuộc sống. Trong trường hợp này, bạn không thể kiểm soát được thời gian. Sức nặng của những công việc này trở nên quá tải khiến bạn không thể cân bằng hợp lý với các cam kết khác. Bạn cần phải từ bỏ. Ủy thác cho những người khác phần lớn khối lượng công việc, hoặc từ bỏ vị trí quyền lực của mình.
Ở những ví dụ trên, yếu tố quan trọng nhất để quyết định xem nên từ bỏ hay không là “năng suất”. Hoàn toàn chấp nhận được khi bỏ ra nhiều giờ làm việc miễn là những giờ đó tạo ra năng suất. Trong ví dụ đầu tiên, bỏ rất nhiều thời gian để giải những bài tập mà bạn không bao giờ hiểu rõ nếu không có sự trợ giúp là một việc làm không năng suất. Vì vậy, từ bỏ là khôn ngoan trong trường hợp này.
Trong ví dụ thứ hai, khoảng thời gian bạn dành ra vào tối thứ Ba hàng tuần có tạo ra năng suất. Bạn có những công việc quan trọng cần hoàn thành, và có chuẩn bị trước để bù đắp khoảng thời gian bạn bỏ ra. Nếu trong trường hợp này, bạn từ bỏ nghĩa là bạn đang lãng phí một cơ hội mà kết quả của nó rõ ràng hiệu quả hơn so với việc sắp xếp lại lịch làm việc chỉ vài giờ một tuần.
Ví dụ thứ ba thì hơi rắc rối một chút. Có thể từng việc nhỏ bạn làm là hữu ích, nhưng tổng thể khối lượng công việc khiến cho việc làm của bạn không năng suất. Nếu một cam kết không có khung thời gian cố định, và có vẻ như nó buộc bạn phải gạt tất cả những thứ khác qua một bên và làm việc nhiều ngày liền mà vẫn không xong, thì cam kết đó là không năng suất. Kết quả của nó không đáng kể so với khoảng thời gian khổng lồ mất đi. Bạn cần phải từ bỏ, nếu không sẽ hoàn toàn mất kiểm soát lịch làm việc.
Một công việc năng suất là bất kỳ công việc nào có khả năng hoàn thành một cách hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu bạn không nhìn thấy điểm kết thúc của công việc, hoặc tốn quá nhiều thời gian mà chỉ hoàn thành được một khối lượng cực kỳ ít ỏi, bạn nên bỏ cuộc. Học cách bỏ cuộc là học cách loại bỏ những cam kết không đem lại năng suất, từ đó bạn có thể tối đa hóa công việc của mình. Đây là một tính cách bạn cần phát triển.
Từ bỏ việc gì đó khi được tính toán kỹ càng không chứng tỏ rằng bạn yếu đuối.
Đơn giản là bạn có cách quản lý thời gian một cách thông minh mà thôi.
Trừ phi bạn đang vào vai trong bộ phim hành động chiến đấu phức tạp, hãy nhớ rằng: Từ bỏ là chiến thuật, không phải là sự yếu đuối của bạn. Khi bạn đối mặt với một dự án hay một lời cam kết có nguy cơ nuốt trọn cả cuộc đời bạn, hãy bỏ cuộc. Đúng như vậy, hãy bỏ cuộc. Tất nhiên, điều này nghe hơi bất thường (hay dở hơi) đối với rất nhiều sinh viên tài giỏi, những người hoàn toàn tin tưởng vào sức mạnh của ý chí và quyết tâm. Nhưng cho dù sự siêng năng bền bỉ có là đức tính đáng ngưỡng mộ đi nữa, nó không phải là đức tính duy nhất bạn cần có ở trường đại học.
Trong môi trường đại học sôi nổi, nếu chỉ cật lực giải quyết mọi vấn đề cho đến khi chúng được tháo gỡ thì thật không đủ thời gian. Bạn cần phải khôn ngoan trong việc chia sẻ thời gian quý báu của mình. Khi đối mặt với một vấn đề khó hoặc một cam kết phức tạp, hãy cố gắng xoay xở một cách hợp lý – luôn nhớ rằng những công việc hệ trọng thường đòi hỏi bạn bỏ ra nhiều thời gian. Tuy nhiên, nếu một vấn đề có vẻ không giải quyết được dù bạn cố gắng đến đâu, hay một cam kết bắt đầu ngốn của bạn quá nhiều thời gian dù bạn tìm đủ mọi cách sắp xếp cho hợp lý, hãy từ bỏ.
Điều này không có nghĩa là bạn nên bỏ cuộc sớm mà không suy tính kỹ càng. Thay vì thế, hãy hẹn gặp giảng viên hay một người bạn học để họ có thể giúp bạn giải quyết vấn đề. Hoặc, dần dần qua một khoảng thời gian hợp lý, hãy giảm sự liên quan của bạn đối với cam kết phức tạp kia và giải phóng lịch làm việc của bạn một cách đúng đắn.
Hãy thử xem một số kịch bản ví dụ để làm rõ khi nào bạn nên và không nên từ bỏ.
Giả sử, bạn đang làm một loạt bài toán môn Kinh tế học, và bạn đã mất rất nhiều thời gian cũng như công sức thử rất nhiều cách làm, nhưng rốt cuộc vẫn không tìm ra được câu trả lời. Việc bạn cần làm là thu xếp thời gian để gặp giảng viên nhờ hỗ trợ. Sau đó hãy chuyển qua làm việc khác. Làm như vậy, bạn sẽ tiết kiệm được vô khối thời gian để làm những việc khác.
Hoặc giả sử bạn mới có cam kết với một câu lạc bộ đòi hỏi bạn phải bỏ ra vài giờ mỗi tối thứ Ba để tổ chức cuộc họp mặt toàn trường. Điều này khiến bạn thấy khó chịu bởi nó thật sự làm giảm khối lượng công việc bạn có thể hoàn thành vào các ngày thứ Ba. Đây không phải là một lý do đúng đắn để từ bỏ. Bạn có thể bù đắp những khoảng thời gian bị mất vào thứ Ba bằng cách điều chỉnh lịch làm việc của Chủ nhật và thứ Hai sao cho phù hợp. Cam kết mới mẻ này đôi khi khiến bạn khá vất vả, nhưng không phí phạm chút nào.
Cuối cùng, hãy tưởng tượng rằng câu lạc bộ giả định ở trên đã mở rộng quy mô đáng kể, và bạn thấy mình ngày nào cũng chìm trong đống việc tiêu tốn hàng giờ liền cần hoàn thành. Dù có điều chỉnh lịch làm việc của mình kỹ lưỡng thế nào đi chăng nữa, bạn cũng đang bỏ bê những việc khác trong cuộc sống. Trong trường hợp này, bạn không thể kiểm soát được thời gian. Sức nặng của những công việc này trở nên quá tải khiến bạn không thể cân bằng hợp lý với các cam kết khác. Bạn cần phải từ bỏ. Ủy thác cho những người khác phần lớn khối lượng công việc, hoặc từ bỏ vị trí quyền lực của mình.
Ở những ví dụ trên, yếu tố quan trọng nhất để quyết định xem nên từ bỏ hay không là “năng suất”. Hoàn toàn chấp nhận được khi bỏ ra nhiều giờ làm việc miễn là những giờ đó tạo ra năng suất. Trong ví dụ đầu tiên, bỏ rất nhiều thời gian để giải những bài tập mà bạn không bao giờ hiểu rõ nếu không có sự trợ giúp là một việc làm không năng suất. Vì vậy, từ bỏ là khôn ngoan trong trường hợp này.
Trong ví dụ thứ hai, khoảng thời gian bạn dành ra vào tối thứ Ba hàng tuần có tạo ra năng suất. Bạn có những công việc quan trọng cần hoàn thành, và có chuẩn bị trước để bù đắp khoảng thời gian bạn bỏ ra. Nếu trong trường hợp này, bạn từ bỏ nghĩa là bạn đang lãng phí một cơ hội mà kết quả của nó rõ ràng hiệu quả hơn so với việc sắp xếp lại lịch làm việc chỉ vài giờ một tuần.
Ví dụ thứ ba thì hơi rắc rối một chút. Có thể từng việc nhỏ bạn làm là hữu ích, nhưng tổng thể khối lượng công việc khiến cho việc làm của bạn không năng suất. Nếu một cam kết không có khung thời gian cố định, và có vẻ như nó buộc bạn phải gạt tất cả những thứ khác qua một bên và làm việc nhiều ngày liền mà vẫn không xong, thì cam kết đó là không năng suất. Kết quả của nó không đáng kể so với khoảng thời gian khổng lồ mất đi. Bạn cần phải từ bỏ, nếu không sẽ hoàn toàn mất kiểm soát lịch làm việc.
Một công việc năng suất là bất kỳ công việc nào có khả năng hoàn thành một cách hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu bạn không nhìn thấy điểm kết thúc của công việc, hoặc tốn quá nhiều thời gian mà chỉ hoàn thành được một khối lượng cực kỳ ít ỏi, bạn nên bỏ cuộc. Học cách bỏ cuộc là học cách loại bỏ những cam kết không đem lại năng suất, từ đó bạn có thể tối đa hóa công việc của mình. Đây là một tính cách bạn cần phát triển.
Từ bỏ việc gì đó khi được tính toán kỹ càng không chứng tỏ rằng bạn yếu đuối.
Đơn giản là bạn có cách quản lý thời gian một cách thông minh mà thôi.