Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Những Điều Trường Harvard Thật Sự Dạy Bạn

Chương 2. KHỞI ĐẦU

Tác giả: Philip Delves Broughton

Tốt hơn hết là dám làm những điều lớn lao, để giành được chiến thắng vinh quang, thậm chí dù có phải trải qua thất bại, còn hơn là trở thành những kẻ yếu hèn không được hưởng niềm vui cũng chẳng phải chịu đau khổ bởi họ sống trong một thế giới tăm tối không biết đến chiến thắng cũng như thất bại.

― Theodore Roosevelt, trích trong website tuyển sinh của HBS

Khi còn nhỏ, tôi thường được nghe kể chuyện về cụ tôi. Cụ Daw Ma Ma là người Miến Điện, sống ở Rangoon và kết hôn với một công chức mang hai dòng máu Anh-Pháp. Chồng chết khi cụ 35 tuổi, để lại cho 9 đứa con nheo nhóc và một gia sản nghèo nàn. Chưa hề có kinh nghiệm kinh doanh, cụ nảy ra ý tưởng đưa phim Hollywood về với Miến Điện. Chỉ trong vài năm, cụ đã trở thành nhà phân phối phim lớn nhất nước và sở hữu rạp chiếu phim Palladium lớn nhất Rangoon. Một trong những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu của mẹ tôi là được xem bộ phim Ben-Hur trong rạp của gia đình. Thành công đã giúp Daw Ma Ma mua được nhiều nhà và đất ở vùng phụ cận sung túc của Rangoon, ven hồ Inya. Trong khu nhà gỗ trang nghiêm này, mẹ tôi đã lớn lên cùng 52 người anh em họ. Trong những tháng năm này, nhiều doanh nhân, chính khách và nhà ngoại giao đã thường xuyên lui tới đây để lấy lòng cụ tôi. Khi cụ qua đời, ngôi nhà tràn ngập hoa viếng của những tên tuổi lớn của Hollywood và một chiếc bánh trắng khổng lồ của hãng Rank Organisation.

Không bao lâu sau khi cụ qua đời, một hội đồng quân sự tiếp quản Miến Điện, nền kinh tế Miến Điện dần dần sa sút. Các doanh nghiệp bị giải thể hoặc quốc hữu hóa, khu nhà bên hồ Inya bị hư hỏng và đổ nát. Phần lớn thành viên gia tộc mẹ tôi rời bỏ Miến Điện, một số sang Mỹ, số khác tới Australia và các nước vùng Scandinavi. Mẹ tôi đã gặp cha, một người Anh, tại Bangladesh. Khi đó, gia đình mẹ tôi đang cố gắng xin hộ chiếu để di cư tới Mỹ, còn cha là một nhà truyền giáo của Giáo hội Anh, phụ trách nhà thờ Anh giáo ở Dacca. Họ yêu nhau, kết hôn, sinh ra tôi và quay về Anh sinh sống. Các chi khác thuộc gia tộc mẹ tôi vẫn còn, một số chi rất phát đạt, nhưng không ai quên những gì Daw Ma Ma đã làm cho chúng tôi ở Miến Điện. Thành công của cụ với tư cách là một nữ doanh nhân đã đem lại cho gia đình tôi một thời kỳ huy hoàng, và tôi luôn được nhắc nhở về điều ấy.

***

Người ta đăng ký học kinh doanh vì đủ loại lý do, nhưng thường có thể chia thành hai loại chính: những người biết chính xác lý do họ đi học và những người chỉ biết phần nào. Loại thứ nhất là những người xuất thân từ các công ty có truyền thống gửi nhân viên đi học kinh doanh như các ngân hàng, công ty tư vấn và các tập đoàn lớn ở phố Wall, nơi đòi hỏi một tấm bằng MBA nếu muốn vươn tới vị trí quản lý cao hơn, hay những người muốn thay đổi nghề nghiệp. Họ muốn từ bỏ vị trí nhân viên trong một guồng máy để trở thành nhà tư vấn đầu tư hoặc chuyên gia tài chính. Họ biết mình cần học gì. Loại thứ hai là những người muốn thay đổi nhưng lại không biết thay đổi như thế nào. Họ hy vọng trường kinh doanh sẽ cho họ câu trả lời hoặc ít nhất là một vài lựa chọn mới. Họ cũng cảm thấy hai năm tại trường kinh doanh còn đáng giá hơn là suốt ngày ngồi không ở văn phòng, hy vọng hão huyền bằng cách nào đó dòng sông băng trong nghề nghiệp của họ sẽ nứt vỡ và đưa họ đến một chuyến phiêu lưu mới đầy hấp dẫn. Tôi thuộc nhóm thứ hai. Tôi muốn kiểm soát thời gian, tài chính và cuộc đời mình; tôi nghĩ rằng kiến thức kinh doanh tổng hợp sẽ có ích cho tôi hơn.

Tôi đã đi đường vòng tới HBS. Năm tôi lên hai, sau khi quay về Anh, cha tôi tiếp quản một xứ đạo ở Northampton, một thành phố vô thần, nổi tiếng với ngành sản xuất giày. Suốt tuổi thơ tôi, những cuộc trò chuyện ở nhà thường xoay quanh việc phân công cắm hoa cho nhà thờ và các cuộc họp hội đồng nhà thờ giáo xứ. Có thời gian, để thêm vào khoản tiền lương còm cõi của cha tôi, cha mẹ tôi đã mua lại những căn nhà rẻ tiền và cho đủ loại người tạp nham thuê. Chúng tôi cũng cho người thuê cả trong nhà xứ.

Tuy vậy, trong thời gian này, một câu chuyện kinh doanh đặc biệt đã thu hút sự chú ý của tôi. Đó là câu chuyện của tỷ phú người Anh, James Goldsmith . Ông đã gây dựng tài sản bằng nhiều cách trong nhiều năm. Thời niên thiếu, ông đã chơi cờ bạc và nợ nần chồng chất, cha ông phải trả nợ thay ông. Tuổi 20, ông bỏ trốn cùng cô con gái 18 tuổi của một trùm tư bản ngành thiếc Bolivia. Báo chí háo hức đưa tin cuộc phiêu lưu của họ. Vợ Goldsmith qua đời trong khi sinh đứa con đầu lòng, từ đó ông chỉ còn chú tâm vào công việc. Ông là người cơ hội chủ nghĩa, chuyên mua bán các công ty dược phẩm và thực phẩm, thường xuyên có nguy cơ phá sản. Hoạt động tài chính của ông thường là đối tượng đưa tin của các phương tiện truyền thông đại chúng. Những năm 1980, thời của ông đã đến. Sử dụng những trái phiếu không mấy giá trị, ông đã vay tiền, mua rồi bán lại tài sản của các công ty làm ăn thua lỗ để tạo nên gia tài khổng lồ. Ngay trước khi thị trường sụp đổ vào tháng 10 năm 1987, Goldsmith đã bán tất cả những gì mình có, lui về nghỉ ngơi tại lâu đài trên bờ biển Thái Bình Dương của Mexico. Ông xuất hiện trên bìa tạp chí Time với dòng tít “Con bạc may mắn”. Cuộc đời Goldsmith là một cuộc mạo hiểm lớn, đầy rủi ro, liều lĩnh và những cuộc đấu trí. Chẳng có gì giống việc kinh doanh mà tôi từng biết. Nó khiến tôi phải suy nghĩ.

Mùa hè, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi chỉ quanh quẩn suốt ngày bên nhà cha mẹ, đọc các cuốn sách hướng dẫn du lịch và mơ về cuộc sống của một nhà thơ trên một hòn đảo Hy Lạp: giường ngủ bằng đá, ăn sáng bằng mật ong và sữa chua, vài cuốn sách cũ trên một giá sách khoét sâu vào tường, buổi tối trong các quán rượu ngoài cảng. Chỉ khi nhận ra cái nhìn trách móc của cha, tôi mới kiếm việc trong một công ty tiếp thị qua điện thoại ở London, do người bạn William thu xếp. Trong một căn phòng trên phố Lots, công việc của chúng tôi là bán quảng cáo cho một ấn phẩm mới mang tên The Truck Driver’s Hand Book (Sổ tay của người lái xe tải). Chúng tôi chỉ được trả 20% hoa hồng cho một quảng cáo. William thể hiện khả năng bẩm sinh trong việc này và cũng vì chịu áp lực tài chính do thói quen sử dụng thuốc phiện ngày càng tăng. Anh cười nhạo khi thấy tôi nhìn chằm chằm vào cái điện thoại.

“Cố lên, anh bạn. Dễ lắm. Hãy xem đây!” Anh quay số của một nhà cung cấp phụ tùng động cơ ở Watford, nịnh nọt cô thư ký, trò chuyện với ông chủ và kết thúc cuộc gọi là chắc chắn bán được quảng cáo. “Nào, cậu thử lại xem”.

Tôi chậm chạp quay số, khổ sở ấn mạnh vào máy điện thoại như thể nó bị hỏng. Đầu dây bên kia, cô thư ký yêu cầu tôi nhắc lại những lời vừa nói. “Cái gì của người lái xe tải? Không, ông ấy không có đây. Không, lát nữa cũng không. Không. Đến tận tuần sau hoặc tuần sau nữa. Không. Chúng tôi không quảng cáo.” Cạch. Đến ngày thứ 10 thì tôi cũng bán được quảng cáo. Trên lý thuyết, tôi đã kiếm được 600 bảng. Nhưng tôi đã kỷ niệm thành công này bằng cách nghỉ việc hai ngày sau đó. Ông chủ hãng, một gã nát rượu khó tính, đã giữ lại tiền hoa hồng và sa thải tôi. Rõ ràng là tôi không phù hợp với ngành kinh doanh.

Tôi chuyển sang làm báo. Tôi viết thư cho ban biên tập tờ Daily Telegraph và được giao nhiệm vụ đảm nhiệm mục lượm lặt. Hóa ra tôi lại giỏi trong việc đi dự tiệc và đem về những mẩu tin ngắn về việc con chó của Thủ tướng tè vào khóm hồng của bà công tước ra sao, hay một nhà văn tìm được cảm hứng cho cuốn sách mới nhất trong khi đi trên thuyền buồm với Tổng Giám mục xứ York như thế nào. Tôi làm báo 10 năm, 10 năm làm việc cầm chừng, trong đó có 6 năm làm phóng viên nước ngoài.

Địa điểm công tác nước ngoài đầu tiên của tôi là New York. Tôi 25 tuổi và mang theo tất cả tài sản trong một chiếc va-li. Trong hai năm, tôi đi khắp Mỹ và các nước châu Mỹ Latinh tới Terre Haute, bang Indiana khi Timothy McVeigh kẻ thú nhận đã đánh bom Oklahoma bị hành hình; tới Florida khi diễn ra việc kiểm phiếu lại trong cuộc bầu cử tổng thống; tới Bắc cực phỏng vấn Inuit; và tới Tijuana (Mexico) để phỏng vấn những cảnh sát và nhà báo đã dũng cảm đương đầu với các băng đảng buôn bán ma túy địa phương. Đó là cuộc sống sôi động và liều lĩnh. Đôi khi từ tờ mờ sáng, tôi bị phái tới hiện trường máy bay rơi, một vụ bắt giữ quan trọng, hay một sự kiện chính trị bất ngờ. Tôi ở Chile sáu tuần khi Tướng Pinochet bị bắt ở London, bay suốt đêm tới đảo Galapagos sau khi một tàu chở dầu bị đắm, phỏng vấn nữ Tổng thống đầu tiên của Panama về việc một chiếc trực thăng quân sự bị rơi trong rừng rậm Trung Mỹ, và một tuần kinh hoàng tại thành phố Port-au-Prince bị bạo lực tàn phá. Nhưng rồi ở London, số lượng độc giả của tờ báo tôi làm đang giảm dần và các chủ báo lại không chịu đầu tư. Cảm thấy chán nản khi phải chịu đựng những chuyến bay dài, những giờ chờ đợi tại phòng chờ sân bay nhớp nháp, hít thở mùi thức ăn nhanh độc hại, tôi bắt đầu tìm kiếm một lối thoát.

***

Một hôm, tôi được cử đi phỏng vấn Gustavo Cisnerous, một tỷ phú người Venezuela và là bạn của Conrad Black chủ bút tờ Daily Telegraph. Thời gian đầu ở New York, tôi từng phỏng vấn người dẫn chương trình truyền hình Barbara Walters hay Henry Kissinger trong văn phòng của ông ở đại lộ Park Evenue.

Văn phòng của Cisnerous nằm trong một tòa nhà hiện đại thuộc khu Upper East Side và được trang trí theo phong cách của một nhà tài phiệt Mỹ Latinh: ván lót tường bằng gỗ sậm màu, tranh sơn dầu vẽ các conquistador trên lưng ngựa, những chiếc ghế bành sâu và thoải mái, cà phê ngon. Cisnerous là một người nhỏ bé. Ông mặc com-lê màu xám nhạt, sơ-mi trắng, cà-vạt xanh có hoa văn. Ông ngồi lọt thỏm trong ghế, khoa chân múa tay để diễn tả việc mua lại ở đây, bán đi ở kia, doanh thu trong những thị trường mới ở chỗ khác. Tóc ông đen bóng và được chải ép ra sau đến mức có cảm tưởng như những nếp nhăn trên trán cũng được kéo giãn ra. Gia đình ông đã kiếm tiền bằng những ngành kinh doanh như đóng chai, vận chuyển hàng và nông nghiệp, nhưng ông đã mở rộng kinh doanh thành công sang ngành truyền thông và công nghệ. Tuy nhiên, tất cả những công việc khó nhọc đó xảy ra cách đây hàng nghìn dặm, trên những nẻo đường của châu Mỹ Latinh và những khu sản xuất ở Miami. Ở đây, Gustavo và tôi có thể ngồi nhấm nháp ly cà phê và đàm đạo về một bức tranh lớn tác động của toàn cầu hóa, tầm quan trọng của các thương hiệu địa phương. Khi cô thư ký tiễn tôi ra về, một cánh cửa gỗ cót két mở ra và tôi thoáng thấy một phòng họp nhỏ, trong đó có một nam một nữ đang ngồi sau laptop và tán gẫu, cả hai đều sáng sủa và chỉn chu. Họ nhìn tôi, mỉm cười và tiếp tục trò chuyện. Cô thư ký nói: “Ông Cisnerous chỉ thuê các MBA của Harvard làm việc trong văn phòng riêng của ông”.

Vài người bạn của tôi có bằng MBA, hầu hết đều học ở INSEAD, một trường ở ngoại ô Paris, và họ đều ca ngợi nơi đó. Một vài người từng đến HBS lại chê nó. Họ chế nhạo sự lên mặt của nó, sự nghiêm nghị quá mức của sinh viên, rất tương phản với tính vô lo kiểu Anh. Tuy nhiên, tất cả đều nói rằng bằng MBA dạy họ ngôn ngữ kinh doanh. Họ rất biết ơn vì điều đó. Vì thế, tháng 8 năm 2001, trong một căn phòng xám không cửa sổ ở một cao ốc văn phòng gần nhà ga trung tâm New York, tôi dự thi GMAT kỳ thi tiếng Anh và toán được tiêu chuẩn hóa để vào học cao học kinh doanh. Điểm số của tôi là 730/800. Mức điểm trung bình để vào Harvard là 700. Tôi có thể được nhận vào.

Ngày 11 năm 9 đã khiến tôi lạc lối. Báo chí dường như lại trở nên quan trọng. Trong vài tuần, tôi đã phải làm việc cật lực, tôi viết và quản lý một nhóm phóng viên và nhà nhiếp ảnh đến từ London, mọi người chen lấn nhau để đưa tin về sự kiện. Sau đó, một tối, tôi đến một quán ở tầng hầm để uống với những người Anh khác ở New York. Đèn Giáng sinh treo khắp phòng khiến những khuôn mặt đã nặng lên vì say trông càng đỏ hơn. “Sự kiện giật gân”, một người nói, nâng giơ cao chai bia. “Trong đời mình, tôi chưa bao giờ kiếm nhiều tiền như vậy từ một sự kiện”. Đó là một phản ứng dửng dưng không chút xúc động mà tôi thường nghe thấy bất cứ khi nào xảy ra một sự kiện lớn, một vụ bê bối chính trị, một vụ xét xử người nổi tiếng, thậm chí một vụ tấn công khủng bố giết hại hàng nghìn người. Tính thờ ơ đã từng thu hút tôi vào nghề báo nay lại khiến tôi ghê tởm. Vả lại, việc đứng dưới tòa tháp đôi ngay trước khi nó sụp đổ, nhìn thấy mọi người nhảy vào chỗ chết, đã buộc tôi nghĩ đến một câu hỏi cũng như nhiều người khác. Nếu mọi điều đối với bạn chấm dứt ngay lúc này, bạn có hạnh phúc với cuộc sống hiện tại không? Tôi chưa bao giờ cảm thấy áp lực của câu hỏi trên rõ rệt như bây giờ. Trong vài tuần liền, tôi luôn có cảm giác như thể tôi bị ấn vào một góc với con dao kề cổ, buộc phải có câu trả lời. Bạn đã sống theo cách bạn phải sống? Bạn đã làm tất cả mọi việc có thể? Bạn đã làm như thế chưa?

Tôi được đề bạt làm trưởng phòng đại diện tại Paris như một phần thưởng cho những cống hiến của tôi tại New York. Tôi đã gặp Margret 18 tháng trước đó và cưới ngay trước khi đến Paris. Hôn nhân và Paris khiến tôi sao nhãng ý muốn thay đổi nghề nghiệp. Có một cuộc bầu cử tổng thống om sòm cần được đưa tin, có cả một nước Pháp để khám phá, và một năm sau khi cưới, con trai đầu lòng của chúng tôi, Augustus, ra đời. Nhưng câu hỏi kia vẫn giày vò tôi.

Một nhà ngoại giao của Đại sứ quán Anh ở Paris đã nói với tôi, mỗi khi ngài đại sứ mời giới báo chí Anh tại Pháp ăn trưa, ông nhận thấy họ thật thô lỗ. Lần ăn trưa sau tại đại sứ quán, tôi nhìn quanh bàn để tìm những kẻ viết văn thuê ở lại Paris đã lâu sau khi hết hạn công tác. Sau mỗi tháng, dường như họ lại xuống thấp hơn trên bậc thang của những người viết báo tự do, quần áo cũ kỹ hơn, môi thâm hơn với những loại rượu vang đỏ rẻ tiền. Có người chỉ có mỗi một câu hỏi, nhưng anh ta dùng nó cho mọi chủ đề: “Thưa đại sứ, tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với châu Âu?” Ngài đại sứ kéo cổ tay áo xuống, lịch sự trả lời qua bàn ăn được bày biện công phu. Sau những buổi tối dài uống rượu vang đỏ và trò chuyện cùng bè bạn, tôi nằm trên giường, nhìn lên trần nhà, đầu óc rối bời với những mơ ước và lo sợ mơ hồ. Tôi sợ bị gọi về London. Vì vậy, tôi ghi chép lại cảm giác của mình. Tôi viết rằng tôi cảm thấy kiệt sức khi nghĩ về những điều như vậy, thường xuyên nghĩ đến sự thay đổi. Tôi đã 31 tuổi, có một công việc mơ ước và một gia đình hạnh phúc. Tôi bị giằng xé giữa sự buông xuôi cho số phận và sáng suốt, lo rằng nếu để sự thay đổi nghề nghiệp xảy đến, thay vì tự mình thay đổi, tôi sẽ hối tiếc vô cùng. Tôi viết về Daw Ma Ma, ký ức về những gì cụ gây dựng đã làm tăng cảm giác mất mát của gia đình tôi như thế nào, giờ đây sau 50 năm, lại gợi lên trong tôi sự tiếc nuối quá khứ. Kinh doanh là sự cứu rỗi của cụ, và tôi cảm thấy sau khi tránh nó quá lâu, kinh doanh cũng có thể là sự cứu rỗi của chính tôi.

***

Trang web của HBS đầy những “mồi nhử” hấp dẫn. Lời thách thức của Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt “Dám làm những điều lớn lao” nổi bật với những chữ màu đỏ cỡ lớn. Những cụm từ như niềm say mê và khả năng lãnh đạo xuất hiện liên tục. Những bức ảnh chụp sinh viên với vẻ rất hăng hái và những giảng viên đeo kính, ở tư thế đang giảng giải, thể hiện sự thông thái và đầy sinh lực. Ở đó, trên hai bờ sông Charles, mọi người thật táo bạo, sáng tạo và có mục đích. Tôi bị thu hút tới Harvard vì hai lý do. Thứ nhất, là vì cái tên. Harvard đã rất nổi tiếng ở Mỹ, nhưng ở nước ngoài, nó còn nổi tiếng hơn. Dù tốt xấu ra sao, nó vẫn là trường đại học danh tiếng nhất nước Mỹ. Lý do thứ hai là nền giáo dục đặc biệt của nó. Mặc dù hầu hết các trường kinh doanh đều dạy những thứ tương tự nhau, nhưng có phương pháp và trọng tâm khác nhau. Trong số những trường hàng đầu, Stanford được biết đến như một địa điểm của các doanh nghiệp thung lũng Silicon. Trường Kellogg, Đại học Northwestern, nổi tiếng vì ngành marketing. Trường Wharton, Đại học Pennsylvania, dành cho các chuyên gia tài chính phố Wall. Tương tự Wharton, trường Columbia nghiên cứu sâu những gì xảy ra ở New York. Trường Sloan, nằm trong Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), dành cho các kỹ sư và các nhà khoa học muốn đưa ý tưởng của mình vào kinh doanh. Còn Harvard thiên về quản lý chung. Nó chuẩn bị hành trang cho bạn quản lý và lãnh đạo mọi bộ phận trong một doanh nghiệp, không chuyên về một lĩnh vực nào.

Trong kỳ nghỉ Giáng sinh năm 2003, tôi viết bài luận xin học gửi bốn trường: Harvard, Kellogg, Stanford, và Haas ở Berkeley. Vì không chắc có trường nào chọn tôi hay không, tôi hy vọng ít nhất một trong số đó sẽ nhận tôi. Tôi viết liều một bài luận, trung thực tối đa. Tôi không dựa vào mẫu nào, cũng không được tư vấn. Trong bài luận, bạn phải làm rõ được ba vấn đề: Vì sao bạn muốn học trường kinh doanh? Vì sao bạn muốn học trường kinh doanh này? Bạn đã làm gì từ trước đến nay khiến bạn nghĩ chương trình dạy kinh doanh ở trường này sẽ hữu ích cho bạn? Ví dụ, về kinh nghiệm lãnh đạo, tôi trình bày việc điều hành văn phòng đại diện tòa báo vào thời điểm xảy ra sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001. Để minh họa một tình huống khó xử về mặt đạo đức, tôi mô tả khó khăn của mình khi phải giữ thái độ không thiên vị của một phóng viên khi viết về các nạn nhân và người ủng hộ Tướng Pinochet ở Chile.

Tôi viết, mục đích học trường kinh doanh là để một ngày nào đó có thể gây dựng và điều hành thành công một công ty truyền thông của mình, tạo ra và phân phối các loại tin tức và giải trí.

Những người chứng nhận cho tôi cảm thấy bối rối trước những mẫu khai mà họ phải điền vào. “Philip, anh phải giúp tôi”, người biên tập của tôi nài nỉ trong điện thoại từ nhà riêng của ông ở vùng nông thôn nước Anh trong đêm Giáng sinh, “Tôi nên đánh dấu năng lực lãnh đạo của anh vào chỗ nào trong năm bậc đánh giá đây?”

Bước tiếp theo là một cuộc phỏng vấn của cựu học sinh trường. Người phỏng vấn tôi là một người Pháp to lớn, từng là chủ một tờ tạp chí kinh doanh. Ông tập tễnh đi tới cửa phòng ở Place Vauban để chào đón tôi, chân ông bó bột. Lúc đó trời nhá nhem tối và đèn đường trên đại lộ Invalides phản chiếu lên trần nhà. Ông kéo một chiếc ghế bành dập nổi biểu tượng của Harvard và năm ông tốt nghiệp, mời tôi ngồi rồi quay về cái bàn khổng lồ của mình.

“Vì sao anh chọn Harvard?”, giọng ông trầm trầm.

“Bởi vì nó được coi là trường tốt nhất”

“Anh từng đọc văn học cổ điển ở Oxford. Anh thích tác giả nào?”

“Các nhà thơ Latinh thời kỳ hoàng kim như Virgin, Catullus hay Horace”.

“Anh thích tác phẩm nào của Virgil?”

“Điền viên.”

“Phần lớn mọi người thích Aeneid. Vài năm trước đây có một người nói rằng đã học ở trường Lycée Louis le Grand, Paris, cùng trường với tôi. Nhưng tôi phát hiện ra trong bản lý lịch anh ta viết liền hai từ le Grand. Chúng tôi phải học tiếng Latinh, vì thế tôi hỏi anh ta về tiếng Latinh và anh ta không thể trả lời được. Hóa ra anh ta nói dối. Vì vậy, tôi muốn kiểm tra kỹ.”

Ông hỏi lý do tôi muốn bỏ nghề nhà báo, sau đó chúng tôi có nửa giờ trò chuyện vui vẻ về việc dạy văn học cổ điển trong các trường của Anh và niềm yêu thích các tác phẩm Anh viết về nước Pháp. Ông ta chắc hẳn có thiện chí với tôi vì đến tháng 4, tôi nhận được email từ Harvard chấp nhận tôi vào học.

Đó là một ngày xuân ấm áp, tôi dắt chú chó Scarlett đi dạo ở đại lộ Invalides. Chúng tôi băng qua đám đông du khách đang tìm lối vào khu tưởng niệm Napoleon và những nhà hàng. Tôi tự hỏi vì sao tất cả những vẻ đẹp này, sự văn minh này vẫn là chưa đủ. Vì sao tôi cần một lần nữa tung mọi thứ cho gió cuốn đi và bắt đầu lại từ đầu?

***

Không lâu sau khi nhận được email, tôi nhận được cuốn sách Hướng dẫn sống tại HBS niên khóa 2006 do hội sinh viên biên soạn. Một hôm, nhân giờ nghỉ trưa, tôi tìm một chiếc ghế trong vườn Tuileries và đọc nó. “Hoan nghênh bạn đến HBS”, sách viết, “đến với một cộng đồng phong phú và đa dạng, có những người ấn tượng, dám thách thức bản thân và thách thức lẫn nhau… và đây chính là những năm đẹp nhất trong đời bạn”. Sau đó là một danh sách các nhà tài trợ cho cuốn sách, bao gồm năm hãng tư vấn quản lý, Gillette, Wachovia Securities, một ngân hàng có trụ sở ở Bắc Carolina. Trong chương “Mang theo những gì”, hai sinh viên đã viết: “Đừng mang theo đàn ghi-ta và piano. Nên mang theo ván trượt tuyết và gậy đánh golf… Đừng mang theo bất kỳ cuốn sách nào của các khóa văn học và lịch sử bạn đã học ở đại học… Đừng mang theo câu “Tôi không thể”. Hãy mang theo câu “Tôi sẽ cố gắng”. Đừng mang theo sự bi quan. Hãy mang theo niềm lạc quan của bạn. Chúng tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm này với bạn”.

Ở một trang khác có tiêu đề “Những gì được mong đợi và cách chuẩn bị”, tôi đọc thấy, “Lịch của bạn sẽ đầy những việc vui vẻ và ngạc nhiên, bạn không đủ thời gian để làm hết tất cả, mọi việc diễn ra như thể bạn rơi vào xứ sở thần tiên của các CEO tương lai… Bạn có thể không ưu tiên cho hoạt động xây dựng quan hệ nhưng cuối cùng bạn vẫn có một mạng lưới bạn bè tuyệt vời. Đây là sức mạnh thật sự đằng sau mạng lưới nổi tiếng của HBS tình bạn quốc tế, liên ngành còn mãi. Giám đốc liên kết của Dịch vụ Hỗ trợ MBA thêm vào một đoạn dài gồm có một bảng mô tả các dấu hiệu thể chất, tình cảm, nhận thức và cư xử khi bị stress, từ ra mồ hôi tay, buồn nôn đến khóc lóc và muốn ném đồ đạc hay đánh người.

Hầu như trang nào cũng có những bức ảnh đen trắng chụp các sinh viên quàng vai nhau, trên đỉnh núi, trong quán rượu, trong bộ lễ phục, khi đang ôm ván lướt sóng hay ngồi trong phòng ngủ tập thể. Chương “Cuộc sống về đêm ở Boston”, có ảnh chụp hai sinh viên đang uống chung một ly cốc-tai ngoại cỡ, viết : “Hai mươi năm sau, khi bạn hồi tưởng lại thời gian học ở HBS, bạn sẽ không nhớ đến các môn học như quản lý hoạt động và công nghệ hay tài chính, nhưng sẽ nhớ lúc vừa khiêu vũ, vừa uống rượu với các bạn trên cái bàn này ở Pravda, mỗi tay một chai Vodka!” Đọc đến đây, nguyên mẫu sinh viên của HBS hình thành trong đầu tôi là một kẻ lười học, mắt mở trừng trừng, luôn căng thẳng và uống nhiều rượu, tương lai sẽ làm tư vấn quản lý.

Điều này quả là kỳ quặc so với những gì tôi đọc được về Khả năng lãnh đạo và Sáng tạo các giá trị của Harvard. Tôi đã mất hai năm rưỡi trước đó để làm quen với cách nói khác thường của tờ Le Monde. Đột nhiên, đây lại là một ngôn ngữ khác, thậm chí còn lạ lùng hơn. Tôi đọc thấy, Khả năng lãnh đạo và Sáng tạo các giá trị sẽ “thử thách các sinh viên để biết được la bàn đạo đức của họ, áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức nghiêm ngặt trong kinh doanh và các quyết định lãnh đạo của họ để quá trình này trở thành bản năng”. Người ta đã trích dẫn lời của Lynn Paine, giáo sư sư phạm, khi nói trường cần “xây dựng cách tiếp cận toàn diện đối với “khả năng lãnh đạo và các giá trị” sao cho nó vượt xa thái độ tuân thủ luật pháp có tính trừng phạt thông thường”; “khuyến khích các chiến lược [toàn vẹn] ngăn chặn sự băng hoại đạo đức; cổ vũ hành động và suy nghĩ có đạo đức”. Tôi đã phải đọc lại nhiều lần để hiểu được đầy đủ. Các chiến lược toàn vẹn là gì? Biết được la bàn đạo đức của tôi là thế nào? Điều này có nghĩa là họ sẽ dạy tôi làm cách nào để không trở thành một kẻ lừa đảo? Nếu quá trình không cư xử như một kẻ lừa đảo chưa trở thành bản năng thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không có một la bàn đạo đức? Hay nếu tôi bắt đầu cư xử sai lầm sau hai chai votka ở Pravda? Ý kiến của Lynn Paine là vấn đề hay là giải pháp?

***

Buổi tối cuối cùng ở Paris, Margret và tôi ăn tối ở Maceo, một nhà hàng nằm ngay sau Cung điện Hoàng gia. Chúng tôi khai vị bằng sâm-panh, cùng uống một chai vang trắng, ăn cá chỉ vàng nướng và súp cà chua lạnh. Khói thuốc lá quanh quẩn trên bàn cùng với tiếng ồn ào phía nhà hát và trên những đường phố. Việc quay về Mỹ giáng vào tôi một đòn mạnh. Giống như mọi người nước ngoài sống ở Pháp, trong lòng chúng tôi đang tràn ngập những cảm xúc lẫn lộn. Tối nay, Paris mang một dáng vẻ cổ kính và lãng mạn giống như các nhà thơ và nhạc sĩ thường miêu tả. Chúng tôi đã học được gì từ thành phố này.

“Sự kiên nhẫn”, tôi nói với vợ. Không gì có thể khiến một người Pháp vội vã. Tinh thần cách mạng vẫn sống và họ làm những gì họ muốn trong thời gian của riêng họ. Chỉ có sự quyến rũ, chứ không phải bạo lực, mới có thể chiến thắng.

“Em đã biết mình cần gì để hạnh phúc”, Margret nói. Cô ấy không nói về khía cạnh vật chất mà đang nói về những người bạn, một mạng lưới quan hệ trợ giúp, một dạng hỗ trợ nghề nghiệp.

“Anh chợt nhận ra rằng anh yêu nền văn hóa này biết chừng nào”, tôi trả lời. Tìm hiểu về nước Pháp bằng cách sống ở đây đem lại cho tôi sự thỏa mãn sâu sắc. Tôi nhớ các phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí, tivi, phim ảnh, các chương trình phát thanh của Anh-Mỹ, khả năng hài hước mà tôi luôn cho là đương nhiên và nỗi ám ảnh vô vị của thể thao. Mặc dù phàn nàn đôi chút nhưng Paris đối với chúng tôi vô cùng tuyệt diệu. Chúng tôi đã đến đây vào tháng 2 năm 2002, sau tuần trăng mật. Đó là một trong những ngày mưa và xám xịt. Sỏi rải đường quanh Place Wagram lấp lánh khi chúng tôi lái xe từ sân bay về. Trên đường, những con người mảnh dẻ, hút thuốc lá, cả đàn ông và đàn bà, sải bước tới nơi làm việc. Văn phòng của tờ Telegraph nằm ở đường Rivoli. Chúng tôi nhìn chăm chú quang cảnh yên ắng đầy quyến rũ: hai người làm vườn của thành phố đang xén các cây trong vườn Tuileries cho bằng nhau sao cho khi xuân về chúng sẽ phát triển thành những tán phẳng.

Chúng tôi đã hưởng ba mùa xuân tuyệt vời ở Paris. Tôi đã đắm chìm vào nền chính trị của nơi này và phỏng vấn nhiều nghệ sĩ Pháp. Trong những tháng cuối cùng, tôi đã bị Bộ ngoại giao Pháp ghi vào sổ đen vì đã hỏi vị ngoại trưởng độc đoán Dominique de Villepin những câu xấc xược. Chúng tôi đi tàu từ Paris đến Milan để xem vở Rigoletto ở nhà hát La Scala và ăn bữa trưa thịnh soạn nhất trong đời ở Le Grand Véfour nhà hàng có từ trước thời kỳ Cách mạng Pháp, chiếm một góc của Cung điện Hoàng gia. Vài tuần trước khi rời đi, trong bữa tiệc chính thức tiếp đón nữ hoàng tại Điện Elysée, tôi đã ngồi trước ngài trưởng cố vấn ngoại giao của Tổng thống Chirac, vừa uống rượu vang hảo hạng vừa thảo luận về vị thế của Pháp trên trường quốc tế. Tôi đã có một công việc đáng nể. Nhưng khi nhìn vào tương lai, tôi biết mình cần thay đổi. Tôi cần quay lại trường học để học kế toán.

Tốt hơn hết là dám làm những điều lớn lao, để giành được chiến thắng vinh quang, thậm chí dù có phải trải qua thất bại, còn hơn là trở thành những kẻ yếu hèn không được hưởng niềm vui cũng chẳng phải chịu đau khổ bởi họ sống trong một thế giới tăm tối không biết đến chiến thắng cũng như thất bại.

― Theodore Roosevelt, trích trong website tuyển sinh của HBS

Khi còn nhỏ, tôi thường được nghe kể chuyện về cụ tôi. Cụ Daw Ma Ma là người Miến Điện, sống ở Rangoon và kết hôn với một công chức mang hai dòng máu Anh-Pháp. Chồng chết khi cụ 35 tuổi, để lại cho 9 đứa con nheo nhóc và một gia sản nghèo nàn. Chưa hề có kinh nghiệm kinh doanh, cụ nảy ra ý tưởng đưa phim Hollywood về với Miến Điện. Chỉ trong vài năm, cụ đã trở thành nhà phân phối phim lớn nhất nước và sở hữu rạp chiếu phim Palladium lớn nhất Rangoon. Một trong những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu của mẹ tôi là được xem bộ phim Ben-Hur trong rạp của gia đình. Thành công đã giúp Daw Ma Ma mua được nhiều nhà và đất ở vùng phụ cận sung túc của Rangoon, ven hồ Inya. Trong khu nhà gỗ trang nghiêm này, mẹ tôi đã lớn lên cùng 52 người anh em họ. Trong những tháng năm này, nhiều doanh nhân, chính khách và nhà ngoại giao đã thường xuyên lui tới đây để lấy lòng cụ tôi. Khi cụ qua đời, ngôi nhà tràn ngập hoa viếng của những tên tuổi lớn của Hollywood và một chiếc bánh trắng khổng lồ của hãng Rank Organisation.

Không bao lâu sau khi cụ qua đời, một hội đồng quân sự tiếp quản Miến Điện, nền kinh tế Miến Điện dần dần sa sút. Các doanh nghiệp bị giải thể hoặc quốc hữu hóa, khu nhà bên hồ Inya bị hư hỏng và đổ nát. Phần lớn thành viên gia tộc mẹ tôi rời bỏ Miến Điện, một số sang Mỹ, số khác tới Australia và các nước vùng Scandinavi. Mẹ tôi đã gặp cha, một người Anh, tại Bangladesh. Khi đó, gia đình mẹ tôi đang cố gắng xin hộ chiếu để di cư tới Mỹ, còn cha là một nhà truyền giáo của Giáo hội Anh, phụ trách nhà thờ Anh giáo ở Dacca. Họ yêu nhau, kết hôn, sinh ra tôi và quay về Anh sinh sống. Các chi khác thuộc gia tộc mẹ tôi vẫn còn, một số chi rất phát đạt, nhưng không ai quên những gì Daw Ma Ma đã làm cho chúng tôi ở Miến Điện. Thành công của cụ với tư cách là một nữ doanh nhân đã đem lại cho gia đình tôi một thời kỳ huy hoàng, và tôi luôn được nhắc nhở về điều ấy.

***

Người ta đăng ký học kinh doanh vì đủ loại lý do, nhưng thường có thể chia thành hai loại chính: những người biết chính xác lý do họ đi học và những người chỉ biết phần nào. Loại thứ nhất là những người xuất thân từ các công ty có truyền thống gửi nhân viên đi học kinh doanh như các ngân hàng, công ty tư vấn và các tập đoàn lớn ở phố Wall, nơi đòi hỏi một tấm bằng MBA nếu muốn vươn tới vị trí quản lý cao hơn, hay những người muốn thay đổi nghề nghiệp. Họ muốn từ bỏ vị trí nhân viên trong một guồng máy để trở thành nhà tư vấn đầu tư hoặc chuyên gia tài chính. Họ biết mình cần học gì. Loại thứ hai là những người muốn thay đổi nhưng lại không biết thay đổi như thế nào. Họ hy vọng trường kinh doanh sẽ cho họ câu trả lời hoặc ít nhất là một vài lựa chọn mới. Họ cũng cảm thấy hai năm tại trường kinh doanh còn đáng giá hơn là suốt ngày ngồi không ở văn phòng, hy vọng hão huyền bằng cách nào đó dòng sông băng trong nghề nghiệp của họ sẽ nứt vỡ và đưa họ đến một chuyến phiêu lưu mới đầy hấp dẫn. Tôi thuộc nhóm thứ hai. Tôi muốn kiểm soát thời gian, tài chính và cuộc đời mình; tôi nghĩ rằng kiến thức kinh doanh tổng hợp sẽ có ích cho tôi hơn.

Tôi đã đi đường vòng tới HBS. Năm tôi lên hai, sau khi quay về Anh, cha tôi tiếp quản một xứ đạo ở Northampton, một thành phố vô thần, nổi tiếng với ngành sản xuất giày. Suốt tuổi thơ tôi, những cuộc trò chuyện ở nhà thường xoay quanh việc phân công cắm hoa cho nhà thờ và các cuộc họp hội đồng nhà thờ giáo xứ. Có thời gian, để thêm vào khoản tiền lương còm cõi của cha tôi, cha mẹ tôi đã mua lại những căn nhà rẻ tiền và cho đủ loại người tạp nham thuê. Chúng tôi cũng cho người thuê cả trong nhà xứ.

Tuy vậy, trong thời gian này, một câu chuyện kinh doanh đặc biệt đã thu hút sự chú ý của tôi. Đó là câu chuyện của tỷ phú người Anh, James Goldsmith . Ông đã gây dựng tài sản bằng nhiều cách trong nhiều năm. Thời niên thiếu, ông đã chơi cờ bạc và nợ nần chồng chất, cha ông phải trả nợ thay ông. Tuổi 20, ông bỏ trốn cùng cô con gái 18 tuổi của một trùm tư bản ngành thiếc Bolivia. Báo chí háo hức đưa tin cuộc phiêu lưu của họ. Vợ Goldsmith qua đời trong khi sinh đứa con đầu lòng, từ đó ông chỉ còn chú tâm vào công việc. Ông là người cơ hội chủ nghĩa, chuyên mua bán các công ty dược phẩm và thực phẩm, thường xuyên có nguy cơ phá sản. Hoạt động tài chính của ông thường là đối tượng đưa tin của các phương tiện truyền thông đại chúng. Những năm 1980, thời của ông đã đến. Sử dụng những trái phiếu không mấy giá trị, ông đã vay tiền, mua rồi bán lại tài sản của các công ty làm ăn thua lỗ để tạo nên gia tài khổng lồ. Ngay trước khi thị trường sụp đổ vào tháng 10 năm 1987, Goldsmith đã bán tất cả những gì mình có, lui về nghỉ ngơi tại lâu đài trên bờ biển Thái Bình Dương của Mexico. Ông xuất hiện trên bìa tạp chí Time với dòng tít “Con bạc may mắn”. Cuộc đời Goldsmith là một cuộc mạo hiểm lớn, đầy rủi ro, liều lĩnh và những cuộc đấu trí. Chẳng có gì giống việc kinh doanh mà tôi từng biết. Nó khiến tôi phải suy nghĩ.

Mùa hè, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi chỉ quanh quẩn suốt ngày bên nhà cha mẹ, đọc các cuốn sách hướng dẫn du lịch và mơ về cuộc sống của một nhà thơ trên một hòn đảo Hy Lạp: giường ngủ bằng đá, ăn sáng bằng mật ong và sữa chua, vài cuốn sách cũ trên một giá sách khoét sâu vào tường, buổi tối trong các quán rượu ngoài cảng. Chỉ khi nhận ra cái nhìn trách móc của cha, tôi mới kiếm việc trong một công ty tiếp thị qua điện thoại ở London, do người bạn William thu xếp. Trong một căn phòng trên phố Lots, công việc của chúng tôi là bán quảng cáo cho một ấn phẩm mới mang tên The Truck Driver’s Hand Book (Sổ tay của người lái xe tải). Chúng tôi chỉ được trả 20% hoa hồng cho một quảng cáo. William thể hiện khả năng bẩm sinh trong việc này và cũng vì chịu áp lực tài chính do thói quen sử dụng thuốc phiện ngày càng tăng. Anh cười nhạo khi thấy tôi nhìn chằm chằm vào cái điện thoại.

“Cố lên, anh bạn. Dễ lắm. Hãy xem đây!” Anh quay số của một nhà cung cấp phụ tùng động cơ ở Watford, nịnh nọt cô thư ký, trò chuyện với ông chủ và kết thúc cuộc gọi là chắc chắn bán được quảng cáo. “Nào, cậu thử lại xem”.

Tôi chậm chạp quay số, khổ sở ấn mạnh vào máy điện thoại như thể nó bị hỏng. Đầu dây bên kia, cô thư ký yêu cầu tôi nhắc lại những lời vừa nói. “Cái gì của người lái xe tải? Không, ông ấy không có đây. Không, lát nữa cũng không. Không. Đến tận tuần sau hoặc tuần sau nữa. Không. Chúng tôi không quảng cáo.” Cạch. Đến ngày thứ 10 thì tôi cũng bán được quảng cáo. Trên lý thuyết, tôi đã kiếm được 600 bảng. Nhưng tôi đã kỷ niệm thành công này bằng cách nghỉ việc hai ngày sau đó. Ông chủ hãng, một gã nát rượu khó tính, đã giữ lại tiền hoa hồng và sa thải tôi. Rõ ràng là tôi không phù hợp với ngành kinh doanh.

Tôi chuyển sang làm báo. Tôi viết thư cho ban biên tập tờ Daily Telegraph và được giao nhiệm vụ đảm nhiệm mục lượm lặt. Hóa ra tôi lại giỏi trong việc đi dự tiệc và đem về những mẩu tin ngắn về việc con chó của Thủ tướng tè vào khóm hồng của bà công tước ra sao, hay một nhà văn tìm được cảm hứng cho cuốn sách mới nhất trong khi đi trên thuyền buồm với Tổng Giám mục xứ York như thế nào. Tôi làm báo 10 năm, 10 năm làm việc cầm chừng, trong đó có 6 năm làm phóng viên nước ngoài.

Địa điểm công tác nước ngoài đầu tiên của tôi là New York. Tôi 25 tuổi và mang theo tất cả tài sản trong một chiếc va-li. Trong hai năm, tôi đi khắp Mỹ và các nước châu Mỹ Latinh tới Terre Haute, bang Indiana khi Timothy McVeigh kẻ thú nhận đã đánh bom Oklahoma bị hành hình; tới Florida khi diễn ra việc kiểm phiếu lại trong cuộc bầu cử tổng thống; tới Bắc cực phỏng vấn Inuit; và tới Tijuana (Mexico) để phỏng vấn những cảnh sát và nhà báo đã dũng cảm đương đầu với các băng đảng buôn bán ma túy địa phương. Đó là cuộc sống sôi động và liều lĩnh. Đôi khi từ tờ mờ sáng, tôi bị phái tới hiện trường máy bay rơi, một vụ bắt giữ quan trọng, hay một sự kiện chính trị bất ngờ. Tôi ở Chile sáu tuần khi Tướng Pinochet bị bắt ở London, bay suốt đêm tới đảo Galapagos sau khi một tàu chở dầu bị đắm, phỏng vấn nữ Tổng thống đầu tiên của Panama về việc một chiếc trực thăng quân sự bị rơi trong rừng rậm Trung Mỹ, và một tuần kinh hoàng tại thành phố Port-au-Prince bị bạo lực tàn phá. Nhưng rồi ở London, số lượng độc giả của tờ báo tôi làm đang giảm dần và các chủ báo lại không chịu đầu tư. Cảm thấy chán nản khi phải chịu đựng những chuyến bay dài, những giờ chờ đợi tại phòng chờ sân bay nhớp nháp, hít thở mùi thức ăn nhanh độc hại, tôi bắt đầu tìm kiếm một lối thoát.

***

Một hôm, tôi được cử đi phỏng vấn Gustavo Cisnerous, một tỷ phú người Venezuela và là bạn của Conrad Black chủ bút tờ Daily Telegraph. Thời gian đầu ở New York, tôi từng phỏng vấn người dẫn chương trình truyền hình Barbara Walters hay Henry Kissinger trong văn phòng của ông ở đại lộ Park Evenue.

Văn phòng của Cisnerous nằm trong một tòa nhà hiện đại thuộc khu Upper East Side và được trang trí theo phong cách của một nhà tài phiệt Mỹ Latinh: ván lót tường bằng gỗ sậm màu, tranh sơn dầu vẽ các conquistador trên lưng ngựa, những chiếc ghế bành sâu và thoải mái, cà phê ngon. Cisnerous là một người nhỏ bé. Ông mặc com-lê màu xám nhạt, sơ-mi trắng, cà-vạt xanh có hoa văn. Ông ngồi lọt thỏm trong ghế, khoa chân múa tay để diễn tả việc mua lại ở đây, bán đi ở kia, doanh thu trong những thị trường mới ở chỗ khác. Tóc ông đen bóng và được chải ép ra sau đến mức có cảm tưởng như những nếp nhăn trên trán cũng được kéo giãn ra. Gia đình ông đã kiếm tiền bằng những ngành kinh doanh như đóng chai, vận chuyển hàng và nông nghiệp, nhưng ông đã mở rộng kinh doanh thành công sang ngành truyền thông và công nghệ. Tuy nhiên, tất cả những công việc khó nhọc đó xảy ra cách đây hàng nghìn dặm, trên những nẻo đường của châu Mỹ Latinh và những khu sản xuất ở Miami. Ở đây, Gustavo và tôi có thể ngồi nhấm nháp ly cà phê và đàm đạo về một bức tranh lớn tác động của toàn cầu hóa, tầm quan trọng của các thương hiệu địa phương. Khi cô thư ký tiễn tôi ra về, một cánh cửa gỗ cót két mở ra và tôi thoáng thấy một phòng họp nhỏ, trong đó có một nam một nữ đang ngồi sau laptop và tán gẫu, cả hai đều sáng sủa và chỉn chu. Họ nhìn tôi, mỉm cười và tiếp tục trò chuyện. Cô thư ký nói: “Ông Cisnerous chỉ thuê các MBA của Harvard làm việc trong văn phòng riêng của ông”.

Vài người bạn của tôi có bằng MBA, hầu hết đều học ở INSEAD, một trường ở ngoại ô Paris, và họ đều ca ngợi nơi đó. Một vài người từng đến HBS lại chê nó. Họ chế nhạo sự lên mặt của nó, sự nghiêm nghị quá mức của sinh viên, rất tương phản với tính vô lo kiểu Anh. Tuy nhiên, tất cả đều nói rằng bằng MBA dạy họ ngôn ngữ kinh doanh. Họ rất biết ơn vì điều đó. Vì thế, tháng 8 năm 2001, trong một căn phòng xám không cửa sổ ở một cao ốc văn phòng gần nhà ga trung tâm New York, tôi dự thi GMAT kỳ thi tiếng Anh và toán được tiêu chuẩn hóa để vào học cao học kinh doanh. Điểm số của tôi là 730/800. Mức điểm trung bình để vào Harvard là 700. Tôi có thể được nhận vào.

Ngày 11 năm 9 đã khiến tôi lạc lối. Báo chí dường như lại trở nên quan trọng. Trong vài tuần, tôi đã phải làm việc cật lực, tôi viết và quản lý một nhóm phóng viên và nhà nhiếp ảnh đến từ London, mọi người chen lấn nhau để đưa tin về sự kiện. Sau đó, một tối, tôi đến một quán ở tầng hầm để uống với những người Anh khác ở New York. Đèn Giáng sinh treo khắp phòng khiến những khuôn mặt đã nặng lên vì say trông càng đỏ hơn. “Sự kiện giật gân”, một người nói, nâng giơ cao chai bia. “Trong đời mình, tôi chưa bao giờ kiếm nhiều tiền như vậy từ một sự kiện”. Đó là một phản ứng dửng dưng không chút xúc động mà tôi thường nghe thấy bất cứ khi nào xảy ra một sự kiện lớn, một vụ bê bối chính trị, một vụ xét xử người nổi tiếng, thậm chí một vụ tấn công khủng bố giết hại hàng nghìn người. Tính thờ ơ đã từng thu hút tôi vào nghề báo nay lại khiến tôi ghê tởm. Vả lại, việc đứng dưới tòa tháp đôi ngay trước khi nó sụp đổ, nhìn thấy mọi người nhảy vào chỗ chết, đã buộc tôi nghĩ đến một câu hỏi cũng như nhiều người khác. Nếu mọi điều đối với bạn chấm dứt ngay lúc này, bạn có hạnh phúc với cuộc sống hiện tại không? Tôi chưa bao giờ cảm thấy áp lực của câu hỏi trên rõ rệt như bây giờ. Trong vài tuần liền, tôi luôn có cảm giác như thể tôi bị ấn vào một góc với con dao kề cổ, buộc phải có câu trả lời. Bạn đã sống theo cách bạn phải sống? Bạn đã làm tất cả mọi việc có thể? Bạn đã làm như thế chưa?

Tôi được đề bạt làm trưởng phòng đại diện tại Paris như một phần thưởng cho những cống hiến của tôi tại New York. Tôi đã gặp Margret 18 tháng trước đó và cưới ngay trước khi đến Paris. Hôn nhân và Paris khiến tôi sao nhãng ý muốn thay đổi nghề nghiệp. Có một cuộc bầu cử tổng thống om sòm cần được đưa tin, có cả một nước Pháp để khám phá, và một năm sau khi cưới, con trai đầu lòng của chúng tôi, Augustus, ra đời. Nhưng câu hỏi kia vẫn giày vò tôi.

Một nhà ngoại giao của Đại sứ quán Anh ở Paris đã nói với tôi, mỗi khi ngài đại sứ mời giới báo chí Anh tại Pháp ăn trưa, ông nhận thấy họ thật thô lỗ. Lần ăn trưa sau tại đại sứ quán, tôi nhìn quanh bàn để tìm những kẻ viết văn thuê ở lại Paris đã lâu sau khi hết hạn công tác. Sau mỗi tháng, dường như họ lại xuống thấp hơn trên bậc thang của những người viết báo tự do, quần áo cũ kỹ hơn, môi thâm hơn với những loại rượu vang đỏ rẻ tiền. Có người chỉ có mỗi một câu hỏi, nhưng anh ta dùng nó cho mọi chủ đề: “Thưa đại sứ, tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với châu Âu?” Ngài đại sứ kéo cổ tay áo xuống, lịch sự trả lời qua bàn ăn được bày biện công phu. Sau những buổi tối dài uống rượu vang đỏ và trò chuyện cùng bè bạn, tôi nằm trên giường, nhìn lên trần nhà, đầu óc rối bời với những mơ ước và lo sợ mơ hồ. Tôi sợ bị gọi về London. Vì vậy, tôi ghi chép lại cảm giác của mình. Tôi viết rằng tôi cảm thấy kiệt sức khi nghĩ về những điều như vậy, thường xuyên nghĩ đến sự thay đổi. Tôi đã 31 tuổi, có một công việc mơ ước và một gia đình hạnh phúc. Tôi bị giằng xé giữa sự buông xuôi cho số phận và sáng suốt, lo rằng nếu để sự thay đổi nghề nghiệp xảy đến, thay vì tự mình thay đổi, tôi sẽ hối tiếc vô cùng. Tôi viết về Daw Ma Ma, ký ức về những gì cụ gây dựng đã làm tăng cảm giác mất mát của gia đình tôi như thế nào, giờ đây sau 50 năm, lại gợi lên trong tôi sự tiếc nuối quá khứ. Kinh doanh là sự cứu rỗi của cụ, và tôi cảm thấy sau khi tránh nó quá lâu, kinh doanh cũng có thể là sự cứu rỗi của chính tôi.

***

Trang web của HBS đầy những “mồi nhử” hấp dẫn. Lời thách thức của Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt “Dám làm những điều lớn lao” nổi bật với những chữ màu đỏ cỡ lớn. Những cụm từ như niềm say mê và khả năng lãnh đạo xuất hiện liên tục. Những bức ảnh chụp sinh viên với vẻ rất hăng hái và những giảng viên đeo kính, ở tư thế đang giảng giải, thể hiện sự thông thái và đầy sinh lực. Ở đó, trên hai bờ sông Charles, mọi người thật táo bạo, sáng tạo và có mục đích. Tôi bị thu hút tới Harvard vì hai lý do. Thứ nhất, là vì cái tên. Harvard đã rất nổi tiếng ở Mỹ, nhưng ở nước ngoài, nó còn nổi tiếng hơn. Dù tốt xấu ra sao, nó vẫn là trường đại học danh tiếng nhất nước Mỹ. Lý do thứ hai là nền giáo dục đặc biệt của nó. Mặc dù hầu hết các trường kinh doanh đều dạy những thứ tương tự nhau, nhưng có phương pháp và trọng tâm khác nhau. Trong số những trường hàng đầu, Stanford được biết đến như một địa điểm của các doanh nghiệp thung lũng Silicon. Trường Kellogg, Đại học Northwestern, nổi tiếng vì ngành marketing. Trường Wharton, Đại học Pennsylvania, dành cho các chuyên gia tài chính phố Wall. Tương tự Wharton, trường Columbia nghiên cứu sâu những gì xảy ra ở New York. Trường Sloan, nằm trong Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), dành cho các kỹ sư và các nhà khoa học muốn đưa ý tưởng của mình vào kinh doanh. Còn Harvard thiên về quản lý chung. Nó chuẩn bị hành trang cho bạn quản lý và lãnh đạo mọi bộ phận trong một doanh nghiệp, không chuyên về một lĩnh vực nào.

Trong kỳ nghỉ Giáng sinh năm 2003, tôi viết bài luận xin học gửi bốn trường: Harvard, Kellogg, Stanford, và Haas ở Berkeley. Vì không chắc có trường nào chọn tôi hay không, tôi hy vọng ít nhất một trong số đó sẽ nhận tôi. Tôi viết liều một bài luận, trung thực tối đa. Tôi không dựa vào mẫu nào, cũng không được tư vấn. Trong bài luận, bạn phải làm rõ được ba vấn đề: Vì sao bạn muốn học trường kinh doanh? Vì sao bạn muốn học trường kinh doanh này? Bạn đã làm gì từ trước đến nay khiến bạn nghĩ chương trình dạy kinh doanh ở trường này sẽ hữu ích cho bạn? Ví dụ, về kinh nghiệm lãnh đạo, tôi trình bày việc điều hành văn phòng đại diện tòa báo vào thời điểm xảy ra sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001. Để minh họa một tình huống khó xử về mặt đạo đức, tôi mô tả khó khăn của mình khi phải giữ thái độ không thiên vị của một phóng viên khi viết về các nạn nhân và người ủng hộ Tướng Pinochet ở Chile.

Tôi viết, mục đích học trường kinh doanh là để một ngày nào đó có thể gây dựng và điều hành thành công một công ty truyền thông của mình, tạo ra và phân phối các loại tin tức và giải trí.

Những người chứng nhận cho tôi cảm thấy bối rối trước những mẫu khai mà họ phải điền vào. “Philip, anh phải giúp tôi”, người biên tập của tôi nài nỉ trong điện thoại từ nhà riêng của ông ở vùng nông thôn nước Anh trong đêm Giáng sinh, “Tôi nên đánh dấu năng lực lãnh đạo của anh vào chỗ nào trong năm bậc đánh giá đây?”

Bước tiếp theo là một cuộc phỏng vấn của cựu học sinh trường. Người phỏng vấn tôi là một người Pháp to lớn, từng là chủ một tờ tạp chí kinh doanh. Ông tập tễnh đi tới cửa phòng ở Place Vauban để chào đón tôi, chân ông bó bột. Lúc đó trời nhá nhem tối và đèn đường trên đại lộ Invalides phản chiếu lên trần nhà. Ông kéo một chiếc ghế bành dập nổi biểu tượng của Harvard và năm ông tốt nghiệp, mời tôi ngồi rồi quay về cái bàn khổng lồ của mình.

“Vì sao anh chọn Harvard?”, giọng ông trầm trầm.

“Bởi vì nó được coi là trường tốt nhất”

“Anh từng đọc văn học cổ điển ở Oxford. Anh thích tác giả nào?”

“Các nhà thơ Latinh thời kỳ hoàng kim như Virgin, Catullus hay Horace”.

“Anh thích tác phẩm nào của Virgil?”

“Điền viên.”

“Phần lớn mọi người thích Aeneid. Vài năm trước đây có một người nói rằng đã học ở trường Lycée Louis le Grand, Paris, cùng trường với tôi. Nhưng tôi phát hiện ra trong bản lý lịch anh ta viết liền hai từ le Grand. Chúng tôi phải học tiếng Latinh, vì thế tôi hỏi anh ta về tiếng Latinh và anh ta không thể trả lời được. Hóa ra anh ta nói dối. Vì vậy, tôi muốn kiểm tra kỹ.”

Ông hỏi lý do tôi muốn bỏ nghề nhà báo, sau đó chúng tôi có nửa giờ trò chuyện vui vẻ về việc dạy văn học cổ điển trong các trường của Anh và niềm yêu thích các tác phẩm Anh viết về nước Pháp. Ông ta chắc hẳn có thiện chí với tôi vì đến tháng 4, tôi nhận được email từ Harvard chấp nhận tôi vào học.

Đó là một ngày xuân ấm áp, tôi dắt chú chó Scarlett đi dạo ở đại lộ Invalides. Chúng tôi băng qua đám đông du khách đang tìm lối vào khu tưởng niệm Napoleon và những nhà hàng. Tôi tự hỏi vì sao tất cả những vẻ đẹp này, sự văn minh này vẫn là chưa đủ. Vì sao tôi cần một lần nữa tung mọi thứ cho gió cuốn đi và bắt đầu lại từ đầu?

***

Không lâu sau khi nhận được email, tôi nhận được cuốn sách Hướng dẫn sống tại HBS niên khóa 2006 do hội sinh viên biên soạn. Một hôm, nhân giờ nghỉ trưa, tôi tìm một chiếc ghế trong vườn Tuileries và đọc nó. “Hoan nghênh bạn đến HBS”, sách viết, “đến với một cộng đồng phong phú và đa dạng, có những người ấn tượng, dám thách thức bản thân và thách thức lẫn nhau… và đây chính là những năm đẹp nhất trong đời bạn”. Sau đó là một danh sách các nhà tài trợ cho cuốn sách, bao gồm năm hãng tư vấn quản lý, Gillette, Wachovia Securities, một ngân hàng có trụ sở ở Bắc Carolina. Trong chương “Mang theo những gì”, hai sinh viên đã viết: “Đừng mang theo đàn ghi-ta và piano. Nên mang theo ván trượt tuyết và gậy đánh golf… Đừng mang theo bất kỳ cuốn sách nào của các khóa văn học và lịch sử bạn đã học ở đại học… Đừng mang theo câu “Tôi không thể”. Hãy mang theo câu “Tôi sẽ cố gắng”. Đừng mang theo sự bi quan. Hãy mang theo niềm lạc quan của bạn. Chúng tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm này với bạn”.

Ở một trang khác có tiêu đề “Những gì được mong đợi và cách chuẩn bị”, tôi đọc thấy, “Lịch của bạn sẽ đầy những việc vui vẻ và ngạc nhiên, bạn không đủ thời gian để làm hết tất cả, mọi việc diễn ra như thể bạn rơi vào xứ sở thần tiên của các CEO tương lai… Bạn có thể không ưu tiên cho hoạt động xây dựng quan hệ nhưng cuối cùng bạn vẫn có một mạng lưới bạn bè tuyệt vời. Đây là sức mạnh thật sự đằng sau mạng lưới nổi tiếng của HBS tình bạn quốc tế, liên ngành còn mãi. Giám đốc liên kết của Dịch vụ Hỗ trợ MBA thêm vào một đoạn dài gồm có một bảng mô tả các dấu hiệu thể chất, tình cảm, nhận thức và cư xử khi bị stress, từ ra mồ hôi tay, buồn nôn đến khóc lóc và muốn ném đồ đạc hay đánh người.

Hầu như trang nào cũng có những bức ảnh đen trắng chụp các sinh viên quàng vai nhau, trên đỉnh núi, trong quán rượu, trong bộ lễ phục, khi đang ôm ván lướt sóng hay ngồi trong phòng ngủ tập thể. Chương “Cuộc sống về đêm ở Boston”, có ảnh chụp hai sinh viên đang uống chung một ly cốc-tai ngoại cỡ, viết : “Hai mươi năm sau, khi bạn hồi tưởng lại thời gian học ở HBS, bạn sẽ không nhớ đến các môn học như quản lý hoạt động và công nghệ hay tài chính, nhưng sẽ nhớ lúc vừa khiêu vũ, vừa uống rượu với các bạn trên cái bàn này ở Pravda, mỗi tay một chai Vodka!” Đọc đến đây, nguyên mẫu sinh viên của HBS hình thành trong đầu tôi là một kẻ lười học, mắt mở trừng trừng, luôn căng thẳng và uống nhiều rượu, tương lai sẽ làm tư vấn quản lý.

Điều này quả là kỳ quặc so với những gì tôi đọc được về Khả năng lãnh đạo và Sáng tạo các giá trị của Harvard. Tôi đã mất hai năm rưỡi trước đó để làm quen với cách nói khác thường của tờ Le Monde. Đột nhiên, đây lại là một ngôn ngữ khác, thậm chí còn lạ lùng hơn. Tôi đọc thấy, Khả năng lãnh đạo và Sáng tạo các giá trị sẽ “thử thách các sinh viên để biết được la bàn đạo đức của họ, áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức nghiêm ngặt trong kinh doanh và các quyết định lãnh đạo của họ để quá trình này trở thành bản năng”. Người ta đã trích dẫn lời của Lynn Paine, giáo sư sư phạm, khi nói trường cần “xây dựng cách tiếp cận toàn diện đối với “khả năng lãnh đạo và các giá trị” sao cho nó vượt xa thái độ tuân thủ luật pháp có tính trừng phạt thông thường”; “khuyến khích các chiến lược [toàn vẹn] ngăn chặn sự băng hoại đạo đức; cổ vũ hành động và suy nghĩ có đạo đức”. Tôi đã phải đọc lại nhiều lần để hiểu được đầy đủ. Các chiến lược toàn vẹn là gì? Biết được la bàn đạo đức của tôi là thế nào? Điều này có nghĩa là họ sẽ dạy tôi làm cách nào để không trở thành một kẻ lừa đảo? Nếu quá trình không cư xử như một kẻ lừa đảo chưa trở thành bản năng thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không có một la bàn đạo đức? Hay nếu tôi bắt đầu cư xử sai lầm sau hai chai votka ở Pravda? Ý kiến của Lynn Paine là vấn đề hay là giải pháp?

***

Buổi tối cuối cùng ở Paris, Margret và tôi ăn tối ở Maceo, một nhà hàng nằm ngay sau Cung điện Hoàng gia. Chúng tôi khai vị bằng sâm-panh, cùng uống một chai vang trắng, ăn cá chỉ vàng nướng và súp cà chua lạnh. Khói thuốc lá quanh quẩn trên bàn cùng với tiếng ồn ào phía nhà hát và trên những đường phố. Việc quay về Mỹ giáng vào tôi một đòn mạnh. Giống như mọi người nước ngoài sống ở Pháp, trong lòng chúng tôi đang tràn ngập những cảm xúc lẫn lộn. Tối nay, Paris mang một dáng vẻ cổ kính và lãng mạn giống như các nhà thơ và nhạc sĩ thường miêu tả. Chúng tôi đã học được gì từ thành phố này.

“Sự kiên nhẫn”, tôi nói với vợ. Không gì có thể khiến một người Pháp vội vã. Tinh thần cách mạng vẫn sống và họ làm những gì họ muốn trong thời gian của riêng họ. Chỉ có sự quyến rũ, chứ không phải bạo lực, mới có thể chiến thắng.

“Em đã biết mình cần gì để hạnh phúc”, Margret nói. Cô ấy không nói về khía cạnh vật chất mà đang nói về những người bạn, một mạng lưới quan hệ trợ giúp, một dạng hỗ trợ nghề nghiệp.

“Anh chợt nhận ra rằng anh yêu nền văn hóa này biết chừng nào”, tôi trả lời. Tìm hiểu về nước Pháp bằng cách sống ở đây đem lại cho tôi sự thỏa mãn sâu sắc. Tôi nhớ các phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí, tivi, phim ảnh, các chương trình phát thanh của Anh-Mỹ, khả năng hài hước mà tôi luôn cho là đương nhiên và nỗi ám ảnh vô vị của thể thao. Mặc dù phàn nàn đôi chút nhưng Paris đối với chúng tôi vô cùng tuyệt diệu. Chúng tôi đã đến đây vào tháng 2 năm 2002, sau tuần trăng mật. Đó là một trong những ngày mưa và xám xịt. Sỏi rải đường quanh Place Wagram lấp lánh khi chúng tôi lái xe từ sân bay về. Trên đường, những con người mảnh dẻ, hút thuốc lá, cả đàn ông và đàn bà, sải bước tới nơi làm việc. Văn phòng của tờ Telegraph nằm ở đường Rivoli. Chúng tôi nhìn chăm chú quang cảnh yên ắng đầy quyến rũ: hai người làm vườn của thành phố đang xén các cây trong vườn Tuileries cho bằng nhau sao cho khi xuân về chúng sẽ phát triển thành những tán phẳng.

Chúng tôi đã hưởng ba mùa xuân tuyệt vời ở Paris. Tôi đã đắm chìm vào nền chính trị của nơi này và phỏng vấn nhiều nghệ sĩ Pháp. Trong những tháng cuối cùng, tôi đã bị Bộ ngoại giao Pháp ghi vào sổ đen vì đã hỏi vị ngoại trưởng độc đoán Dominique de Villepin những câu xấc xược. Chúng tôi đi tàu từ Paris đến Milan để xem vở Rigoletto ở nhà hát La Scala và ăn bữa trưa thịnh soạn nhất trong đời ở Le Grand Véfour nhà hàng có từ trước thời kỳ Cách mạng Pháp, chiếm một góc của Cung điện Hoàng gia. Vài tuần trước khi rời đi, trong bữa tiệc chính thức tiếp đón nữ hoàng tại Điện Elysée, tôi đã ngồi trước ngài trưởng cố vấn ngoại giao của Tổng thống Chirac, vừa uống rượu vang hảo hạng vừa thảo luận về vị thế của Pháp trên trường quốc tế. Tôi đã có một công việc đáng nể. Nhưng khi nhìn vào tương lai, tôi biết mình cần thay đổi. Tôi cần quay lại trường học để học kế toán.

Bình luận
720
× sticky