Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Những Điều Trường Harvard Thật Sự Dạy Bạn

Chương 9. NHỮNG NGƯỜI THÀNH ĐẠT NHANH NHƯNG KHÔNG VỮNG CHẮC

Tác giả: Philip Delves Broughton

Bạn nghĩ rằng chúng ta là giới trí thức tinh hoa, nhưng không phải. Chúng ta không phải là giới ưu tú cha truyền con nối, và đương nhiên cũng không phải là giới ưu tú về nghệ thuật hay sáng tạo. Chúng ta được chuẩn bị để trở thành giới ưu tú có thẩm quyền… chúng ta được đào tạo để trở thành những người đúng mực trên bàn tiệc. Chúng ta được trao những công cụ để bước ra và điều hành.

― Laurence Shames, Thời đại lớn: HBS là lớp học thành công nhất và nó định hướng nước Mỹ như thế nào

Trong một buổi sáng ở New York, ngay trước khi bước vào học kỳ 2 của Chương trình bắt buộc, tôi đã gặp Justin, người bạn tôi quen thời học Chương trình dự bị. Chúng tôi tới một quán cà phê Cuba trong khu Upper West Side. Chúng tôi cần tìm việc cho mùa hè tới và Justin đang nghĩ xem mình nên làm gì. Những người khuyến khích anh học kinh doanh khuyên anh nên làm vài năm trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư. Lý do là anh sẽ được coi trọng nếu từng làm việc vài năm ở phố Wall, nếu không, anh sẽ gặp nhiều khó khăn. Justin vẫn chưa dứt khoát.

“Tôi không chắc tôi có thể làm được không”, anh vừa nhấp một ngụm cà phê vừa nói. “Nghiệp vụ tài chính không phải là sở trường của tôi.”

“Anh có muốn làm việc trong ngành tài chính không?”

“Không thật sự muốn”.

“Vậy vì sao anh lại làm?”

“Vì nó có ích. Tôi, cũng giống như mọi người ở HBS, đều phải làm việc hai năm trong ngành ngân hàng hoặc tư vấn, bởi nếu không, các công ty sẽ xem thường tôi.”

“Vậy thì cứ thế mà tiến tới. Chui vào chốn nguy hiểm ấy đi”.

“Thế vì sao anh không cùng chui vào chốn nguy hiểm ấy?”

“Đôi khi tôi cũng muốn vì như thế sẽ tốt cho tôi. Nhưng tôi biết rằng mình không thể. Tôi còn có trách nhiệm “gia đình” và “luôn bên cạnh con trong khi chúng lớn lên”. Tôi muốn làm công việc đó để phát triển sự nghiệp của mình, và chắc là sẽ rất thú vị, nhưng tôi lại ghét bị ra lệnh”. Mỗi khi bị một công việc lương cao nhưng vất vả cám dỗ, tôi thường nhớ lại thời gian làm phóng viên, được giao những nhiệm vụ ngu ngốc, miễn cưỡng ngồi trong khách sạn hoặc máy bay như thế nào, thực hiện các mệnh lệnh của sếp và nhớ nhà ra sao. Liệu tôi có thể chấp nhận cuộc sống của một nhân viên ngân hàng cấp thấp, chỉ chăm chăm bên máy tính hàng giờ, uống cà phê rẻ tiền, xây dựng những mô hình tài chính không ai đọc và lắng nghe đối tác cấp cao than vãn về cuộc hôn nhân tan vỡ của ông ta. Vì sao tôi lại làm thế với mình, cho dù để nhận được khoản tiền lớn đến vậy? Nhưng khi đến HBS, tôi nghĩ kinh doanh là cái gì? Là thi ca chăng?

“Tôi hiểu ý anh”, Justin nói. “Mùa hè năm ngoái, tôi đã nói chuyện với một người ở Goldman Sachs. Anh ấy nói đã ở lỳ trong văn phòng 67 ngày. Ngày đi làm đầu tiên anh ta đến văn phòng và rồi không ra khỏi đó nữa”.

***

Cuộc chạy đua tìm việc cho kỳ nghỉ hè bắt đầu khi chúng tôi quay lại trường. Một công việc thực tập tốt là yếu tố cần thiết để có được công việc tốt sau khi tốt nghiệp. Đối với nhiều công ty, đặc biệt là các ngân hàng hàng đầu, các hãng cổ phần tư nhân, và các quỹ bảo hiểm, nếu bạn không thực tập ở chỗ họ, bạn sẽ không có cơ hội làm việc cho họ sau này. Đối với các công ty khác, thành tích tốt trong đợt thực tập đảm bảo có một công việc sau này và không cần lo lắng trong năm thứ hai nữa. Đối với nhiều người, kết quả thực tập còn còn quyết định cả sự nghiệp của họ. Đây là thời điểm tờ Harbus đăng một bài báo với tiêu đề “Thất vọng ở HBS”. Tác giả bài báo là một sinh viên đang phải đấu tranh với nỗi thất vọng và muốn giúp những người khác, những người không đạt được vị trí mong muốn trong môi trường cạnh tranh này. Tác giả viết trong năm đầu tiên ở HBS, cô đã có ý định tự sát ba lần. Thoạt đầu mọi thứ rất tốt, nhưng rồi một ngày cô cảm thấy chán nản. Cảm giác này nhanh chóng tạo thành một nỗi buồn khôn nguôi. Cô không thể hiểu vì sao ai cũng có vẻ hạnh phúc. Đồng thời, cô cũng đang đấu tranh với một câu hỏi lớn tôi muốn làm gì trong quãng đợi còn lại? và né tránh các cuộc điện thoại của các nhà tuyển dụng. Ngày nào cũng vẫn những gương mặt đó trong lớp khiến cô mệt mỏi. Cô khóc đến khi ngủ thiếp đi. Cô không còn hứng thú học tập nữa. Tình trạng này kéo dài. “Tôi bắt đầu ghét mình vì đã đăng ký học ở HBS”, cô viết, “rồi một hôm tôi không dậy nữa”. Tôi nằm trên giường suốt ngày, chỉ khóc và khóc. Một cảm giác bình tĩnh kỳ lạ xâm chiếm tôi. “Mọi thứ sẽ kết thúc nếu tôi tự sát, rồi mọi thứ sẽ qua đi”, tôi nghĩ. Vì vậy, tôi đi đến cầu và đứng ở đó gần một giờ. Nhưng tôi không dám nhảy xuống”.

May mắn thay, cô đã tĩnh trí lại, nhưng không phải chỉ mình cô trải qua những cảm xúc như vậy. Chúng tôi là tầng lớp “thành đạt nhanh nhưng không vững chắc”, đó là cụm từ mà tôi được nghe nhiều lần. Không ai phải đối mặt với nạn thất nghiệp hay làm công việc có đồng lương chết đói. Thay vào đó, chúng tôi được làm trong những lĩnh vực cao cấp, bản CV của chúng tôi đầy những thành tựu nghề nghiệp. Nhà trường đã áp dụng nhiều biện pháp giúp chúng tôi bình tĩnh lại. Họ động viên chúng tôi trước kỳ thi giữa kỳ đầu tiên. Thầy Podolny có bài nói chuyện về sự may mắn. Thậm chí có cả một phòng tập thể dục với đầy đủ trang thiết bị nhằm giúp chúng tôi thư giãn. Một nhà tư vấn tâm lý đặt văn phòng ở tòa nhà Spangler và có đến 80, 90 sinh viên mỗi khóa tìm đến đây.

Thông qua người bạn Tây Phi Cedric, tôi đã làm quen với một người bạn lớp khác là Hasan, đến từ Arập. Gia đình anh từng đến Mỹ nhưng không thể quen với lối sống Mỹ nên đã quay về Trung Đông. Hasan học trong các trường quốc tế và giành được một vị trí ở Dartmouth. Nước Mỹ đã quyến rũ anh và anh quyết định ở lại, trở thành nhà tư vấn công nghệ. Anh thích học ở HBS nhưng cảm thấy không khí ở đây thật ngột ngạt. “Tôi có hai nhân cách, Hasan của công việc và Hasan của xã hội, và chúng rất khác nhau. Trong công việc, tôi là người nghiêm túc và chuyên nghiệp, nhưng trong xã hội, tôi thích được thoải mái. Ở đây, tôi thấy mọi người bị địa vị ám ảnh thái quá, với thương hiệu cá nhân của họ, họ không bao giờ có thể thoải mái”, Hasan nói. Anh phàn nàn bị chế nhạo vì quá nghiêm túc trong lớp. “HBS được coi là một môi trường cởi mở, nhưng tôi cảm thấy mọi điều bạn nói và làm đều bị theo dõi sát sao khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi”.

Cũng như Hasan, tôi bắt đầu cảm thấy áp lực phải tuân theo, phải chọn một trong những con đường mà HBS mang đến. Khi lần đầu đến trường, tôi đã tự thuyết phục mình rằng tôi có thể trở thành một nhân viên ngân hàng đầu tư. Tất nhiên, tôi sẽ có tiền, có địa vị. Đó sẽ là một cuộc sống sôi động ở nơi nhộn nhịp nhất, giao dịch không ngừng, làm việc với nhiều công ty và nhiều người khác nhau với nhịp độ khẩn trương. Những người bạn thông minh nhất và thú vị nhất của tôi đã trở thành nhân viên ngân hàng và làm việc rất tốt. Nhưng không ai yêu thích công việc. Bất cứ khi nào tôi có ý định gia nhập đội ngũ của họ, họ đều khuyên can tôi: “Đừng!” Họ nói rằng tôi không thể trụ được bởi tôi thiếu tính kiên nhẫn.

Học kỳ đầu tiên, trong các bữa trưa, các nhà cựu tư vấn sẽ nói chuyện về nghiệp vụ tư vấn, các cựu nhân viên ngân hàng đầu tư sẽ nói về nghiệp vụ ngân hàng đầu tư. Nhưng bài học rút ra từ cả hai giới là: đừng gia nhập giới nào cả. Được trả lương cao nhưng bạn không còn cuộc sống riêng tư. Trong một buổi nói chuyện của các nhà tư vấn, nhà quản lý khôn khéo Max nói rằng hãng của ông và đa số các hãng tư vấn lớn khác, ai đến khi còn độc thân thì sẽ vẫn độc thân, và ai đến khi đã có gia đình thì sẽ có kết cục là ly hôn. “Họ hứa hẹn hỗ trợ những người có gia đình, nhưng đến thời điểm khó khăn, những người có gia đình sẽ bị sa thải đầu tiên”. Các nhà tư vấn khác nói về vòng quay bất tận của các cuộc họp, những vụ lừa gạt khách hàng bằng cách cung cấp những lời khuyên vô dụng; về các chuyến công tác bốn ngày, bắt đầu tối chủ nhật và kết thúc vào thứ năm, đồng thời bị giam hãm trong các phòng họp khách sạn; về đời sống cá nhân sa đọa của sếp. Theo họ, điều may mắn nhất trong cái nơi cực nhọc này là đồng nghiệp của họ có khuynh hướng trở nên thông minh và suy nghĩ giống nhau.

Trong buổi nói chuyện về phố Wall, Stuart nói rằng anh cố gắng khiến chúng tôi bất mãn với phố Wall, bởi vì chỉ những ai thật sự muốn làm ở đó thì mới có thể tồn tại. Nếu bạn muốn được trả mức tiền lương cao ngất, bạn phải chấp nhận cuộc sống của bạn thuộc về họ. Họ không hề tôn trọng thời gian của bạn.

Tuy vậy, khi các hãng tư vấn và các ngân hàng đến để tuyển dụng, sinh viên vẫn đổ xô tới. Cuộc tìm kiếm diễn ra suốt một tuần, được gọi là “tuần địa ngục”, các lớp được nghỉ để sinh viên có thời gian tìm việc. Trước “tuần địa ngục”, tòa nhà Spangler đầy ắp những sinh viên chăm chăm nhìn vào màn hình máy tính, hoàn tất đơn xin việc và sục sạo cơ sở dữ liệu về cựu học sinh để tìm địa chỉ liên hệ. Một nữ sinh lớp tôi nộp đơn xin 16 việc, tất cả đều thuộc ngành ngân hàng hoặc tư vấn. Lịch phỏng vấn của cô chồng chéo dày đặc.

Ngay cả người bạn học nhóm Stephen của tôi cũng bị cuốn vào cuộc tìm kiếm đó. Tôi những tưởng anh là người lạc quan. “Anh phải làm thế, Philip. Anh không thể thờ ơ với nó. Đối với những người chưa có kinh nghiệm kinh doanh như chúng ta, điều này thậm chí còn đặc biệt quan trọng. Anh phải chứng tỏ anh có thể làm được”, Stephen nói. Tôi cố gắng nghiêm túc nhìn nhận những việc này. Tương lai của tôi thật sự phụ thuộc vào việc tôi đến hãng tư vấn này hay ngân hàng kia để có một chỗ làm trong mười tuần mùa hè hay sao? Như thể chẳng còn việc nào khác. Các bạn tôi muốn có những công việc này theo cái cách sẵn sàng chịu bất kỳ sự sỉ nhục nào để giành được nó.

***

Phạm vi công việc tôi có thể lựa chọn để thực tập mùa hè đã thu hẹp khi tôi phát hiện ra Margret đang có bầu và dự tính sẽ sinh vào tháng chín. Lúc này, nàng cũng có một công việc bán thời gian yêu thích ở Boston. Nếu tôi đi làm suốt mùa hè, tôi phải làm việc ở Boston và tầm nhìn của tôi dừng lại ở việc quản lý đầu tư. Vài tuần trước, hai ủy viên ban quản trị của một công ty quản lý quỹ lớn nhất Boston đã đến trường và vẽ ra một bức tranh màu hồng về công việc ở chỗ họ: bạn xem xét các công ty trên khắp thế giới và suy đoán xem nên đầu tư vào công ty nào. Công việc không quá vất vả và làm việc theo giờ hành chính. Vài người nói với tôi rằng công việc phóng viên trước đây có thể giúp tôi đắc lực trong môi trường như vậy vì công việc liên quan nhiều đến việc nhận xét con người, tình huống và tìm kiếm những sự thật có ích.

Càng đọc nhiều về hoạt động quản lý đầu tư tại một trong những quỹ đầu tư lớn, công việc dường như càng dễ dàng hơn. Hầu hết tất cả những việc họ làm đều theo thị trường và có thể đánh bại thị trường bằng một vài điểm cơ bản. Ngay cả khi họ thất bại, các nhà đầu tư cũng đã trơ lì đến mức không hề cảm thấy đau khổ. Các nhà quản lý quỹ nói về những ý tưởng đầu tư lớn và khuynh hướng của thế giới nguồn năng lượng thay thế/các mạng xã hội ảo… nhưng hầu hết công việc dường như liên quan đến việc định giá những tài sản lớn của các công ty hàng đầu trên thị trường. Để có thêm cảm hứng, tôi đọc sách của Peter Lynch về việc điều hành Quỹ Magellan, một trong những quỹ đầu tư lớn nhất ở Fidelity. Phương pháp của Lynch rất đơn giản. Ông quan tâm đến những dấu hiệu thị trường bình thường nhất. Khi vợ ông mua một loại bột giặt mới, ông tìm hiểu về công ty sản xuất và mua cổ phiếu của nó, càng rẻ càng tốt. Ông tìm kiếm những loại chứng khoán mà theo ông có thể tăng giá tới ba, bốn hoặc thậm chí mười lần. Đó là khoảng thời gian trước khi phương tiện truyền hình và báo chí có những chương trình hướng dẫn lựa chọn cổ phiếu. Tất cả những gì tôi có thể nói là Lynch thật đặc biệt vì đầy sinh lực và cởi mở điều còn thiếu trong nền văn hóa thống trị ngành kinh doanh này.

Tôi cũng đã đọc tiểu sử của Warren Buffett do Roger Lowenstein chấp bút, Những nguyên nhân thành công của một nhà tư bản Mỹ (The Making of an American Capitalist). Học kỳ đầu tiên, trước cuộc bầu cử tổng thống năm ngày, Buffett đã đến HBS nói chuyện trước Câu lạc bộ đảng viên Đảng Dân chủ. Khi ông bước lên sân khấu, toàn bộ thính phòng gồm 900 người đứng dậy hoan hô. Khi còn trẻ, ông không được HBS nhận vào học và đến học ở Đại học Columbia. Với tài sản ước tính 62 tỷ đô-la, Buffett là một trong những người giàu nhất thế giới. Ông có cái duyên của một người 74 tuổi. Quần áo ông ôm khít lấy vòng bụng phệ, ông cầm chai Coca-cola trong suốt buổi nói chuyện, dù chỉ nhấp một ngụm. “Chúng tôi sở hữu 8% công ty này, vì vậy các bạn phải uống nhiều cái này, hoặc ít nhất, mở nhiều chai này, dù không uống”, ông nói.

Ông nói rằng chúng tôi có thể đặt câu hỏi cho ông. Tôi nghĩ các bạn sẽ xin lời khuyên về đầu tư hoặc chứng khoán, nhưng họ lại hỏi những câu hỏi về chính trị. Giới kinh doanh Mỹ có thể làm gì đối với Iraq? Giới kinh doanh Mỹ sẽ sử dụng biện pháp ứng phó gì với tình trạng nóng lên toàn cầu? Câu trả lời của Buffett nhẹ nhàng và có thể đoán trước được. Rồi Manie, ngồi cạnh tôi trong học kỳ hai, tiến đến micro. Manie là một cô gái nhỏ bé, không thích phát biểu trước lớp, vì vậy tôi rất ngạc nhiên khi thấy cô hành động như vậy. Nhưng bằng một giọng rõ ràng, cô hỏi Buffett giải quyết tình trạng thiếu công bằng do chính sách thuế thừa kế gây ra như thế nào.

Theo Buffett, lời khuyên tốt nhất khi chọn nghề là chọn nghề bạn yêu thích. Tiền không quan trọng. Ông nói ông uống cùng một loại sô-đa như chúng tôi, ăn cùng thứ đồ ăn nhanh như chúng tôi, ngủ trên loại nệm như chúng tôi trong ít nhất bảy giờ mỗi ngày, chúng tôi không hề thiếu tiện nghi hơn ông. Điều duy nhất thật sự khác biệt là “Tôi đi máy bay khác các bạn”.

Khi đọc sách của Lowenstein , tôi nhìn thấy đằng sau thái độ kiểu bề trên là sự cần cù và nhìn xa trông rộng khác thường của ông, sự cảm nhận thần bí về các công ty, giá cả và thị trường và việc từ chối sử dụng bất kỳ cái gì khác ngoài óc phán đoán, một cây bút chì và một tập báo cáo công ty để ra quyết định. Thời thơ ấu, khi bắt đầu đưa báo và sau đó tập hợp tất cả lũ trẻ đưa báo hàng xóm thành một nhóm, Buffett đã bị ám ảnh bởi ý nghĩ tìm kiếm, bảo quản và phát triển số tiền của mình. Ông coi mỗi đồng tiền tiêu hôm nay là làm mất đi 10 đồng trong tương lai. Tôi khâm phục Buffett. Tôi nghĩ nếu ông không phải là một nhà đầu tư, có lẽ ông đã là người bán tạp hóa tỉnh lẻ, mặc một chiếc áo khoác nâu, dài đến mắt cá, ngồi đếm từng xu trong bóng chiều chạng vạng chứ nhất định không bật đèn. Ông sẽ hạnh phúc nhất khi ngồi trong một góc yên tĩnh ưa thích ở đầu cầu thang nhà mình tại Omaha, một tay cầm chai Coca-cola, tay kia cầm một bản báo cáo công ty, sục sạo để tìm cơ hội tiếp theo trong ngành dao cạo râu, các tờ báo địa phương hoặc trong lĩnh vực bảo hiểm.

Tôi không có tham vọng trở thành Lynch hay Buffett, nhưng khi nộp đơn xin việc cho mùa hè, tôi mong muốn trở thành một người phụ tá có lương cao, sống sung túc, theo đuổi đam mê, có thời gian dành cho bản thân và gia đình. Khi đứa con thứ hai sắp chào đời, những gì tôi quan tâm chỉ là vấn đề tài chính. Sự cân bằng giữa rủi ro và thu nhập cao trong công việc quản lý các quỹ đầu tư có vẻ lý tưởng. Thực ra, rủi ro thật sự duy nhất là quá nhàm chán. Khi tôi nói với Justin những điều này, anh nói tôi cần thay đổi thái độ.

“Anh không thấy những người khác coi trọng điều này như thế nào, đúng không? Anh sắp phải cạnh tranh với những người đã vạch sẵn kế hoạch làm việc trong ngành quản lý đầu tư từ khi bước chân vào trường này”. Anh ấy nói đúng. Nhiều sinh viên lập kế hoạch tìm kiếm nghề nghiệp, liên tục gọi điện cho các cựu sinh viên của trường để nhờ vả. Tôi đã đọc vài cuốn sách và cũng dành thời gian suy nghĩ về chúng.

***

Tôi được hai công ty mời đến phỏng vấn, một ở California, một ở Boston. Tối hôm trước cuộc phỏng vấn đầu tiên, công ty ở California tổ chức một bữa tiệc làm quen tại một nhà hàng vùng Alsat, cách xa quảng trường Harvard. Chúng tôi gồm 30 người tập trung trong phòng tầng hầm, được trang trí lộng lẫy. Các ủy viên ban quản trị mặc áo sơ-mi trắng và uống rượu vang đỏ, còn chúng tôi chỉ tế nhị nhấm nháp nước sô-đa. Tôi ngồi đối diện với một nhà quản lý quỹ có mái tóc bạc dựng đứng và khuôn mặt xương xẩu. Ông là một bức tranh biếm họa của sự bất mãn. Hơi thở của ông nồng nặc mùi vịt quay, mùi dung môi tẩy sơn và sự hài hước của ông thật chua cay.

Ông nói rằng ông đã là một nhà tư vấn công nghệ lâu năm, trước khi đến với giấc mơ trở thành người chọn cổ phiếu đầu tư. “Tôi sống và hít thở bằng cổ phiếu”, ông nói và nhìn tôi chằm chằm. “Đó là cách duy nhất để làm được nghề này. Tôi đọc mọi cuốn sách, tìm hiểu mọi công ty mà không đi học trường kinh doanh. Chẳng có đường tắt nào dành cho tôi. Tôi có danh mục đầu tư của riêng mình trong khi vẫn đang làm việc và không ngừng nộp đơn xin việc và cuối cùng cũng có được công việc này”. Ông hỏi chúng tôi nghiên cứu bao nhiêu tình huống điển hình để chuẩn bị cho giờ học trên lớp. “Tất cả”, tôi trả lời. Hai người Ấn Độ ngồi cùng bàn trả lời rằng họ chỉ đọc nhiều nhất là ba hoặc năm tình huống. Họ nói rằng thời gian của họ ở HBS dành để làm những việc hữu ích hơn là đọc những tình huống điển hình được trình bày cẩu thả trong môn marketing và lãnh đạo như chơi bài poker năm đêm mỗi tuần. Nhà quản lý quỹ lại thích thú với điều này. Đến giờ nghỉ, mọi người thay đổi chỗ ngồi và một nhà quản trị khác đến ngồi ở bàn chúng tôi. Ông và đồng nghiệp vừa trò chuyện về cạnh tranh vừa uống rượu vang.

Tôi muốn rời khỏi chỗ đó càng nhanh càng tốt. Không khí giá lạnh của quảng trường Harvard khiến tôi tỉnh táo hơn. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì đã rời khỏi nơi đó.

Tôi đến Spangler lúc 8 giờ 30 phút để gặp hai người phỏng vấn, một người đàn ông lớn tuổi và một phụ nữ vừa rời HBS vài năm trước, đang tỉ mẩn bóc cái nhãn plastic trên tách cà phê. Câu hỏi đầu tiên của họ là: “Trong 15 phút, bạn phải định giá thực tế để mua HBS. Bạn sẽ định giá bao nhiêu?”

Họ muốn xem tôi thực hiện quy trình định giá như thế nào.

“Ai mua?”, tôi hỏi.

“Chính anh”, người đàn ông trả lời.

“Nhưng tôi là một công ty tư nhân có kế hoạch biến HBS thành khu dưỡng lão cho các nhà quản lý cấp cao, một vụ kinh doanh trong ngành giáo dục hay một vụ khai thác bất động sản, v.v…?” Họ nhún vai. Tôi bắt đầu lập một bản quyết toán cho HBS, liệt kê các tài sản, nợ và cổ phiếu. Đầu tiên là bất động sản bên bờ sông Charles, gần Boston, gồm các tòa nhà văn phòng, các khu nhà ở, lớp học, phòng thể dục, thính phòng và một thư viện. Tôi nhặt bừa các con số. Tôi được biết, tòa nhà Spangler là tòa nhà lớn nhất của trường, có giá xây dựng khoảng 100 triệu đô-la. Tôi đoán Spangler chiếm khoảng 1/10 tổng bất động sản của cả trường. Tôi cũng cho rằng nếu toàn bộ khu trường có diện tích 44 mẫu Anh và mỗi mẫu ở khu vực này có giá khoảng một triệu đô-la, như vậy sẽ có ít nhất 44 triệu đô-la tiền đất. Như thế, một triệu đô la tiền bất động sản có được không nhỉ?

Còn các khoản tiền được hiến tặng, khoảng 1,5 tỷ đô-la, nằm trong nhiều tài khoản khác nhau. Món tiền này không thể đem ra mua bán vì nó gắn với những nhiệm vụ riêng của HBS và không dành cho bất kỳ một người chủ mới nào. Trường không có khoản nợ nào và chỉ có duy nhất một cổ đông là chính bản thân nó. Về mặt thu nhập và chi phí, tôi nhớ rằng học phí chiếm khoảng 1/3 tổng thu nhập của HBS. Còn lại 2/3 thu nhập của HBS là từ hoạt động đào tạo tại chỗ cho các tổ chức và xuất bản sách. Như vậy, nếu có 1.800 sinh viên và mỗi người đóng 38.000 đô-la học phí mỗi năm thì số học phí thu được khoảng 68 triệu đô-la, nhân con số này với ba sẽ được tổng thu nhập là 200 triệu đô-la. Vì trường hoạt động dựa trên nguyên tắc phi lợi nhuận nên mỗi năm số tiền này được dùng để chi trả các khoản theo nhiều cách, từ trả lương cho giảng viên cho đến công nhân cắt cỏ. Nếu bạn muốn HBS tạo ra lợi nhuận, ban đầu có lẽ bạn thu được một khoản tiền khá lớn, mặc dù qua thời gian, khoản lợi nhuận đó có thể giảm đi do không còn ưu đãi thuế dành cho các tổ chức phi lợi nhuận và những mối ràng buộc với Viện đại học Harvard. Nhưng giả sử bạn có thể kiếm được 20% lợi nhuận trước thuế và lãi suất, và lấy bội số giá trị bằng 15 lần tiền lãi, HBS sẽ có giá 600 triệu đô-la.

Thời gian đã hết, tôi cố hỏi thêm vài câu. Trường vẫn có thể lấy tên là HBS? Nó vẫn giữ mối ràng buộc với Harvard? Nếu không, một trong những tài sản chính của trường là các giáo viên sẽ ra sao? Họ sẽ chuyển đến một trường đại học khác? Nếu không có cách nào giữ họ lại, giá trị tài sản của trường sẽ bị giảm đáng kể. Những người phỏng vấn từ chối trả lời cụ thể. Dường như có quá nhiều biến số, và đến giờ, tờ giấy trước mặt tôi đã lộn xộn đầy những con số, những đường ngoằn ngoèo và những mũi tên chẳng dẫn đến đâu cả.

“Anh sẽ viết lên tấm séc con số bao nhiêu?”, người phụ nữ hỏi.

“Tôi được biết sân vận động Yankee ở New York có giá trị khoảng 600 triệu”, tôi nói. “Vậy, xét đến giá trị duy nhất của bất động sản của nó, ngoại trừ các khoản hiến tặng, cộng với khả năng được tiếp tục sử dụng tên Harvard là không chắc chắn, giá của nó sẽ cao hơn Yankee một chút, khoảng 700 triệu”. Họ cùng nhìn tôi ngạc nhiên trước khi ghi nhanh một điều gì đó vào tờ giấy kết quả phỏng vấn. Có lẽ họ đã ghi “người ngốc nghếch”.

Sáng hôm sau, tôi được quỹ đầu tư ở Boston phỏng vấn. Hãng này không tổ chức tiệc làm quen, chỉ có một phòng họp, tôi và hai người đàn ông da trắng mặc sơ-mi trắng, đeo cà-vạt sẫm màu.

“Anh có một bản CV đáng lưu ý”, người lớn tuổi hơn trong hai người bắt đầu. “Nhưng điều gì khiến anh cho rằng mình có thể đánh giá và chọn công ty để đầu tư?” Tôi nói nghề báo và nghiên cứu đầu tư đòi hỏi những kỹ năng tương đương thế nào, chủ yếu là khả năng phát hiện và đánh giá nhiều loại thông tin, từ những thứ có thể định lượng được đến những phán đoán mềm dẻo về tính cách. Tôi kể lại tôi từng phải trải qua những tình huống khắc nghiệt như thế nào, từ động đất cho tới các vụ tấn công khủng bố, ở những nơi tôi phải thu thập thông tin nhanh chóng và viết bài dưới sức ép của thời hạn. Họ gật đầu, ghi chép và hỏi tôi nghĩ thế nào về việc mua cổ phiếu của Apple.

Lúc đó là tháng 2 năm 2005. iPod đã là sản phẩm thành công nhanh chóng, và Apple hy vọng thành công này có thể hỗ trợ việc kinh doanh máy tính cá nhân. Vì vậy, tôi nói rằng Apple là một công ty lớn nhưng việc trước đây công ty không đạt được thành công lâu dài khiến tôi lưỡng lự. Apple luôn đổi mới nhưng lại không bền vững. Tôi tự hỏi iPod sẽ tiếp tục tạo ra lợi nhuận trong bao lâu và khách hàng sẽ chọn máy tính của Apple chỉ vì họ thành công với sản phẩm iPod hay không. Là một nhà đầu tư, tôi nên đợi xem Apple có bước tiến triển tiếp theo và cũng đợi cổ phiếu của hãng nóng lên. Tôi cũng muốn xem ngoài Steve Jobs, ai có thể điều hành công ty này. Có được một CEO xuất sắc là một lợi thế, nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro lớn. Những người phỏng vấn gật đầu với nhau và ghi nhanh một điều gì đó.

Tiếp theo, họ hỏi nguyên nhân nào khiến giá cổ phiếu thay đổi? Đó là một trong những câu hỏi không quá khó. “Mọi thứ”, tôi trả lời. Về cơ bản, giá cổ phiếu thay đổi do kỳ vọng đối với tiền lãi trong tương lai thay đổi, nhưng điều gì ảnh hưởng tới những kỳ vọng đó lại vẫn còn là điều bí ẩn. Nhiều người nói rằng thị trường được thông tin tốt đến mức mọi thay đổi đều vừa phải, căn cứ vào những dự báo chính xác về tiền lãi trong tương lai. Những người khác lại tin rằng tâm lý đám đông là một yếu tố tác động và giá cổ phiếu rốt cuộc lại bị những cảm xúc cơ bản nhất của con người tác động: tính hám lợi, nỗi sợ, sự ghen tỵ và lòng ham muốn. Tôi đã khua tay như thể đang giảng giải. Tôi cố gắng nắm bắt phản ứng của những người phỏng vấn. Nhưng khuôn mặt của họ không biểu lộ chút cảm xúc nào.

Tối hôm đó, tôi hiểu rằng không công ty nào muốn phỏng vấn tôi lần hai. Tôi đã nghĩ là mình không cần, nhưng thực ra tôi rất cần. Tôi muốn gia nhập nền văn hóa HBS bởi vì nó tỏ ra rất nhiều hứa hẹn, nhưng rồi tôi cũng không làm được bởi vì nó có vẻ quá cứng nhắc. Tôi muốn là một phần của nó, nhưng tôi đã không hoàn toàn nhập vào nó. Hóa ra đó là một cuộc đấu tranh quyết liệt hơn tôi tưởng tượng.

May mắn thay, tôi không chỉ có một mình. Một hôm, Luis dồn tôi vào một góc để hỏi tôi về kế hoạch cho mùa hè. Anh đi giày đá bóng và đang chuẩn bị ra sân.

“Cậu này, tất cả mọi thứ thật là điên rồ”, anh ta nói. “Khi đến đây, tôi mong muốn học để tự kinh doanh. Nhưng bây giờ, khi các công ty lớn và nổi tiếng như Google và Skype đều đổ xô đến đây, tôi lại nghĩ có lẽ mình phải làm việc cho một trong số họ”.

“Tôi biết”, tôi nói. “Còn tôi thì dường như tin rằng mình sẽ trở thành một nhân viên ngân hàng đầu tư. Nhưng tôi nhận ra tôi đang so sánh mình với những người khác ở đây và điều đó khiến tôi khổ sở. Tôi thấy quá mệt mỏi”.

“Anh phải tin vào những điều anh muốn làm ở đây. Anh có biết điều gì khiến tôi ngừng theo đuổi những thứ đó không? Tôi nghe nói có những người nhận được những công việc buồn tẻ trong mùa hè này. Đối với những gã như anh và tôi, điều đó thật bất công”. Luis quyết định sẽ quay về nhà ở Madrid và dành kỳ nghỉ hè để giúp một công ty du lịch trực tuyến của Mỹ thâm nhập thị trường châu Âu. “Tôi có thể làm vào thời gian rảnh rỗi. Không có ai quản lý”, anh nói.

Justin xin làm việc cho một ngân hàng đầu tư và anh đã được nhận. “Sẽ rất tuyệt vời”, anh nói với tôi, vẫy vẫy lá thư mời về phía tôi.

“Không tuyệt vời lắm đâu”.

“Tôi không muốn nghe anh đâu”, anh ta nói, bịt chặt tai lại. “Anh toàn nói những thứ vớ vẩn. Tôi yêu nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, tôi yêu nghiệp vụ ngân hàng đầu tư”.

Annett có nơi làm việc tuyệt vời nhất. Cô đến HBS bằng học bổng của một ngân hàng đầu tư hàng đầu, ngân hàng này trả học phí cho cô, đảm bảo cho cô chỗ thực tập mùa hè và một chỗ làm sau khi tốt nghiệp. Nhưng triển vọng phải quay về phố Wall khiến cô chán nản.

“Tôi biết tương lai của tôi nếu tôi quay lại”, cô nói với tôi. “Tôi sẽ ở đó suốt phần đời còn lại. Tiền bạc và địa vị là những thứ gây nghiện”. Cô muốn từ bỏ ngành tài chính và làm việc cho một công ty bán sản phẩm thật sự chứ không phải những thứ vô hình. Cô đã nhận được lời mời làm việc cho phòng marketing của một hãng thời trang trong mùa hè này. Mức lương chỉ bằng một nửa mức ngân hàng đề nghị, cô sẽ bị tước học bổng và khoản học phí 60.000 đô-la. “Mỗi khi đối mặt với một tình thế khó xử, tôi thường làm điều mình luôn làm. Tôi tự giam mình lại và buộc mình phải tự đưa ra quyết định. Tôi phải từ bỏ ngành tài chính”.

Từ trước đến nay, cô luôn làm theo một công thức thành công và cô đã thực hiện nó rất hiệu quả. Điều khiến cô khó nghĩ khi chọn làm việc cho hãng thời trang là phản ứng của những người thân. Họ cản trở, và sự cản trở đó khiến cô càng quyết tâm hơn. Như thể cô đã đánh rơi chiếc khăn che giấu một phần bí mật của tâm hồn. Cô có điên rồ không? Bao nhiêu người phấn đấu cật lực để có được cơ hội mà cô có ở phố Wall? Vì sao cô đã làm tất cả để đạt được vị trí hiện nay rồi lại thay đổi như vậy? Đó cũng chính là cảm giác của tôi khi từ bỏ công việc ở Paris. Mọi người đã hỏi có chuyện gì không ổn với tôi. Vì sao tôi lại có thể từ bỏ một công việc tuyệt vời như thế? Vì sao tôi lại cảm thấy chán nản khi đạt được vị trí này để rồi từ bỏ nó và bắt đầu lại từ đầu? Nhưng giống như Annett, tôi biết mình muốn gì.

Bạn nghĩ rằng chúng ta là giới trí thức tinh hoa, nhưng không phải. Chúng ta không phải là giới ưu tú cha truyền con nối, và đương nhiên cũng không phải là giới ưu tú về nghệ thuật hay sáng tạo. Chúng ta được chuẩn bị để trở thành giới ưu tú có thẩm quyền… chúng ta được đào tạo để trở thành những người đúng mực trên bàn tiệc. Chúng ta được trao những công cụ để bước ra và điều hành.

― Laurence Shames, Thời đại lớn: HBS là lớp học thành công nhất và nó định hướng nước Mỹ như thế nào

Trong một buổi sáng ở New York, ngay trước khi bước vào học kỳ 2 của Chương trình bắt buộc, tôi đã gặp Justin, người bạn tôi quen thời học Chương trình dự bị. Chúng tôi tới một quán cà phê Cuba trong khu Upper West Side. Chúng tôi cần tìm việc cho mùa hè tới và Justin đang nghĩ xem mình nên làm gì. Những người khuyến khích anh học kinh doanh khuyên anh nên làm vài năm trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư. Lý do là anh sẽ được coi trọng nếu từng làm việc vài năm ở phố Wall, nếu không, anh sẽ gặp nhiều khó khăn. Justin vẫn chưa dứt khoát.

“Tôi không chắc tôi có thể làm được không”, anh vừa nhấp một ngụm cà phê vừa nói. “Nghiệp vụ tài chính không phải là sở trường của tôi.”

“Anh có muốn làm việc trong ngành tài chính không?”

“Không thật sự muốn”.

“Vậy vì sao anh lại làm?”

“Vì nó có ích. Tôi, cũng giống như mọi người ở HBS, đều phải làm việc hai năm trong ngành ngân hàng hoặc tư vấn, bởi nếu không, các công ty sẽ xem thường tôi.”

“Vậy thì cứ thế mà tiến tới. Chui vào chốn nguy hiểm ấy đi”.

“Thế vì sao anh không cùng chui vào chốn nguy hiểm ấy?”

“Đôi khi tôi cũng muốn vì như thế sẽ tốt cho tôi. Nhưng tôi biết rằng mình không thể. Tôi còn có trách nhiệm “gia đình” và “luôn bên cạnh con trong khi chúng lớn lên”. Tôi muốn làm công việc đó để phát triển sự nghiệp của mình, và chắc là sẽ rất thú vị, nhưng tôi lại ghét bị ra lệnh”. Mỗi khi bị một công việc lương cao nhưng vất vả cám dỗ, tôi thường nhớ lại thời gian làm phóng viên, được giao những nhiệm vụ ngu ngốc, miễn cưỡng ngồi trong khách sạn hoặc máy bay như thế nào, thực hiện các mệnh lệnh của sếp và nhớ nhà ra sao. Liệu tôi có thể chấp nhận cuộc sống của một nhân viên ngân hàng cấp thấp, chỉ chăm chăm bên máy tính hàng giờ, uống cà phê rẻ tiền, xây dựng những mô hình tài chính không ai đọc và lắng nghe đối tác cấp cao than vãn về cuộc hôn nhân tan vỡ của ông ta. Vì sao tôi lại làm thế với mình, cho dù để nhận được khoản tiền lớn đến vậy? Nhưng khi đến HBS, tôi nghĩ kinh doanh là cái gì? Là thi ca chăng?

“Tôi hiểu ý anh”, Justin nói. “Mùa hè năm ngoái, tôi đã nói chuyện với một người ở Goldman Sachs. Anh ấy nói đã ở lỳ trong văn phòng 67 ngày. Ngày đi làm đầu tiên anh ta đến văn phòng và rồi không ra khỏi đó nữa”.

***

Cuộc chạy đua tìm việc cho kỳ nghỉ hè bắt đầu khi chúng tôi quay lại trường. Một công việc thực tập tốt là yếu tố cần thiết để có được công việc tốt sau khi tốt nghiệp. Đối với nhiều công ty, đặc biệt là các ngân hàng hàng đầu, các hãng cổ phần tư nhân, và các quỹ bảo hiểm, nếu bạn không thực tập ở chỗ họ, bạn sẽ không có cơ hội làm việc cho họ sau này. Đối với các công ty khác, thành tích tốt trong đợt thực tập đảm bảo có một công việc sau này và không cần lo lắng trong năm thứ hai nữa. Đối với nhiều người, kết quả thực tập còn còn quyết định cả sự nghiệp của họ. Đây là thời điểm tờ Harbus đăng một bài báo với tiêu đề “Thất vọng ở HBS”. Tác giả bài báo là một sinh viên đang phải đấu tranh với nỗi thất vọng và muốn giúp những người khác, những người không đạt được vị trí mong muốn trong môi trường cạnh tranh này. Tác giả viết trong năm đầu tiên ở HBS, cô đã có ý định tự sát ba lần. Thoạt đầu mọi thứ rất tốt, nhưng rồi một ngày cô cảm thấy chán nản. Cảm giác này nhanh chóng tạo thành một nỗi buồn khôn nguôi. Cô không thể hiểu vì sao ai cũng có vẻ hạnh phúc. Đồng thời, cô cũng đang đấu tranh với một câu hỏi lớn tôi muốn làm gì trong quãng đợi còn lại? và né tránh các cuộc điện thoại của các nhà tuyển dụng. Ngày nào cũng vẫn những gương mặt đó trong lớp khiến cô mệt mỏi. Cô khóc đến khi ngủ thiếp đi. Cô không còn hứng thú học tập nữa. Tình trạng này kéo dài. “Tôi bắt đầu ghét mình vì đã đăng ký học ở HBS”, cô viết, “rồi một hôm tôi không dậy nữa”. Tôi nằm trên giường suốt ngày, chỉ khóc và khóc. Một cảm giác bình tĩnh kỳ lạ xâm chiếm tôi. “Mọi thứ sẽ kết thúc nếu tôi tự sát, rồi mọi thứ sẽ qua đi”, tôi nghĩ. Vì vậy, tôi đi đến cầu và đứng ở đó gần một giờ. Nhưng tôi không dám nhảy xuống”.

May mắn thay, cô đã tĩnh trí lại, nhưng không phải chỉ mình cô trải qua những cảm xúc như vậy. Chúng tôi là tầng lớp “thành đạt nhanh nhưng không vững chắc”, đó là cụm từ mà tôi được nghe nhiều lần. Không ai phải đối mặt với nạn thất nghiệp hay làm công việc có đồng lương chết đói. Thay vào đó, chúng tôi được làm trong những lĩnh vực cao cấp, bản CV của chúng tôi đầy những thành tựu nghề nghiệp. Nhà trường đã áp dụng nhiều biện pháp giúp chúng tôi bình tĩnh lại. Họ động viên chúng tôi trước kỳ thi giữa kỳ đầu tiên. Thầy Podolny có bài nói chuyện về sự may mắn. Thậm chí có cả một phòng tập thể dục với đầy đủ trang thiết bị nhằm giúp chúng tôi thư giãn. Một nhà tư vấn tâm lý đặt văn phòng ở tòa nhà Spangler và có đến 80, 90 sinh viên mỗi khóa tìm đến đây.

Thông qua người bạn Tây Phi Cedric, tôi đã làm quen với một người bạn lớp khác là Hasan, đến từ Arập. Gia đình anh từng đến Mỹ nhưng không thể quen với lối sống Mỹ nên đã quay về Trung Đông. Hasan học trong các trường quốc tế và giành được một vị trí ở Dartmouth. Nước Mỹ đã quyến rũ anh và anh quyết định ở lại, trở thành nhà tư vấn công nghệ. Anh thích học ở HBS nhưng cảm thấy không khí ở đây thật ngột ngạt. “Tôi có hai nhân cách, Hasan của công việc và Hasan của xã hội, và chúng rất khác nhau. Trong công việc, tôi là người nghiêm túc và chuyên nghiệp, nhưng trong xã hội, tôi thích được thoải mái. Ở đây, tôi thấy mọi người bị địa vị ám ảnh thái quá, với thương hiệu cá nhân của họ, họ không bao giờ có thể thoải mái”, Hasan nói. Anh phàn nàn bị chế nhạo vì quá nghiêm túc trong lớp. “HBS được coi là một môi trường cởi mở, nhưng tôi cảm thấy mọi điều bạn nói và làm đều bị theo dõi sát sao khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi”.

Cũng như Hasan, tôi bắt đầu cảm thấy áp lực phải tuân theo, phải chọn một trong những con đường mà HBS mang đến. Khi lần đầu đến trường, tôi đã tự thuyết phục mình rằng tôi có thể trở thành một nhân viên ngân hàng đầu tư. Tất nhiên, tôi sẽ có tiền, có địa vị. Đó sẽ là một cuộc sống sôi động ở nơi nhộn nhịp nhất, giao dịch không ngừng, làm việc với nhiều công ty và nhiều người khác nhau với nhịp độ khẩn trương. Những người bạn thông minh nhất và thú vị nhất của tôi đã trở thành nhân viên ngân hàng và làm việc rất tốt. Nhưng không ai yêu thích công việc. Bất cứ khi nào tôi có ý định gia nhập đội ngũ của họ, họ đều khuyên can tôi: “Đừng!” Họ nói rằng tôi không thể trụ được bởi tôi thiếu tính kiên nhẫn.

Học kỳ đầu tiên, trong các bữa trưa, các nhà cựu tư vấn sẽ nói chuyện về nghiệp vụ tư vấn, các cựu nhân viên ngân hàng đầu tư sẽ nói về nghiệp vụ ngân hàng đầu tư. Nhưng bài học rút ra từ cả hai giới là: đừng gia nhập giới nào cả. Được trả lương cao nhưng bạn không còn cuộc sống riêng tư. Trong một buổi nói chuyện của các nhà tư vấn, nhà quản lý khôn khéo Max nói rằng hãng của ông và đa số các hãng tư vấn lớn khác, ai đến khi còn độc thân thì sẽ vẫn độc thân, và ai đến khi đã có gia đình thì sẽ có kết cục là ly hôn. “Họ hứa hẹn hỗ trợ những người có gia đình, nhưng đến thời điểm khó khăn, những người có gia đình sẽ bị sa thải đầu tiên”. Các nhà tư vấn khác nói về vòng quay bất tận của các cuộc họp, những vụ lừa gạt khách hàng bằng cách cung cấp những lời khuyên vô dụng; về các chuyến công tác bốn ngày, bắt đầu tối chủ nhật và kết thúc vào thứ năm, đồng thời bị giam hãm trong các phòng họp khách sạn; về đời sống cá nhân sa đọa của sếp. Theo họ, điều may mắn nhất trong cái nơi cực nhọc này là đồng nghiệp của họ có khuynh hướng trở nên thông minh và suy nghĩ giống nhau.

Trong buổi nói chuyện về phố Wall, Stuart nói rằng anh cố gắng khiến chúng tôi bất mãn với phố Wall, bởi vì chỉ những ai thật sự muốn làm ở đó thì mới có thể tồn tại. Nếu bạn muốn được trả mức tiền lương cao ngất, bạn phải chấp nhận cuộc sống của bạn thuộc về họ. Họ không hề tôn trọng thời gian của bạn.

Tuy vậy, khi các hãng tư vấn và các ngân hàng đến để tuyển dụng, sinh viên vẫn đổ xô tới. Cuộc tìm kiếm diễn ra suốt một tuần, được gọi là “tuần địa ngục”, các lớp được nghỉ để sinh viên có thời gian tìm việc. Trước “tuần địa ngục”, tòa nhà Spangler đầy ắp những sinh viên chăm chăm nhìn vào màn hình máy tính, hoàn tất đơn xin việc và sục sạo cơ sở dữ liệu về cựu học sinh để tìm địa chỉ liên hệ. Một nữ sinh lớp tôi nộp đơn xin 16 việc, tất cả đều thuộc ngành ngân hàng hoặc tư vấn. Lịch phỏng vấn của cô chồng chéo dày đặc.

Ngay cả người bạn học nhóm Stephen của tôi cũng bị cuốn vào cuộc tìm kiếm đó. Tôi những tưởng anh là người lạc quan. “Anh phải làm thế, Philip. Anh không thể thờ ơ với nó. Đối với những người chưa có kinh nghiệm kinh doanh như chúng ta, điều này thậm chí còn đặc biệt quan trọng. Anh phải chứng tỏ anh có thể làm được”, Stephen nói. Tôi cố gắng nghiêm túc nhìn nhận những việc này. Tương lai của tôi thật sự phụ thuộc vào việc tôi đến hãng tư vấn này hay ngân hàng kia để có một chỗ làm trong mười tuần mùa hè hay sao? Như thể chẳng còn việc nào khác. Các bạn tôi muốn có những công việc này theo cái cách sẵn sàng chịu bất kỳ sự sỉ nhục nào để giành được nó.

***

Phạm vi công việc tôi có thể lựa chọn để thực tập mùa hè đã thu hẹp khi tôi phát hiện ra Margret đang có bầu và dự tính sẽ sinh vào tháng chín. Lúc này, nàng cũng có một công việc bán thời gian yêu thích ở Boston. Nếu tôi đi làm suốt mùa hè, tôi phải làm việc ở Boston và tầm nhìn của tôi dừng lại ở việc quản lý đầu tư. Vài tuần trước, hai ủy viên ban quản trị của một công ty quản lý quỹ lớn nhất Boston đã đến trường và vẽ ra một bức tranh màu hồng về công việc ở chỗ họ: bạn xem xét các công ty trên khắp thế giới và suy đoán xem nên đầu tư vào công ty nào. Công việc không quá vất vả và làm việc theo giờ hành chính. Vài người nói với tôi rằng công việc phóng viên trước đây có thể giúp tôi đắc lực trong môi trường như vậy vì công việc liên quan nhiều đến việc nhận xét con người, tình huống và tìm kiếm những sự thật có ích.

Càng đọc nhiều về hoạt động quản lý đầu tư tại một trong những quỹ đầu tư lớn, công việc dường như càng dễ dàng hơn. Hầu hết tất cả những việc họ làm đều theo thị trường và có thể đánh bại thị trường bằng một vài điểm cơ bản. Ngay cả khi họ thất bại, các nhà đầu tư cũng đã trơ lì đến mức không hề cảm thấy đau khổ. Các nhà quản lý quỹ nói về những ý tưởng đầu tư lớn và khuynh hướng của thế giới nguồn năng lượng thay thế/các mạng xã hội ảo… nhưng hầu hết công việc dường như liên quan đến việc định giá những tài sản lớn của các công ty hàng đầu trên thị trường. Để có thêm cảm hứng, tôi đọc sách của Peter Lynch về việc điều hành Quỹ Magellan, một trong những quỹ đầu tư lớn nhất ở Fidelity. Phương pháp của Lynch rất đơn giản. Ông quan tâm đến những dấu hiệu thị trường bình thường nhất. Khi vợ ông mua một loại bột giặt mới, ông tìm hiểu về công ty sản xuất và mua cổ phiếu của nó, càng rẻ càng tốt. Ông tìm kiếm những loại chứng khoán mà theo ông có thể tăng giá tới ba, bốn hoặc thậm chí mười lần. Đó là khoảng thời gian trước khi phương tiện truyền hình và báo chí có những chương trình hướng dẫn lựa chọn cổ phiếu. Tất cả những gì tôi có thể nói là Lynch thật đặc biệt vì đầy sinh lực và cởi mở điều còn thiếu trong nền văn hóa thống trị ngành kinh doanh này.

Tôi cũng đã đọc tiểu sử của Warren Buffett do Roger Lowenstein chấp bút, Những nguyên nhân thành công của một nhà tư bản Mỹ (The Making of an American Capitalist). Học kỳ đầu tiên, trước cuộc bầu cử tổng thống năm ngày, Buffett đã đến HBS nói chuyện trước Câu lạc bộ đảng viên Đảng Dân chủ. Khi ông bước lên sân khấu, toàn bộ thính phòng gồm 900 người đứng dậy hoan hô. Khi còn trẻ, ông không được HBS nhận vào học và đến học ở Đại học Columbia. Với tài sản ước tính 62 tỷ đô-la, Buffett là một trong những người giàu nhất thế giới. Ông có cái duyên của một người 74 tuổi. Quần áo ông ôm khít lấy vòng bụng phệ, ông cầm chai Coca-cola trong suốt buổi nói chuyện, dù chỉ nhấp một ngụm. “Chúng tôi sở hữu 8% công ty này, vì vậy các bạn phải uống nhiều cái này, hoặc ít nhất, mở nhiều chai này, dù không uống”, ông nói.

Ông nói rằng chúng tôi có thể đặt câu hỏi cho ông. Tôi nghĩ các bạn sẽ xin lời khuyên về đầu tư hoặc chứng khoán, nhưng họ lại hỏi những câu hỏi về chính trị. Giới kinh doanh Mỹ có thể làm gì đối với Iraq? Giới kinh doanh Mỹ sẽ sử dụng biện pháp ứng phó gì với tình trạng nóng lên toàn cầu? Câu trả lời của Buffett nhẹ nhàng và có thể đoán trước được. Rồi Manie, ngồi cạnh tôi trong học kỳ hai, tiến đến micro. Manie là một cô gái nhỏ bé, không thích phát biểu trước lớp, vì vậy tôi rất ngạc nhiên khi thấy cô hành động như vậy. Nhưng bằng một giọng rõ ràng, cô hỏi Buffett giải quyết tình trạng thiếu công bằng do chính sách thuế thừa kế gây ra như thế nào.

Theo Buffett, lời khuyên tốt nhất khi chọn nghề là chọn nghề bạn yêu thích. Tiền không quan trọng. Ông nói ông uống cùng một loại sô-đa như chúng tôi, ăn cùng thứ đồ ăn nhanh như chúng tôi, ngủ trên loại nệm như chúng tôi trong ít nhất bảy giờ mỗi ngày, chúng tôi không hề thiếu tiện nghi hơn ông. Điều duy nhất thật sự khác biệt là “Tôi đi máy bay khác các bạn”.

Khi đọc sách của Lowenstein , tôi nhìn thấy đằng sau thái độ kiểu bề trên là sự cần cù và nhìn xa trông rộng khác thường của ông, sự cảm nhận thần bí về các công ty, giá cả và thị trường và việc từ chối sử dụng bất kỳ cái gì khác ngoài óc phán đoán, một cây bút chì và một tập báo cáo công ty để ra quyết định. Thời thơ ấu, khi bắt đầu đưa báo và sau đó tập hợp tất cả lũ trẻ đưa báo hàng xóm thành một nhóm, Buffett đã bị ám ảnh bởi ý nghĩ tìm kiếm, bảo quản và phát triển số tiền của mình. Ông coi mỗi đồng tiền tiêu hôm nay là làm mất đi 10 đồng trong tương lai. Tôi khâm phục Buffett. Tôi nghĩ nếu ông không phải là một nhà đầu tư, có lẽ ông đã là người bán tạp hóa tỉnh lẻ, mặc một chiếc áo khoác nâu, dài đến mắt cá, ngồi đếm từng xu trong bóng chiều chạng vạng chứ nhất định không bật đèn. Ông sẽ hạnh phúc nhất khi ngồi trong một góc yên tĩnh ưa thích ở đầu cầu thang nhà mình tại Omaha, một tay cầm chai Coca-cola, tay kia cầm một bản báo cáo công ty, sục sạo để tìm cơ hội tiếp theo trong ngành dao cạo râu, các tờ báo địa phương hoặc trong lĩnh vực bảo hiểm.

Tôi không có tham vọng trở thành Lynch hay Buffett, nhưng khi nộp đơn xin việc cho mùa hè, tôi mong muốn trở thành một người phụ tá có lương cao, sống sung túc, theo đuổi đam mê, có thời gian dành cho bản thân và gia đình. Khi đứa con thứ hai sắp chào đời, những gì tôi quan tâm chỉ là vấn đề tài chính. Sự cân bằng giữa rủi ro và thu nhập cao trong công việc quản lý các quỹ đầu tư có vẻ lý tưởng. Thực ra, rủi ro thật sự duy nhất là quá nhàm chán. Khi tôi nói với Justin những điều này, anh nói tôi cần thay đổi thái độ.

“Anh không thấy những người khác coi trọng điều này như thế nào, đúng không? Anh sắp phải cạnh tranh với những người đã vạch sẵn kế hoạch làm việc trong ngành quản lý đầu tư từ khi bước chân vào trường này”. Anh ấy nói đúng. Nhiều sinh viên lập kế hoạch tìm kiếm nghề nghiệp, liên tục gọi điện cho các cựu sinh viên của trường để nhờ vả. Tôi đã đọc vài cuốn sách và cũng dành thời gian suy nghĩ về chúng.

***

Tôi được hai công ty mời đến phỏng vấn, một ở California, một ở Boston. Tối hôm trước cuộc phỏng vấn đầu tiên, công ty ở California tổ chức một bữa tiệc làm quen tại một nhà hàng vùng Alsat, cách xa quảng trường Harvard. Chúng tôi gồm 30 người tập trung trong phòng tầng hầm, được trang trí lộng lẫy. Các ủy viên ban quản trị mặc áo sơ-mi trắng và uống rượu vang đỏ, còn chúng tôi chỉ tế nhị nhấm nháp nước sô-đa. Tôi ngồi đối diện với một nhà quản lý quỹ có mái tóc bạc dựng đứng và khuôn mặt xương xẩu. Ông là một bức tranh biếm họa của sự bất mãn. Hơi thở của ông nồng nặc mùi vịt quay, mùi dung môi tẩy sơn và sự hài hước của ông thật chua cay.

Ông nói rằng ông đã là một nhà tư vấn công nghệ lâu năm, trước khi đến với giấc mơ trở thành người chọn cổ phiếu đầu tư. “Tôi sống và hít thở bằng cổ phiếu”, ông nói và nhìn tôi chằm chằm. “Đó là cách duy nhất để làm được nghề này. Tôi đọc mọi cuốn sách, tìm hiểu mọi công ty mà không đi học trường kinh doanh. Chẳng có đường tắt nào dành cho tôi. Tôi có danh mục đầu tư của riêng mình trong khi vẫn đang làm việc và không ngừng nộp đơn xin việc và cuối cùng cũng có được công việc này”. Ông hỏi chúng tôi nghiên cứu bao nhiêu tình huống điển hình để chuẩn bị cho giờ học trên lớp. “Tất cả”, tôi trả lời. Hai người Ấn Độ ngồi cùng bàn trả lời rằng họ chỉ đọc nhiều nhất là ba hoặc năm tình huống. Họ nói rằng thời gian của họ ở HBS dành để làm những việc hữu ích hơn là đọc những tình huống điển hình được trình bày cẩu thả trong môn marketing và lãnh đạo như chơi bài poker năm đêm mỗi tuần. Nhà quản lý quỹ lại thích thú với điều này. Đến giờ nghỉ, mọi người thay đổi chỗ ngồi và một nhà quản trị khác đến ngồi ở bàn chúng tôi. Ông và đồng nghiệp vừa trò chuyện về cạnh tranh vừa uống rượu vang.

Tôi muốn rời khỏi chỗ đó càng nhanh càng tốt. Không khí giá lạnh của quảng trường Harvard khiến tôi tỉnh táo hơn. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì đã rời khỏi nơi đó.

Tôi đến Spangler lúc 8 giờ 30 phút để gặp hai người phỏng vấn, một người đàn ông lớn tuổi và một phụ nữ vừa rời HBS vài năm trước, đang tỉ mẩn bóc cái nhãn plastic trên tách cà phê. Câu hỏi đầu tiên của họ là: “Trong 15 phút, bạn phải định giá thực tế để mua HBS. Bạn sẽ định giá bao nhiêu?”

Họ muốn xem tôi thực hiện quy trình định giá như thế nào.

“Ai mua?”, tôi hỏi.

“Chính anh”, người đàn ông trả lời.

“Nhưng tôi là một công ty tư nhân có kế hoạch biến HBS thành khu dưỡng lão cho các nhà quản lý cấp cao, một vụ kinh doanh trong ngành giáo dục hay một vụ khai thác bất động sản, v.v…?” Họ nhún vai. Tôi bắt đầu lập một bản quyết toán cho HBS, liệt kê các tài sản, nợ và cổ phiếu. Đầu tiên là bất động sản bên bờ sông Charles, gần Boston, gồm các tòa nhà văn phòng, các khu nhà ở, lớp học, phòng thể dục, thính phòng và một thư viện. Tôi nhặt bừa các con số. Tôi được biết, tòa nhà Spangler là tòa nhà lớn nhất của trường, có giá xây dựng khoảng 100 triệu đô-la. Tôi đoán Spangler chiếm khoảng 1/10 tổng bất động sản của cả trường. Tôi cũng cho rằng nếu toàn bộ khu trường có diện tích 44 mẫu Anh và mỗi mẫu ở khu vực này có giá khoảng một triệu đô-la, như vậy sẽ có ít nhất 44 triệu đô-la tiền đất. Như thế, một triệu đô la tiền bất động sản có được không nhỉ?

Còn các khoản tiền được hiến tặng, khoảng 1,5 tỷ đô-la, nằm trong nhiều tài khoản khác nhau. Món tiền này không thể đem ra mua bán vì nó gắn với những nhiệm vụ riêng của HBS và không dành cho bất kỳ một người chủ mới nào. Trường không có khoản nợ nào và chỉ có duy nhất một cổ đông là chính bản thân nó. Về mặt thu nhập và chi phí, tôi nhớ rằng học phí chiếm khoảng 1/3 tổng thu nhập của HBS. Còn lại 2/3 thu nhập của HBS là từ hoạt động đào tạo tại chỗ cho các tổ chức và xuất bản sách. Như vậy, nếu có 1.800 sinh viên và mỗi người đóng 38.000 đô-la học phí mỗi năm thì số học phí thu được khoảng 68 triệu đô-la, nhân con số này với ba sẽ được tổng thu nhập là 200 triệu đô-la. Vì trường hoạt động dựa trên nguyên tắc phi lợi nhuận nên mỗi năm số tiền này được dùng để chi trả các khoản theo nhiều cách, từ trả lương cho giảng viên cho đến công nhân cắt cỏ. Nếu bạn muốn HBS tạo ra lợi nhuận, ban đầu có lẽ bạn thu được một khoản tiền khá lớn, mặc dù qua thời gian, khoản lợi nhuận đó có thể giảm đi do không còn ưu đãi thuế dành cho các tổ chức phi lợi nhuận và những mối ràng buộc với Viện đại học Harvard. Nhưng giả sử bạn có thể kiếm được 20% lợi nhuận trước thuế và lãi suất, và lấy bội số giá trị bằng 15 lần tiền lãi, HBS sẽ có giá 600 triệu đô-la.

Thời gian đã hết, tôi cố hỏi thêm vài câu. Trường vẫn có thể lấy tên là HBS? Nó vẫn giữ mối ràng buộc với Harvard? Nếu không, một trong những tài sản chính của trường là các giáo viên sẽ ra sao? Họ sẽ chuyển đến một trường đại học khác? Nếu không có cách nào giữ họ lại, giá trị tài sản của trường sẽ bị giảm đáng kể. Những người phỏng vấn từ chối trả lời cụ thể. Dường như có quá nhiều biến số, và đến giờ, tờ giấy trước mặt tôi đã lộn xộn đầy những con số, những đường ngoằn ngoèo và những mũi tên chẳng dẫn đến đâu cả.

“Anh sẽ viết lên tấm séc con số bao nhiêu?”, người phụ nữ hỏi.

“Tôi được biết sân vận động Yankee ở New York có giá trị khoảng 600 triệu”, tôi nói. “Vậy, xét đến giá trị duy nhất của bất động sản của nó, ngoại trừ các khoản hiến tặng, cộng với khả năng được tiếp tục sử dụng tên Harvard là không chắc chắn, giá của nó sẽ cao hơn Yankee một chút, khoảng 700 triệu”. Họ cùng nhìn tôi ngạc nhiên trước khi ghi nhanh một điều gì đó vào tờ giấy kết quả phỏng vấn. Có lẽ họ đã ghi “người ngốc nghếch”.

Sáng hôm sau, tôi được quỹ đầu tư ở Boston phỏng vấn. Hãng này không tổ chức tiệc làm quen, chỉ có một phòng họp, tôi và hai người đàn ông da trắng mặc sơ-mi trắng, đeo cà-vạt sẫm màu.

“Anh có một bản CV đáng lưu ý”, người lớn tuổi hơn trong hai người bắt đầu. “Nhưng điều gì khiến anh cho rằng mình có thể đánh giá và chọn công ty để đầu tư?” Tôi nói nghề báo và nghiên cứu đầu tư đòi hỏi những kỹ năng tương đương thế nào, chủ yếu là khả năng phát hiện và đánh giá nhiều loại thông tin, từ những thứ có thể định lượng được đến những phán đoán mềm dẻo về tính cách. Tôi kể lại tôi từng phải trải qua những tình huống khắc nghiệt như thế nào, từ động đất cho tới các vụ tấn công khủng bố, ở những nơi tôi phải thu thập thông tin nhanh chóng và viết bài dưới sức ép của thời hạn. Họ gật đầu, ghi chép và hỏi tôi nghĩ thế nào về việc mua cổ phiếu của Apple.

Lúc đó là tháng 2 năm 2005. iPod đã là sản phẩm thành công nhanh chóng, và Apple hy vọng thành công này có thể hỗ trợ việc kinh doanh máy tính cá nhân. Vì vậy, tôi nói rằng Apple là một công ty lớn nhưng việc trước đây công ty không đạt được thành công lâu dài khiến tôi lưỡng lự. Apple luôn đổi mới nhưng lại không bền vững. Tôi tự hỏi iPod sẽ tiếp tục tạo ra lợi nhuận trong bao lâu và khách hàng sẽ chọn máy tính của Apple chỉ vì họ thành công với sản phẩm iPod hay không. Là một nhà đầu tư, tôi nên đợi xem Apple có bước tiến triển tiếp theo và cũng đợi cổ phiếu của hãng nóng lên. Tôi cũng muốn xem ngoài Steve Jobs, ai có thể điều hành công ty này. Có được một CEO xuất sắc là một lợi thế, nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro lớn. Những người phỏng vấn gật đầu với nhau và ghi nhanh một điều gì đó.

Tiếp theo, họ hỏi nguyên nhân nào khiến giá cổ phiếu thay đổi? Đó là một trong những câu hỏi không quá khó. “Mọi thứ”, tôi trả lời. Về cơ bản, giá cổ phiếu thay đổi do kỳ vọng đối với tiền lãi trong tương lai thay đổi, nhưng điều gì ảnh hưởng tới những kỳ vọng đó lại vẫn còn là điều bí ẩn. Nhiều người nói rằng thị trường được thông tin tốt đến mức mọi thay đổi đều vừa phải, căn cứ vào những dự báo chính xác về tiền lãi trong tương lai. Những người khác lại tin rằng tâm lý đám đông là một yếu tố tác động và giá cổ phiếu rốt cuộc lại bị những cảm xúc cơ bản nhất của con người tác động: tính hám lợi, nỗi sợ, sự ghen tỵ và lòng ham muốn. Tôi đã khua tay như thể đang giảng giải. Tôi cố gắng nắm bắt phản ứng của những người phỏng vấn. Nhưng khuôn mặt của họ không biểu lộ chút cảm xúc nào.

Tối hôm đó, tôi hiểu rằng không công ty nào muốn phỏng vấn tôi lần hai. Tôi đã nghĩ là mình không cần, nhưng thực ra tôi rất cần. Tôi muốn gia nhập nền văn hóa HBS bởi vì nó tỏ ra rất nhiều hứa hẹn, nhưng rồi tôi cũng không làm được bởi vì nó có vẻ quá cứng nhắc. Tôi muốn là một phần của nó, nhưng tôi đã không hoàn toàn nhập vào nó. Hóa ra đó là một cuộc đấu tranh quyết liệt hơn tôi tưởng tượng.

May mắn thay, tôi không chỉ có một mình. Một hôm, Luis dồn tôi vào một góc để hỏi tôi về kế hoạch cho mùa hè. Anh đi giày đá bóng và đang chuẩn bị ra sân.

“Cậu này, tất cả mọi thứ thật là điên rồ”, anh ta nói. “Khi đến đây, tôi mong muốn học để tự kinh doanh. Nhưng bây giờ, khi các công ty lớn và nổi tiếng như Google và Skype đều đổ xô đến đây, tôi lại nghĩ có lẽ mình phải làm việc cho một trong số họ”.

“Tôi biết”, tôi nói. “Còn tôi thì dường như tin rằng mình sẽ trở thành một nhân viên ngân hàng đầu tư. Nhưng tôi nhận ra tôi đang so sánh mình với những người khác ở đây và điều đó khiến tôi khổ sở. Tôi thấy quá mệt mỏi”.

“Anh phải tin vào những điều anh muốn làm ở đây. Anh có biết điều gì khiến tôi ngừng theo đuổi những thứ đó không? Tôi nghe nói có những người nhận được những công việc buồn tẻ trong mùa hè này. Đối với những gã như anh và tôi, điều đó thật bất công”. Luis quyết định sẽ quay về nhà ở Madrid và dành kỳ nghỉ hè để giúp một công ty du lịch trực tuyến của Mỹ thâm nhập thị trường châu Âu. “Tôi có thể làm vào thời gian rảnh rỗi. Không có ai quản lý”, anh nói.

Justin xin làm việc cho một ngân hàng đầu tư và anh đã được nhận. “Sẽ rất tuyệt vời”, anh nói với tôi, vẫy vẫy lá thư mời về phía tôi.

“Không tuyệt vời lắm đâu”.

“Tôi không muốn nghe anh đâu”, anh ta nói, bịt chặt tai lại. “Anh toàn nói những thứ vớ vẩn. Tôi yêu nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, tôi yêu nghiệp vụ ngân hàng đầu tư”.

Annett có nơi làm việc tuyệt vời nhất. Cô đến HBS bằng học bổng của một ngân hàng đầu tư hàng đầu, ngân hàng này trả học phí cho cô, đảm bảo cho cô chỗ thực tập mùa hè và một chỗ làm sau khi tốt nghiệp. Nhưng triển vọng phải quay về phố Wall khiến cô chán nản.

“Tôi biết tương lai của tôi nếu tôi quay lại”, cô nói với tôi. “Tôi sẽ ở đó suốt phần đời còn lại. Tiền bạc và địa vị là những thứ gây nghiện”. Cô muốn từ bỏ ngành tài chính và làm việc cho một công ty bán sản phẩm thật sự chứ không phải những thứ vô hình. Cô đã nhận được lời mời làm việc cho phòng marketing của một hãng thời trang trong mùa hè này. Mức lương chỉ bằng một nửa mức ngân hàng đề nghị, cô sẽ bị tước học bổng và khoản học phí 60.000 đô-la. “Mỗi khi đối mặt với một tình thế khó xử, tôi thường làm điều mình luôn làm. Tôi tự giam mình lại và buộc mình phải tự đưa ra quyết định. Tôi phải từ bỏ ngành tài chính”.

Từ trước đến nay, cô luôn làm theo một công thức thành công và cô đã thực hiện nó rất hiệu quả. Điều khiến cô khó nghĩ khi chọn làm việc cho hãng thời trang là phản ứng của những người thân. Họ cản trở, và sự cản trở đó khiến cô càng quyết tâm hơn. Như thể cô đã đánh rơi chiếc khăn che giấu một phần bí mật của tâm hồn. Cô có điên rồ không? Bao nhiêu người phấn đấu cật lực để có được cơ hội mà cô có ở phố Wall? Vì sao cô đã làm tất cả để đạt được vị trí hiện nay rồi lại thay đổi như vậy? Đó cũng chính là cảm giác của tôi khi từ bỏ công việc ở Paris. Mọi người đã hỏi có chuyện gì không ổn với tôi. Vì sao tôi lại có thể từ bỏ một công việc tuyệt vời như thế? Vì sao tôi lại cảm thấy chán nản khi đạt được vị trí này để rồi từ bỏ nó và bắt đầu lại từ đầu? Nhưng giống như Annett, tôi biết mình muốn gì.

Bình luận