Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Những Điều Trường Harvard Thật Sự Dạy Bạn

Chương 8. KIỂM SOÁT RỦI RO

Tác giả: Philip Delves Broughton

Trong các kỳ nghỉ, sinh viên HBS lên đường đi du lịch khắp thế giới, tới những nơi tuyệt đẹp như Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ hay Brazin, Chicago hay Washington. Ngoài ngắm cảnh, họ còn gặp CEO của các công ty, các tổng thống và thủ tướng. Ở HBS, bạn không bao giờ cảm thấy xa cách những nhân vật quyền lực nhất thế giới. Luôn có ai đó trong lớp biết thủ tướng Ấn Độ, làm việc cho tổng thống Mexico hay có cha điều hành doanh nghiệp xây dựng lớn nhất châu Mỹ Latinh. Nhưng báo cáo từ những chuyến đi như thế này thường tập trung vào những điều khác. Ở Ấn Độ, có những lời phàn nàn tức giận về những sinh viên đeo hộp đựng nước rửa tay ở thắt lưng. Mỗi khi lên xe buýt đi các nơi, họ sẽ rửa tay, tẩy uế bản thân và hành động đó khiến các vị chủ nhà tức giận. Chuyến đi tới Trung Quốc có số lượng người đăng ký vượt mức và rốt cuộc có hơn 200 sinh viên MBA tham gia. Bản miêu tả sau đây được đăng trên tờ báo sinh viên Harbus:

“Ăn tôm hấp rượu, hát karaoke đến nửa đêm, uống hết nhẵn rất nhiều cốc trà xanh, rượu Chivas và các nhà đầu tư mạo hiểm tất cả những cái đó có gì chung? Đó chỉ là một nét nổi bật của chuyến du lịch Trung Quốc năm nay”. Những khách du lịch “được đối xử như những ông hoàng”, được đưa đến “hộp đêm nóng bỏng nhất” và gặp “những ủy viên quản trị cấp cao của các công ty“. Ở Bắc Kinh, họ ăn tôm hấp rượu, đi xem công tác chuẩn bị cho Olympic 2008, thăm nhà máy của hãng Lenovo, và được “các ủy viên quản trị của Motorola, các nhà khai thác bất động sản và các ngân hàng đầu tư địa phương” săn đón. Cuối cùng, họ đến Hồng Kông, “vùng đất của các cửa hàng Louis Vuitton và ánh đèn nê-ông rực rỡ”.

Đọc những câu chuyện đó, tôi cảm nhận hai điều. Thứ nhất, chúng tôi có đặc quyền gì mà nhìn thế giới từ vị trí MBA của Harvard. Thương hiệu của Harvard còn mạnh hơn tôi tưởng tượng. Thứ hai, chuyện đó mới kỳ quặc làm sao. Đến Trung Quốc và chỉ đến các câu lạc bộ, rượu chè, cửa hàng và các trò giải trí thì thật vô nghĩa. Họ không dành thời gian lắng nghe nỗi khổ của những người nông dân bị mất đất, những phụ nữ phải rời khỏi gia đình đến làm trong những xưởng may hay các nhà hoạt động vì quyền con người bị làm phiền vì dám đưa suy nghĩ của mình lên Internet. Thay vì trở thành một phần của xã hội, tầng lớp thượng lưu MBA dường như đứng ngoài thế giới, với những tiêu chuẩn riêng.

Tôi chỉ có một ngoại lệ là đi thăm thung lũng Silicon vào cuối kỳ nghỉ Giáng sinh. Là một phóng viên, tôi cảm nhận được sự thay đổi mà Internet đem lại và chứng kiến đồng nghiệp và các nhà quản lý đối mặt với nó. Các phương tiện truyền thông đại chúng luôn là một phần trong cuộc sống nghề nghiệp của tôi. Tôi muốn biết về ngôn ngữ và mô hình kinh doanh của các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ ngày càng lớn mạnh này. Chuyến đi này hứa hẹn được tiếp xúc với những tên tuổi lớn nhất trong thung lũng như Google, eBay, Yahoo! và các nhà đầu tư mạo hiểm ở Kleiner Perkins Caufield Byers.

Khoảng 80 người, 2/3 là người Trung Quốc và Ấn Độ, nhận phòng tại một khách sạn trung tâm khu văn phòng thương mại, sát đại bản doanh của Oracle. Tôi chạy ô tô lòng vòng qua những con phố xung quanh, băng qua những cao ốc mặt tiền ốp kính và những dãy nhà một tầng san sát nhau đằng sau những hàng rào gỗ cao. Tôi không hiểu vì sao mọi người ở HBS cứ nói mãi về phong cách sống của thung lũng Silicon và vẻ đẹp của Bay Area. Quang cảnh quanh tôi thật buồn tẻ, giống một khu trường dạy kỹ thuật, một vùng đất bằng phẳng chật chội rộng vài dặm vuông. Tôi rẽ vào đường 101 của thung lũng Silicon, con đường chen chúc các quán ăn rẻ tiền, các cửa hiệu sửa xe ô tô, các cửa hàng và hiệu giặt. Phía trên đỉnh đồi là các khu phố chính như Palo Alto, Woodside và Atherton, nơi những người giàu có sống, làm việc và đi dạo mỗi ngày.

8 giờ 30 phút sáng hôm sau, một trong những nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng nhất ở đây bước vào phòng hội thảo của khách sạn để khởi đầu chuyến tham quan. Ông cao, lực lưỡng, mái tóc mềm sẫm màu, một khuôn mặt cương nghị nhưng lại có nụ cười thân thiện và bờ vai dốc của một ngôi sao thể thao đã đứng tuổi. Tóc ông vẫn còn ướt, chứng tỏ ông vừa chơi vài séc tennis. Tim Draper là nhà đầu tư mạo hiểm thế hệ thứ ba, tốt nghiệp trường Stanford ngành công trình điện và là MBA của Harvard. Ông làm gia tăng sản nghiệp gia đình bằng cách đầu tư vào các doanh nghiệp mới trong ngành công nghệ như Hotmail, Skype. Chúng tôi háo hức lắng nghe ông thuyết trình cách tham gia doanh nghiệp công nghệ trị giá nhiều tỷ đô-la.

Draper nói, đầu tư mạo hiểm dễ hơn nhiều so với việc cố gắng trèo lên chiếc thang địa vị trong công ty. Tất cả những gì bạn cần là một lần thành công. Sau đó, bạn chỉ cần ngồi một chỗ và hàng trăm người chạy đến nói với bạn ý tưởng của họ và bạn lựa chọn ý tưởng hay nhất. Việc này không đòi hỏi trí thông minh! Gurinder ngồi cạnh tôi. Anh tốt nghiệp trường kỹ thuật tốt nhất Ấn Độ và đã có tấm bằng MBA của Ấn Độ. Trước khi đến HBS, anh là ủy viên điều hành của một trong những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Ấn Độ. Tất cả những gì anh muốn khi đến Harvard là cơ hội trở thành một nhà đầu tư mạo hiểm ở West Coast. Vào những ngày tuyết rơi dày đặc ở Boston, bạn có thể tìm thấy anh ở một góc tòa nhà Spangler, đang ba hoa về vẻ đẹp của Bay Area và than vãn về sự ngu ngốc của các bạn học tại HBS. Anh đánh giá chương trình học MBA ở HBS và nhiều giảng viên với sự coi thường không giấu giếm. Mắt anh luôn sưng húp vì thức đêm để gọi điện về Ấn Độ, nơi anh đang thành lập một công ty du lịch trực tuyến.

Khi mọi người hỏi Draper, tôi thấy Gurinder có vẻ bứt rứt. Khi có người hỏi Draper làm cách nào để có thể “xỏ vào giày của ông” (ý nói được như ông ‒ ND), Draper phủi bụi đôi giày đế bằng lớn của mình và mời người kia xỏ thử, không ai cười. Gurinder bắt đầu xoa thái dương. Mất kiên nhẫn, giờ đây anh đang bị người đồng nghiệp da trắng to béo này chế nhạo.

Sau đó, Draper nói rằng ông đã viết một bài hát, bài hát đã được phổ nhạc và được một ngôi sao nhạc rock nổi tiếng trình diễn. Tên bài hát là “Kiểm soát rủi ro”. Bài hát là câu chuyện về một người đã mất 15 năm vật lộn để đưa công ty tới lần phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, giấc mơ của mọi nhà đầu tư mạo hiểm. Ông ta đã đầu tư tất cả những gì mình có. Vợ ông đã mất hết kiên nhẫn và quyết định ly hôn, các nhà đầu tư và quản lý ngân hàng xúc phạm ông, nhưng ông vẫn tin tưởng có ngày được đền đáp xứng đáng. Nhân vật trong bài hát là một người can đảm có tâm hồn của một nghệ sĩ. Ông ta đã vượt qua suy thoái, đùa cợt với sự phá sản và sa thải người bạn tốt nhất. Nhưng rồi chỉ sau một thương vụ lớn, mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn.

Cuối cùng, nhân vật chìm ngập trong tiền bạc, nhưng thay vì được hạnh phúc, ông ta bị báo chí và tòa án săn lùng vì người ta cho rằng “người giàu có chắc hẳn là kẻ dối trá”. Bài hát kết thúc. Chúng tôi ngồi đó, im lặng. Draper không bình luận và chúng tôi thơ thẩn đi ra tiền sảnh.

***

Chúng tôi được đi tham quan trụ sở của Yahoo! ở Sunnyvale. Trụ sở chính của công ty là một khu phức hợp gồm các tòa nhà hình chữ nhật bằng kính được trang trí đồ nội thất màu vàng và tía. Trong các phòng giải trí có bàn bi-a, nơi uống cà phê miễn phí, và những vòng bóng rổ mini ở hành lang. Công ty đã thành lập được 10 năm và Yahoo! đã trở thành một phần của giới kinh doanh nước Mỹ. Trò chuyện với chúng tôi là một vị phó chủ tịch cấp cao, phụ trách hoạt động hợp nhất và mua lại. Anh kể lại sự thăng tiến nhanh chóng của mình. Sau khi tốt nghiệp đại học ở Anh, anh đến làm việc cho hãng Goldman Sachs, rồi đến học MBA ở HBS. Tốt nghiệp HBS, anh làm việc tại Allen and Company, một ngân hàng đầu tư tập trung vào giới truyền thông New York, tiếp theo là một quỹ đầu tư mạo hiểm Internet do Terry Semel điều hành, ông này trước là giám đốc một hãng phim của Hollywood, nay được chỉ định làm CEO của Yahoo!. Vị phó chủ tịch cấp cao này nói huyên thuyên bằng giọng thì thầm và có vẻ rất hài lòng về bản thân.

Sáng hôm sau, tôi giật mình tỉnh dậy lúc 8 giờ 30 phút. Tôi đã thiếp đi nhiều giờ, bồn chồn vì vị phó chủ tịch sớm thành đạt của Yahoo!, tôi phải có mặt ở Kleiner Perkins lúc 8 giờ 45 phút. Tôi cuống cuồng rửa mặt, cạo râu, mặc quần áo và chạy vội vào thang máy với cái áo khoác và tờ chỉ dẫn. Tôi chạy hết tốc lực ra nơi đỗ xe, lái chiếc Impala đi thuê vào tuyến đường 101. Lúc đó đã là 8 giờ 40 phút. Nhân viên lễ tân cho hay phải mất nửa giờ mới đến được văn phòng của KPCB ở đường Sand Hill. Tôi phóng nhanh trên đường 101, ra đường cao tốc Junipero Serra ở phía tây, băng qua trường Đại học Stanford, rồi đi sang đường Sand Hill. Khi tôi đến bãi đỗ xe của KPCB thì đã gần 9 giờ.

Tòa văn phòng chính trông giống như một biệt thự kiểu Thụy Sĩ. Hai dầm gỗ sẫm màu, đẫm nước mưa, nằm chênh vênh trên sảnh ngoài bằng kính. Hoa lan được bày khắp nơi để chào đón các vị khách. Tôi vừa thở hổn hển vừa nói tên mình với nhân viên lễ tân.

“Họ đã bắt đầu rồi”, cô ta gắt gỏng. “Ở phòng họp bên tay phải”.

Tôi mở cửa, và diễn giả ngừng nói trong khi tôi chen vào chỗ trống duy nhất ở góc bên kia phòng. Một người bạn của tôi đã chộp được một chiếc ghế xoay bằng da đen, đang đung đưa nhè nhẹ, trông trầm ngâm và chăm chú như thể đây là kỳ thi sát hạch cho tương lai. Chiếc bàn là một thân cây khổng lồ, đường kính gần 2 m, cắt ngang. Nó đã được đánh bóng, nhưng vẫn có thể thấy những mấu và vân gỗ. Tôi tự hỏi có bao nhiêu thương vụ lớn được bàn bạc trên chiếc bàn này. Kleiner Pekins đã tài trợ cho rất nhiều hãng công nghệ lớn, từ Sun Microsystems đến Amazon và Google. Diễn giả của chúng tôi là Russell Seligman, một người bận rộn, đã tốt nghiệp HBS và rất thành công ở Microsoft trước khi trở thành nhà đầu tư mạo hiểm. Ông rất ngạc nhiên vì ngày nay có quá nhiều người muốn đầu tư mạo hiểm, coi đó là con đường tắt để có được tài sản khổng lồ. Nhưng thực ra không phải như vậy, ông nói. Tất nhiên có những người làm việc đó rất tốt. Vả lại, ở một doanh nghiệp hàng đầu, được tiếp cận với những trí tuệ xuất sắc về kỹ thuật và thương mại của thung lũng Silicon khiến người ta có nhiều cơ may thành công hơn. Nhưng ông đã ở Kleiner Pekins bốn năm và vẫn chưa biết có khoản đầu tư nào của mình thành công hay không. So với Microsoft, công việc ở đây nhàm chán, phức tạp và chẳng hề thú vị. Vai trò chính của bạn là tìm ra người thích hợp, dự án kinh doanh thích hợp và tiến hành đầu tư thích hợp. Sau đó, khi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, bạn phải rời khỏi lộ trình và chờ đợi. Bạn ở đó không phải để xen vào những việc không phải của mình, mà để giúp đỡ khi được yêu cầu. Tôi nhìn xuyên qua tấm vách bằng kính của phòng họp sang khu văn phòng. Bên ngoài trời đang mưa và ở đây không có ai ngoài chúng tôi. Nhà đầu tư mạo hiểm không cần đến văn phòng để điều hành công việc. Tôi hiểu quan điểm của Segliman về tính chất độc lập trong công việc của ông. Nếu bạn thật sự làm việc trong ngành kinh doanh và kinh doanh giỏi, đột nhiên bạn thấy mình trở thành một người bảo trợ. Bạn hoặc là muốn trở thành một người bảo trợ hoặc là thích đầu tư vào xây dựng và lời khuyên của bạn thật sự sẽ có một chút giá trị nào đó. Nhiều MBA của Harvard muốn trở thành nhà đầu tư mạo hiểm ngay khi tốt nghiệp vì công việc đó có vẻ mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Nhưng họ chưa đủ chín chắn để đảm nhiệm công việc này.

***

Trong ngày hôm đó, chúng tôi cũng đi thăm Google, Google chính là hình ảnh tôi tưởng tượng về Yahoo! năm hoặc sáu năm trước đây. Cũng khu nhà ốp kính, cũng bầu không khí vui tươi, nhưng có phần đáng tin cậy hơn do tuổi tác của công ty, người sáng lập và nhân viên. Ở đây, các nhà quản lý thích nhai xì-gà trong căn phòng lát ván gỗ. Có những chiếc xe điện hiệu Segway ở hành lang, mọi người có thể dắt chó tới nơi làm việc và có các phòng nhỏ nơi nhân viên của hãng chờ để được mát-xa miễn phí. Công ty tổ chức chiêu đãi chúng tôi và một nhóm khác của Học viện Công nghệ Massachusett (MIT). Thật đáng buồn, chỉ có 5 trong khoảng 80 người tham gia chuyến đi có mặt. Những người còn lại chọn đi uống rượu vào giờ giảm giá do các ngân hàng và các hãng tư vấn ở San Francisco tổ chức. May có một nhóm sinh viên MIT đông đảo và sôi nổi đến cứu nguy.

Tôi đang đứng ăn một miếng thịt gà nướng và tìm người để nói chuyện thì một chàng trai trẻ, mặc chiếc áo phông xanh in dòng chữ “Blogger.com” nhét gọn gàng trong chiếc quần jeans bước tới, ăn ngấu nghiến mọi thứ cậu ta chộp được trên bàn tiệc đứng. Đó là Sergey Brin, đồng sáng lập hãng Google. Vào thời điểm đó, tài sản của anh ta có giá trị tới sáu tỷ đô-la. Anh trông như chỉ khoảng 15 tuổi, nước da hồng hào, mái tóc đen dày hất ngược ra sau phô vầng trán cao. Tôi chỉ vào áo anh và hỏi anh đọc những blog nào. “Chủ yếu là các blog về công nghệ”, anh nói, “nhưng không quá nhiều vì tôi còn có nhiều việc khác phải làm”. Chúng tôi nhanh chóng bị một nhóm sinh viên MIT sôi nổi vây quanh; họ đứng đó, nhún nhảy và nhìn chằm chằm vào anh như muốn ăn sống nuốt tươi.

Đồng sáng lập Larry Page của Google đến trong trang phục quần jeans và áo phông. Anh và Sergey có một cuộc trình diễn kỳ lạ. Họ trao đổi nhận xét và bình luận như một vở kịch hai vai đã cũ. Họ nói rằng họ rất vui khi chúng tôi đến bởi Google mới chỉ khởi đầu chuyến phiêu lưu lớn và có rất nhiều việc cần làm, nhất là những hoạt động ở nước ngoài. Năm năm trước đây, hai con người này mới bắt đầu quen nhau trong chương trình đào tạo tiến sĩ khoa học máy tính của Stanford, còn bây giờ họ ở đây, tạo nên sự mê hoặc không thể cưỡng lại này. “Chúng tôi đến đây không phải để diễn thuyết”, Page nói. “Điều chúng tôi muốn biết là các bạn nghĩ gì về Google. Sản phẩm nào của Google mà các bạn không thích?” Rất nhiều cánh tay giơ lên. Sinh viên của MIT rất cuồng nhiệt, họ đắm chìm trong Google và công nghệ của nó. Họ thắc mắc về các thuật toán, chức năng và các mô hình kinh doanh. Tôi tưởng tượng nhóm sinh viên HBS sẽ hỏi những gì. “Làm sao để được như anh?”, “Anh nghĩ sao về Ấn Độ và Trung Quốc?”, “Anh có nghĩ đầu tiên nên làm trong ngành tư vấn để lấy kinh nghiệm rồi sau đó kết hợp các máy chủ trong một phòng thí nghiệm khoa học máy tính và tạo ra một công nghệ thay đổi toàn thế giới?”

Google là một nơi khác thường. Nó tỏ ra vô cùng năng nổ và gánh nặng của tổ chức vốn đã khiến Yahoo! ngạt thở giờ đây đang đặt lên vai Google. Khi rời khỏi đó, tôi thấy một phụ nữ ngồi trên một bức tường thấp cạnh một tòa nhà và vẻ mặt rất buồn.

Cô nhìn chằm chằm xuống đất và lấy khăn lau mũi. Sergey Brin băng qua bãi cỏ, ngồi xuống cạnh cô và quàng tay qua vai cô. Google là kiểu công ty như vậy đấy.

Trong khi đó, ở eBay, người nắm quyền là các zombie . Hai mươi cựu sinh viên HBS, đông đảo chẳng kém gì nhóm tham quan của chúng tôi, xếp hàng để nói về công việc của họ. Họ đứng thành hàng dài giống như đối tượng tình nghi của cảnh sát và giải thích công việc của mình. Rốt cuộc, tôi không thể phân biệt được đâu là nhà quản lý sản phẩm, đâu là nhà quản lý marketing và ai chịu trách nhiệm marketing các đồ kim hoàn. Trời đang sáng dần và mưa bụi mỏng rắc lên những ô cửa sổ lớn, nhưng ở đây không ai có vẻ thoải mái. Cửa phòng bật mở và vị Tổng Giám đốc Meg Whitman bước vào. Cô nói về cơ hội nghề nghiệp lớn ở eBay. Nhưng tôi nhìn cô và nhớ lại đoạn phim video đã xem trong môn khả năng lãnh đạo, trong đó cô nói: “… có thể bạn sẽ không nhìn lại và ước giá như mình làm việc chăm chỉ hơn… Cuối cùng, gia đình và bạn bè là quan trọng nhất”. Theo tiêu chí này và theo kinh nghiệm của chính cô, làm sao tôi có thể chuyển đến San Jose và làm việc ở đó?

***

Tối hôm đó, tôi lạc ở Palo Alto với Nico, một sinh viên Rumani. Thoạt đầu tôi nhận ra anh ta đã từng học với tôi trong Chương trình dự bị. Khi đó, mấy cựu binh ở Iraq quyết định trao đổi về kinh nghiệm của họ sau giờ học. Một người từng làm việc cho chính quyền Liên hiệp Lâm thời mô tả những điều kiện khi đặt chân tới Bát-đa năm 2003 là “tồi tệ hết mức”. Nhóm quân sự từ Washington tới để xây dựng Iraq thời hậu chiến tập trung quanh một ngọn đèn duy nhất trong căn phòng lớn trống trải. Máy tính của họ bị giữ lại ở đường băng, họ không có một phương tiện liên lạc nào. Trong khi đa số mọi người đang chăm chú lắng nghe các câu chuyện từ mặt trận, Nico giơ tay xin phát biểu và hỏi rằng liệu diễn giả cựu thành viên chính quyền Liên hiệp Lâm thời có cho rằng cuộc xâm lược xuất phát từ cảm hứng của các công ty dầu mỏ Mỹ hay không. Đáp lại anh là một cái nhún vai lạnh lùng, nhưng Nico dường như không quan tâm, anh ngồi tựa vào cái cột ở trước lớp học và nán lại đến cuối buổi nói chuyện. Câu hỏi của Nico không đúng thời điểm nhưng tôi rất khâm phục sự điềm tĩnh của anh.

Chúng tôi cố gắng tìm một quán rượu đang tổ chức cuộc khiêu vũ giao lưu giữa MBA của hai trường Harvard và Stanford, nhưng chúng tôi đã lạc đường trong hoàng hôn vùng ngoại ô, loanh quanh qua các con phố tao nhã quanh Stanford và vùng ven Hispanic của Palo Alto, đi qua những cửa hàng bán bánh thịt rán, những cây xăng và những ngôi nhà gỗ trải dài. Nico tâm sự rằng, anh đã để lại bạn bè và gia đình ở Rumani, đến Mỹ du học mong kiếm được tấm bằng MBA và làm việc cho một hãng công nghệ hoặc tài chính lớn, sau đó sẽ quay về quê hương. Thời gian ở HBS gần như là một trải nghiệm lố bịch của anh.

Giống như nhiều người nước ngoài khác, Nico nhận thấy lời tuyên bố HBS là một trường quốc tế là giả dối. Nhiều sinh viên quốc tế nổi tiếng thực ra đã sống nhiều năm ở Mỹ nên họ mang đến rất ít hương vị quốc tế. Có những sinh viên Nhật Bản sống ở Mỹ từ năm lên 10, những sinh viên Nigieria chuyển đến Texas khi còn niên thiếu và những sinh viên Ấn Độ được giáo dục tại Princeton. Trong họ đã thấm đẫm văn hóa Mỹ.

Khi chúng tôi tìm đến nơi, cuộc vui đã gần tàn. Có ba người của HBS ngồi trơ trọi trên một bàn nhỏ. Không có sinh viên nào của Stanford có mặt ở đó. Chúng tôi định gọi bia, nhưng không khí ở đó quá tẻ nhạt. Chúng tôi quay lại ô tô, lái đi và lại bị lạc lần nữa.

Trong các kỳ nghỉ, sinh viên HBS lên đường đi du lịch khắp thế giới, tới những nơi tuyệt đẹp như Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ hay Brazin, Chicago hay Washington. Ngoài ngắm cảnh, họ còn gặp CEO của các công ty, các tổng thống và thủ tướng. Ở HBS, bạn không bao giờ cảm thấy xa cách những nhân vật quyền lực nhất thế giới. Luôn có ai đó trong lớp biết thủ tướng Ấn Độ, làm việc cho tổng thống Mexico hay có cha điều hành doanh nghiệp xây dựng lớn nhất châu Mỹ Latinh. Nhưng báo cáo từ những chuyến đi như thế này thường tập trung vào những điều khác. Ở Ấn Độ, có những lời phàn nàn tức giận về những sinh viên đeo hộp đựng nước rửa tay ở thắt lưng. Mỗi khi lên xe buýt đi các nơi, họ sẽ rửa tay, tẩy uế bản thân và hành động đó khiến các vị chủ nhà tức giận. Chuyến đi tới Trung Quốc có số lượng người đăng ký vượt mức và rốt cuộc có hơn 200 sinh viên MBA tham gia. Bản miêu tả sau đây được đăng trên tờ báo sinh viên Harbus:

“Ăn tôm hấp rượu, hát karaoke đến nửa đêm, uống hết nhẵn rất nhiều cốc trà xanh, rượu Chivas và các nhà đầu tư mạo hiểm tất cả những cái đó có gì chung? Đó chỉ là một nét nổi bật của chuyến du lịch Trung Quốc năm nay”. Những khách du lịch “được đối xử như những ông hoàng”, được đưa đến “hộp đêm nóng bỏng nhất” và gặp “những ủy viên quản trị cấp cao của các công ty“. Ở Bắc Kinh, họ ăn tôm hấp rượu, đi xem công tác chuẩn bị cho Olympic 2008, thăm nhà máy của hãng Lenovo, và được “các ủy viên quản trị của Motorola, các nhà khai thác bất động sản và các ngân hàng đầu tư địa phương” săn đón. Cuối cùng, họ đến Hồng Kông, “vùng đất của các cửa hàng Louis Vuitton và ánh đèn nê-ông rực rỡ”.

Đọc những câu chuyện đó, tôi cảm nhận hai điều. Thứ nhất, chúng tôi có đặc quyền gì mà nhìn thế giới từ vị trí MBA của Harvard. Thương hiệu của Harvard còn mạnh hơn tôi tưởng tượng. Thứ hai, chuyện đó mới kỳ quặc làm sao. Đến Trung Quốc và chỉ đến các câu lạc bộ, rượu chè, cửa hàng và các trò giải trí thì thật vô nghĩa. Họ không dành thời gian lắng nghe nỗi khổ của những người nông dân bị mất đất, những phụ nữ phải rời khỏi gia đình đến làm trong những xưởng may hay các nhà hoạt động vì quyền con người bị làm phiền vì dám đưa suy nghĩ của mình lên Internet. Thay vì trở thành một phần của xã hội, tầng lớp thượng lưu MBA dường như đứng ngoài thế giới, với những tiêu chuẩn riêng.

Tôi chỉ có một ngoại lệ là đi thăm thung lũng Silicon vào cuối kỳ nghỉ Giáng sinh. Là một phóng viên, tôi cảm nhận được sự thay đổi mà Internet đem lại và chứng kiến đồng nghiệp và các nhà quản lý đối mặt với nó. Các phương tiện truyền thông đại chúng luôn là một phần trong cuộc sống nghề nghiệp của tôi. Tôi muốn biết về ngôn ngữ và mô hình kinh doanh của các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ ngày càng lớn mạnh này. Chuyến đi này hứa hẹn được tiếp xúc với những tên tuổi lớn nhất trong thung lũng như Google, eBay, Yahoo! và các nhà đầu tư mạo hiểm ở Kleiner Perkins Caufield Byers.

Khoảng 80 người, 2/3 là người Trung Quốc và Ấn Độ, nhận phòng tại một khách sạn trung tâm khu văn phòng thương mại, sát đại bản doanh của Oracle. Tôi chạy ô tô lòng vòng qua những con phố xung quanh, băng qua những cao ốc mặt tiền ốp kính và những dãy nhà một tầng san sát nhau đằng sau những hàng rào gỗ cao. Tôi không hiểu vì sao mọi người ở HBS cứ nói mãi về phong cách sống của thung lũng Silicon và vẻ đẹp của Bay Area. Quang cảnh quanh tôi thật buồn tẻ, giống một khu trường dạy kỹ thuật, một vùng đất bằng phẳng chật chội rộng vài dặm vuông. Tôi rẽ vào đường 101 của thung lũng Silicon, con đường chen chúc các quán ăn rẻ tiền, các cửa hiệu sửa xe ô tô, các cửa hàng và hiệu giặt. Phía trên đỉnh đồi là các khu phố chính như Palo Alto, Woodside và Atherton, nơi những người giàu có sống, làm việc và đi dạo mỗi ngày.

8 giờ 30 phút sáng hôm sau, một trong những nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng nhất ở đây bước vào phòng hội thảo của khách sạn để khởi đầu chuyến tham quan. Ông cao, lực lưỡng, mái tóc mềm sẫm màu, một khuôn mặt cương nghị nhưng lại có nụ cười thân thiện và bờ vai dốc của một ngôi sao thể thao đã đứng tuổi. Tóc ông vẫn còn ướt, chứng tỏ ông vừa chơi vài séc tennis. Tim Draper là nhà đầu tư mạo hiểm thế hệ thứ ba, tốt nghiệp trường Stanford ngành công trình điện và là MBA của Harvard. Ông làm gia tăng sản nghiệp gia đình bằng cách đầu tư vào các doanh nghiệp mới trong ngành công nghệ như Hotmail, Skype. Chúng tôi háo hức lắng nghe ông thuyết trình cách tham gia doanh nghiệp công nghệ trị giá nhiều tỷ đô-la.

Draper nói, đầu tư mạo hiểm dễ hơn nhiều so với việc cố gắng trèo lên chiếc thang địa vị trong công ty. Tất cả những gì bạn cần là một lần thành công. Sau đó, bạn chỉ cần ngồi một chỗ và hàng trăm người chạy đến nói với bạn ý tưởng của họ và bạn lựa chọn ý tưởng hay nhất. Việc này không đòi hỏi trí thông minh! Gurinder ngồi cạnh tôi. Anh tốt nghiệp trường kỹ thuật tốt nhất Ấn Độ và đã có tấm bằng MBA của Ấn Độ. Trước khi đến HBS, anh là ủy viên điều hành của một trong những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Ấn Độ. Tất cả những gì anh muốn khi đến Harvard là cơ hội trở thành một nhà đầu tư mạo hiểm ở West Coast. Vào những ngày tuyết rơi dày đặc ở Boston, bạn có thể tìm thấy anh ở một góc tòa nhà Spangler, đang ba hoa về vẻ đẹp của Bay Area và than vãn về sự ngu ngốc của các bạn học tại HBS. Anh đánh giá chương trình học MBA ở HBS và nhiều giảng viên với sự coi thường không giấu giếm. Mắt anh luôn sưng húp vì thức đêm để gọi điện về Ấn Độ, nơi anh đang thành lập một công ty du lịch trực tuyến.

Khi mọi người hỏi Draper, tôi thấy Gurinder có vẻ bứt rứt. Khi có người hỏi Draper làm cách nào để có thể “xỏ vào giày của ông” (ý nói được như ông ‒ ND), Draper phủi bụi đôi giày đế bằng lớn của mình và mời người kia xỏ thử, không ai cười. Gurinder bắt đầu xoa thái dương. Mất kiên nhẫn, giờ đây anh đang bị người đồng nghiệp da trắng to béo này chế nhạo.

Sau đó, Draper nói rằng ông đã viết một bài hát, bài hát đã được phổ nhạc và được một ngôi sao nhạc rock nổi tiếng trình diễn. Tên bài hát là “Kiểm soát rủi ro”. Bài hát là câu chuyện về một người đã mất 15 năm vật lộn để đưa công ty tới lần phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, giấc mơ của mọi nhà đầu tư mạo hiểm. Ông ta đã đầu tư tất cả những gì mình có. Vợ ông đã mất hết kiên nhẫn và quyết định ly hôn, các nhà đầu tư và quản lý ngân hàng xúc phạm ông, nhưng ông vẫn tin tưởng có ngày được đền đáp xứng đáng. Nhân vật trong bài hát là một người can đảm có tâm hồn của một nghệ sĩ. Ông ta đã vượt qua suy thoái, đùa cợt với sự phá sản và sa thải người bạn tốt nhất. Nhưng rồi chỉ sau một thương vụ lớn, mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn.

Cuối cùng, nhân vật chìm ngập trong tiền bạc, nhưng thay vì được hạnh phúc, ông ta bị báo chí và tòa án săn lùng vì người ta cho rằng “người giàu có chắc hẳn là kẻ dối trá”. Bài hát kết thúc. Chúng tôi ngồi đó, im lặng. Draper không bình luận và chúng tôi thơ thẩn đi ra tiền sảnh.

***

Chúng tôi được đi tham quan trụ sở của Yahoo! ở Sunnyvale. Trụ sở chính của công ty là một khu phức hợp gồm các tòa nhà hình chữ nhật bằng kính được trang trí đồ nội thất màu vàng và tía. Trong các phòng giải trí có bàn bi-a, nơi uống cà phê miễn phí, và những vòng bóng rổ mini ở hành lang. Công ty đã thành lập được 10 năm và Yahoo! đã trở thành một phần của giới kinh doanh nước Mỹ. Trò chuyện với chúng tôi là một vị phó chủ tịch cấp cao, phụ trách hoạt động hợp nhất và mua lại. Anh kể lại sự thăng tiến nhanh chóng của mình. Sau khi tốt nghiệp đại học ở Anh, anh đến làm việc cho hãng Goldman Sachs, rồi đến học MBA ở HBS. Tốt nghiệp HBS, anh làm việc tại Allen and Company, một ngân hàng đầu tư tập trung vào giới truyền thông New York, tiếp theo là một quỹ đầu tư mạo hiểm Internet do Terry Semel điều hành, ông này trước là giám đốc một hãng phim của Hollywood, nay được chỉ định làm CEO của Yahoo!. Vị phó chủ tịch cấp cao này nói huyên thuyên bằng giọng thì thầm và có vẻ rất hài lòng về bản thân.

Sáng hôm sau, tôi giật mình tỉnh dậy lúc 8 giờ 30 phút. Tôi đã thiếp đi nhiều giờ, bồn chồn vì vị phó chủ tịch sớm thành đạt của Yahoo!, tôi phải có mặt ở Kleiner Perkins lúc 8 giờ 45 phút. Tôi cuống cuồng rửa mặt, cạo râu, mặc quần áo và chạy vội vào thang máy với cái áo khoác và tờ chỉ dẫn. Tôi chạy hết tốc lực ra nơi đỗ xe, lái chiếc Impala đi thuê vào tuyến đường 101. Lúc đó đã là 8 giờ 40 phút. Nhân viên lễ tân cho hay phải mất nửa giờ mới đến được văn phòng của KPCB ở đường Sand Hill. Tôi phóng nhanh trên đường 101, ra đường cao tốc Junipero Serra ở phía tây, băng qua trường Đại học Stanford, rồi đi sang đường Sand Hill. Khi tôi đến bãi đỗ xe của KPCB thì đã gần 9 giờ.

Tòa văn phòng chính trông giống như một biệt thự kiểu Thụy Sĩ. Hai dầm gỗ sẫm màu, đẫm nước mưa, nằm chênh vênh trên sảnh ngoài bằng kính. Hoa lan được bày khắp nơi để chào đón các vị khách. Tôi vừa thở hổn hển vừa nói tên mình với nhân viên lễ tân.

“Họ đã bắt đầu rồi”, cô ta gắt gỏng. “Ở phòng họp bên tay phải”.

Tôi mở cửa, và diễn giả ngừng nói trong khi tôi chen vào chỗ trống duy nhất ở góc bên kia phòng. Một người bạn của tôi đã chộp được một chiếc ghế xoay bằng da đen, đang đung đưa nhè nhẹ, trông trầm ngâm và chăm chú như thể đây là kỳ thi sát hạch cho tương lai. Chiếc bàn là một thân cây khổng lồ, đường kính gần 2 m, cắt ngang. Nó đã được đánh bóng, nhưng vẫn có thể thấy những mấu và vân gỗ. Tôi tự hỏi có bao nhiêu thương vụ lớn được bàn bạc trên chiếc bàn này. Kleiner Pekins đã tài trợ cho rất nhiều hãng công nghệ lớn, từ Sun Microsystems đến Amazon và Google. Diễn giả của chúng tôi là Russell Seligman, một người bận rộn, đã tốt nghiệp HBS và rất thành công ở Microsoft trước khi trở thành nhà đầu tư mạo hiểm. Ông rất ngạc nhiên vì ngày nay có quá nhiều người muốn đầu tư mạo hiểm, coi đó là con đường tắt để có được tài sản khổng lồ. Nhưng thực ra không phải như vậy, ông nói. Tất nhiên có những người làm việc đó rất tốt. Vả lại, ở một doanh nghiệp hàng đầu, được tiếp cận với những trí tuệ xuất sắc về kỹ thuật và thương mại của thung lũng Silicon khiến người ta có nhiều cơ may thành công hơn. Nhưng ông đã ở Kleiner Pekins bốn năm và vẫn chưa biết có khoản đầu tư nào của mình thành công hay không. So với Microsoft, công việc ở đây nhàm chán, phức tạp và chẳng hề thú vị. Vai trò chính của bạn là tìm ra người thích hợp, dự án kinh doanh thích hợp và tiến hành đầu tư thích hợp. Sau đó, khi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, bạn phải rời khỏi lộ trình và chờ đợi. Bạn ở đó không phải để xen vào những việc không phải của mình, mà để giúp đỡ khi được yêu cầu. Tôi nhìn xuyên qua tấm vách bằng kính của phòng họp sang khu văn phòng. Bên ngoài trời đang mưa và ở đây không có ai ngoài chúng tôi. Nhà đầu tư mạo hiểm không cần đến văn phòng để điều hành công việc. Tôi hiểu quan điểm của Segliman về tính chất độc lập trong công việc của ông. Nếu bạn thật sự làm việc trong ngành kinh doanh và kinh doanh giỏi, đột nhiên bạn thấy mình trở thành một người bảo trợ. Bạn hoặc là muốn trở thành một người bảo trợ hoặc là thích đầu tư vào xây dựng và lời khuyên của bạn thật sự sẽ có một chút giá trị nào đó. Nhiều MBA của Harvard muốn trở thành nhà đầu tư mạo hiểm ngay khi tốt nghiệp vì công việc đó có vẻ mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Nhưng họ chưa đủ chín chắn để đảm nhiệm công việc này.

***

Trong ngày hôm đó, chúng tôi cũng đi thăm Google, Google chính là hình ảnh tôi tưởng tượng về Yahoo! năm hoặc sáu năm trước đây. Cũng khu nhà ốp kính, cũng bầu không khí vui tươi, nhưng có phần đáng tin cậy hơn do tuổi tác của công ty, người sáng lập và nhân viên. Ở đây, các nhà quản lý thích nhai xì-gà trong căn phòng lát ván gỗ. Có những chiếc xe điện hiệu Segway ở hành lang, mọi người có thể dắt chó tới nơi làm việc và có các phòng nhỏ nơi nhân viên của hãng chờ để được mát-xa miễn phí. Công ty tổ chức chiêu đãi chúng tôi và một nhóm khác của Học viện Công nghệ Massachusett (MIT). Thật đáng buồn, chỉ có 5 trong khoảng 80 người tham gia chuyến đi có mặt. Những người còn lại chọn đi uống rượu vào giờ giảm giá do các ngân hàng và các hãng tư vấn ở San Francisco tổ chức. May có một nhóm sinh viên MIT đông đảo và sôi nổi đến cứu nguy.

Tôi đang đứng ăn một miếng thịt gà nướng và tìm người để nói chuyện thì một chàng trai trẻ, mặc chiếc áo phông xanh in dòng chữ “Blogger.com” nhét gọn gàng trong chiếc quần jeans bước tới, ăn ngấu nghiến mọi thứ cậu ta chộp được trên bàn tiệc đứng. Đó là Sergey Brin, đồng sáng lập hãng Google. Vào thời điểm đó, tài sản của anh ta có giá trị tới sáu tỷ đô-la. Anh trông như chỉ khoảng 15 tuổi, nước da hồng hào, mái tóc đen dày hất ngược ra sau phô vầng trán cao. Tôi chỉ vào áo anh và hỏi anh đọc những blog nào. “Chủ yếu là các blog về công nghệ”, anh nói, “nhưng không quá nhiều vì tôi còn có nhiều việc khác phải làm”. Chúng tôi nhanh chóng bị một nhóm sinh viên MIT sôi nổi vây quanh; họ đứng đó, nhún nhảy và nhìn chằm chằm vào anh như muốn ăn sống nuốt tươi.

Đồng sáng lập Larry Page của Google đến trong trang phục quần jeans và áo phông. Anh và Sergey có một cuộc trình diễn kỳ lạ. Họ trao đổi nhận xét và bình luận như một vở kịch hai vai đã cũ. Họ nói rằng họ rất vui khi chúng tôi đến bởi Google mới chỉ khởi đầu chuyến phiêu lưu lớn và có rất nhiều việc cần làm, nhất là những hoạt động ở nước ngoài. Năm năm trước đây, hai con người này mới bắt đầu quen nhau trong chương trình đào tạo tiến sĩ khoa học máy tính của Stanford, còn bây giờ họ ở đây, tạo nên sự mê hoặc không thể cưỡng lại này. “Chúng tôi đến đây không phải để diễn thuyết”, Page nói. “Điều chúng tôi muốn biết là các bạn nghĩ gì về Google. Sản phẩm nào của Google mà các bạn không thích?” Rất nhiều cánh tay giơ lên. Sinh viên của MIT rất cuồng nhiệt, họ đắm chìm trong Google và công nghệ của nó. Họ thắc mắc về các thuật toán, chức năng và các mô hình kinh doanh. Tôi tưởng tượng nhóm sinh viên HBS sẽ hỏi những gì. “Làm sao để được như anh?”, “Anh nghĩ sao về Ấn Độ và Trung Quốc?”, “Anh có nghĩ đầu tiên nên làm trong ngành tư vấn để lấy kinh nghiệm rồi sau đó kết hợp các máy chủ trong một phòng thí nghiệm khoa học máy tính và tạo ra một công nghệ thay đổi toàn thế giới?”

Google là một nơi khác thường. Nó tỏ ra vô cùng năng nổ và gánh nặng của tổ chức vốn đã khiến Yahoo! ngạt thở giờ đây đang đặt lên vai Google. Khi rời khỏi đó, tôi thấy một phụ nữ ngồi trên một bức tường thấp cạnh một tòa nhà và vẻ mặt rất buồn.

Cô nhìn chằm chằm xuống đất và lấy khăn lau mũi. Sergey Brin băng qua bãi cỏ, ngồi xuống cạnh cô và quàng tay qua vai cô. Google là kiểu công ty như vậy đấy.

Trong khi đó, ở eBay, người nắm quyền là các zombie . Hai mươi cựu sinh viên HBS, đông đảo chẳng kém gì nhóm tham quan của chúng tôi, xếp hàng để nói về công việc của họ. Họ đứng thành hàng dài giống như đối tượng tình nghi của cảnh sát và giải thích công việc của mình. Rốt cuộc, tôi không thể phân biệt được đâu là nhà quản lý sản phẩm, đâu là nhà quản lý marketing và ai chịu trách nhiệm marketing các đồ kim hoàn. Trời đang sáng dần và mưa bụi mỏng rắc lên những ô cửa sổ lớn, nhưng ở đây không ai có vẻ thoải mái. Cửa phòng bật mở và vị Tổng Giám đốc Meg Whitman bước vào. Cô nói về cơ hội nghề nghiệp lớn ở eBay. Nhưng tôi nhìn cô và nhớ lại đoạn phim video đã xem trong môn khả năng lãnh đạo, trong đó cô nói: “… có thể bạn sẽ không nhìn lại và ước giá như mình làm việc chăm chỉ hơn… Cuối cùng, gia đình và bạn bè là quan trọng nhất”. Theo tiêu chí này và theo kinh nghiệm của chính cô, làm sao tôi có thể chuyển đến San Jose và làm việc ở đó?

***

Tối hôm đó, tôi lạc ở Palo Alto với Nico, một sinh viên Rumani. Thoạt đầu tôi nhận ra anh ta đã từng học với tôi trong Chương trình dự bị. Khi đó, mấy cựu binh ở Iraq quyết định trao đổi về kinh nghiệm của họ sau giờ học. Một người từng làm việc cho chính quyền Liên hiệp Lâm thời mô tả những điều kiện khi đặt chân tới Bát-đa năm 2003 là “tồi tệ hết mức”. Nhóm quân sự từ Washington tới để xây dựng Iraq thời hậu chiến tập trung quanh một ngọn đèn duy nhất trong căn phòng lớn trống trải. Máy tính của họ bị giữ lại ở đường băng, họ không có một phương tiện liên lạc nào. Trong khi đa số mọi người đang chăm chú lắng nghe các câu chuyện từ mặt trận, Nico giơ tay xin phát biểu và hỏi rằng liệu diễn giả cựu thành viên chính quyền Liên hiệp Lâm thời có cho rằng cuộc xâm lược xuất phát từ cảm hứng của các công ty dầu mỏ Mỹ hay không. Đáp lại anh là một cái nhún vai lạnh lùng, nhưng Nico dường như không quan tâm, anh ngồi tựa vào cái cột ở trước lớp học và nán lại đến cuối buổi nói chuyện. Câu hỏi của Nico không đúng thời điểm nhưng tôi rất khâm phục sự điềm tĩnh của anh.

Chúng tôi cố gắng tìm một quán rượu đang tổ chức cuộc khiêu vũ giao lưu giữa MBA của hai trường Harvard và Stanford, nhưng chúng tôi đã lạc đường trong hoàng hôn vùng ngoại ô, loanh quanh qua các con phố tao nhã quanh Stanford và vùng ven Hispanic của Palo Alto, đi qua những cửa hàng bán bánh thịt rán, những cây xăng và những ngôi nhà gỗ trải dài. Nico tâm sự rằng, anh đã để lại bạn bè và gia đình ở Rumani, đến Mỹ du học mong kiếm được tấm bằng MBA và làm việc cho một hãng công nghệ hoặc tài chính lớn, sau đó sẽ quay về quê hương. Thời gian ở HBS gần như là một trải nghiệm lố bịch của anh.

Giống như nhiều người nước ngoài khác, Nico nhận thấy lời tuyên bố HBS là một trường quốc tế là giả dối. Nhiều sinh viên quốc tế nổi tiếng thực ra đã sống nhiều năm ở Mỹ nên họ mang đến rất ít hương vị quốc tế. Có những sinh viên Nhật Bản sống ở Mỹ từ năm lên 10, những sinh viên Nigieria chuyển đến Texas khi còn niên thiếu và những sinh viên Ấn Độ được giáo dục tại Princeton. Trong họ đã thấm đẫm văn hóa Mỹ.

Khi chúng tôi tìm đến nơi, cuộc vui đã gần tàn. Có ba người của HBS ngồi trơ trọi trên một bàn nhỏ. Không có sinh viên nào của Stanford có mặt ở đó. Chúng tôi định gọi bia, nhưng không khí ở đó quá tẻ nhạt. Chúng tôi quay lại ô tô, lái đi và lại bị lạc lần nữa.

Bình luận