Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Những Điều Trường Harvard Thật Sự Dạy Bạn

Chương 3. MỘT ĐỊA ĐIỂM TÁCH BIỆT

Tác giả: Philip Delves Broughton

Năm 2004, khi tôi nhập học, HBS đã rất khác với cơ sở nhỏ bé chắp vá thành lập năm 1908. Năm đầu tiên, trường chỉ tuyển 59 nghiên cứu sinh, chương trình học mới mẻ và bị toàn Viện đại học Harvard nhìn với con mắt ngờ vực. Thời kỳ đó, các trường đại học khác chỉ dạy kinh doanh ở cấp đại học, Harvard là trường đầu tiên dạy một khóa cao học. Lý do được Charles W. Eliot, Viện trưởng Harvard, tuyên bố rõ ràng trong bài phát biểu trước Câu lạc bộ Connecticut của Harvard ngày 21 tháng 2 năm 1908: “Kinh doanh cấp cao đã trở thành một nghề cần nhiều tri thức, đòi hỏi kiến thức ngôn ngữ, kinh tế, luật thương mại, tổ chức công nghiệp, sự uyên bác về các nguồn lực và tập quán của nhiều quốc gia khác nhau. Chúng tôi muốn cung cấp các kiến thức chuyên môn trên tất cả các mặt này”. Mục tiêu của trường không chỉ đào tạo các doanh nhân tương lai mà còn đào tạo các công chức chính phủ và các nhà ngoại giao cấp cao, những người ngày càng cần kiến thức kinh doanh và kỹ năng tổ chức để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Trong những năm đầu, trường đã nỗ lực khẳng định mục tiêu và vị thế của mình trong Viện đại học Harvard và giới kinh doanh. Tháng 6 năm 1909, thầy hiệu trưởng đầu tiên của trường Edwin Gay đã viết trong một bức thư gửi một người bạn:

“Các doanh nhân thường nói với tôi rằng chúng tôi không thể dạy “kinh doanh”.Tôi hoàn toàn đồng ý với họ; chúng tôi không cố gắng dạy kinh doanh theo nghĩa mà các doanh nhân hiểu về công việc của họ hay theo nghĩa dạy những người trẻ tuổi trở thành “người giỏi kiếm tiền” hoặc “chiến thắng đối thủ”.Chúng tôi tin rằng có khoa học trong kinh doanh và nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển ngành khoa học đó chính là điều chúng tôi quan tâm. Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp cho các doanh nhân trẻ tầm nhận thức rộng mở và nắm được những nguyên tắc cho phép họ trở thành những công dân tốt hơn, có văn hóa và khoáng đạt hơn”.

Thầy Gay đã kiên quyết áp dụng phương pháp điển dụ của trường luật. Thay vì nghe giảng, sinh viên học kinh doanh bằng cách phân tích và thảo luận các tình huống thực tế trong buổi học. Từ đó, họ rút ra được các nguyên tắc chung để áp dụng trong nghề. Phương pháp này gọi là “học bằng hành” và được áp dụng cho đến tận bây giờ. Khi đặt vẽ bản thiết kế đầu tiên cho trường, thầy Wallace Donham, người kế nhiệm thầy Gay, nói rằng ông muốn kiến trúc của trường kinh doanh phải hỗ trợ cho một cuộc sống giản dị và suy nghĩ sâu sắc trong môi trường tốt và yên tĩnh. Ông nhấn mạnh, điều quan trọng là các tòa nhà phải giúp sinh viên sống hòa nhập và trở thành “một cái gì đó cao hơn một người giỏi kiếm tiền”. Một trong những người giỏi kiếm tiền nhất trong thời đại ông nhưng lại dành tiền để xây dựng những tòa nhà này là George F. Baker. Khi những người gây quỹ của HBS đến gõ cửa, George F. Baker, Chủ tịch ngân hàng First National Bank, đã là một nhân vật xuất chúng trong giới tài chính được 60 năm. Cùng với J. P. Morgan, ông đã đầu tư nhiều tiền của tạo nên sự bùng nổ kinh tế trong thời kỳ vàng son cuối thế kỷ XIX. Ông cũng là người ít nói nổi tiếng, vì vậy có biệt hiệu là The Sphinx (Người bí hiểm). Baker từng nói: “Các doanh nhân Mỹ phải giảm nói chuyện đi 2/3… Hiếm có lý do nào đáng để người ta nói”. Con người này đã ngần ngừ khi được đề nghị quyên tặng 1 trong 5 triệu đô-la cần có để xây dựng trường kinh doanh nhưng sau đó ông đề nghị tài trợ toàn bộ số tiền 5 triệu đô-la nếu ông có được “đặc quyền xây dựng toàn bộ trường”. Năm 1925, trong một bài phát biểu hiếm hoi, ông đã nói trước cuộc họp của Câu lạc bộ HBS rằng ông hy vọng trường sẽ “đào tạo ra những người vĩ đại nhất thế giới” và “dạy họ hành xử sao cho bạn bè kính trọng và luôn giữ được tính chính trực, nhờ đó họ sẽ có được niềm hạnh phúc lớn nhất mà cuộc sống ban tặng”.

Những khu ký túc xá đầu tiên được đặt theo tên của các cựu Bộ trưởng Tài chính Mellon, Dillon và Gallatin, còn khu giảng dạy và khu hành chính đặt ở tòa nhà Morgan, theo tên của J. P. Morgan. Trung tâm của trường là Thư viện Baker với phòng đọc yên tĩnh có vòm cao vút. Năm 2004, khu trường ban đầu của Baker được mở rộng tới 44 mẫu Anh. Số tiền được quyên tặng lên tới 2 tỷ đô la. Ngoài 900 sinh viên cao học được tuyển hàng năm, còn có thêm hàng trăm doanh nhân được được đào tạo thông qua chương trình đào tạo tại chỗ. Bản thân Nhà xuất bản HBS là một doanh nghiệp có doanh thu 100 triệu đô-la/năm. Trường có 200 giảng viên và cơ sở nghiên cứu tại Hong Kong, Paris, Tokyo, Mumbai và Buenos Aires. Các trường cao học kinh doanh ra đời ở nhiều trường đại học khắp thế giới, đào tạo hàng chục nghìn MBA mỗi năm. Nhưng năm này qua năm khác, HBS vẫn dẫn đầu trong số những trường kinh doanh nổi tiếng. Nó là một tổ chức khổng lồ, một thương hiệu toàn cầu. Người ta nói tấm bằng MBA của HBS là “tấm thẻ chung của giới tinh hoa tài chính toàn cầu”.

***

HBS nằm bên kia sông Charles so với các trường khác của Harvard. Quanh nó là khu Allston, ngoại ô Boston, có những cửa hàng sửa chữa ô tô, đường cao tốc và những nhà kho đổ nát. Nó chỉ cách quảng trường Harvard lộn xộn đáng yêu, trung tâm của Harvard, 10 phút đi bộ, nhưng khoảng cách tâm lý thì lớn hơn rất nhiều. HBS coi khu trường lớn là “bên kia sông”, chẳng hạn “bên kia sông, họ mặc áo vét bằng vải tuýt, đọc Marx và chẳng biết tí gì về hoạt động thật sự của thế giới. Ở HBS, chúng ta biết rõ hơn”. Ở quảng trường Harvard, bạn sẽ thấy đám đông sinh viên cao đẳng bình thường trong trang phục dép tông, quần soóc kaki, vô công rồi nghề. Trong một góc quảng trường, bạn có thể trả 2 đô-la để chơi cờ với một anh chàng Ucraina lầm lì. Ở một góc khác, bạn có thể uống cà phê trong quán mà John F. Kennedy thường ngồi khi ông học cao học ở đây. Cột đèn dán đầy quảng cáo vở kịch mới, xe đạp hay hiến tặng tinh trùng cho bệnh viện địa phương. Có một sạp báo ở trung tâm quảng trường, bạn có thể mua báo, tạp chí hoặc gia nhập nhóm những người chống chiến tranh tự phát. Dọc đường phố là các hiệu sách, cửa hàng bán đĩa nhạc cũ, các cửa hàng bán hamburger và pizza, và tất nhiên, có một nơi bán đồ thủ công Tây Tạng và thảm để tập yoga.

Ở quảng trường, bạn có thể gặp một ông chủ tịch đến thăm trường, một ngôi sao nhạc rock, một lãnh đạo tinh thần của người Hindu sùng đạo, một người bạn cũ hay có thể chỉ là một kẻ vô danh đi xin tiền vé tàu để về nhà. Buổi sáng, sinh viên thường băng qua quảng trường để đến lớp, buổi tối, họ tụ tập trong các nhà hàng, tràn ra các lối đi, cầu thang và thềm nhà. Mùa hè, các cậu bé trường trung học và những người học các khóa học mở rộng chiếm lĩnh quảng trường, hứng thú vì được ở Harvard. Mùa thu, những người chèo thuyền khoát nước vun vút trên sông Charles, sẵn sàng cho cuộc đua vào tháng 10, lá cây chuyển sang màu đỏ gạch và những đỉnh vòm màu lam của các tòa nhà cổ in hình trên nền trời nhợt nhạt của vùng New England.

Băng qua sông tới trường kinh doanh, bạn đã để lại tất cả những thứ đó phía sau. Những con đường mòn uốn khúc viền đầy hoa và những tòa nhà uy nghiêm lộ vẻ uể oải hào nhoáng giống như một câu lạc bộ ở miền quê. Nhìn qua cửa sổ, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy những người trẻ tuổi đang chăm chú nhìn vào laptop thay vì thấy những người hầu bàn đánh bóng đồ bạc hay người phục vụ golf sửa gậy đánh golf. HBS giống như một nơi để suy ngẫm những gì to lớn và phổ quát, ngắm mây bay ngang trời và những cánh chim lượn vòng, nơi để làm bất cứ gì khác trừ việc tranh luận để ủng hộ và phản bác công việc tính toán chi phí. Các sinh viên đều chỉn chu và ăn mặc lịch sự, tóc tai gọn gàng. Dây thường xuân leo khắp các tường như thể được cài lên đó. Từng lá cỏ, từng bông hoa và hàng rào đều được chăm sóc, vòi tưới kêu xì xì, bật rồi tắt theo một nhịp điệu đều đều.

Một người bạn từng tới Khu vực xanh ở Iraq nói rằng, anh cảm thấy HBS quen thuộc kỳ lạ. Dù các nơi khác ở Iraq có xảy ra điều gì, Khu Xanh vẫn sang trọng với những cây cọ, hồ bơi và có điện. Đội quân chiếm đóng cách ly mình khỏi những điều kinh hoàng xảy ra xung quanh để có thể tập trung vào nhiệm vụ lớn hơn: xây dựng lại một đất nước. HBS cũng có vẻ của một tháp ngà, tách rời khỏi thế giới bên ngoài.

Tòa nhà đầu tiên bạn gặp khi đi vào trường từ phía bắc Harvard là Shad, một khu tập luyện thể chất nặng nề xây bằng gạch giống như một cơ sở huấn luyện dành cho giới ưu tú của Liên đoàn Olympic Mỹ. Nó có những sân bóng rổ và sân tennis hoàn hảo, phòng tắm hơi và một đường chạy trong nhà. Các máy tập thể hình được bảo dưỡng thường xuyên. Bốn sân tennis nằm ngoài tòa nhà này luôn được sử dụng từ khi mùa đông dài của Boston dịu bớt khắc nghiệt cho đến tận khi nó quay lại.

Nằm ở trung tâm của trường, cách xa phòng tập thể dục là tòa nhà Spangler Hall, được hoàn thành năm 2001 và được đặt theo tên của Dick Spangler, nghiên cứu sinh khóa 1956, là Chủ tịch Ngân hàng Bắc Carolina, sau này là Chủ tịch Trường Đại học Bắc Carolina. Nó có một quán ăn tự phục vụ, một quầy rượu, một khu vực chung cho sinh viên, các phòng họp, một thính phòng, một bưu điện và một cửa hàng bách hóa. Chỉ cần chạm nhẹ là cánh cửa đung đưa mở ra, sự xa hoa mời gọi bạn bước vào. Các bức tường cao vút, sơn màu xanh nhạt treo đầy những tác phẩm nghệ thuật đương đại đồ sộ, do Gerald Schwartz, một nhà đầu tư Canada, khóa 1970, quyên tặng. Mùa đông, lò sưởi được bật từ sáng sớm, nhờ đó sinh viên có thể quanh quẩn bên những chiếc ghế sô-pha da màu sô-cô-la, vừa hơ chân vừa suy ngẫm đề án tài chính của mình.

Quán ăn tự phục vụ được chia thành bảy khu riêng biệt, tại đây, các đầu bếp với chiếc mũ vải trắng sẵn sàng phục vụ mọi thứ, từ bánh sandwich theo yêu cầu đến các món xào phương đông, sushi, pasta và những món đặc biệt của nhiều nước luôn thay đổi hàng ngày. Một người đàn ông bé nhỏ mảnh khảnh với dáng đi vòng kiềng của người cưỡi ngựa đua điều khiển máy pha cà phê và chuẩn bị trà kiểu phương đông.

Spangler giống như một khu nghỉ dưỡng bốn mùa hơn là một khu học tập. Bạn nửa mong chờ trông thấy một huấn luyện viên tennis đang đi vẩn vơ và cười đùa với sinh viên của mình, lại nửa muốn nhìn thấy người phục vụ khách sạn vội vã đi qua với chiếc xe đẩy chất đầy hành lý. Sau khi khóa học bắt đầu vài tuần, tôi đã trò chuyện với một bạn cùng lớp người Đức, Max Verlander. Anh là một kỹ sư vùng Frankfurt có khuôn mặt khắc khổ với mái tóc cắt ngắn gọn gàng. Chúng tôi đứng bên ngoài quán ăn nhìn vào phòng chung, nơi các sinh viên nằm dài trên sô-pha, uể oải gõ laptop và nghe điện thoại. Max nhìn vào trong phòng và nói: “Thật suy đồi, phải không?”

Năm 2004, khi tôi nhập học, HBS đã rất khác với cơ sở nhỏ bé chắp vá thành lập năm 1908. Năm đầu tiên, trường chỉ tuyển 59 nghiên cứu sinh, chương trình học mới mẻ và bị toàn Viện đại học Harvard nhìn với con mắt ngờ vực. Thời kỳ đó, các trường đại học khác chỉ dạy kinh doanh ở cấp đại học, Harvard là trường đầu tiên dạy một khóa cao học. Lý do được Charles W. Eliot, Viện trưởng Harvard, tuyên bố rõ ràng trong bài phát biểu trước Câu lạc bộ Connecticut của Harvard ngày 21 tháng 2 năm 1908: “Kinh doanh cấp cao đã trở thành một nghề cần nhiều tri thức, đòi hỏi kiến thức ngôn ngữ, kinh tế, luật thương mại, tổ chức công nghiệp, sự uyên bác về các nguồn lực và tập quán của nhiều quốc gia khác nhau. Chúng tôi muốn cung cấp các kiến thức chuyên môn trên tất cả các mặt này”. Mục tiêu của trường không chỉ đào tạo các doanh nhân tương lai mà còn đào tạo các công chức chính phủ và các nhà ngoại giao cấp cao, những người ngày càng cần kiến thức kinh doanh và kỹ năng tổ chức để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Trong những năm đầu, trường đã nỗ lực khẳng định mục tiêu và vị thế của mình trong Viện đại học Harvard và giới kinh doanh. Tháng 6 năm 1909, thầy hiệu trưởng đầu tiên của trường Edwin Gay đã viết trong một bức thư gửi một người bạn:

“Các doanh nhân thường nói với tôi rằng chúng tôi không thể dạy “kinh doanh”.Tôi hoàn toàn đồng ý với họ; chúng tôi không cố gắng dạy kinh doanh theo nghĩa mà các doanh nhân hiểu về công việc của họ hay theo nghĩa dạy những người trẻ tuổi trở thành “người giỏi kiếm tiền” hoặc “chiến thắng đối thủ”.Chúng tôi tin rằng có khoa học trong kinh doanh và nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển ngành khoa học đó chính là điều chúng tôi quan tâm. Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp cho các doanh nhân trẻ tầm nhận thức rộng mở và nắm được những nguyên tắc cho phép họ trở thành những công dân tốt hơn, có văn hóa và khoáng đạt hơn”.

Thầy Gay đã kiên quyết áp dụng phương pháp điển dụ của trường luật. Thay vì nghe giảng, sinh viên học kinh doanh bằng cách phân tích và thảo luận các tình huống thực tế trong buổi học. Từ đó, họ rút ra được các nguyên tắc chung để áp dụng trong nghề. Phương pháp này gọi là “học bằng hành” và được áp dụng cho đến tận bây giờ. Khi đặt vẽ bản thiết kế đầu tiên cho trường, thầy Wallace Donham, người kế nhiệm thầy Gay, nói rằng ông muốn kiến trúc của trường kinh doanh phải hỗ trợ cho một cuộc sống giản dị và suy nghĩ sâu sắc trong môi trường tốt và yên tĩnh. Ông nhấn mạnh, điều quan trọng là các tòa nhà phải giúp sinh viên sống hòa nhập và trở thành “một cái gì đó cao hơn một người giỏi kiếm tiền”. Một trong những người giỏi kiếm tiền nhất trong thời đại ông nhưng lại dành tiền để xây dựng những tòa nhà này là George F. Baker. Khi những người gây quỹ của HBS đến gõ cửa, George F. Baker, Chủ tịch ngân hàng First National Bank, đã là một nhân vật xuất chúng trong giới tài chính được 60 năm. Cùng với J. P. Morgan, ông đã đầu tư nhiều tiền của tạo nên sự bùng nổ kinh tế trong thời kỳ vàng son cuối thế kỷ XIX. Ông cũng là người ít nói nổi tiếng, vì vậy có biệt hiệu là The Sphinx (Người bí hiểm). Baker từng nói: “Các doanh nhân Mỹ phải giảm nói chuyện đi 2/3… Hiếm có lý do nào đáng để người ta nói”. Con người này đã ngần ngừ khi được đề nghị quyên tặng 1 trong 5 triệu đô-la cần có để xây dựng trường kinh doanh nhưng sau đó ông đề nghị tài trợ toàn bộ số tiền 5 triệu đô-la nếu ông có được “đặc quyền xây dựng toàn bộ trường”. Năm 1925, trong một bài phát biểu hiếm hoi, ông đã nói trước cuộc họp của Câu lạc bộ HBS rằng ông hy vọng trường sẽ “đào tạo ra những người vĩ đại nhất thế giới” và “dạy họ hành xử sao cho bạn bè kính trọng và luôn giữ được tính chính trực, nhờ đó họ sẽ có được niềm hạnh phúc lớn nhất mà cuộc sống ban tặng”.

Những khu ký túc xá đầu tiên được đặt theo tên của các cựu Bộ trưởng Tài chính Mellon, Dillon và Gallatin, còn khu giảng dạy và khu hành chính đặt ở tòa nhà Morgan, theo tên của J. P. Morgan. Trung tâm của trường là Thư viện Baker với phòng đọc yên tĩnh có vòm cao vút. Năm 2004, khu trường ban đầu của Baker được mở rộng tới 44 mẫu Anh. Số tiền được quyên tặng lên tới 2 tỷ đô la. Ngoài 900 sinh viên cao học được tuyển hàng năm, còn có thêm hàng trăm doanh nhân được được đào tạo thông qua chương trình đào tạo tại chỗ. Bản thân Nhà xuất bản HBS là một doanh nghiệp có doanh thu 100 triệu đô-la/năm. Trường có 200 giảng viên và cơ sở nghiên cứu tại Hong Kong, Paris, Tokyo, Mumbai và Buenos Aires. Các trường cao học kinh doanh ra đời ở nhiều trường đại học khắp thế giới, đào tạo hàng chục nghìn MBA mỗi năm. Nhưng năm này qua năm khác, HBS vẫn dẫn đầu trong số những trường kinh doanh nổi tiếng. Nó là một tổ chức khổng lồ, một thương hiệu toàn cầu. Người ta nói tấm bằng MBA của HBS là “tấm thẻ chung của giới tinh hoa tài chính toàn cầu”.

***

HBS nằm bên kia sông Charles so với các trường khác của Harvard. Quanh nó là khu Allston, ngoại ô Boston, có những cửa hàng sửa chữa ô tô, đường cao tốc và những nhà kho đổ nát. Nó chỉ cách quảng trường Harvard lộn xộn đáng yêu, trung tâm của Harvard, 10 phút đi bộ, nhưng khoảng cách tâm lý thì lớn hơn rất nhiều. HBS coi khu trường lớn là “bên kia sông”, chẳng hạn “bên kia sông, họ mặc áo vét bằng vải tuýt, đọc Marx và chẳng biết tí gì về hoạt động thật sự của thế giới. Ở HBS, chúng ta biết rõ hơn”. Ở quảng trường Harvard, bạn sẽ thấy đám đông sinh viên cao đẳng bình thường trong trang phục dép tông, quần soóc kaki, vô công rồi nghề. Trong một góc quảng trường, bạn có thể trả 2 đô-la để chơi cờ với một anh chàng Ucraina lầm lì. Ở một góc khác, bạn có thể uống cà phê trong quán mà John F. Kennedy thường ngồi khi ông học cao học ở đây. Cột đèn dán đầy quảng cáo vở kịch mới, xe đạp hay hiến tặng tinh trùng cho bệnh viện địa phương. Có một sạp báo ở trung tâm quảng trường, bạn có thể mua báo, tạp chí hoặc gia nhập nhóm những người chống chiến tranh tự phát. Dọc đường phố là các hiệu sách, cửa hàng bán đĩa nhạc cũ, các cửa hàng bán hamburger và pizza, và tất nhiên, có một nơi bán đồ thủ công Tây Tạng và thảm để tập yoga.

Ở quảng trường, bạn có thể gặp một ông chủ tịch đến thăm trường, một ngôi sao nhạc rock, một lãnh đạo tinh thần của người Hindu sùng đạo, một người bạn cũ hay có thể chỉ là một kẻ vô danh đi xin tiền vé tàu để về nhà. Buổi sáng, sinh viên thường băng qua quảng trường để đến lớp, buổi tối, họ tụ tập trong các nhà hàng, tràn ra các lối đi, cầu thang và thềm nhà. Mùa hè, các cậu bé trường trung học và những người học các khóa học mở rộng chiếm lĩnh quảng trường, hứng thú vì được ở Harvard. Mùa thu, những người chèo thuyền khoát nước vun vút trên sông Charles, sẵn sàng cho cuộc đua vào tháng 10, lá cây chuyển sang màu đỏ gạch và những đỉnh vòm màu lam của các tòa nhà cổ in hình trên nền trời nhợt nhạt của vùng New England.

Băng qua sông tới trường kinh doanh, bạn đã để lại tất cả những thứ đó phía sau. Những con đường mòn uốn khúc viền đầy hoa và những tòa nhà uy nghiêm lộ vẻ uể oải hào nhoáng giống như một câu lạc bộ ở miền quê. Nhìn qua cửa sổ, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy những người trẻ tuổi đang chăm chú nhìn vào laptop thay vì thấy những người hầu bàn đánh bóng đồ bạc hay người phục vụ golf sửa gậy đánh golf. HBS giống như một nơi để suy ngẫm những gì to lớn và phổ quát, ngắm mây bay ngang trời và những cánh chim lượn vòng, nơi để làm bất cứ gì khác trừ việc tranh luận để ủng hộ và phản bác công việc tính toán chi phí. Các sinh viên đều chỉn chu và ăn mặc lịch sự, tóc tai gọn gàng. Dây thường xuân leo khắp các tường như thể được cài lên đó. Từng lá cỏ, từng bông hoa và hàng rào đều được chăm sóc, vòi tưới kêu xì xì, bật rồi tắt theo một nhịp điệu đều đều.

Một người bạn từng tới Khu vực xanh ở Iraq nói rằng, anh cảm thấy HBS quen thuộc kỳ lạ. Dù các nơi khác ở Iraq có xảy ra điều gì, Khu Xanh vẫn sang trọng với những cây cọ, hồ bơi và có điện. Đội quân chiếm đóng cách ly mình khỏi những điều kinh hoàng xảy ra xung quanh để có thể tập trung vào nhiệm vụ lớn hơn: xây dựng lại một đất nước. HBS cũng có vẻ của một tháp ngà, tách rời khỏi thế giới bên ngoài.

Tòa nhà đầu tiên bạn gặp khi đi vào trường từ phía bắc Harvard là Shad, một khu tập luyện thể chất nặng nề xây bằng gạch giống như một cơ sở huấn luyện dành cho giới ưu tú của Liên đoàn Olympic Mỹ. Nó có những sân bóng rổ và sân tennis hoàn hảo, phòng tắm hơi và một đường chạy trong nhà. Các máy tập thể hình được bảo dưỡng thường xuyên. Bốn sân tennis nằm ngoài tòa nhà này luôn được sử dụng từ khi mùa đông dài của Boston dịu bớt khắc nghiệt cho đến tận khi nó quay lại.

Nằm ở trung tâm của trường, cách xa phòng tập thể dục là tòa nhà Spangler Hall, được hoàn thành năm 2001 và được đặt theo tên của Dick Spangler, nghiên cứu sinh khóa 1956, là Chủ tịch Ngân hàng Bắc Carolina, sau này là Chủ tịch Trường Đại học Bắc Carolina. Nó có một quán ăn tự phục vụ, một quầy rượu, một khu vực chung cho sinh viên, các phòng họp, một thính phòng, một bưu điện và một cửa hàng bách hóa. Chỉ cần chạm nhẹ là cánh cửa đung đưa mở ra, sự xa hoa mời gọi bạn bước vào. Các bức tường cao vút, sơn màu xanh nhạt treo đầy những tác phẩm nghệ thuật đương đại đồ sộ, do Gerald Schwartz, một nhà đầu tư Canada, khóa 1970, quyên tặng. Mùa đông, lò sưởi được bật từ sáng sớm, nhờ đó sinh viên có thể quanh quẩn bên những chiếc ghế sô-pha da màu sô-cô-la, vừa hơ chân vừa suy ngẫm đề án tài chính của mình.

Quán ăn tự phục vụ được chia thành bảy khu riêng biệt, tại đây, các đầu bếp với chiếc mũ vải trắng sẵn sàng phục vụ mọi thứ, từ bánh sandwich theo yêu cầu đến các món xào phương đông, sushi, pasta và những món đặc biệt của nhiều nước luôn thay đổi hàng ngày. Một người đàn ông bé nhỏ mảnh khảnh với dáng đi vòng kiềng của người cưỡi ngựa đua điều khiển máy pha cà phê và chuẩn bị trà kiểu phương đông.

Spangler giống như một khu nghỉ dưỡng bốn mùa hơn là một khu học tập. Bạn nửa mong chờ trông thấy một huấn luyện viên tennis đang đi vẩn vơ và cười đùa với sinh viên của mình, lại nửa muốn nhìn thấy người phục vụ khách sạn vội vã đi qua với chiếc xe đẩy chất đầy hành lý. Sau khi khóa học bắt đầu vài tuần, tôi đã trò chuyện với một bạn cùng lớp người Đức, Max Verlander. Anh là một kỹ sư vùng Frankfurt có khuôn mặt khắc khổ với mái tóc cắt ngắn gọn gàng. Chúng tôi đứng bên ngoài quán ăn nhìn vào phòng chung, nơi các sinh viên nằm dài trên sô-pha, uể oải gõ laptop và nghe điện thoại. Max nhìn vào trong phòng và nói: “Thật suy đồi, phải không?”

Bình luận
720
× sticky