Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Tiểu Sử Steve Jobs

Chương 17: ICARUS

Tác giả: Walter Isaacson

Leo lên những nấc thang mới

Sự ra đời của chiếc Macintosh trong tháng 1 năm 1984 đã đưa danh tiếng của Jobs lên một tầm cao mới, đặc biệt là trong chuyến ông đi tới Manhattan vào cùng thời điểm đó. Ông tham dự bữa tiệc mà Yoko Ono tổ chức cho con trai của mình, Sean Lennon, và ông đã tặng cậu bé 9 tuổi một chiếc máy Macintosh. Cậu bé rất yêu thích nó. Các nghệ sĩ Andy Warhol và Keith Haring cũng có mặt ở đó, ngay lập tức họ đã bị cuốn hút với những gì họ có thể tạo ra từ chiếc máy tính và đã đánh dấu sự chuyển biến lớn của nghệ thuật đương đại. “Tôi đã vẽ một vòng tròn”, Warhol thốt lên tự hào sau khi sử dụng công cụ QuickDraw. Warhol khẳng định rằng Jobs cũng đã đưa cho Mick Jagger một chiếc máy tính. Khi Jobs đến nhà của ngôi sao nhạc rock này, Jagger dường như bối rối. Ông ấy không biết Jobs là ai. Sau đó, Jobs đã nói với nhóm của mình, “Tôi nghĩ là anh ta say thuốc rồi. Nếu không thì cũng bị điên.” Tuy nhiên, con gái của Mick, Jade Jagger, đã vào máy tính ngay lập tức và bắt đầu vẽ với chương trình MacPaint, do đó, Jobs đã đưa chiếc máy cho cô bé.

Jobs đã mua một căn hộ hai phòng kép cao cấp ở Central Park thuộc Tây Manhattan và khoe nơi này với Sculley. Kiến trúc sư James Freed của công ty IM Pei đã được thuê để thiết kế lại, nhưng Jobs không bao giờ chuyển đến nơi đó ở. (Sau này, ông bán nó cho Bono với giá 15 triệu đô-la). Jobs cũng mua một căn biệt thự cổ với mười bốn phòng ngủ ở Woodside, được xây dựng từ thời đế chế Tây Ban Nha, trên các ngọn đồi của Palo Alto, căn biệt thự này từng thuộc quyền sở hữu của một chủ đất giàu có, ông chuyển đến ở nhưng không thay đổi nội thất của nơi này.

Tại Apple, Jobs như được hồi sinh. Thay vì tìm cách cắt giảm quyền hành của Jobs, Sculley đã tín nhiệm giao cho Jobs nhiều hơn thế: hai dòng máy Lisa và Macintosh đã được sáp nhập lại với nhau, tất cả do Jobs phụ trách. Vị thế của ông lúc này đang lên cao, nhưng điều này không có nghĩa là công việc của Jobs nhẹ nhàng hơn. Thực tế đã

có một sự kiện đáng nhớ xảy ra khi ông phải đối mặt với đội ngũ sản xuất kết hợp giữa Lisa và Macintosh, và diễn giải làm thế nào họ sẽ được sáp nhập. Ban lãnh đạo trong nhóm Macintosh sẽ có được tất cả các vị trí hàng đầu, ông nói, và một phần tư nhân viên của Lisa sẽ bị sa thải. “Các bạn đã thất bại,” ông nói, nhìn thẳng vào những người thuộc đội ngũ Lisa. “Các bạn là nhóm B. Là các tay chơi hạng B. Quá nhiều người ở đây là tay chơi hạng B hoặc C, vì vậy hôm nay chúng tôi sẽ đưa cho các bạn cơ hội khác để làm việc tại các công ty chị em của chúng tôi trong thung lũng.”

Bill Atkinson, người đã làm việc trong cả hai đội ngũ, cho rằng quyết định này không chỉ tàn nhẫn, mà còn không công bằng. “Những người này đã làm việc thực sự chăm chỉ và đều là các kỹ sư xuất sắc,” ông nói. Tuy nhiên, Jobs đã bám vào những gì ông tin là một bài học quản lý quan trọng từ kinh nghiệm điều hành Macintosh: Bạn phải tàn nhẫn nếu bạn muốn xây dựng một đội ngũ hoàn hảo của những tay chơi hạng A. “Nếu quá dễ dàng, khi đội ngũ phát triển, một vài cầu thủ hạng B sẽ xuất hiện, và sau đó sẽ có nhiều hơn những kẻ hạng B, và sớm thôi, bạn thậm chí sẽ có một số cầu thủ hạng C”, ông nhớ lại. “Kinh nghiệm khi tạo ra Macintosh đã dạy tôi rằng những người hạng A chỉ thích làm việc với những người hạng A, có nghĩa là bạn không thể chấp nhận những cầu thủ hạng B.”

Trong thời gian này, Jobs và Sculley đã tự huyễn hoặc bản thân rằng tình bạn của họ vẫn thân thiết. Họ thường xuyên thể hiện tình cảm thân mật như là một đôi bạn tri âm từ thời phổ thông. Trong dịp kỷ niệm một năm làm việc đầu tiên của Sculley tại Aplle, vào tháng 5 năm 1984, để chào mừng, Jobs đã mời ông ta đến dự một bữa tiệc tối tại Le Mouton Noir, một nhà hàng thanh lịch nằm trên ngọn đồi phía tây nam của Cupertino. Để tạo bất ngờ cho Sculley, Jobs đã tập hợp hội đồng quản trị của Apple, ban lãnh đạo của công ty, và thậm chí một số nhà đầu tư miền Tây. Khi tất cả họ chúc mừng Sculley trong tiệc cocktail, Sculley nhận thấy, “Steve rạng rỡ tươi cười đứng phía sau, gật gật đầu, nụ cười nở rộng trên khuôn mặt.” Jobs bắt đầu bữa tiệc với lời mào đầu có phần hơi thái quá. “Hai ngày hạnh phúc nhất đối với tôi là khi Macintosh được xuất xưởng và ngày John Sculley đồng ý gia nhập Apple,” ông nói. “Đây là năm thành công nhất mà tôi từng có trong suốt cuộc đời của tôi, vì tôi đã học được rất

nhiều từ John.” Sau đó, ông đã chụp cùng Sculley một tấm hình đáng nhớ trong năm đó.

Để đáp lại, Sculley cũng bày tỏ niềm vui khi được là đối tác của Jobs trong năm qua, và ông đã đi đến một kết luận, vì nhiều lý do khác nhau, tất cả mọi người có mặt ngày hôm đó đều không thể quên câu nói này. “Apple có người dẫn dắt”, ông nói, “đó là Steve và tôi.” Khi ấy ông đưa mắt nhìn khắp phòng, bắt gặp ánh mắt của Jobs, và nhìn thấy Jobs mỉm cười. “Cứ như thể có một sợi dây liên kết giữa chúng tôi”, Sculley nhớ lại. Tuy nhiên, ông cũng nhận thấy rằng Arthur Rock và một số người khác có cái nhìn như đang chế giễu, thậm chí là ngờ vực. Họ lo lắng rằng Jobs đã hoàn toàn đánh bại Sculley. Họ đã thuê Sculley để kiểm soát Jobs, và bây giờ rõ ràng Jobs mới là người nắm quyền kiểm soát. “Sculley đã quá háo hức với sự đồng thuận của Steve và không thể đứng lên chống lại ông ta,” Rock nhớ lại

Việc khiến Jobs thỏa mãn và chấp thuận những ý kiến chuyên môn của ông có vẻ như là một chiến lược thông minh của Sculley. Tuy nhiên, ông ta đã không hề nhận ra rằng về bản chất Jobs không phài là một kẻ có thể chia sẻ quyền lực của mình. Chiều theo

ý muốn của ai đó không phải cách làm của Steve. Ông bắt đầu lên tiếng nhiều hơn về phương hướng mà ông cho rằng công ty nên được điều hành. Cụ thể như tại cuộc họp chiến lược kinh doanh năm 1984, ông đã thúc đấy việc thông qua ý kiến để phòng kinh doanh của công ty và bộ phận tiếp thị tổ chức đấu thầu quyền cung cấp dịch vụ của họ cho các dòng sản phẩm khác nhau. (Điều này có nghĩa là, nếu muốn, nhóm Macintosh có thể quyết định không sử dụng đội ngũ tiếp thị của Apple và thay vào đó tạo dựng một đội ngũ tiếp thị của riêng mình.) Mặc dù không có ai ủng hộ, nhưng Jobs tiếp tục cố gắng để nó được thông qua. “Mọi người chờ đợi tôi lấn át Steve, để khiến anh ta ngồi xuống và im lặng, nhưng tôi đã không làm thế”, Sculley nhớ lại. Khi cuộc họp kết thúc, ông đã nghe một ai đó thì thầm, “Tại sao Sculley không khiến hắn ngậm mồm lại?”

Khi Jobs quyết định xây dựng một nhà máy-của-nghệ-thuật ở Fremont để sản xuất máy Macintosh, yêu cầu về tính thẩm mỹ và tính độc đoán của Jobs ngày càng cao.

Ông muốn các máy tính phải được sơn màu sắc tươi sáng, giống như logo của Apple, nhưng ông đã mất rất nhiều thời gian tranh cãi với giám đốc sản xuất của Apple, Matt Carter, khi Matt quyết định cho sản xuất các sản phẩm với màu be và màu xám thông thường. Khi Jobs đánh giá một lượt sản phầm, ông đã ra lệnh rằng các máy phải được sơn lại bằng màu sắc tươi sáng mà ông muốn. Carter phản đối, đây đều là thiết bị tinh vi, và việc sơn lại các máy có thể gây ra vấn đề cho chúng. Carter đã nói đúng. Một trong những chiếc máy đắt tiền nhất được sơn lại màu xanh sáng cuối cùng khi hoạt động đã bị lỗi, và sau đó nó được mệnh danh là “sự ngớ ngẩn của Steve”. Cuối cùng Carter nghỉ việc. “Thực sự quá mệt mỏi khi đối đầu anh ta, và thường vấn đề xuất phát từ những chuyện vô nghĩa mà tôi đã chịu đựng đủ rồi”, ông nói.

Jobs thay thế Debi Coleman vào vị trí đó, cô là một nhân viên tài chính của nhóm Macintosh, một người khá can đảm và tốt bụng, đã từng được nhận giải thưởng năm của nhóm cho người đối đầu thành công nhất với Jobs. Nhưng cô biết làm thế nào để đáp ứng những ý tưởng bất chợt của ông khi cần thiết. Khi giám đốc mỹ thuật của Apple, Clement Mok, thông báo rằng Jobs muốn những bức tường có màu trắng tinh khiết, cô phản đối, “Anh không thể sơn một nhà máy với màu trắng tinh khiết được. Sớm muộn thì bụi bẩn cũng sẽ bám vào khắp mọi nơi.” Mok trả lời:” Chẳng có màu trắng nào là quá trắng với Steve cả. ” Cuối cùng cô cũng phải chấp nhận. “Với những bức tường trắng tinh và những chiếc máy đủ màu xanh, vàng, đỏ, thềm của nhà máy trông không khác gì phòng triển lãm của Alexander Calder vậy,” Coleman nói.

Khi được hỏi về sự ám ảnh của ông đối với việc thiết kế không gian của của nhà máy, Jobs cho biết đó là một cách để đảm bảo niềm đam mê vươn tới sự hoàn hảo của mình:

“Tôi sẽ tới nhà máy, và đeo vào tay một chiếc găng màu trắng để kiểm tra xem có bụi hay không. Tôi sẽ tìm kiếm ở khắp mọi nơi – trên những chiếc máy, trên đỉnh của giá đỡ, hay trên sàn. Và tôi sẽ hỏi Debi chúng đã được lau sạch hay chưa. Tôi nói với cô ấy tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ có thể ăn ở ngay trên sàn của nhà máy. Phải, điều này gần như khiến Debi phát điên. Cô ấy không hiểu tại sao. Và khi ấy tôi cũng không thể

lý giải vì sao. Hãy xem, tôi chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi những gì tôi đã tận mặt chứng kiến ở Nhật Bản. Một phần vì những điều tôi thực sự ngưỡng mộ của đất nước ấy, và một phần khác vì những gì chính chúng tôi đang thiếu trong tổ chức của mình, đó là tinh thần đồng đội và tính kỷ luật nghiêm khắc. Nếu chúng tôi không có kỷ luật để giữ nơi này không tì vết, vậy thì chúng tôi cũng không có kỷ luật để giữ những chiếc máy hoạt động tốt được.”

Một sáng chủ nhật Jobs đưa cha mình đến thăm nhà máy. Paul Jobs là một người có yêu cầu cao về độ chuẩn xác trong những công việc của mình cũng như luôn muốn chắc chắn rằng các công cụ của mình đặt đúng vị trí. Và con trai của ông tự hào khi cho ông thấy mình cũng có thể làm như vậy. Coleman cũng có mặt lúc ấy.” Gương mặt của Steve trở nên rạng rỡ,” cô nhớ lại. “Anh ấy rất hãnh diện khoe với cha sản phẩm sáng tạo của mình. Jobs giải thích cách làm thế nào chúng được vận hành, và người cha dường như thực sự thán phục điều đó. Jobs không ngừng nhìn cha mình, trong khi ông ấy chạm vào tất cả mọi thứ, hài lòng với sự sạch sẽ và vẻ ngoài hoàn hảo của chúng.”

Chuyến viếng thăm nhà máy của Danielle Mitterrand, một phụ nữ rất ủng hộ Cuba, phu nhân của tổng thống Pháp François Mitterrand thuộc Đảng Xã Hội, ngược lại không mấy mặn nồng. Bà đã đặt rất nhiều câu hỏi, thông qua phiên dịch của bà về điều kiện làm việc của nhân viên, trong khi Jobs, với Alain Rossmann làm thông dịch viên, cố gắng giải thích các ứng dụng tiên tiến của robot và công nghệ. Sau khi Job nói về lịch trình sản xuất khép kín của mình, bà lại hỏi về lương trả làm thêm giờ. Steve tỏ ra khó chịu, do đó ông diễn giải làm thế nào công nghệ tự động hóa đã giúp ông tiết kiệm chi phí lao động, một chủ đề mà ông biết sẽ khiến bà không mấy thích thú. “Công việc có vất vả lắm không”, bà hỏi tiếp. “Thời gian họ được nghỉ là bao nhiêu?” Jobs không thể nhẫn nhịn được nữa.”Nếu bà ấy quan tâm đến phúc lợi của họ đến vậy”, ông quay sang nói với người phiên dịch, “nói với phu nhân là bà ấy có thể đến làm việc ở đây bất cứ lúc nào.” Người phiên dịch choáng váng không dám mở miệng. Rossmann chen ngang câu chuyện và nói bằng tiếng Pháp, “Ngài Jobs nói rằng ông rất cảm ơn phu nhân vì chuyến thăm này của bà và sự quan tâm của bà đối với

nhà máy”. Kể cả Jobs cũng như phu nhân Mitterrand đều không biết chuyện gì đã xảy ra, Rossmann kể lại, nhưng phiên dịch viên của bà Mitterrand trông như vừa trút được một gánh nặng.

Sau đó, Jobs lái chiếc Mercedes của mình xuống đường cao tốc tới Cupertino, ông tỏ ra cáu kỉnh với Rossmann về thái độ của phu nhân Mitterrand. Khi Jobs tăng tốc vượt quá tốc độ 100 dặm một giờ, ông bị một cảnh sát dừng lại và viết vé phạt. Trong khi viên cảnh sát quay đi viết vội tờ vé, Jobs bóp còi ô tô. “Có chuyện gì?” viên cảnh sát hỏi. Jobs trả lời, “Tôi vội lắm.” Thật ngạc nhiên, viên cảnh sát không hề tức giận. Ông ta chỉ viết tiếp vé phạt và cảnh cáo nếu Jobs bị bắt vượt quá tốc độ hơn 55 dặm một lần nữa, ông sẽ phải đi tù. Ngay sau khi người cảnh sát đó dời đi, Jobs quay xe lại và lại tăng tốc đến con số 100. “Ông ấy tin chắc rằng các quy tắc thông thường không phải dành cho mình,” Rossmann ngạc nhiên nói.

Vợ của Rossmann, bà Joanna Hoffman, cũng từng thấy thái độ tương tự của Jobs khi cùng ông sang châu Âu sau thời điểm các máy tính Macintosh được giới thiệu rộng rãi một vài tháng. “Ông ấy khó chịu và dễ dàng nổi giận với bất cứ chuyện gì”, bà nhớ lại. Tại Paris, bà đã sắp xếp cho Jobs một bữa ăn tối chính thức với các nhà phát triển phần mềm của Pháp, nhưng Jobs đột nhiên quyết định không muốn đi. Thay vào đó, ông lên xe, sập cửa lại trước mặt bà và nói rằng ông sẽ đi gặp nhà thiết kế poster Folon. “Các nhà phát triển phần mềm ngày hôm đó đã tức giận đến nỗi họ không thèm bắt tay chúng tôi nữa,” bà nói.

Ở Italia, ông đã ngay lập tức cảm thấy không ưa tổng giám đốc chi nhánh của Apple, một anh chàng mập mạp với lối tư duy kinh doanh thông thường. Jobs nói thẳng thừng rằng ông không thấy ấn tượng với đội ngũ làm việc cũng như chiến lược bán hàng của anh ta. “Anh không xứng đáng để có thể bán máy Mac”, Jobs nói lạnh lùng. Nhưng chuyện đó còn là nhẹ nhàng so với phản ứng của ông khi đến nhà hàng mà viên quản lý không may mắn đã chọn. Jobs muốn một bữa ăn thuần chay, nhưng người phục vụ nhà hàng lại rất công phu rưới đầy nước sốt kem chua lên các món ăn. Jobs tỏ ra rất khó chịu và Hoffman đã phải đe dọa ông. Bà thì thầm rằng nếu ông

không giữ bình tĩnh lại, bà sẽ đổ tách cà phê nóng của mình vào ông.

Những bất đồng ý kiến rõ rệt nhất của Jobs với các nhà quản lý trong chuyến đi châu Âu thường liên quan đến dự báo doanh số bán hàng. Với lối tư duy gần như phi thực tế, Jobs luôn thúc đẩy đội ngũ của mình đến với các dự án lớn hơn. Ông liên tục đe dọa các nhà quản lý châu Âu rằng ông sẽ không cấp cho họ bất kỳ nguồn kinh phí nào trừ phi họ lên một dự báo doanh thu lớn hơn. Họ thì bám vào những số liệu thực tế, và Hoffmann luôn phải đứng giữa hai bên. “Gần như đến cuối chuyến đi, tôi mệt rã rời không thể kiểm soát nổi”, bà nhớ lại.

Cũng trong chuyến đi này Jobs đã gặp Jean-Louis Gassée lần đầu tiên, giám đốc của Apple tại Pháp. Gassée là một trong số ít những người đã chống đối lại Jobs thành công trong cả chuyến đi. “Ông ấy có cách riêng đối diện với sự thật,” Gassée nhận xét. “Cách duy nhất để đối phó với ông ấy là phải có thái độ đáp trả thật cứng rắn.” Khi Jobs dùng cách thông thường của mình đe dọa rằng sẽ cắt giảm cấp vốn hoạt động cho chi nhánh Pháp, nếu Gassée không từ bỏ kế hoạch bán hàng hiện tại, Gassée đã nổi giận. “Tôi nhớ mình nắm lấy ve áo của ông ấy và bảo ông hãy dừng lại, và sau đó ông chùn bước. Tôi cũng từng là một người rất hay nổi nóng. Tôi đã phải thay đổi khá nhiều. Vì vậy, tôi có thể nhận ra rằng Steve cũng là một người như vậy. ”

Tuy nhiên Gassée đã thực sự bị ấn tượng bởi cách mà Jobs có thể trở nên quyến rũ và thu hút khi ông muốn. François Mitterrand đã được nghe những lời diễn thuyết về lý thuyết “công nghệ thông tin cộng đồng” – “máy tính cho tất cả mọi người” và rất nhiều kiến thức chuyên ngành về các loại công nghệ khác nhau. Khi Marvin Minsky và Nicholas Negroponte đến và cùng tham gia vào câu chuyện. Jobs đã nói chuyện với nhóm tại khách sạn Bristol và vẽ nên viễn cảnh: Pháp có thể dẫn đầu như thế nào nếu lắp đặt đặt hệ thống máy tính trong tất cả các trường học. Thành phố Paris cũng khiến ông trở thành một người lãng mạn hơn. Cả Gassée và Negroponte đều có thể kể lại việc Steve đã khiến các quý cô ngây ngất như thế nào ở khi đó.

Thất bại

Sau sự bùng nổ đầy phấn khích của việc ra mắt Macintosh, doanh số bán hàng của dòng sản phẩm này bắt đầu giảm dần trong nửa cuối năm 1984. Vấn đề xuất phát từ một lý do cơ bản: Macintosh là một máy tính có kiểu dáng đẹp nhưng lại chạy chậm chạp một cách đáng thương với cấu hình không đủ mạnh, và không điều gì có thể bù đắp được khuyết điểm này. Vẻ đẹp của chiếc máy đến từ giao diện người dùng sắc nét đầy màu sắc chứ không phải là một màn hình đen tối ảm đạm với những dòng lệnh nhàm chán viết bằng font chữ xanh lá trông thật yếu ớt. Nhưng cũng chính điều này đã dẫn đến điểm yếu lớn nhất của nó: Mỗi ký tự trong văn bản được hiển thị trên màn hình sẽ tiêu tốn khoảng 1 byte mã code, mỗi khi chiếc máy Mac viết nên một chữ cái, từng điểm ảnh của bất kỳ phông chữ thanh lịch bạn muốn hiển thị sẽ đòi hỏi bộ nhớ gấp hai mươi hoặc ba mươi lần. Chiếc máy Lisa dễ dàng xử lý điều này với bộ nhớ hơn 1.000 K RAM, trong khi dung lượng RAM của máy Macintosh chỉ có 128K.

Một vấn đề khác nữa là chiếc máy thiếu một ổ đĩa cứng bên trong. Jobs đã gọi Joanna Hoffman là một “Kẻ cuồng tín Xerox” khi bà bênh vực cho một thiết bị lưu trữ dữ liệu như vậy. Ông nhấn mạnh rằng Macintosh chỉ cần một ổ đĩa mềm. Vì vậy nếu muốn sao chép dữ liệu, có thể bạn sẽ mắc bệnh đau khuỷu tay khi phải đổi đĩa liên tục trong một ổ đĩa duy nhất. Ngoài ra, chiếc máy Macintosh không hề có quạt tản nhiệt, một ví dụ khác cho sự ngoan cố giáo điều của Jobs. Ông cho rằng một chiếc quạt tản nhiệt sẽ làm giảm giá trị ổn định của máy tính. Điều này gây ra lỗi ở nhiều bộ phận và kết quả là máy Macintosh được mệnh danh là “chiếc lò nướng bánh màu be”, khiến cho nó càng không được ưa chuộng. Chiếc máy rất thu hút và bán chạy trong vài tháng đầu tiên, nhưng sau khi mọi người nhận thức được về giới hạn của nó, doanh số bán hàng giảm rõ rệt. Như Hoffman sau đó than thở, “Khả năng bóp méo sự thật ban đầu là một đòn bẩy tốt, nhưng sau đó thực tế mới chính là yếu tố quyết định”.

Vào cuối năm 1984, khi mà gần như không còn ai mua máy tính Lisa, còn doanh số bán hàng của Macintosh rơi xuống chỉ còn dưới 10.000 đô-la một tháng, Jobs đã đưa ra một quyết định sai lầm điển hình trong tuyệt vọng. Ông quyết định lấy những chiếc máy tính Lisa còn tồn kho, kết hợp với một số chương trình ưu việt của Macintosh, và bán chúng như là một sản phẩm mới, chiếc máy “Macintosh XL.” Kể từ khi dự án sản

xuất Lisa ngưng lại và không bao giờ được khởi động lại nữa, đó là một điều bất thường khi Jobs sản xuất một sản phẩm mà ông không mấy tin tưởng. “Tôi đã rất tức giận vì Mac XL không phải là một sản phẩm thực sự,” Hoffman nói. Ông ấy làm thế chỉ với mục đích là tống khứ những sản phẩm tồn kho ra thị trường. Nó được bán khá chạy, và sau đó chúng tôi không thể tiếp tục trò lừa đảo khủng khiếp này, vì vậy tôi đã từ chức. ”

Tình trạng ảm đạm còn rõ ràng hơn trong quảng cáo được tung ra vào năm 1985, một chiến dịch quảng cáo vốn nhằm mục đích nối tiếp sự thành công của quảng cáo chống lại người anh cả IBM năm 1984. Nhưng không may có một sự khác biệt cơ bản giữa hai phiên bản: quảng cáo đầu tiên kết thúc với một thông điệp đầy hào hùng và lạc quan, nhưng nội dung mà Lee Clow và Jay Chiat truyền đạt trong quảng cáo mới, có tựa đề “Lemmings ,” lại mang đến hình ảnh của những nhà quản lý doanh nghiệp mặc những bộ vest tăm tối, bịt mắt diễu hành thành hàng dài cho đến khi họ lần lượt rơi xuống vực. Ngay khi quảng cáo này mới được tung ra, cả Jobs và Sculley đã gặp rất nhiều phản ứng xấu, nó dường như không hề truyền đạt hình ảnh mang tính tích cực hay mang lại vinh quang cho Appple, thay vào đó nó xúc phạm tất cả những nhà quản lý đã mua và sử dụng một chiếc máy tính IBM.

Jobs và Sculley yêu cầu những ý tưởng khác, nhưng đối tác truyền thông phản bác lại. Một trong số họ lên tiếng “Các anh sẽ không muốn ‘1984’ chỉ còn là năm ngoái,”. Theo Sculley, Lee Clow đã nói, “Tôi đặt cược danh tiếng của tôi, tất cả mọi thứ, vào quảng cáo này.” Khi Tony, anh trai của Ridley Scott, hoàn tất quá trình quay phim, ý tưởng mà nó truyền đạt thậm chí còn tồi tệ hơn. Những nhà quản lý vừa diễu hành một cách vô thức đến vách đá, vừa hát một một ca khúc có trong bộ phim Bạch Tuyết và bảy chú lùn “Heigh-ho, Heigh-ho,” với nhịp điệu buồn như đưa đám. Video quảng cáo ảm đạm còn gây cảm giác nặng nề hơn so với phiên bản trước đó. “Tôi không thể tin được là anh định xúc phạm doanh nhân trên khắp nước Mỹ bằng cách cho phát sóng thứ này” Debi Coleman đã mắng Jobs như vậy khi nhìn thấy bản demo quảng cáo. Tại các cuộc họp về marketing, cô luôn bảo vệ quan điểm phản đối mẫu quảng cáo này. “Tôi thậm chí đã đặt một lá đơn từ chức trên bàn của ông ấy. Tôi đã viết nó

bằng chiếc máy Mac của tôi. Tôi nghĩ rằng nó là một sự sỉ nhục đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Chúng tôi chỉ mới bước những bước đầu tiên trong việc phổ biến máy tính để bàn.”

Tuy nhiên Jobs và Sculley đã chấp thuận theo những lời khẩn nài của công ty truyền thông và cho phát mẫu quảng cáo tại giải vô địch “Siêu cúp” do liên đoàn bóng bầu dục quốc gia Mỹ tổ chức. Họ đã đến xem trận đấu tại sân vận động Stanford cùng với vợ của Sculley, Leezy (một người không hề ưa Jobs), và bạn gái mới của Jobs, Tina Redse. Khi mẫu quảng cáo được phát ở phần cuối của hiệp đấu thứ tư, những người hâm mộ theo dõi trên màn hình gần như không có phản ứng nào với nó. Trên khắp cả nước, hầu hết các phản ứng đáp lại đều là tiêu cực. “Nó xúc phạm những đối tượng mà Apple đang cố gắng nhắm tới”, chủ tịch của một công ty nghiên cứu thị trường đã nói như vậy với tạp chí Fortune. Giám đốc marketing của Apple đề nghị công ty có thể mua một vị trí quảng cáo trên tờ báo Wall Street Journal để đăng lời xin lỗi. Jay Chiat đã dọa lại rằng nếu Apple làm như vậy thì công ty của ông cũng sẽ mua một trang khác để xin lỗi cho lời xin lỗi trước đó.

Jobs cảm thấy rất bất an, với cả mẫu quảng cáo và tình hình nhìn chung của Apple, điều này được thể hiện khi ông đến New York vào tháng Một, để trả lời một số bài phỏng vấn trực tiếp với báo chí. Andy Cunningham, nhân viên của công ty Regis McKenna, được nhận nhiệm vụ hỗ trợ cá nhân cho ông tại tập đoàn Carlyle. Khi Jobs đến, ông nói với cô rằng bộ vest của mình cần phải làm mới lại hoàn toàn, mặc dù lúc đó là 10 giờ tối và các cuộc hẹn bắt đầu vào sáng ngày hôm sau. Chiếc đàn Piano không được đặt ở đúng nơi, dâu tây là một lựa chọn sai lầm. Nhưng thứ khiến ông không hài lòng nhất đó là những bông hoa. Ông muốn có bình hoa rum. “Chúng tôi đã cãi vã hồi lâu về chuyện thế nào là hoa rum”, Cunningham nhớ lại. “Tôi biết chính xác loại hoa đó như thế nào, bởi vì tôi đã thấy chúng trong đám cưới của tôi”, ông kiên quyết khẳng định là có một giống hoa rum khác như vậy và nói tôi là “ngu ngốc” bởi vì tôi không biết một bông hoa rum thực sự là gì.” Vì vậy, Cunningham đã phải lao ra ngoài thành phố New York vào lúc nửa đêm, đến bất cứ cửa hàng nào còn mở cửa, tìm mua chính xác những bông hoa rum mà ông muốn. Đến khi họ dọn dẹp lại

căn phòng, Jobs bắt đầu hướng sự chú ý đến những gì cô đang mặc. “Bộ trang phục đó thật kinh tởm,” ông nói. Cunningham biết rằng nhiều lúc, những cơn giận dữ của Jobs bắt nguồn từ những lý do vô cớ, vì vậy cô đã cố gắng để khiến ông bình tĩnh hơn. “Nghe này, tôi biết anh đang giận dữ, và tôi biết anh đang cảm thấy như thế nào,” cô nói.

“Cô không thể biết tôi đang cảm thấy như thế nào,” Jobs gắt lên, “Cô không thể biết cảm giác của tôi là thế nào.”

Tuổi ba mươi

Bước sang tuổi ba mươi là một cột mốc quan trọng với hầu hết mọi người, đặc biệt là với những người của thế hệ đã tuyên bố sẽ không bao giờ tin tưởng bất cứ ai ở trên độ tuổi đó. Để kỷ niệm sinh nhật lần thứ ba mươi của mình, vào tháng 2 năm 1985, Jobs đã hào phóng tổ chức một bữa tiệc tối trang trọng nhưng không kém phần hấp dẫn với chủ đề “vest đen với giày tennis”cho 1.000 người trong khán phòng của khách sạn St.Francis ở San Francisco. Trên giấy mời có ghi dòng chữ, “Có một câu ngạn ngữ cổ của người Ấn Độ nói rằng, ‘30 năm đầu của cuộc đời, bạn sẽ hình thành nên những thói quen. Và 30 năm cuối của cuộc đời, thói quen sẽ hình thành nên con người bạn,’ Hãy cùng đến mừng kỷ niệm này với tôi.”

Một bàn tiệc được dành riêng cho những nhân vật có thế lực trong ngành phần mềm, bao gồm cả Bill Gates và Mitch Kapor. Một bàn khác được dành riêng cho những người bạn cũ như là Elizabeth Holmes, người đến bữa tiệc cùng với một phụ nữ lạ mặc bộ vest tuxedo màu đen. Andy Hertzfeld, và Burrell Smith thuê một vài bộ vest tuxedo để mặc và đi giày thể thao đế mềm, điều này đã khiến cho điệu nhảy trên nền giai điệu waltz Strauss do dàn nhạc giao hưởng San Francisco biểu diễn trở nên đáng nhớ hơn.

Ella Fitzgerald đã đến biểu diễn một mình trong bữa tiệc, vì Bob Dylan từ chối tham gia. Cô hát những ca khúc khá nổi tiếng của mình, mặc dù thỉnh thoảng cũng có một số bài hát khác, như “The Girl from Ipanema” hát về cậu bé đến từ Cupertino. Khi cô

hỏi lời yêu cầu bài hát, Jobs đưa ra một vài lời gợi ý. Ella kết thúc với giai điệu chậm rãi du dương của ca khúc “Happy Birthday”.

Sculley lên sân khấu để nói lời chúc mừng đến “nhà chiến lược có tầm nhìn xa nhất của giới công nghệ”, Wozniak cũng bước lên và tặng Jobs một khung ảnh chụp lại trò bịp về chiếc máy tính cá nhân Zaltair của mình tại Hội chợ Máy tính Bờ Tây năm 1977, nơi mà chiếc máy tính cá nhân Apple II lần đầu tiên được giới thiệu. Nhà đầu tư Don Valentine bày tỏ sự ngạc nhiên trước sự thay đổi của công nghệ trong thập kỷ mà ông được chứng kiến. “Anh ấy đã khởi đầu khá đặc biệt, người nói không bao giờ tin tưởng bất cứ ai trên ba mươi tuổi, nay đã trở thành người có thể nhận được món quà sinh nhật cho tuổi ba mươi từ siêu sao Ella Fitzgerald,” ông nói.

Nhiều người đã cố ý chọn những món quà thật đặc biệt cho một người không dễ dàng mua quà chút nào. Ví dụ như Debi Coleman đã tìm ấn bản đầu tiên cuốn tiểu thuyết “The Last Tycoon” (tạm dịch Ông trùm cuối cùng) của nhà văn F. Scott Fitzgerald. Nhưng Jobs, vẫn luôn hành xử một cách thiếu lịch sự như thường tình, bỏ lại tất cả những món quà đó trong một phòng của khách sạn. Wozniak và một số thành viên kỳ cựu của Apple, không dùng được món pho mát dê và trứng cá hồi được phục vụ trong bữa tiệc, đã gặp nhau sau đó và đi ăn tối tại một nhà hàng của hệ thống Denny.

“Rất hiếm khi người ta thấy một nghệ sĩ trong độ tuổi 30 hoặc 40 có thể thực sự đóng góp một điều gì đó đáng kinh ngạc cho xã hội”, Jobs nói một cách buồn bã với nhà báo David Sheff, người đã đăng tải cuộc phỏng vấn dài và thân mật với ông trên tờ Playboy trong tháng mà Steve bước sang tuổi ba mươi. “Tất nhiên, có một số người được sinh ra với bản tính tò mò, mãi mãi là đứa trẻ trong niềm sợ hãi cuộc sống của họ, nhưng họ rất đặc biệt.” Cuộc phỏng vấn đề cập đến nhiều khía cạnh, nhưng chủ đề khiến Jobs suy ngẫm sâu sắc nhất đó là về việc trưởng thành và đối mặt với những vấn đề trong tương lai:

“Suy nghĩ của bạn tạo nên những khuôn mẫu như một giàn giáo trong tâm trí của bạn. Bạn đang thực sự phản ứng với những khuôn mẫu cứng nhắc. Trong hầu hết trường hợp, người ta bị mắc kẹt trong những khuôn mẫu đó, giống như là những đường rãnh

trên đĩa than, và họ không bao giờ thoát ra được khỏi chúng.

Tôi sẽ luôn luôn giữ mối liên kết chặt chẽ với Apple. Tôi hy vọng rằng trong suốt cuộc đời mình, tôi có thể dệt những sợi dây kết nối giữa Apple với những sợi liên kết của cuộc đời của mình, giống như một tấm thảm vậy. Có thể tôi không có mặt ở đó một vài năm, nhưng tôi sẽ luôn luôn trở lại…

Nếu bạn muốn sống cuộc sống của bạn sáng tạo như một nghệ sĩ, bạn sẽ không nhìn lại quá nhiều. Bạn phải sẵn sàng chấp nhận bất cứ việc gì mình làm, chấp nhận con người của bạn cho dù bạn là ai và bỏ qua tất cả điều đó .

Thế giới bên ngoài sẽ cố gắng để kìm hãm ý tưởng của bạn, sẽ khó khăn hơn để tiếp tục là một nghệ sĩ, đó là lý do tại sao rất nhiều lần, các nghệ sĩ phải nói, “Tạm biệt. Tôi phải đi đây. Tôi sẽ tiếp tục điên cuồng và tôi sẽ ra khỏi đây” Nhưng rồi họ sẽ nằm

ì lại một chỗ nào đó. Cũng có thể sau này họ sẽ quay trở lại nhưng mờ nhạt chẳng chút thay đổi.”

Với những tuyên bố đó, Jobs dường như đã có trước linh cảm rằng cuộc sống của ông sẽ sớm thay đổi. Có lẽ các mối liên kết cuộc sống riêng của ông sẽ thực sự đan xen vào các mối liên kết của Apple. Có lẽ đó là thời điểm để từ bỏ một phần những gì ông đã đạt được. Có lẽ đã đến lúc để nói “Tạm biệt, tôi phải đi,” và sau đó sẽ trở lại, với lối tư duy khác.

Những sự ra đi

Andy Hertzfeld nghỉ phép một thời gian sau khi máy tính Macintosh được ra mắt vào năm 1984. Ông cần thời gian để nghỉ ngơi và thoát khỏi người giám hộ của mình, Bob Belleville, kẻ mà ông không ưa cho lắm. Cho đến một ngày, ông biết tin Jobs đã quyết định chi khoản tiền thưởng lên đến 50.000 đô-la cho các kỹ sư trong nhóm Macintosh. Vì vậy, ông đến gặp Jobs để yêu cầu nhận được khoản tương tự. Jobs trả lời rằng Belleville đã quyết định không trao tặng tiền thưởng cho những người đang nghỉ phép. Hertzfeld sau đó lại nghe nói rằng Jobs thực ra mới là người đưa ra quyết định này, vì

thế anh ta quay trở lại chất vấn ông. Lúc đầu Jobs chối bỏ, sau đó ông lại nói, “Được, hãy coi như những gì anh nói là sự thật, vậy thì nó có thay đổi được điều gì đâu?” Hertzfeld nói nếu Jobs giữ khoản tiền thưởng để buộc anh ta quay trở lại làm việc, thì Hertzfeld sẽ không quay trở lại, điều đó vi phạm vào nguyên tắc. Jobs nhượng bộ, nhưng chuyện này cũng khiến Hertzfeld có ít nhiều ác cảm.

Khi kỳ nghỉ phép gần kết thúc, Hertzfeld hẹn ăn tối với Jobs, họ đi bộ từ văn phòng của ông đến một nhà hàng Ý cách đó vài tòa nhà. “Tôi thực sự muốn trở lại,” ông nói với Jobs. “Nhưng mọi thứ dường như đang thực sự rối rắm.” Jobs có vẻ khó chịu và không mấy đồng tình với câu nói đó, nhưng Hertzfeld đã nói tiếp. “Nhóm nghiên cứu phần mềm hoàn toàn mất tinh thần và hầu như không làm được việc gì trong nhiều tháng, còn Burrell thì quá thất vọng, ông ta sẽ không trụ được đến cuối năm đâu.”

Lúc đó, Jobs ngắt lời. “Anh không biết là mình đang nói về cái gì đâu!”, ông nói. “Nhóm nghiên cứu Macintosh đang làm rất tốt, và tôi đang có những giây phút tuyệt vời nhất trong cuộc đời mình. Còn anh đang hoàn toàn xa rời với nhịp độ chung.” Ánh mắt chằm chằm của ông đầy khinh miệt, nhưng ông cũng cố gắng để tỏ ra thích thú với những nhận định của Hertzfeld.

“Nếu ông thực sự nghĩ như vậy, tôi không nghĩ mình có thể quay trở lại làm việc,” Hertzfeld cau có trả lời. Nhóm nghiên cứu Macintosh mà tôi muốn quay trở lại thậm chí đã không còn tồn tại nữa.”

“Nhóm Mac sẽ phải lớn mạnh hơn, và anh cũng thế “, Jobs trả lời. “Tôi muốn anh quay trở lại, nhưng nếu anh không muốn, chuyện đó là tùy thuộc vào quyết định của anh. Dù sao thì anh cũng không quan trọng nhiều như anh nghĩ đâu.”

Và Hertzfeld đã không quay lại.

Đến đầu năm 1985, Burrell Smith cũng ngấp nghé bỏ việc. Anh này đã lo lắng rằng sẽ khó mà ra đi được nếu Jobs cố gắng thuyết phục anh ở lại, khả năng thuyết phục của Jobs quá mạnh mẽ khiến anh ta khó mà chống lại được. Vì vậy, Burrell đã bàn bạc với

Hertzfeld, làm thế nào ông ra đi một cách thoải mái. Một ngày anh ta nói với Hertzfeld. “Tôi biết rồi! Tôi biết một cách hoàn hảo có thể vô hiệu hóa khả năng bóp méo sự thực của ông ấy. Tôi chỉ cần đi thẳng vào văn phòng của Steve, kéo quần xuống, và đi tiểu lên bàn của ông ta. Ông ấy còn có thể nói điều gì cơ chứ? Chắc chắn cách đó sẽ có hiệu quả.” Nhóm nghiên cứu Mac đã đặt cược rằng Burrell Smith dù có dũng cảm đến mấy cũng sẽ không dám thực hiện điều đó. Khi Burrell Smith quyết định mình phải hành động, ông dự định thử nắm lấy cơ hội vào thời điểm sinh nhật của Jobs, và Burrell sắp xếp trước một cuộc hẹn với Jobs. Ông ngạc nhiên khi thấy Jobs đã đứng đợi sẵn và mỉm cười khi ông bước vào. “Anh sẽ làm như vậy sao? Anh thực sự sẽ làm như vậy à?” Jobs hỏi. Ông ấy đã biết được kế hoạch này từ trước.

Burrell nhìn ông và nói. “Liệu tôi có cần phải làm thế không? Nếu cần thì tôi sẽ làm.” Jobs đáp trả bằng một cái nhìn, và Smith tự biết điều đó là không cần thiết. Và, ông từ chức bằng một cách thức ít gây sự chú ý hơn đồng thời giữ được mối quan hệ đôi bên tốt đẹp.

Không lâu sau đó Bruce Horn, một kỹ sư giỏi khác của nhóm Macintosh cũng tiếp bước Burrell. Khi Horn bước vào để nói lời tạm biệt, Jobs nói với ông rằng, “Tất cả những lỗi của máy Mac đều là do anh.”

Horn trả lời, “Thực ra thì, Steve, rất nhiều phần chuẩn xác của máy Mac là lỗi của tôi, và tôi đã phải chiến đấu như điên để có được những điều đó.”

“Anh nói đúng,” Jobs thừa nhận. “Tôi sẽ dành cho anh thêm 15.000 cổ phiếu nếu anh

ở lại.” Khi Horn từ chối lời đề nghị, Jobs thể hiện một khía cạnh ấm áp khác của ông. “Vậy thì, hãy cho tôi một cái ôm tạm biệt nào,” ông nói. Và sau đó, họ ôm nhau thân thiết.

Tuy nhiên, sự kiện quan trọng nhất trong tháng, đó là sự ly khai Apple của chính người đồng sáng lập, Steve Wozniak. Wozniak đã lặng lẽ làm việc như một kỹ sư hạng trung với dòng máy Apple, trở thành một biểu tượng của sự phục vụ thầm lặng và không hề nhúng tay vào chuyện quản lý cũng như điều hành công ty. Ông cảm thấy

Jobs không đánh giá cao Apple II, dòng sản phẩm hiện vẫn đang đang mang về nguồn doanh thu chính và chiếm 70% doanh số bán hàng của Apple, tính đến thời điểm Giáng sinh năm 1984. “Những người làm việc trong đội ngũ sản xuất Apple II không được toàn công ty coi trọng,” ông nói. “Mặc dù thực tế rằng Apple II cho đến nay vẫn là sản phẩm bán chạy nhất của công ty trong nhiều năm liền, và điều này vẫn có thể tiếp diễn trong vài năm tới.” Ông thậm chí còn làm một hành động không giống với tính cách của mình. Wozniak đã nhấc điện thoại lên và gọi cho Sculley, trách móc ông ta đặt quá nhiều sự kỳ vọng vào Jobs và dòng sản phẩm Macintosh.

Thất vọng, Wozniak đã quyết định rời đi trong yên lặng để bắt đầu một công ty mới, nơi sẽ cho ra đời thiết bị điều khiển từ xa mà ông phát minh. Thiết bị này sẽ điều khiển Tivi, dàn loa âm thanh stereo, và các thiết bị điện tử khác với một tập hợp các nút bấm đơn giản mà bạn có thể dễ dàng cài đặt. Ông thông báo với người quản lý kỹ thuật của bộ phận sản xuất máy Apple II, nhưng ông không cảm thấy mình đủ quan trọng để phải thông báo điều này với Jobs hay Markkula. Vì vậy, Jobs chỉ biết được tin này khi chúng đã được đăng tải trên tờ báo Wall Street Journal. Với thái độ nghiêm túc, Wozniak đã trả lời câu hỏi của phóng viên một cách thẳng thắn khi anh ta gọi đến phỏng vấn. Phải, ông nói, ông cảm thấy rằng Apple đã không đánh giá đúng Apple II. “Phương hướng của Apple đã hoàn toàn sai lầm trong năm năm,” ông nói.

Chưa đầy hai tuần sau đó Wozniak và Jobs được mời đến Nhà Trắng, cựu tổng thống Ronald Reagan đã trao tặng cho họ Huân chương quốc gia về công nghệ đầu tiên. Ngài tổng thống nói đùa bằng cách dẫn lại lời của Tổng thống Rutherford B. Hayes đã nói khi lần đầu tiên được thấy chiếc điện thoại “Thực sự là một phát minh tuyệt vời, nhưng sẽ có ai muốn sử dụng chúng cơ chứ?” “Tôi nghĩ rằng tại thời điểm đó ông ấy đã có chút hiểu nhầm.” Vì tình huống khó xử lúc đó của Wozniak, Apple đã không tổ chức ăn mừng cho sự kiện này. Vì vậy, Jobs và Wozniak đã đi dạo, sau đó ăn tại một cửa hàng bánh sandwich. Họ cố nói chuyện một cách hòa nhã, Wozniak nhớ lại, và tránh bất kỳ cuộc thảo luận nào về những bất đồng giữa họ.

Wozniak muốn chia tay một cách thân thiện. Đó là phong cách của ông. Vì vậy, ông

đã đồng ý ở lại Alpple với vị trí nhân viên bán thời gian cùng mức lương 20.000 đô-la một tháng. Ông cũng tiếp tục làm người đại diện cho công ty tại các sự kiện và triển lãm thương mại. Đó là một cách thức rút lui khá mềm mỏng. Nhưng với Jobs như vậy vẫn là chưa đủ. Một ngày thứ bảy, vài tuần sau chuyến viếng thăm Washington của hai người, Jobs tới studios mới tại Palo Alto nơi công ty Frog Design của Hartmut Esslinger chuyển đến. Frog Design Inc. là công ty chuyên đảm nhiệm các công việc thiết kế liên quan đến Apple. Ở đó, Jobs đã tình cờ nhìn thấy bản phác thảo mà công ty này định thực hiện cho thiết bị điều khiển từ xa mới của Wozniak, và ông ngay lập tức nổi giận. Jobs dẫn chứng một điều khoản trong hợp đồng của Apple không cho phép Frog Design làm việc với các dự án liên quan đến các công ty máy tính khác. “Tôi đã cảnh cáo họ”, ông nhớ lại, “rằng hợp tác với Woz là điều Apple không thể chấp nhận được.”

Khi phóng viên Wall Street Journal nghe ngóng được câu chuyện này, đã lập tức liên lạc với Wozniak, người thường được biết đến với tính cách cởi mở và trung thực. Ông nói rằng Jobs đang muốn trừng phạt ông. “Steve Jobs có thù ghét đối với tôi, có lẽ vì những điều tôi đã nói về Apple,” ông nói với các phóng viên như vậy. Hành động của Jobs là nhỏ nhen, nhưng cũng bởi một phần thực tế ông hiểu được điều mà nhiều người khác không nhận ra, đó là kiểu dáng và phong cách của một sản phẩm liên quan mật thiết đến vấn đề thương hiệu. Một thiết bị có gắn tên Wozniak và sử dụng ngôn ngữ lập trình tương tự như các sản phẩm của Apple có thể bị nhầm lẫn với sản phẩm nào đó mà Apple đã sản xuất. “Nó không phải là vấn đề cá nhân,” Jobs giải thích với báo chí rằng ông muốn đảm bảo sản phẩm điều khiển từ xa của Wozniak không được phép giống bất cứ sản phẩm nào đã được Apple tạo ra. “Chúng tôi không muốn thấy ngôn ngữ lập trình của chúng tôi được sử dụng trên các sản phẩm khác. Woz cần tìm ra mã nguồn cho riêng mình. Ông ấy không thể tận dụng nguồn tài nguyên của Apple, chúng tôi không thể đối xử ngoại lệ với ông ấy”.

Jobs sẵn sàng trả tiền bù lại cho dự án mà Frog Design định thực hiện cho Wozniak, nhưng ngay cả như vậy, các giám đốc điều hành của công ty này vẫn không chấp nhận. Khi Jobs yêu cầu họ gửi cho ông bản phác thảo ý tưởng của Wozniak hoặc phải

tiêu hủy chúng, họ đã từ chối. Jobs gửi tiếp một lá thư kèm với bản trích dẫn các điều khoản trong hợp đồng của Apple. Herbert Pfeifer, giám đốc thiết kế của công ty, đã có hành động đối đầu lại với cơn thịnh nộ của Jobs bằng cách công khai tuyên bố rằng chuyện tranh chấp giữa Wozniak và Jobs không đơn thuần chỉ là những vấn đề cá nhân. “Đó là một trò chơi quyền lực”, Pfeifer nói với tờ Journal. “Có rất nhiều vẫn đề tồn tại giữa họ.”

Hertzfeld cảm thấy bị xúc phạm trước những hành động của Jobs. Ông sống cách khu nhà của Jobs chỉ khoảng mười hai dãy nhà, nên đôi khi thỉnh thoảng lại giáp mặt nhau trên đường. “Tôi rất tức giận về chuyện dự án điều khiển từ xa của Wozniak, đến mức lần sau khi Steve đến, tôi không để cho anh ta vào nhà,” Hertzfeld nhớ lại. “Ông ấy biết là mình đã sai, nhưng lại cố gắng hợp lý hoá nó, và với triết lý bóp méo sự thật của mình, ông hoàn toàn có thể. Wozniak, luôn luôn là một chú gấu hiền lành, mặc dù cảm thấy khó chịu, nhưng Woz đã thuê một công ty thiết kế khác để triển khai các ý tưởng của mình, và đồng ý tiếp tục ở lại làm một phát ngôn viên của Apple.”

Ngả bài, mùa xuân 1985

Có rất nhiều lý do cho sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa Jobs và Sculley vào mùa xuân năm 1985. Một số chỉ đơn thuần là những bất đồng trong kinh doanh, chẳng hạn như trong khi Sculley cố gắng tối đa hóa lợi nhuận bằng cách giữ Macintosh ở mức giá cao thì Jobs muốn làm cho nó có mức giá phải chăng hơn. Một số khác lại là những cảm xúc mãnh liệt về tâm lý khó hiểu mà ngay từ đầu họ đã có với nhau. Sculley đã rất muốn có được thiện cảm của Jobs, còn Jobs kỳ vọng tìm được một người có khả năng định hướng và một cố vấn giỏi, và khi nhiệt huyết ban đầu đã nguội lạnh, tình cảm giữa họ cũng thay đổi nhanh chóng. Nhưng về cốt lõi, mối bất hòa phát triển bắt nguồn từ hai nguyên nhân cơ bản, và đến từ cả hai phía.

Đối với Jobs, vấn đề là Sculley không bao giờ trở thành một con người của sản phẩm. Ông ta không hề nỗ lực, hoặc thể hiện khả năng có thể, hiểu những điểm cốt lõi về những sản phẩm họ đang tạo ra. Ngược lại, Sculley nhận ra niềm đam mê của Jobs trong việc điều chỉnh từng chi tiết kỹ thuật nhỏ nhặt và nỗi ám ảnh thiết kế tỉ mỉ, mà

theo ông, điều đó thật phản tác dụng. Sculley đã dành gần như cả sự nghiệp của mình vào việc bán nước sô-đa và đồ ăn nhẹ mà phần lớn công thức sản xuất ra chúng không hề liên quan gì đến ông. Ông không phải là người tự nhiên có niềm đam mê với các sản phẩm, mà theo Jobs điều đó chính là tội lỗi khủng khiếp nhất có thể tưởng tượng được. “Tôi đã cố gắng chỉ cho anh ta về các chi tiết kỹ thuật”, Jobs nhớ lại, “nhưng anh ta không thể hiểu được làm thế nào sản phẩm được tạo ra, và sau một hồi, chúng tôi lại tranh luận về nó. Nhưng tôi biết rằng quan điểm của tôi đã đúng. Sản phẩm chính là mấu chốt của tất cả mọi thứ.” Jobs đi đến kết luận Sculley là kẻ thất bại, thêm vào đó sự mong đợi của Sculley tạo mối thâm tình với ông, cũng như ảo tưởng rằng họ rất giống, nhau càng khiến Jobs khinh miệt thêm.

Đối với Sculley, vấn đề là khi Jobs không còn dùng những mánh khóe lôi cuốn nữa, thì ông thường xuyên tỏ ra khó chịu, thô lỗ, ích kỷ, và hay cáu kỉnh với người khác. Sculley thấy hành vi thô lỗ của Jobs thật hèn hạ giống như cách mà Jobs cảm nhận về sự thiếu đam mê của Sculley với sản phẩm. Sculley là loại người dễ dàng bỏ qua và lịch thiệp với cả những lỗi lầm. Một lần, trước khi họ chuẩn bị gặp gỡ với Bill Glavin, phó chủ tịch của Xerox, Sculley đã yêu cầu Jobs hãy hành xử đúng mực. Nhưng ngay khi họ vừa ngồi xuống, Jobs đã nói với Glavin, “Các anh chẳng hề biết là mình đang làm gì cả”, và cuộc gặp mặt đã thất bại. “Tôi xin lỗi, nhưng tôi không thể kiềm chế được”, Jobs nói với Sculley. Đó chỉ là một trong nhiều trường hợp như vậy. Theo Al Alcorn từ tập đoàn Atari nhận định, “Sculley muốn giữ hòa khí và quan tâm đến duy trì các mối quan hệ. Còn Steve chẳng thèm bận tâm đến chuyện đó. Tuy nhiên, ông chú trọng vào sản phẩm theo một cách mà Sculley không bao giờ làm được, và vì thế, ông có thể tránh được việc có quá nhiều gã phiền toái không phải tuyển thủ hạng A làm việc tại Apple.”

Hội đồng quản trị ngày càng lo lắng về tình trạng bất ổn nội bộ. Trong đầu năm 1985, Arthur Rock và một số giám đốc bất mãn khác đã phải tiến hành những cuộc trao đổi nghiêm túc với cả hai. Họ nói với Sculley rằng ông có nghĩa vụ phải điều hành công ty, và ông nên bắt đầu thực hiện nghĩa vụ đó hơn là cố kết thân với Jobs. Họ nói với Jobs rằng ông chỉ có quyền sửa chữa những lộn xộn tại bộ phận Macintosh và không

có quyền yêu cầu những người của bộ phận khác phải làm gì. Sau đó Jobs lui về văn phòng riêng và liên tục đánh lên máy Macintosh của mình những dòng chữ, “Tôi sẽ không chỉ trích phần còn lại của tổ chức, tôi sẽ không chỉ trích phần còn lại của tổ chức… “.

Doanh số bán hàng máy tính Macintosh tiếp tục gây thất vọng vào tháng 3 năm 1985 khi chỉ đạt 10% con số dự báo. Jobs hoặc tức tối ngồi lỳ trong phòng của mình hoặc đi đi lại lại trong văn phòng đổ lỗi cho tất cả mọi người. Tâm trạng thất thường của ông trở nên tồi tệ hơn, và ông trút những bực dọc của mình lên mọi người xung quanh. Các quản lý cấp trung bắt đầu phản ứng chống lại ông. Giám đốc tiếp thị Mike Murray đã sắp đặt một cuộc họp riêng với Sculley tại một hội thảo kinh doanh. Khi họ chuẩn bị lên phòng khách sạn của Sculley, Jobs phát hiện và muốn đi cùng. Murray yêu cầu ông ở lại. Murray nói với Sculley rằng Jobs đang hủy hoại mọi việc và cần phải bị sa thải khỏi chức vụ quản lý các bộ phận Macintosh. Sculley trả lời ông không muốn có một cuộc đối đầu với Jobs. Murray sau đó đã gửi một văn bản trực tiếp đến Jobs chỉ trích cách đối xử với đồng nghiệp và tố cáo ông “quản lý bằng thái độ thù địch.”

Trong vài tuần, có vẻ như một giải pháp cho các rắc rối đã xuất hiện. Jobs bị cuốn hút vào công nghệ màn hình phẳng được một công ty gần Palo Alto tên là Woodside Design, phát triển. Công ty này do một kỹ sư lập dị tên là Steve Kitchen điều hành. Ông cũng đã rất ấn tượng bởi cách màn hình hiển thị cảm ứng có thể được khởi động chỉ bằng cách di chuyển các ngón tay, như vậy bạn không cần đến một con chuột. Những công nghệ này có thể khiến Jobs hoàn thiện ý tưởng cho bước đi tiếp theo sáng tạo ra “máy Mac trong một cuốn sách.” Khi đi trên đường với Kitchen, Jobs phát hiện một tòa nhà ở Menlo Park gần đó và tuyên bố rằng họ nên mở ra một cơ sở kỹ thuật để hoàn thiện những ý tưởng này. Nơi đó được gọi là AppleLabs và Jobs có thể điều hành nó, quay trở lại với niềm vui làm việc cùng một nhóm nhỏ và phát triển một sản phẩm tuyệt vời mới.

Sculley đã rất vui mừng với chuyện này. Nó sẽ giải quyết hầu hết các vấn đề quản lý

của ông: để Jobs trở lại làm việc trong lĩnh vực ông làm tốt nhất và loại bỏ sự phá rối của Jobs ở Cupertino. Sculley cũng có một ứng cử viên để thay thế Jobs vào vị trí quản lý bộ phận Macintosh: Jean-Louis Gassée, giám đốc của Apple tại Pháp, người đã từng chịu đựng Jobs qua chuyến công tác châu Âu trước đó. Gassée bay đến Cupertino và cho biết ông sẽ đảm nhận công việc nếu được bảo đảm rằng ông sẽ là người quản lý bộ phận chứ không phải làm việc dưới quyền của Jobs. Một trong những thành viên Hội đồng quản trị, Phil Schlein, cố gắng thuyết phục Jobs rằng ông tốt hơn nên tập trung vào việc tư duy ra những sản phẩm mới và truyền cảm hứng cho một nhóm nhỏ đầy đam mê.

Tuy nhiên, sau khi cân nhắc vài lần, Jobs đã quyết định rằng đó không phải là con đường mà ông muốn. Ông từ chối nhường lại quyền điều hành cho Gassée, người đã khôn ngoan trở lại Paris để tránh một trận xung đột quyền lực chắc chắn sẽ xảy ra. Trong suốt mùa xuân năm đó, Jobs lưỡng lự. Đôi lúc ông muốn khẳng định ở vị trí nhà quản lý doanh nghiệp, thậm chí kêu gọi công ty tiết kiệm chi phí bằng cách loại bỏ các đồ uống miễn phí và không mua vé máy bay hạng nhất. Lúc khác thì ông lại đồng ý với những người khuyến khích ông ra đi và thành lập một nhóm nghiên cứu AppleLabs R&D mới.

Trong tháng Ba, Murray đã thảo ra một biên bản mà ông đánh dấu là ” không lưu hành”, nhưng lại phát tán cho rất nhiều đồng nghiệp. Ông bắt đầu bằng dòng chữ “Trong ba năm làm việc tại Apple, tôi chưa bao giờ cảm thấy mơ hồ, sợ hãi, và rối loạn nhiều như trong 90 ngày qua”. “Chúng tôi thấy hàng ngũ của mình như đang trên một chiếc thuyền không có bánh lái, trôi đi vào quên lãng trong sương mù.” Murray đã từng ủng hộ cả hai phía, đã có lúc, ông từng âm mưu với Jobs khiến Sculley suy yếu, nhưng trong biên bản này, ông đã đổ lỗi cho Jobs. “Cho dù nguyên nhân do có phải do sự rối loạn tâm lý hay không, Steve Jobs giờ đây đã không thể kiểm soát nổi.”

Vào cuối tháng đó, Sculley cuối cùng đã lấy hết can đảm để nói với Jobs rằng ông nên rút lui khỏi bộ phận Macintosh. Một buổi chiều, ông ta bước vào văn phòng của Jobs cùng giám đốc nhân sự, Jay Elliot, để làm cho cuộc nói chuyện chính thức hơn.

“Không ai ngưỡng mộ tài năng và tầm nhìn của anh hơn tôi”, Sculley bắt đầu. Ông thốt lên lời xu nịnh như mọi khi, nhưng lần này thì rõ ràng có kèm theo hàm ý tàn nhẫn với vế “nhưng” ở đằng sau. Cái gì đến phải đến. “Nhưng mọi việc không như chúng ta muốn”, ông nói. Sculley tiếp tục. “Chúng ta đã có một tình bạn tuyệt vời với nhau”, ông nói, “nhưng tôi đã mất niềm tin với khả năng điều hành bộ phận Macintosh của anh.” Ông cũng trách móc việc Jobs gọi ông là một kẻ kém cỏi sau lưng.

Jobs choáng váng và đáp lại bằng thái độ thách thức, ông nói Sculley nên giúp đỡ và dẫn dắt cho ông nhiều hơn: “Anh đáng lẽ nên dành thời gian nhiều hơn với tôi.” Sau đó, ông buộc tội ngược lại Sculley, nói ông này không biết tý gì về máy tính, điều hành công ty một cách thảm hại, và đã khiến mình thất vọng kể từ khi đến Apple. Sau đó, ông bắt đầu khóc. Sculley thì ngồi cắn móng tay của mình.

“Tôi sẽ bàn bạc chuyện này trước hội đồng công ty”, Sculley tuyên bố. “Tôi khuyên anh nên từ bỏ vị trí điều hành của mình ở bộ phận Macintosh. Tôi muốn anh biết điều này.” Ông khuyên Jobs không nên chống lại và thay vào đó đồng ý chuyên tâm vào việc phát triển công nghệ và các sản phẩm mới.

Jobs nhảy dựng lên từ chỗ ngồi và quay nhìn chằm chằm vào Sculley. “Tôi không tin rằng anh sẽ làm như vậy,” ông nói. “Nếu anh làm như vậy, anh sẽ phá hủy cả công ty.”

Trong vài tuần tiếp đó Jobs có những hành vi cư xử thất thường. Có những lúc, ông nói mình sẽ thành lập phòng nghiên cứu AppleLabs, nhưng vào thời điểm khác, ông lại tranh thủ mọi sự hỗ trợ để có thể lật đổ Sculley. Ông đồng thời tiếp cận Sculley, nhưng rồi lại tấn công ông ta sau lưng, thậm chí các hành động trái ngược này có thể diễn ra trong cùng một đêm. Một buổi tối, vào lúc 9 giờ, ông gọi cho Luật sư của Apple là Al Eisenstat và nói rằng ông đã mất niềm tin vào Sculley và cần sự giúp đỡ của Eisenstat để thuyết phục hội đồng quản trị sa thải anh ta. Nhưng đến 11 giờ đêm hôm đó, ông lại gọi điện cho Sculley và nói, “Anh rất tuyệt vời, và tôi chỉ muốn anh biết là tôi thích được làm việc với anh như thế nào.”

Tại cuộc họp hội đồng quản trị vào ngày 11 tháng 4, Sculley chính thức tuyên bố ông muốn Jobs bước xuống khỏi vị trí người đứng đầu bộ phận Macintosh và tập trung vào phát triển sản phẩm mới. Arthur Rock, thành viên khó tính và trung lập nhất của Hội đồng quản trị lên tiếng. Ông đã chán nản với cả hai người họ: với việc Sculley không có can đảm để nắm lấy quyền lãnh đạo trong năm qua, và với “Jobs hành động như một gã nóng nảy”. Hội đồng quản trị muốn bàn bạc riêng để có thể đi đến quyết định, và để làm được như vậy, họ muốn nói chuyện riêng với từng người.

Sculley rời khỏi phòng để Jobs có thể trình bày ý kiến của mình trước. Jobs khẳng định Sculley mới là vấn đề bởi vì ông ta không hiều biết gì về máy tính. Rock đáp lại bằng những lời trách móc Jobs. Ông nói với giọng giận dữ rằng Jobs đã cư xử điên rồ trong suốt năm qua và không có quyền được quản lý một bộ phận. Thậm chí, người ủng hộ Jobs mạnh mẽ nhất, Phil Schlein, cũng cố gắng thuyết phục ông hãy nhường lại vị trí để quản lý một phòng thí nghiệm nghiên cứu cho công ty.

Khi đến lượt Sculley nói chuyện riêng với hội đồng quản trị, ông đã đưa ra một tối hậu thư: “Các bạn có thể chọn tôi, và sau đó tôi chịu trách nhiệm điều hành công ty, hoặc chúng ta có thể không làm gì cả, và các bạn sẽ phải tìm cho mình một Giám đốc điều hành mới. Nếu tôi được giao quyền,” ông nói, “tôi sẽ không thay đổi mọi việc một cách bất ngờ, nhưng tôi sẽ khiến Jobs phải nhận vai trò mới trong vài tháng tới.” Hội đồng quản trị nhất trí đứng về phía Sculley. Ông đã được trao thẩm quyền để loại bỏ Jobs bất cứ khi nào ông cảm thấy đã đến lúc. Jobs chờ đợi bên ngoài phòng họp, biết rõ mình đã thua cuộc, ông nhìn thấy Del Yocam, một đồng nghiệp lâu năm, và ôm lấy anh ta.

Sau khi hội đồng quản trị quyết định, Sculley đã cố gắng để hòa giải. Jobs yêu cầu sự thay đổi xảy ra từ từ, trong vài tháng tiếp theo, và Sculley đã đồng ý. Sau buổi chiều ngày hôm đó, trợ lý của Sculley, Nanette Buckhout, gọi cho Jobs để xem ông thế nào. Ông vẫn chưa hết bàng hoàng và đang ngồi trong văn phòng của mình. Sculley đã về từ trước, Jobs đến nói chuyện với cô. Một lần nữa, ông bắt đầu băn khoăn về chính thái độ của mình đối với Sculley. “Tại sao John làm thế với tôi?”, Ông tự hỏi. “Anh ấy

phản bội tôi”. Sau đó, lại thay đổi ý kiến của mình. Có lẽ ông cần một thời gian để khôi phục lại mối quan hệ của mình với Sculley, ông nói. “Tình bạn với John quan trọng hơn bất cứ điều gì khác, tôi nghĩ rằng có thể những gì tôi nên làm bây giờ, là củng cố hơn nữa tình bạn của hai chúng tôi.”

Âm mưu một cuộc đảo chính

Jobs không thể đưa ra câu trả lời cho bản thân. Ông đến văn phòng của Sculley vào đầu tháng 5 năm 1985 và yêu cầu cơ hội để thể hiện rằng ông có thể quản lý bộ phận Macintosh. Ông sẽ chứng minh mình là một người làm việc hiệu quả, ông hứa hẹn. Sculley không đồng ý. Jobs tiếp tục cố gắng bằng cách thách thức trực tiếp: Ông yêu cầu Sculley từ chức. “Tôi nghĩ rằng anh thực sự đã đánh mất mục đích của mình”, Jobs nói. “Anh thực sự tuyệt vời trong năm đầu tiên, và mọi thứ đều tuyệt vời. Nhưng có điều gì đó đã xảy ra.” Sculley, người thường giữ thái độ mềm mỏng, đã phản ứng lại gay gắt, ông chỉ ra rằng Jobs đã không thể cải tiến được phần mềm của Macintosh, tạo ra được các mẫu mã mới, hoặc là thu hút được khách hàng. Cuối cùng hai người lao vào một trận đấu khẩu về việc ai là người quản lý tồi tệ hơn. Sau khi Jobs bỏ đi, Sculley quay lưng lại các bức tường kính của văn phòng ông, tránh những cái nhìn của người khác, và lặng lẽ khóc.

Những bất đồng lên đến đỉnh điểm vào thứ Ba 14 tháng 5, khi nhóm nghiên cứu Macintosh báo cáo tổng kết hàng quý trước Sculley và các nhà lãnh đạo khác của công ty. Jobs vẫn không từ bỏ quyền trưởng bộ phận của mình, Jobs tỏ ra thách thức khi ông vẫn đến phòng họp của công ty với đội ngũ của mình. Ông và Sculley bắt đầu cãi vã về nhiệm vụ của bộ phận Macintosh. Jobs nói rằng số lượng máy đã được bán ra nhiều hơn. Sculley nói là bộ phận phải phục vụ vì lợi ích chung của Apple như một thể thống nhất. Thông thường các bộ phận hoạt động khá độc lập với nhau, ví dụ như, nhóm nghiên cứu Macintosh đã lập kế hoạch phát triển loại ổ đĩa mới khác với những loại đang được phát triển bởi bộ phận của Apple II. Cuộc tranh luận, theo biên bản ghi lại, đã kéo dài trong một giờ.

Jobs mô tả dự án rằng: chiếc máy Mac sẽ mạnh mẽ hơn, nó sẽ thay thế vị trí của máy

tính Lisa đã ngừng sản xuất, và phần mềm mới được gọi là máy chủ tập tin (fileserver) sẽ cho phép người sử dụng Macintosh chia sẻ các tập tin trên mạng hệ thống. Sculley lần đầu tiên thấy rằng những dự án này là quá muộn. Ông phê bình kết quả tiếp thị của Murray, những kế hoạch quá hạn về kỹ thuật của Belleville và sự quản lý vượt quyền của Jobs. Phớt lờ những điều này, khi kết thúc cuộc họp, trước mặt nhiều người, Jobs vẫn yêu cầu Sculley cho thêm cơ hội để chứng minh ông vẫn có thể quản lý một bộ phận. Và Sculley từ chối.

Tối hôm đó Jobs đưa đội Macintosh của mình đi ăn tại quán Café Nina ở Woodside. Jean-Louis Gassée có mặt trong thành phố vì Sculley muốn ông chuẩn bị để tiếp nhận bộ phận Macintosh, và Jobs mời ông ta tham gia cùng họ. Khi nâng cốc chúc mừng, Belleville đã nói “Nâng cốc vì chúng ta, những người thực sự hiểu thế nào là thế giới của riêng Steve Jobs.” Cụm từ “thế giới của riêng Steve” – đã được sử dụng một cách ác ý bởi những người khác tại Apple, những người coi thường thực tế bị bóp méo mà ông tạo ra. Sau khi những người khác rời đi, Belleville ngồi với Jobs trong chiếc Mercedes của ông và khuyên Jobs nên đấu tranh tới cùng với Sculley.

Vài tháng trước đó, Apple có được quyền xuất khẩu máy tính sang Trung Quốc, và Jobs đã được mời ký một thỏa thuận tại Đại lễ đường nhân dân vào cuối Tuần lễ Chiến sĩ Trận vong (Memorial Day Weekend) năm 1985. Ông nói với Sculley, Sculley quyết định rằng chính mình sẽ đi Trung Quốc. Jobs không hề phản đối. Jobs đã tận dụng thời cơ khi Sculley vắng mặt để thực hiện cuộc đảo chính của mình. Trong suốt dịp lễ, ông đã lôi kéo khá nhiều người vào kế hoạch của mình. “Tôi sẽ khởi động một cuộc đảo chính trong khi John ở Trung Quốc,” ông nói với Mike Murray.

Bảy ngày của tháng Năm

Thứ Năm ngày 23 tháng 5: Tại cuộc họp vào thứ năm thông thường của ông với các thành viên hàng đầu trong bộ phận Macintosh, Jobs nói với các cộng sự về kế hoạch của mình để lật đổ Sculley. Ông cũng tâm sự với giám đốc nhân sự công ty, Jay Elliot, người đã nói với ông thẳng thừng rằng kế hoạch này sẽ không đi đến kết quả nào cả. Elliot đã nói chuyện với một số thành viên hội đồng quản trị và kêu gọi họ đứng về

phía Jobs, nhưng ông phát hiện ra rằng hầu hết các thành viên hội đồng quản trị nghiêng về phía Sculley, và hầu hết các nhân vật trong đội ngũ lãnh đạo cấp cao của Apple cũng như vậy. Tuy nhiên Jobs vẫn hành động. Ông thậm chí còn tiết lộ kế hoạch của mình với Gassée khi đi dạo quanh bãi đậu xe, phớt lờ thực tế rằng Gassée đã bay từ Paris đến để thế chỗ của mình. “Tôi đã sai lầm khi nói với Gassée,” Jobs gượng gạo thừa nhận nhiều năm sau đó.

Tối hôm đó, luật sư của Apple, Al Eisenstat đã tổ chức một bữa tiệc thịt nướng nhỏ tại nhà của ông với Sculley, Gassée, và các bà vợ của họ. Khi Gassée nói với Eisenstat những gì Jobs đang âm mưu, Eisenstat nói rằng Gassée nên thông báo cho Sculley. “Steve đã cố gắng thực hiện một âm mưu để lật đổ John,” Gassée nhớ lại. “Tại nhà của Al Eisenstat, tôi chỉ ngón tay trỏ của mình vào ngực của John và nói:” Nếu ngày mai anh bay tới Trung Quốc, anh có thể bị lật đổ. Steve đang âm mưu để loại bỏ anh. ‘”

Thứ Sáu ngày 24 Tháng 5: Sculley đã hủy bỏ chuyến đi và quyết định đối đầu với Jobs tại cuộc họp cấp điều hành vào sáng thứ Sáu. Jobs đến muộn, và ông thấy chỗ của mình bên cạnh Sculley, người thường ngồi ở đầu bàn, đã không còn trống. Thay vào đó ông phải ngồi chỗ phía cuối bàn. Jobs mặc một bộ đồ được thiết kế hoàn hảo và trông tràn đầy năng lượng. Sculley trái lại, trông nhợt nhạt. Ông tuyên bố rằng sẽ bỏ qua nội dung cuộc họp đế để đối mặt với vấn đề mọi người đang quan tâm nhất. “Có vẻ như anh đang muốn tống cổ tôi ra khỏi công ty,” Sculley nói, nhìn thẳng vào Jobs. “Tôi muốn hỏi anh điều đó có phải sự thật không.”

Jobs không hề mong đợi việc này. Tuy nhiên, ông không bao giờ ngần ngại thừa nhận một cách trung thực. Đôi mắt của ông nheo lại, và ông nhìn Sculley chằm chằm không chớp. “Tôi nghĩ rằng anh không thích hợp với Apple, và tôi cho rằng anh không nên điều hành công ty này,” Jobs trả lời, lạnh lùng và chậm rãi. “Anh nên rời khỏi công ty. Anh không biết làm thế nào để điều hành nó và không bao giờ anh có thể làm được.” Ông cáo buộc Sculley không tìm hiểu quá trình phát triển sản phẩm, và sau đó, ông nói thêm một câu hàm ý hướng mình làm trung tâm: “Tôi muốn anh ở đây để giúp tôi phát triển, và anh đã chẳng giúp đỡ tôi được gì.”

Những người còn lại trong căn phòng ngồi im lặng, Sculley cuối cùng đã mất bình tĩnh. Tật nói lắp thời thơ ấu đã không ảnh hưởng đến ông trong hai mươi năm qua bắt đầu quay trở lại. “Tôi không tin tưởng anh, và tôi sẽ không chấp nhận sự thiếu tin tưởng”, ông lắp bắp. Khi Jobs tự nhận rằng mình sẽ điều hành công ty tốt hơn Sculley, Sculley đã đặt một canh bạc. Ông quyết định thăm dò ý kiến của cả phòng với câu hỏi đó. “Ông ta thật ranh mãnh”, 35 năm sau, khi nhớ lại, Jobs vẫn còn tức tối. Đó là tại cuộc họp Ban chấp hành, và ông ta nói, “Tôi hay Steve, bạn sẽ chọn ai?” Ông ta sắp đặt để trong tình huống đó chỉ có thằng ngốc mới bỏ phiếu cho tôi”.

Đột nhiên,những người có mặt bắt đầu lúng túng. Del Yocam lên tiếng đầu tiên. Ông nói ông quý mến Jobs, muốn Jobs tiếp tục đóng một vai trò trong công ty, nhưng ông đã lấy hết can đảm, khi Jobs nhìn chằm chằm vào mặt, để nói rằng ông “tôn trọng” Sculley và ủng hộ Sculley điều hành công ty. Eisenstat cũng phải đối mặt với Jobs trực tiếp và nói điều tương tự: Ông thích Jobs nhưng muốn ủng hộ Sculley. Regis McKenna, cố vấn thuê ngoài, thành viên trong hội đồng ban lãnh đạo cao cấp, thẳng thắn hơn. Anh ta nhìn vào Jobs và nói rằng ông chưa sẵn sàng để điều hành công ty, một điều mà anh ta đã nói với Jobs từ trước. Những người khác cũng đứng về phía Sculley. Đối với Bill Campbell, điều này là đặc biệt khó khăn. Ông thích Jobs và đã không ưa Sculley. Giọng của ông hơi run lên khi ông nói với Jobs là ông quyết định ủng hộ Sculley, và ông đề nghị 2 người nên hòa giải để tìm một vị trí thích hợp khác cho Jobs tại Apple. “Anh không thể để cho Steve rời khỏi công ty này,” ông nói với Sculley.

Jobs cảm thấy tổn thương. “Tôi chắc giờ tôi đã biết vị trí của mình đang ở đâu”, ông nói, và bước ra khỏi phòng. Không ai đuổi theo sau.

Ông quay trở lại văn phòng của mình, tập hợp những người trung thành lâu năm trong đội ngũ Macintosh, và bắt đầu khóc. Ông sẽ phải rời khỏi Apple, ông nói. Khi ông bước ra khỏi cửa, Debi Coleman ngăn ông lại. Cô và những người khác khuyên ông nên bình tĩnh và không làm bất cứ điều gì vội vàng. Ông nên dành cuối tuần để tập hợp lại nhóm. Có thể sẽ có một giải pháp để ngăn chặn việc công ty không bị chia rẽ.

Sculley cũng không mấy vui vẻ với chiến thắng của mình. Như một chiến binh phạm thương, ông lui vào văn phòng Eisenstat và yêu cầu nhà tư vấn của công ty cho mình quá giang. Khi họ bước vào chiếc Porsche của Eisenstat, Sculley than thở, “Tôi không biết liệu tôi có thể vượt qua chuyện này không.” Khi Eisenstat hỏi ý ông là gì, Sculley trả lời, “Tôi nghĩ rằng tôi sẽ từ chức.”

“Anh không thể làm như vậy,” Eisenstat phản đối. “Apple sẽ sụp đổ.”

“Tôi sẽ từ chức”, Sculley khẳng định. “Tôi không nghĩ rằng tôi phù hợp với công ty.”

“Tôi nghĩ rằng anh đang bối rối,” Eisenstat trả lời. “Anh đã đứng lên đối đầu với anh ta.” Sau đó, ông lái xe đưa Sculley về nhà.

Vợ Sculley ngạc nhiên khi thấy chồng về nhà bất ngờ. “Tôi đã thất bại”, ông nói với vợ. Vợ Sculley là một phụ nữ mạnh mẽ, người chưa bao giờ thích Jobs hay đánh giá cao sự say mê của chồng mình với anh ta. Vì vậy, khi nghe những gì đã xảy ra, cô ta lập tức vào xe và tăng tốc đến văn phòng của Jobs. Khi biết ông đã đến nhà hàng Good Earth với những người thân tín trong đội Macintosh của mình, cô lái xe thẳng đến đó và đón đầu Jobs ở bãi đậu xe

“Steve, tôi có thể nói chuyện với anh không?” cô nói. Ông im lặng. “Anh có biết rằng quen biết một người như John Sculley có thể là một đặc ân với anh không?”. Ông tránh cái nhìn của cô ấy. “Anh không thể nhìn thẳng vào tôi khi tôi nói chuyện với anh sao?” Cô hỏi. Nhưng khi Jobs làm theo, nhìn chằm chằm vào cô không chớp mắt

– cô bối rối rút lại lời của mình. “Không sao, không cần nhìn tôi,” Cô nói. “Khi tôi nhìn vào mắt của hầu hết mọi người, tôi thấy tâm hồn của họ. Nhưng khi tôi nhìn vào đôi mắt của anh, tôi chỉ thấy một cái hố không đáy, một cái hố trống rỗng, một vùng chết.” Sau đó cô bỏ đi.

Thứ Bảy ngày 25 tháng Năm: Mike Murray lái xe đến nhà của Jobs ở Woodside và đưa ra một số lời khuyên ông nên xem xét chấp nhận vai trò của một người định hướng tạo ra các sản phẩm mới, xây dựng AppleLabs, và tránh xa khỏi ban lãnh đạo.

Jobs có vẻ sẵn sàng xem xét ý kiến đó. Nhưng trước tiên ông sẽ phải khôi phục lại cảm tình với Sculley. Vì vậy, ông nhấc điện thoại và khiến Sculley ngạc nhiên. Jobs hỏi liệu họ có thể gặp mặt vào buổi chiều hôm sau và đi bộ với nhau trên các ngọn đồi của Đại học Stanford. Nơi họ đã từng cùng nhau đi dạo trong quá khứ, trong thời gian còn thân thiết, và khi đi dạo như vậy, biết đâu họ có thể làm tìm ra cách giải quyết những mâu thuẫn.

Jobs không biết rằng Sculley đã nói với Eisenstat ông muốn từ chức, nhưng sau đó chuyện này đã không còn quan trọng. Đêm đó, ông đã thay đổi ý kiến và quyết định ở lại. Mặc dù vậy, ông vẫn còn mong đợi Jobs quý mến mình. Vì vậy, ông đồng ý gặp mặt Jobs buổi chiều tiếp theo.

Nếu Jobs muốn hoà giải, hẳn Jobs đã không tìm chọn bộ phim để xem với Murray đêm đó. Ông chọn Patton, bộ phim về một tướng quân không bao giờ đầu hàng. Tuy nhiên, ông đã đưa cho cha mình, người đã từng là một quân nhân, mượn cuốn băng sao bộ phim đó. Do đó, cùng với Murray ông lái xe đến ngôi nhà thời thơ ấu của mình để lấy nó. Cha mẹ của ông không có ở đó, và ông cũng không có chìa khóa vào nhà. Họ đi xung quanh, kiểm tra cửa ra vào hoặc cửa sổ, cuối cùng đành bỏ cuộc. Các cửa hàng video cũng không có bản sao bộ phim, nên cuối cùng Jobs đành chấp nhận xem bộ phim chuyển thể năm 1983 “Sự phản bội của Harold Pinter”.

Chủ Nhật ngày 26 tháng Năm: Theo kế hoạch, Jobs và Sculley đã gặp nhau tại sân sau của trường Stanford vào buổi chiều chủ nhật và đi bộ vài giờ giữa những ngọn đồi và đồng cỏ. Jobs khẳng định lại yêu cầu của mình rằng ông cần có một vai trò nào đó điều hành tại Apple. Lần này Sculley tỏ ra cứng rắn. Không có ích gì đâu, Sculley tiếp tục khuyên ông hãy đảm nhận giữ vai trò là một nhà định hướng sáng tạo sản phẩm với một phòng thí nghiệm của riêng của mình. Nhưng Jobs từ chối này vì điều này chẳng khác nào biến ông trở thành một kẻ bù nhìn. Bất chấp hoàn cảnh thực tế, ông đề nghị Sculley từ bỏ quyền điều hành toàn bộ công ty cho ông. “Tại sao anh không ngồi vào ghế Chủ tịch hội đồng, còn tôi sẽ trở thành giám đốc điều hành?”, Jobs đề nghị. Sculley thật sự ngạc nhiên bởi sự nghiêm túc của Jobs.

“Steve, điều đó không có nghĩa lý gì cả,” Sculley trả lời. Jobs sau đó đề xuất rằng họ có thể phân chia nhiệm vụ điều hành công ty, ông đảm nhiệm xử lý các vấn đề về sản phẩm, Sculley đảm nhiệm về marketing và kinh doanh. Nhưng hội đồng quản trị đã không chỉ đặt niềm tin ở Sculley, mà họ còn muốn ông khiến Jobs phải biết điều hơn. “Chỉ một người có thể điều hành công ty,” ông trả lời. “Tôi được mọi người ủng hộ và anh thì không.”

Trên đường về nhà, Jobs đã ghé qua nhà của Mike Markkula. Markkula không có nhà, nên Jobs để lại tin nhắn mời anh ta đến ăn vào buổi tối hôm sau. Ông cũng sẽ mời những thành viên trung thành cốt cán trong đội Macintosh của mình. Ông hy vọng rằng họ có thể thuyết phục Markkula thay đổi sự ủng hộ dành cho Sculley.

Thứ Hai ngày 27 tháng Năm: Ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong đầy nắng và ấm áp. Những người thân tín trong nhóm nghiên cứu Macintosh – Debi Coleman, Mike Murray, Susan Barnes, và Bob Belleville đến nhà Jobs ở Woodside một giờ trước bữa ăn tối để họ có thể bàn bạc chiến lược. Ngồi trên hàng hiên của căn nhà trong ánh chiều tà, Coleman nói với Jobs rằng ông nên chấp nhận đề nghị của Sculley làm một nhà định hướng thiết kế sản phẩm và xây dựng AppleLabs. Trong số những người có mặt, Coleman là người thực tế nhất. Trong kế hoạch tổ chức mới của mình, Sculley đã lựa chọn cô đảm nhiệm quản lý các bộ phận sản xuất bởi vì ông biết rằng lòng trung thành của cô là dành cho Apple chứ không chỉ riêng với Jobs. Một số người khác thì hiếu chiến hơn. Họ muốn thúc giục Markkula lên kế hoạch tổ chức lại công ty để Jobs có thể lên nắm quyền.

Khi Markkula đến, ông đã đồng ý lắng nghe với một điều kiện: Jobs phải giữ im lặng. “Tôi muốn lắng nghe ngiêm túc những suy nghĩ của nhóm Macintosh, chứ không phải Jobs giật dây họ tạo nên một cuộc nổi loạn”, ông nhớ lại. Khi trời chuyển lạnh, họ đã vào bên trong căn biệt thự và ngồi bên lò sưởi. Thay vì để cho câu chuyện biến thành những lời kêu ca, Markkula làm cho họ tập trung vào các vấn đề quản lý cụ thể, chẳng hạn như đâu là vấn đề trong việc sản xuất phần mềm tập tin máy chủ và lý do tại sao hệ thống phân phối Macintosh đã không phản ứng tốt với lệnh được đặt ra. Khi

họ bàn bạc xong, Markkula thẳng thừng từ chối Jobs. “Tôi nói rằng tôi sẽ không ủng hộ kế hoạch của ông ấy, và đó là quyết định cuối cùng, Sculley là ông chủ.” Markkula nhớ lại. . Họ rất tức giận và muốn một cuộc nổi dậy, nhưng đó không phải là cách để giải quyết vấn đề.”

Thứ Ba, 28 tháng Năm: Sculley giận dữ khi nghe Markkula kể về việc Jobs cố gắng thuyết phục Markkula lật đổ mình, Sculley đến văn phòng của Jobs vào sáng thứ Ba. Ông đã nói chuyện với hội đồng quản trị trước đó, ông nói, và đã được hội đồng chấp thuận. Ông muốn Jobs nghỉ việc. Sau đó, ông lái xe đến nhà Markkula, trình bày kế hoạch tổ chức lại công ty của mình. Markkula yêu cầu giải thích chi tiết, và cuối cùng Markkula đồng thuận với kế hoạch đó. Khi ông trở lại văn phòng của mình, Sculley gọi cho các thành viên khác của hội đồng quản trị, chỉ để chắc chắn rằng ông vẫn có sự ủng hộ của họ. Và rõ ràng là như vậy.

Lúc ấy, ông gọi cho Jobs để đảm bảo rằng Jobs hiểu tình hình. Hội đồng quản trị phê duyệt kế hoạch tổ chức lại của Sculley, và kế hoạch sẽ được tiến hành trong tuần đó. Gassée sẽ nắm quyền quản lý bộ phận Macintosh mà Jobs yêu quý cũng như các sản phẩm khác, và Jobs sẽ không được điều hành bất cứ bộ phận nào. Tuy nhiên, Sculley vẫn giữ ý định hòa giải. Ông nói với Jobs rằng có thể chấp nhận vị trí chủ tịch hội đồng quản trị và trở thành nhà định hướng thiết kế sản phẩm nhưng không có quyền điều hành hoạt động. Nhưng đến lúc này, ngay cả những ý tưởng xây dựng một phòng nghiên cứu như AppleLabs cũng không còn nằm trong ý định của Jobs nữa.

Rơi vào tuyệt vọng, Jobs nhận ra không còn con đường nào khác, không có cách nào thay đổi thực tế. Ông bật khóc và bắt đầu gọi điện thoại cho Bill Campbell, Jay Elliot, Mike Murray, và những người khác. Vợ của Murray, Joyce, nhận được cú điện thoại từ Jobs khi họ đang ở nước ngoài, ông nói rằng đây là một trường hợp khẩn cấp. “Nó nên là một chuyện thật quan trọng,” cô nói với ông. “Chắc chắn rồi,” cô nghe Jobs đáp lại. Khi Murray nhận điện thoại, Jobs đã khóc. “Hết thật rồi,” ông nói. Sau đó, ông gác máy.

Murray đã lo lắng rằng Jobs có thể quá thất vọng mà làm điều gì đó ngu ngốc, nên

ông gọi lại cho Jobs. Không có ai trả lời. Ông lái xe đến Woodside. Không ai ra khi ông gọi cửa. Vì vậy ông đã đi xung quanh và nghển đầu qua cửa sổ để nhìn vào phòng ngủ. Jobs đang nằm trên một tấm nệm trong căn phòng đồ đạc nghèo nàn của mình. Ông để Murray vào và họ đã nói chuyện cho đến khi gần bình minh.

Thứ Tư ngày 29 tháng Năm: Jobs cuối cùng đã có một cuốn băng bộ phim Patton, bộ phim ông đã xem tối thứ tư, nhưng Murray ngăn cản ông lao vào một trận chiến khác. Thay vào đó, ông khuyên Jobs đến vào ngày thứ Sáu để nghe công bố kế hoạch của Sculley tổ chức lại công ty. Không còn lựa chọn nào khác hơn là đóng vai người lính tốt chứ không phải là kẻ chỉ huy nổi loạn.

Lăn như một hòn đá

Jobs lặng lẽ ngồi trong hàng dưới của thính phòng để lắng nghe Sculley giải thích đội hình mới của công ty. Có rất nhiều người liếc nhìn, nhưng họ dường như phớt lờ sự hiện diện của ông và không tỏ thái độ gì. Ông nhìn chằm chằm không chớp mắt vào Sculley, khiến Sculley nhớ mãi “cái nhìn khinh miệt của Steve” nhiều năm sau đó. “Một ánh nhìn bất khuất”, Sculley nhớ lại, “giống như một tia X chiếu thẳng vào tận xương tủy của bạn, nơi yếu ớt và dễ bị phá hủy nhất.” Thời điểm đó, đứng trên sân khấu trong khi giả vờ không để ý đến Jobs, Sculley nhớ lại chuyến đi đầy tình cảm của họ một năm trước đó tới Cambridge, Massachusetts, đến thăm người anh hùng của Jobs, Edwin Land. Người đã bị hạ bệ từ chính công ty Polaroid do ông ấy tạo ra, và Jobs đã nói với Sculley trong sự ghê tởm, “Tất cả những gì ông ấy làm là giúp thay đổi hàng triệu kẻ kém cỏi, và họ đã đá ông ấy khỏi chính công ty của mình.” Bây giờ, Sculley cũng đã cướp lấy chính công ty của Jobs.

Khi Sculley giải thích về sơ đồ tổ chức, ông giới thiệu Gassée là người đứng đầu mới của bộ phận Macintosh kết hợp với nhóm sản xuất Apple II. Trên biểu đồ là một ô vuông nhỏ có gắn nhãn “Chủ tịch” nhưng không có đường kết nối với nhóm khác, không với Sculley hoặc với bất cứ ai khác. Sculley vẫn dành một vị trí, mà Jobs có thể đảm nhận vị trí của một nhà “định hướng toàn cầu”. Nhưng ông đã không thừa nhận sự hiện diện của Jobs. Có một vài tiếng vỗ tay vụng về vang lên.

Jobs ở lì trong nhà những ngày tiếp theo, rèm được kéo xuống, máy tự động trả lời được bật sẵn, và người duy nhất ông gặp là bạn gái của mình, Tina Redse. Trong hàng giờ liền, ông ngồi bật băng nhạc của Bob Dylan, đặc biệt là ca khúc “The Times They Are a-Changin.” Ông đã đọc câu thứ hai của ca khúc khi công bố Macintosh với các cổ đông của Apple mười sáu tháng trước đó. Đó là câu kết thúc độc đáo: “For the loser now / Will be later to win…” (tạm dịch: Dành cho kẻ thua cuộc ngày hôm nay / sẽ là kẻ chiến thắng trong tương lai…”)

Một đội từ nhóm Macintosh cũ, dẫn đầu là Andy Hertzfeld và Bill Atkinson đến với ông, hy vọng xua tan những u ám của Jobs. Jobs mất một thời gian mới ra mở của cho họ, và sau đó ông đã dẫn họ đến một căn phòng bên cạnh nhà bếp, một nơi hiếm hoi trong căn nhà được trang trí nội thất nghèo nàn. Với sự giúp đỡ của Redse, ông chiêu đãi mọi người một vài món chay. “Chuyện gì đã xảy ra?” Hertzfeld hỏi. “Chuyện tệ hại đến thế này sao?”

“Không, nó còn tồi tệ hơn.” Jobs nhăn nhó. “Tồi tệ hơn anh có thể tưởng tượng nhiều.” Ông đổ lỗi cho Sculley vì đã phản bội ông, và nói rằng Apple sẽ không thể hoạt động nếu không có ông. Vị trí Chủ tịch, ông than phiền, đó hoàn toàn chỉ là hình thức. Ông đã bị đẩy ra khỏi văn phòng của mình ở số 3 đường Bandley đến một tòa nhà nhỏ và hầu như trống không không mà ông ví như “Siberia”. Hertzfeld lái câu chuyện sang những tháng ngày hạnh phúc lúc trước, và họ hồi tưởng về quá khứ.

Đầu tuần đó, Bob Dylan vừa phát hành một album mới, Empire Burlesque, và Hertzfeld mang lại một bản sao mà họ bật nghe trên đầu đĩa công nghệ cao của Jobs. Ca khúc đáng chú ý nhất, When the Night Comes Falling from the Sky, với thông điệp Khải Huyền của nó, dường như thích hợp cho buổi tối, nhưng Jobs không thích nó. Nó có giai điệu gần giống nhạc disco, và ông kết luận rằng Dylan đã xuống dốc kể từ ca khúc Blood on the Tracks. Vì vậy, Hertzfeld chuyển đến bài hát cuối cùng album, Dark Eyes, đó là một ca khúc được viết trên nền nhạc acoustic đơn giản kết hợp giọng ca của Dylan cùng cây đàn guitar và kèn harmonica. Giai điệu chậm chạp và thê lương, Hertzfeld hy vọng, sẽ khiến Jobs nhớ lại những ca khúc mà ông từng rất yêu

thích. Nhưng Jobs cũng không thích bài hát đó và không muốn nghe phần còn lại của album.

Phản ứng thái quá của Jobs là điều dễ hiểu. Sculley đã từng là một người dẫn dắt với Jobs. Mike Markkula và Arthur Rock cũng vậy. Trong tuần đó cả ba đều đã bỏ rơi ông. “Cảm giác bị bỏ rơi thuở nhỏ như trở lại.” Người bạn và cũng là luật sư George Riley sau này nói rằng, “Đó là một phần sâu thẳm bí mật của ông ấy, và nó khiến ông phải xác định mình là ai.” Nhiều năm sau Jobs nhớ lại, “Tôi cảm thấy như tôi đã bị đốn ngã, không có chút dưỡng khí nào và tôi không thể thở nổi.”

Việc mất đi sự ủng hộ của Arthur Rock đặc biệt khiến Jobs đau đớn. “Đối với tôi, Arthur đã từng giống như một người cha vậy”, Jobs nói. “Ông ấy đã che chở tôi dưới đôi cánh của mình.” Rock đã dạy cho Jobs phương thức nghệ thuật opera. Cả ông và vợ, Toni, đã cưu mang Jobs ở San Francisco và Aspen. “Tôi nhớ một lần lái xe đến San Francisco và tôi nói với ông ấy, ‘Chúa ơi, tòa nhà Ngân hàng của Mỹ thật xấu xí,” và ông nói, ‘Không, nó mới là tuyệt nhất. “Rồi ông đã giảng giải cho tôi tại sao lại vậy, ông đã nói đúng.” Nhiều năm sau, Jobs vẫn rớm nước mắt khi kể lại câu chuyện: “Ông đã chọn Sculley thay vì chọn tôi. Điều đó thực sự đã khiến tôi choáng váng. Tôi không bao giờ nghĩ rằng ông sẽ bỏ rơi tôi. ”

Tai hại hơn nữa là công ty mà Jobs yêu quý bây giờ nằm trong tay của một người đàn ông mà ông coi là một kẻ kém cỏi. “Hội đồng quản trị cảm thấy rằng tôi không thể điều hành một công ty, và đó là quyết định của họ “, ông nói. “Nhưng họ đã mắc phải một sai lầm. Họ đáng lẽ nên có quyết định độc lập về những gì cần làm với tôi và những gì cần làm với Sculley. Họ đáng lẽ phải sa thải Sculley, ngay cả khi họ không nghĩ rằng tôi phù hợp đề điều hành của Apple.” Khi tâm trạng thất vọng về bản thân tăng cao, cơn phẫn nộ của ông với Sculley, ấn tượng về sự phản bội, càng nặng nề hơn.

Tình hình trở nên tồi tệ khi Sculley nói với một nhóm các nhà phân tích rằng ông coi Jobs không còn liên quan đến công ty, ngoại trừ danh hiệu Chủ tịch. “Từ khía cạnh quản lý, không có vị trí nào cho Steve Jobs trong công ty, hôm nay và cả trong tương

lai.” Ông nói. “Tôi không biết anh ta sẽ làm gì” lời tuyên bố thẳng thừng đã gây sốc cho cả nhóm, và những tiếng thở hổn hển lướt qua trong thính phòng.

Có lẽ việc đi sang châu Âu sẽ có ích, Jobs nghĩ. Vì vậy, trong tháng Sáu, ông đến Paris, nơi ông phát biểu tại một sự kiện của Apple và đi đến một bữa ăn tối tôn vinh Phó Tổng thống George H.W. Bush. Từ đó ông đã đi đến Ý, nơi ông lái xe trên những ngọn đồi ở Tuscany với Redse và mua một chiếc xe đạp để ông có thể dành nhiều thời gian đi xe một mình. Ở Florence, ông say mê lối kiến trúc của thành phố và kết cấu của vật liệu xây dựng. Đặc biệt là loại đá ốp lát đến từ mỏ đá Casone Il gần thị trấn Tuscan của Firenzuola. Nó có một màu xám hơi xanh dịu. Hai mươi năm sau, ông sẽ quyết định rằng các tầng của hầu hết hệ thống cửa hàng Apple sẽ được ốp bằng loại sa thạch này.

Apple II mới được bán tại Nga, vì thế, Jobs đến Moscow, nơi ông gặp gỡ với Al Eisenstat. Do có một số vấn đề trong việc xin chấp thuận của Washington cho một số các giấy phép xuất khẩu cần thiết, họ đã đến thăm Tùy viên thương mại của Đại sứ quán Mỹ tại Moscow, Mike Merwin. Ông ta cảnh báo họ rằng luật pháp khá nghiêm khắc đối với việc chia sẻ công nghệ với Liên Xô. Jobs tỏ ra khó chịu. Tại triển lãm thương mại Paris, chính Phó Tổng thống Bush đã khuyến khích ông đưa máy tính vào Nga để “kích động một cuộc cách mạng từ các tầng lớp thấp”. Trong bữa ăn tối tại một nhà hàng Gruzia “chuyên phục vụ món bánh mỳ thịt nướng”, Jobs tiếp tục luận điểm của mình. “Làm thế nào ông có thể cho rằng điều này vi phạm pháp luật Mỹ khi nó rõ ràng là có lợi cho chúng ta?” Ông hỏi Merwin. “Nếu đưa máy tính Mac vào tay người Nga, họ có thể in tất cả các bài báo của họ.”

Jobs cũng thể hiện bản tính thẳng thắn và nóng nảy của mình ở Moscow bằng cách nhấn mạnh vào các câu chuyện về Trotsky, nhà cách mạng lôi cuốn đã từng nhận lệnh ám sát Stalin. Lúc ấy, viên đại diện KGB đã đề nghị ông hạ thấp giọng của mình. “Anh sẽ không muốn nói chuyện về Trotsky đâu,” ông ta nói. “Các nhà sử học của chúng tôi đã nghiên cứu tình thế lúc đó, và chúng tôi không tin ông ta là một người đàn ông tuyệt vời nữa.” Nhưng lời nói đó chẳng ích gì. Khi họ tới các trường đại học công lập

tại Moscow để nói chuyện với sinh viên về máy tính, Jobs bắt đầu bài phát biểu của mình bằng cách ca ngợi Trotsky. Với Jobs, ông ta là một nhà cách mạng đáng ngưỡng mộ.

Jobs và Eisenstat tham dự bữa tiệc thứ tư trong tháng Bảy tại Đại sứ quán Mỹ, và trong lá thư cảm ơn của mình gửi Đại sứ Arthur Hartman, Eisenstat nhấn mạnh rằng Jobs lên kế hoạch để khối liên doanh của Apple ở Nga mạnh mẽ hơn trong năm tới. “Chúng tôi dự kiến sẽ quay lại Moscow vào tháng Chín.” Đã có lúc dường như hy vọng của Sculley rằng Jobs trở thành một “nhà hoạch định chiến lược toàn cầu” cho công ty đã trở thành hiện thực. Nhưng không phải vậy. Một cái gì đó rất khác đã xảy ra vào tháng Chín năm đó.

Bình luận
× sticky