Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Các triều đại Việt Nam

Phần 5. NHÀ TÙY ĐƯỜNG VÀ CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA (603-939)

Tác giả: Quỳnh Cư

Nhà Tùy Đường

Do Lý Phật Tử sớm đầu hàng, nhà Tùy (589-617) đă thôn tính Giao Châu dễ dàng, chia Giao Châu thành 3 quận: Giao Chỉ (Bắc Bộ), Cửu Chân (Thanh Hoá), Nhật Nam (Nghệ Tĩnh). Trụ sở quận Giao Chỉ được dời từ Long Biên (Hà Bắc) về Tống Bình (Hà Nội). Nhưng nhà Tuỳ làm vua được 28 năm, nhà Đường kế nghiệp trị vì Trung Quốc.

Năm Tân Tị (621) vua Cao Tổ nhà Đường sai Đại Tổng Quản sang cai trị Giao Châu. Đến năm Kỷ Măo (671) vua Cao Tông nhà Đường chia đất Giao Châu làm 12 châu, 59 huyện. Dưới huyện là hương và xă. Tiểu hương có từ 70-150 hộ. Đại hương từ 160-500 hộ. Tiểu xă có từ 10-30 hộ. Đại xă từ 40-60 hộ. Ở miền núi nhà Đường đặt các châu “kimi” (ràng buộc lỏng lẻo) và đặt An Nam đô hộ phủ. Nước ta gọi là An Nam khởi đầu từ đấy.

An Nam đô hộ phủ quản 41 châu “Kimi” (vùng Việt Bắc dân tộc Tày Nùng năm Tân Hợi (711) nhà Đường lập Phong Châu đô đốc phủ (Sơn Tây – Hưng Hoá và các dân tộc Thái, Tày và Tạng Miến) và Hoan Châu đô đốc phủ (vùng Nghệ Tĩnh và đất Lục Lạp – Bắc Trường Sơn giáp Lào), Ái Châu (vùng Thanh Hoá). Đứng đầu An Nam đô hộ phủ là viên “đô hộ” hoặc “kinh lược sứ”.

Việc chia nhỏ cơ quan cai trị khiến cho nhà Đường khống chế đất An Nam một cách chặt chẽ hơn. Tuy vậy trong suốt ba thế kỉ nhà Đường thống trị, nhân dân vẫn không ngừng nổi dậy dành độc lập. Đă có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Lý Tự Tiên, Đinh Kiến (687), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (766-791), Dương Thanh (819-820)…

Mai Hắc Đế (722)

Năm Nhâm Tuất (722) đời vua Huyền Tông nhà Đường, ở Hoan Châu nổ ra cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Mai Thúc Loan quê ở Mai Phụ (Thạch Hà, Hà Tĩnh). Không ai còn nhớ năm sinh ngày mất của ông. Chỉ biết rằng, thuở nhỏ nhà Mai Thúc Loan nghèo lắm, mẹ phải đi làm mướn cho nhà giàu và kiếm củi nuôi con. Đã thế, cậu bé lại chịu tiếng xấu là con không cha ( Sách Thiên Nam Ngũ Lục chép mẹ Mai Thúc Loan đến xem nấu muối bị một làn khói muối ngũ sắc bao lấy mình mà có thai) và nước da đen sạm xấu xí. Nhưng Mai Thúc Loan cũng sớm bộc lộ thiên tư thông minh, sáng ý kì lạ và có sức khoẻ tuyệt vời.

Lớn lên, Mai Thúc Loan phải làm lụng, lo toan giúp mẹ đủ việc. Chú bé hết đi làm mướn cho bọn hào phú lại theo mẹ vào rừng kiếm củi. Rồi một tai nạn khủng khiếp diễn ra giữa buổi hai mẹ con đi kiếm củi trong rừng sâu. Khi nghe tiếng kêu thét của mẹ, kịp đến thì mẹ đã chết gục bên vùng máu cạnh mộ con hỗ lớn đang gầm gừ, quần đảo cắn xé man rợ. Hờn căm ngút trời, Mai Thúc loan xông vào đánh nhau với mãnh thú, buộc con vật đang say mồi , hung tợn phải bỏ chạy. Từ đó, Mai Thúc Loan sống cuộc đời mồ côi, cày thuê ở mướn cho các hộ trong làng. Nhà nghèo, Mai Thúc Loan không được học hành mà chỉ học lỏm để biết chữ, hiều nghĩa sách.

Lớn lên, Mai Thúc Loan là một chàng trai có sức khoẻ phi thường. Thúc Loan là đô vật lừng danh, từng ăn giải cạn (Không ai dám vào thi đấu) ở nhiều nơi.

Theo phường săn học hỏi rồi trở thành thợ săn lành nghề, nhiều lần Thúc Loan giết được chúa sơn lâm khiến dân trong vùng khâm phục. Vì vậy, mọi người suy tôn Mai Thúc Loan làm chức “Đầu phu”, thủ lĩnh quân sự địa phương của làng.

Châu Loan ngày ấy luôn bị giặc Chà Và (Gia-va), Côn Lôn (Mã Lai) cướp phá, nhất là ách đô hộ tàn bạo của nhà Đường, làm cho nhân dân vô cùng cực khổ. Đặc biệt, nạn cống “quả lệ chi” (quả vải) là một gánh nặng khôn cùng đối với nhân dân Hoan Châu. Nguyên do, ở Trường An, vua Đường có một nàng ái phi, thường gọi là Dương Quý Phi nhan sắc tuyệt vời mà tính tình cũng thật thất thường. Dương Quý Phi thích ăn quả lệ chi xinh xắn, chỉ ở An Nam mới có.

Mùa vải năm Nhâm Ngọ (722), Mai Thúc Loan cùng đoàn phu phải gánh vải đi nộp cống. Đoàn người gánh vải đầm đìa mồ hôi mà vẫn phải lê từng bước trên đường. Gần trưa, Mai Thúc Loan cho mọi người nghỉ chân ở bên rừng. Cái khát cháy cổ hành hạ đoàn phu. Một dân phu có tuổi bứt lấy một quả vải ăn cho đỡ khát. Quả vải chưa kịp đưa lên miệng đã bị một tên lính Đường đi áp tải xông tới, vung cán mã tấu đánh vào đầu. Khi tên lính Đường lần nữa định đánh ông già, thì hắn đã bị đánh chết tươi. Sự việc xảy ra nhanh như chớp. Bọn giặc cậy có binh khí hò hét vung đao, kiếm xông vào Mai Thúc Loan. Nhưng những người dân phu theo lệnh Mai Thúc Loan, đã rút đoàn gánh chống lại. Lũ giặc không địch nổi đoàn dân phu đều phải đền tội. Đánh tan lũ giặc Đường trong một cơn phẫn nộ, Mai Thúc Loan lập tức khởi bùng khí thế vụ bạo động thành một cuộc dấy nghĩa.

Vị thủ lĩnh trẻ được tôn thành vị anh hùng, đã hiệu triệu trăm họ hưởng ứng nghĩa lớn và chọn Rú Đụn, còn gọi là Hùng Sơn làm căn cứ. Không để cho giặc rảnh tay, Mai Thúc Loan quyết định ra quân trước, đánh thẳng vào Châu Trị (Nơi đặt bộ máy đô hộ của một châu) mở rộng địa bàn Hoan Châu cho cuộc khởi nghĩa. Mai Thúc Loan phát hịch kể tội giặc Đường và kêu gọi người Việt đứng lên gìn giữ non sông. Từ căn cứ Hùng Sơn, Mai Thúc Loan mở rộng địa bàn, xây thành Vạn An với quy mô của một kinh thành. Từ đây Mai Thúc loan tìm cách liên kết với các thủ lĩnh và nhân dân các châu miền núi, với Champa để có thêm lực lượng chống quân Đường. Trước khi tiến đánh phủ đô hộ, ngoài Giao Châu, Mai Thúc Loan được nhân dân tôn phong lên ngôi hoàng đế gọi là Mai Hắc Đế (vua đen họ Mai). Và, chỉ trong một trận ác chiến , Mai Thúc Loan đã chiếm được phủ thành Tống Bình (Hà Nội), đuổi tên trùm đô hộ Quách Sở Khách tháo chạy về nước, lấy lại giang sơn. Đất nước ta được giải phóng nhân dân khắp nơi náo nức theo Mai Hắc Đế, lực lượng nghĩa quân tới hàng chục vạn người.

Nhưng lúc này nhà Đường còn mạnh. Vua Đường huy động 10 vạn quân ồ ạt theo đường hiểm đánh ập vào thành Vạn An. Không đương nổi đội quân hung hãn, Mai Hắc Đế phải rút vào rừng, sau bị ốm rồi mất. Nghĩa quân tan vỡ. Quân đường tàn sát nhân dân ta vô cùng dã man, xác người chết đắp thành gò cao. Tội ác tầy trời này của giặc chỉ làm tăng thêm lòng căm thù của nhân dân nước Việt.

Nhân dân nhớ ơn Mai Hắc Đế, lập đền thờ, đề thơ ca tụng người anh hùng:

Hùng cứ Hoan Châu đất một vùng

Vạn An thành lũy khói hương xông

Bốn phương Mai Đế lừng uy đức

Trăm trận Lý Đường phục võ công (vua Đường họ Lý nên ở đây gọi là Lý Đường)

Đường đi cống vải từ đây dứt

Dân nước đời đời hưởng phúc chung (Nguyên văn chữ Hán Chép trong tập Tiến chân bảo luân tân kinh)

Phùng Hưng-Bố Cái Đại Vương (761-802)

Năm Đinh Mùi (767) quyền thống trị của nhà Đường trên đất Việt bắt đầu suy yếu. Năm Đại Lịch thứ hai đời Đường Đại tông có giặc Côn Lôn và Chà Và vào quấy nhiễu. Quan kinh lược sứ nhà Đường là Trương Bá Nghi chỉ còn biết giữ thành chờ cứu viện. Vua Đường sai Cao Chính Bình đem quân sang đánh tan giặc ở Cửu Chân, sau đó y được giữ chức đô hộ An Nam. Cao Chính Bình ỷ thế ra sức tàn sát, cướp bóc, võ vét của cải của dân ta, khiến người người đều căm giận. Nhân cơ hội đó Phùng Hưng cùng hai em là Phùng Hải và Phùng Dĩnh hiệu triệu dân Việt nổi lên chống lại nhà Đường.

Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi cự tộc, hào trưởng đất Đường Lâm (Ba VÌ, Hà Nội). Bố của Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh, một người hiền tài đức độ, từng tham gia khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Sau đó ông trở về quê, chí thú làm ăn trở nên giàu có, nuôi trong nhà hàng ngàn nô t.́ Phùng Hạp Khanh có một người vợ họ Sử, một lần sinh 3. Phùng Hưng khôi ngô, khác thường, trong 3 anh em Phùng Hưng có sứ khoẻ và khí phách đặc biệt. Ông được sử sách và nhân dân truyền tụng về tài đánh trâu, giết hổ ở đất Đường Lâm. Kể rằng có lần ông đánh được 2 con trâu mộng đang húc nhau. Lần khác, bằng mưu kế, ông đương đầu với con hỗ dữ khét tiếng trong vùng, giết chết mănh thú, trừ được hoạ cho dân. VÌ được dân sẵn lòng mến phục nên khi Phùng Hưng trương cờ dấy nghĩa mưu việc lớn, nhân dân theo về đông. Chỉ trong một thời gian ngắn, nghĩa quân lên tới vài vạn người. Quân giặc ở châu Đường Lâm và các vùng phụ cận không đương nổi những cuộc công phá sấm sét phải tháo chạy. Phùng Hưng xưng là Đô Quân, Phùng Hải xưng là Đô Bảo, Phùng Dĩnh xưng là Đô Tổng chia quân đi trấn giữ những vùng hiểm yếu. Cao Chính Bình đem quân đi đàn áp nhưng chưa phân thắng bại. Khi tiến công, khi thế thủ, cuộc chiến diễn ra hơn 20 năm. Năm Tân Mùi (791), Phùng Hưng cùng các tướng Phùng Hải, Phùng Dĩnh, Đỗ Anh Hàn, Bồ Phá Cần chia ra làm 5 đạo bất ngờ vây đánh thành Tống Bình. Cao Chính Bình đem 4 vạn quân ra nghênh chiến. Sau 7 ngày đêm xung sát, quân giặc núng thế phải rút vào thành cố thủ. Nghĩa quân Phùng Hưng thừa thắng ḥ reo bủa vây khắp 4 mặt thành. Thấy quân mình bị chết nhiều, Cao Chính Bình lo sợ phát ốm rồi chết. Phùng Hưng chiếm lĩnh thành Trì, vào phủ đô hộ điều khiển việc nước được 7 năm thì mất. Con trai là Phùng An lên nối ngôi, thể theo lòng ái mộ của nhân dân tôn hiệu cha là Bố Cái Đại Vương (Cha là bố, mẹ là cái, nghĩa là tôn Phùng Hưng làm cha mẹ). Phùng An nối nghiệp được hai năm thì bị vua Đường cử Triệu Xương đem quân sang đánh bại.

Phùng Hưng mất nhưng nhân dân không nguôi tiếc nhớ ông . Truyền thuyết dân gian kể: Phùng Hưng rất hiển linh. Ông thường hiện hình giúp dân lúc hoạn nạn. Dân làng cho là linh ứng, lập miếu để thờ tự tại Đường Lâm. Sau này, Phùng Hưng cũng hiển linh giúp Ngô Quyền đánh thắng giặc ở sông Bạch Đằng. VÌ vậy, Ngô Quyền cho lập đền thờ ông rất lớn. Ở Quảng Bá (Hà Nội), Triều Khúc (Hà Sơn Bình). ở Đại Ứng, Phương Trung, Hoạch An (Thanh Oai, Hà Sơn Bình) v.v… đều có đền thờ ông.

Họ Khúc Dấy Nghiệp-Khúc Thừa Dụ(906-907)

Sau khi đánh bại Phùng An, bọn quan lại nhà Đường sang cai trị Giao Châu càng tham tàn, độc ác nên lòng dân chất chứa oán thù. Chúng chỉ nghĩ đến việc võ vét của cải cho nhiều nên 2 lần giặc Nam Chiếu sang đánh, giết hơn 15 vạn dân Giao Châu, quan quân nhà Đường đều bỏ chạy.

Năm Giáp Thân (864) Cao Biền đem đại binh sang đánh mới đuổi được giặc Nam Chiếu. Vua Đường đổi An Nam làm Tĩnh Hải, phong Cao Biền làm tiết đô sứ. Cao Biền cho đắp thành Đại La ở bờ sông Tô Lịch, chỉnh đốn mọi việc. Sử chép Cao Biền dùng phép phù thủy khiến thiên lôi phá những thách ghềnh ở các sông để cho thuyền bè đi được. Tục lại truyền rằng, Cao Biền thấy Giao Châu ta lắm đất đế vương, bèn cho phá những nơi sơn thủy hữu tình, cốt triệt long mạch.

Năm Đinh Mão (907) nhà Đường mất ngôi, nhà Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu tranh nhau làm vua, mỗi nhà mấy năm, gọi là đời ngũ quý hay ngũ đại.

Nhân cơ hội ấy, ở Giao Châu có Khúc Thừa Dụ quê ở Cục Bồ (Ninh Thanh, Hải Hưng), là một họ lớn nổi dậy lãnh đạo nhân dân Giao Châu, khôi phục quyền tự chủ của đất nước. Khúc Thừa Dụ vốn là một hào phú, tính khoan hoà, hay thương người, được dân chúng kính phục. Năm 1905, Khúc Thừa Dụ mộ quân tiến công thành Tống Bình (Hà Nội) đuổi giặc về nước rồi tự xưng là Tiết độ sứ. Thế cùng, nhà Đường buộc phải công nhận Khúc Thừa Dụ là người đứng đầu đất Việt. Ngày 7 tháng 2 năm Bính Dần (906), vua Đường phong cho ông Tĩnh Hải quận Tiết Độ Sứ tước Chống bình dương sự. Khúc Thừa Dụ là người mở đầu cách ứng xử khôn khéo với bon phong kiến phương Bắc: “Độc lập thật sự, thần phục danh nghĩa”. Về hình thức vẫn giữ nguyên cách tổ chức của chính quyền đô hộ nhưng thực chất chính quyền ấy là chính quyền tự chủ. Tất cả bọn quan lại phương Bắc bị bãi bỏ, thay bằng người Việt. Khúc Thừa Dụ phong cho con là Khúc Hạo chức: “Tĩnh Hải hành quân Tư mã quyền chi lưu hậu”, chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ thay thế cha.

Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ được non một năm thì mất ngày 23 tháng 7 năm Đinh Mão (907), giao quyền lại cho con là Khúc Hạo.

Khúc Hạo (907-917)

Giống như nhà Đường, nhà Hậu Lương cũng buộc phải công nhận Khúc Hạo làm “An Nam đô hộ suy tiết độ sứ”. Nối nghiệp cha, Khúc Hạo đề ra nhiều cải cách quan trọng nhằm xây dựng một nền tảng độc lập, thống nhất của dân tộc. Khúc Hạo chia cả nước thành 5 cấp hành chính: lộ, phủ, châu, giáp, xã. Giáp và xã là cấp hành chính cơ sở lần đầu tiên được đặt ra với Quản Giáp và phó tư giáp (cấp giáp). Chánh lệnh trưởng và Tá lệnh trưởng (cấp xã). Cả nước lúc đó có 314 giáp. Suốt thời Bắc thuộc, chưa lúc nào bọn đô hộ nắm được các tổ chức cơ sở ấy. Có thể xem Khúc Hạo là người đầu tiên xây dựng được hệ thống chính quyền thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Khúc Hạo còn sửa đổi lại chế độ tiền tô, thuế má và học dịch nặng nề của thời Bắc thuộc. Sách Việt sử thông giám cương mục đã tóm tắt việc làm của Khúc Hạo như sau: “Bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu, kê rõ quê quán, giao cho giáp trưởng (quản giáp) trông coi, chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”.

Cùng thời gian này Lưu Ẩn ở Quảng Châu đóng phủ trị ở Phiên Ngung được 4 năm thì mất. Em là Lưu Cung lên thay. Được ít lâu, nhân dân bất bình với nhà Hậu Lương, Lưu Cung tự xưng đế, đặt quốc hiệu là Đại Việt. Đến năm Đinh Sửu (917) cải quốc hiệu là Nam Hán.

Khúc Thừa Mỹ (917-923)

Năm Đinh Sửu (917) Khúc Hạo mất, truyền ngôi lại cho con là Khúc Thừa Mỹ. Khúc Thừa Mỹ nhận chức Tiết độ sứ của nhà Lương, chứ không thần phục nhà Nam Hán. Vua Nam Hán muốn bành trướng lãnh thổ nhân cơ hội ấy (923) sai tướng là Lý Khắc Chính đem quân sang bắt được Khúc Thừa Mỹ rồi sai Lý Tiến sang làm thứ sử cùng Lý Khắc Chính giữ Giao Châu.

Họ Dương Khôi Phục Quyền Tự Chủ – Dương Đình Nghệ Và Kiều Công Tiễn

Năm Tân Mão (931), Dương Đình Nghệ, một tướng của Khúc Hạo ở đất Ái Châu (Thanh Hoá), mộ quân đánh đuổi Lý Khắc Chính và Lý Tiến, chiếm thành Đại La, tự xưng làm tiết độ sứ. Được 6 năm, Dương Đình Nghệ bị người nha tướng là Kiều Công Tiễn, hào tướng đất Phong Châu giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Nền độc lập mới giành được sau đêm trường Bắc thuộc lại bị đe dọa.

Thấy thảy nhân dân Giao Châu đều căm giận, muốn trừ tên phản phúc để trừ hậu họa, Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu chúa Nam Hán.

Triều Ngô (939-965) Ngô Quyền Phá Quân Nam Hán (897-944)

Ngô Quyền là bộ tướng của Dương Đình Nghệ sinh ngày 12 tháng 3 năm Đinh Tỵ

(897) ở Đường Lâm (Ba VÌ, Hà Nội). Cha Ngô Quyền là Ngô Mân, một hào trưởng có tài. Lớn lên trên quê hương có truyền thống bất khuất, nơi sản sinh và nuôi dưỡng người anh hùng dân tộc Phùng Hưng, Ngô Quyền sớm tỏ rõ chí khí phi thường hiếm thấy. Vốn thông minh, có thân thể cường tráng, lại thường xuyên luyện tập võ nghệ nên tiếng tăm Ngô Quyền lan rộng cả một vùng. Sách Đại Việt sử ký toàn thư mô tả Ngô Quyền “vẻ khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi như cọp, có trí dũng, sức có thể nhấc vạc, giơ cao”. VÌ có tài nên Dương Đình Nghệ giao cho Ngô Quyền cai quản đất Ái Châu và gả con gái cho. Trong 5 năm (934-938), Ngô Quyền đă đem lại yên vui cho đất Ái Châu, tỏ rõ là một người có tài đức.

Khi Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại, và vua Nam Hán là Lưu Cung cho con là Vạn vương Hoàng Thao đem quân sang xâm lược nước ta, Ngô Quyền đă nhanh chóng tập hợp lực lượng để trừ nội phản, diệt ngoại xâm. Từng hâm mộ tài đức của Ngô Quyền, hào trưởng từ nhiều nơi đem binh về với Ngô Quyền

Đầu mùa đông năm Mậu Tuất (938), Ngô Quyền đem quân vượt qua đèo Ba Dội, tiến như vũ băo vào Đại La, bắt giết tên nội phản Kiều Công Tiễn, bêu đầu hắn trước cổng thành. Thù trong, đă diệt xong, Ngô Quyền rảnh tay đối phó với giặc ngoài.

Đem quân xâm lược nước ta, chưa biết thắng bại ra sao, Lưu Cung đă vội phong cho con tước Giao vương (tước vương đất Giao Chỉ). Lưu Cung còn đích thân đốc quân ra đóng ở trấn Hải Môn để sẵn sàng chi viện.

Để chống lại giặc mạnh, Ngô Quyền đưa ra kế hoạch độc đáo. Ông cho bố trí một trận địa cọc nhọn bịt sắt cắm xuống lòng . Khi nước triều lên ông cho dụ thuyền giặc vào bên trong hàng cọc, đợi khi thủy triều xuống sẽ dốc toàn sức tiêu diệt địch bằng một trận quyết chiến nhanh gọn.

Tháng 12 năm Mậu Tuất (938) các chiến thuyền của giặc hùng hổ vượt biển tiến vào sông Bạch Đằng. Chúng nghênh ngang tràn vào trận địa mai phục của Ngô Quyền. Bị đánh bất ngờ nên chỉ trong một thời gian rất ngắn thuyền giặc bị đắm gần hết, quân giặc bị chết quá nửa, máu chảy loang đỏ khúc sông, Hoàng Thao cũng bị đâm chết tại trận. Tin thất trận ở Bạch Đằng cùng với tin Hoàng Thao bị giết khiến vua Nam Hán kinh hoàng phải khóc lên, thu nhặt tàn quân rút chạy. Vua Nam Hán trước tên là Nham sau đổi là Thiệp, rồi sau đó “vì có rồng trắng hiện lên” nên đổi là Cung. Bị thất trận, vua Nam Hán cho tên Cung là xấu và đổi sang tên khác là Yểm, tức Lưu Yểm.

Sau chiến thắng, Ngô Quyền xưng vương, băi bỏ chức Tiết độ sứ, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội). Để củng cố trật tự triều chính, Ngô Quyền đặt ra các chức quan văn võ, quy định nghi lễ trong triều. Đáng tiếc, thời tại ngôi của Ngô Quyền quá ngắn ngủi, chỉ được 6 năm (939-944) thì mất, thọ 47 tuổi.

Dương Tam Kha:

Thời trẻ, Ngô Quyền lấy con gái Dương Đình Nghệ. Khi Ngô Quyền lên ngôi vua, Dương Thị được lập làm hoàng hậu. Khi sắp mất, Ngô Vương ủy thác con là Ngô Xương Ngập cho Dương Tam Kha là em Dương Hậu. Lợi dụng cháu còn nhỏ, Dương Tam Kha cướp ngôi của cháu, tự xưng là Bình Vương. Ngô Xương Ngập thấy biến, chạy trốn sang Nam Sách (Hải Dương) vào ẩn ở nhà Phạm Lệnh Công. Dương Tam Kha sai quân đi đuổi bắt, Phạm Lệnh Công đem Xương Ngập trốn trong núi. Dương Tam Kha bắt em Xương Ngập là Ngô Xương Văn nuôi làm con nuôi.

Năm Canh Tuất (905) nhân có loạn ở Sơn Tây, Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn cùng tướng Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc đem quân đi đánh. Đến Từ Liêm, Ngô Xương Văn mưu với hai tướng đem quân trở về bắt Dương Tam Kha. Ngô Xương Văn nghĩ tình cậu cháu không nỡ giết chỉ giáng Tam Kha xuống làm Trương Dương công.

Hậu Ngô Vương (950-965)

Ngô Xương Văn gạt bỏ Dương Tam Kha xưng là Nam Tấn Vương và sai người tâm phúc đi đón anh là Ngô Xương Ngập về cùng trông coi việc nước. Ngô Xương Ngập xưng là Thiên Sách vương. Cả hai anh em đều là vua, sử gọi là Hậu Ngô vương.

Làm vua được ít lâu, Thiên Sách vương nghĩ cách trừ Nam Tấn vương để một mình làm vua. Âm mưu đó chưa kịp thi hành thì năm Giáp Dần (954) Thiên Sách vương mất.

Đến lúc này, thì lực nhà Ngô ngày một suy yếu, thổ hào các nơi xưng là sứ quân ra sức chống đối buộc Nam Tấn vương phải thân chinh đi đánh dẹp. Năm Ất Sửu (965), trong một trận giao chiến ở Thái Bình, Nam Tấn Vương không may bị bắn chết, làm vua được 15 năm. Con Thiên Sách vương là Ngô Xương Xí nối nghiệp lên làm vua về giữ đất Bình Kiều.

Như vậy, triều Ngô bắt đầu từ Ngô Quyền, qua Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn đến Ngô Xương Xí, truyền được 3 đời, kéo dài 26 năm. Đến Ngô Xương Xí trong nước có cả thảy 12 sứ quân, gây ra loạn lạc nồi da nấu thịt kéo dài hơn 20 năm. 12 sứ quân đó là:

1. Ngô Xương Xí, giữ Bình Kiều (Khoái Châu, Hưng Yên)

2. Đỗ Cảnh Thạc giữ Đỗ Động Giang (Thanh Oai, Hà Đông)

3. Trần Lãm giữ Bô Hải Khẩu (Kỳ Bố, Thái Bình)

4. Kiều Công Hãn giữ Phong Châu (Bạch hạc, Vĩnh Phú)

5. Nguyễn Khoan giữ Tam Đái (Vĩnh Tường, Vĩnh Phú)

6. Ngô Nhật Khánh giữ Đường Lâm (Phúc Thọ, Sơn Tây)

7. Lý Khê giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Hà Bắc)

8. Nguyễn Thủ Tiệp giữ Tiên Du (Hà Bắc)

9. Lữ Đường giữ Tế Giang (Văn Giang, Hải Dương)

10. Nguyễn Siêu giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Đông)

11. Kiều Thuận giữ Hởi Hồ (Cẩm Khê, Sơn Tây)

12. Phạm Bạch Hổ giữ đằng Châu (Hưng Yên)

Những sứ quân ấy cứ đánh lẫn nhau, nhằm bành trướng thế lực khiến cho nhân dân vô cùng khổ sở. Về sau, Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư dẹp loạn 12 sứ quân, quy giang sơn về một mối, lập nên cơ nghiệp nhà Đinh.

Nhà Tùy Đường

Do Lý Phật Tử sớm đầu hàng, nhà Tùy (589-617) đă thôn tính Giao Châu dễ dàng, chia Giao Châu thành 3 quận: Giao Chỉ (Bắc Bộ), Cửu Chân (Thanh Hoá), Nhật Nam (Nghệ Tĩnh). Trụ sở quận Giao Chỉ được dời từ Long Biên (Hà Bắc) về Tống Bình (Hà Nội). Nhưng nhà Tuỳ làm vua được 28 năm, nhà Đường kế nghiệp trị vì Trung Quốc.

Năm Tân Tị (621) vua Cao Tổ nhà Đường sai Đại Tổng Quản sang cai trị Giao Châu. Đến năm Kỷ Măo (671) vua Cao Tông nhà Đường chia đất Giao Châu làm 12 châu, 59 huyện. Dưới huyện là hương và xă. Tiểu hương có từ 70-150 hộ. Đại hương từ 160-500 hộ. Tiểu xă có từ 10-30 hộ. Đại xă từ 40-60 hộ. Ở miền núi nhà Đường đặt các châu “kimi” (ràng buộc lỏng lẻo) và đặt An Nam đô hộ phủ. Nước ta gọi là An Nam khởi đầu từ đấy.

An Nam đô hộ phủ quản 41 châu “Kimi” (vùng Việt Bắc dân tộc Tày Nùng năm Tân Hợi (711) nhà Đường lập Phong Châu đô đốc phủ (Sơn Tây – Hưng Hoá và các dân tộc Thái, Tày và Tạng Miến) và Hoan Châu đô đốc phủ (vùng Nghệ Tĩnh và đất Lục Lạp – Bắc Trường Sơn giáp Lào), Ái Châu (vùng Thanh Hoá). Đứng đầu An Nam đô hộ phủ là viên “đô hộ” hoặc “kinh lược sứ”.

Việc chia nhỏ cơ quan cai trị khiến cho nhà Đường khống chế đất An Nam một cách chặt chẽ hơn. Tuy vậy trong suốt ba thế kỉ nhà Đường thống trị, nhân dân vẫn không ngừng nổi dậy dành độc lập. Đă có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Lý Tự Tiên, Đinh Kiến (687), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (766-791), Dương Thanh (819-820)…

Mai Hắc Đế (722)

Năm Nhâm Tuất (722) đời vua Huyền Tông nhà Đường, ở Hoan Châu nổ ra cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Mai Thúc Loan quê ở Mai Phụ (Thạch Hà, Hà Tĩnh). Không ai còn nhớ năm sinh ngày mất của ông. Chỉ biết rằng, thuở nhỏ nhà Mai Thúc Loan nghèo lắm, mẹ phải đi làm mướn cho nhà giàu và kiếm củi nuôi con. Đã thế, cậu bé lại chịu tiếng xấu là con không cha ( Sách Thiên Nam Ngũ Lục chép mẹ Mai Thúc Loan đến xem nấu muối bị một làn khói muối ngũ sắc bao lấy mình mà có thai) và nước da đen sạm xấu xí. Nhưng Mai Thúc Loan cũng sớm bộc lộ thiên tư thông minh, sáng ý kì lạ và có sức khoẻ tuyệt vời.

Lớn lên, Mai Thúc Loan phải làm lụng, lo toan giúp mẹ đủ việc. Chú bé hết đi làm mướn cho bọn hào phú lại theo mẹ vào rừng kiếm củi. Rồi một tai nạn khủng khiếp diễn ra giữa buổi hai mẹ con đi kiếm củi trong rừng sâu. Khi nghe tiếng kêu thét của mẹ, kịp đến thì mẹ đã chết gục bên vùng máu cạnh mộ con hỗ lớn đang gầm gừ, quần đảo cắn xé man rợ. Hờn căm ngút trời, Mai Thúc loan xông vào đánh nhau với mãnh thú, buộc con vật đang say mồi , hung tợn phải bỏ chạy. Từ đó, Mai Thúc Loan sống cuộc đời mồ côi, cày thuê ở mướn cho các hộ trong làng. Nhà nghèo, Mai Thúc Loan không được học hành mà chỉ học lỏm để biết chữ, hiều nghĩa sách.

Lớn lên, Mai Thúc Loan là một chàng trai có sức khoẻ phi thường. Thúc Loan là đô vật lừng danh, từng ăn giải cạn (Không ai dám vào thi đấu) ở nhiều nơi.

Theo phường săn học hỏi rồi trở thành thợ săn lành nghề, nhiều lần Thúc Loan giết được chúa sơn lâm khiến dân trong vùng khâm phục. Vì vậy, mọi người suy tôn Mai Thúc Loan làm chức “Đầu phu”, thủ lĩnh quân sự địa phương của làng.

Châu Loan ngày ấy luôn bị giặc Chà Và (Gia-va), Côn Lôn (Mã Lai) cướp phá, nhất là ách đô hộ tàn bạo của nhà Đường, làm cho nhân dân vô cùng cực khổ. Đặc biệt, nạn cống “quả lệ chi” (quả vải) là một gánh nặng khôn cùng đối với nhân dân Hoan Châu. Nguyên do, ở Trường An, vua Đường có một nàng ái phi, thường gọi là Dương Quý Phi nhan sắc tuyệt vời mà tính tình cũng thật thất thường. Dương Quý Phi thích ăn quả lệ chi xinh xắn, chỉ ở An Nam mới có.

Mùa vải năm Nhâm Ngọ (722), Mai Thúc Loan cùng đoàn phu phải gánh vải đi nộp cống. Đoàn người gánh vải đầm đìa mồ hôi mà vẫn phải lê từng bước trên đường. Gần trưa, Mai Thúc Loan cho mọi người nghỉ chân ở bên rừng. Cái khát cháy cổ hành hạ đoàn phu. Một dân phu có tuổi bứt lấy một quả vải ăn cho đỡ khát. Quả vải chưa kịp đưa lên miệng đã bị một tên lính Đường đi áp tải xông tới, vung cán mã tấu đánh vào đầu. Khi tên lính Đường lần nữa định đánh ông già, thì hắn đã bị đánh chết tươi. Sự việc xảy ra nhanh như chớp. Bọn giặc cậy có binh khí hò hét vung đao, kiếm xông vào Mai Thúc Loan. Nhưng những người dân phu theo lệnh Mai Thúc Loan, đã rút đoàn gánh chống lại. Lũ giặc không địch nổi đoàn dân phu đều phải đền tội. Đánh tan lũ giặc Đường trong một cơn phẫn nộ, Mai Thúc Loan lập tức khởi bùng khí thế vụ bạo động thành một cuộc dấy nghĩa.

Vị thủ lĩnh trẻ được tôn thành vị anh hùng, đã hiệu triệu trăm họ hưởng ứng nghĩa lớn và chọn Rú Đụn, còn gọi là Hùng Sơn làm căn cứ. Không để cho giặc rảnh tay, Mai Thúc Loan quyết định ra quân trước, đánh thẳng vào Châu Trị (Nơi đặt bộ máy đô hộ của một châu) mở rộng địa bàn Hoan Châu cho cuộc khởi nghĩa. Mai Thúc Loan phát hịch kể tội giặc Đường và kêu gọi người Việt đứng lên gìn giữ non sông. Từ căn cứ Hùng Sơn, Mai Thúc Loan mở rộng địa bàn, xây thành Vạn An với quy mô của một kinh thành. Từ đây Mai Thúc loan tìm cách liên kết với các thủ lĩnh và nhân dân các châu miền núi, với Champa để có thêm lực lượng chống quân Đường. Trước khi tiến đánh phủ đô hộ, ngoài Giao Châu, Mai Thúc Loan được nhân dân tôn phong lên ngôi hoàng đế gọi là Mai Hắc Đế (vua đen họ Mai). Và, chỉ trong một trận ác chiến , Mai Thúc Loan đã chiếm được phủ thành Tống Bình (Hà Nội), đuổi tên trùm đô hộ Quách Sở Khách tháo chạy về nước, lấy lại giang sơn. Đất nước ta được giải phóng nhân dân khắp nơi náo nức theo Mai Hắc Đế, lực lượng nghĩa quân tới hàng chục vạn người.

Nhưng lúc này nhà Đường còn mạnh. Vua Đường huy động 10 vạn quân ồ ạt theo đường hiểm đánh ập vào thành Vạn An. Không đương nổi đội quân hung hãn, Mai Hắc Đế phải rút vào rừng, sau bị ốm rồi mất. Nghĩa quân tan vỡ. Quân đường tàn sát nhân dân ta vô cùng dã man, xác người chết đắp thành gò cao. Tội ác tầy trời này của giặc chỉ làm tăng thêm lòng căm thù của nhân dân nước Việt.

Nhân dân nhớ ơn Mai Hắc Đế, lập đền thờ, đề thơ ca tụng người anh hùng:

Hùng cứ Hoan Châu đất một vùng

Vạn An thành lũy khói hương xông

Bốn phương Mai Đế lừng uy đức

Trăm trận Lý Đường phục võ công (vua Đường họ Lý nên ở đây gọi là Lý Đường)

Đường đi cống vải từ đây dứt

Dân nước đời đời hưởng phúc chung (Nguyên văn chữ Hán Chép trong tập Tiến chân bảo luân tân kinh)

Phùng Hưng-Bố Cái Đại Vương (761-802)

Năm Đinh Mùi (767) quyền thống trị của nhà Đường trên đất Việt bắt đầu suy yếu. Năm Đại Lịch thứ hai đời Đường Đại tông có giặc Côn Lôn và Chà Và vào quấy nhiễu. Quan kinh lược sứ nhà Đường là Trương Bá Nghi chỉ còn biết giữ thành chờ cứu viện. Vua Đường sai Cao Chính Bình đem quân sang đánh tan giặc ở Cửu Chân, sau đó y được giữ chức đô hộ An Nam. Cao Chính Bình ỷ thế ra sức tàn sát, cướp bóc, võ vét của cải của dân ta, khiến người người đều căm giận. Nhân cơ hội đó Phùng Hưng cùng hai em là Phùng Hải và Phùng Dĩnh hiệu triệu dân Việt nổi lên chống lại nhà Đường.

Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi cự tộc, hào trưởng đất Đường Lâm (Ba VÌ, Hà Nội). Bố của Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh, một người hiền tài đức độ, từng tham gia khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Sau đó ông trở về quê, chí thú làm ăn trở nên giàu có, nuôi trong nhà hàng ngàn nô t.́ Phùng Hạp Khanh có một người vợ họ Sử, một lần sinh 3. Phùng Hưng khôi ngô, khác thường, trong 3 anh em Phùng Hưng có sứ khoẻ và khí phách đặc biệt. Ông được sử sách và nhân dân truyền tụng về tài đánh trâu, giết hổ ở đất Đường Lâm. Kể rằng có lần ông đánh được 2 con trâu mộng đang húc nhau. Lần khác, bằng mưu kế, ông đương đầu với con hỗ dữ khét tiếng trong vùng, giết chết mănh thú, trừ được hoạ cho dân. VÌ được dân sẵn lòng mến phục nên khi Phùng Hưng trương cờ dấy nghĩa mưu việc lớn, nhân dân theo về đông. Chỉ trong một thời gian ngắn, nghĩa quân lên tới vài vạn người. Quân giặc ở châu Đường Lâm và các vùng phụ cận không đương nổi những cuộc công phá sấm sét phải tháo chạy. Phùng Hưng xưng là Đô Quân, Phùng Hải xưng là Đô Bảo, Phùng Dĩnh xưng là Đô Tổng chia quân đi trấn giữ những vùng hiểm yếu. Cao Chính Bình đem quân đi đàn áp nhưng chưa phân thắng bại. Khi tiến công, khi thế thủ, cuộc chiến diễn ra hơn 20 năm. Năm Tân Mùi (791), Phùng Hưng cùng các tướng Phùng Hải, Phùng Dĩnh, Đỗ Anh Hàn, Bồ Phá Cần chia ra làm 5 đạo bất ngờ vây đánh thành Tống Bình. Cao Chính Bình đem 4 vạn quân ra nghênh chiến. Sau 7 ngày đêm xung sát, quân giặc núng thế phải rút vào thành cố thủ. Nghĩa quân Phùng Hưng thừa thắng ḥ reo bủa vây khắp 4 mặt thành. Thấy quân mình bị chết nhiều, Cao Chính Bình lo sợ phát ốm rồi chết. Phùng Hưng chiếm lĩnh thành Trì, vào phủ đô hộ điều khiển việc nước được 7 năm thì mất. Con trai là Phùng An lên nối ngôi, thể theo lòng ái mộ của nhân dân tôn hiệu cha là Bố Cái Đại Vương (Cha là bố, mẹ là cái, nghĩa là tôn Phùng Hưng làm cha mẹ). Phùng An nối nghiệp được hai năm thì bị vua Đường cử Triệu Xương đem quân sang đánh bại.

Phùng Hưng mất nhưng nhân dân không nguôi tiếc nhớ ông . Truyền thuyết dân gian kể: Phùng Hưng rất hiển linh. Ông thường hiện hình giúp dân lúc hoạn nạn. Dân làng cho là linh ứng, lập miếu để thờ tự tại Đường Lâm. Sau này, Phùng Hưng cũng hiển linh giúp Ngô Quyền đánh thắng giặc ở sông Bạch Đằng. VÌ vậy, Ngô Quyền cho lập đền thờ ông rất lớn. Ở Quảng Bá (Hà Nội), Triều Khúc (Hà Sơn Bình). ở Đại Ứng, Phương Trung, Hoạch An (Thanh Oai, Hà Sơn Bình) v.v… đều có đền thờ ông.

Họ Khúc Dấy Nghiệp-Khúc Thừa Dụ(906-907)

Sau khi đánh bại Phùng An, bọn quan lại nhà Đường sang cai trị Giao Châu càng tham tàn, độc ác nên lòng dân chất chứa oán thù. Chúng chỉ nghĩ đến việc võ vét của cải cho nhiều nên 2 lần giặc Nam Chiếu sang đánh, giết hơn 15 vạn dân Giao Châu, quan quân nhà Đường đều bỏ chạy.

Năm Giáp Thân (864) Cao Biền đem đại binh sang đánh mới đuổi được giặc Nam Chiếu. Vua Đường đổi An Nam làm Tĩnh Hải, phong Cao Biền làm tiết đô sứ. Cao Biền cho đắp thành Đại La ở bờ sông Tô Lịch, chỉnh đốn mọi việc. Sử chép Cao Biền dùng phép phù thủy khiến thiên lôi phá những thách ghềnh ở các sông để cho thuyền bè đi được. Tục lại truyền rằng, Cao Biền thấy Giao Châu ta lắm đất đế vương, bèn cho phá những nơi sơn thủy hữu tình, cốt triệt long mạch.

Năm Đinh Mão (907) nhà Đường mất ngôi, nhà Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu tranh nhau làm vua, mỗi nhà mấy năm, gọi là đời ngũ quý hay ngũ đại.

Nhân cơ hội ấy, ở Giao Châu có Khúc Thừa Dụ quê ở Cục Bồ (Ninh Thanh, Hải Hưng), là một họ lớn nổi dậy lãnh đạo nhân dân Giao Châu, khôi phục quyền tự chủ của đất nước. Khúc Thừa Dụ vốn là một hào phú, tính khoan hoà, hay thương người, được dân chúng kính phục. Năm 1905, Khúc Thừa Dụ mộ quân tiến công thành Tống Bình (Hà Nội) đuổi giặc về nước rồi tự xưng là Tiết độ sứ. Thế cùng, nhà Đường buộc phải công nhận Khúc Thừa Dụ là người đứng đầu đất Việt. Ngày 7 tháng 2 năm Bính Dần (906), vua Đường phong cho ông Tĩnh Hải quận Tiết Độ Sứ tước Chống bình dương sự. Khúc Thừa Dụ là người mở đầu cách ứng xử khôn khéo với bon phong kiến phương Bắc: “Độc lập thật sự, thần phục danh nghĩa”. Về hình thức vẫn giữ nguyên cách tổ chức của chính quyền đô hộ nhưng thực chất chính quyền ấy là chính quyền tự chủ. Tất cả bọn quan lại phương Bắc bị bãi bỏ, thay bằng người Việt. Khúc Thừa Dụ phong cho con là Khúc Hạo chức: “Tĩnh Hải hành quân Tư mã quyền chi lưu hậu”, chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ thay thế cha.

Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ được non một năm thì mất ngày 23 tháng 7 năm Đinh Mão (907), giao quyền lại cho con là Khúc Hạo.

Khúc Hạo (907-917)

Giống như nhà Đường, nhà Hậu Lương cũng buộc phải công nhận Khúc Hạo làm “An Nam đô hộ suy tiết độ sứ”. Nối nghiệp cha, Khúc Hạo đề ra nhiều cải cách quan trọng nhằm xây dựng một nền tảng độc lập, thống nhất của dân tộc. Khúc Hạo chia cả nước thành 5 cấp hành chính: lộ, phủ, châu, giáp, xã. Giáp và xã là cấp hành chính cơ sở lần đầu tiên được đặt ra với Quản Giáp và phó tư giáp (cấp giáp). Chánh lệnh trưởng và Tá lệnh trưởng (cấp xã). Cả nước lúc đó có 314 giáp. Suốt thời Bắc thuộc, chưa lúc nào bọn đô hộ nắm được các tổ chức cơ sở ấy. Có thể xem Khúc Hạo là người đầu tiên xây dựng được hệ thống chính quyền thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Khúc Hạo còn sửa đổi lại chế độ tiền tô, thuế má và học dịch nặng nề của thời Bắc thuộc. Sách Việt sử thông giám cương mục đã tóm tắt việc làm của Khúc Hạo như sau: “Bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu, kê rõ quê quán, giao cho giáp trưởng (quản giáp) trông coi, chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”.

Cùng thời gian này Lưu Ẩn ở Quảng Châu đóng phủ trị ở Phiên Ngung được 4 năm thì mất. Em là Lưu Cung lên thay. Được ít lâu, nhân dân bất bình với nhà Hậu Lương, Lưu Cung tự xưng đế, đặt quốc hiệu là Đại Việt. Đến năm Đinh Sửu (917) cải quốc hiệu là Nam Hán.

Khúc Thừa Mỹ (917-923)

Năm Đinh Sửu (917) Khúc Hạo mất, truyền ngôi lại cho con là Khúc Thừa Mỹ. Khúc Thừa Mỹ nhận chức Tiết độ sứ của nhà Lương, chứ không thần phục nhà Nam Hán. Vua Nam Hán muốn bành trướng lãnh thổ nhân cơ hội ấy (923) sai tướng là Lý Khắc Chính đem quân sang bắt được Khúc Thừa Mỹ rồi sai Lý Tiến sang làm thứ sử cùng Lý Khắc Chính giữ Giao Châu.

Họ Dương Khôi Phục Quyền Tự Chủ – Dương Đình Nghệ Và Kiều Công Tiễn

Năm Tân Mão (931), Dương Đình Nghệ, một tướng của Khúc Hạo ở đất Ái Châu (Thanh Hoá), mộ quân đánh đuổi Lý Khắc Chính và Lý Tiến, chiếm thành Đại La, tự xưng làm tiết độ sứ. Được 6 năm, Dương Đình Nghệ bị người nha tướng là Kiều Công Tiễn, hào tướng đất Phong Châu giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Nền độc lập mới giành được sau đêm trường Bắc thuộc lại bị đe dọa.

Thấy thảy nhân dân Giao Châu đều căm giận, muốn trừ tên phản phúc để trừ hậu họa, Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu chúa Nam Hán.

Triều Ngô (939-965) Ngô Quyền Phá Quân Nam Hán (897-944)

Ngô Quyền là bộ tướng của Dương Đình Nghệ sinh ngày 12 tháng 3 năm Đinh Tỵ

(897) ở Đường Lâm (Ba VÌ, Hà Nội). Cha Ngô Quyền là Ngô Mân, một hào trưởng có tài. Lớn lên trên quê hương có truyền thống bất khuất, nơi sản sinh và nuôi dưỡng người anh hùng dân tộc Phùng Hưng, Ngô Quyền sớm tỏ rõ chí khí phi thường hiếm thấy. Vốn thông minh, có thân thể cường tráng, lại thường xuyên luyện tập võ nghệ nên tiếng tăm Ngô Quyền lan rộng cả một vùng. Sách Đại Việt sử ký toàn thư mô tả Ngô Quyền “vẻ khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi như cọp, có trí dũng, sức có thể nhấc vạc, giơ cao”. VÌ có tài nên Dương Đình Nghệ giao cho Ngô Quyền cai quản đất Ái Châu và gả con gái cho. Trong 5 năm (934-938), Ngô Quyền đă đem lại yên vui cho đất Ái Châu, tỏ rõ là một người có tài đức.

Khi Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại, và vua Nam Hán là Lưu Cung cho con là Vạn vương Hoàng Thao đem quân sang xâm lược nước ta, Ngô Quyền đă nhanh chóng tập hợp lực lượng để trừ nội phản, diệt ngoại xâm. Từng hâm mộ tài đức của Ngô Quyền, hào trưởng từ nhiều nơi đem binh về với Ngô Quyền

Đầu mùa đông năm Mậu Tuất (938), Ngô Quyền đem quân vượt qua đèo Ba Dội, tiến như vũ băo vào Đại La, bắt giết tên nội phản Kiều Công Tiễn, bêu đầu hắn trước cổng thành. Thù trong, đă diệt xong, Ngô Quyền rảnh tay đối phó với giặc ngoài.

Đem quân xâm lược nước ta, chưa biết thắng bại ra sao, Lưu Cung đă vội phong cho con tước Giao vương (tước vương đất Giao Chỉ). Lưu Cung còn đích thân đốc quân ra đóng ở trấn Hải Môn để sẵn sàng chi viện.

Để chống lại giặc mạnh, Ngô Quyền đưa ra kế hoạch độc đáo. Ông cho bố trí một trận địa cọc nhọn bịt sắt cắm xuống lòng . Khi nước triều lên ông cho dụ thuyền giặc vào bên trong hàng cọc, đợi khi thủy triều xuống sẽ dốc toàn sức tiêu diệt địch bằng một trận quyết chiến nhanh gọn.

Tháng 12 năm Mậu Tuất (938) các chiến thuyền của giặc hùng hổ vượt biển tiến vào sông Bạch Đằng. Chúng nghênh ngang tràn vào trận địa mai phục của Ngô Quyền. Bị đánh bất ngờ nên chỉ trong một thời gian rất ngắn thuyền giặc bị đắm gần hết, quân giặc bị chết quá nửa, máu chảy loang đỏ khúc sông, Hoàng Thao cũng bị đâm chết tại trận. Tin thất trận ở Bạch Đằng cùng với tin Hoàng Thao bị giết khiến vua Nam Hán kinh hoàng phải khóc lên, thu nhặt tàn quân rút chạy. Vua Nam Hán trước tên là Nham sau đổi là Thiệp, rồi sau đó “vì có rồng trắng hiện lên” nên đổi là Cung. Bị thất trận, vua Nam Hán cho tên Cung là xấu và đổi sang tên khác là Yểm, tức Lưu Yểm.

Sau chiến thắng, Ngô Quyền xưng vương, băi bỏ chức Tiết độ sứ, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội). Để củng cố trật tự triều chính, Ngô Quyền đặt ra các chức quan văn võ, quy định nghi lễ trong triều. Đáng tiếc, thời tại ngôi của Ngô Quyền quá ngắn ngủi, chỉ được 6 năm (939-944) thì mất, thọ 47 tuổi.

Dương Tam Kha:

Thời trẻ, Ngô Quyền lấy con gái Dương Đình Nghệ. Khi Ngô Quyền lên ngôi vua, Dương Thị được lập làm hoàng hậu. Khi sắp mất, Ngô Vương ủy thác con là Ngô Xương Ngập cho Dương Tam Kha là em Dương Hậu. Lợi dụng cháu còn nhỏ, Dương Tam Kha cướp ngôi của cháu, tự xưng là Bình Vương. Ngô Xương Ngập thấy biến, chạy trốn sang Nam Sách (Hải Dương) vào ẩn ở nhà Phạm Lệnh Công. Dương Tam Kha sai quân đi đuổi bắt, Phạm Lệnh Công đem Xương Ngập trốn trong núi. Dương Tam Kha bắt em Xương Ngập là Ngô Xương Văn nuôi làm con nuôi.

Năm Canh Tuất (905) nhân có loạn ở Sơn Tây, Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn cùng tướng Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc đem quân đi đánh. Đến Từ Liêm, Ngô Xương Văn mưu với hai tướng đem quân trở về bắt Dương Tam Kha. Ngô Xương Văn nghĩ tình cậu cháu không nỡ giết chỉ giáng Tam Kha xuống làm Trương Dương công.

Hậu Ngô Vương (950-965)

Ngô Xương Văn gạt bỏ Dương Tam Kha xưng là Nam Tấn Vương và sai người tâm phúc đi đón anh là Ngô Xương Ngập về cùng trông coi việc nước. Ngô Xương Ngập xưng là Thiên Sách vương. Cả hai anh em đều là vua, sử gọi là Hậu Ngô vương.

Làm vua được ít lâu, Thiên Sách vương nghĩ cách trừ Nam Tấn vương để một mình làm vua. Âm mưu đó chưa kịp thi hành thì năm Giáp Dần (954) Thiên Sách vương mất.

Đến lúc này, thì lực nhà Ngô ngày một suy yếu, thổ hào các nơi xưng là sứ quân ra sức chống đối buộc Nam Tấn vương phải thân chinh đi đánh dẹp. Năm Ất Sửu (965), trong một trận giao chiến ở Thái Bình, Nam Tấn Vương không may bị bắn chết, làm vua được 15 năm. Con Thiên Sách vương là Ngô Xương Xí nối nghiệp lên làm vua về giữ đất Bình Kiều.

Như vậy, triều Ngô bắt đầu từ Ngô Quyền, qua Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn đến Ngô Xương Xí, truyền được 3 đời, kéo dài 26 năm. Đến Ngô Xương Xí trong nước có cả thảy 12 sứ quân, gây ra loạn lạc nồi da nấu thịt kéo dài hơn 20 năm. 12 sứ quân đó là:

1. Ngô Xương Xí, giữ Bình Kiều (Khoái Châu, Hưng Yên)

2. Đỗ Cảnh Thạc giữ Đỗ Động Giang (Thanh Oai, Hà Đông)

3. Trần Lãm giữ Bô Hải Khẩu (Kỳ Bố, Thái Bình)

4. Kiều Công Hãn giữ Phong Châu (Bạch hạc, Vĩnh Phú)

5. Nguyễn Khoan giữ Tam Đái (Vĩnh Tường, Vĩnh Phú)

6. Ngô Nhật Khánh giữ Đường Lâm (Phúc Thọ, Sơn Tây)

7. Lý Khê giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Hà Bắc)

8. Nguyễn Thủ Tiệp giữ Tiên Du (Hà Bắc)

9. Lữ Đường giữ Tế Giang (Văn Giang, Hải Dương)

10. Nguyễn Siêu giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Đông)

11. Kiều Thuận giữ Hởi Hồ (Cẩm Khê, Sơn Tây)

12. Phạm Bạch Hổ giữ đằng Châu (Hưng Yên)

Những sứ quân ấy cứ đánh lẫn nhau, nhằm bành trướng thế lực khiến cho nhân dân vô cùng khổ sở. Về sau, Đinh Bộ Lĩnh ở Hoa Lư dẹp loạn 12 sứ quân, quy giang sơn về một mối, lập nên cơ nghiệp nhà Đinh.

Bình luận