Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Các triều đại Việt Nam

Phần 16. DÒNG DÕI CHÚA TRỊNH (1545-1786)

Tác giả: Quỳnh Cư

Thế Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm(1545-1570)

Trịnh Kiểm người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Tục truyền rằng: Kiểm mồ côi cha từ thuở nhỏ và rất có hiếu với mẹ. Nhà nghèo nhưng mẹ Kiểm có sở thích rất trái cảnh: bà chỉ thích ăn thịt gà luộc mà lại chỉ ăn hai đùi và lườn. Không biết làm cách nào có gà để mẹ ăn, Kiểm phải đi ăn trộm gà của hàng xóm. Xóm làng mất nhiều gà, giận lắm, sau truy ra biết thủ phạm là Trịnh Kiểm. Họ liền cùng nhau bắt Kiểm đem cáo quan huyện. Kiểm làm một bài thơ trần tình, không biết thơ Kiểm viết thế nào mà quan thương tình tha cho. Từ đấy dân làng càng thù ghét mẹ con nhà Kiểm. Họ nghĩ rằng chỉ tại bà mẹ già mà Kiểm phải đi ăn trộm. Một hôm nhân lúc Kiểm vắng nhà, họ bèn cùng nhau bắt bà mẹ vứt xuống một cái vực gần nhà dìm chết đuối. Kiểm về, không thấy mẹ đâu, bỏ đi tìm đến sáng ra thấy chỗ vực mối đă đùn lên thành g đống. Kiểm buồn lắm bỏ làng ra đi, vào nương nhờ, làm gia thần vị quan
̣
Nguyễn Kim.

Mặc dù không được học hành nhiều song Kiểm rất thông minh, can đảm và mưu lược hơn người. Nguyễn Kim mến tài, đem con gái cưng là Ngọc Bảo gả cho Kiểm. Từ đấy nhiều việc quan trong, Nguyễn Kim thường giao cho Kiểm. Kiểm được cầm binh mă sang Ai Lao đón vua Lê Trang Tông. Nhà vua thấy ông có tướng mạo khác thường, phong ông làm Đại tướng quân, tước Dực Quận công nào năm Kỷ Hợi (1539). Khi đó Trịnh Kiểm 37 tuổi.

Năm Ất Tỵ (1545) Nguyễn Kim trên đường hành quân ra đánh Bắc triều ở miền Sơn Nam đến Yên Mô (Ninh Bình) thì bị hàng tướng Nhă Mạc đánh thuốc độc chết. Quyền hành lọt vào tay Trịnh Kiểm. Khi được vua Lê chính thức trao toàn quyền thống lĩnh binh mă với tước Thái sư Lạng quốc công, Kiểm tự thấy chưa đủ lực lượng tấn công Bắc triều, liền rút quân về củng cố lực lượng: lập hành điện vua Lê ở đồn Vạn Lại (huyện Thụy Nguyên, Thanh Hoá). Nhiều nhân sĩ tài giỏi đă tìm đến hành tại giúp vua Lê trong đó có Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan và Lương Hữu Khánh.

Vua Lê Trang Tông tuy ngồi ở ngôi chí tôn nhưng quyền hành đều do Trịnh Kiểm nắm giữ.

Năm 1548, Trang Tông mất, Trịnh Kiểm cho lập con lớn của Trang Tông là Huyên lên nối ngôi lấy hiệu là Trung Tông. Vua Trung Tông cũng chỉ ở ngôi được 8 năm thì mất khi mới 22 tuổi, không có con nối ngôi. Trịnh Kiểm muốn nhân dịp này tự lập làm vua. Biết tiếng Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đang về ẩn dật ở làng Cổ Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương (nay thuộc Hải Pḥng) là người uyên bác về y, nho, lư, số, được người đời bấy giờ coi là bậc tiên tri, Trịnh Kiểm cho người đến hỏi ý kiến. Trạng Trình trả lời bằng cách ngoảnh mặt bảo đầy tớ rằng:

– “Năm ngoái mất mùa, thóc giống không tốt, đi tìm giống cũ mà gieo mạ!”

Rồi ông lại sai đầy tớ ra chùa bảo tiểu quét chùa và dâng hương để ông ra chơi. Ra chùa, ông bảo chúa tiểu:

– Giữ chùa thờ phật thì ăn oản.

Sứ trở về Thanh Hoá, thuật lại từng lời nói cử chỉ của Trạng Trình. Trịnh Kiểm hiểu ra nên không thực hiện ý định cướp ngôi nhà Lê nữa mà tìm người cháu của Lam Quốc công Lê Từ (anh ruột Lê Lợi) tên là Lê Duy Bang lập lên làm vua. Việc đó xảy ra vào năm Bính Dần (1556). Kiểm từ đó cảng tỏ ra chuyên quyền, tìm cách hăm hại anh em họ Nguyễn: Nguyễn Uông đă bị giết, còn lại em là Hoàng cũng đang bị ganh ghét. Năm Mậu Thân (1558) Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ Thuận Hoá, Trịnh Kiểm đồng ý ngay với hy vọng Hoàng sẽ gặp khó khăn ở miền “Ô châu ác địa”, không ngờ từ đó mầm mống của một cuộc phân tranh mới đă xuất hiện!

Nam triều từ khi có Trịnh Kiểm cầm quân càng tỏ ra mạnh lên khiến Bắc triều không thể xem thường. Vua Mạc từng sai đại tướng của mình là Mạc Kính Điển đem quân đánh vào Thanh tới 10 lần. Ngược lại, quân Trịnh cũng kéo ra đánh đến Sơn Nam trước sau 6 lần. Có lần vào năm Kỷ Mùi (1559), Kiểm huy động tới 6 vạn quân đánh các tỉnh Sơn Tây, Hưng Hoá, Kinh Bắc, Lạng Sơn rồi vòng xuống Hải Dương theo chiến lược phá hàng rào trước, đột nhập vào Đông Kinh sau. Lần ấy Trịnh Kiểm tưởng đă nắm được thăng lợi trong tay, thì sau lại được tin quân Mạc đánh thọc bản doanh, vua Lê ở Thanh Hoá, Trịnh Kiểm phải rội vút quân về cứu hậu phương.

Dưới thời Trịnh Kiểm cầm quân, Nam triều đă lấy được các huyện Yên Mô, Yên Khang, Phụng Hoá, Gia Viễn. Năm Kỷ Tị (1569), vua Lê gia phong cho Kiểm làm Thượng tướng Thái quốc công và tôn là Thượng phụ. Cũng năm đó Trịnh Kiểm ốm nặng, dâng biểu xin trao lại binh quyền cho vua Lê. Vua Lê sai con trưởng của Trịnh Kiểm là Trịnh Cối nắm lĩnh binh quyền.

Tháng 2 năm Mậu Ngọ (1570) Trịnh Kiểm mất, truy tôn làm Minh khang thái vương, thụy là Trung Huân.

Như vậy Trịnh Kiểm mở đầu sự nghiệp nắm quyền của họ Trịnh trong 26 năm, trải giúp ba đời vua, thọ 68 tuổi.

Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng (1570-1623)

Theo thứ tự chính thống thì quyền nối ngôi chúa thuộc về Trịnh Cối, là con bà vợ cả. Nhưng Trịnh Cối ham mê tửu sắc, ngày càng kiêu ngạo càn rỡ. Các tướng dưới quyền Cối ngày một ĺa xa. VÌ tế chỉ hai tháng sau khi Trịnh Kiểm mất, tháng 4 năm Canh Ngọ (1570), các quan tướng của Trịnh Kiểm như Lê Cập Đệ, Trịnh Vĩnh Thiệu, Trịnh Bách, Phan Công Tích đem quân bản bộ đến với Trịnh Tùng, yêu cầu Tùng lên thay Trịnh Cối. Trịnh Tùng là con thứ của Trịnh Kiểm với Ngọc Bảo, con gái Nguyễn Kim. Trịnh Tùng khôi ngô, có tài thao lược, biết cách lấy lòngcác tướng sĩ, được Trịnh Kiểm rất yêu mến. Nhưng vì là con thứ nên tùng chưa dám tranh quyền với Trịnh Cối. Được các quan quân tôn phò, Tùng buộc phải cùng họ đem quân và voi chạy đến hành tại Yên Trường và yết kiến vua Lê. Trịnh Tùng khóc và tâu:

– Anh thần là Cối say đắm tửu sắc, mất lòng mọi người, sớm muộn thế nào cũng sinh loạn, lại ngày đem lo cướp binh quyền và ấn kiếm của thần, nên thần phải chạy trốn, đêm đến cửa khuyết tố cáo, xin thánh thượng thu nạp cho.

Nhà vua nói:

– Khi Thượng phu (Trịnh Kiểm) còn sống, không đến nỗi thế, làm thế nào bây giờ?

Phúc Lương hầu Trịnh Tùng cùng với Lê Cập Đệ mật tâu vua dời hành tại vào cửa quan Vạn Lại, chia quân canh giữ để pḥng Trịnh Cối. Hôm sau Trịnh Cối đích thân đốc các tướng đem hơn 1 vạn quân đuổi theo đến tận cửa quan Vạ Lại, đóng quân bao vây ở ngoài. Hai bên cầm cự nhau vài ngày, sai người đưa thư đi lại chửi bới lẫn nhau. Cuộc tranh giành kéo dài đến 7 ngày trời, vua Lê phải sai sứ ra chiêu dụ các tướng ở bên ngoài và khuyên giảng hoà. Phía Trịnh Cối trả lời:

– Không ngờ ngày nay bọn ta thành ra ở dưới người khác. Bao giờ vua bắt người ở trong thành đưa ra ngoài thì mới hoà được.

Vua Lê biết là không thể dùng lời lẽ hoà giải được bèn sai các tướng ra sức pḥng giữ. Trịnh Cối thấy đánh măi không phá được thành, ngần ngại, tự lui quân về dinh Biện Thượng, họp các tướng sĩ lại nói:

– Trong cửa quan có quân Tùng, ngoài cơi có giặc Mạc, ta ở quảng giữa, nếu có sự biến cấp thì khó mà chống lại được.

Sau đó hạ lệnh cho quân chia giữ những nơi xung yếu.

Biết anh em họ Trịnh đang đem quân đánh nhau để tranh ngôi chúa, tháng 8 năm Canh Ngọ (1570), vua Mạc sai Mạc Kính Điểm đem đại quân 10 vạn người và 700 chiến thuyền đánh vào Thanh Hoá. Quân Mạc tiến như vũ băo vào tận cửa Linh Trương, Chi Long, Hộn Triều. Quân lính Mạc đóng dinh trại tại Hà Trung, hai bên bờ sông khói lửa liên tiếp kéo dài tới 10 dặm. Trịnh Cối lo sợ vội đem vợ con và các thuộc tướng đến hàng quân Mạc. Mạc Kính Điển chấp thuận và phong Cối làm Trung Lương hầu, các quan đi theo Cối thì được phong tước công.

Thế quân Mạc ngày càng mạnh, tình hình rất nguy kịch. Vua Lê sắc phong Trịnh Tùng làm Trưởng quận công tiết chế thuỷ bộ chủ dinh, cầm quân đánh Mạc. Bản thân vua Lê cũng tự làm tướng chỉ huy một đội quân kéo ra đóng tại huyện Đông Sơn. Nhờ đó thanh thế của quân Nam triều lại khởi sắc, mấy lần quân Bắc triều tấn công vào Thanh không thắng được. Mạc Kính Điển lại rút quân ra Bắc. Trịnh Cối cùng mẹ và vợ con với hơn 1000 quân chạy theo quân Mạc.

Quân Bắc triều rút rồi, nội bộ Nam triều lại lục đục: Lê Cập Dệ muốn giết Trịnh Tùng để giành quyền lại cho họ Lê. Mấy lần bày mưu mời Trịnh Tùng xuống thuyền uống rượu và ngắm trăng, nhưng Tùng biết nên việc không thành. Lê Cập Đệ bị Trịnh Tùng giết. Vua Lê thấy thế trong lòng không yên, lại nghe các quan gièm pha rằng:

“Tả tướng binh quyền to lắm, bệ hạ khó lòng cùng đứng được”. Vua đang đêm đem 4 hoàng tử chạy vào thành Nghệ An, đó là năm Nhâm Thân(1572).

Trịnh Tùng cho đón hoàng tử thứ 5 của vua Lê là Duy Đàm, lập làm vua. Vua Lê phong Tùng làm Đô tướng tiết chế các xứ thuỷ bộ chủ dinh kiêm quản bình chương quân quốc trọng sự. Tùng nắm trọn quyền trong triều, ngoài trấn, vua Lê chỉ là bù nh́n.

Từ khi Tùng nắm trọn binh quyền, lực lượng phía Nam triều mạnh lên nhiều, quân Trịnh bắt đầu lại mở các cuộc tấn công ra Bắc.

Tháng 9 năm Giáp Thân (1584) Trịnh Cối chết trên đất Bắc triều, Vua Mạc sai người đến làm lễ viếng; lại sai đưa linh cữu trả về cho họ Trịnh. Trịnh Tùng cũng sai quân ra đón cữu về quàn ở chân núi Quân Yển huyện Yên Định, đặt lễ cúng, dâng biểu xin vua Lê tha tội, truy tôn Cối Thái phó trung quận công, cho con là Trịnh Xuân để tang bác.

Sau hơn 10 năm liên tục mở các cuộc tấn công ra Bắc, cuối cùng Trịnh Tùng đă đánh bại được quân nhà Mạc, khôi phục được kinh thành Thăng Long. Trong một cuộc vây quét dư đảng của nhà Mạc, quân Trịnh Tùng dồn quân Mạc lên vùng biên giới phía Bắc. Từ đó, mặc dù lực lượng của Mạc còn khá đông nhưng không tụ lại được mà chỉ hoạt động lẻ tẻ ở các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc.

Năm Ất Mùi (1595), Trịnh Tùng vào Thăng Long bắt đầu tổ chức bộ máy cai trị theo quy mô của bậc đế vương. Tùng chi đóng một cỗ xe rất lộng lẫy theo mẫu Nguyễn Hoàng thiết kế: hai bánh xe trang sức bằng ngọc ngà, trên xe làm mui sơn then, hai bên có các lan can bằng ngà, bốn vách sơn son thiếp vàng, có các thang nhỏ để lên xuống, dùng 4 lực sĩ đẩy xe. Tùng sai sứ sang nhà Minh xin sắc phong vua Lê là An Nam đô thống sứ… Còn Tùng thì buộc vua Lê phong cho mình làm Đô nguyên súy tổng quan quốc chính thượng phụ, tước Bình An vương. Tùng quy định cho vua Lê được thu thuế 1000 xă (gọi là lộc thương tiến) và 5000 quân lính túc vệ, 7 con voi và 20 chiếc thuyền rồng.

Trịnh Tùng cho lập phủ liêu riêng gồm đủ cả lục phiên tương đương với lục bộ của triều vua. Phủ chúa toàn quyền đặt quan, thu thuế, bắt lính. Vua chỉ có mặt trong những dịp long trọng đặc biệt như tiếp sứ Tàu mà thôi. Từ đây bắt đầu một thời kỳ “vua Lê – chúa Trịnh”. Con chúa Trịnh cũng được quyền thế tập gọi là Thế tử.

Trước sự hống hách, lộng quyền của chúa Trịnh, vua Lê Kính Tông không chịu nổi bèn cùng với con Trịnh Tùng là Trịnh Xuân mưu giết Trịnh Tùng. Công việc bại lộ, Trịnh Tùng bức vua thắt cổ chết giữa tuổi 32. Tùng cho Hoàng Thái tử Lê Duy Kỳ lên thay ngôi vua, lấy hiệu là Lê Thần Tông.

Bấy giờ liêu thuộc rất nhiều người dâng sớ can ngăn Trịnh Tùng phải nghĩ đến dân vì dân là gốc của nước. Trong số đó có Nguyễn Duy Thì làm quan ở Ngự sử đài đă mấy lần dâng sớ can ngăn chúa Trịnh. Tục truyền rằng: Trong phủ chúa có một cái kiệu, kiểu cách và sơn vẽ rất lộng lẫy. Một hôm Nguyễn Duy Thì đứng bên cạnh, chợt giả ốm ngă vật vào trong kiệu, cấm khẩu không nói được câu gì. Chúa Trịnh sai người đưa quan Ngự sử về phủ. Sáng hôm sau Duy Thì vào khai rằng:

– Thần hôm qua ngộ cảm, đội ơn chúa thượng bao dong. Cái kiệu ấy thần đă trót ốm nằm lên rồi, khônh tiện lại tiến phụng nữa. Xin sẽ sắm cái đẹp đẽ khác dâng nộp.

Chúa Trịnh hiểu ý, không trách hỏi nữa.

Một lần khác, Nguyễn Duy Thì xin phép chúa về nghỉ ở quê là xă Thanh Lăng (Phúc Yên). Lúc đó chúa Trịnh đang yêu một bà phi người làng Mông Phụ, bà phi ấy được yêu chiều nên uy thế khá lớn. Duy Thì vẫn thường nói xa để khuyên răn chúa. Nay nhân dịp quan Ngự sử đi vắng, chúa ngự thuyền rồng lên “kinh lư” Sơn Tây, tiện đường rẽ vào làng nhà bà phi. Thuyền chúa qua hạt Yên Lăng, Duy Thì ngồi chờ rồi phục lạy ở bến sông mà khóc. Chúa thấy lạ hỏi thì ông nói:

– Bốn phương không có giặc giă, sao lại vì một người đàn bà mà làm nhọc đến 6 quân, như vậy quốc thể còn ra gì nữa.

Rồi quan Ngự sử ra lệnh cho quân sĩ không được bơi thuyền tiến lên, hễ ai trái lệnh sẽ lấy quân pháp trị tội. Chúa vì thế phải hồi loan.

Năm Quí Hợi (1623), Bình An vương Trịnh Tùng bị cảm, sai các quan bàn việc chọn Thế tử. Triều thần đều tâu lấy Thế tử Trịnh Tráng giữ binh quyền, còn con thứ là Thái Bảo quận công Trịnh Xuân giữ chức phó. Biết tin này, ngày hôm sau Trịnh Xuân đem quân và voi vào phá Nội phủ cướp lấy voi ngựa, vàng bạc châu báu rồi bắt Trịnh Tùng phải dời ra ngoài thành rồi phóng lửa đốt phủ chúa, lửa cháy lan khắp kinh kỳ. Trịnh Tráng cùng em là Trịnh Khải đem vua chạy ra ngoài. Trịnh Tráng họp các quan văn võ ở chợ Nhân Mục huyện Thanh Trì bàn việc đối phó với Trịnh Xuân. Lúc đó Trịnh Tùng đă quá ốm yếu, sai em ruột là Trịnh Đỗ dụ Trịnh Xuân đến (Quán Bạc, xă Hoàng Mai, huyện Thanh Trì) để trao cho đại quyền. Xuân đến, mồm ngậm cỏ, phủ phục ở sân. Trịnh Tùng kể tôi Xuân là kẻ loạn thần tặc tử, truyền lệnh cho Bùi Sĩ Lâm chặt chân Xuân cho chết. Còn Trịnh Đỗ em Trịnh Tùng, sai con trai mình là Trịnh Thạc đi đón Thế tử Trịnh Tráng đến gặp Trịnh Tùng. Thế tử Trịnh Tráng cùng với Thạc cưỡi chung một con voi. Thấy vậy, thuộc tướng của Tráng cho biết là cha con ông chú (Trịnh Đỗ) đang có âm mưu hại Trịnh Tráng, Tráng nghe được mới bảo Thạc cứ về dinh trước rồi tự mình đem quân chạy về đóng ở Ninh Giang.

Ngày 20 tháng 6 năm Quí Hợi (1623), Trịnh Tùng mất tại quán Thanh Xuân, huyện Thanh Oai. Trịnh Tráng cho đón linh cữu về Ninh Giang phát tang rồi sai 13 chiếc thuyền đưa linh cữu theo đường thuỷ về táng ở Thanh Hoá. Trịnh Tráng cũng rước vua Lê về Thanh Hoá để lo việc dẹp loạn.

Như vậy là trong 20 năm nắm quyền, Trịnh Tùng đă đánh bại được nhà Mạc, khôi phục lại cơ đồ nhà Lê, nhưng cũng bắt đầu từ đây một kiểu cai trị tồn tại song song cảvua lẫn chúa.

Chúa Trịnh Tùng ngự trị ở Thăng Long 33 năm nữa, tổng cộng cả quăng đời chinh chiến lẫn hoà bình, Trịnh Tùng cầm quyền 53 năm, khi mất đă 74 tuổi.

Văn Tổ Nghị Vương Trịnh Tráng (1623-1652)

Dư đảng của họ Mạc do Kính Khoan đang chiếm cứ đất Cao Bằng nghe tin Trịnh tùng chết, các con đánh nhau giành ngôi chúa, liền từ Cao Bằng kéo xuống Gia Lâm, người theo đông đến hàng vạn. Trịnh Tráng phải rước vua Lê chạy vào Thanh Hoá.

Tháng 8 năm Quí Hợi (1623) Trịnh Tráng đem quân ra phá tan quân của Kính Khoan ở Gia Lâm. Kính Khoan một mình chạy thoát thân, trốn vào núi. Kinh thành lại được yên. Tráng lại rước vua Lê trở lại kinh đô. Mùa đông năm đó (1623) vua Lê phong Nguyên súy thống quốc chính Thanh Đô vương cho Trịnh Tráng.

Trịnh Tráng lên năm quyền ở phủ chúa là lúc quan hệ giữ họ Trịnh và họ Nguyễn trở nên căng thẳng. Tạm yên mặt Bắc, Trịnh Tráng lại phải lo đối phó mặt Nam. Lúc này ở Đàng trong, chúa Nguyễn Phúc Nguyễn đă ra mặt chống lại chúa Trịnh ở Đàng ngoài. Trịnh Tráng nhiều lần lấy danh nghĩa vua Lê đem quân đi đánh Phúc Nguyễn nhưng quân Nguyễn lợi dụng địa thế hiểm trở, đắp luỹ đài chống cự quyết liệt, quân Trịnh không làm gì được, phải rút về. Khi lên nắm quyền Trịnh Tráng đă cao tuổi (47 tuổi), từng trải việc quân việc đời nên trong chính sách cai trị, Tráng khéo léo và mưu mô hơn các chúa trước. Để thắt chặt thêm quan hệ giữa nhà chúa với vua Lê, Trịnh Tráng đem con gái của mình (trước đă lấy chồng được bốn con với người chú họ của vua Lê) gả cho vua Lê, ép vua lập làm Hoàng hậu. Vua Lê đành chịu chấp nhận việc đó.

Năm Ất Dậu (1645), Trịnh Tráng tuổi đă già, xin vua Lê phong cho con thứ hai là Tây quận công Trịnh Tạc làm Khâm sai tiết chế các xứ thuỷ bộ chủ dinh chương quốc quyền binh, tả tướng thái úy Tây Quốc công. Trịnh Tạc được chọn thay quyền cha giữ ngôi chúa. Sau quyết định này vài hôm, Trịnh Tráng bị cảm mạo, các con là Trịnh Sâm, Trịnh Lịch vì không được cha truyền ngôi bèn nổi loạn. Sau cả hai người con này đều bị bắt chém. Thời kỳ cầm quyền, Trịnh Tráng có chút công lao ngoại giao đáng kể là vua Minh từ chỗ chỉ chực phong tước An Nam đô thống sứ cho các vua Lê Trung Hưng, đến đây đă chịu phong cho Lê Thần Tông (đă truyền ngôi cho con lên làm Thái Thượng hoàng) làm An Nam quốc vương và mùa đông năm Tân Măo (1651) lại phong Trịnh Tráng làm phó vương. Có sự kiện này là bởi nhà Minh đang bị Măn Thanh tấn công xâm lấn từ phương Bắc phải chạy xuống phía Nam, cầu có đồng minh giúp đỡ.

Năm Đinh Dậu (1657), Trịnh Tráng mất, trải qua 30 năm cầm quyền phủ chúa, được vua Lê phong đến hết mức: Thượng chúa sư phụ công cao thông đoán nhân thánh Thanh vương, chết 81 tuổi.

Hoằng Tổ Dương Vương Trịnh Tạc (1653-1682)

Trịnh Tạc là con thứ hai mà lại được cha chọn làm Nguyên súy chưởng quốc chính Tây Định vương từ năm Quí Tị (1653) khi Trịnh Tráng đang còn sống. Sự đảo lộn thứ tự giữa Trịnh Tạc và Trịnh Toàn đă tạo nên một mâu thuẫn ngấm ngầm giữa Toàn và Tạc. Lúc này, cuộc chiến giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong đang ngày càng quyết liệt. Trịnh Toàn đang nắm giữ binh quyền ở Nghệ An. Năm Bính Thân (1656) Trịnh Tạc sai Căn là con trai cả làm Thế tử lănh chức Tá quốc dinh phó đô tướng Thái Bảo Phú Quận công đem quân vào Nghệ An tăng viện cho Trịnh Toàn và cũng để kiềm chế Trịnh Toàn. Ngày 16-4 năm Đinh Dậu (1657) trước khi qua đời, Trịnh Tạc cho người triệu Toàn về kinh đô mưu sát. Bộ hạ Toàn sợ bị vạ lây đă chạy sang hàng quân Nguyễn ở Đàng Trong, riêng Toàn không biết làm sao, đem toàn bộ voi ngựa, khí giới đến cửa quân của Trịnh Căn xin cháu đoái thương. Trịnh Căn không dám quyết định nói:

– “Việc đă như thế, nên phải về kinh đợi mệnh”. Toàn miễn cưỡng phải về kinh. Trịnh Tạc sai đình thần tra hỏi tống ngục cho đến chết. Quyền hành quân sự từ tay Trịnh Toàn được chuyển hết vào tay Trịnh Căn. Căn đóng quân ở Nghệ An.

Từ chúa Trịnh Tạc trở đi, vua Lê cho phép các chúa Trịnh vào chầu không phải lạy, từ chương tấu không phải để tên, đặt chỗ ngồi ở bên tả nhà vua mỗi khi thiết triều. Sau thăng lợi dẹp được Mạc Kính Vũ ở Cao Bằng tháng 9 năm Đinh Mùi (1667), Trịnh Tạc tự nhận công mao của mình bao trùm tất cả, càng lấn lướt vua Lê, tự gia phong Đại nguyên soái thượng sư Thái phụ Tây vương.

Năm Nhâm Tí (1672), Trịnh Tạc ép vua Lê đem quân vào đánh quân Nguyễn một trận lớn ở châu Bắc Bố Chính. Quân Trịnh chiếm được luỹ Trấn Ninh. Trịnh có nhiều tướng giỏi như Trịnh Căn, chỉ huy quân thủy, Lê Thời Hiến chỉ huy quân bộ. Trịnh huy động đến 3 vạn quân vượt sông Gianh đánh vào cửa Nhật Lệ. Quân Nguyễn ra sức chống đỡ nhờ vào hệ thống thành luỹ kiên cố. Tháng 12 năm Nhâm Tí (1672), Trịnh Tạc rút đại binh về chỉ để lại Lê Thời Hiến trấn giữ Nghệ An. Từ đó hai phía Đàng Ngoài và Đàng Trong tạm dừng binh đao, lấy sông Gianh làm giới hạn.

Trở về kinh đô, Trịnh Tạc bắt đầu chú ý đến bộ máy cai trị theo lối “chính quy”: Văn thần phải thay phiên nhau vào ứng trực tại phủ chúa để làm công việc. Việc này gọi là “nhập các”. Dưới sự tham gia, cố vấn của tham tụng Phạm Công Trứ, một loạt chính sách mới về thuế khoá, ruộng đất được ban hành để giải quyết hậu quả chiến tranh.

Nhưng cũng vào thời kỳ này, bắt đầu xuất hiện nạn kiêu binh. Lính Thanh Nghệ cậy có công lao trong chiến trận sinh ra kiêu ngạo, phóng túng, nổi loạn giết bồi tụng Nguyễn Quốc Trinh, cướp phá nhà Tham tụng Phạm Công Trứ. Kinh thành trở nên náo loạn.

Tháng 7 năm Giáp Dần (1674), Trịnh Tạc xin vua Lê tiến phong cho con là Trịnh Căn làm Nguyên soái, tước Định Nam vương, nắm toàn quyền thay cha. Trịnh Căn tự xưng là Phó vương.

Năm Tân Dậu (1682), Trịnh Tạc mất, con là Trịnh Căn nối giữ ngôi chúa. Trịnh Tạc nắm quyền 25 năm, trải qua 4 đời vua Lê. Thần Tông, Huyền Tông, Gia Tông và Hy Tông, thọ 77 tuổi.

Chiêu Tổ Khang Vương Trịnh Căn (1682-1709)

Trịnh Căn là con trưởng của Trịnh Tạc. Lúc còn nhỏ có tội phải giam vào ngục. Về sau nhờ khéo vận động Trịnh Căn được tha.

Dưới thời Trịnh Căn, vì chiến tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài đă tạm dừng. VÌ thế, chúa Trịnh cũng có điều kiện để củng cố bộ máy cai trị ở Đàng Ngoài. Giúp cho việc cai trị của chúa Trịnh lúc đó nhiều người đỗ đạt cao, danh vọng lớn như Nguyễn Danh Nho, Nguyễn Quí Đức, Nguyễn Tông Quai, Đặng Đình Tường… Ở Trung Quốc, nhà Thanh đă lên cầm quyền, muốn mở rộng ảnh hưởng ban đầu xuống phía Nam. Họ tỏ ra có nhiều thân thiện với triều đình Lê-Trịnh: Tháng 9 năm Mậu Tí (1683) nhà Thanh sai sứ sang ban cho vua Lê dòng đại tự “trung hiếu thủ bang” (có lòng trung thành hiếu kính để giữ nước). Đây là sự tri ân nhà Lê đă từ chối không cứu viện cho Ngô Tam Quế, bầy tôi phản nghịch chống nhà Thanh. Vua Thanh còn sai sứ ban lễ phẩm cho việc tế Huyền Tông và Gia Tông. Trịnh Căn đă làm được một số việc đáng chú ý:

Năm Giáp Tý (1684) hạ lệnh cho quan lại vi hành thị sát dân tình. Trong lệnh chỉ chúa Trịnh viết:

“Thương yêu dân chúng là việc đầu tiên trong chính sự. Dân chúng có người ć quan sở tại hà khắc, bọn quyền quí ức hiếp, có người vì oan ức phải phiêu tán tha hương, họ cần được vỗ về thương yêu mới phải”.

Bằng nhiều cố gắng ngoại giao, chúa Trịnh đă buộc nhà Thanh trả lại một số thôn ấp vùng biên giới. Mặc dù vậy, lợi dụng chiến tranh Trịnh-Nguyễn, vùng biên giới nước ta không được chú ý đến, quan lại trấn thủ và thổ từ bên kia biên giới xâm lấn khá nhiều đất đai. Trịnh Căn đă bắt đầu có ý thức địlại đất, nhưng chưa được bao nhiêu.

Năm Quí Dậu (1693) chúa Trịnh cũng bắt đầu chỉnh đốn lại thể văn thi ở các khoa trường và bắt đầu đặt chức quan lănh công việc ở Quốc Tử giám, làm sổ “tu tri” để quản lư mọi mặt các xă thôn trong nước.

Trịnh Căn cũng rất quan tâm đến việc chuẩn bị cho người kế nghiệp, nhưng về việc này, chúa gặp nhiều lận đận: Năm Giáp Tí (1684), Trịnh Căn phải phong cho con thứ là Bách làm tiết chế thay cho con cả là Vĩnh đă chết, Bách được quyền mở phủ đệ riêng và chuẩn bị thay thế cha. Không may, năm Đinh Măo (1687) Trịnh Bách lại chết sớm. Trịnh Căn lại phong cho Trịnh Bính là cháu nội đích tôn (con Trịnh Vĩnh). Sau 6 năm, năm Quí Mùi (1703), Trịnh Bính cũng chết, Trịnh Căn lại phải phong cho chắt nội (con cả của Trịnh Bính) là Trịnh Cương làm tiết chết An Quốc công, lúc vừa 18 tuổi. Việc truyền ngôi cho dòng đích này được các quan đại thần như Nguyễn Quí Đức và Đặng Đình Tường ủng hộ. Song cũng vì thế mà phủ chúa lại một phen lục đục. Tháng 3 năm Giáp Thân (1704), Trịnh Luân và Trịnh Phất làm phản mưu giết Tiết chế Trịnh Cương lấy lư rằng Luân và Phất là con Trịnh Bách tiết chế đă chết, có quyền nối ngôi, huống chi Cương chỉ là chắt. Sau nhờ sự mật tâu kịp thời của Nguyễn Công Cơ nên qua được, Luân và Phất bị giết. Nguyễn Công Cơ được thăng Hữu thị lang bộ Công.

Năm Kỷ Sửu (1709) Trịnh Căn mất. Chắt là Trịnh Cương lên nối ngôi. Trịnh Căn giữ phủ chúa 28 năm. Nhiều sử gia đương thời bình rằng: “Về chính trị, thưởng phạt rõ ràng, mối rường chỉnh đốn, sửa sang nhiều việc”. Dưới thời Trịnh Căn, nhiều danh sĩ, người tài ở Bắc Hà được trọng dụng. Đời tư của Trịnh Căn cũng không có gì đáng chê. Mất lúc 77 tuổi, truy tôn là Khang Vương, hiệu là Chiêu tổ.

Hy Tổ Nhân Vương Trịnh Cương (1709-1729)

Trịnh Cương là con trưởng của Tấn Quan vương Trịnh Bính, là chắt của Trịnh Căn, được chọn để nối nghiệp chúa. Sự lựa chọn này vừa theo nguyên tắc trực hệ vừa do hai đại thần có tiếng thời Lê-Trịnh là Nguyễn Quí Đức và Đặng Đình Tường tiến cử. Năm Kỷ Sửu (1709), Trịnh Căn mất, Trịnh Cương nối ngôi gia phong là Nguyễn soái tổng quốc chính An Đô vương.

Tháng 9 năm Giáp Ngọ (1714) Trịnh Cương lại được tiến phong Đại Nguyên soái tổng quốc chính Thượng sư An vương. Nhân dịp tiến phong, Trịnh Cương vào bát yết Thái miếu và chầu vua Lê ở điện Vạn Thọ. Đây là cử chỉ tỏ ra Trịnh Cương là người biết giữ mối quan hệ vua Lê chúa Trịnh, không quá mức lấn quyền như các chúa trước. Đáp lại, Lê Dụ Tông kính trọng Cương khác thường, cho tấu sớ không phải đề tên.

Thời kỳ ở chúa, Trịnh Cương rất chăm chỉ lo toan việc trị nước. Chúa trọng dụng ba đại thần rất trẻ và có tài là Lê Anh Tuấn, Nguyễn Công Cơ và Nguyễn Công Hăng. Cùng với các quan này, đặc biệt là với Nguyễn Công Hăng, Trịnh Cương bàn định và ban hành hàng loạt cải cách về thuế khoá: áp dụng phép thuế Tô Dung Điệu học của Trung Quốc, nhằm hạn chế bất công trong thuế má để lại từ trước. Sử ghi rằng có lần, nửa đêm, nghĩ đến việc cải cách, Trịnh Cương sai người đến đánh thức hai quan tể tướng là Công Hăng và Anh Tuấn mời vào phủ bàn việc. Cương ngồi đợi hai quan vào bàn việc, có lúc làm việc kéo dài đến quá trưa.

Có lần bàn về nghi thức triều phục cho các quan, quần thàn khuyên Trịnh Cương dùng áo màu vàng để tiếp kiến bầy tôi, Cương từ chôi vì cho rằng màu vàng chỉ dành cho vua, mình là chúa, dùng màu tía để phân biệt với triều quan là được.

Gia thuộc họ Trịnh đều có quân riêng, Trịnh Cương ra lệnh giải tán, chỉ giữ lại một lực lượng thống nhất do phủ chúa cai quản nhằm đề pḥng các thân thuộc đánh nhau tranh giành quyền lực. Sau đó, Trịnh Cương tổ chức lại quân ngũ của phủ chúa, đặt sáu quân doanh, lựa chọn đinh tráng từ bốn trấn và binh lính Thanh Nghệ. Mỗi doanh biên chế 800 người, bổ dụng 6 tướng chia nhau thống lĩnh. Đầu năm, 1724, Trịnh Cương được thay nhà vua tế đàn Nam Giao song không đứng vào chỗ vua Lê làm lễ. Người đương thời rất tin phục Cương.

Trịnh Cương rất chú trọng đến việc bổ dụng và làm trong sạch đội ngũ quan lại. Năm Giáp Thìn (1724), theo lời bàn của Nguyễn Công Hăng, chúa cho phép dân chúng được yết bảng góp ý kiến quan lại đại phương. Bố cáo gửi các địa phương có ghi rõ: “Những điều yết lên bảng phải xuất phát từ lẽ công bằng, cả loạt đều cùng một giọng. Người nào yết ghép theo ý riêng mình, khen chê bậy bạ sẽ bị tội”.

Một việc hiếm xảy ra trong chế độ phong kiến là tổ chức thi lại để loại trừ kẻ bất tài nhờ chạy chọt mà đỗ đạt. Năm Bính Ngọ (1726), Nguyễn Công Cơ tâu lên chúa rằng chuyện thi cử có nhiều nhũng lạm, phần lớn con em nhà quyền thế đỗ hương cống, không có thực tài, Trịnh Cương hạ lệnh cho thi lại, đánh hỏng 28 người, trong số đó có con tham tụng Lê Anh Tuấn, con Huân quận công Đặng Đình Giám, con nuôi nội giám Đỗ Bá Phẩm… Bọn này được giao xuống cho pháp đình xét hỏi và trị tội nặng. Nguyễn Công Cơ vì dám nói thẳng, được thăng chức Thiếu bảo.

Tháng 10 năm Đinh Mùi (1727) Trịnh Cương phong cho con là Trịnh Giang làm tiết chế, tước Uy quận công, mở phủ đệ riêng gọi là phủ Điện Quốc. Trịnh Cương còn tự soạn bài văn “bảo huấn” để ban dạy Trịnh Giang.

Về già, Trịnh Cương thường đi tuần du văn cảnh các nơi, cho sửa dựng nhiều chùa ở núi Độc Tôn và Tây Thiên để tiếp du ngoạn. Cổ Bi cốn là đất nổi tiếng vùng Kinh Bắc, tiếp giáp xă Như Kinh là quê mẹ của Trịnh Cương nên chúa về thăm luôn, Chúa còn cho xây phủ đệ mới tại đó, lấy tên là phủ Kim Thành và có ý định đóng phủ chúa ở đấy.

Năm Kỷ Dậu (1729) Trịnh Cương đi chơi chùa Phật Tích rồi Như Kinh, bị bệnh, chết ngay tại đó, quan quân bí mật đưa về phủ phát tang. Vị chúa có nhiều tâm huyết với công cuộc cải cách kinh tế, chính trị này mất ở tuổi 44, cầm quyền 20 năm.

Về sau, con cháu truy tôn chúa là Nhân vương, hiệu là Hi tổ.

Dụ Tổ Thuận Vương Trịnh Giang (1729-1740)

Trịnh Giang là con cả Trịnh Cương. Khi Giang còn làm Thế tử, bảo phó của Giang là Nguyễn Công Hăng đă dâng mật sớ nhận xét rằng: Giang là người ươn hèn, không thể gánh vác được ngôi chúa. Trịnh Cương khi đó đă có ý thay ngôi Thế tử, chưa dứt khoát thì Cương đột ngột mất, Trịnh giang với tư cách Thế tử lên nối ngôi chúa.

Tháng 4 năm Canh Tuất (1730), Giang tự tiến phong Nguyên soái, thống quốc chính Uy Nam vương. Sau khi lên ngôi, Trịnh Giang tôn bà nội là thái phi Trương Thị (vợ Trịnh Bính, người xă Như Kinh, huyện Gia Lâm, mẹ Trịnh Cương) làm Thái tôn Thái phi, mỗi khi truyền đạt lời của Thái tôn Thái phi thì gọi theo huý chỉ; tôn mẹ đẻ làm Thái phi (người xă Mi Thử; huyện Đường Yên); truy tôn ông ngoại là Tuấn quận công Vũ Tất Tố lên Tuấn Trạch công và đích mẫu Trịnh Thị (vợ cả của Trịnh Cương nhưng không có con, đă mất) làm Thái phu nhân, lập đền thờ ở kinh đô.

Năm Tân Hợi (1731) vì có điều tai dị (Nhật thực) chúa hạ lệnh cho bầy tôi trình bày ý kiến về chính sự. Bùi Sĩ Tiêm đưa ra 10 điều, lời lẽ rất thống thiết, tâm huyết, chỉ trích những mục nát trong bộ máy cai trị lúc bầy giờ. VÌ thế, bọn quyền thần rất ghét Tiêm. Sớ đến tay Giang, quyền thần lại nói gièm thêm, Giang giận lắm, tước bỏ hết quan tước, đuổi Sĩ Tiêm về quê. Sau một thời gian ngắn, Tiêm mất.

Trịnh Giang là người thích âm nhạc và văn chương. Năm Nhâm Tý (1732), Giang cho chế lễ nhạc dùng trong phủ đường để “làm tô điểm cho đời thái bình”. Từ đó ngày chúa ra coi chầu, phường nhạc sắp hàng ở phủ đường. Khi cả hai bên cửa phủ vừa mở thì nhạc cũng được cử lên. Các quan văn võ lạy xong thì ngừng tiếng nhạc. Khi chúa đi tuần du hoặc xuất hành việc quân thì bắn ba phát súng. Chúa đi ra ngoài thì có cờ lệnh, phường nhạc chia nhau đi trước dẫn đường.

Trịnh Giang cũng thích văn nghệ, những buổi không có triều hội, thường mời các quan văn vào thi tụng ăn yến trong lầu gác của chúa: lúc thì vui thơ ở nhà Dưỡng Chính, khi thì bình văn ở đình Bát Giác, Tây Tụng, Phượng Các. Vào dịp đó, Trịnh Giang thường cho bầy tôi xem các văn bản xưa, những bài thơ do Giang tự làm, bàn bạc nghĩa sách, bình luận nghĩa văn. Có khi còn bàn cả về cách viết lối chân lối thảo hoặc triện. Khi có hứng, chúa xướng vần rồi bảo các quan làm thơ, hoặc tìm các bức thư, các bài ký, tụng, minh, châu, chiếu, chế rồi đề vịnh cảnh vật. Ai trúng thì khen thưởng ngay trước mặt chúa và các quan. Chúa còn sai sưu tầm thơ văn, chia ra mục loại, rõ cả họ tên tác giả để dễ tra cứu. Cao Huy Trạc, Nguyễn Công Thái, Nguyễn Trác Luân, Dương Mại, Nguyễn Đức Huy, Nguyễn Kiều vì văn thơ hay, được chúa rất yêu quí! VÌ thế, nhiều nho thần được chúa khích lệ.

Sau 6 năm giữ quyền bính, năm Bính Thìn (1736) Trịnh Giang phong cho em là Doanh 17 tuổi làm Tiết chế thuỷ bộ chủ quân, chức Thái úy, tức Ân Quốc công, cho mở phủ Lượng Quốc. Mỗi tháng ba lần, Doanh thay Giang triều kiến trăm quan ở Trach Các để nghe tâu trình công việc. Giang rảnh tay lao vào ăn nhậu, chơi bời. Giang cho xây dựng rất nhiều cung quán, chùa chiền rất nguy nga và tốn kém: Chùa Hồ Thiên, hành cung Quế Trạo, Từ Dương, phủ đệ ở các làng họ ngoại như làng Tử Dương, làng Mi Thử. Nhân việc xây cất này, bộ hạ của chúa toả đi bốn phương bắt cống nộp, vì thế người làm ruộng, người đi buôn mất hết cơ nghiệp.

Xây cất xong cung quán chùa chiền, Trịnh Giang càng thích du ngoạn phong cảnh. Người bấy giờ bảo: các chùa cổ, danh sơn chỗ nào cũng có vết xe, dấu ngựa nhà chúa. Từ khi giao binh quyền cho em, Giang càng trễ nải công việc triều đình. Chúa thường đóng hành tại ở hành cung Quế Trạo (huyện Quế Dương, Hà Bắc) quê hương của nội giám Hoàng Công Phụ, thỉnh thoảng mới về kinh rồi lại tuần du phương Bắc. Hoàng Công Phụ là hoạn quan được Giang tin yêu nên càng lộng quyền. VÌ nghi ngờ lính Thanh Nghệ, không muốn dùng làm thị vệ hầu xe chúa, Công Phụ tuyển chọn lính tráng toàn là người làng đễ dễ bề kiểm soát và sai khiến. Thế là các quan không ai biết chúa ở đâu mà tìm. Gặp việc quân việc chính sự khẩn cấp không biết kêu ai vì Trịnh Doanh chỉ tạm nhiếp chính không dám quyết. Việc triều chính vì thế rối tung.

Trịnh Giang lao vào ăn chơi dâm loạn nên sức khoẻ ngày càng kém sút. Giang còn mắc tội loạn dâm với cung nữ của cha là Kỳ viên họ Đặng, sau Vũ thái phi biết chuyện, bắt éo Đặng thị phải tự tử. Một hôm, bất ngờ Trịnh Giang bị sét đánh gần chết. Từ đó mắc bệnh “Kinh quí” (chứng tâm thần bất định, hoảng hốt và hay sợ hăi). Bọn hoạn quan Hoàng Công Phụ nói dối rằng: đấy là vì dâm dục mà bị ác báo. Muốn không bị hại chỉ có cách là trốn xuống đất. Nhân đó bọn chúng đào đất, làm nhà hầm cho chúa, gọi là cung Thưởng Trì. Từ đó Trịnh giang ở hẳn dưới hầm, không hề ra ngoài. Thế là Hoàng Công Phụ càng có điều kiện để lộng quyền. Quan quân muốn trử khử lũ hoạn quan này, nên khắp các vùng dân chúng đă nổi lên: Hải Dương có Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ; Sơn Nam có Hoàng Công Chất… dân quê đeo bừa, vác cuốc đi theo rất đông, có nơi đến hàng vạn người, triều đình bất lực, không trị nổi.

Trước tình hình nguy ngập ấy, thái phi Vũ thị đă cùng triều thần bàn cách lập Trịnh Doanh lên thay Trịnh Giang để trấn an lòng người. Năm Canh Thân (1740) Trịnh Doanh thay quyền ngôi chúa, lấy hiệu là Minh Đô vương, tiến tôn Trịnh Giang làm Thái thượng vương. Như vậy Trịnh Giang cầm quyền được 10 năm (1730-1740) sau đó lánh ở cung Thưởng Trì thêm 20 năm nữa mới mất, thọ 51 tuổi, truy tôn là Thuận vương, hiệu là Dụ Tổ.

Nghị Tổ Ân Vương Trịnh Doanh (1740-1767)

Trịnh Doanh là con thứ 3 của Trịnh Cương. Giang lên cầm quyền ở phủ chúa đă lâu mà chưa có con, thấy em là Doanh có văn tài võ lược mới phong làm Khâm sai tiết chế các xứ thủy bộ chủ quân, thái úy An Quốc công, cho mở phủ đệ riêng để pḥng có người nối ngôi. VÌ không thiết gì đến chính sự từ năm Bính Thìn (1736) Giang đă trao quyền nhiếp chính cho Doanh. Quan hệ anh em Giang và Doanh đều tốt đẹp, không có gì đáng phàn nàn. Có điều là hoạn quan Hoàng Công Phụ lại ganh ghét Doanh vì Doanh sáng suốt, quả quyết, có tài văn võ và còn rất trẻ mà đă được giao quyền nhiếp chính, được lòng các quan trong ngoài. Công Phụ đă tìm cách hạn chế quyền lực của Doanh. Phụ hạ lệnh cho triều quan muốn tâu bày việc gì với Doanh, không được dùng chữ “bẩm” mà phải dùng chữ “thân” (trình). Phụ chỉ cho Doanh dùng một căn nhà nhỏ ở phía Nam phủ chúa gọi là nhà “để”.

Biết Công Phụ muốn hại mình, Doanh khôn khéo giữ kín đáo và nín nhịn. Trịnh Thái phi họ Vũ cho triệu các triều thần Nguyễn Quí Cảnh, Nguyễn Công Thái, Trịnh Đạc, Vũ Tất Thận, Nguyễn Đình Hoàn họp bàn trừ khử bè đảng Hoàng Công Phụ, và đưa Trịnh Doanh lên ngôi chúa.

Lợi dụng lúc Hoàng Công Phụ đem toàn quân bản bộ ra dẹp cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Tuyển ở ngoài, Nguyễn Quí Cảnh đem hương binh vào kinh bảo vệ phủ chúa và vào chầu vua Lê, xin ra chỉ đưa Trịnh Doanh lên ngôi chúa. Sau đó, hương binh của Quí Cảnh giết hết bè đảng của Hoàng Công Phụ. Trật tự trở lại trong phủ chúa. Trịnh Doanh khi đă cóc thực quyền trong tay liền ban hành nhiều quyết định, hợp với lòng người, được quần thần và dân chúng ủng hộ. Chính sách cai trị dưới thời Trịnh Doanh khá chắc chắn và hoàn chỉnh. Nhiều sắc chỉ quy định được ban hành dưới thời Trịnh Cương (đă bị Giang bỏ) nay được dùng lại. Doanh cũng là một viên tướng có tài cầm quân. Trong vòng 10 năm cầm quyền, Trịnh Doanh lần lượt đă đánh tan và dẹp yên các cuộc khỏi nghĩa khắp nơi. Đất nước tạm lắng nạn hỗn loạn ở bên ngoài. Song vì phải tăng cường quân ngũ đễ dẹp loạn, đặc biệt là quân Thanh Nghệ mà sau này hậu quả tai hại nảy sinh là nạn kiêu binh. Chúa sau Trịnh Doanh đă phải hứng chịu hậu quả ấy. Hơn nữa, do dẹp loạn bằng mọi giá, Trịnh Doanh mắc vào một sai lầm không thể tha thứ là đốt hết sổ sách thư từ, thu nhặt hết chuông khánh các chùa chiền để đúc binh khí.

Trịnh Doanh cũng chăm chỉ lo việc chính sự: cho đặt ống đồng ở cửa phủ để nhận thư từ dân chúng tố cáo việc làm sai trái của quan lại; định lệ các quan từ tam phẩm đến nhất phẩm, mỗi ngày lần lượt thứ tự hai người vào phủ chúa để hỏi về chính sự và mưu sách việc quân việc nước.

Năm Ất Hợi (1755), vua Lê gia phong cho Trịnh Doanh là Thượng sư Thượng phụ anh đoán văn trị võ công Minh vương. Tháng 12 năm Ất Hợi (1755), Trịnh Doanh muốn thiên đô sang Gia Lâm, bèn hạ lệnh sửa sang xây dựng cung miếu ở Cổ Bi. Tuy vậy vẫn chưa dọn sang vì Doanh vốn say mê với chính sự.

Một điều đáng chú ý là mỗi khi tuyển chọn và cất nhắc quan lại,Trịnh Doanh rất coi trọng thực tài. Chúa là người đầu tiên quy định: bất cứ ai, trước khi bộ Lại bổ dụng cất nhắc, phải dẫn vào phủ đường yết kiến để chúa trực tiếp hỏi về việc làm, ai có khả năng mới trao cho chức quyền. Chúa thưởng phạt rất công minh. Nhiều danh sĩ xuất thân khoa bảng được trọng dụng, tiêu biểu là Lê Quí Đôn, Ngô Thì Sĩ…

Lịch sử ghi nhận những năm Trịnh Doanh cầm quyền ở Bắc Hà là những năm đất nước ổn định và thịnh đạt.

Tháng giêng năm Đinh Hợi (1767), Trịnh Doanh mất, con là Trịnh Sâm nối ngôi. Hai mươi tuổi Trịnh Doanh lên nắm quyền, mất lúc 48 tuổi, ở phủ chúa 28 năm.

Thánh Tổ Thịnh Vương Trịnh Sâm (1767-1782)

Trịnh Sâm là con trưởng của Trịnh Doanh. Năm Ất Sửu (1745) Sâm được lập làm Thế tử.

Trịnh Doanh tỏ ra cẩn trọng việc nuôi dạy con, bổ dụng hai tiến sĩ danh tiếng là Dương Công Chú và Nguyễn Hoàn làm tư giảng cho Trịnh Sâm. Tháng 10 năm Mậu Dần (1758) Trịnh Doanh phong cho con là Sâm làm tiết chế thuỷ bộ chủ quân, Thái úy, Tĩnh Quốc công, mở phủ Lượng Quốc và hết thảy công việc triều chính được giao hẳn cho Sâm.

Mùa xuân năm Đinh Hợi (1767), Trịnh Doanh mất, Trịnh Sâm nối ngôi, tiến phong là Nguyên soái Tổng quốc chính, Tĩnh đô vương.

Trịnh Sâm là người cứng rắn, thông minh, quyết đoán. Từ nhỏ, Sâm đă được học đến nơi đến chốn: có đủ tài văn võ, đă xem khắp kinh sử và biết làm thơ. Lên ngôi chúa, từ kỷ cương triều nội đến chính sự cả nước, Trịnh Sâm cho sửa đổi lại vì cho rằng phép tắc các triều trước là nhỏ hẹp, nay Sâm muốn làm to rộng hơn, nên phần nhiều tự quyết đoán, không nệ thep phép cũ.

Tại triều, ngay năm đầu Sâm lên ngôi, em là Trịnh Lệ mưu giết để thoán đoạt. Lệ cũng là người sáng suốt, có cơ mưu và trí dũng. Gặp lúc cha chết, Lệ mật hẹn với Dương Trọng Khiêm và Nguyễn Huy Bá làm gia khách định ngày giết Sâm. Việc bị lộ, Phạm Huy Cơ và đồ đảng bị giết, Trịnh Lê bị tống giam.

Ngay sau khi lên ngôi chúa, Trịnh Sâm đă tìm cớ sát hại thái tử Duy Vĩ. Năm Kỷ Sửu (1769), sau hai năm lên ngôi vì ghen ghét tài năng, đức độ và địa vị của Thái tử Duy Vĩ. Sâm đă vu tội cho Thái tử, sai người bắt giữ, truất ngôi và tống giam, chết trong ngục.

Năm Canh Măo (1770), sau khi đánh tan Lê Duy Mật, buộc Duy Mật tự tử, Trịnh Sâm kiêu măn, cho mình có công lớn, bốn cơi yên ổn hơn hẳn mọi đời chúa trước, nên tự tiến phong là Đại nguyên soái tổng quốc chính, thượng sư Thượng phụ, Duệ đoán văn công võ đức Tính vương.

Năm Giáp Ngọ (1774), để khuếch trương thêm thanh thế, Sâm sai Hoàng Ngũ Phúc làm thống tướng đem quân vào Nam đánh chúa Nguyễn. Để tăng thêm thanh thế cho binh sĩ Nam chinh, tháng 10 năm đó, Sâm thân cầm quân kéo vào Thuận Hoá. Quân Trịnh chiếm được Thuận Hoá và đặt quan cai trị đất Thuận Quảng. Trong đó có Lê Quí Đôn, tác giả sách “Phủ biên tạp lục”.

Tháng 9 năm Nhâm Dần (1782), Trịnh Sâm mất, thọ 44 tuổi, 16 năm ở ngôi chúa.

Tuyên Phi Đặng Thị Huệ Và Điện Đô Vương Trịnh Cán Đặng Thị Huệ quê ở làng Phù Đổng, huyện Đông Anh, Bắc Ninh (nay là Hà Nội) là một nữ tỳ phục vụ trong phủ chúa. Trịnh Sâm sau khi đã dẹp yên các cuộc khởi nghĩa lớn, bốn phương yên ổn, kho đụn đầy đủ, dần dần sinh bụng kiêu căng, xa xỉ, phi thần thị nữ kén vào rất nhiều, mặc ý vui chơi thoả thích.

Một hôm, tiệp dư Trần Thị Vinh sai nữ tỳ Đặng Thị Huệ bưng một khay hoa đến trước mặt chúa. Thị Huệ, mắt phượng mày ngài, vẻ người rất xinh đẹp và hấp dẫn. Chúa Trịnh trông thấy đem lòng yêu mến đặc biệt. Thị Huệ ngày càng được yêu: Ả nói gì chúa cũng nghe và có việc gì chúa cũng nói với Thị Huệ. Từ đó Thị Huệ được sống xùng một nơi với chúa, y như vợ chồng nhà thường dân. Xe kiệu quần áo của Thị Huệ đều được sắm sửa như đồ dùng của chúa.

Thị Huệ ngày càng lộng hành. Hễ có chuyện không vừa ý xây xẩm mặt mày, kêu khóc thảm thiết khiến chúa rối lòng. Trịnh Sâm có ngọc dạ quang, chiến lợn phẩm của một trận đánh phương Nam, vẫn treo ở đầu khăn làm đồ trang sức. Một hôm Thị Huệ lấy tay mân mê viên ngọc. Chúa nói:

– Nhè nhẹ tay kẻo sây sát!

Thị Huệ liền ném viên ngọc xuống đất, tru tréo khóc la:

– Ngọc này chả là cái gì sất! Chẳng qua vào Quảng Nam kiếm trả chúa hạt khác là cùng. Sao chúa nỡ trọng của khinh người làm vậy?

Đoạn Thị Huệ bỏ ra ở cung khác, từ chối không gặp nữa, Trịnh Sâm phải dỗ dành mãi, Huệ mới chịu làm lành với chúa.

Để chiều lòng người đẹp, mỗi năm cứ đến tết trung thu, từ trước mấy tháng, chúa cho lấy gấm trong cung phát ra, làm hàng trăm hàng nghĩn đèn lồng, cái nào cũng tinh xảo tuyệt vời, mỗi cái giá đến mấy chục lạng vàng. Bắc cung có hồ Long Trì, rộng nửa dặm, ngát hương súng. Ven bờ hồ san sát hàng mấy trăm cây phù dung để treo đèn. Sóng, trăng dập dờn, trông xa tựa như hàng vạn ngôi sao sáng.

Nội thị từ tam phẩm trở lên, chít khăn mặc áo đàn bà, bày hàng ở mép đường bán tạp hoá cùng hoa quả, chả, nem, rượu chẳng thiếu thức gì, chồng chất như núi. Cung nhân qua lại mua bán, vừa mua vừa cướp, nào cần hỏi giá, đua nhau hát ghẹo, tiếng cười vang dậy trong ngoài.

Nửa đêm, chúa ngự kiệu đến hồ, xuống thuyền. Quan hầu và các phi tần gõ ván hò reo, đi lại rộn rịp và lênh đênh trên sóng nước. Lúc đànm khi sáo, ca hát rộn ràng khiến người ta tưởng như chơi ở cung trăng nghe nhạc thiên đình. Chúa hả hê, mãi gà gáy mới về.

Khi Huệ có thai, chúa sai người lễ bái khắp các chùa, mong sinh con thánh. Năm Đinh Dậu (1777) Huệ sinh con trai, chúa yêu dấu khác thường lấy tên của chúa thuở nhỏ đặt cho con là Cán, tỏ ra nó giống mình. Cán được một tuổi đã có tướng mạo rất khôi ngô đối đáp gãy gọn. Biết chúa cưng chiều Cán, thị Huệ âm mưu cướp ngôi Thế tử cho Cán.

Nguyên trước đó, một quý phi tên là Ngọc Hoan đã sinh con trai đặt tên là Tông. Sâm không yêu Ngọc Hoan nên không muốn lập làm Thế tử, mặc dù Trịnh Tông đã 15 tuổi. Tông rất khôi ngô nhưng chúa chẳng chú ý chăm lo dạy bảo. Việc học tập của Tông đều giao phó cho các quan. Đến tuổi, Tông được ra ở riêng, chúa cũng lờ luôn. Ngôi Thế tử chưa định nên lòng người ly tán, chia hai phe: phe Trịnh Tông, phe Trịnh Cán. Đặng Thị Huệ tìm được người có thế lực trong phủ chúa là Huy quận công Hoàng Đình Bảo. Hai người này câu kết với nhau để mưu lập Trịnh Cán lên ngôi chúa.

Thế tử Tông thấy Chúa lạnh nhạt với mình như vậy, lại biết được âm mưu của Đặng Thị Huệ và Quận Huy, bắt giam hai mẹ con Thị Huệ để giành ngôi chúa về mình. Không ngờ Trịnh Sâm lại khỏi bệnh, việc bị lộ. Thế tử Tông chịu tội giam biếm truất làm con thứ. Từ đó phe cánh của Thị Huệ ngày càng mạnh. Triều quan phần lớn hùa theo Đặng Thị Huệ.

Huệ có em trai là Đặng Mậu Lân. Lân nhờ thế chị mà được tước lộc, ỷ thế chị, làm càn. Quần áo, xe kiệu của Lân đều rập theo vua chúa. Hàng ngày Lân thường đem vài chục tay chân cầm gươm vác giáo nghênh ngang khắp kinh ấp cướp bóc, cưỡng hiếp phụ nữ giữa phố phường. Chúa biết mà làm ngơ. Thị Huệ còn hỏi con gái yêu của chúa cho em trai mình. Chúa không bằng lòng, nhưng vì nể Thị Huệ mà phải nghe theo. Thế rồi, cuộc hôn nhân đã được tiến hành nhưng Đặng Mậu Lân không được phép sống chung với công chúa. Để chiếm đoạt công chúa. Thế mà nhờ Huệ can thiệp, Lân không bị giết, chỉ phải đày đi xa.

Thị Huệ hối thúc Trịnh Sâm lập Cán lên ngôi Thế tử. Bề tôi Trịnh Sâm cũng a dua hùn vào. Sâm đã định lập Cán, nhưng mẹ Sâm là Trịnh thái phi Nguyễn Thị can ngăn nên Sâm chưa quyết. Sâm nói:

– Thà lập Cán hoặc trao ngôi chúa cho Trịnh Bồng (con Trịnh Giang – con ông bác) còn hơn lập Trịnh Tông “đứa con bất hiếu”.

Sau đó, do thúc giục của Huệ, Trịnh Sâm lập Cán làm Thế tử, dù Cán mới lên năm.

Sâm dùng Quận Huy làm thầy dạy Cán.

Sâm bị bệnh trĩ, luôn ở trong cung không bao giờ đi ra ngoài. Đặng Thị định ý xếp đặt công việc, gài tay chân giữ những cương vị then chốt trong phủ chúa. Cán là Thế tử còn nhỏ, bọn họ càng lộng quyền.

Trong dân chúng lan truyền:

Trăm quan có mắt như mờ

Để cho Huy quận vào sờ chính cung.

Năm Tân Sửu (1781), bệnh tình của Sâm nặng thêm và qua đời. Thị Huệ thông đồng với Quận Huy lập Cán lên ngôi chúa. Tuyên phi Đặng Thị Huệ thông đồng với Quận Huy lập Cán lên ngôi chúa. Tuyên phi Đặng Thị Huệ nghiễm nhiên trở thành người điều khiển triều chính giúp con. Lòng người lo sợ, từ phủ chúa ra kinh thành, thôn dã, ai cũng biết chắc hoạ loạn sẽ xảy ra.

Tháng 10 năm Tân Sửu (1781), binh lính Tam phủ nổi loạn, truất ngôi Cán, giáng xuống Cung quốc công, đập phá nhà cửa, giết Đình Bảo cùng thân thuộc phe cánh. Họ đón Trịnh Tông lên ngôi vương, phong là Nguyên soái Đoan Nam vương. Từ đó, kiêu binh ngày càng càn rỡ, không ai trị nổi. Phe cánh Đặng Thị Huệ bị truy lùng và trả thù. Huệ bị truất xuống thứ nhân, sau uống thuốc độc chết. Trịnh Cán bị giáng, ra ở phủ Lượng Quốc, ốm bệnh chết, ở ngôi được một tháng. Đoan Nam Vương Trịnh Tông(1782-1786)
Trịnh Tông còn có tên nữa là Trịnh Khải, là con trai đầu cuả Trịnh Sâm và cung tần Dương Thị Ngọc Hoan, người làng Long Phúc, huyện Thạch Hà. Chị của Ngọc Hoan vốn là cung tần của Trịnh Doanh, được Trịnh Doanh rất yêu quí. Nhờ chị mà Ngọc Hoan được kén vào làm cung tần của Trịnh Sâm (con trai Doanh). Từ ngày vào cung, nàng vẫn ngày đêm sống cô quạnh, không được chúa đoái thương như các cung tần khác. Bỗng một đêm, nàng nắm ứng mộng thất có thần cho tấm đoạn có vẽ đầu rồng. Nàng đem chuyện kể lại với quan hầu Khê Trung Hầu. Viên hoạn quan bàn với nàng đó là điềm sinh con thánh! Thế rồi hoạn quan bố trí đánh tráo nàng Ngọc Khoan yêu quí của chúa thành nàng Ngọc Hoan, để thực hiện giấc mơ sinh con thánh. Chúa biết nhưng không nỡ đuổi nàng ra. Trận mưa móc của chúa đă để lại cho nàng Ngọc Hoan niềm hạnh phúc vô bờ: một cậu con trai khôi ngô tuấn tú ra đời. VÌ có con đầu với chúa nên từ cung tần nàng được phong Quí phi. Song Trịnh Sâm không yêu Ngọc Hoan nên cũng lạnh nhạt với Trịnh Tông. Chúa cho rằng giấc mơ rồng là điềm làm vua là rồng vẽ không phải rồng thật, rồng vẽ chỉ có đầu không đuôi, nghiệp đế sẽ không bền. Hơn nữa, Trịnh Sâm vốn ác cảm với người làng Long Phúc thường gây loạn như Trịnh Cối, Trịnh Lệ đă thành tiền lệ…

Sâm mất, Huệ và Quận Huy lập Cán lên ngôi chúa thì một bề tôi của Trịnh Tông là Dự Vũ dựa vào kiêu binh nổi dậy lập Tông lên ngôi chúa. Nạn kiêu binh hoành hành khắp kinh kỳ, dân chúng ngày đêm nơm nớp lo sợ.

Tháng 6 năm Bính Ngọ (1786), đang lúc phủ chúa rối ren là thế thì nghĩa quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ với danh nghĩa “diệt Trịnh phò Lê” kéo ra Bắc Hà.

Chống cự lại rất yếu ớt, quân Trịnh tan ră, bỏ chạy. Tướng Hoàng Phùng Cơ, Nguyễn Lệ rút chạy lên phí Bắc. Trịnh Tông mặc nhung phục, ngồi voi, cầm cờ lệnh chỉ huy, quân sĩ nh́n nhau không ai nghe theo. Chúa Trịnh phải một mình bỏ chạy lên Tây Sơn. Chúa gắp được Lư Trần Quán ở xă Hạ Lôi, nhờ Quán giúp đỡ. Trần Quán nhờ người học trò là Nguyễn Trang nói dối là giúp tham tụng Bùi Huy Bích lánh nạn”. Nguyễn Trang biết đích là chúa Trịnh mà Tây Sơn đang truy lùng, liền cùng tay chân bắt Trịnh Tông nộp ngay cho quân Tây Sơn. Trần Quán biết tin chạy đến trách mắng học trò. Trang thản nhiên nói:

– “Sợ thầy không bằng sợ giặc, quí chúa không bằng quí thân mình”, xong giải Tông đi.

Trên đường giải đến quân Tây Sơn, Trịnh Tông dùng dao tự tử. Trang đem xác Tông nộp cho Tây Sơn. Nguyễn Huệ sai người khâm liệm tống táng Trịnh Tông chu đáo rồi bổ dụng Nguyễn Trang làm trấn thủ Sơn Tây, tước Tráng liệt hầu. Trần Quán lui về nhà trọ, bảo học trò: “Ta là bầy tôi mà làm lầm lỡ chúa, tội chỉ có chết mới giải tỏ được với chúa”.

Xong, sai người đào huyệt, mặc đủ mũ áo, tự nằm vào quan tài, nhờ người chôn cất.

Trịnh Tông làm chúa chưa được 4 năm thì bị chết, thọ 24 tuổi.

Án Đô Vương Trịnh Bồng (9/1786-9/1787)

Trịnh Bồng là con Trịnh Giang, bác họ của Trịnh Tông. Lúc đầu Bồng được phong làm Côn luận công. Trịnh Tông thua, Trịnh Bồng lánh nạn ở huyện Văn Giang (Hải Hưng) chiêu tập binh mă đợi thời cơ. Khi Nguyễn Huệ cùng anh là Thái Đức Nguyễn Nhạc rút về Nam, Trịnh Lệ liền đem quân qua đ ̣Thanh Trì kéo về chiếm lại phủ chúa. Đang đem, Trịnh Lệ cho nổi trống triệu tập triều quan đến bàn việc lập Lệ lên ngôi chúa. Việc hấp tấp, vội vàng đẫ không thành. Vua Lê, sau khi gắn bó với Tây Sơn không muốn chia quyền cho họ Trịnh như trước nữa. Quan hệ giữa vua Lê và Trịnh Lệ rất căng thẳng, Trịnh Lệ định mưu thoán nghịch.

Giữa lúc ấy, một số người thân cận xui Trịnh Bồng viết biểu xin về chầu vua. Trịnh Bồng bấy giỡ đă 40 tuổi, tính nết hiền từ, khoan hậu, được nhiều người mến mộ. Cuối đời Trịnh Sâm, vì việc con trưởng con thứ khó quyết, có lúc Sâm định lập Trịnh Bồng để trả lại ngôi chúa cho anh con nhà bác. VÌ thế Sâm cho Thị Huệ nuôi Trịnh Bồng để pḥng thay Cán nếu Cán mệnh mệt. Trịnh Tông lên ngôi, kiêu binh mấy lần muốn phò Côn quận công Trịnh Bồng, đă vào tận nhà để thúc ép và đón rước, Bồng đă một mực từ chối. Lúc quân Tây Sơn kéo ra, Bồng chỉ đem theo một đứa ở, một tên lính, lánh vào huyện Chương Đức, có định chuyện đi tu. Biết Trịnh Lệ làm nhiều điều ngang ngược, trái phép, một số quan tìm gặp, khuyên Trịnh Bồng về triều giúp vua. Thấy Trịnh Bồng vào triều, triều thần thep giúp, thanh thế Trịnh Bồng ngày càng lớn. Bồng chưa có ý lấn quyền vua Lê, nhưng do bộ hạ thúc giục nên đă nghe theo. Bồng đến chầu, vua muốn để Bồng trở về nhà cũ, phong làm Tiết chế thuỷ bộ chủ quân, Bình chương quân quốc trọng sự, Thái úy côn quận công, cấp 3000 tên lính, 5000 mẫu ruộng và 2000 xă dân lộc để phụng thờ họ Trịnh. Bọn Đinh Tích Nhưỡng lại muốn Trịnh Bồng làm vương tại phủ chúa đời chúa trước kia nên đă nhiều lần gan ĺ sang xin vua phong vương cho Trịnh Bồng. Ngược lại vua Lê kiên quyết từ chối. Cuối cùng do sức ép của Đinh Tích Nhưỡng – kẻ nắm binh quyền, bất đắc dĩ, vua phải y theo, phong Bồng làm Nguyên soái, tổng quốc chính, Yến Đô vương.

Trịnh Bồng nhu nhược, lười biếng, không điều khiển được công việc, do đó chính sự lọt vào tay Đinh Tích Nhưỡng. Chúng khuyên Bồng lập lại đủ lệ bộ ở phủ chúa như xưa, phủ chúa thành một triều đình riêng. Từ đó, vua và chúa lại càng mâu thuẫn. Vua Lê định cầu viện quân ngoài trấn vào kinh dẹp Trịnh, Trịnh Bồng biết, doạ giết, lập vua khác. Tình thế hết sức nguy khốn. Vua Lê buộc phải cho vời Nguyễn Hữu Chỉnh từ Nghệ An đem quân về giúp. Quân Chỉnh về Thăng Long một cách dễ dàng. Tướng lĩnh Trịnh bỏ chạy, Trịnh Bồng trốn chạy về xă Dương Xá rồi Quế Vơ ở Hà Bắc. Rồi từ Bắc Ninh, Trịnh Bồng chạy về Hải Dương, Quảng Yên, Thái Bình, nhờ thổ hào địa phương giúp đỡ quân lương mưu đánh lại Nguyễn Hữu Chỉnh, nhưng mấy lần giao chiến đều thất bại.

Về sau, Bồng chạy về viết biểu gửi vua Lê: “Kiếp này sinh ra lỗi thời, gặp lúc nước nhà lắm nạn, lạm dự vào dòng đích nhà chúa, rất lo cho việc tôn miếu xă tắc. Dâng biểu trần tình, mong được Hoàng thượng cho về triều kiến…

Nhận được biểu Trịnh Bồng, vua Lê ngậm ngùi:

– Tấm lòng thật thà của Bồng, trẫm đă lường biết, chỉ vì không khéo xử sự trong lúc gặp biến cố nên mới đến nỗi như thế. Nếu đă nghĩ lại và biết hối lỗi trẫm sẽ có cách đối đăi, chẳng những giữ được dòng dõi mà cũng không mất địa vị giàu sang. Vua Lê nói rồi sai người đi đón Trịnh Bồng thì quân Hữu Chỉnh đă đánh tan quân của Đinh Tích Nhưỡng và Phạm Tôn Lân bỏ chúa mà đi, Tích Nhưỡng trong tay không còn quân lính vũ khí gì nữa. Trịnh Bồng không còn ai giúp, phải sống lẫn lút một mình ở ven biển, tình cảnh rất điêu đứng. Trịnh Bồng lúc đó tự nhủ: “Giàu sang ở kiếp phù sinh, đều là cảnh mộng. Bởi vậy ngày xưa đă có người thề xin đời đời đừng sinh vào nhà đế vương…

Từ lúc ta ở trọ đất Chương Đức đă có ý nghĩ nương nhờ cửa phật. Bây giờ nên quay lại với Phật là hơn”.

Thế rồi Trịnh Bồng gột sạch bụi trần, tự xưng là Hải Đạt thiền sư, dạo khắp các vùng Lạng Sơn, Cao Bằng.

Bấy giờ có người học trò đất Kinh Bắc tên là Kiền, chạy loạn ở Lạng Sơn. Kiền gặp Hải Đạt thiền sư ở chùa Tam giáo, liền biết đó là chúa Trịnh, bèn bảo với bọn phiên thần ở vùng đó là Hà Quốc Kỳ và Nguyễn Khắn Trần đến gặp, đón Hải Đạt thiền sư về nhà. Họ bảo nhà sư rằng:

– Chúng tôi nối đời làm bề tôi ở chốn biên cương. Ở xa vẫn mến oai đức của triều đình, thường chỉ nghe vua Lê chúa Trịnh như ở trên trời. Nếu như thiên hạ vô sự, bọn chúng tôi làm gì được trông thấy chúa. Chẳng may nhà nước có nạn, xe chúa phải tới nơi biên ải, thần dân ai chẳng đau lòng. Lúc này chính là dịp cho kẻ trung thần nghĩa sĩ ra tài kinh luân. Họ xin được lấy danh nghĩa chúa để triệu tập binh mă quân lương đánh giặc.

Nhà sư nhắm mắt chắp tay khoan thai trả lời:

– Sư già này xuất gia theo Phật, không can dự gì đến việc đời, các ông chớ có nhận lầm, khiến lúc yên lặng, lại sinh ra bao nhiều nỗi phiền năo. Trong thiên hạ, ai là chúa, ai là vua, tu hành ở cửa thiền, làm môn đồ đức Phật Như Lai mà thôi!

Vũ Kiều vẫn quả quyết rằng đă có lần trông thấy chúa khi còn học ở kinh kỳ, không thể lầm được, rồi cố gắng thuyết phục chúa bỏ chí tu hành và mưu sự nghiệp lớn, không nên nản chí. Nhà sư khóc và nói:

– Sức ta đă hết, của không còn mă vẫn không thể giành được với trời, nên đành nín nhịn để giữ lấy mình, đây còn dám làm càn để lại lầm lẫn nữa?

Chúa đẫ nói lộ bản tướng, bị mọi người vin lấy danh nghĩa chúa mà bắt buộc phải truyền lệnh điểm quân thu lương. Bọn Kỳ và Trần đều là những kẻ tầm thường, chỉ lợi dụng danh nghĩa của chúa Trịnh để làm những điều phi pháp. Nhân dân không thể chịu được, bèn nổi lên giết Kỳ và Trần rồi đuổi chúa Trịnh đi Hữu Lũng rồi từ đó không ai gặp chúa đâu nữa.

Họ Trịnh từ Thái vương Trịnh Kiểm truyền đến Trịnh Sâm vừa được 8 đời thì xảy ra biến loạn, đúng với lời sấm đoán về đất phát tích của tổ tiên họ Trịnh: “Chẳng đế chẳng bá, quyền nghiêng thiên hạ, truyền được tám đời, trong nhà dấy vạ”. Đến Án Đô vương Trịnh Bồng thì nghiệp chúa hết. Trước sau 11 đời trải 248 năm.

1. Trịnh Kiểm 1545-1570

2. Trịnh Tùng 1570-1623

3. Trịnh Tráng 1623-1652

4. Trịnh Tạc 1653-1682

5. Trịnh Căn 1682-1709

6. Trịnh Cương 1709-1729

7. Trịnh Giang 1729-1740

8. Trịnh Doanh 1740-1767

9. Trịnh Sâm 1767-1782

10. Trịnh Tông 1782-1786

11. Trịnh Bồng 1786-1787

Thế Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm(1545-1570)

Trịnh Kiểm người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Tục truyền rằng: Kiểm mồ côi cha từ thuở nhỏ và rất có hiếu với mẹ. Nhà nghèo nhưng mẹ Kiểm có sở thích rất trái cảnh: bà chỉ thích ăn thịt gà luộc mà lại chỉ ăn hai đùi và lườn. Không biết làm cách nào có gà để mẹ ăn, Kiểm phải đi ăn trộm gà của hàng xóm. Xóm làng mất nhiều gà, giận lắm, sau truy ra biết thủ phạm là Trịnh Kiểm. Họ liền cùng nhau bắt Kiểm đem cáo quan huyện. Kiểm làm một bài thơ trần tình, không biết thơ Kiểm viết thế nào mà quan thương tình tha cho. Từ đấy dân làng càng thù ghét mẹ con nhà Kiểm. Họ nghĩ rằng chỉ tại bà mẹ già mà Kiểm phải đi ăn trộm. Một hôm nhân lúc Kiểm vắng nhà, họ bèn cùng nhau bắt bà mẹ vứt xuống một cái vực gần nhà dìm chết đuối. Kiểm về, không thấy mẹ đâu, bỏ đi tìm đến sáng ra thấy chỗ vực mối đă đùn lên thành g đống. Kiểm buồn lắm bỏ làng ra đi, vào nương nhờ, làm gia thần vị quan
̣
Nguyễn Kim.

Mặc dù không được học hành nhiều song Kiểm rất thông minh, can đảm và mưu lược hơn người. Nguyễn Kim mến tài, đem con gái cưng là Ngọc Bảo gả cho Kiểm. Từ đấy nhiều việc quan trong, Nguyễn Kim thường giao cho Kiểm. Kiểm được cầm binh mă sang Ai Lao đón vua Lê Trang Tông. Nhà vua thấy ông có tướng mạo khác thường, phong ông làm Đại tướng quân, tước Dực Quận công nào năm Kỷ Hợi (1539). Khi đó Trịnh Kiểm 37 tuổi.

Năm Ất Tỵ (1545) Nguyễn Kim trên đường hành quân ra đánh Bắc triều ở miền Sơn Nam đến Yên Mô (Ninh Bình) thì bị hàng tướng Nhă Mạc đánh thuốc độc chết. Quyền hành lọt vào tay Trịnh Kiểm. Khi được vua Lê chính thức trao toàn quyền thống lĩnh binh mă với tước Thái sư Lạng quốc công, Kiểm tự thấy chưa đủ lực lượng tấn công Bắc triều, liền rút quân về củng cố lực lượng: lập hành điện vua Lê ở đồn Vạn Lại (huyện Thụy Nguyên, Thanh Hoá). Nhiều nhân sĩ tài giỏi đă tìm đến hành tại giúp vua Lê trong đó có Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan và Lương Hữu Khánh.

Vua Lê Trang Tông tuy ngồi ở ngôi chí tôn nhưng quyền hành đều do Trịnh Kiểm nắm giữ.

Năm 1548, Trang Tông mất, Trịnh Kiểm cho lập con lớn của Trang Tông là Huyên lên nối ngôi lấy hiệu là Trung Tông. Vua Trung Tông cũng chỉ ở ngôi được 8 năm thì mất khi mới 22 tuổi, không có con nối ngôi. Trịnh Kiểm muốn nhân dịp này tự lập làm vua. Biết tiếng Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đang về ẩn dật ở làng Cổ Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương (nay thuộc Hải Pḥng) là người uyên bác về y, nho, lư, số, được người đời bấy giờ coi là bậc tiên tri, Trịnh Kiểm cho người đến hỏi ý kiến. Trạng Trình trả lời bằng cách ngoảnh mặt bảo đầy tớ rằng:

– “Năm ngoái mất mùa, thóc giống không tốt, đi tìm giống cũ mà gieo mạ!”

Rồi ông lại sai đầy tớ ra chùa bảo tiểu quét chùa và dâng hương để ông ra chơi. Ra chùa, ông bảo chúa tiểu:

– Giữ chùa thờ phật thì ăn oản.

Sứ trở về Thanh Hoá, thuật lại từng lời nói cử chỉ của Trạng Trình. Trịnh Kiểm hiểu ra nên không thực hiện ý định cướp ngôi nhà Lê nữa mà tìm người cháu của Lam Quốc công Lê Từ (anh ruột Lê Lợi) tên là Lê Duy Bang lập lên làm vua. Việc đó xảy ra vào năm Bính Dần (1556). Kiểm từ đó cảng tỏ ra chuyên quyền, tìm cách hăm hại anh em họ Nguyễn: Nguyễn Uông đă bị giết, còn lại em là Hoàng cũng đang bị ganh ghét. Năm Mậu Thân (1558) Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ Thuận Hoá, Trịnh Kiểm đồng ý ngay với hy vọng Hoàng sẽ gặp khó khăn ở miền “Ô châu ác địa”, không ngờ từ đó mầm mống của một cuộc phân tranh mới đă xuất hiện!

Nam triều từ khi có Trịnh Kiểm cầm quân càng tỏ ra mạnh lên khiến Bắc triều không thể xem thường. Vua Mạc từng sai đại tướng của mình là Mạc Kính Điển đem quân đánh vào Thanh tới 10 lần. Ngược lại, quân Trịnh cũng kéo ra đánh đến Sơn Nam trước sau 6 lần. Có lần vào năm Kỷ Mùi (1559), Kiểm huy động tới 6 vạn quân đánh các tỉnh Sơn Tây, Hưng Hoá, Kinh Bắc, Lạng Sơn rồi vòng xuống Hải Dương theo chiến lược phá hàng rào trước, đột nhập vào Đông Kinh sau. Lần ấy Trịnh Kiểm tưởng đă nắm được thăng lợi trong tay, thì sau lại được tin quân Mạc đánh thọc bản doanh, vua Lê ở Thanh Hoá, Trịnh Kiểm phải rội vút quân về cứu hậu phương.

Dưới thời Trịnh Kiểm cầm quân, Nam triều đă lấy được các huyện Yên Mô, Yên Khang, Phụng Hoá, Gia Viễn. Năm Kỷ Tị (1569), vua Lê gia phong cho Kiểm làm Thượng tướng Thái quốc công và tôn là Thượng phụ. Cũng năm đó Trịnh Kiểm ốm nặng, dâng biểu xin trao lại binh quyền cho vua Lê. Vua Lê sai con trưởng của Trịnh Kiểm là Trịnh Cối nắm lĩnh binh quyền.

Tháng 2 năm Mậu Ngọ (1570) Trịnh Kiểm mất, truy tôn làm Minh khang thái vương, thụy là Trung Huân.

Như vậy Trịnh Kiểm mở đầu sự nghiệp nắm quyền của họ Trịnh trong 26 năm, trải giúp ba đời vua, thọ 68 tuổi.

Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng (1570-1623)

Theo thứ tự chính thống thì quyền nối ngôi chúa thuộc về Trịnh Cối, là con bà vợ cả. Nhưng Trịnh Cối ham mê tửu sắc, ngày càng kiêu ngạo càn rỡ. Các tướng dưới quyền Cối ngày một ĺa xa. VÌ tế chỉ hai tháng sau khi Trịnh Kiểm mất, tháng 4 năm Canh Ngọ (1570), các quan tướng của Trịnh Kiểm như Lê Cập Đệ, Trịnh Vĩnh Thiệu, Trịnh Bách, Phan Công Tích đem quân bản bộ đến với Trịnh Tùng, yêu cầu Tùng lên thay Trịnh Cối. Trịnh Tùng là con thứ của Trịnh Kiểm với Ngọc Bảo, con gái Nguyễn Kim. Trịnh Tùng khôi ngô, có tài thao lược, biết cách lấy lòngcác tướng sĩ, được Trịnh Kiểm rất yêu mến. Nhưng vì là con thứ nên tùng chưa dám tranh quyền với Trịnh Cối. Được các quan quân tôn phò, Tùng buộc phải cùng họ đem quân và voi chạy đến hành tại Yên Trường và yết kiến vua Lê. Trịnh Tùng khóc và tâu:

– Anh thần là Cối say đắm tửu sắc, mất lòng mọi người, sớm muộn thế nào cũng sinh loạn, lại ngày đem lo cướp binh quyền và ấn kiếm của thần, nên thần phải chạy trốn, đêm đến cửa khuyết tố cáo, xin thánh thượng thu nạp cho.

Nhà vua nói:

– Khi Thượng phu (Trịnh Kiểm) còn sống, không đến nỗi thế, làm thế nào bây giờ?

Phúc Lương hầu Trịnh Tùng cùng với Lê Cập Đệ mật tâu vua dời hành tại vào cửa quan Vạn Lại, chia quân canh giữ để pḥng Trịnh Cối. Hôm sau Trịnh Cối đích thân đốc các tướng đem hơn 1 vạn quân đuổi theo đến tận cửa quan Vạ Lại, đóng quân bao vây ở ngoài. Hai bên cầm cự nhau vài ngày, sai người đưa thư đi lại chửi bới lẫn nhau. Cuộc tranh giành kéo dài đến 7 ngày trời, vua Lê phải sai sứ ra chiêu dụ các tướng ở bên ngoài và khuyên giảng hoà. Phía Trịnh Cối trả lời:

– Không ngờ ngày nay bọn ta thành ra ở dưới người khác. Bao giờ vua bắt người ở trong thành đưa ra ngoài thì mới hoà được.

Vua Lê biết là không thể dùng lời lẽ hoà giải được bèn sai các tướng ra sức pḥng giữ. Trịnh Cối thấy đánh măi không phá được thành, ngần ngại, tự lui quân về dinh Biện Thượng, họp các tướng sĩ lại nói:

– Trong cửa quan có quân Tùng, ngoài cơi có giặc Mạc, ta ở quảng giữa, nếu có sự biến cấp thì khó mà chống lại được.

Sau đó hạ lệnh cho quân chia giữ những nơi xung yếu.

Biết anh em họ Trịnh đang đem quân đánh nhau để tranh ngôi chúa, tháng 8 năm Canh Ngọ (1570), vua Mạc sai Mạc Kính Điểm đem đại quân 10 vạn người và 700 chiến thuyền đánh vào Thanh Hoá. Quân Mạc tiến như vũ băo vào tận cửa Linh Trương, Chi Long, Hộn Triều. Quân lính Mạc đóng dinh trại tại Hà Trung, hai bên bờ sông khói lửa liên tiếp kéo dài tới 10 dặm. Trịnh Cối lo sợ vội đem vợ con và các thuộc tướng đến hàng quân Mạc. Mạc Kính Điển chấp thuận và phong Cối làm Trung Lương hầu, các quan đi theo Cối thì được phong tước công.

Thế quân Mạc ngày càng mạnh, tình hình rất nguy kịch. Vua Lê sắc phong Trịnh Tùng làm Trưởng quận công tiết chế thuỷ bộ chủ dinh, cầm quân đánh Mạc. Bản thân vua Lê cũng tự làm tướng chỉ huy một đội quân kéo ra đóng tại huyện Đông Sơn. Nhờ đó thanh thế của quân Nam triều lại khởi sắc, mấy lần quân Bắc triều tấn công vào Thanh không thắng được. Mạc Kính Điển lại rút quân ra Bắc. Trịnh Cối cùng mẹ và vợ con với hơn 1000 quân chạy theo quân Mạc.

Quân Bắc triều rút rồi, nội bộ Nam triều lại lục đục: Lê Cập Dệ muốn giết Trịnh Tùng để giành quyền lại cho họ Lê. Mấy lần bày mưu mời Trịnh Tùng xuống thuyền uống rượu và ngắm trăng, nhưng Tùng biết nên việc không thành. Lê Cập Đệ bị Trịnh Tùng giết. Vua Lê thấy thế trong lòng không yên, lại nghe các quan gièm pha rằng:

“Tả tướng binh quyền to lắm, bệ hạ khó lòng cùng đứng được”. Vua đang đêm đem 4 hoàng tử chạy vào thành Nghệ An, đó là năm Nhâm Thân(1572).

Trịnh Tùng cho đón hoàng tử thứ 5 của vua Lê là Duy Đàm, lập làm vua. Vua Lê phong Tùng làm Đô tướng tiết chế các xứ thuỷ bộ chủ dinh kiêm quản bình chương quân quốc trọng sự. Tùng nắm trọn quyền trong triều, ngoài trấn, vua Lê chỉ là bù nh́n.

Từ khi Tùng nắm trọn binh quyền, lực lượng phía Nam triều mạnh lên nhiều, quân Trịnh bắt đầu lại mở các cuộc tấn công ra Bắc.

Tháng 9 năm Giáp Thân (1584) Trịnh Cối chết trên đất Bắc triều, Vua Mạc sai người đến làm lễ viếng; lại sai đưa linh cữu trả về cho họ Trịnh. Trịnh Tùng cũng sai quân ra đón cữu về quàn ở chân núi Quân Yển huyện Yên Định, đặt lễ cúng, dâng biểu xin vua Lê tha tội, truy tôn Cối Thái phó trung quận công, cho con là Trịnh Xuân để tang bác.

Sau hơn 10 năm liên tục mở các cuộc tấn công ra Bắc, cuối cùng Trịnh Tùng đă đánh bại được quân nhà Mạc, khôi phục được kinh thành Thăng Long. Trong một cuộc vây quét dư đảng của nhà Mạc, quân Trịnh Tùng dồn quân Mạc lên vùng biên giới phía Bắc. Từ đó, mặc dù lực lượng của Mạc còn khá đông nhưng không tụ lại được mà chỉ hoạt động lẻ tẻ ở các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc.

Năm Ất Mùi (1595), Trịnh Tùng vào Thăng Long bắt đầu tổ chức bộ máy cai trị theo quy mô của bậc đế vương. Tùng chi đóng một cỗ xe rất lộng lẫy theo mẫu Nguyễn Hoàng thiết kế: hai bánh xe trang sức bằng ngọc ngà, trên xe làm mui sơn then, hai bên có các lan can bằng ngà, bốn vách sơn son thiếp vàng, có các thang nhỏ để lên xuống, dùng 4 lực sĩ đẩy xe. Tùng sai sứ sang nhà Minh xin sắc phong vua Lê là An Nam đô thống sứ… Còn Tùng thì buộc vua Lê phong cho mình làm Đô nguyên súy tổng quan quốc chính thượng phụ, tước Bình An vương. Tùng quy định cho vua Lê được thu thuế 1000 xă (gọi là lộc thương tiến) và 5000 quân lính túc vệ, 7 con voi và 20 chiếc thuyền rồng.

Trịnh Tùng cho lập phủ liêu riêng gồm đủ cả lục phiên tương đương với lục bộ của triều vua. Phủ chúa toàn quyền đặt quan, thu thuế, bắt lính. Vua chỉ có mặt trong những dịp long trọng đặc biệt như tiếp sứ Tàu mà thôi. Từ đây bắt đầu một thời kỳ “vua Lê – chúa Trịnh”. Con chúa Trịnh cũng được quyền thế tập gọi là Thế tử.

Trước sự hống hách, lộng quyền của chúa Trịnh, vua Lê Kính Tông không chịu nổi bèn cùng với con Trịnh Tùng là Trịnh Xuân mưu giết Trịnh Tùng. Công việc bại lộ, Trịnh Tùng bức vua thắt cổ chết giữa tuổi 32. Tùng cho Hoàng Thái tử Lê Duy Kỳ lên thay ngôi vua, lấy hiệu là Lê Thần Tông.

Bấy giờ liêu thuộc rất nhiều người dâng sớ can ngăn Trịnh Tùng phải nghĩ đến dân vì dân là gốc của nước. Trong số đó có Nguyễn Duy Thì làm quan ở Ngự sử đài đă mấy lần dâng sớ can ngăn chúa Trịnh. Tục truyền rằng: Trong phủ chúa có một cái kiệu, kiểu cách và sơn vẽ rất lộng lẫy. Một hôm Nguyễn Duy Thì đứng bên cạnh, chợt giả ốm ngă vật vào trong kiệu, cấm khẩu không nói được câu gì. Chúa Trịnh sai người đưa quan Ngự sử về phủ. Sáng hôm sau Duy Thì vào khai rằng:

– Thần hôm qua ngộ cảm, đội ơn chúa thượng bao dong. Cái kiệu ấy thần đă trót ốm nằm lên rồi, khônh tiện lại tiến phụng nữa. Xin sẽ sắm cái đẹp đẽ khác dâng nộp.

Chúa Trịnh hiểu ý, không trách hỏi nữa.

Một lần khác, Nguyễn Duy Thì xin phép chúa về nghỉ ở quê là xă Thanh Lăng (Phúc Yên). Lúc đó chúa Trịnh đang yêu một bà phi người làng Mông Phụ, bà phi ấy được yêu chiều nên uy thế khá lớn. Duy Thì vẫn thường nói xa để khuyên răn chúa. Nay nhân dịp quan Ngự sử đi vắng, chúa ngự thuyền rồng lên “kinh lư” Sơn Tây, tiện đường rẽ vào làng nhà bà phi. Thuyền chúa qua hạt Yên Lăng, Duy Thì ngồi chờ rồi phục lạy ở bến sông mà khóc. Chúa thấy lạ hỏi thì ông nói:

– Bốn phương không có giặc giă, sao lại vì một người đàn bà mà làm nhọc đến 6 quân, như vậy quốc thể còn ra gì nữa.

Rồi quan Ngự sử ra lệnh cho quân sĩ không được bơi thuyền tiến lên, hễ ai trái lệnh sẽ lấy quân pháp trị tội. Chúa vì thế phải hồi loan.

Năm Quí Hợi (1623), Bình An vương Trịnh Tùng bị cảm, sai các quan bàn việc chọn Thế tử. Triều thần đều tâu lấy Thế tử Trịnh Tráng giữ binh quyền, còn con thứ là Thái Bảo quận công Trịnh Xuân giữ chức phó. Biết tin này, ngày hôm sau Trịnh Xuân đem quân và voi vào phá Nội phủ cướp lấy voi ngựa, vàng bạc châu báu rồi bắt Trịnh Tùng phải dời ra ngoài thành rồi phóng lửa đốt phủ chúa, lửa cháy lan khắp kinh kỳ. Trịnh Tráng cùng em là Trịnh Khải đem vua chạy ra ngoài. Trịnh Tráng họp các quan văn võ ở chợ Nhân Mục huyện Thanh Trì bàn việc đối phó với Trịnh Xuân. Lúc đó Trịnh Tùng đă quá ốm yếu, sai em ruột là Trịnh Đỗ dụ Trịnh Xuân đến (Quán Bạc, xă Hoàng Mai, huyện Thanh Trì) để trao cho đại quyền. Xuân đến, mồm ngậm cỏ, phủ phục ở sân. Trịnh Tùng kể tôi Xuân là kẻ loạn thần tặc tử, truyền lệnh cho Bùi Sĩ Lâm chặt chân Xuân cho chết. Còn Trịnh Đỗ em Trịnh Tùng, sai con trai mình là Trịnh Thạc đi đón Thế tử Trịnh Tráng đến gặp Trịnh Tùng. Thế tử Trịnh Tráng cùng với Thạc cưỡi chung một con voi. Thấy vậy, thuộc tướng của Tráng cho biết là cha con ông chú (Trịnh Đỗ) đang có âm mưu hại Trịnh Tráng, Tráng nghe được mới bảo Thạc cứ về dinh trước rồi tự mình đem quân chạy về đóng ở Ninh Giang.

Ngày 20 tháng 6 năm Quí Hợi (1623), Trịnh Tùng mất tại quán Thanh Xuân, huyện Thanh Oai. Trịnh Tráng cho đón linh cữu về Ninh Giang phát tang rồi sai 13 chiếc thuyền đưa linh cữu theo đường thuỷ về táng ở Thanh Hoá. Trịnh Tráng cũng rước vua Lê về Thanh Hoá để lo việc dẹp loạn.

Như vậy là trong 20 năm nắm quyền, Trịnh Tùng đă đánh bại được nhà Mạc, khôi phục lại cơ đồ nhà Lê, nhưng cũng bắt đầu từ đây một kiểu cai trị tồn tại song song cảvua lẫn chúa.

Chúa Trịnh Tùng ngự trị ở Thăng Long 33 năm nữa, tổng cộng cả quăng đời chinh chiến lẫn hoà bình, Trịnh Tùng cầm quyền 53 năm, khi mất đă 74 tuổi.

Văn Tổ Nghị Vương Trịnh Tráng (1623-1652)

Dư đảng của họ Mạc do Kính Khoan đang chiếm cứ đất Cao Bằng nghe tin Trịnh tùng chết, các con đánh nhau giành ngôi chúa, liền từ Cao Bằng kéo xuống Gia Lâm, người theo đông đến hàng vạn. Trịnh Tráng phải rước vua Lê chạy vào Thanh Hoá.

Tháng 8 năm Quí Hợi (1623) Trịnh Tráng đem quân ra phá tan quân của Kính Khoan ở Gia Lâm. Kính Khoan một mình chạy thoát thân, trốn vào núi. Kinh thành lại được yên. Tráng lại rước vua Lê trở lại kinh đô. Mùa đông năm đó (1623) vua Lê phong Nguyên súy thống quốc chính Thanh Đô vương cho Trịnh Tráng.

Trịnh Tráng lên năm quyền ở phủ chúa là lúc quan hệ giữ họ Trịnh và họ Nguyễn trở nên căng thẳng. Tạm yên mặt Bắc, Trịnh Tráng lại phải lo đối phó mặt Nam. Lúc này ở Đàng trong, chúa Nguyễn Phúc Nguyễn đă ra mặt chống lại chúa Trịnh ở Đàng ngoài. Trịnh Tráng nhiều lần lấy danh nghĩa vua Lê đem quân đi đánh Phúc Nguyễn nhưng quân Nguyễn lợi dụng địa thế hiểm trở, đắp luỹ đài chống cự quyết liệt, quân Trịnh không làm gì được, phải rút về. Khi lên nắm quyền Trịnh Tráng đă cao tuổi (47 tuổi), từng trải việc quân việc đời nên trong chính sách cai trị, Tráng khéo léo và mưu mô hơn các chúa trước. Để thắt chặt thêm quan hệ giữa nhà chúa với vua Lê, Trịnh Tráng đem con gái của mình (trước đă lấy chồng được bốn con với người chú họ của vua Lê) gả cho vua Lê, ép vua lập làm Hoàng hậu. Vua Lê đành chịu chấp nhận việc đó.

Năm Ất Dậu (1645), Trịnh Tráng tuổi đă già, xin vua Lê phong cho con thứ hai là Tây quận công Trịnh Tạc làm Khâm sai tiết chế các xứ thuỷ bộ chủ dinh chương quốc quyền binh, tả tướng thái úy Tây Quốc công. Trịnh Tạc được chọn thay quyền cha giữ ngôi chúa. Sau quyết định này vài hôm, Trịnh Tráng bị cảm mạo, các con là Trịnh Sâm, Trịnh Lịch vì không được cha truyền ngôi bèn nổi loạn. Sau cả hai người con này đều bị bắt chém. Thời kỳ cầm quyền, Trịnh Tráng có chút công lao ngoại giao đáng kể là vua Minh từ chỗ chỉ chực phong tước An Nam đô thống sứ cho các vua Lê Trung Hưng, đến đây đă chịu phong cho Lê Thần Tông (đă truyền ngôi cho con lên làm Thái Thượng hoàng) làm An Nam quốc vương và mùa đông năm Tân Măo (1651) lại phong Trịnh Tráng làm phó vương. Có sự kiện này là bởi nhà Minh đang bị Măn Thanh tấn công xâm lấn từ phương Bắc phải chạy xuống phía Nam, cầu có đồng minh giúp đỡ.

Năm Đinh Dậu (1657), Trịnh Tráng mất, trải qua 30 năm cầm quyền phủ chúa, được vua Lê phong đến hết mức: Thượng chúa sư phụ công cao thông đoán nhân thánh Thanh vương, chết 81 tuổi.

Hoằng Tổ Dương Vương Trịnh Tạc (1653-1682)

Trịnh Tạc là con thứ hai mà lại được cha chọn làm Nguyên súy chưởng quốc chính Tây Định vương từ năm Quí Tị (1653) khi Trịnh Tráng đang còn sống. Sự đảo lộn thứ tự giữa Trịnh Tạc và Trịnh Toàn đă tạo nên một mâu thuẫn ngấm ngầm giữa Toàn và Tạc. Lúc này, cuộc chiến giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong đang ngày càng quyết liệt. Trịnh Toàn đang nắm giữ binh quyền ở Nghệ An. Năm Bính Thân (1656) Trịnh Tạc sai Căn là con trai cả làm Thế tử lănh chức Tá quốc dinh phó đô tướng Thái Bảo Phú Quận công đem quân vào Nghệ An tăng viện cho Trịnh Toàn và cũng để kiềm chế Trịnh Toàn. Ngày 16-4 năm Đinh Dậu (1657) trước khi qua đời, Trịnh Tạc cho người triệu Toàn về kinh đô mưu sát. Bộ hạ Toàn sợ bị vạ lây đă chạy sang hàng quân Nguyễn ở Đàng Trong, riêng Toàn không biết làm sao, đem toàn bộ voi ngựa, khí giới đến cửa quân của Trịnh Căn xin cháu đoái thương. Trịnh Căn không dám quyết định nói:

– “Việc đă như thế, nên phải về kinh đợi mệnh”. Toàn miễn cưỡng phải về kinh. Trịnh Tạc sai đình thần tra hỏi tống ngục cho đến chết. Quyền hành quân sự từ tay Trịnh Toàn được chuyển hết vào tay Trịnh Căn. Căn đóng quân ở Nghệ An.

Từ chúa Trịnh Tạc trở đi, vua Lê cho phép các chúa Trịnh vào chầu không phải lạy, từ chương tấu không phải để tên, đặt chỗ ngồi ở bên tả nhà vua mỗi khi thiết triều. Sau thăng lợi dẹp được Mạc Kính Vũ ở Cao Bằng tháng 9 năm Đinh Mùi (1667), Trịnh Tạc tự nhận công mao của mình bao trùm tất cả, càng lấn lướt vua Lê, tự gia phong Đại nguyên soái thượng sư Thái phụ Tây vương.

Năm Nhâm Tí (1672), Trịnh Tạc ép vua Lê đem quân vào đánh quân Nguyễn một trận lớn ở châu Bắc Bố Chính. Quân Trịnh chiếm được luỹ Trấn Ninh. Trịnh có nhiều tướng giỏi như Trịnh Căn, chỉ huy quân thủy, Lê Thời Hiến chỉ huy quân bộ. Trịnh huy động đến 3 vạn quân vượt sông Gianh đánh vào cửa Nhật Lệ. Quân Nguyễn ra sức chống đỡ nhờ vào hệ thống thành luỹ kiên cố. Tháng 12 năm Nhâm Tí (1672), Trịnh Tạc rút đại binh về chỉ để lại Lê Thời Hiến trấn giữ Nghệ An. Từ đó hai phía Đàng Ngoài và Đàng Trong tạm dừng binh đao, lấy sông Gianh làm giới hạn.

Trở về kinh đô, Trịnh Tạc bắt đầu chú ý đến bộ máy cai trị theo lối “chính quy”: Văn thần phải thay phiên nhau vào ứng trực tại phủ chúa để làm công việc. Việc này gọi là “nhập các”. Dưới sự tham gia, cố vấn của tham tụng Phạm Công Trứ, một loạt chính sách mới về thuế khoá, ruộng đất được ban hành để giải quyết hậu quả chiến tranh.

Nhưng cũng vào thời kỳ này, bắt đầu xuất hiện nạn kiêu binh. Lính Thanh Nghệ cậy có công lao trong chiến trận sinh ra kiêu ngạo, phóng túng, nổi loạn giết bồi tụng Nguyễn Quốc Trinh, cướp phá nhà Tham tụng Phạm Công Trứ. Kinh thành trở nên náo loạn.

Tháng 7 năm Giáp Dần (1674), Trịnh Tạc xin vua Lê tiến phong cho con là Trịnh Căn làm Nguyên soái, tước Định Nam vương, nắm toàn quyền thay cha. Trịnh Căn tự xưng là Phó vương.

Năm Tân Dậu (1682), Trịnh Tạc mất, con là Trịnh Căn nối giữ ngôi chúa. Trịnh Tạc nắm quyền 25 năm, trải qua 4 đời vua Lê. Thần Tông, Huyền Tông, Gia Tông và Hy Tông, thọ 77 tuổi.

Chiêu Tổ Khang Vương Trịnh Căn (1682-1709)

Trịnh Căn là con trưởng của Trịnh Tạc. Lúc còn nhỏ có tội phải giam vào ngục. Về sau nhờ khéo vận động Trịnh Căn được tha.

Dưới thời Trịnh Căn, vì chiến tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài đă tạm dừng. VÌ thế, chúa Trịnh cũng có điều kiện để củng cố bộ máy cai trị ở Đàng Ngoài. Giúp cho việc cai trị của chúa Trịnh lúc đó nhiều người đỗ đạt cao, danh vọng lớn như Nguyễn Danh Nho, Nguyễn Quí Đức, Nguyễn Tông Quai, Đặng Đình Tường… Ở Trung Quốc, nhà Thanh đă lên cầm quyền, muốn mở rộng ảnh hưởng ban đầu xuống phía Nam. Họ tỏ ra có nhiều thân thiện với triều đình Lê-Trịnh: Tháng 9 năm Mậu Tí (1683) nhà Thanh sai sứ sang ban cho vua Lê dòng đại tự “trung hiếu thủ bang” (có lòng trung thành hiếu kính để giữ nước). Đây là sự tri ân nhà Lê đă từ chối không cứu viện cho Ngô Tam Quế, bầy tôi phản nghịch chống nhà Thanh. Vua Thanh còn sai sứ ban lễ phẩm cho việc tế Huyền Tông và Gia Tông. Trịnh Căn đă làm được một số việc đáng chú ý:

Năm Giáp Tý (1684) hạ lệnh cho quan lại vi hành thị sát dân tình. Trong lệnh chỉ chúa Trịnh viết:

“Thương yêu dân chúng là việc đầu tiên trong chính sự. Dân chúng có người ć quan sở tại hà khắc, bọn quyền quí ức hiếp, có người vì oan ức phải phiêu tán tha hương, họ cần được vỗ về thương yêu mới phải”.

Bằng nhiều cố gắng ngoại giao, chúa Trịnh đă buộc nhà Thanh trả lại một số thôn ấp vùng biên giới. Mặc dù vậy, lợi dụng chiến tranh Trịnh-Nguyễn, vùng biên giới nước ta không được chú ý đến, quan lại trấn thủ và thổ từ bên kia biên giới xâm lấn khá nhiều đất đai. Trịnh Căn đă bắt đầu có ý thức địlại đất, nhưng chưa được bao nhiêu.

Năm Quí Dậu (1693) chúa Trịnh cũng bắt đầu chỉnh đốn lại thể văn thi ở các khoa trường và bắt đầu đặt chức quan lănh công việc ở Quốc Tử giám, làm sổ “tu tri” để quản lư mọi mặt các xă thôn trong nước.

Trịnh Căn cũng rất quan tâm đến việc chuẩn bị cho người kế nghiệp, nhưng về việc này, chúa gặp nhiều lận đận: Năm Giáp Tí (1684), Trịnh Căn phải phong cho con thứ là Bách làm tiết chế thay cho con cả là Vĩnh đă chết, Bách được quyền mở phủ đệ riêng và chuẩn bị thay thế cha. Không may, năm Đinh Măo (1687) Trịnh Bách lại chết sớm. Trịnh Căn lại phong cho Trịnh Bính là cháu nội đích tôn (con Trịnh Vĩnh). Sau 6 năm, năm Quí Mùi (1703), Trịnh Bính cũng chết, Trịnh Căn lại phải phong cho chắt nội (con cả của Trịnh Bính) là Trịnh Cương làm tiết chết An Quốc công, lúc vừa 18 tuổi. Việc truyền ngôi cho dòng đích này được các quan đại thần như Nguyễn Quí Đức và Đặng Đình Tường ủng hộ. Song cũng vì thế mà phủ chúa lại một phen lục đục. Tháng 3 năm Giáp Thân (1704), Trịnh Luân và Trịnh Phất làm phản mưu giết Tiết chế Trịnh Cương lấy lư rằng Luân và Phất là con Trịnh Bách tiết chế đă chết, có quyền nối ngôi, huống chi Cương chỉ là chắt. Sau nhờ sự mật tâu kịp thời của Nguyễn Công Cơ nên qua được, Luân và Phất bị giết. Nguyễn Công Cơ được thăng Hữu thị lang bộ Công.

Năm Kỷ Sửu (1709) Trịnh Căn mất. Chắt là Trịnh Cương lên nối ngôi. Trịnh Căn giữ phủ chúa 28 năm. Nhiều sử gia đương thời bình rằng: “Về chính trị, thưởng phạt rõ ràng, mối rường chỉnh đốn, sửa sang nhiều việc”. Dưới thời Trịnh Căn, nhiều danh sĩ, người tài ở Bắc Hà được trọng dụng. Đời tư của Trịnh Căn cũng không có gì đáng chê. Mất lúc 77 tuổi, truy tôn là Khang Vương, hiệu là Chiêu tổ.

Hy Tổ Nhân Vương Trịnh Cương (1709-1729)

Trịnh Cương là con trưởng của Tấn Quan vương Trịnh Bính, là chắt của Trịnh Căn, được chọn để nối nghiệp chúa. Sự lựa chọn này vừa theo nguyên tắc trực hệ vừa do hai đại thần có tiếng thời Lê-Trịnh là Nguyễn Quí Đức và Đặng Đình Tường tiến cử. Năm Kỷ Sửu (1709), Trịnh Căn mất, Trịnh Cương nối ngôi gia phong là Nguyễn soái tổng quốc chính An Đô vương.

Tháng 9 năm Giáp Ngọ (1714) Trịnh Cương lại được tiến phong Đại Nguyên soái tổng quốc chính Thượng sư An vương. Nhân dịp tiến phong, Trịnh Cương vào bát yết Thái miếu và chầu vua Lê ở điện Vạn Thọ. Đây là cử chỉ tỏ ra Trịnh Cương là người biết giữ mối quan hệ vua Lê chúa Trịnh, không quá mức lấn quyền như các chúa trước. Đáp lại, Lê Dụ Tông kính trọng Cương khác thường, cho tấu sớ không phải đề tên.

Thời kỳ ở chúa, Trịnh Cương rất chăm chỉ lo toan việc trị nước. Chúa trọng dụng ba đại thần rất trẻ và có tài là Lê Anh Tuấn, Nguyễn Công Cơ và Nguyễn Công Hăng. Cùng với các quan này, đặc biệt là với Nguyễn Công Hăng, Trịnh Cương bàn định và ban hành hàng loạt cải cách về thuế khoá: áp dụng phép thuế Tô Dung Điệu học của Trung Quốc, nhằm hạn chế bất công trong thuế má để lại từ trước. Sử ghi rằng có lần, nửa đêm, nghĩ đến việc cải cách, Trịnh Cương sai người đến đánh thức hai quan tể tướng là Công Hăng và Anh Tuấn mời vào phủ bàn việc. Cương ngồi đợi hai quan vào bàn việc, có lúc làm việc kéo dài đến quá trưa.

Có lần bàn về nghi thức triều phục cho các quan, quần thàn khuyên Trịnh Cương dùng áo màu vàng để tiếp kiến bầy tôi, Cương từ chôi vì cho rằng màu vàng chỉ dành cho vua, mình là chúa, dùng màu tía để phân biệt với triều quan là được.

Gia thuộc họ Trịnh đều có quân riêng, Trịnh Cương ra lệnh giải tán, chỉ giữ lại một lực lượng thống nhất do phủ chúa cai quản nhằm đề pḥng các thân thuộc đánh nhau tranh giành quyền lực. Sau đó, Trịnh Cương tổ chức lại quân ngũ của phủ chúa, đặt sáu quân doanh, lựa chọn đinh tráng từ bốn trấn và binh lính Thanh Nghệ. Mỗi doanh biên chế 800 người, bổ dụng 6 tướng chia nhau thống lĩnh. Đầu năm, 1724, Trịnh Cương được thay nhà vua tế đàn Nam Giao song không đứng vào chỗ vua Lê làm lễ. Người đương thời rất tin phục Cương.

Trịnh Cương rất chú trọng đến việc bổ dụng và làm trong sạch đội ngũ quan lại. Năm Giáp Thìn (1724), theo lời bàn của Nguyễn Công Hăng, chúa cho phép dân chúng được yết bảng góp ý kiến quan lại đại phương. Bố cáo gửi các địa phương có ghi rõ: “Những điều yết lên bảng phải xuất phát từ lẽ công bằng, cả loạt đều cùng một giọng. Người nào yết ghép theo ý riêng mình, khen chê bậy bạ sẽ bị tội”.

Một việc hiếm xảy ra trong chế độ phong kiến là tổ chức thi lại để loại trừ kẻ bất tài nhờ chạy chọt mà đỗ đạt. Năm Bính Ngọ (1726), Nguyễn Công Cơ tâu lên chúa rằng chuyện thi cử có nhiều nhũng lạm, phần lớn con em nhà quyền thế đỗ hương cống, không có thực tài, Trịnh Cương hạ lệnh cho thi lại, đánh hỏng 28 người, trong số đó có con tham tụng Lê Anh Tuấn, con Huân quận công Đặng Đình Giám, con nuôi nội giám Đỗ Bá Phẩm… Bọn này được giao xuống cho pháp đình xét hỏi và trị tội nặng. Nguyễn Công Cơ vì dám nói thẳng, được thăng chức Thiếu bảo.

Tháng 10 năm Đinh Mùi (1727) Trịnh Cương phong cho con là Trịnh Giang làm tiết chế, tước Uy quận công, mở phủ đệ riêng gọi là phủ Điện Quốc. Trịnh Cương còn tự soạn bài văn “bảo huấn” để ban dạy Trịnh Giang.

Về già, Trịnh Cương thường đi tuần du văn cảnh các nơi, cho sửa dựng nhiều chùa ở núi Độc Tôn và Tây Thiên để tiếp du ngoạn. Cổ Bi cốn là đất nổi tiếng vùng Kinh Bắc, tiếp giáp xă Như Kinh là quê mẹ của Trịnh Cương nên chúa về thăm luôn, Chúa còn cho xây phủ đệ mới tại đó, lấy tên là phủ Kim Thành và có ý định đóng phủ chúa ở đấy.

Năm Kỷ Dậu (1729) Trịnh Cương đi chơi chùa Phật Tích rồi Như Kinh, bị bệnh, chết ngay tại đó, quan quân bí mật đưa về phủ phát tang. Vị chúa có nhiều tâm huyết với công cuộc cải cách kinh tế, chính trị này mất ở tuổi 44, cầm quyền 20 năm.

Về sau, con cháu truy tôn chúa là Nhân vương, hiệu là Hi tổ.

Dụ Tổ Thuận Vương Trịnh Giang (1729-1740)

Trịnh Giang là con cả Trịnh Cương. Khi Giang còn làm Thế tử, bảo phó của Giang là Nguyễn Công Hăng đă dâng mật sớ nhận xét rằng: Giang là người ươn hèn, không thể gánh vác được ngôi chúa. Trịnh Cương khi đó đă có ý thay ngôi Thế tử, chưa dứt khoát thì Cương đột ngột mất, Trịnh giang với tư cách Thế tử lên nối ngôi chúa.

Tháng 4 năm Canh Tuất (1730), Giang tự tiến phong Nguyên soái, thống quốc chính Uy Nam vương. Sau khi lên ngôi, Trịnh Giang tôn bà nội là thái phi Trương Thị (vợ Trịnh Bính, người xă Như Kinh, huyện Gia Lâm, mẹ Trịnh Cương) làm Thái tôn Thái phi, mỗi khi truyền đạt lời của Thái tôn Thái phi thì gọi theo huý chỉ; tôn mẹ đẻ làm Thái phi (người xă Mi Thử; huyện Đường Yên); truy tôn ông ngoại là Tuấn quận công Vũ Tất Tố lên Tuấn Trạch công và đích mẫu Trịnh Thị (vợ cả của Trịnh Cương nhưng không có con, đă mất) làm Thái phu nhân, lập đền thờ ở kinh đô.

Năm Tân Hợi (1731) vì có điều tai dị (Nhật thực) chúa hạ lệnh cho bầy tôi trình bày ý kiến về chính sự. Bùi Sĩ Tiêm đưa ra 10 điều, lời lẽ rất thống thiết, tâm huyết, chỉ trích những mục nát trong bộ máy cai trị lúc bầy giờ. VÌ thế, bọn quyền thần rất ghét Tiêm. Sớ đến tay Giang, quyền thần lại nói gièm thêm, Giang giận lắm, tước bỏ hết quan tước, đuổi Sĩ Tiêm về quê. Sau một thời gian ngắn, Tiêm mất.

Trịnh Giang là người thích âm nhạc và văn chương. Năm Nhâm Tý (1732), Giang cho chế lễ nhạc dùng trong phủ đường để “làm tô điểm cho đời thái bình”. Từ đó ngày chúa ra coi chầu, phường nhạc sắp hàng ở phủ đường. Khi cả hai bên cửa phủ vừa mở thì nhạc cũng được cử lên. Các quan văn võ lạy xong thì ngừng tiếng nhạc. Khi chúa đi tuần du hoặc xuất hành việc quân thì bắn ba phát súng. Chúa đi ra ngoài thì có cờ lệnh, phường nhạc chia nhau đi trước dẫn đường.

Trịnh Giang cũng thích văn nghệ, những buổi không có triều hội, thường mời các quan văn vào thi tụng ăn yến trong lầu gác của chúa: lúc thì vui thơ ở nhà Dưỡng Chính, khi thì bình văn ở đình Bát Giác, Tây Tụng, Phượng Các. Vào dịp đó, Trịnh Giang thường cho bầy tôi xem các văn bản xưa, những bài thơ do Giang tự làm, bàn bạc nghĩa sách, bình luận nghĩa văn. Có khi còn bàn cả về cách viết lối chân lối thảo hoặc triện. Khi có hứng, chúa xướng vần rồi bảo các quan làm thơ, hoặc tìm các bức thư, các bài ký, tụng, minh, châu, chiếu, chế rồi đề vịnh cảnh vật. Ai trúng thì khen thưởng ngay trước mặt chúa và các quan. Chúa còn sai sưu tầm thơ văn, chia ra mục loại, rõ cả họ tên tác giả để dễ tra cứu. Cao Huy Trạc, Nguyễn Công Thái, Nguyễn Trác Luân, Dương Mại, Nguyễn Đức Huy, Nguyễn Kiều vì văn thơ hay, được chúa rất yêu quí! VÌ thế, nhiều nho thần được chúa khích lệ.

Sau 6 năm giữ quyền bính, năm Bính Thìn (1736) Trịnh Giang phong cho em là Doanh 17 tuổi làm Tiết chế thuỷ bộ chủ quân, chức Thái úy, tức Ân Quốc công, cho mở phủ Lượng Quốc. Mỗi tháng ba lần, Doanh thay Giang triều kiến trăm quan ở Trach Các để nghe tâu trình công việc. Giang rảnh tay lao vào ăn nhậu, chơi bời. Giang cho xây dựng rất nhiều cung quán, chùa chiền rất nguy nga và tốn kém: Chùa Hồ Thiên, hành cung Quế Trạo, Từ Dương, phủ đệ ở các làng họ ngoại như làng Tử Dương, làng Mi Thử. Nhân việc xây cất này, bộ hạ của chúa toả đi bốn phương bắt cống nộp, vì thế người làm ruộng, người đi buôn mất hết cơ nghiệp.

Xây cất xong cung quán chùa chiền, Trịnh Giang càng thích du ngoạn phong cảnh. Người bấy giờ bảo: các chùa cổ, danh sơn chỗ nào cũng có vết xe, dấu ngựa nhà chúa. Từ khi giao binh quyền cho em, Giang càng trễ nải công việc triều đình. Chúa thường đóng hành tại ở hành cung Quế Trạo (huyện Quế Dương, Hà Bắc) quê hương của nội giám Hoàng Công Phụ, thỉnh thoảng mới về kinh rồi lại tuần du phương Bắc. Hoàng Công Phụ là hoạn quan được Giang tin yêu nên càng lộng quyền. VÌ nghi ngờ lính Thanh Nghệ, không muốn dùng làm thị vệ hầu xe chúa, Công Phụ tuyển chọn lính tráng toàn là người làng đễ dễ bề kiểm soát và sai khiến. Thế là các quan không ai biết chúa ở đâu mà tìm. Gặp việc quân việc chính sự khẩn cấp không biết kêu ai vì Trịnh Doanh chỉ tạm nhiếp chính không dám quyết. Việc triều chính vì thế rối tung.

Trịnh Giang lao vào ăn chơi dâm loạn nên sức khoẻ ngày càng kém sút. Giang còn mắc tội loạn dâm với cung nữ của cha là Kỳ viên họ Đặng, sau Vũ thái phi biết chuyện, bắt éo Đặng thị phải tự tử. Một hôm, bất ngờ Trịnh Giang bị sét đánh gần chết. Từ đó mắc bệnh “Kinh quí” (chứng tâm thần bất định, hoảng hốt và hay sợ hăi). Bọn hoạn quan Hoàng Công Phụ nói dối rằng: đấy là vì dâm dục mà bị ác báo. Muốn không bị hại chỉ có cách là trốn xuống đất. Nhân đó bọn chúng đào đất, làm nhà hầm cho chúa, gọi là cung Thưởng Trì. Từ đó Trịnh giang ở hẳn dưới hầm, không hề ra ngoài. Thế là Hoàng Công Phụ càng có điều kiện để lộng quyền. Quan quân muốn trử khử lũ hoạn quan này, nên khắp các vùng dân chúng đă nổi lên: Hải Dương có Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ; Sơn Nam có Hoàng Công Chất… dân quê đeo bừa, vác cuốc đi theo rất đông, có nơi đến hàng vạn người, triều đình bất lực, không trị nổi.

Trước tình hình nguy ngập ấy, thái phi Vũ thị đă cùng triều thần bàn cách lập Trịnh Doanh lên thay Trịnh Giang để trấn an lòng người. Năm Canh Thân (1740) Trịnh Doanh thay quyền ngôi chúa, lấy hiệu là Minh Đô vương, tiến tôn Trịnh Giang làm Thái thượng vương. Như vậy Trịnh Giang cầm quyền được 10 năm (1730-1740) sau đó lánh ở cung Thưởng Trì thêm 20 năm nữa mới mất, thọ 51 tuổi, truy tôn là Thuận vương, hiệu là Dụ Tổ.

Nghị Tổ Ân Vương Trịnh Doanh (1740-1767)

Trịnh Doanh là con thứ 3 của Trịnh Cương. Giang lên cầm quyền ở phủ chúa đă lâu mà chưa có con, thấy em là Doanh có văn tài võ lược mới phong làm Khâm sai tiết chế các xứ thủy bộ chủ quân, thái úy An Quốc công, cho mở phủ đệ riêng để pḥng có người nối ngôi. VÌ không thiết gì đến chính sự từ năm Bính Thìn (1736) Giang đă trao quyền nhiếp chính cho Doanh. Quan hệ anh em Giang và Doanh đều tốt đẹp, không có gì đáng phàn nàn. Có điều là hoạn quan Hoàng Công Phụ lại ganh ghét Doanh vì Doanh sáng suốt, quả quyết, có tài văn võ và còn rất trẻ mà đă được giao quyền nhiếp chính, được lòng các quan trong ngoài. Công Phụ đă tìm cách hạn chế quyền lực của Doanh. Phụ hạ lệnh cho triều quan muốn tâu bày việc gì với Doanh, không được dùng chữ “bẩm” mà phải dùng chữ “thân” (trình). Phụ chỉ cho Doanh dùng một căn nhà nhỏ ở phía Nam phủ chúa gọi là nhà “để”.

Biết Công Phụ muốn hại mình, Doanh khôn khéo giữ kín đáo và nín nhịn. Trịnh Thái phi họ Vũ cho triệu các triều thần Nguyễn Quí Cảnh, Nguyễn Công Thái, Trịnh Đạc, Vũ Tất Thận, Nguyễn Đình Hoàn họp bàn trừ khử bè đảng Hoàng Công Phụ, và đưa Trịnh Doanh lên ngôi chúa.

Lợi dụng lúc Hoàng Công Phụ đem toàn quân bản bộ ra dẹp cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Tuyển ở ngoài, Nguyễn Quí Cảnh đem hương binh vào kinh bảo vệ phủ chúa và vào chầu vua Lê, xin ra chỉ đưa Trịnh Doanh lên ngôi chúa. Sau đó, hương binh của Quí Cảnh giết hết bè đảng của Hoàng Công Phụ. Trật tự trở lại trong phủ chúa. Trịnh Doanh khi đă cóc thực quyền trong tay liền ban hành nhiều quyết định, hợp với lòng người, được quần thần và dân chúng ủng hộ. Chính sách cai trị dưới thời Trịnh Doanh khá chắc chắn và hoàn chỉnh. Nhiều sắc chỉ quy định được ban hành dưới thời Trịnh Cương (đă bị Giang bỏ) nay được dùng lại. Doanh cũng là một viên tướng có tài cầm quân. Trong vòng 10 năm cầm quyền, Trịnh Doanh lần lượt đă đánh tan và dẹp yên các cuộc khỏi nghĩa khắp nơi. Đất nước tạm lắng nạn hỗn loạn ở bên ngoài. Song vì phải tăng cường quân ngũ đễ dẹp loạn, đặc biệt là quân Thanh Nghệ mà sau này hậu quả tai hại nảy sinh là nạn kiêu binh. Chúa sau Trịnh Doanh đă phải hứng chịu hậu quả ấy. Hơn nữa, do dẹp loạn bằng mọi giá, Trịnh Doanh mắc vào một sai lầm không thể tha thứ là đốt hết sổ sách thư từ, thu nhặt hết chuông khánh các chùa chiền để đúc binh khí.

Trịnh Doanh cũng chăm chỉ lo việc chính sự: cho đặt ống đồng ở cửa phủ để nhận thư từ dân chúng tố cáo việc làm sai trái của quan lại; định lệ các quan từ tam phẩm đến nhất phẩm, mỗi ngày lần lượt thứ tự hai người vào phủ chúa để hỏi về chính sự và mưu sách việc quân việc nước.

Năm Ất Hợi (1755), vua Lê gia phong cho Trịnh Doanh là Thượng sư Thượng phụ anh đoán văn trị võ công Minh vương. Tháng 12 năm Ất Hợi (1755), Trịnh Doanh muốn thiên đô sang Gia Lâm, bèn hạ lệnh sửa sang xây dựng cung miếu ở Cổ Bi. Tuy vậy vẫn chưa dọn sang vì Doanh vốn say mê với chính sự.

Một điều đáng chú ý là mỗi khi tuyển chọn và cất nhắc quan lại,Trịnh Doanh rất coi trọng thực tài. Chúa là người đầu tiên quy định: bất cứ ai, trước khi bộ Lại bổ dụng cất nhắc, phải dẫn vào phủ đường yết kiến để chúa trực tiếp hỏi về việc làm, ai có khả năng mới trao cho chức quyền. Chúa thưởng phạt rất công minh. Nhiều danh sĩ xuất thân khoa bảng được trọng dụng, tiêu biểu là Lê Quí Đôn, Ngô Thì Sĩ…

Lịch sử ghi nhận những năm Trịnh Doanh cầm quyền ở Bắc Hà là những năm đất nước ổn định và thịnh đạt.

Tháng giêng năm Đinh Hợi (1767), Trịnh Doanh mất, con là Trịnh Sâm nối ngôi. Hai mươi tuổi Trịnh Doanh lên nắm quyền, mất lúc 48 tuổi, ở phủ chúa 28 năm.

Thánh Tổ Thịnh Vương Trịnh Sâm (1767-1782)

Trịnh Sâm là con trưởng của Trịnh Doanh. Năm Ất Sửu (1745) Sâm được lập làm Thế tử.

Trịnh Doanh tỏ ra cẩn trọng việc nuôi dạy con, bổ dụng hai tiến sĩ danh tiếng là Dương Công Chú và Nguyễn Hoàn làm tư giảng cho Trịnh Sâm. Tháng 10 năm Mậu Dần (1758) Trịnh Doanh phong cho con là Sâm làm tiết chế thuỷ bộ chủ quân, Thái úy, Tĩnh Quốc công, mở phủ Lượng Quốc và hết thảy công việc triều chính được giao hẳn cho Sâm.

Mùa xuân năm Đinh Hợi (1767), Trịnh Doanh mất, Trịnh Sâm nối ngôi, tiến phong là Nguyên soái Tổng quốc chính, Tĩnh đô vương.

Trịnh Sâm là người cứng rắn, thông minh, quyết đoán. Từ nhỏ, Sâm đă được học đến nơi đến chốn: có đủ tài văn võ, đă xem khắp kinh sử và biết làm thơ. Lên ngôi chúa, từ kỷ cương triều nội đến chính sự cả nước, Trịnh Sâm cho sửa đổi lại vì cho rằng phép tắc các triều trước là nhỏ hẹp, nay Sâm muốn làm to rộng hơn, nên phần nhiều tự quyết đoán, không nệ thep phép cũ.

Tại triều, ngay năm đầu Sâm lên ngôi, em là Trịnh Lệ mưu giết để thoán đoạt. Lệ cũng là người sáng suốt, có cơ mưu và trí dũng. Gặp lúc cha chết, Lệ mật hẹn với Dương Trọng Khiêm và Nguyễn Huy Bá làm gia khách định ngày giết Sâm. Việc bị lộ, Phạm Huy Cơ và đồ đảng bị giết, Trịnh Lê bị tống giam.

Ngay sau khi lên ngôi chúa, Trịnh Sâm đă tìm cớ sát hại thái tử Duy Vĩ. Năm Kỷ Sửu (1769), sau hai năm lên ngôi vì ghen ghét tài năng, đức độ và địa vị của Thái tử Duy Vĩ. Sâm đă vu tội cho Thái tử, sai người bắt giữ, truất ngôi và tống giam, chết trong ngục.

Năm Canh Măo (1770), sau khi đánh tan Lê Duy Mật, buộc Duy Mật tự tử, Trịnh Sâm kiêu măn, cho mình có công lớn, bốn cơi yên ổn hơn hẳn mọi đời chúa trước, nên tự tiến phong là Đại nguyên soái tổng quốc chính, thượng sư Thượng phụ, Duệ đoán văn công võ đức Tính vương.

Năm Giáp Ngọ (1774), để khuếch trương thêm thanh thế, Sâm sai Hoàng Ngũ Phúc làm thống tướng đem quân vào Nam đánh chúa Nguyễn. Để tăng thêm thanh thế cho binh sĩ Nam chinh, tháng 10 năm đó, Sâm thân cầm quân kéo vào Thuận Hoá. Quân Trịnh chiếm được Thuận Hoá và đặt quan cai trị đất Thuận Quảng. Trong đó có Lê Quí Đôn, tác giả sách “Phủ biên tạp lục”.

Tháng 9 năm Nhâm Dần (1782), Trịnh Sâm mất, thọ 44 tuổi, 16 năm ở ngôi chúa.

Tuyên Phi Đặng Thị Huệ Và Điện Đô Vương Trịnh Cán Đặng Thị Huệ quê ở làng Phù Đổng, huyện Đông Anh, Bắc Ninh (nay là Hà Nội) là một nữ tỳ phục vụ trong phủ chúa. Trịnh Sâm sau khi đã dẹp yên các cuộc khởi nghĩa lớn, bốn phương yên ổn, kho đụn đầy đủ, dần dần sinh bụng kiêu căng, xa xỉ, phi thần thị nữ kén vào rất nhiều, mặc ý vui chơi thoả thích.

Một hôm, tiệp dư Trần Thị Vinh sai nữ tỳ Đặng Thị Huệ bưng một khay hoa đến trước mặt chúa. Thị Huệ, mắt phượng mày ngài, vẻ người rất xinh đẹp và hấp dẫn. Chúa Trịnh trông thấy đem lòng yêu mến đặc biệt. Thị Huệ ngày càng được yêu: Ả nói gì chúa cũng nghe và có việc gì chúa cũng nói với Thị Huệ. Từ đó Thị Huệ được sống xùng một nơi với chúa, y như vợ chồng nhà thường dân. Xe kiệu quần áo của Thị Huệ đều được sắm sửa như đồ dùng của chúa.

Thị Huệ ngày càng lộng hành. Hễ có chuyện không vừa ý xây xẩm mặt mày, kêu khóc thảm thiết khiến chúa rối lòng. Trịnh Sâm có ngọc dạ quang, chiến lợn phẩm của một trận đánh phương Nam, vẫn treo ở đầu khăn làm đồ trang sức. Một hôm Thị Huệ lấy tay mân mê viên ngọc. Chúa nói:

– Nhè nhẹ tay kẻo sây sát!

Thị Huệ liền ném viên ngọc xuống đất, tru tréo khóc la:

– Ngọc này chả là cái gì sất! Chẳng qua vào Quảng Nam kiếm trả chúa hạt khác là cùng. Sao chúa nỡ trọng của khinh người làm vậy?

Đoạn Thị Huệ bỏ ra ở cung khác, từ chối không gặp nữa, Trịnh Sâm phải dỗ dành mãi, Huệ mới chịu làm lành với chúa.

Để chiều lòng người đẹp, mỗi năm cứ đến tết trung thu, từ trước mấy tháng, chúa cho lấy gấm trong cung phát ra, làm hàng trăm hàng nghĩn đèn lồng, cái nào cũng tinh xảo tuyệt vời, mỗi cái giá đến mấy chục lạng vàng. Bắc cung có hồ Long Trì, rộng nửa dặm, ngát hương súng. Ven bờ hồ san sát hàng mấy trăm cây phù dung để treo đèn. Sóng, trăng dập dờn, trông xa tựa như hàng vạn ngôi sao sáng.

Nội thị từ tam phẩm trở lên, chít khăn mặc áo đàn bà, bày hàng ở mép đường bán tạp hoá cùng hoa quả, chả, nem, rượu chẳng thiếu thức gì, chồng chất như núi. Cung nhân qua lại mua bán, vừa mua vừa cướp, nào cần hỏi giá, đua nhau hát ghẹo, tiếng cười vang dậy trong ngoài.

Nửa đêm, chúa ngự kiệu đến hồ, xuống thuyền. Quan hầu và các phi tần gõ ván hò reo, đi lại rộn rịp và lênh đênh trên sóng nước. Lúc đànm khi sáo, ca hát rộn ràng khiến người ta tưởng như chơi ở cung trăng nghe nhạc thiên đình. Chúa hả hê, mãi gà gáy mới về.

Khi Huệ có thai, chúa sai người lễ bái khắp các chùa, mong sinh con thánh. Năm Đinh Dậu (1777) Huệ sinh con trai, chúa yêu dấu khác thường lấy tên của chúa thuở nhỏ đặt cho con là Cán, tỏ ra nó giống mình. Cán được một tuổi đã có tướng mạo rất khôi ngô đối đáp gãy gọn. Biết chúa cưng chiều Cán, thị Huệ âm mưu cướp ngôi Thế tử cho Cán.

Nguyên trước đó, một quý phi tên là Ngọc Hoan đã sinh con trai đặt tên là Tông. Sâm không yêu Ngọc Hoan nên không muốn lập làm Thế tử, mặc dù Trịnh Tông đã 15 tuổi. Tông rất khôi ngô nhưng chúa chẳng chú ý chăm lo dạy bảo. Việc học tập của Tông đều giao phó cho các quan. Đến tuổi, Tông được ra ở riêng, chúa cũng lờ luôn. Ngôi Thế tử chưa định nên lòng người ly tán, chia hai phe: phe Trịnh Tông, phe Trịnh Cán. Đặng Thị Huệ tìm được người có thế lực trong phủ chúa là Huy quận công Hoàng Đình Bảo. Hai người này câu kết với nhau để mưu lập Trịnh Cán lên ngôi chúa.

Thế tử Tông thấy Chúa lạnh nhạt với mình như vậy, lại biết được âm mưu của Đặng Thị Huệ và Quận Huy, bắt giam hai mẹ con Thị Huệ để giành ngôi chúa về mình. Không ngờ Trịnh Sâm lại khỏi bệnh, việc bị lộ. Thế tử Tông chịu tội giam biếm truất làm con thứ. Từ đó phe cánh của Thị Huệ ngày càng mạnh. Triều quan phần lớn hùa theo Đặng Thị Huệ.

Huệ có em trai là Đặng Mậu Lân. Lân nhờ thế chị mà được tước lộc, ỷ thế chị, làm càn. Quần áo, xe kiệu của Lân đều rập theo vua chúa. Hàng ngày Lân thường đem vài chục tay chân cầm gươm vác giáo nghênh ngang khắp kinh ấp cướp bóc, cưỡng hiếp phụ nữ giữa phố phường. Chúa biết mà làm ngơ. Thị Huệ còn hỏi con gái yêu của chúa cho em trai mình. Chúa không bằng lòng, nhưng vì nể Thị Huệ mà phải nghe theo. Thế rồi, cuộc hôn nhân đã được tiến hành nhưng Đặng Mậu Lân không được phép sống chung với công chúa. Để chiếm đoạt công chúa. Thế mà nhờ Huệ can thiệp, Lân không bị giết, chỉ phải đày đi xa.

Thị Huệ hối thúc Trịnh Sâm lập Cán lên ngôi Thế tử. Bề tôi Trịnh Sâm cũng a dua hùn vào. Sâm đã định lập Cán, nhưng mẹ Sâm là Trịnh thái phi Nguyễn Thị can ngăn nên Sâm chưa quyết. Sâm nói:

– Thà lập Cán hoặc trao ngôi chúa cho Trịnh Bồng (con Trịnh Giang – con ông bác) còn hơn lập Trịnh Tông “đứa con bất hiếu”.

Sau đó, do thúc giục của Huệ, Trịnh Sâm lập Cán làm Thế tử, dù Cán mới lên năm.

Sâm dùng Quận Huy làm thầy dạy Cán.

Sâm bị bệnh trĩ, luôn ở trong cung không bao giờ đi ra ngoài. Đặng Thị định ý xếp đặt công việc, gài tay chân giữ những cương vị then chốt trong phủ chúa. Cán là Thế tử còn nhỏ, bọn họ càng lộng quyền.

Trong dân chúng lan truyền:

Trăm quan có mắt như mờ

Để cho Huy quận vào sờ chính cung.

Năm Tân Sửu (1781), bệnh tình của Sâm nặng thêm và qua đời. Thị Huệ thông đồng với Quận Huy lập Cán lên ngôi chúa. Tuyên phi Đặng Thị Huệ thông đồng với Quận Huy lập Cán lên ngôi chúa. Tuyên phi Đặng Thị Huệ nghiễm nhiên trở thành người điều khiển triều chính giúp con. Lòng người lo sợ, từ phủ chúa ra kinh thành, thôn dã, ai cũng biết chắc hoạ loạn sẽ xảy ra.

Tháng 10 năm Tân Sửu (1781), binh lính Tam phủ nổi loạn, truất ngôi Cán, giáng xuống Cung quốc công, đập phá nhà cửa, giết Đình Bảo cùng thân thuộc phe cánh. Họ đón Trịnh Tông lên ngôi vương, phong là Nguyên soái Đoan Nam vương. Từ đó, kiêu binh ngày càng càn rỡ, không ai trị nổi. Phe cánh Đặng Thị Huệ bị truy lùng và trả thù. Huệ bị truất xuống thứ nhân, sau uống thuốc độc chết. Trịnh Cán bị giáng, ra ở phủ Lượng Quốc, ốm bệnh chết, ở ngôi được một tháng. Đoan Nam Vương Trịnh Tông(1782-1786)
Trịnh Tông còn có tên nữa là Trịnh Khải, là con trai đầu cuả Trịnh Sâm và cung tần Dương Thị Ngọc Hoan, người làng Long Phúc, huyện Thạch Hà. Chị của Ngọc Hoan vốn là cung tần của Trịnh Doanh, được Trịnh Doanh rất yêu quí. Nhờ chị mà Ngọc Hoan được kén vào làm cung tần của Trịnh Sâm (con trai Doanh). Từ ngày vào cung, nàng vẫn ngày đêm sống cô quạnh, không được chúa đoái thương như các cung tần khác. Bỗng một đêm, nàng nắm ứng mộng thất có thần cho tấm đoạn có vẽ đầu rồng. Nàng đem chuyện kể lại với quan hầu Khê Trung Hầu. Viên hoạn quan bàn với nàng đó là điềm sinh con thánh! Thế rồi hoạn quan bố trí đánh tráo nàng Ngọc Khoan yêu quí của chúa thành nàng Ngọc Hoan, để thực hiện giấc mơ sinh con thánh. Chúa biết nhưng không nỡ đuổi nàng ra. Trận mưa móc của chúa đă để lại cho nàng Ngọc Hoan niềm hạnh phúc vô bờ: một cậu con trai khôi ngô tuấn tú ra đời. VÌ có con đầu với chúa nên từ cung tần nàng được phong Quí phi. Song Trịnh Sâm không yêu Ngọc Hoan nên cũng lạnh nhạt với Trịnh Tông. Chúa cho rằng giấc mơ rồng là điềm làm vua là rồng vẽ không phải rồng thật, rồng vẽ chỉ có đầu không đuôi, nghiệp đế sẽ không bền. Hơn nữa, Trịnh Sâm vốn ác cảm với người làng Long Phúc thường gây loạn như Trịnh Cối, Trịnh Lệ đă thành tiền lệ…

Sâm mất, Huệ và Quận Huy lập Cán lên ngôi chúa thì một bề tôi của Trịnh Tông là Dự Vũ dựa vào kiêu binh nổi dậy lập Tông lên ngôi chúa. Nạn kiêu binh hoành hành khắp kinh kỳ, dân chúng ngày đêm nơm nớp lo sợ.

Tháng 6 năm Bính Ngọ (1786), đang lúc phủ chúa rối ren là thế thì nghĩa quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ với danh nghĩa “diệt Trịnh phò Lê” kéo ra Bắc Hà.

Chống cự lại rất yếu ớt, quân Trịnh tan ră, bỏ chạy. Tướng Hoàng Phùng Cơ, Nguyễn Lệ rút chạy lên phí Bắc. Trịnh Tông mặc nhung phục, ngồi voi, cầm cờ lệnh chỉ huy, quân sĩ nh́n nhau không ai nghe theo. Chúa Trịnh phải một mình bỏ chạy lên Tây Sơn. Chúa gắp được Lư Trần Quán ở xă Hạ Lôi, nhờ Quán giúp đỡ. Trần Quán nhờ người học trò là Nguyễn Trang nói dối là giúp tham tụng Bùi Huy Bích lánh nạn”. Nguyễn Trang biết đích là chúa Trịnh mà Tây Sơn đang truy lùng, liền cùng tay chân bắt Trịnh Tông nộp ngay cho quân Tây Sơn. Trần Quán biết tin chạy đến trách mắng học trò. Trang thản nhiên nói:

– “Sợ thầy không bằng sợ giặc, quí chúa không bằng quí thân mình”, xong giải Tông đi.

Trên đường giải đến quân Tây Sơn, Trịnh Tông dùng dao tự tử. Trang đem xác Tông nộp cho Tây Sơn. Nguyễn Huệ sai người khâm liệm tống táng Trịnh Tông chu đáo rồi bổ dụng Nguyễn Trang làm trấn thủ Sơn Tây, tước Tráng liệt hầu. Trần Quán lui về nhà trọ, bảo học trò: “Ta là bầy tôi mà làm lầm lỡ chúa, tội chỉ có chết mới giải tỏ được với chúa”.

Xong, sai người đào huyệt, mặc đủ mũ áo, tự nằm vào quan tài, nhờ người chôn cất.

Trịnh Tông làm chúa chưa được 4 năm thì bị chết, thọ 24 tuổi.

Án Đô Vương Trịnh Bồng (9/1786-9/1787)

Trịnh Bồng là con Trịnh Giang, bác họ của Trịnh Tông. Lúc đầu Bồng được phong làm Côn luận công. Trịnh Tông thua, Trịnh Bồng lánh nạn ở huyện Văn Giang (Hải Hưng) chiêu tập binh mă đợi thời cơ. Khi Nguyễn Huệ cùng anh là Thái Đức Nguyễn Nhạc rút về Nam, Trịnh Lệ liền đem quân qua đ ̣Thanh Trì kéo về chiếm lại phủ chúa. Đang đem, Trịnh Lệ cho nổi trống triệu tập triều quan đến bàn việc lập Lệ lên ngôi chúa. Việc hấp tấp, vội vàng đẫ không thành. Vua Lê, sau khi gắn bó với Tây Sơn không muốn chia quyền cho họ Trịnh như trước nữa. Quan hệ giữa vua Lê và Trịnh Lệ rất căng thẳng, Trịnh Lệ định mưu thoán nghịch.

Giữa lúc ấy, một số người thân cận xui Trịnh Bồng viết biểu xin về chầu vua. Trịnh Bồng bấy giỡ đă 40 tuổi, tính nết hiền từ, khoan hậu, được nhiều người mến mộ. Cuối đời Trịnh Sâm, vì việc con trưởng con thứ khó quyết, có lúc Sâm định lập Trịnh Bồng để trả lại ngôi chúa cho anh con nhà bác. VÌ thế Sâm cho Thị Huệ nuôi Trịnh Bồng để pḥng thay Cán nếu Cán mệnh mệt. Trịnh Tông lên ngôi, kiêu binh mấy lần muốn phò Côn quận công Trịnh Bồng, đă vào tận nhà để thúc ép và đón rước, Bồng đă một mực từ chối. Lúc quân Tây Sơn kéo ra, Bồng chỉ đem theo một đứa ở, một tên lính, lánh vào huyện Chương Đức, có định chuyện đi tu. Biết Trịnh Lệ làm nhiều điều ngang ngược, trái phép, một số quan tìm gặp, khuyên Trịnh Bồng về triều giúp vua. Thấy Trịnh Bồng vào triều, triều thần thep giúp, thanh thế Trịnh Bồng ngày càng lớn. Bồng chưa có ý lấn quyền vua Lê, nhưng do bộ hạ thúc giục nên đă nghe theo. Bồng đến chầu, vua muốn để Bồng trở về nhà cũ, phong làm Tiết chế thuỷ bộ chủ quân, Bình chương quân quốc trọng sự, Thái úy côn quận công, cấp 3000 tên lính, 5000 mẫu ruộng và 2000 xă dân lộc để phụng thờ họ Trịnh. Bọn Đinh Tích Nhưỡng lại muốn Trịnh Bồng làm vương tại phủ chúa đời chúa trước kia nên đă nhiều lần gan ĺ sang xin vua phong vương cho Trịnh Bồng. Ngược lại vua Lê kiên quyết từ chối. Cuối cùng do sức ép của Đinh Tích Nhưỡng – kẻ nắm binh quyền, bất đắc dĩ, vua phải y theo, phong Bồng làm Nguyên soái, tổng quốc chính, Yến Đô vương.

Trịnh Bồng nhu nhược, lười biếng, không điều khiển được công việc, do đó chính sự lọt vào tay Đinh Tích Nhưỡng. Chúng khuyên Bồng lập lại đủ lệ bộ ở phủ chúa như xưa, phủ chúa thành một triều đình riêng. Từ đó, vua và chúa lại càng mâu thuẫn. Vua Lê định cầu viện quân ngoài trấn vào kinh dẹp Trịnh, Trịnh Bồng biết, doạ giết, lập vua khác. Tình thế hết sức nguy khốn. Vua Lê buộc phải cho vời Nguyễn Hữu Chỉnh từ Nghệ An đem quân về giúp. Quân Chỉnh về Thăng Long một cách dễ dàng. Tướng lĩnh Trịnh bỏ chạy, Trịnh Bồng trốn chạy về xă Dương Xá rồi Quế Vơ ở Hà Bắc. Rồi từ Bắc Ninh, Trịnh Bồng chạy về Hải Dương, Quảng Yên, Thái Bình, nhờ thổ hào địa phương giúp đỡ quân lương mưu đánh lại Nguyễn Hữu Chỉnh, nhưng mấy lần giao chiến đều thất bại.

Về sau, Bồng chạy về viết biểu gửi vua Lê: “Kiếp này sinh ra lỗi thời, gặp lúc nước nhà lắm nạn, lạm dự vào dòng đích nhà chúa, rất lo cho việc tôn miếu xă tắc. Dâng biểu trần tình, mong được Hoàng thượng cho về triều kiến…

Nhận được biểu Trịnh Bồng, vua Lê ngậm ngùi:

– Tấm lòng thật thà của Bồng, trẫm đă lường biết, chỉ vì không khéo xử sự trong lúc gặp biến cố nên mới đến nỗi như thế. Nếu đă nghĩ lại và biết hối lỗi trẫm sẽ có cách đối đăi, chẳng những giữ được dòng dõi mà cũng không mất địa vị giàu sang. Vua Lê nói rồi sai người đi đón Trịnh Bồng thì quân Hữu Chỉnh đă đánh tan quân của Đinh Tích Nhưỡng và Phạm Tôn Lân bỏ chúa mà đi, Tích Nhưỡng trong tay không còn quân lính vũ khí gì nữa. Trịnh Bồng không còn ai giúp, phải sống lẫn lút một mình ở ven biển, tình cảnh rất điêu đứng. Trịnh Bồng lúc đó tự nhủ: “Giàu sang ở kiếp phù sinh, đều là cảnh mộng. Bởi vậy ngày xưa đă có người thề xin đời đời đừng sinh vào nhà đế vương…

Từ lúc ta ở trọ đất Chương Đức đă có ý nghĩ nương nhờ cửa phật. Bây giờ nên quay lại với Phật là hơn”.

Thế rồi Trịnh Bồng gột sạch bụi trần, tự xưng là Hải Đạt thiền sư, dạo khắp các vùng Lạng Sơn, Cao Bằng.

Bấy giờ có người học trò đất Kinh Bắc tên là Kiền, chạy loạn ở Lạng Sơn. Kiền gặp Hải Đạt thiền sư ở chùa Tam giáo, liền biết đó là chúa Trịnh, bèn bảo với bọn phiên thần ở vùng đó là Hà Quốc Kỳ và Nguyễn Khắn Trần đến gặp, đón Hải Đạt thiền sư về nhà. Họ bảo nhà sư rằng:

– Chúng tôi nối đời làm bề tôi ở chốn biên cương. Ở xa vẫn mến oai đức của triều đình, thường chỉ nghe vua Lê chúa Trịnh như ở trên trời. Nếu như thiên hạ vô sự, bọn chúng tôi làm gì được trông thấy chúa. Chẳng may nhà nước có nạn, xe chúa phải tới nơi biên ải, thần dân ai chẳng đau lòng. Lúc này chính là dịp cho kẻ trung thần nghĩa sĩ ra tài kinh luân. Họ xin được lấy danh nghĩa chúa để triệu tập binh mă quân lương đánh giặc.

Nhà sư nhắm mắt chắp tay khoan thai trả lời:

– Sư già này xuất gia theo Phật, không can dự gì đến việc đời, các ông chớ có nhận lầm, khiến lúc yên lặng, lại sinh ra bao nhiều nỗi phiền năo. Trong thiên hạ, ai là chúa, ai là vua, tu hành ở cửa thiền, làm môn đồ đức Phật Như Lai mà thôi!

Vũ Kiều vẫn quả quyết rằng đă có lần trông thấy chúa khi còn học ở kinh kỳ, không thể lầm được, rồi cố gắng thuyết phục chúa bỏ chí tu hành và mưu sự nghiệp lớn, không nên nản chí. Nhà sư khóc và nói:

– Sức ta đă hết, của không còn mă vẫn không thể giành được với trời, nên đành nín nhịn để giữ lấy mình, đây còn dám làm càn để lại lầm lẫn nữa?

Chúa đẫ nói lộ bản tướng, bị mọi người vin lấy danh nghĩa chúa mà bắt buộc phải truyền lệnh điểm quân thu lương. Bọn Kỳ và Trần đều là những kẻ tầm thường, chỉ lợi dụng danh nghĩa của chúa Trịnh để làm những điều phi pháp. Nhân dân không thể chịu được, bèn nổi lên giết Kỳ và Trần rồi đuổi chúa Trịnh đi Hữu Lũng rồi từ đó không ai gặp chúa đâu nữa.

Họ Trịnh từ Thái vương Trịnh Kiểm truyền đến Trịnh Sâm vừa được 8 đời thì xảy ra biến loạn, đúng với lời sấm đoán về đất phát tích của tổ tiên họ Trịnh: “Chẳng đế chẳng bá, quyền nghiêng thiên hạ, truyền được tám đời, trong nhà dấy vạ”. Đến Án Đô vương Trịnh Bồng thì nghiệp chúa hết. Trước sau 11 đời trải 248 năm.

1. Trịnh Kiểm 1545-1570

2. Trịnh Tùng 1570-1623

3. Trịnh Tráng 1623-1652

4. Trịnh Tạc 1653-1682

5. Trịnh Căn 1682-1709

6. Trịnh Cương 1709-1729

7. Trịnh Giang 1729-1740

8. Trịnh Doanh 1740-1767

9. Trịnh Sâm 1767-1782

10. Trịnh Tông 1782-1786

11. Trịnh Bồng 1786-1787

Bình luận
2880
× sticky