Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Các triều đại Việt Nam

Phần 11. TRIỀU HẬU TRẦN (1407-1413)

Tác giả: Quỳnh Cư

Giản Định Đế (1407-1409)

Trương Phụ bắt được cha con Hồ Quý Ly đem về Kim Lăng. Quý Ly bị giam cầm một thời gian rồi đày đi làm lính ở Quảng Tây, còn con cháu và tướng sĩ thì được tha, nhưng phải ở lại đất Trung Quốc. Vua Minh còn truyền lệnh cho Trương Phụ bắt thêm những người có tài văn võ, giỏi toán pháp, thầy đồ, thầy bói, thầy thuốc, kể cả những lực điền mặt mũi khôi ngô, gân sức khoẻ mạnh của Đại Việt đưa sang Kim Lăng, ban thưởng phẩm hàm và sử dụng họ. Như vậy, chân tướng xâm lược của vua quan nhà Minh đã được phơi bày. Chúng trương cờ “Phù Trần diệt Hồ” chỉ là một chiêu bài, một thủ đoạn xâm lược. Kết thúc màn kịch này, nhà Minh giả treo bảng gọi con cháu nhà Trần (nhằm bắt giết họ) rồi ép quan lại Đại Việt và các bô lão làm tờ khai rằng:

“Họ Trần không còn ai nữa và đất An Nam vốn là đất Giao Châu ngày trước, nay xin đặt quận huyện như cũ”.

Ngay khi đấy nhà Minh chia nước ta ra làm 17 phủ, 5 châu, bổ nhiệm quan cai trị.

Thời gian này có Giản Định Vương Trần Quỹ, con thứ của Trần Nghệ Tông chạy giặc đến vùng Yên Mô (Ninh Bình) tập hợp bộ hạ xưng là Giản Định hoàng đế dấy binh chống lại nhà Minh, khôi phục triều Trần. Nhưng vì quân Trần mới tuyển mộ chưa kinh qua trận mạc nên bị quân Minh đánh thua, phải chạy vào Nghệ An. May nhờ có Đặng Tất, quân nhà Trần cũ đã ra hàng nhà Minh đang làm tri châu ở Hoá Châu đem quân ra Nghệ An giúp sức. Rồi Nguyễn Cảnh Chân, Trần Nguyệt Hồ, những tướng giỏi, cùng đem quan theo phò Giản Định Đế. Địa bàn của vua Trần được mở rộng từ Nghệ An trở vào. Từ đây, tháng Chạp năm Mậu Tý ( 1408) Giản Định Đế hội tất cả quân Thuận Hoá, Tân Bình, Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hoá tiến đánh Đông Đô. Đến Ninh Bình, các quan thuộc và hào kiệt các nơi theo về rất đông.

Hay tin ấy, Mộc Thạnh đem 4 vạn quân từ Vân Nam sang phối hợp với quan Đô trưởng là Lữ Nghi quyết một phen sống mái. Quân Minh đến bến Bô Cô thì gặp quân Trần. Một trận đánh ác liệt đã xảy ra. Vua Giản Định tự cầm trống thúc quân, tướng sĩ triều Trần tả xung hữu đột, phá được quân Minh, chém được Lữ Nghị, đuổi Mộc Thạnh đến thành Cổ Lộng (Ý Yên, Nam Hà). Vua Giản Định muốn thừa thắng đánh tràn ra lấy Đông Quan (Đông Đô), nhưng tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh ngăn lại, muốn quân các lộ về hội đủ mới có thể đè bẹp được giặc. Vua Giản Định không cho là phải lại nghe lời gièm pha nên đem Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân giết đi. Quân Trần thấy vua giết những người có công, chán nản, nhiều người bỏ trốn, con Đặng Tất là Đặng Dung, con Nguyên Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Dị, thấy thân phụ bị giết đều bỏ vua Giản Định, đem quân về Thanh Hoá rước Trần Quý Khoáng vào La Sơn (Hà Tĩnh), tôn lên làm vua, hiệu là Trùng Quang.

Trùng Quang Đế (1409-1413)

Ngay sau khi được tôn lên làm vua, Trần Quí Khoáng sai tướng là Nguyễn Súy ra đánh, bắt được Giản Định Đế đem về Nghệ An. Quí Khoáng tôn Giản Định lên làm Thái thượng hoàng cùng lo việc khôi phục cơ nghiệp nhà Trần.

Lúc này vua Minh thấy Mộc Thạnh bại trận liền sai Trương Phụ và Vương Hữu đem đại binh sang cứu viện. Quân Trần do Thượng hoàng Giản Định đóng ở Hạ Hồng (Ninh Giang), vua Trùng Quang đóng ở Bình Than lo việc chống giặc. Trương Phụ tiến đánh, Giản Định không chống nổi, đem binh thuyền chạy đến Mỹ Lương (Nho Quan, Ninh Bình) thì bị bắt, giải về Kim Lăng. Cánh quân của vua Trùng Quang cũng bị thua phải bỏ Bình Than chạy vào Nghệ An. Trương Phụ đánh Nghệ An, Trùng Quang phải chạy vào Hoá Châu. Vua Trùng Quang sai Nguyễn Biểu ra mắt Trương Phụ xin cầu phong. Trương Phụ liền bắt Nguyễn Biểu. Nguyễn Biểu tức giận chỉ mặt Trương phụ, mắng rằng:

– Chúng bay trong bụng thì chỉ lo đường chiếm giữ, ngoài mặt lại nói thác đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp. Trước thì nói sang lập họ Trần, sau lại đặt quận huyện để cai trị, rồi tìm kế võ vét của cải, ức hiếp sinh dân. Chúng bay thật là đồ ăn cướp hung ngược.

Trương Phụ tức giận sai đem chém Nguyễn Biểu.

Năm Quí Tị (1413) khi quân Trương Phụ đến Nghệ An, cha con quan Thái phó nhà Hậu Trần là Phan Quí Hữu và Phan Quí Liên xin ra hàng, tiết lộ tất cả nội tình và nơi ẩn nấp của vua Trần. Bởi vậy Trương Phụ quyết định tiến vào Hóa Châu mặc Mộc Thạnh can ngăn.

Tháng chín năm ấy, quân Trương Phụ vào đến Thuận Hoá. Quân Trần do Đặng Dung đă vào được thuyền của Trương Phụ toan bắt sống hắn. Nhưng do không biết mặt, nên Trương Phụ kịp nhảy xuống sông, lấy thuyền con chạy thoát. Sau đấy biết quân Trần rất ít, Trương Phụ huy động lực lượng tiến đánh. Đặng Dung không chống nổi phải bỏ chạy. Từ sau trận thua ấy, vua Trùng Quang cùng các tướng Trần phải ẩn nấp trong rừng và đều bị bắt giải về Trung Quốc. Giữa đường vua Trùng Quang Trần Quí

Khoáng và tướng Đặng Dung nhảy xuống biển tự tử.

Nhà Hậu Trần tồn tại được 7 năm thì mất.

Trải qua 2 đời vua:

1. Giản Định Đế (1407-1409)

2. Trùng Quang Đế (1409-1413) Kỷ Thuộc Minh (1414-1417)

Nếu tính từ năm Bính Tuất (1407), quân Minh bắt được cha con Hồ Quý Ly giải về Kim Lăng, cho đến khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hoàn toàn thắng lợi năm Mậu Thân (1428) thì nước ta bị giặc Minh chiếm đóng trong 20 năm. Nhưng trong thực tế ách đô hộ của nhà Minh chỉ được yên ổn trong khoảng 4 năm (1414-1417). Sử gọi đó là kỷ thuộc Minh. Bởi vì sau thất bại của nhà Hồ nhân dân Đại Việt quy tụ dưới ngọn cờ của các cuộc nổi dậy đều xưng đế nên gọi đó là Hậu Trần (1407-1413). Nhưng sau các cuộc đánh dẹp bằng quân sự, tháng 4 năm Mậu Ngọ (1414). Tổng binh Trương Phụ, Mộc Thạnh và Thị Lang Binh bộ nhà Minh là Trần Hiệp bắt được Trùng Quang Đế, Nguyễn Súy, Đặng Dung giải về Bắc, trên đường đi, vua, tôi nhà Hậu Trần đã nhảy xuống biển tự tử để tỏ rõ khí phách, thì nhà Hậu Trần chấm dứt từ đây, Quốc thống thuộc về nhà Minh.

Tháng 8 năm đó (1414) Mộc Thạnh, Trương Phụ Trần Hiệp về nước, việc cai trị được trao cho viên quan văn là Hoàng Phúc. Hoàng Phúc có học vấn cao, tính tình điềm đạm, vì vậy mà hắn đã thực hiện một chính sách cai trị khéo léo, mềm mỏng nhưng vô cùng thâm độc.

Ngoài việc bóc lột về kinh tế, đàn áp bằng quân cơ như Trương Phụ, Mộc Thạnh vẫn làm, Hoàng Phúc còn dùng chính sách văn hoá để đồng hoá dân Việt. Nắm quyền cai trị được gần 1 tháng, tháng Chín năm đó (1414) Hoàng Phúc bắt các phu huyện, châu dựng văn miếu, lập đàn tế lễ hàng năm thờ xã tắc Phong Vân, Sơn Xuyên và các thần theo phong tục Trung Hoa. Hắn còn đặt ra luật cấm trai gái nước Việt cắt tóc ngắn.

Phụ nữ phải mặc quần dài áo ngắn theo phong tục phương Bắc. Cũng tháng 10 năm ấy theo lời bàn của Tham nghị Bành Đạo Tường, Hoàng Phúc đã cho mở trường học tiếng Trung Hoa và ra sức lôi kéo mua chuộc sĩ phu, thầy thuốc, tăng đạo, để phục vụ nền đô hộ.

Năm Ất Mùi (1415) Hoàng Phúc cấp lộ phí, cho người đi theo phục dịch và bắt các quan cai trị các địa phương phải đón tiếp long trọng những người Việt sang Kim Lăng phong chức tước để về nước làm việc cho chính quyền đô hộ.

Đến đầu năm Bính Thân (1416) các quan lại cao cấp Đại Việt phục vụ nhà Minh lại được đưa sang Kim Lăng để thay chứng chỉ của Tổng Binh bằng giấy vàng của Bộ tại để nhận quan chế của Thiên Triều.

Ngoài việc đào tạo và mua chuộc các quan chức, Hoàng Phúc còn thực hiện âm mưu thiêu hủy những bi ký của những người Việt từ trước để lại, một số có giá trị lớn chúng đưa về phương Bắc. Hàng năm nhà Minh còn bắt các địa phương Đại Việt phải cống nạp những nho sinh trẻ, những thợ thủ công lành nghề để đưa về Kim Lăng, hòng hủy diệt dân tộc Đại Việt.

Cũng từ chính sách này mà Hoàng Phúc đã thu nạp và đào tạo được không ít nhân tài, thấm nhuần văn hoá Trung Hoa để phục vụ chính sách cai trị của chúng.

Mặc dù vậy bọn cai trị vẫn không thể đồng hoá được nhân dân Đại Việt. Một số quan lại phản động quay lại đàn áp dân chúng, bóc lột nhân dân đến thậm tệ, nhưng cũng không ít những sĩ phu yêu nước vẫn ngấm ngầm hoạt động chống giặc, vẫn có những người nông dân tự qui tập quanh mình những người yêu nước chống giặc. Chính vì vậy mà trong thời gian giặc Minh xâm lược có rất nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra.

-Phong trào nghĩa binh “áo đỏ”. Phong trào này xuất hiện ở Thái Nguyên vào năm Canh Dần (1410). Nghĩa quân thường mặc áo đỏ và chiến đấu rất dũng cảm.

Từ Thái Nguyên phong trào “Áo đỏ” lan rất nhanh khắp vùng Việt Bắc, Tây Bắc vào đến miền núi Thanh – Nghệ (ngày nay). Những đội nghĩa binh “Áo đỏ” đã gây cho địch nhiều thiệt hại làm cho chúng không thể đặt được chính quyền trên miền núi rừng nước ta.

Và đến đầu năm Mậu Tuất (1418) Lê Lợi cùng với những người đồng chí, chính thức dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn kêu gọi mọi người hưởng ứng đánh giặc cứu nước.

Để hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1419-1420 đã có nhiều cuộc dấy binh nhỏ song điển hình có 2 cuộc nổi dậy đáng lưu ý, đó là cuộc nổi dậy do nhà sư Phạm Ngọc ở chùa Đồ Sơn cầm đầu và cuộc nổi dậy của nô tỳ và dân nghèo vùng biển Đông-Bắc khiến cho quân giặc ở đồn Bình Than, thành Xương Giang phải nhiều phen khốn đốn.

Các cuộc nổi dậy trên tuy ngắn ngủi song cũng góp phần không nhỏ cùng với khởi nghĩa Lam Sơn chấm dứt 20 năm đô hộ của giặc Minh trên đất nước ta.

Giản Định Đế (1407-1409)

Trương Phụ bắt được cha con Hồ Quý Ly đem về Kim Lăng. Quý Ly bị giam cầm một thời gian rồi đày đi làm lính ở Quảng Tây, còn con cháu và tướng sĩ thì được tha, nhưng phải ở lại đất Trung Quốc. Vua Minh còn truyền lệnh cho Trương Phụ bắt thêm những người có tài văn võ, giỏi toán pháp, thầy đồ, thầy bói, thầy thuốc, kể cả những lực điền mặt mũi khôi ngô, gân sức khoẻ mạnh của Đại Việt đưa sang Kim Lăng, ban thưởng phẩm hàm và sử dụng họ. Như vậy, chân tướng xâm lược của vua quan nhà Minh đã được phơi bày. Chúng trương cờ “Phù Trần diệt Hồ” chỉ là một chiêu bài, một thủ đoạn xâm lược. Kết thúc màn kịch này, nhà Minh giả treo bảng gọi con cháu nhà Trần (nhằm bắt giết họ) rồi ép quan lại Đại Việt và các bô lão làm tờ khai rằng:

“Họ Trần không còn ai nữa và đất An Nam vốn là đất Giao Châu ngày trước, nay xin đặt quận huyện như cũ”.

Ngay khi đấy nhà Minh chia nước ta ra làm 17 phủ, 5 châu, bổ nhiệm quan cai trị.

Thời gian này có Giản Định Vương Trần Quỹ, con thứ của Trần Nghệ Tông chạy giặc đến vùng Yên Mô (Ninh Bình) tập hợp bộ hạ xưng là Giản Định hoàng đế dấy binh chống lại nhà Minh, khôi phục triều Trần. Nhưng vì quân Trần mới tuyển mộ chưa kinh qua trận mạc nên bị quân Minh đánh thua, phải chạy vào Nghệ An. May nhờ có Đặng Tất, quân nhà Trần cũ đã ra hàng nhà Minh đang làm tri châu ở Hoá Châu đem quân ra Nghệ An giúp sức. Rồi Nguyễn Cảnh Chân, Trần Nguyệt Hồ, những tướng giỏi, cùng đem quan theo phò Giản Định Đế. Địa bàn của vua Trần được mở rộng từ Nghệ An trở vào. Từ đây, tháng Chạp năm Mậu Tý ( 1408) Giản Định Đế hội tất cả quân Thuận Hoá, Tân Bình, Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hoá tiến đánh Đông Đô. Đến Ninh Bình, các quan thuộc và hào kiệt các nơi theo về rất đông.

Hay tin ấy, Mộc Thạnh đem 4 vạn quân từ Vân Nam sang phối hợp với quan Đô trưởng là Lữ Nghi quyết một phen sống mái. Quân Minh đến bến Bô Cô thì gặp quân Trần. Một trận đánh ác liệt đã xảy ra. Vua Giản Định tự cầm trống thúc quân, tướng sĩ triều Trần tả xung hữu đột, phá được quân Minh, chém được Lữ Nghị, đuổi Mộc Thạnh đến thành Cổ Lộng (Ý Yên, Nam Hà). Vua Giản Định muốn thừa thắng đánh tràn ra lấy Đông Quan (Đông Đô), nhưng tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh ngăn lại, muốn quân các lộ về hội đủ mới có thể đè bẹp được giặc. Vua Giản Định không cho là phải lại nghe lời gièm pha nên đem Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân giết đi. Quân Trần thấy vua giết những người có công, chán nản, nhiều người bỏ trốn, con Đặng Tất là Đặng Dung, con Nguyên Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Dị, thấy thân phụ bị giết đều bỏ vua Giản Định, đem quân về Thanh Hoá rước Trần Quý Khoáng vào La Sơn (Hà Tĩnh), tôn lên làm vua, hiệu là Trùng Quang.

Trùng Quang Đế (1409-1413)

Ngay sau khi được tôn lên làm vua, Trần Quí Khoáng sai tướng là Nguyễn Súy ra đánh, bắt được Giản Định Đế đem về Nghệ An. Quí Khoáng tôn Giản Định lên làm Thái thượng hoàng cùng lo việc khôi phục cơ nghiệp nhà Trần.

Lúc này vua Minh thấy Mộc Thạnh bại trận liền sai Trương Phụ và Vương Hữu đem đại binh sang cứu viện. Quân Trần do Thượng hoàng Giản Định đóng ở Hạ Hồng (Ninh Giang), vua Trùng Quang đóng ở Bình Than lo việc chống giặc. Trương Phụ tiến đánh, Giản Định không chống nổi, đem binh thuyền chạy đến Mỹ Lương (Nho Quan, Ninh Bình) thì bị bắt, giải về Kim Lăng. Cánh quân của vua Trùng Quang cũng bị thua phải bỏ Bình Than chạy vào Nghệ An. Trương Phụ đánh Nghệ An, Trùng Quang phải chạy vào Hoá Châu. Vua Trùng Quang sai Nguyễn Biểu ra mắt Trương Phụ xin cầu phong. Trương Phụ liền bắt Nguyễn Biểu. Nguyễn Biểu tức giận chỉ mặt Trương phụ, mắng rằng:

– Chúng bay trong bụng thì chỉ lo đường chiếm giữ, ngoài mặt lại nói thác đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp. Trước thì nói sang lập họ Trần, sau lại đặt quận huyện để cai trị, rồi tìm kế võ vét của cải, ức hiếp sinh dân. Chúng bay thật là đồ ăn cướp hung ngược.

Trương Phụ tức giận sai đem chém Nguyễn Biểu.

Năm Quí Tị (1413) khi quân Trương Phụ đến Nghệ An, cha con quan Thái phó nhà Hậu Trần là Phan Quí Hữu và Phan Quí Liên xin ra hàng, tiết lộ tất cả nội tình và nơi ẩn nấp của vua Trần. Bởi vậy Trương Phụ quyết định tiến vào Hóa Châu mặc Mộc Thạnh can ngăn.

Tháng chín năm ấy, quân Trương Phụ vào đến Thuận Hoá. Quân Trần do Đặng Dung đă vào được thuyền của Trương Phụ toan bắt sống hắn. Nhưng do không biết mặt, nên Trương Phụ kịp nhảy xuống sông, lấy thuyền con chạy thoát. Sau đấy biết quân Trần rất ít, Trương Phụ huy động lực lượng tiến đánh. Đặng Dung không chống nổi phải bỏ chạy. Từ sau trận thua ấy, vua Trùng Quang cùng các tướng Trần phải ẩn nấp trong rừng và đều bị bắt giải về Trung Quốc. Giữa đường vua Trùng Quang Trần Quí

Khoáng và tướng Đặng Dung nhảy xuống biển tự tử.

Nhà Hậu Trần tồn tại được 7 năm thì mất.

Trải qua 2 đời vua:

1. Giản Định Đế (1407-1409)

2. Trùng Quang Đế (1409-1413) Kỷ Thuộc Minh (1414-1417)

Nếu tính từ năm Bính Tuất (1407), quân Minh bắt được cha con Hồ Quý Ly giải về Kim Lăng, cho đến khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hoàn toàn thắng lợi năm Mậu Thân (1428) thì nước ta bị giặc Minh chiếm đóng trong 20 năm. Nhưng trong thực tế ách đô hộ của nhà Minh chỉ được yên ổn trong khoảng 4 năm (1414-1417). Sử gọi đó là kỷ thuộc Minh. Bởi vì sau thất bại của nhà Hồ nhân dân Đại Việt quy tụ dưới ngọn cờ của các cuộc nổi dậy đều xưng đế nên gọi đó là Hậu Trần (1407-1413). Nhưng sau các cuộc đánh dẹp bằng quân sự, tháng 4 năm Mậu Ngọ (1414). Tổng binh Trương Phụ, Mộc Thạnh và Thị Lang Binh bộ nhà Minh là Trần Hiệp bắt được Trùng Quang Đế, Nguyễn Súy, Đặng Dung giải về Bắc, trên đường đi, vua, tôi nhà Hậu Trần đã nhảy xuống biển tự tử để tỏ rõ khí phách, thì nhà Hậu Trần chấm dứt từ đây, Quốc thống thuộc về nhà Minh.

Tháng 8 năm đó (1414) Mộc Thạnh, Trương Phụ Trần Hiệp về nước, việc cai trị được trao cho viên quan văn là Hoàng Phúc. Hoàng Phúc có học vấn cao, tính tình điềm đạm, vì vậy mà hắn đã thực hiện một chính sách cai trị khéo léo, mềm mỏng nhưng vô cùng thâm độc.

Ngoài việc bóc lột về kinh tế, đàn áp bằng quân cơ như Trương Phụ, Mộc Thạnh vẫn làm, Hoàng Phúc còn dùng chính sách văn hoá để đồng hoá dân Việt. Nắm quyền cai trị được gần 1 tháng, tháng Chín năm đó (1414) Hoàng Phúc bắt các phu huyện, châu dựng văn miếu, lập đàn tế lễ hàng năm thờ xã tắc Phong Vân, Sơn Xuyên và các thần theo phong tục Trung Hoa. Hắn còn đặt ra luật cấm trai gái nước Việt cắt tóc ngắn.

Phụ nữ phải mặc quần dài áo ngắn theo phong tục phương Bắc. Cũng tháng 10 năm ấy theo lời bàn của Tham nghị Bành Đạo Tường, Hoàng Phúc đã cho mở trường học tiếng Trung Hoa và ra sức lôi kéo mua chuộc sĩ phu, thầy thuốc, tăng đạo, để phục vụ nền đô hộ.

Năm Ất Mùi (1415) Hoàng Phúc cấp lộ phí, cho người đi theo phục dịch và bắt các quan cai trị các địa phương phải đón tiếp long trọng những người Việt sang Kim Lăng phong chức tước để về nước làm việc cho chính quyền đô hộ.

Đến đầu năm Bính Thân (1416) các quan lại cao cấp Đại Việt phục vụ nhà Minh lại được đưa sang Kim Lăng để thay chứng chỉ của Tổng Binh bằng giấy vàng của Bộ tại để nhận quan chế của Thiên Triều.

Ngoài việc đào tạo và mua chuộc các quan chức, Hoàng Phúc còn thực hiện âm mưu thiêu hủy những bi ký của những người Việt từ trước để lại, một số có giá trị lớn chúng đưa về phương Bắc. Hàng năm nhà Minh còn bắt các địa phương Đại Việt phải cống nạp những nho sinh trẻ, những thợ thủ công lành nghề để đưa về Kim Lăng, hòng hủy diệt dân tộc Đại Việt.

Cũng từ chính sách này mà Hoàng Phúc đã thu nạp và đào tạo được không ít nhân tài, thấm nhuần văn hoá Trung Hoa để phục vụ chính sách cai trị của chúng.

Mặc dù vậy bọn cai trị vẫn không thể đồng hoá được nhân dân Đại Việt. Một số quan lại phản động quay lại đàn áp dân chúng, bóc lột nhân dân đến thậm tệ, nhưng cũng không ít những sĩ phu yêu nước vẫn ngấm ngầm hoạt động chống giặc, vẫn có những người nông dân tự qui tập quanh mình những người yêu nước chống giặc. Chính vì vậy mà trong thời gian giặc Minh xâm lược có rất nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra.

-Phong trào nghĩa binh “áo đỏ”. Phong trào này xuất hiện ở Thái Nguyên vào năm Canh Dần (1410). Nghĩa quân thường mặc áo đỏ và chiến đấu rất dũng cảm.

Từ Thái Nguyên phong trào “Áo đỏ” lan rất nhanh khắp vùng Việt Bắc, Tây Bắc vào đến miền núi Thanh – Nghệ (ngày nay). Những đội nghĩa binh “Áo đỏ” đã gây cho địch nhiều thiệt hại làm cho chúng không thể đặt được chính quyền trên miền núi rừng nước ta.

Và đến đầu năm Mậu Tuất (1418) Lê Lợi cùng với những người đồng chí, chính thức dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn kêu gọi mọi người hưởng ứng đánh giặc cứu nước.

Để hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1419-1420 đã có nhiều cuộc dấy binh nhỏ song điển hình có 2 cuộc nổi dậy đáng lưu ý, đó là cuộc nổi dậy do nhà sư Phạm Ngọc ở chùa Đồ Sơn cầm đầu và cuộc nổi dậy của nô tỳ và dân nghèo vùng biển Đông-Bắc khiến cho quân giặc ở đồn Bình Than, thành Xương Giang phải nhiều phen khốn đốn.

Các cuộc nổi dậy trên tuy ngắn ngủi song cũng góp phần không nhỏ cùng với khởi nghĩa Lam Sơn chấm dứt 20 năm đô hộ của giặc Minh trên đất nước ta.

Bình luận