Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Các triều đại Việt Nam

Phần 8. TRIỀU LÝ (1010-1225) SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐỘC LẬP

Tác giả: Quỳnh Cư

Lý Thái Tổ (1010-1028)

Người khởi dựng triều Lý là Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp, (Từ Sơn, Hà Bắc). Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất (974), là con nuôi của thiền sư Lý Khánh Văn từ năm 3 tuổi và truyền thuyết vẫn cho rằng ông là con của Vạn Hạnh, anh ruột Khánh Văn.

Cũng theo truyền thuyết, ông thân sinh ra Lý Công Uẩn nhà nghèo đi làm ruộng thuê ở chùa Tiên Sơn (An Phong, Bắc Ninh) phải lòng một tiểu nữ rồi làm nàng có mang. Nhà sư thấy thế đuổi đi nơi khác. Hai vợ chồng dẫn nhau đến khu rừng Báng mệt mỏi, dừng lại nghỉ. Chồng khát nước, đến chỗ giếng nước giữa rừng uống, chẳng may sảy chân chết đuối. Vợ chờ lâu không thấy, đến xem thì đất đă đùn lấp giếng. Người phụ nữ bất hạnh than khóc một hồi rồi xin vào ngủ nhờ ở chùa Ứng Tâm gần đấy. Sư trụ Trì chùa Ứng Tâm đêm trước năm mơ thấy Long thần báo mộng rằng: “Ngày mai dọn chùa cho sạch có hoàng đế đến”. Tỉnh dậy, nhà sư sai chú tiểu quét dọn sạch sẽ, túc trực từ sáng đến chiều chỉ thấy một người đàn bà có mang xin ngủ nhờ. Được vài tháng bỗng có chuyện lạ: Một đêm khu tam quan của chùa sáng rực hẳn lên, hương thơm ngào ngạt lan toả. Nhà sư cùng bà hộ chùa ra xem thì thấy người đàn bà ấy đă sinh một con trai, hai bàn tay có bốn chữ son “sơn hà xă tắc”. Sau đó, trời bỗng nổi trận mưa to gió lớn, mẹ chú bé chết ngay khi sinh con và chú bé được nhà sư nuôi nấng. Khi 8, 9 tuổi nhà sư cho chú bé theo học sư Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn. Chú bé đó là Lý Công Uẩn.

Công Uẩn lớn lên tỏ rõ có chí lớn khác thường. Ông đến Hoa Lư làm quan nhà Tiền Lê đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Khi vua Thiếu Đế bị giết, ông ôm thây vua khóc. Vua Ngoạ Triều khen là trung, cử ông làm Tư tướng quân chế chỉ huy sứ, thống lĩnh hết quân túc vệ.

Theo truyền thuyết, làng Cổ Pháp hồi ấy có cây gạo cổ thụ bị sét đánh tước lần vỏ ngoài lộ ra mấy câu sấm. Sư Vạn Hạnh xem câu sấm ấy biết điềm nhà Lê đổ nhà Lý sắp lên bèn bảo Công Uẩn rằng:

– Mới rồi tôi thấy lời phù sấm kỳ dị, biết rằng họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều nhưng không ai bằng ông là người khoan từ nhân thứ, được lòng dân chúng mà binh quyền nắm trong tay. Người đứng đầu muôn dân chẳng phải ông thì còn ai?

Sợ câu nói ấy tiết lộ, Lý Công Uẩn phải nhờ người đem dấu Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn.

Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn đă ngoài 35 tuổi. Vua kế tự Long Đĩnh còn nhỏ, Lý Công Uẩn chỉ huy quân túc vệ trong chốn cung cấm. Bấy giờ lòng người đă oán giận nhà tiền Lê nên quan Chi hậu là Đào Cam Mộc cùng các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế tức vua Thái Tổ nhà Lý. Vua Thái Tổ thấy Hoa Lư hẹp bèn dời đô về La Thành. Tháng 7 năm Thuận Thiên nguyên niên (1010) vua khởi sự rời đô. Khi ra đến La Thành, Thái Tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên liền đổi Đại La thành Thăng Long thành (tức Hà Nội bây giờ), đổi Hoa Lư thành phủ Tràng An và Cổ Pháp thành phủ Thiên Đức. Vua Thái Tổ chỉnh đốn việc cai trị, chia nước làm 24 lộ, gọi Hoan Châu và Ái Châu là trại.

Vốn thông minh bẩm sinh, lại được nhập thân văn hoá ở một vùng đất văn minh, văn hiến, là con đẻ, con nuôi của những vị cao tăng xuất chúng, Lý Công Uẩn thực sự là người con ưu tú của dân tộc. Ông đă cùng triều Lý làm rạng danh nước Đại Việt, viết nên những trang sử oanh liệt dựng nước và giữ nước.

Chùa Ứng Tâm nơi ông sinh ra bây giờ có tên là chùa Dặn.

Ngôi huyệt chỗ giếng nước ở rừng Báng năm xưa, những g ở xung quanh trông giống như hoa sen nở 8 cánh nên nhà Lý truyền ngôi được 8 đời.

Vua Lý Thái Tổ trị vì 19 năm thì mất, thọ 55 tuổi.

Lý Thái Tông (1028-1054)

Vua Lý Thái Tổ sinh 5 hoàng tử: Thái Tông Phật Mă, Dực Thánh vương, Khai Quốc Bồ, Đông Chính Vương Lực, Vơ Đức Vương Hoảng. Phật Mă được phong làm Thái tử.

Vua Thái Tổ vừa mất chưa làm lễ tế táng, các hoàng tử Vơ Đức Vương, Dực Thánh Vương và Đông Chính Vương đă đem quân đến vây thành để tranh ngôi của thái tử. Tướng Lý Nhân Nghĩa xin thái tử đem quân ra chống cự. Khi quân của thái tử và quân của các vương giáp trận, võ vệ tướng quân Lê Phụng Hiểu tuốt gươm chỉ vào Vơ Vương:

– Các người ḍm ngó ngôi cao, khinh rẻ tự quân, trên quên ơn tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vậy Phụng Hiểu xin dâng nhát gươm này.

Dứt lời, Phụng Hiểu xông đến chém chết Vơ Đức Vương. Thấy vậy, Dực Thánh Vương và Đông Chính Vương bỏ chạy. Thái tử Phật Mă lên ngôi, tức là vua Lý Thái Tông. Dực Thánh Vương và Đông Chính Vương xin về chịu tội, được vua Thái Tông tha tội và phục lại chức cũ.

Ngầm răn đe sự phản nghịch ấy, vua Thái Tông chủ trương: hàng năm, các quan phải đến Đồng Cổ (Yên Thái, Hà Nội) làm lễ đọc lời thề: “Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, ai bất hiếu bất trung, xin quỷ thần làm tội”.

Các quan ai trốn không đến thì phạt 50 trượng. Vốn là người có đức rộng, tài cao nên trong nghiệp trị nước, Thái Tông luôn dạy dân tôn trọng phép nước, định rõ các bậc hình phạt, đối với các tội nhẹ, cho được lấy tiền chuộc tội. Hễ năm nào đói kém, hoặc đi đánh giặc về, vua đều giảm thuế cho dân. Ở trong cung, vua định rõ số hậu phi và cung nữ: Ví như: hậu và phi: 13 người, ngự nữ: 18 người, nhạc kĩ: 100 người. Tất cả các cung nữ đều phải học nghề thêu, dệt gấm vóc, khuyến khích triều thần dùng chế phẩm của họ. Cũng trong thời gian này, vua Thái Tông đă cho xây dựng

Thời ấy giặc giă còn nhiều nên vua thường phải thân trinh đi trận mạc. Năm Mậu Dần (1038) có Nùng Tốn Phúc ở châu Quảng Nguyên (Lạng Sơn) làm phản, tự xưng là Chiêu Thánh hoàng đế, lập A Nùng làm hoàng hậu, đặt quốc hiệu là Trường Sinh rồi đem quân đi đánh phá các nơi. Năm sau, vua Thái Tông thân đi đánh được Nùng Tốn Phúc và con lag Nùng Trí Thông đem về kinh xử tội. Còn A Nùng và con là Nùng Trí Cao chạy thoát.

Năm Tận Tị (1041) Nùng Trí Cao cùng với mẹ về lấy được châu Thảng Do (gần châu Quảng Nguyên) lập ra nước Đại Lịch. Thái Tông sai tướng lên đánh bắt được Nùng Trí Cao. Vua thương tình tha tội chết và cho làm Quảng Nguyên mục và gia phong cho tước Thái Bảo. Nhưng năm Mậu Tí (1048) Nùng Trí Cao lại xưng là Nhân Huệ hoàng đế, quốc hiệu là Đại Nam chống lại triều đình. Vua sai tướng Quách Thịnh Dật lên đánh. Nùng Trí Cao đem quân sang đánh chiếm Ung Châu rồi lần lượt 8 châu khác thuộc Quảng Đông, Quảng Tây của nhà Tống. Vua Tống toan nhờ vua Đại Việt sang đánh giúp. Nhưng tướng Tống là Địch Thanh can rằng:

– Có một Nùng Trí Cao mà đất Lưỡng Quảng không chế được, lại phải nhờ quân ngoại quốc vào đánh giúp. Nếu có ai nhân đó mà nổi loạn, thì làm thế nào?

Vua Tống nghe lời bèn cử Địch Thanh cùng nhiều tướng giỏi đi đánh Nùng Trí Cao.

Nhưng đánh măi không được. Chỉ đến khi người Đại Lư lừa bắt Nùng Trí Cao chém lấy đầu đem nộp nhà Tống, giặc Nùng mới tan.

Vua Thái Tông trị vì được 27 năm, đến năm Giáp Ngọ (1054) thì mất, thọ 55 tuổi.

Lý Thánh Tông (1054-1072)

Vua Lý Thái Tông có 2 con trai là thái tử Thánh Tông Nhật Tôn và hoàng tử Nhật Trung.

Vua Lý Thánh Tông cũng giống các vua Lý đời trước, tuy đóng đô ở Thăng Long nhưng tình cảm thường gắn bó với đồng ruộng và thương dân. VÌ vậy, đến mùa xuân vua thường về phủ Thiên Đức xem hội hè, lễ Phật, xem cấy lúa, đánh cá, mùa hè xem gặt hái, nghỉ mát và tu dưỡng.

Chuyện xưa kể rằng: một đêm Hoàng hậu Mai Thị mơ thấy mặt trăng vào bụng, nhân đấy có mang. Ngày 25 tháng 2 năm Thuận Thiên thư 14 (1023) Hoàng hậu sinh vua ở cung Long Đức. 5 năm sau, Thánh Tông được lập làm Thái tử: Lớn lên, Thánh Tông thông kinh truyện, rành âm luật, sở trường về võ lực, tỏ rõ là một người thông minh xuất chúng. Trước khi lên làm vua, Thánh Tông ở cung Long Đức 27 năm. Cung xây ở ngoại thành, nên ở đấy, vua dễ dàng thấu hiểu các việc trong dân gian, biết được nỗi đau, vất vả của dân, hiểu được cảnh đói rét, nỗi oan uổng, sự bất công ở các miền thôn dă. Chính vì vậy, vị vua có đầu óc tự cường, tự lập, người đặt quốc hiệu là Đại Việt, có hoài băo xây dựng một quốc gia hùng mạnh, có danh ngang với “nước thiên tử” ấy cũng là vị vua tự coi mình là cha mẹ dân và hết lòng thương dân. Một lần ngự ở điện Thiên Khánh để xử kiện, con gái vua là công chúa Động Tiên đứng hầu ở bên cạnh. Phạm nhân là một chàng trai trẻ, phạm tội chỉ vì không hiểu luật. Nhà vua gọi chúa ngục lại, chỉ vào con gái mình mà nói:

– Ta yêu con ta cũng như các bậc cha mẹ trong thiên hạ yêu con cái họ. Trăm họ không hay biết nên tự phạm vào luật pháp, ta rất thương xót. Từ nay, các tội bất kỳ nặng nhẹ cần răn dạy kỹ lưỡng và nhất nhất đều phải khoan giảm. Và nhà vua đă tha bổng cho người con trai nọ.

Lần khác gặp ngày trời rất lạnh, nghĩ đến dân, vua chạnh lòng với tả hữu:

– Ta ở trong thâm cung, sưởi ḷ than, mặc áo hồ cừu mà khí lạnh còn thế này huống hồ những kẻ bị giam trong ngục thất, xiềng xích khổ đau, ngay gian chưa định, bụng không cơm no, thân không áo ấm, một khi gặp cơn gió lạnh thổi há chẳng bị chết rét ư? Ta rất dỗi thương xót.

Nói rồi vua sai tả hữu đem chăn chiên trong kho ban cho tù nhân và mỗi ngày phát cho tù nhân ăn hai bữa cơm. Và vua xuống chiếu miễn cho cả nước một nửa số thuế năm đó.

Vua Lý Thánh Tông thương dân như thế nên trăm họ đều yêu mến, nước ít giặc giă. VÌ muốn khai hoá cho dân, vua lập Văn Miếu, làm tượng Chu Công, Khổng Tử và 72 vị tiên hiền để thờ.

Ngoài việc thực hiện nền chính trị nhân đạo thân dân, vua Lý Thánh Tông còn là người để tâm đến đạo Phật. Vua cho xây cất nhiều chùa chiền và là người sáng lập phái Phật giáo Thảo Đường. Lý luận của Thảo Đường thoả măn sự địhỏi của vua muốn phát triển ý thức dân tộc, muốn độc lập, tự cường, chống sự xâm lăng của Bắc Tống, hoà hợp với Khổng học tạo nên sự thống nhất giữa ý chí và hành động của giới tu hành, thứ dân, nhằm xây dựng một nước Đại Việt hùng mạnh. Khác với các triều đại trước, Lý Thánh Tông đem đạo vào đời, mà cuộc đời ấy, theo nhà vua, phải lấy việc phụng sự dân tộc, lấy sự đồng tâm nhất trí làm mục đích để tập trung vào hành động thiết thực, cứu thế bằng đức tin. Vua đă tìm thấy trong Phật học triết lư sinh thành dưỡng dục theo nghĩa dài lâu nối tiếp, là phương tiện dạy cho dân hiểu mình là ai, lấy ý chí tự cường để thắng số mệnh, phụng sự cho sự phồn vinh bền vững của quốc gia. Cũng do vậy, dân chúng Đại Việt tìm thấy nguồn cảm hứng vừa sâu rộng vừa cao siêu của mình ở tình yêu hiện thực và đại đồng Phật giáo, ở lòng từ bi bác ái cứu khổ cứu nạn cứu vớt chúng sinh. Nhân dân đến với đạo không phải vì chán ngán cuộc đời mà vì muốn sống cuộc đời cao cả là đời sống tâm linh. Những nhà tu hành đời Lý không phải là những người chán đời đi ở ẩn mà là những người xuất thế để nhập thế, những người có học vấn muốn giúp đời và giúp người. VÌ vậy, đời Lý người tu hành xuất hiện khắp nơi. Chùa và đình thất mọc lên khắp nước. Kiến trúc chùa chiền thời ấy rất giản dị, dịu mát ẩn dưới bóng đa linh thiêng và tôn kính.

Binh pháp thời Lý Thánh Tông có tiếng là giỏi. Nhà Tống đă phải dụng tâm học cách tổ chức, phiên chế quân đội của ta.

Năm Nhâm Tí (1072) vua Lý Thánh Tông chết đột ngột, trị vì được 17 năm, thọ 50 tuổi.

Lý Nhân Tông (1072-1127)

Vua Lý Thánh Tông chỉ sinh được Thái tử Càn Đức, con Nguyễn phi Ỷ Lan. Thánh Tông mất, Càn Đức mới 7 tuổi lên nối ngôi lấy hiệu là Lý Nhân Tông.

Vua Nhân Tông còn nhỏ nhưng nhờ có Thái phi Ỷ Lan làm nhiếp chính, lại thêm Thái sư Lý Đạo Thành và Phụ quốc thái úy Lý Thường Kiệt, những khối óc lớn thời ấy giúp sức, nên nước Đại Việt trở nên hùng mạnh.

Đối nội, vua Nhân Tông đă cho đắp đê Cơ Xá, khởi đầu việc đắp đê ngăn lũ ở nước ta, nhằm giữ cho kinh thành khỏi lụt ngập.

Năm Ất Măo (1075) vua mở khoa thi tam trường, còn gọi là Minh kinh bác học để chọn người có tài văn học vào làm quan. Khoa thi ấy là khoa thi đầu tiên ở nước ta chọn 10 người, thủ khoa là Lê Văn Thịnh. Về sau, Lê Văn Thịnh làm đến chức Thái sư (tể tướng), tỏ rõ là người có tài năng xuất chúng. Cuối đời, vua nghi ngờ Lê Văn Thịnh làm phản, Thịnh b́đày lên Thao Giang (Tam Nông, Vĩnh Phú) và đă chết oan tại đó.

Năm Bính Thìn (1076), vua cho lập – trường đại học đầu tiên ở nước ta, chọn những nhà khoa bảng tài giỏi vào dạy. Đến năm Bính Dần (1086) mở khoa thi chọn người có tài văn học vào Hàn lâm viện. Khoa ấy có Mạc Hiển Tích đỗ đầu, được bổ Hàn lâm học sĩ.

Năm Kỷ Tị (1089) vua Nhân Tông định quan chế, chia văn võ làm 9 phẩm. Quan đại thần có Thái sư, Thái phó, Thái úy và Thiếu sư, Thiếu úy. Ở dưới những bậc ấy, về văn ban có Thượng thư, tả hữu Tham trị, tả hữu Gián nghị đại phu, Trung thư thị lang, Bộ thị lang. Về võ ban có Đô Thống, Nguyên Súy, Tổng quản khu mật sứ, Khu mật tả hữu sứ, Kim ngô thượng tướng, Đại tướng, Đô tướng, Chư vệ tướng quân v.v..

Ở các châu quận, văn thì có Tri phủ, Tri châu; võ thì có Chư lộ trấn, lộ quan.

Năm Đinh Tị (1077), khi Tống triều cử Quách Quỳ, Triệu Tiết đem đại binh sang xâm lược, với toàn quyền điều khiển. Triều đình Hoàng Thái hậu Ỷ Lan và Phụ quốc thái úy Lý Thường Kiệt đă huy động được cả dân tộc vào trận, tạo cho thế nước ở đỉnh cao ngàn trượng đè bẹp quân thù.

Nước Đại Việt đă ra khỏi cuộc chiến tranh với hào quang chiến thắng quanh vương miện để bước nhanh trên con đường cường thịnh, văn hiến.

Vua Lý Nhân Tông làm vua đến năm Đinh Mùi (1127) thì mất, trị vì được 56 năm, thọ 63 tuổi.

Lý Thần Tông (1128-1138)

Vua Lý Nhân Tông không có con trai, lập con của hoàng đế Sùng Hiền hầu Dương Hoán lên làm thái tử, nay kế vị ngôi hoàng đế tức là vua Thần Tông.

Thần Tông vừa lên ngôi liền đại xá cho các tù phạm và trả lại ruộng đất tịch thu của quan dân ngày trước. Vua thực hiện chính sách ngụ binh cư nông, cho binh lính đổi phiên cứ lần lượt 6 tháng một lược về làm ruộng. Do vậy, sản xuất nông nghiệp phát triển. Dân no đủ nên giặc giă cũng ít. Thần Tông làm vua được 10 năm, thọ 23 tuổi.

Lý Anh Tông (1138-1175)

Vua Lý Thần Tông có 2 con trai là Thiên Lộc và Thiên Tộ. Thần Tông mất, triều đình tôn thái tử Thiên Tộ lên làm vua, hiệu là Anh Tông.

Lý Anh Tông kế vị ngôi vua mới có 3 tuổi. Bởi vậy, thái hậu Lê Thị cầm quyền nhiếp chính. Lê Thái hậu lại tư thông với Đỗ Anh Vũ, cho nên mọi việc lớn nhỏ trong triều đều nằm trong tay vị đại thần họ Đỗ này cả. Đỗ Anh Vũ được thể ra vào cung cấm, kiêu ngạo, coi thường các đình thần. Thấy Anh Vũ lộng quyền, các quan Vũ Đài, Nguyễn Dượng, Nguyễn Quốc và Dương Tự Minh bàn mưu trừ khử. Việc bại lộ, tất cả bị Anh Vũ giết hại. May thay triều đình lúc đó có nhiều tôi giỏi như Tô Hiến Thành, Hoàng Nghĩa Hiền, Lý Công Tín nên tham vọng của Đỗ Anh Vũ đă bị chặn lại. Tô Hiến Thành chẳng những giúp vua đánh Đông dẹp Bắc, giữ cho nước được yên mà còn luyện tập quân lính, kén chọn những người tài giỏi cho làm tướng, coi quân trị dân. Bởi vậy, nước Đại Việt hồi ấy trở nên hùng mạnh.

Năm Tân Măo và năm Nhâm Thìn (1171-1172) vua dầy công đi qua những vùng núi non hiểm trở, quan sát sinh hoạt của dân rồi sai quan làm tập bản đồ nước Đại Việt.

Khi biết mình sức đă yếu, vua phong cho Tô Hiến Thành làm Thái phó Bình chương quân quốc trọng sự và gia phong tước vương, đồng thời uỷ thác thái tử là Long Cán cho Tô Hiến Thành giúp dạy.

Anh Tông mất, trị vì được 37 năm, thọ 40 tuổi.

Lý Cao Tông (1176-1210)

Vua Anh Tông mất, thái tử Long Cán chưa đầy 3 tuổi. Bà Chiêu Linh thái hậu muốn lập con cả của mình tên là Long Xưởng lên làm vua bèn đem vàng bạc đút lót cho vợ Tô Hiến Thành. Nhưng Tô Hiến Thành nhất định không nghe cứ theo di chiếu lập Long Cán, tức vua Lý Cao Tông.

Phò tá được Cao Tông làm vua nhưng vì tuổi già, Tô Hiến Thành luôn đau yếu. Thương ông, có quan Tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ nâng giấc. Đến khi bà Đỗ Thái Hậu (mẹ Cao Tông) đến thăm, hỏi:

– Ông đau yếu nếu có mệnh hệ nào, ai thay được ông? Tô Hiến Thành tâu:

– Đă có quan Gián nghị đại phu Trần Trung Tá.

Thái hậu ngạc nhiên:

– Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không cử ông ta? Tô Hiến Thành đáp:

– Tâu Hoàng Thái hậu! Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ thì xin cử Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước tôi xin cử Trần Trung Tá.

Mặc dù người đương thời ví Tô Hiến Thành như Gia Cát Lượng đời Tam Quốc bên Tàu nhưng khi ông mất rồi, triều đình không theo lời ông dặn, cứ cử Đỗ Yến Di làm phụ chính và Lý Kính Tu làm đế sư. Triều đình bắt đầu suy.

Đến khi Cao Tông lớn lên, trực tiếp cầm quyền trị nước thì lại ham mê săn bắn, võ vét của dân xây nhiều cung điện, bắt trăm họ phải phục dịch khổ sở, nên trộm cướp nổi lên như ong.

Năm Bính Thìn (1208) ở Nghệ An có Phạm Du làm phản chiêu nạp bọn côn đồ đi cướp phá của dân. Vua Cao Tông sai quan Phụng ngự là Phạm Bỉnh Di đi dẹp. Bỉnh Di đem quân đánh được Phạm Du, tịch biên gia sản, đốt phá nhà cửa của hắn. Phạm Du cho người về kinh lấy vàng đút lót các quan trong triều rồi vu cho Bỉnh Di làm việc hung bạo, giết hại người vô tội. Triều đình cho Phạm Du vào triều kêu oan. Nghe lời Phạm Du, vua Cao Tông triệu Bỉnh Di hồi triều rồi bắt giam ngay. Hay tin, một bộ tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc đem quân phá cửa thành vào cứu Bỉnh Di. Thấy biến Cao Tông vội cho giết Bỉnh Di rồi đem gia quyến chạy lên vùng Tam Nông (Phú Thọ). Thái tử Sảm thì chạy về Hải Ấp (làng Lưu Xá, Hưng Hà, Thái Bình). Quách Bốc đem xác Bỉnh Di mai táng rồi vào điện tôn hoàng tử Thẩm lên làm vua.

Thái tử Sảm chạy về Hải Ấp vào ở nhà Trần Lư, làm nghề đánh cá. Thấy con gái Trần Lư là Trần Thị Dung khoẻ mạnh, xinh đẹp bèn lấy làm vợ và phong cho Trần Lư tước Minh Tự, Tô Trung Tự, cậu Trần Thị Dung chức Điện tiền chỉ huy sứ.

Anh em họ Trần mộ quân giúp thái tử Sảm khôi phục kinh thành rồi lên vùng Tam Nông rước Cao Tông về cung. Cao Tông về kinh được 1 năm thì mất (1210) trị vì được 35 năm, thọ 38 tuổi.

Lý Huệ Tông (1211-1225)

Thái tử Sảm lên nối ngôi lấy hiệu là Huệ Tông rồi sai quan quân đi đón Trần Thị Dung về phong làm Nguyên phi. Lúc ấy Trần Lư đă bị quân cướp giết, con thứ là Trần Tự Khánh nắm binh quyền. Huệ Tông bèn phong cho Tự Khánh làm Chương Tín hầu và Tô Trung Tự làm Thái úy Thuận Lưu bá.

Vốn không ưa Nguyên phi Trần Thị Dung, lại thấy họ Trần nắm giữ binh quyền, Đàm thái hậu, mẹ vua Huệ Tông ra mặt hắt hủi Thị Dung. Trần Tự Khánh thấy em mình bị đối xử tệ bạc, liền đem quân về kinh sư nói rằng xin vua rước đi. Lý Huệ Tông nghi Tự Khánh phản nghịch, giáng Trần Thị Dung xuống làm ngự nữ. Tự Khánh thấy vậy, thân đến quân môn xin lỗi và vẫn xin rước đi. Huệ Tông càng nghi, vội cùng với Đàm thái hậu chạy lên Lạng Châu (Lạng Sơn). Tự Khánh lại phát binh đi rước về, Huệ Tông sợ hăi, rước Thái hậu về Bình Hợp. Đàm thái hậu cho rằng họ Trần muốn làm phản thường chỉ mặt Trần Thị Dung xỉ vả và xui Huệ Tông bỏ Dung. Nhưng mê đắm Thị Dung xinh đẹp bội phần, vua không nghe. Đàm thái hậu mấy lần bỏ thuốc độc toan giết Thị Dung, nhưng vua đều cản được. Thường đến bữa ăn, vua ăn một nửa, một nửa dành cho người đẹp và ngày đêm giữ luôn bên mình không cho đi đâu. Về sau, Thái hậu làm dữ quá, Huệ Tông đem Trần Thị Dung đi trốn và cho địTrần Tự Khánh đến chầu. Tự Khánh đem quân đi hộ giá vua về kinh. Huệ Tông phong cho Trần Thị Dung làm Hoàng hậu, Trần Tự Khánh làm Phụ chính và người của Tự Khánh là Trần Thừa làm Nội thị phán thủ.

Tháng Chạp năm Quí Mùi, Trần Tự Khánh mất, vua Huệ Tông cho Trần Thừa làm Phụ quốc thái úy, và năm sau, giao cho em họ Hoàng hậu là Trần Thủ Độ làm Điện tiền chỉ huy sứ. Từ đó, mọi việc trong triều đều do vị tướng trẻ Trần Thủ Độ định đoạt.

Vua Huệ Tông về cuối đời thường rượu chè say khướt ngủ cả ngày, không quan tâm đến việc triều chính. Vua không có con trai. Hoàng hậu Trần Thị chỉ sinh được 2 công chúa. Người chị là Thuận Thiên công chúa đă gả cho Phụng Kiều vương Trần Liễu, con cả của Trần Thừa. Người em là Chiêu Thánh công chúa tên là Phật Kim, mới 7 tuổi, được lập làm Thái tử.

Tháng 10 năm Giáp Thân (1224), Lý Huệ Tông truyền ngôi cho Chiêu Thánh công chúa rồi vào ở chùa Chân Giáo.

Huệ Tông trị vì được 14 năm.

Lý Chiêu Hoàng (1225)

Chiêu Thánh công chúa lên ngôi, tức là Lý Chiêu Hoàng. Vua còn nhỏ nên quyền binh ở cả Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ đưa các cháu con vào cung cấm nắm giữ các chức vụ lớn nhỏ. Trấn Bất Cập làm cận thị thủ lục cục, Trần Thiêm là Chi hậu cục, Trần Cảnh làm Chánh thủ (đội trưởng đội hậu cần). Trần Cảnh là con thứ hai của Trần Thừa, lúc đó mới lên 8, cùng tuổi với Lý Chiêu Hoàng. Một lần Trần Cảnh bưng nước rửa mặt cho vua, Chiêu Hoàng thấy Trần Cảnh đem lòng yêu mến. Từ đó, mỗi khi vui chơi, Chiêu Hoàng đều gọi cho Trần Cảnh đến cùng chơi. Có hôm Trần Cảnh bưng chậu nước đứng hầu, Chiêu Thánh rửa mặt, lấy tay té nước ướt cả mặt Cảnh. Đến khi Cảnh bưng khăn chầu thì vua bà lấy khăn ném cho Trần Cảnh. Khi về nhà Trần Cảnh đă kể riêng với Trần Thủ Độ, Thủ Độ nói:

– Nếu thực như thế thì họ ta làm vua chăng? hay chết cả họ chăng?

Hôm khác Chiêu Hoàng lại lấy khăn chầu ném cho Trần Cảnh. Cảnh quỳ lạy:

– Bệ hạ có tha tội cho thần không? Thần xin vâng mệnh. Chiêu Hoàng cười:

– Tha cho ngươi! Nay ngươi đă biết nói khôn đó!

Cảnh lại về nói với Thủ Độ. Sợ việc tiết lộ thì bị giết cả, Thủ Độ đem gia thuộc thân thích vào trong cung cấm, sai đóng cửa thành và các cửa cung. Các quan vào chầu đều không được vào. Thủ Độ loan báo:

– Bệ hạ đă có chồng rồi.

Các quan đều nói: Đó là việc tốt, xin cho chọn ngày vào chầu. Thế là ngày 21 tháng 10 năm Ất Dậu có chiếu của Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh và ngày 11 tháng 12 năm Ất Dậu (tháng 1-1225) Chiêu Hoàng thiết triều ở điện Thiên An ngự trên giường báu, các quan mặc triều phục lạy ở sân rồng. Chiêu Hoàng trút bỏ áo ngự, khuyên mời Trần Cảnh lên ngôi vua. Sau 3 lần nhún nhường làm phép, Trần Cảnh ngồi lên ngai vàng chính thức làm Hoàng đế. Nhưng sau đó, bất hạnh đă đến với

Chiêu Hoàng, lúc này là hoàng hậu Chiêu Thánh. Nguyên do lấy nhau gần chục năm, Chiêu Thánh vẫn không sinh nở gì. Thủ Độ lo sợ vua Thái Tông Trần Cảnh tuyệt tự, không kẻ nối dõi ngôi vua, bèn lấy Thuận Thiên chị ruột Chiêu Thánh, vợ Trần Liễu (anh ruột Trần Cảnh) lúc này đang có mang ép gả cho Trần Cảnh. Sau đó, Thủ Độ ép Thái Tông phải bỏ Chiêu Thánh mà lập Thuận Thiên làm Hoàng hậu. Chiêu Thánh đau khổ, ẩn trong cung sâu, toan dứt nợ trần tục.

Nhưng may thay 20 năm sau, tròn 40 tuổi, hạnh phúc lại đến với Chiêu Hoàng. Mùng một tết năm Mậu Ngọ (1258), sau khi đánh tan cuộc xâm lược của quân Nguyên lần thứ nhất, vua Thánh Tông đặt lại lễ ở chính điện, có lệnh gả Chiêu Hoàng cho Lê Phụ Trần, một đại tướng có công lớn trong cuộc kháng chiến vừa qua. Lần này Chiêu Hoàng tìm thấy hạnh phúc thực sự, sinh được 2 người con: Lê Tông sau được phong tước Thượng Vị hầu và Ngọc Khê sau được phong là Ứng Thuỵ công chúa.

Chiêu Hoàng mất năm 60 tuổi. Tương truyền tóc bà vẫn đen nhánh, môi vẫn đỏ như tô son, đôi má vẫn một màu hoa đào.

Triều Lý tồn tại trong 215 năm thì tan ră. Trải qua 9 đời vua:

– Lý Thái Tổ 1010-1028 (19 năm)

– Lý Thái Tông 1028-1054 (27 năm)

– Lý Thánh Tông 1054-1072 (17 năm)

– Lý Nhân Tông 1072-1127 (56 năm)

– Lý Thần Tông 1128-1138 (10 năm)

– Lý Anh Tông 1038-1175 (37 năm)

– Lý Cao Tông 1176-1210 (35 năm)

– Lý Huệ Tông 1211-1225 (14 năm)

– Lý Chiêu Hoàng 1225

Nguyên Phi Ỷ Lan

Nói đến triều Lý không thể không nói về Ỷ Lan, một trong những danh nhân có tài trị nước của dân tộc. Tên thật của Ỷ Lan là Lê Thị Yến, quê ở làng Thổ Lỗi sau đổi thành

Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh) nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội. Vì mẹ mất từ lúc 12 tuổi, cha lấy vợ kế nên thân phận Ỷ Lan khổ như cô Tấm trong chuyện cổ. Sử ghi, Ỷ Lan là cô Tấm lộ Bắc, hay gọi đền thờ Ỷ Lan ở Dương Xá (Gia Lâm, Hà Nội) là đền thờ Bà Tấm là vì thế.

Năm ấy, vua Lý Thánh Tông 40 tuổi chưa có con trai nối dõi nên về chùa Dâu cầu tự. Vua và quần thần vãn xem phong cảnh trong vùng, chợt thấy trong ngày hội vui, mà trên nương vẫn có một người con gái vừa hái dâu vừa hát, vua vời xuống hỏi sự tình. Thấy Lê Thị Yến bội phần xinh đẹp, lại đối đáp lưu loát, vua cảm mến đưa về triều, rồi phong làm Nguyên phi, cho xây một cung riêng, đặt tên là cung Ỷ Lan để nhớ lại sự tích cô gái tựa gốc cây lan buổi đầu gặp gỡ.

Khác với các hậu phi, Ỷ Lan không lấy việc trau chuốt nhan sắc, mong chiếm được tình yêu của vua mà quan tâm đến hết thảy mọi công việc trong triều đình. Ỷ Lan khổ công học hỏi, miệt mài đọc sách, nghiền ngẫm nghĩa sách nên chỉ trong một thời gian ngắn, mọi người đều kinh ngạc trước sự hiểu biết uyên thâm về nhiều mặt của Ỷ Lan. Triều thần khâm phục Ỷ Lan là người có tài.

Một lần vua Lý Thánh Tông hỏi Ỷ Lan về kế trị nước. Ỷ Lan tâu:

– Muốn nước giàu dân mạnh, điều hệ trọng là biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng uống khó chịu nhưng chữa được bệnh. Điều hệ trọng thứ hai là phải xem quyền hành là một thứ đáng sợ. Quyền lực và danh vọng thường làm thay đổi con người. Tự mình tu đức để giáo hoá dân thì sâu hơn mệnh lệnh, dân bắt chước người trên thì nhanh hơn pháp luật. Nước muốn mạnh, Hoàng đế còn phải nhân từ với muôn dân. Phàm xoay cái thế thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo. Hội đủ những điều ấy, nước Đại Việt sẽ vô địch.

Nghe Ỷ Lan tâu, vua phục lắm. Bởi thế, năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân cầm quân đi đánh giặc, đã trao quyền nhiếp chính cho Ỷ Lan. Cũng ngay năm ấy, nước Đại Việt không may bị lụt lớn, mùa màng thất bát, nhiều nơi sinh loạn. Nhưng nhờ có kế sách trị nước đúng đắn, quyết đoán táo bạo, loạn lạc đã được dẹp yên, dân đói đã được cứu sống. Cảm cái ơn ấy, cũng là cách suy tôn một tài năng, nhân dân đã tôn thờ Ỷ Lan là Quan âm nữ, lập bàn thờ Ỷ Lan. Vua đánh giặc lâu không thắng, bèn trao quyền binh cho Lý Thường Kiệt, đem một cánh quân nhỏ quay về. Đến châu Cư Liên (Tiên Lữ, Hải Dương) hay tin Ỷ Lan đã vững vàng đưa đất nước vượt qua muôn trùng khó khăn, giữ cảnh thái bình, thịnh trị, vua hổ thẹn quay ra trận quyết đánh cho kỳ thắng mới về.

Năm Nhâm Tý (1072), vua Lý Thánh Tông đột ngột qua đời, triều Lý không tránh khỏi rối ren. Nhưng khi Ỷ Lan trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính và Lý Thường Kiệt nắm quyền Tể tướng thì nước Đại Việt lại khởi sắc, nhanh chóng thịnh cường. Ỷ Lan đã thi hành những biện pháp dựng nước yên dân, khiến cho thế nước và sức dân đã mạnh hẳn lên.

Năm Đinh Tị (1077), Tống triều phát đại binh sang xâm lược. Để Lý Thường Kiệt rảnh tay lo việc trận mạc, Thái hậu Ỷ Lan đã bỏ qua hiềm khích cũ, điều Lý Đạo Thành từ Nghệ An về, trao chức Thái sư như cũ, để cùng mình điều khiển triều đình, huy động sức người sức của vào trận. Nhờ vậy, nước Đại Việt đã làm nên chiến thắng hiển hách. Quân giặc hùng hổ toan làm cỏ nước Đại Việt đã phải cam chịu thất bại, lủi thủi rút quân về nước.

Làm nên chiến thắng này, công Thái hậu Ỷ Lan thực lớn. Nhưng trong đời Ỷ Lan không phải không có tì vết. Sau khi vua Lý Thánh Tông qua đời, Hoàng hậu Thượng Dương dựa vào thế lực của Thái sư Lý Đạo Thành, đã gạt Ỷ Lan ra khỏi triều đình. Mãi 4 tháng sau, có Lý Thường Kiệt giúp sức, Ỷ Lan mới trở lại nắm quyền nhiếp chính. Bà đã bắt giam Hoàng hậu Thượng Dương cùng 72 cung nữ vào lãnh cung, bỏ đói cho đến chết. Vì tội trạng ấy, sử sách phong kiến đã xóa sạch mọi công lao của bà đối với dân nước, mà quên mất rằng, trong sự nghiệp làm chính trị, đó là chuyện thường thấy.

Hoàng Hậu Trần Thị Dung

Trần Thị Dung là con gái Trần Lý, em của Trần Thừa, vị Thượng hoàng đầu tiên của triều Trần. Năm 1209, Hoàng tử Sảm chạy loạn về Hải Ấp thấy Trần Thị Dung có sắc đẹp bèn lấy làm vợ. Tháng 11 năm Canh Ngọ (1210) hoàng tử Sảm lên ngôi vua lấy hiệu là Huệ Tông, Trần Thị Dung được lập làm Nguyên phi. Đến giữa năm Bính Tý (1216), được sắc phong làm Hoàng hậu. Vốn không yêu Huệ Tông, lại thấy Huệ Tông chỉ đam mê sắc dục không thiết đến triều chính nên Trần Thị Dung càng chán vua và cảm mến Trần Thủ Độ lúc đó là Thái sư. Tháng 12 năm Ất Dậu (1225), nhà Lý mất ngôi, triều Trần nắm quyền thì tháng 8 năm Bính Tuất (1226), tân triều đã thu xếp một mối tình tuyệt đẹp giữa thái sư Trần Thủ Độ với Hoàng hậu triều Lý Trần Thị Dung. Cả triều đình nhà Trần vào ngày cưới của đôi lứa ấy, hội vui được tổ chức thâu đêm suốt sáng. Trần Thị Dung sau đó được phong làm Linh Từ quốc mẫu đã có công chỉ huy giới hoàng tộc chủ động rút khỏi kinh thành trong lần giặc Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ nhất (1257), sau đó, đảm nhận việc lo liệu thu nhặt sắt thép, khích lệ các hiệp thợ rèn đêm ngày rèn binh khí cung cấp cho quân Trần. Trong trận phản công chiến lược Đông Bộ Đầu tháng 12 năm Đinh Tý (1-1258), đuổi giặc chạy về nước của dân tộc có một phần công của bà.

Trần Thủ Độ

Trần Thủ Độ người có công khởi dựng sự nghiệp triều Trần, sinh năm Giáp Dần (1194) ở làng Lưu Xá (Hưng Hà, Thái Bình). Ông đă nổi lên là người có tài xuất chúng trong số những người con ưu tú khác của họ Trần, giúp triều Lý đánh dẹp các thế lực cát cứ, khôi phục cơ nghiệp nhà Lý. Ông ít được học nhưng có bản lĩnh, thẳng thắn và quyết đoán. Cuối triều Lý, các vua ăn chơi, sa đọa, kinh tế suy thoái, thiên tai, mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra. Lợi dụng cơ hội đó, các thế lực phong kiến nổi lên chống lại triều đình, đánh giết lẫn nhau, cướp bóc bừa băi. Ngoài biên thùy, đế quốc Nguyên Mông đang tung hoành đánh Kim, diệt Tây Hạ, chiếm Triều Tiên, sửa soạn đại binh xâm lược Tống và Đại Việt.

Trong lúc ấy, vua Lý Huệ Tông vô trách nhiệm, truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng mới 8 tuổi rồi bỏ đi tu ở chùa Chân Giáo. Bởi vậy, Trần Thủ Độ đă thu xếp cho Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi cho Trần Cảnh là hợp lẽ. Làm cuộc đảo chính thay đổi triều đại mà không xảy ra đổ máu và đảo lộn lớn trong nước, chứng tỏ Trần Thủ Độ là nhà chính trị sáng suốt, khôn ngoan.

Sau khi lên làm vua, Trần Thái Tông phong cho Trần Thủ Độ làm Thái sư nắm giữ mọi binh quyền. Trong một thời gian ngắn, Trần Thủ Độ đă thu phục được các thế lực đối địch, tổ chức lại bộ máy hành chính từ trung ương đến cấp xă. Có lần duyệt hộ khẩu, Linh Từ quốc mẫu muốn xin riêng cho một người làm chức Câu đương (một chức dịch trong xă). Ông ghi tên họ quê quán. Duyệt đến xă ấy, hỏi tên đương sự, đương sự mừng rỡ chạy đến. Trần Thủ Độ nói:

– Ngươi vì có công chúa xin cho được làm Câu đương, không thể ví như những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt.

Đương sự kêu van xin thôi, hồi lâu Trần Thủ Độ mới tha cho. Từ đấy không ai dám nhờ cậy việc riêng nữa.

Trần Thủ Độ đề cao tư tưởng pháp trị, định ra luật lệ quy chế hành chính và gương mẫu thực hiện. Sử ghi có lần, Linh Từ quốc mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm bị người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, Linh Từ quốc mẫu than:

– Mụ này làm vợ ông mà bọn quân hiệu ấy khinh nhờn như thế.

Thủ Độ sai quân đi bắt về. Người quân hiệu chắc là phải chết. Khi đến nơi, nghe người quân hiệu kể lại ngọn nguồn câu chuyện. Thủ Độ nói:

– Người ở chức thấp mà biết giữ phép nước, như thế ta còn trách gì nữa. Nói rồi lấy vàng lụa thưởng cho người ấy.

Là người có công, có tài, nắm giữ trọn binh quyền, vua cũng không dám trái ý. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua Thái Tông, ứa nước mắt tâu:

– Bệ hạ tuổi còn trẻ mà thái sư Trần Thủ Độ quyền nghiêng chân chúa, không biết rồi tiền đồ xă tắc sẽ ra sao? Hạ thần lấy làm lo lắng.

Vua bảo Thủ Độ:

– Trẫm biết Thượng phu chỉ có tấm lòng son vì nước chứ không có bụng riêng nào. Vậy mà kẻ kia thấy ông nắm giữ mọi quyền bính, dám ngờ vực xằng đă tâu với trẫm là đáng lo ngại về việc Thượng phụ chuyên quyền có thể không hay cho xă tắc. Đó là lời nói hại đến nghĩa vụ vua tôi và tình cảm chú cháu giữa Thượng phụ và Trẫm.

Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:

– Kẻ kia nói vậy mà đúng. Thật quả có chuyện chuyên quyền thật. Thế mới biết một trăm người vâng dạ không bằng một người nói thẳng. Trong đám quan lại chỉ duy nhất có người này ngay thẳng bạo dạn, dám nói những điều người khác chỉ dám nghĩ. Vậy, một triều thịnh là phải khuyến khích người nói thật.

Nói xong, Thủ Độ xin phép vua lấy mấy tấm lụa và mấy quan tiền thưởng cho viên quan nọ.

Trong cuộc kháng chiến chông Nguyên Mông lần thứ nhất, Trần Thủ Độ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tháng 12 năm Đinh Tý (1-1258), quân Mông Cổ sau khi tiêu diệt nước Đại Lư (Vân Nam), đă tiến vào lưu vực sông Hồng. Thế giặc rất mạnh. Trên các mặt trận, quân Đại Việt không đương nổi phải rút lui. Vua Thái Tông và quần thần phải bỏ Thăng Long rút xuống phía Nam. Vua ngự thuyền nhỏ đến thăm em ruột là Thái úy Trần Nhật Hạo hỏi kế. Nhật Hạo lấy ngón tay chấm nước viết hai chữ “Nhập Tống” ở mạn thuyền, ý khuyên vua nên chạy sang nhờ vả nước Tống. Vua rời thuyền đến hỏi Thái sư Trần Thủ Độ. Thủ Độ trả lời:

– Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo.

Vào lúc gay go nhất của cuộc chiến, câu trả lời đanh thép của Trần Thủ Độ đă giữ vững tinh thần quyết đánh quyết thắng của quân dân Đại Việt. Ông thực sự trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến và là người lănh đạo cuộc phản công quyết liệt đánh vào Đông Bộ Đầu, buộc giặc phải rút chạy về nước.

Sử sách phong kiến thường coi Trần Thủ Độ như một quyền thần vô học, có tài mà không có đức, có công với triều Trần, nhưng có tội với triều Lý. Lý do đưa ra là việc Thủ Độ giết hết tôn thất nhà Lý. Chuyện rằng: năm Nhâm Thìn (1232) nhân làm lễ Tiên hậu nhà Lý ở thôn Thái Đường (Đông Ngàn, Bắc Ninh), Thủ Độ sai làm nhà lá ở trên các hố để đến khi các tôn thất nhà Lý vào tế thì bị sụt cả xuống, rồi lấy đất đổ lên chôn sống hết. Nhưng trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên cũng chú giải rằng “Việc này chưa chắc đă có thực”.

Trần Thủ Độ mất tháng Giêng năm Giáp Tý (1264), thọ 71 tuổi.

Trần Thừa

Trần Thừa sinh năm Giáp Thìn (1184), vị Thượng hoàng đầu tiên của triều Trần là con cả của Trần Lý, anh ruột Trần Tự Khánh và Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung.

Ông tổ của Trần Thừa là Trần Kính vốn gốc ở Đông Triều, nối đời làm nghề đánh cá, trên đường đi tìm đất làm ăn sinh sống đã cắm sào, dừng chân ở Thức Mạc (Nam Định). Kính lấy vợ ở Tức Mạc sinh ra Trần Hấp tìm sang Hải Ấp (Thái Bình) nơi giáp ranh các sông Nhị Hà và sông Hải Triều, là vùng đất cổ trù phú rồi định cư ở đó. Nhờ có công phò tá triều Lý, khôi phục được kinh thành, năm Bính Tý (1216), Trần Thừa được vua Lý Huệ Tông phong làm Nội thị phán thủ. Năm Quý Mùi (1223), khi Trần Tự Khánh mất, vua phong cho Trần Thừa làm Thái úy phụ chính.

Khi Lý Chiêu Hoàng làm vua, Trần Thủ Độ đã nghĩ ngay đến việc truyền ngôi cho Trần Cảnh, con trai thứ của Trần Thừa, bèn thưa với Trần Thừa việc ấy. Trần Thừa ngần ngại:

– Chúng ta với Thái hậu và Chiêu Hoàng là chỗ họ ngoại chí thân, nay làm cái việc tranh đoạt ấy tôi e chẳng khỏi mang tiếng với hậu thế.

Trần Thủ Độ phân trần:

– Tôi xem diện mạo Trần Bố (Trần Cảnh) mũi cao, hai gò má trội đúng là long chuẩn long nhau.

Tính lại rộng rãi, biết thương người, có khí độ của vị thái bình thiên tử. Vả chăng, thời thế lúc này chỉ có họ Trần thay ngôi nhà Lý mới cứu được vận nước suy vi. Trời cho mà không lấy sẽ phải chịu tai ương. Xin đại huynh nên nghĩ kỹ.

Trần Thừa bảo Thủ Độ:

– Mọi việc tùy chú định liệu, làm sao cho thành sự thì làm. Hóa nhà làm nước hay đến phải diệt tộc cũng ở một chuyện này đó.

Khi Trần Cảnh lên ngôi vua, nhiều đảng loạn mượn cớ phù Lý chống Trần nổi lên ngày càng nhiều. Trần Thủ Độ mời Trần Thừa làm Thượng hoàng, lo giúp Thái Tông điều khiển triều đình để Thủ Độ rảnh tay dẹp loạn. Không đầy một năm, Thủ Độ đã vừa đánh dẹp vừa thu phục được các đảng giặc để trở lại nắm triều chính. Thượng hoàng Trần Thừa yên vị có người tài năng hơn mình trông coi việc nước, mặc sức lao vào thú săn bắn. Vùng Từ Sơn còn lưu truyền câu chuyện tình của Thượng hoàng với cô thôn nữ xinh đẹp có tên là Tần: Sáng ấy Trần Thừa cùng lính tùy tùng về châu Cổ Pháp để săn chim. Xế chiều Trần Thừa bắn trúng một con bạch trĩ. Mũi tên không trúng vào chỗ hiểm nên bạch trĩ vẫn đủ sức xà xuống bay chuyền từng đoạn. Trần Thừa phi ngựa đuổi mãi đến nỗi đám lính bị lạc. Đến khu rừng quang không thấy bóng chim nữa. Thất vọng định quay về thì ở một đồi sắn gần đó có cô thôn nữ khỏe mạnh, xinh đẹp vừa làm vừa hát. Trần Thừa tìm đến. Khi thấy Trần Thừa, cô gái sợ hãi, luống cuống về sự ăn mặc trễ tràng của mình. Sự e lệ càng khiến cô gái thêm vẻ quyến rũ. Cô biết Trần Thừa là người quyền quý. Niềm tin vào người quyền quý khiến cô gái không còn thấy sợ nữa. Vị Thượng hoàng đắm đuối ngắm cô gái, hỏi thăm gia cảnh cô. Cô tên là Tần, cha mất sớm chỉ còn mẹ già. Trần Thừa giải bày tình yêu nồng nàn của mình. Cô gái phần vì khiếp nhược chỉ e lệ mà không dám chối từ. Chiều ấy đám lính tuỳ tùng không tìm thấy chủ. Bởi vì, Trần Thừa đã về nhà Tần, ép cô gái phải chiều chuộng mình.

Sáng hôm sau, Trần Thừa từ biệt gia đình lên ngựa về kinh. Linh cảm một điều hệ trọng sẽ xảy ra, Tần chạy theo níu lấy áo Trần Thừa khóc như mưa. Cô nói tới trách nhiệm của người đã làm chồng cô một đêm. Trần Thừa thề thốt sẽ quay lại và để làm tin, ông đã rút kiếm cắt một vạt áo tía của mình trao cho cô gái. Ông dặn cô nếu có bề nào hãy tìm ông ở kinh sư. Rồi năm tháng qua đi, Trần Thừa đã quên bẵng hình bóng và những kỷ niệm sâu sắc với cô thôn nữ khu rừng săn ấy. Còn Tần, cô đã lo đúng điều đã xảy ra. Cô đã mang thai. Chịu búa rìu dư luận nhưng cô vẫn không về kinh sư tìm Trần Thừa, vì cô biết nếu vị Thượng hoàng yêu cô thì đã quay trở lại. Rồi cô sinh được một bé trai khỏe mạnh. Đứa bé được đặt tên là Trần Bà Liệt. Lớn lên, Bà Liệt theo học một lò vật và khỏe mạnh ít người địch nổi.

Năm ấy, kinh sư có giải vật lớn nhằm tuyển chọn nhân tài ra giúp nước. Vua Thái Tông và Thượng hoàng đều thân đến xem. Đô Liệt cũng về dự. Sau cả tuần thi vật đô Trâu (khỏe như trâu) đã lần lượt hạ hết các đối thủ. Đô Liệt xin vào tỉ thí. Ngay từ đầu đô Trâu đã phải gờm sức khỏe của đô Liệt. Trống thúc dồn dập, keo vật sôi động. Bỗng sau miếng đánh trượt, đô Liệt bị đô Trâu dùng miếng hiểm vít được cổ xuống, mong giết chết một địch thủ đáng gờm. Trong cơn vật lộn điên cuồng để thoát khỏi chết ngạt, chiếc khăn trên đầu đô Liệt tung ra. Một vạt áo tía rất lạ nằm trên thảm cỏ bê bết đất. Thượng hoàng Trần Thừa đã nhận ra vạt áo ấy. Ông hạ lệnh dừng ngay keo vật, quên hẳn địa vị của mình đến ôm lấy Liệt, đứa con mà ông đã phũ phàng bỏ rơi mẹ nó. Trần Bà Liệt được giữ lại ở kinh sư và được nhận làm con Thượng hoàng.

Lý Thái Tổ (1010-1028)

Người khởi dựng triều Lý là Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp, (Từ Sơn, Hà Bắc). Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất (974), là con nuôi của thiền sư Lý Khánh Văn từ năm 3 tuổi và truyền thuyết vẫn cho rằng ông là con của Vạn Hạnh, anh ruột Khánh Văn.

Cũng theo truyền thuyết, ông thân sinh ra Lý Công Uẩn nhà nghèo đi làm ruộng thuê ở chùa Tiên Sơn (An Phong, Bắc Ninh) phải lòng một tiểu nữ rồi làm nàng có mang. Nhà sư thấy thế đuổi đi nơi khác. Hai vợ chồng dẫn nhau đến khu rừng Báng mệt mỏi, dừng lại nghỉ. Chồng khát nước, đến chỗ giếng nước giữa rừng uống, chẳng may sảy chân chết đuối. Vợ chờ lâu không thấy, đến xem thì đất đă đùn lấp giếng. Người phụ nữ bất hạnh than khóc một hồi rồi xin vào ngủ nhờ ở chùa Ứng Tâm gần đấy. Sư trụ Trì chùa Ứng Tâm đêm trước năm mơ thấy Long thần báo mộng rằng: “Ngày mai dọn chùa cho sạch có hoàng đế đến”. Tỉnh dậy, nhà sư sai chú tiểu quét dọn sạch sẽ, túc trực từ sáng đến chiều chỉ thấy một người đàn bà có mang xin ngủ nhờ. Được vài tháng bỗng có chuyện lạ: Một đêm khu tam quan của chùa sáng rực hẳn lên, hương thơm ngào ngạt lan toả. Nhà sư cùng bà hộ chùa ra xem thì thấy người đàn bà ấy đă sinh một con trai, hai bàn tay có bốn chữ son “sơn hà xă tắc”. Sau đó, trời bỗng nổi trận mưa to gió lớn, mẹ chú bé chết ngay khi sinh con và chú bé được nhà sư nuôi nấng. Khi 8, 9 tuổi nhà sư cho chú bé theo học sư Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn. Chú bé đó là Lý Công Uẩn.

Công Uẩn lớn lên tỏ rõ có chí lớn khác thường. Ông đến Hoa Lư làm quan nhà Tiền Lê đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Khi vua Thiếu Đế bị giết, ông ôm thây vua khóc. Vua Ngoạ Triều khen là trung, cử ông làm Tư tướng quân chế chỉ huy sứ, thống lĩnh hết quân túc vệ.

Theo truyền thuyết, làng Cổ Pháp hồi ấy có cây gạo cổ thụ bị sét đánh tước lần vỏ ngoài lộ ra mấy câu sấm. Sư Vạn Hạnh xem câu sấm ấy biết điềm nhà Lê đổ nhà Lý sắp lên bèn bảo Công Uẩn rằng:

– Mới rồi tôi thấy lời phù sấm kỳ dị, biết rằng họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều nhưng không ai bằng ông là người khoan từ nhân thứ, được lòng dân chúng mà binh quyền nắm trong tay. Người đứng đầu muôn dân chẳng phải ông thì còn ai?

Sợ câu nói ấy tiết lộ, Lý Công Uẩn phải nhờ người đem dấu Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn.

Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn đă ngoài 35 tuổi. Vua kế tự Long Đĩnh còn nhỏ, Lý Công Uẩn chỉ huy quân túc vệ trong chốn cung cấm. Bấy giờ lòng người đă oán giận nhà tiền Lê nên quan Chi hậu là Đào Cam Mộc cùng các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế tức vua Thái Tổ nhà Lý. Vua Thái Tổ thấy Hoa Lư hẹp bèn dời đô về La Thành. Tháng 7 năm Thuận Thiên nguyên niên (1010) vua khởi sự rời đô. Khi ra đến La Thành, Thái Tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên liền đổi Đại La thành Thăng Long thành (tức Hà Nội bây giờ), đổi Hoa Lư thành phủ Tràng An và Cổ Pháp thành phủ Thiên Đức. Vua Thái Tổ chỉnh đốn việc cai trị, chia nước làm 24 lộ, gọi Hoan Châu và Ái Châu là trại.

Vốn thông minh bẩm sinh, lại được nhập thân văn hoá ở một vùng đất văn minh, văn hiến, là con đẻ, con nuôi của những vị cao tăng xuất chúng, Lý Công Uẩn thực sự là người con ưu tú của dân tộc. Ông đă cùng triều Lý làm rạng danh nước Đại Việt, viết nên những trang sử oanh liệt dựng nước và giữ nước.

Chùa Ứng Tâm nơi ông sinh ra bây giờ có tên là chùa Dặn.

Ngôi huyệt chỗ giếng nước ở rừng Báng năm xưa, những g ở xung quanh trông giống như hoa sen nở 8 cánh nên nhà Lý truyền ngôi được 8 đời.

Vua Lý Thái Tổ trị vì 19 năm thì mất, thọ 55 tuổi.

Lý Thái Tông (1028-1054)

Vua Lý Thái Tổ sinh 5 hoàng tử: Thái Tông Phật Mă, Dực Thánh vương, Khai Quốc Bồ, Đông Chính Vương Lực, Vơ Đức Vương Hoảng. Phật Mă được phong làm Thái tử.

Vua Thái Tổ vừa mất chưa làm lễ tế táng, các hoàng tử Vơ Đức Vương, Dực Thánh Vương và Đông Chính Vương đă đem quân đến vây thành để tranh ngôi của thái tử. Tướng Lý Nhân Nghĩa xin thái tử đem quân ra chống cự. Khi quân của thái tử và quân của các vương giáp trận, võ vệ tướng quân Lê Phụng Hiểu tuốt gươm chỉ vào Vơ Vương:

– Các người ḍm ngó ngôi cao, khinh rẻ tự quân, trên quên ơn tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vậy Phụng Hiểu xin dâng nhát gươm này.

Dứt lời, Phụng Hiểu xông đến chém chết Vơ Đức Vương. Thấy vậy, Dực Thánh Vương và Đông Chính Vương bỏ chạy. Thái tử Phật Mă lên ngôi, tức là vua Lý Thái Tông. Dực Thánh Vương và Đông Chính Vương xin về chịu tội, được vua Thái Tông tha tội và phục lại chức cũ.

Ngầm răn đe sự phản nghịch ấy, vua Thái Tông chủ trương: hàng năm, các quan phải đến Đồng Cổ (Yên Thái, Hà Nội) làm lễ đọc lời thề: “Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, ai bất hiếu bất trung, xin quỷ thần làm tội”.

Các quan ai trốn không đến thì phạt 50 trượng. Vốn là người có đức rộng, tài cao nên trong nghiệp trị nước, Thái Tông luôn dạy dân tôn trọng phép nước, định rõ các bậc hình phạt, đối với các tội nhẹ, cho được lấy tiền chuộc tội. Hễ năm nào đói kém, hoặc đi đánh giặc về, vua đều giảm thuế cho dân. Ở trong cung, vua định rõ số hậu phi và cung nữ: Ví như: hậu và phi: 13 người, ngự nữ: 18 người, nhạc kĩ: 100 người. Tất cả các cung nữ đều phải học nghề thêu, dệt gấm vóc, khuyến khích triều thần dùng chế phẩm của họ. Cũng trong thời gian này, vua Thái Tông đă cho xây dựng

Thời ấy giặc giă còn nhiều nên vua thường phải thân trinh đi trận mạc. Năm Mậu Dần (1038) có Nùng Tốn Phúc ở châu Quảng Nguyên (Lạng Sơn) làm phản, tự xưng là Chiêu Thánh hoàng đế, lập A Nùng làm hoàng hậu, đặt quốc hiệu là Trường Sinh rồi đem quân đi đánh phá các nơi. Năm sau, vua Thái Tông thân đi đánh được Nùng Tốn Phúc và con lag Nùng Trí Thông đem về kinh xử tội. Còn A Nùng và con là Nùng Trí Cao chạy thoát.

Năm Tận Tị (1041) Nùng Trí Cao cùng với mẹ về lấy được châu Thảng Do (gần châu Quảng Nguyên) lập ra nước Đại Lịch. Thái Tông sai tướng lên đánh bắt được Nùng Trí Cao. Vua thương tình tha tội chết và cho làm Quảng Nguyên mục và gia phong cho tước Thái Bảo. Nhưng năm Mậu Tí (1048) Nùng Trí Cao lại xưng là Nhân Huệ hoàng đế, quốc hiệu là Đại Nam chống lại triều đình. Vua sai tướng Quách Thịnh Dật lên đánh. Nùng Trí Cao đem quân sang đánh chiếm Ung Châu rồi lần lượt 8 châu khác thuộc Quảng Đông, Quảng Tây của nhà Tống. Vua Tống toan nhờ vua Đại Việt sang đánh giúp. Nhưng tướng Tống là Địch Thanh can rằng:

– Có một Nùng Trí Cao mà đất Lưỡng Quảng không chế được, lại phải nhờ quân ngoại quốc vào đánh giúp. Nếu có ai nhân đó mà nổi loạn, thì làm thế nào?

Vua Tống nghe lời bèn cử Địch Thanh cùng nhiều tướng giỏi đi đánh Nùng Trí Cao.

Nhưng đánh măi không được. Chỉ đến khi người Đại Lư lừa bắt Nùng Trí Cao chém lấy đầu đem nộp nhà Tống, giặc Nùng mới tan.

Vua Thái Tông trị vì được 27 năm, đến năm Giáp Ngọ (1054) thì mất, thọ 55 tuổi.

Lý Thánh Tông (1054-1072)

Vua Lý Thái Tông có 2 con trai là thái tử Thánh Tông Nhật Tôn và hoàng tử Nhật Trung.

Vua Lý Thánh Tông cũng giống các vua Lý đời trước, tuy đóng đô ở Thăng Long nhưng tình cảm thường gắn bó với đồng ruộng và thương dân. VÌ vậy, đến mùa xuân vua thường về phủ Thiên Đức xem hội hè, lễ Phật, xem cấy lúa, đánh cá, mùa hè xem gặt hái, nghỉ mát và tu dưỡng.

Chuyện xưa kể rằng: một đêm Hoàng hậu Mai Thị mơ thấy mặt trăng vào bụng, nhân đấy có mang. Ngày 25 tháng 2 năm Thuận Thiên thư 14 (1023) Hoàng hậu sinh vua ở cung Long Đức. 5 năm sau, Thánh Tông được lập làm Thái tử: Lớn lên, Thánh Tông thông kinh truyện, rành âm luật, sở trường về võ lực, tỏ rõ là một người thông minh xuất chúng. Trước khi lên làm vua, Thánh Tông ở cung Long Đức 27 năm. Cung xây ở ngoại thành, nên ở đấy, vua dễ dàng thấu hiểu các việc trong dân gian, biết được nỗi đau, vất vả của dân, hiểu được cảnh đói rét, nỗi oan uổng, sự bất công ở các miền thôn dă. Chính vì vậy, vị vua có đầu óc tự cường, tự lập, người đặt quốc hiệu là Đại Việt, có hoài băo xây dựng một quốc gia hùng mạnh, có danh ngang với “nước thiên tử” ấy cũng là vị vua tự coi mình là cha mẹ dân và hết lòng thương dân. Một lần ngự ở điện Thiên Khánh để xử kiện, con gái vua là công chúa Động Tiên đứng hầu ở bên cạnh. Phạm nhân là một chàng trai trẻ, phạm tội chỉ vì không hiểu luật. Nhà vua gọi chúa ngục lại, chỉ vào con gái mình mà nói:

– Ta yêu con ta cũng như các bậc cha mẹ trong thiên hạ yêu con cái họ. Trăm họ không hay biết nên tự phạm vào luật pháp, ta rất thương xót. Từ nay, các tội bất kỳ nặng nhẹ cần răn dạy kỹ lưỡng và nhất nhất đều phải khoan giảm. Và nhà vua đă tha bổng cho người con trai nọ.

Lần khác gặp ngày trời rất lạnh, nghĩ đến dân, vua chạnh lòng với tả hữu:

– Ta ở trong thâm cung, sưởi ḷ than, mặc áo hồ cừu mà khí lạnh còn thế này huống hồ những kẻ bị giam trong ngục thất, xiềng xích khổ đau, ngay gian chưa định, bụng không cơm no, thân không áo ấm, một khi gặp cơn gió lạnh thổi há chẳng bị chết rét ư? Ta rất dỗi thương xót.

Nói rồi vua sai tả hữu đem chăn chiên trong kho ban cho tù nhân và mỗi ngày phát cho tù nhân ăn hai bữa cơm. Và vua xuống chiếu miễn cho cả nước một nửa số thuế năm đó.

Vua Lý Thánh Tông thương dân như thế nên trăm họ đều yêu mến, nước ít giặc giă. VÌ muốn khai hoá cho dân, vua lập Văn Miếu, làm tượng Chu Công, Khổng Tử và 72 vị tiên hiền để thờ.

Ngoài việc thực hiện nền chính trị nhân đạo thân dân, vua Lý Thánh Tông còn là người để tâm đến đạo Phật. Vua cho xây cất nhiều chùa chiền và là người sáng lập phái Phật giáo Thảo Đường. Lý luận của Thảo Đường thoả măn sự địhỏi của vua muốn phát triển ý thức dân tộc, muốn độc lập, tự cường, chống sự xâm lăng của Bắc Tống, hoà hợp với Khổng học tạo nên sự thống nhất giữa ý chí và hành động của giới tu hành, thứ dân, nhằm xây dựng một nước Đại Việt hùng mạnh. Khác với các triều đại trước, Lý Thánh Tông đem đạo vào đời, mà cuộc đời ấy, theo nhà vua, phải lấy việc phụng sự dân tộc, lấy sự đồng tâm nhất trí làm mục đích để tập trung vào hành động thiết thực, cứu thế bằng đức tin. Vua đă tìm thấy trong Phật học triết lư sinh thành dưỡng dục theo nghĩa dài lâu nối tiếp, là phương tiện dạy cho dân hiểu mình là ai, lấy ý chí tự cường để thắng số mệnh, phụng sự cho sự phồn vinh bền vững của quốc gia. Cũng do vậy, dân chúng Đại Việt tìm thấy nguồn cảm hứng vừa sâu rộng vừa cao siêu của mình ở tình yêu hiện thực và đại đồng Phật giáo, ở lòng từ bi bác ái cứu khổ cứu nạn cứu vớt chúng sinh. Nhân dân đến với đạo không phải vì chán ngán cuộc đời mà vì muốn sống cuộc đời cao cả là đời sống tâm linh. Những nhà tu hành đời Lý không phải là những người chán đời đi ở ẩn mà là những người xuất thế để nhập thế, những người có học vấn muốn giúp đời và giúp người. VÌ vậy, đời Lý người tu hành xuất hiện khắp nơi. Chùa và đình thất mọc lên khắp nước. Kiến trúc chùa chiền thời ấy rất giản dị, dịu mát ẩn dưới bóng đa linh thiêng và tôn kính.

Binh pháp thời Lý Thánh Tông có tiếng là giỏi. Nhà Tống đă phải dụng tâm học cách tổ chức, phiên chế quân đội của ta.

Năm Nhâm Tí (1072) vua Lý Thánh Tông chết đột ngột, trị vì được 17 năm, thọ 50 tuổi.

Lý Nhân Tông (1072-1127)

Vua Lý Thánh Tông chỉ sinh được Thái tử Càn Đức, con Nguyễn phi Ỷ Lan. Thánh Tông mất, Càn Đức mới 7 tuổi lên nối ngôi lấy hiệu là Lý Nhân Tông.

Vua Nhân Tông còn nhỏ nhưng nhờ có Thái phi Ỷ Lan làm nhiếp chính, lại thêm Thái sư Lý Đạo Thành và Phụ quốc thái úy Lý Thường Kiệt, những khối óc lớn thời ấy giúp sức, nên nước Đại Việt trở nên hùng mạnh.

Đối nội, vua Nhân Tông đă cho đắp đê Cơ Xá, khởi đầu việc đắp đê ngăn lũ ở nước ta, nhằm giữ cho kinh thành khỏi lụt ngập.

Năm Ất Măo (1075) vua mở khoa thi tam trường, còn gọi là Minh kinh bác học để chọn người có tài văn học vào làm quan. Khoa thi ấy là khoa thi đầu tiên ở nước ta chọn 10 người, thủ khoa là Lê Văn Thịnh. Về sau, Lê Văn Thịnh làm đến chức Thái sư (tể tướng), tỏ rõ là người có tài năng xuất chúng. Cuối đời, vua nghi ngờ Lê Văn Thịnh làm phản, Thịnh b́đày lên Thao Giang (Tam Nông, Vĩnh Phú) và đă chết oan tại đó.

Năm Bính Thìn (1076), vua cho lập – trường đại học đầu tiên ở nước ta, chọn những nhà khoa bảng tài giỏi vào dạy. Đến năm Bính Dần (1086) mở khoa thi chọn người có tài văn học vào Hàn lâm viện. Khoa ấy có Mạc Hiển Tích đỗ đầu, được bổ Hàn lâm học sĩ.

Năm Kỷ Tị (1089) vua Nhân Tông định quan chế, chia văn võ làm 9 phẩm. Quan đại thần có Thái sư, Thái phó, Thái úy và Thiếu sư, Thiếu úy. Ở dưới những bậc ấy, về văn ban có Thượng thư, tả hữu Tham trị, tả hữu Gián nghị đại phu, Trung thư thị lang, Bộ thị lang. Về võ ban có Đô Thống, Nguyên Súy, Tổng quản khu mật sứ, Khu mật tả hữu sứ, Kim ngô thượng tướng, Đại tướng, Đô tướng, Chư vệ tướng quân v.v..

Ở các châu quận, văn thì có Tri phủ, Tri châu; võ thì có Chư lộ trấn, lộ quan.

Năm Đinh Tị (1077), khi Tống triều cử Quách Quỳ, Triệu Tiết đem đại binh sang xâm lược, với toàn quyền điều khiển. Triều đình Hoàng Thái hậu Ỷ Lan và Phụ quốc thái úy Lý Thường Kiệt đă huy động được cả dân tộc vào trận, tạo cho thế nước ở đỉnh cao ngàn trượng đè bẹp quân thù.

Nước Đại Việt đă ra khỏi cuộc chiến tranh với hào quang chiến thắng quanh vương miện để bước nhanh trên con đường cường thịnh, văn hiến.

Vua Lý Nhân Tông làm vua đến năm Đinh Mùi (1127) thì mất, trị vì được 56 năm, thọ 63 tuổi.

Lý Thần Tông (1128-1138)

Vua Lý Nhân Tông không có con trai, lập con của hoàng đế Sùng Hiền hầu Dương Hoán lên làm thái tử, nay kế vị ngôi hoàng đế tức là vua Thần Tông.

Thần Tông vừa lên ngôi liền đại xá cho các tù phạm và trả lại ruộng đất tịch thu của quan dân ngày trước. Vua thực hiện chính sách ngụ binh cư nông, cho binh lính đổi phiên cứ lần lượt 6 tháng một lược về làm ruộng. Do vậy, sản xuất nông nghiệp phát triển. Dân no đủ nên giặc giă cũng ít. Thần Tông làm vua được 10 năm, thọ 23 tuổi.

Lý Anh Tông (1138-1175)

Vua Lý Thần Tông có 2 con trai là Thiên Lộc và Thiên Tộ. Thần Tông mất, triều đình tôn thái tử Thiên Tộ lên làm vua, hiệu là Anh Tông.

Lý Anh Tông kế vị ngôi vua mới có 3 tuổi. Bởi vậy, thái hậu Lê Thị cầm quyền nhiếp chính. Lê Thái hậu lại tư thông với Đỗ Anh Vũ, cho nên mọi việc lớn nhỏ trong triều đều nằm trong tay vị đại thần họ Đỗ này cả. Đỗ Anh Vũ được thể ra vào cung cấm, kiêu ngạo, coi thường các đình thần. Thấy Anh Vũ lộng quyền, các quan Vũ Đài, Nguyễn Dượng, Nguyễn Quốc và Dương Tự Minh bàn mưu trừ khử. Việc bại lộ, tất cả bị Anh Vũ giết hại. May thay triều đình lúc đó có nhiều tôi giỏi như Tô Hiến Thành, Hoàng Nghĩa Hiền, Lý Công Tín nên tham vọng của Đỗ Anh Vũ đă bị chặn lại. Tô Hiến Thành chẳng những giúp vua đánh Đông dẹp Bắc, giữ cho nước được yên mà còn luyện tập quân lính, kén chọn những người tài giỏi cho làm tướng, coi quân trị dân. Bởi vậy, nước Đại Việt hồi ấy trở nên hùng mạnh.

Năm Tân Măo và năm Nhâm Thìn (1171-1172) vua dầy công đi qua những vùng núi non hiểm trở, quan sát sinh hoạt của dân rồi sai quan làm tập bản đồ nước Đại Việt.

Khi biết mình sức đă yếu, vua phong cho Tô Hiến Thành làm Thái phó Bình chương quân quốc trọng sự và gia phong tước vương, đồng thời uỷ thác thái tử là Long Cán cho Tô Hiến Thành giúp dạy.

Anh Tông mất, trị vì được 37 năm, thọ 40 tuổi.

Lý Cao Tông (1176-1210)

Vua Anh Tông mất, thái tử Long Cán chưa đầy 3 tuổi. Bà Chiêu Linh thái hậu muốn lập con cả của mình tên là Long Xưởng lên làm vua bèn đem vàng bạc đút lót cho vợ Tô Hiến Thành. Nhưng Tô Hiến Thành nhất định không nghe cứ theo di chiếu lập Long Cán, tức vua Lý Cao Tông.

Phò tá được Cao Tông làm vua nhưng vì tuổi già, Tô Hiến Thành luôn đau yếu. Thương ông, có quan Tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ nâng giấc. Đến khi bà Đỗ Thái Hậu (mẹ Cao Tông) đến thăm, hỏi:

– Ông đau yếu nếu có mệnh hệ nào, ai thay được ông? Tô Hiến Thành tâu:

– Đă có quan Gián nghị đại phu Trần Trung Tá.

Thái hậu ngạc nhiên:

– Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không cử ông ta? Tô Hiến Thành đáp:

– Tâu Hoàng Thái hậu! Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ thì xin cử Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước tôi xin cử Trần Trung Tá.

Mặc dù người đương thời ví Tô Hiến Thành như Gia Cát Lượng đời Tam Quốc bên Tàu nhưng khi ông mất rồi, triều đình không theo lời ông dặn, cứ cử Đỗ Yến Di làm phụ chính và Lý Kính Tu làm đế sư. Triều đình bắt đầu suy.

Đến khi Cao Tông lớn lên, trực tiếp cầm quyền trị nước thì lại ham mê săn bắn, võ vét của dân xây nhiều cung điện, bắt trăm họ phải phục dịch khổ sở, nên trộm cướp nổi lên như ong.

Năm Bính Thìn (1208) ở Nghệ An có Phạm Du làm phản chiêu nạp bọn côn đồ đi cướp phá của dân. Vua Cao Tông sai quan Phụng ngự là Phạm Bỉnh Di đi dẹp. Bỉnh Di đem quân đánh được Phạm Du, tịch biên gia sản, đốt phá nhà cửa của hắn. Phạm Du cho người về kinh lấy vàng đút lót các quan trong triều rồi vu cho Bỉnh Di làm việc hung bạo, giết hại người vô tội. Triều đình cho Phạm Du vào triều kêu oan. Nghe lời Phạm Du, vua Cao Tông triệu Bỉnh Di hồi triều rồi bắt giam ngay. Hay tin, một bộ tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc đem quân phá cửa thành vào cứu Bỉnh Di. Thấy biến Cao Tông vội cho giết Bỉnh Di rồi đem gia quyến chạy lên vùng Tam Nông (Phú Thọ). Thái tử Sảm thì chạy về Hải Ấp (làng Lưu Xá, Hưng Hà, Thái Bình). Quách Bốc đem xác Bỉnh Di mai táng rồi vào điện tôn hoàng tử Thẩm lên làm vua.

Thái tử Sảm chạy về Hải Ấp vào ở nhà Trần Lư, làm nghề đánh cá. Thấy con gái Trần Lư là Trần Thị Dung khoẻ mạnh, xinh đẹp bèn lấy làm vợ và phong cho Trần Lư tước Minh Tự, Tô Trung Tự, cậu Trần Thị Dung chức Điện tiền chỉ huy sứ.

Anh em họ Trần mộ quân giúp thái tử Sảm khôi phục kinh thành rồi lên vùng Tam Nông rước Cao Tông về cung. Cao Tông về kinh được 1 năm thì mất (1210) trị vì được 35 năm, thọ 38 tuổi.

Lý Huệ Tông (1211-1225)

Thái tử Sảm lên nối ngôi lấy hiệu là Huệ Tông rồi sai quan quân đi đón Trần Thị Dung về phong làm Nguyên phi. Lúc ấy Trần Lư đă bị quân cướp giết, con thứ là Trần Tự Khánh nắm binh quyền. Huệ Tông bèn phong cho Tự Khánh làm Chương Tín hầu và Tô Trung Tự làm Thái úy Thuận Lưu bá.

Vốn không ưa Nguyên phi Trần Thị Dung, lại thấy họ Trần nắm giữ binh quyền, Đàm thái hậu, mẹ vua Huệ Tông ra mặt hắt hủi Thị Dung. Trần Tự Khánh thấy em mình bị đối xử tệ bạc, liền đem quân về kinh sư nói rằng xin vua rước đi. Lý Huệ Tông nghi Tự Khánh phản nghịch, giáng Trần Thị Dung xuống làm ngự nữ. Tự Khánh thấy vậy, thân đến quân môn xin lỗi và vẫn xin rước đi. Huệ Tông càng nghi, vội cùng với Đàm thái hậu chạy lên Lạng Châu (Lạng Sơn). Tự Khánh lại phát binh đi rước về, Huệ Tông sợ hăi, rước Thái hậu về Bình Hợp. Đàm thái hậu cho rằng họ Trần muốn làm phản thường chỉ mặt Trần Thị Dung xỉ vả và xui Huệ Tông bỏ Dung. Nhưng mê đắm Thị Dung xinh đẹp bội phần, vua không nghe. Đàm thái hậu mấy lần bỏ thuốc độc toan giết Thị Dung, nhưng vua đều cản được. Thường đến bữa ăn, vua ăn một nửa, một nửa dành cho người đẹp và ngày đêm giữ luôn bên mình không cho đi đâu. Về sau, Thái hậu làm dữ quá, Huệ Tông đem Trần Thị Dung đi trốn và cho địTrần Tự Khánh đến chầu. Tự Khánh đem quân đi hộ giá vua về kinh. Huệ Tông phong cho Trần Thị Dung làm Hoàng hậu, Trần Tự Khánh làm Phụ chính và người của Tự Khánh là Trần Thừa làm Nội thị phán thủ.

Tháng Chạp năm Quí Mùi, Trần Tự Khánh mất, vua Huệ Tông cho Trần Thừa làm Phụ quốc thái úy, và năm sau, giao cho em họ Hoàng hậu là Trần Thủ Độ làm Điện tiền chỉ huy sứ. Từ đó, mọi việc trong triều đều do vị tướng trẻ Trần Thủ Độ định đoạt.

Vua Huệ Tông về cuối đời thường rượu chè say khướt ngủ cả ngày, không quan tâm đến việc triều chính. Vua không có con trai. Hoàng hậu Trần Thị chỉ sinh được 2 công chúa. Người chị là Thuận Thiên công chúa đă gả cho Phụng Kiều vương Trần Liễu, con cả của Trần Thừa. Người em là Chiêu Thánh công chúa tên là Phật Kim, mới 7 tuổi, được lập làm Thái tử.

Tháng 10 năm Giáp Thân (1224), Lý Huệ Tông truyền ngôi cho Chiêu Thánh công chúa rồi vào ở chùa Chân Giáo.

Huệ Tông trị vì được 14 năm.

Lý Chiêu Hoàng (1225)

Chiêu Thánh công chúa lên ngôi, tức là Lý Chiêu Hoàng. Vua còn nhỏ nên quyền binh ở cả Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ đưa các cháu con vào cung cấm nắm giữ các chức vụ lớn nhỏ. Trấn Bất Cập làm cận thị thủ lục cục, Trần Thiêm là Chi hậu cục, Trần Cảnh làm Chánh thủ (đội trưởng đội hậu cần). Trần Cảnh là con thứ hai của Trần Thừa, lúc đó mới lên 8, cùng tuổi với Lý Chiêu Hoàng. Một lần Trần Cảnh bưng nước rửa mặt cho vua, Chiêu Hoàng thấy Trần Cảnh đem lòng yêu mến. Từ đó, mỗi khi vui chơi, Chiêu Hoàng đều gọi cho Trần Cảnh đến cùng chơi. Có hôm Trần Cảnh bưng chậu nước đứng hầu, Chiêu Thánh rửa mặt, lấy tay té nước ướt cả mặt Cảnh. Đến khi Cảnh bưng khăn chầu thì vua bà lấy khăn ném cho Trần Cảnh. Khi về nhà Trần Cảnh đă kể riêng với Trần Thủ Độ, Thủ Độ nói:

– Nếu thực như thế thì họ ta làm vua chăng? hay chết cả họ chăng?

Hôm khác Chiêu Hoàng lại lấy khăn chầu ném cho Trần Cảnh. Cảnh quỳ lạy:

– Bệ hạ có tha tội cho thần không? Thần xin vâng mệnh. Chiêu Hoàng cười:

– Tha cho ngươi! Nay ngươi đă biết nói khôn đó!

Cảnh lại về nói với Thủ Độ. Sợ việc tiết lộ thì bị giết cả, Thủ Độ đem gia thuộc thân thích vào trong cung cấm, sai đóng cửa thành và các cửa cung. Các quan vào chầu đều không được vào. Thủ Độ loan báo:

– Bệ hạ đă có chồng rồi.

Các quan đều nói: Đó là việc tốt, xin cho chọn ngày vào chầu. Thế là ngày 21 tháng 10 năm Ất Dậu có chiếu của Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh và ngày 11 tháng 12 năm Ất Dậu (tháng 1-1225) Chiêu Hoàng thiết triều ở điện Thiên An ngự trên giường báu, các quan mặc triều phục lạy ở sân rồng. Chiêu Hoàng trút bỏ áo ngự, khuyên mời Trần Cảnh lên ngôi vua. Sau 3 lần nhún nhường làm phép, Trần Cảnh ngồi lên ngai vàng chính thức làm Hoàng đế. Nhưng sau đó, bất hạnh đă đến với

Chiêu Hoàng, lúc này là hoàng hậu Chiêu Thánh. Nguyên do lấy nhau gần chục năm, Chiêu Thánh vẫn không sinh nở gì. Thủ Độ lo sợ vua Thái Tông Trần Cảnh tuyệt tự, không kẻ nối dõi ngôi vua, bèn lấy Thuận Thiên chị ruột Chiêu Thánh, vợ Trần Liễu (anh ruột Trần Cảnh) lúc này đang có mang ép gả cho Trần Cảnh. Sau đó, Thủ Độ ép Thái Tông phải bỏ Chiêu Thánh mà lập Thuận Thiên làm Hoàng hậu. Chiêu Thánh đau khổ, ẩn trong cung sâu, toan dứt nợ trần tục.

Nhưng may thay 20 năm sau, tròn 40 tuổi, hạnh phúc lại đến với Chiêu Hoàng. Mùng một tết năm Mậu Ngọ (1258), sau khi đánh tan cuộc xâm lược của quân Nguyên lần thứ nhất, vua Thánh Tông đặt lại lễ ở chính điện, có lệnh gả Chiêu Hoàng cho Lê Phụ Trần, một đại tướng có công lớn trong cuộc kháng chiến vừa qua. Lần này Chiêu Hoàng tìm thấy hạnh phúc thực sự, sinh được 2 người con: Lê Tông sau được phong tước Thượng Vị hầu và Ngọc Khê sau được phong là Ứng Thuỵ công chúa.

Chiêu Hoàng mất năm 60 tuổi. Tương truyền tóc bà vẫn đen nhánh, môi vẫn đỏ như tô son, đôi má vẫn một màu hoa đào.

Triều Lý tồn tại trong 215 năm thì tan ră. Trải qua 9 đời vua:

– Lý Thái Tổ 1010-1028 (19 năm)

– Lý Thái Tông 1028-1054 (27 năm)

– Lý Thánh Tông 1054-1072 (17 năm)

– Lý Nhân Tông 1072-1127 (56 năm)

– Lý Thần Tông 1128-1138 (10 năm)

– Lý Anh Tông 1038-1175 (37 năm)

– Lý Cao Tông 1176-1210 (35 năm)

– Lý Huệ Tông 1211-1225 (14 năm)

– Lý Chiêu Hoàng 1225

Nguyên Phi Ỷ Lan

Nói đến triều Lý không thể không nói về Ỷ Lan, một trong những danh nhân có tài trị nước của dân tộc. Tên thật của Ỷ Lan là Lê Thị Yến, quê ở làng Thổ Lỗi sau đổi thành

Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh) nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội. Vì mẹ mất từ lúc 12 tuổi, cha lấy vợ kế nên thân phận Ỷ Lan khổ như cô Tấm trong chuyện cổ. Sử ghi, Ỷ Lan là cô Tấm lộ Bắc, hay gọi đền thờ Ỷ Lan ở Dương Xá (Gia Lâm, Hà Nội) là đền thờ Bà Tấm là vì thế.

Năm ấy, vua Lý Thánh Tông 40 tuổi chưa có con trai nối dõi nên về chùa Dâu cầu tự. Vua và quần thần vãn xem phong cảnh trong vùng, chợt thấy trong ngày hội vui, mà trên nương vẫn có một người con gái vừa hái dâu vừa hát, vua vời xuống hỏi sự tình. Thấy Lê Thị Yến bội phần xinh đẹp, lại đối đáp lưu loát, vua cảm mến đưa về triều, rồi phong làm Nguyên phi, cho xây một cung riêng, đặt tên là cung Ỷ Lan để nhớ lại sự tích cô gái tựa gốc cây lan buổi đầu gặp gỡ.

Khác với các hậu phi, Ỷ Lan không lấy việc trau chuốt nhan sắc, mong chiếm được tình yêu của vua mà quan tâm đến hết thảy mọi công việc trong triều đình. Ỷ Lan khổ công học hỏi, miệt mài đọc sách, nghiền ngẫm nghĩa sách nên chỉ trong một thời gian ngắn, mọi người đều kinh ngạc trước sự hiểu biết uyên thâm về nhiều mặt của Ỷ Lan. Triều thần khâm phục Ỷ Lan là người có tài.

Một lần vua Lý Thánh Tông hỏi Ỷ Lan về kế trị nước. Ỷ Lan tâu:

– Muốn nước giàu dân mạnh, điều hệ trọng là biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng uống khó chịu nhưng chữa được bệnh. Điều hệ trọng thứ hai là phải xem quyền hành là một thứ đáng sợ. Quyền lực và danh vọng thường làm thay đổi con người. Tự mình tu đức để giáo hoá dân thì sâu hơn mệnh lệnh, dân bắt chước người trên thì nhanh hơn pháp luật. Nước muốn mạnh, Hoàng đế còn phải nhân từ với muôn dân. Phàm xoay cái thế thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo. Hội đủ những điều ấy, nước Đại Việt sẽ vô địch.

Nghe Ỷ Lan tâu, vua phục lắm. Bởi thế, năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân cầm quân đi đánh giặc, đã trao quyền nhiếp chính cho Ỷ Lan. Cũng ngay năm ấy, nước Đại Việt không may bị lụt lớn, mùa màng thất bát, nhiều nơi sinh loạn. Nhưng nhờ có kế sách trị nước đúng đắn, quyết đoán táo bạo, loạn lạc đã được dẹp yên, dân đói đã được cứu sống. Cảm cái ơn ấy, cũng là cách suy tôn một tài năng, nhân dân đã tôn thờ Ỷ Lan là Quan âm nữ, lập bàn thờ Ỷ Lan. Vua đánh giặc lâu không thắng, bèn trao quyền binh cho Lý Thường Kiệt, đem một cánh quân nhỏ quay về. Đến châu Cư Liên (Tiên Lữ, Hải Dương) hay tin Ỷ Lan đã vững vàng đưa đất nước vượt qua muôn trùng khó khăn, giữ cảnh thái bình, thịnh trị, vua hổ thẹn quay ra trận quyết đánh cho kỳ thắng mới về.

Năm Nhâm Tý (1072), vua Lý Thánh Tông đột ngột qua đời, triều Lý không tránh khỏi rối ren. Nhưng khi Ỷ Lan trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính và Lý Thường Kiệt nắm quyền Tể tướng thì nước Đại Việt lại khởi sắc, nhanh chóng thịnh cường. Ỷ Lan đã thi hành những biện pháp dựng nước yên dân, khiến cho thế nước và sức dân đã mạnh hẳn lên.

Năm Đinh Tị (1077), Tống triều phát đại binh sang xâm lược. Để Lý Thường Kiệt rảnh tay lo việc trận mạc, Thái hậu Ỷ Lan đã bỏ qua hiềm khích cũ, điều Lý Đạo Thành từ Nghệ An về, trao chức Thái sư như cũ, để cùng mình điều khiển triều đình, huy động sức người sức của vào trận. Nhờ vậy, nước Đại Việt đã làm nên chiến thắng hiển hách. Quân giặc hùng hổ toan làm cỏ nước Đại Việt đã phải cam chịu thất bại, lủi thủi rút quân về nước.

Làm nên chiến thắng này, công Thái hậu Ỷ Lan thực lớn. Nhưng trong đời Ỷ Lan không phải không có tì vết. Sau khi vua Lý Thánh Tông qua đời, Hoàng hậu Thượng Dương dựa vào thế lực của Thái sư Lý Đạo Thành, đã gạt Ỷ Lan ra khỏi triều đình. Mãi 4 tháng sau, có Lý Thường Kiệt giúp sức, Ỷ Lan mới trở lại nắm quyền nhiếp chính. Bà đã bắt giam Hoàng hậu Thượng Dương cùng 72 cung nữ vào lãnh cung, bỏ đói cho đến chết. Vì tội trạng ấy, sử sách phong kiến đã xóa sạch mọi công lao của bà đối với dân nước, mà quên mất rằng, trong sự nghiệp làm chính trị, đó là chuyện thường thấy.

Hoàng Hậu Trần Thị Dung

Trần Thị Dung là con gái Trần Lý, em của Trần Thừa, vị Thượng hoàng đầu tiên của triều Trần. Năm 1209, Hoàng tử Sảm chạy loạn về Hải Ấp thấy Trần Thị Dung có sắc đẹp bèn lấy làm vợ. Tháng 11 năm Canh Ngọ (1210) hoàng tử Sảm lên ngôi vua lấy hiệu là Huệ Tông, Trần Thị Dung được lập làm Nguyên phi. Đến giữa năm Bính Tý (1216), được sắc phong làm Hoàng hậu. Vốn không yêu Huệ Tông, lại thấy Huệ Tông chỉ đam mê sắc dục không thiết đến triều chính nên Trần Thị Dung càng chán vua và cảm mến Trần Thủ Độ lúc đó là Thái sư. Tháng 12 năm Ất Dậu (1225), nhà Lý mất ngôi, triều Trần nắm quyền thì tháng 8 năm Bính Tuất (1226), tân triều đã thu xếp một mối tình tuyệt đẹp giữa thái sư Trần Thủ Độ với Hoàng hậu triều Lý Trần Thị Dung. Cả triều đình nhà Trần vào ngày cưới của đôi lứa ấy, hội vui được tổ chức thâu đêm suốt sáng. Trần Thị Dung sau đó được phong làm Linh Từ quốc mẫu đã có công chỉ huy giới hoàng tộc chủ động rút khỏi kinh thành trong lần giặc Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ nhất (1257), sau đó, đảm nhận việc lo liệu thu nhặt sắt thép, khích lệ các hiệp thợ rèn đêm ngày rèn binh khí cung cấp cho quân Trần. Trong trận phản công chiến lược Đông Bộ Đầu tháng 12 năm Đinh Tý (1-1258), đuổi giặc chạy về nước của dân tộc có một phần công của bà.

Trần Thủ Độ

Trần Thủ Độ người có công khởi dựng sự nghiệp triều Trần, sinh năm Giáp Dần (1194) ở làng Lưu Xá (Hưng Hà, Thái Bình). Ông đă nổi lên là người có tài xuất chúng trong số những người con ưu tú khác của họ Trần, giúp triều Lý đánh dẹp các thế lực cát cứ, khôi phục cơ nghiệp nhà Lý. Ông ít được học nhưng có bản lĩnh, thẳng thắn và quyết đoán. Cuối triều Lý, các vua ăn chơi, sa đọa, kinh tế suy thoái, thiên tai, mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra. Lợi dụng cơ hội đó, các thế lực phong kiến nổi lên chống lại triều đình, đánh giết lẫn nhau, cướp bóc bừa băi. Ngoài biên thùy, đế quốc Nguyên Mông đang tung hoành đánh Kim, diệt Tây Hạ, chiếm Triều Tiên, sửa soạn đại binh xâm lược Tống và Đại Việt.

Trong lúc ấy, vua Lý Huệ Tông vô trách nhiệm, truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng mới 8 tuổi rồi bỏ đi tu ở chùa Chân Giáo. Bởi vậy, Trần Thủ Độ đă thu xếp cho Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi cho Trần Cảnh là hợp lẽ. Làm cuộc đảo chính thay đổi triều đại mà không xảy ra đổ máu và đảo lộn lớn trong nước, chứng tỏ Trần Thủ Độ là nhà chính trị sáng suốt, khôn ngoan.

Sau khi lên làm vua, Trần Thái Tông phong cho Trần Thủ Độ làm Thái sư nắm giữ mọi binh quyền. Trong một thời gian ngắn, Trần Thủ Độ đă thu phục được các thế lực đối địch, tổ chức lại bộ máy hành chính từ trung ương đến cấp xă. Có lần duyệt hộ khẩu, Linh Từ quốc mẫu muốn xin riêng cho một người làm chức Câu đương (một chức dịch trong xă). Ông ghi tên họ quê quán. Duyệt đến xă ấy, hỏi tên đương sự, đương sự mừng rỡ chạy đến. Trần Thủ Độ nói:

– Ngươi vì có công chúa xin cho được làm Câu đương, không thể ví như những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt.

Đương sự kêu van xin thôi, hồi lâu Trần Thủ Độ mới tha cho. Từ đấy không ai dám nhờ cậy việc riêng nữa.

Trần Thủ Độ đề cao tư tưởng pháp trị, định ra luật lệ quy chế hành chính và gương mẫu thực hiện. Sử ghi có lần, Linh Từ quốc mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm bị người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, Linh Từ quốc mẫu than:

– Mụ này làm vợ ông mà bọn quân hiệu ấy khinh nhờn như thế.

Thủ Độ sai quân đi bắt về. Người quân hiệu chắc là phải chết. Khi đến nơi, nghe người quân hiệu kể lại ngọn nguồn câu chuyện. Thủ Độ nói:

– Người ở chức thấp mà biết giữ phép nước, như thế ta còn trách gì nữa. Nói rồi lấy vàng lụa thưởng cho người ấy.

Là người có công, có tài, nắm giữ trọn binh quyền, vua cũng không dám trái ý. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua Thái Tông, ứa nước mắt tâu:

– Bệ hạ tuổi còn trẻ mà thái sư Trần Thủ Độ quyền nghiêng chân chúa, không biết rồi tiền đồ xă tắc sẽ ra sao? Hạ thần lấy làm lo lắng.

Vua bảo Thủ Độ:

– Trẫm biết Thượng phu chỉ có tấm lòng son vì nước chứ không có bụng riêng nào. Vậy mà kẻ kia thấy ông nắm giữ mọi quyền bính, dám ngờ vực xằng đă tâu với trẫm là đáng lo ngại về việc Thượng phụ chuyên quyền có thể không hay cho xă tắc. Đó là lời nói hại đến nghĩa vụ vua tôi và tình cảm chú cháu giữa Thượng phụ và Trẫm.

Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:

– Kẻ kia nói vậy mà đúng. Thật quả có chuyện chuyên quyền thật. Thế mới biết một trăm người vâng dạ không bằng một người nói thẳng. Trong đám quan lại chỉ duy nhất có người này ngay thẳng bạo dạn, dám nói những điều người khác chỉ dám nghĩ. Vậy, một triều thịnh là phải khuyến khích người nói thật.

Nói xong, Thủ Độ xin phép vua lấy mấy tấm lụa và mấy quan tiền thưởng cho viên quan nọ.

Trong cuộc kháng chiến chông Nguyên Mông lần thứ nhất, Trần Thủ Độ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tháng 12 năm Đinh Tý (1-1258), quân Mông Cổ sau khi tiêu diệt nước Đại Lư (Vân Nam), đă tiến vào lưu vực sông Hồng. Thế giặc rất mạnh. Trên các mặt trận, quân Đại Việt không đương nổi phải rút lui. Vua Thái Tông và quần thần phải bỏ Thăng Long rút xuống phía Nam. Vua ngự thuyền nhỏ đến thăm em ruột là Thái úy Trần Nhật Hạo hỏi kế. Nhật Hạo lấy ngón tay chấm nước viết hai chữ “Nhập Tống” ở mạn thuyền, ý khuyên vua nên chạy sang nhờ vả nước Tống. Vua rời thuyền đến hỏi Thái sư Trần Thủ Độ. Thủ Độ trả lời:

– Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo.

Vào lúc gay go nhất của cuộc chiến, câu trả lời đanh thép của Trần Thủ Độ đă giữ vững tinh thần quyết đánh quyết thắng của quân dân Đại Việt. Ông thực sự trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến và là người lănh đạo cuộc phản công quyết liệt đánh vào Đông Bộ Đầu, buộc giặc phải rút chạy về nước.

Sử sách phong kiến thường coi Trần Thủ Độ như một quyền thần vô học, có tài mà không có đức, có công với triều Trần, nhưng có tội với triều Lý. Lý do đưa ra là việc Thủ Độ giết hết tôn thất nhà Lý. Chuyện rằng: năm Nhâm Thìn (1232) nhân làm lễ Tiên hậu nhà Lý ở thôn Thái Đường (Đông Ngàn, Bắc Ninh), Thủ Độ sai làm nhà lá ở trên các hố để đến khi các tôn thất nhà Lý vào tế thì bị sụt cả xuống, rồi lấy đất đổ lên chôn sống hết. Nhưng trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên cũng chú giải rằng “Việc này chưa chắc đă có thực”.

Trần Thủ Độ mất tháng Giêng năm Giáp Tý (1264), thọ 71 tuổi.

Trần Thừa

Trần Thừa sinh năm Giáp Thìn (1184), vị Thượng hoàng đầu tiên của triều Trần là con cả của Trần Lý, anh ruột Trần Tự Khánh và Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung.

Ông tổ của Trần Thừa là Trần Kính vốn gốc ở Đông Triều, nối đời làm nghề đánh cá, trên đường đi tìm đất làm ăn sinh sống đã cắm sào, dừng chân ở Thức Mạc (Nam Định). Kính lấy vợ ở Tức Mạc sinh ra Trần Hấp tìm sang Hải Ấp (Thái Bình) nơi giáp ranh các sông Nhị Hà và sông Hải Triều, là vùng đất cổ trù phú rồi định cư ở đó. Nhờ có công phò tá triều Lý, khôi phục được kinh thành, năm Bính Tý (1216), Trần Thừa được vua Lý Huệ Tông phong làm Nội thị phán thủ. Năm Quý Mùi (1223), khi Trần Tự Khánh mất, vua phong cho Trần Thừa làm Thái úy phụ chính.

Khi Lý Chiêu Hoàng làm vua, Trần Thủ Độ đã nghĩ ngay đến việc truyền ngôi cho Trần Cảnh, con trai thứ của Trần Thừa, bèn thưa với Trần Thừa việc ấy. Trần Thừa ngần ngại:

– Chúng ta với Thái hậu và Chiêu Hoàng là chỗ họ ngoại chí thân, nay làm cái việc tranh đoạt ấy tôi e chẳng khỏi mang tiếng với hậu thế.

Trần Thủ Độ phân trần:

– Tôi xem diện mạo Trần Bố (Trần Cảnh) mũi cao, hai gò má trội đúng là long chuẩn long nhau.

Tính lại rộng rãi, biết thương người, có khí độ của vị thái bình thiên tử. Vả chăng, thời thế lúc này chỉ có họ Trần thay ngôi nhà Lý mới cứu được vận nước suy vi. Trời cho mà không lấy sẽ phải chịu tai ương. Xin đại huynh nên nghĩ kỹ.

Trần Thừa bảo Thủ Độ:

– Mọi việc tùy chú định liệu, làm sao cho thành sự thì làm. Hóa nhà làm nước hay đến phải diệt tộc cũng ở một chuyện này đó.

Khi Trần Cảnh lên ngôi vua, nhiều đảng loạn mượn cớ phù Lý chống Trần nổi lên ngày càng nhiều. Trần Thủ Độ mời Trần Thừa làm Thượng hoàng, lo giúp Thái Tông điều khiển triều đình để Thủ Độ rảnh tay dẹp loạn. Không đầy một năm, Thủ Độ đã vừa đánh dẹp vừa thu phục được các đảng giặc để trở lại nắm triều chính. Thượng hoàng Trần Thừa yên vị có người tài năng hơn mình trông coi việc nước, mặc sức lao vào thú săn bắn. Vùng Từ Sơn còn lưu truyền câu chuyện tình của Thượng hoàng với cô thôn nữ xinh đẹp có tên là Tần: Sáng ấy Trần Thừa cùng lính tùy tùng về châu Cổ Pháp để săn chim. Xế chiều Trần Thừa bắn trúng một con bạch trĩ. Mũi tên không trúng vào chỗ hiểm nên bạch trĩ vẫn đủ sức xà xuống bay chuyền từng đoạn. Trần Thừa phi ngựa đuổi mãi đến nỗi đám lính bị lạc. Đến khu rừng quang không thấy bóng chim nữa. Thất vọng định quay về thì ở một đồi sắn gần đó có cô thôn nữ khỏe mạnh, xinh đẹp vừa làm vừa hát. Trần Thừa tìm đến. Khi thấy Trần Thừa, cô gái sợ hãi, luống cuống về sự ăn mặc trễ tràng của mình. Sự e lệ càng khiến cô gái thêm vẻ quyến rũ. Cô biết Trần Thừa là người quyền quý. Niềm tin vào người quyền quý khiến cô gái không còn thấy sợ nữa. Vị Thượng hoàng đắm đuối ngắm cô gái, hỏi thăm gia cảnh cô. Cô tên là Tần, cha mất sớm chỉ còn mẹ già. Trần Thừa giải bày tình yêu nồng nàn của mình. Cô gái phần vì khiếp nhược chỉ e lệ mà không dám chối từ. Chiều ấy đám lính tuỳ tùng không tìm thấy chủ. Bởi vì, Trần Thừa đã về nhà Tần, ép cô gái phải chiều chuộng mình.

Sáng hôm sau, Trần Thừa từ biệt gia đình lên ngựa về kinh. Linh cảm một điều hệ trọng sẽ xảy ra, Tần chạy theo níu lấy áo Trần Thừa khóc như mưa. Cô nói tới trách nhiệm của người đã làm chồng cô một đêm. Trần Thừa thề thốt sẽ quay lại và để làm tin, ông đã rút kiếm cắt một vạt áo tía của mình trao cho cô gái. Ông dặn cô nếu có bề nào hãy tìm ông ở kinh sư. Rồi năm tháng qua đi, Trần Thừa đã quên bẵng hình bóng và những kỷ niệm sâu sắc với cô thôn nữ khu rừng săn ấy. Còn Tần, cô đã lo đúng điều đã xảy ra. Cô đã mang thai. Chịu búa rìu dư luận nhưng cô vẫn không về kinh sư tìm Trần Thừa, vì cô biết nếu vị Thượng hoàng yêu cô thì đã quay trở lại. Rồi cô sinh được một bé trai khỏe mạnh. Đứa bé được đặt tên là Trần Bà Liệt. Lớn lên, Bà Liệt theo học một lò vật và khỏe mạnh ít người địch nổi.

Năm ấy, kinh sư có giải vật lớn nhằm tuyển chọn nhân tài ra giúp nước. Vua Thái Tông và Thượng hoàng đều thân đến xem. Đô Liệt cũng về dự. Sau cả tuần thi vật đô Trâu (khỏe như trâu) đã lần lượt hạ hết các đối thủ. Đô Liệt xin vào tỉ thí. Ngay từ đầu đô Trâu đã phải gờm sức khỏe của đô Liệt. Trống thúc dồn dập, keo vật sôi động. Bỗng sau miếng đánh trượt, đô Liệt bị đô Trâu dùng miếng hiểm vít được cổ xuống, mong giết chết một địch thủ đáng gờm. Trong cơn vật lộn điên cuồng để thoát khỏi chết ngạt, chiếc khăn trên đầu đô Liệt tung ra. Một vạt áo tía rất lạ nằm trên thảm cỏ bê bết đất. Thượng hoàng Trần Thừa đã nhận ra vạt áo ấy. Ông hạ lệnh dừng ngay keo vật, quên hẳn địa vị của mình đến ôm lấy Liệt, đứa con mà ông đã phũ phàng bỏ rơi mẹ nó. Trần Bà Liệt được giữ lại ở kinh sư và được nhận làm con Thượng hoàng.

Bình luận