Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Dốc Hết Trái Tim – Cách Starbucks Xây Dựng Công Ty Bằng Từng Tách Cà Phê

Chương 3. Đối với người Italia, cà phê Espresso giống như một khúc Aria

Tác giả: Howard Schultz
Thể loại: Kinh Tế - Quản Lý
Chọn tập

“Nhiều người nhìn vào những điều đang tồn tại và tự hỏi ‘Tại sao?’ Tôi mơ về những điều chưa bao giờ tồn tại và tự hỏi ‘Tại sao không?’” George Bernard Shaw

đây là câu nói mà Robert F. Kennedy thường xuyên trích dẫn

NẾU BẠN BẢO BẠN CHƯA BAO GIỜ CÓ LẤY MỘT CƠ HỘI NÀO, CÓ LẼ THỰC TẾ LÀ BẠN CHƯA BAO GIỜ DÁM NẮM BẮT BẤT CỨ CƠ HỘI NÀO

Tôi không thể ngừng trăn trở về Starbucks. Mặc dù nhỏ hơn rất nhiều so với những công ty đa quốc gia tôi từng làm việc ở New York, nó vẫn khiến tôi phải mê đắm không dứt ra được, như một điệu nhạc jazz cứ vang mãi trong đầu ta vậy. Tôi nhận thấy hàng tá cách cống hiến vì nó.

Khi Jerry Baldwin và vợ anh, Jane, đến New York lần kế tiếp, Sheri và tôi mời họ ra ngoài dùng bữa tối và đi nghe hòa nhạc. Chúng tôi rất hợp nhau. Đang tán chuyện, tôi chợt hỏi Jerry: “Anh thấy có công việc nào ở Starbucks phù hợp với tôi không?”

Lúc đó Jerry đang tính chuyện thuê về công ty một số chuyên gia được đào tạo bài bản, vì thế anh hào hứng đón nhận lời đề nghị của tôi. Chúng tôi cùng trao đổi xem tôi có thể làm gì để đẩy mạnh doanh số cũng như công tác tiếp thị và quảng bá sản phẩm.

Phải mất một năm tôi mới thuyết phục được Jerry Baldwin thuê mình. Anh rất ưng chuyện này, nhưng những người khác đều không khỏi lo lắng về việc đưa một gã vốn được là tay New York có thế lực về công ty mình. Chuyện đón nhận một tay giám đốc xa lạ với những giá trị truyền thống của công ty bao giờ cũng là một sự mạo hiểm.

Nhiều khi, tôi thậm chí còn không tin nổi mình lại thích thú ý tưởng đó. Nhận việc

ở Starbucks đồng nghĩa với việc tôi phải bỏ công việc 75.000 đô-la một năm, từ bỏ bao nhiêu uy tín đã gây dựng được, từ bỏ chiếc xe hơi, bỏ cả cửa hàng, và từ bỏ tất cả những thứ đó để được cái gì? Việc chuyển đến một nơi xa tới 3.000 dặm ở đầu kia đất nước để tham gia vào một doanh nghiệp bé tẹo chỉ với vỏn vẹn 5 tiệm cà phê khiến bố mẹ và rất nhiều bạn bè tôi không khỏi băn khoăn. Đặt biệt là mẹ.

“Con đang làm rất tốt mà, con có cả tương lai ở phía trước,” bà nói. “Đừng từ bỏ nó chỉ vì một công ty bé tẹo chẳng ai biết tên”.

Trong suốt năm kế tiếp, tôi kiếm cớ quay lại Seattle vài lần. Tôi luôn sắp xếp ổn thỏa để có thể gặp Jerry. Chúng tôi phải thẳng thắn trao đổi ý tưởng về hoạt động kinh doanh của Starbucks, về những mặt hàng nên hay không nên mang thương hiệu Starbucks, về những cách tạo ra sự gắn bó với khách hàng. Mỗi lần gặp gỡ, tôi đều chuẩn bị một danh sách dày đặc ý tưởng, và việc lắng nghe nhận xét của Jerry đã giúp tôi hiểu được tầm nhìn của anh đối với Starbucks.

Jerry thổ lộ với tôi rằng anh tin chắc một ngày nào đó Starbucks sẽ vươn xa ra khỏi Seattle. Anh đang tính mở một cửa hàng mới ở Portland, Oregon, thành phố lớn gần Seattle nhất. Anh biết công ty sẽ lớn mạnh hơn, nhưng vẫn lưỡng lự trước những thay đổi mà sự phát triển sẽ mang tới. Tôi bảo anh rằng đó là một cơ hội tuyệt vời.

Tôi càng nghĩ nhiều về nó, tôi càng thấy biết bao nhiêu là hứa hẹn. Starbucks có những tiềm năng vô cùng to lớn. Tất cả bạn bè tôi ở New York đều trầm trồ khi thưởng thức cà phê Starbucks. Chắc chắn mọi người trên toàn đất Mỹ cũng sẽ có cùng một phản ứng như thế. Chắc chắn thị trường của chúng tôi sẽ không dừng lại ở con số vài ngàn người yêu cà phê ở vùng Tây Bắc. Jerry như một nhà truyền giáo sùng đạo; anh muốn mang đam mê của Starbucks đối với những hạt cà phê vượt ra bên ngoài Seattle. Bấy giờ, ngoài Starbucks ra tôi không hề nghe nói đến bất cứ một hệ thống cửa hàng phục vụ cà phê hạt cao cấp nào ở New York hay các thành phố khác.

Tuy chưa dám dấn thân vào đầu tư, một yếu tố quan trọng kéo tôi về phía Starbucks là việc tôi nhận thấy cơ hội góp sức định hình một công ty đang phát triển. Tôi sẳn sàng đồng ý mức lương thấp miễn là được chia một phần nhỏ cổ phiếu của công ty nhiều hứa hẹn. Tuy trước đó chưa từng sở hữu cổ phần ở bất cứ doanh nghiệp nào, tôi vẫn chắc chắn rằng nếu Jerry chia cho tôi, dù chỉ là một phần nhỏ, cổ phiếu ở Starbucks, tôi sẽ dốc hết toàn bộ nhiệt huyết và tâm sức vào công việc này.

Sheri rất thích ý tưởng này. Chúng tôi đang tính chuyện cưới xin rồi an cư lập nghiệp, và nàng dễ dàng nhận ra tôi hứng thú như thế nào đối với Seattle và Starbucks. Nàng vẫn sẳng sàng cùng tôi rời khỏi New York dù điều đó đồng nghĩa với việc sự nghiệp làm nhà thiết kế thời trang của nàng sẽ chựng lại. Là con gái của một doanh nhân Ohio, tự thân nàng hiểu rõ giá trị của việc chấp nhận rủi ro và theo đuổi ước mơ.

Nhiều tháng trôi qua, tôi vẫn liên lạc đều đặn với Jerry. Chúng tôi bắt đầu nói về việc tôi sẽ phụ trách công tác marketing tại Starbucks và giám sát các cửa hàng bán lẻ. Tôi bảo mình muốn một ohần nhỏ cổ phần, và Jerry có vẻ cũng xuôi.

Vào mùa xuân năm 1982, Jerry và Gordon mời tôi đến San Francisco gặp gỡ hội viên hùn vốn của họ, một cổ đông và cũng là thành viên hội đồng quản trị có tên là Steve Donovan, và cùng ăn tối. Tôi tin chắc rằng sau biết bao nhiêu hoạt động hành lang của mình, tôi chắc chắn đã thành công. Tôi hình dung ra việc mình sẽ bay về New York với hợp đồng như mong muốn trong tay.

Đối với tôi, buổi ăn tối này chính là phần kết có hậu cho cả quá trình đeo đuổi công việc suốt gần một năm, vì vậy tôi quyết tâm khiến nó diễn ra thật tốt đẹp. Tôi diện một trong những bộ vét đẹp nhất của mình và đi bộ từ khách sạn đến Donatello’s, một nhà hàng Italia cao cấp trên dốc khu trung tâm tài chính.

Tôi đi quá nhà hàng rồi đi một vòng quanh bùng binh phía trước để lấy thêm tự tin, dù lúc đó trời đang mưa. Dù sao bữa tối này cũng có ý nghĩa trọng đại đối với sự

nghiệp của tôi. Tôi biết Jerry đã cho họ biết rằng tôi có nhiều ý tưởng giúp phát triển công ty, và bữa tối này là cơ hội để Steve và Gordon đánh giá năng lực của tôi và khả năng tương thích của tôi với công ty.

Thật kỳ lạ khi chọn Donatello’s, nơi này ngột ngạt hơn tôi tưởng, với khăn trải bàn bằng vải lanh trắng và cậu phục vụ thắt nơ con bướm ở cổ. Tôi ngồi đợi một lúc thì Jerry, Gordon và Steve đến. Steve cao ráo, tóc vàng và trông đẹp trai theo kiểu cổ điển. Cả ba đều mặc vét thể thao, không trịnh trọng như tôi, nhưng vì họ đều lớn hơn tôi ít nhất mười tuổi, tôi thấy mừng vì mình ăn mặc đúng nghi thức.

Buổi tối diễn ra vô cùng tốt đẹp. Tôi thích Steve, một trí thức am hiểu từ việc tuyển dụng giám đốc đến nghiên cứu thiền định. Cũng như Jerry và Gordon, anh đã đến rất nhiều nơi, đọc rất nhiều sách, và có kiến thức rất sâu rộng. Dù vậy, tôi vẫn tự tin rằng khi trò chuyện mình đã thực sự khiến anh ta phải ấn tượng. Tôi nhiều lần nhìn về phía Jerry và thấy mắt anh ánh lên vẻ tán đồng. Sau bốn năm học đại học ở vùng Trung Tây, tôi đã biết cách làm dịu đi chất New York trong mình, tùy nghi tán gẫu về nước Ý, về Thụy Điển, về San Francisco khi thưởng thức món rượu khai vị và món súp.

Chúng tôi gọi một chai Barolo và nhanh chóng trò chuyện như thể bạn bè thân thiết lâu năm. Tuy vậy, khi món chính dọn lên, tôi chuyển sang đề tài Starbucks. “Các ngài đang sở hữu một viên ngọc thực sự quý giá đấy,” tôi nói. Tôi kể cho họ nghe việc tôi mời bạn bè thưởng thức cà phê Starbucks và việc họ phấn khích đến thế nào bởi hương vị đậm đà của nó. Dân New York sẽ mê cà phê Starbucks. Và cả dân Chicago, Boston, Washington, tất cả mọi người cũng sẽ thế.

Starbucks có thể lớn mạnh hơn biết bao nhiêu, tôi nói. Nó có thể vượt ra khỏi vùng Tây Bắc, đến cả vùng thượng lưu và hạ lưu Bờ Tây. Có khi nó còn trở thành một công ty quốc gia. Nó có thể có đến hàng tá cửa hàng, nhiều khi là hàng trăm cũng nên. Cái tên Starbucks sẽ đồng nghĩa với cà phê thượng hạng – một thương hiệu đảm bảo chất lượng đẳng cấp thế giới.

“Hãy nghĩ mà xem,” tôi tiếp tục. “Nếu Starbucks mở các cửa hàng trên khắp Hoa Kỳ và Canada, các ngài có thể chia sẽ kiến thức và tình yêu của mình cho thêm biết bao nhiêu người. Các ngài có thể làm cho biết bao nhiêu cuộc đời trở nên đẹp đẽ hơn”.

Kết thúc bữa tối, tôi dám chắc họ đã bị chinh phục bởi bầu nhiệt huyết và ngọn lửa trong tôi. Họ mỉm cười nhìn nhau trước hình ảnh đẹp đẽ mà tôi vẽ ra cho công ty. Chúng tôi tạm biệt, bắt tay nhau, và trên đường về khách sạn tôi liên tục gật đầu thích thú và tự chúc mừng mình. Tôi gọi cho Sheri, đánh thức nàng dậy. “Tối nay thật tuyệt vời,” tôi nói. “Anh nghĩ mọi thứ đang tiến triển tốt đẹp”.

Tuy San Francisco và New York chênh nhau ba múi giờ, đêm đó tôi vẫn không tài nào chợp mắt được. Cuộc sống của tôi sắp thay đổi hoàn toàn. Tôi bắt đầu hình dung

mình sẽ gây chú ý như thế nào, tôi và Sheri sẽ kết hôn ở đâu, chúng tôi sẽ chuyển đến Seattle ra sao. Có lẽ chúng tôi sẽ mua một căn nhà có sân. Và Starbucks – thậm chí ngay cái tên Starbucks cũng vang lên như một âm thanh kỳ diệu. Tôi đã bị bỏ bùa mất rồi.

Hai mươi bốn tiêng đồng hồ sau, tôi quay trở lại bàn làm việc ở New York, và khi cô thư ký bảo tôi Jerry đang chờ tôi trên điện thoại, tôi hào hứng nhấc máy.

“Tôi xin lỗi, Howard. Tôi có tin xấu.” Tôi không thể tin nổi giọng nói ảm đạm của anh, và cả những lời anh nói nữa. Cả ba người đã bàn bạc và quyết định không thuê tôi.

“Nhưng tại sao?”

“Vì như thế quá mạo hiểm, quá nhiều thay đổi.” Anh ngưng một chút, rõ ràng là anh không vui khi phải truyền đi thông điệp này. “Các kế hoạch cậu vạch ra nghe rất tuyệt, chỉ có điều đó không phải những gì chúng tôi vạch ra cho Starbucks”.

Thay vì mê hoặc họ, tôi lại khiến họ hoảng sợ. Họ lo ngại rằng tôi sẽ phá tung mọi thứ. Rằng tôi sẽ không phù hợp với công ty. Tôi cảm thấy mình như một cô dâu, đứng giữa dãy ghế nhà thờ, nhìn chú rể bỏ chạy phía cửa bên. Tôi quá bàng hoàng đến mức không suy nghĩ được gì. Tôi thấy toàn bộ tương lai mình lóe lên trước mắt rồi tan tành và cháy ra tro.

Đêm đó tôi trở về nhà và dốc hết nỗi thất vọng cho Sheri nghe. Tôi vẫn tin tưởng vào tương lai của Starbucks đến mức không thể chấp nhận việc cuối cùng mình lại bị từ chối. Tôi đã nghĩ rằng nó là bước ngoặt trong cuộc đời tôi. Nó phải trở thành hiện thực, tôi phải đặt chân vào Starbucks. Tôi muốn Jerry biết tâm quyết của mình.

Hôm sau tôi gọi lại cho Jerry.

“Jerry, anh đang mắc một sai lầm khủng khiếp,” tôi nói. “Sau tất cả thời gian đã qua, chúng ta có trách nhiệm phải thẳng thắn với nhau. Chính xác thì lý do là gì?”

Rất bình tỉnh, chúng tôi trao đổi về mọi thứ. Vấn đề là thế này: Các đối tác không muốn cho phép tôi thay đổi công ty. Họ lo ngại rằng nếu thuê tôi họ sẽ buộc phải chấp nhận một hướng đi mới của Starbucks. Họ cũng cho rằng phong thái và sự sôi sục của tôi sẽ gây ảnh hưởng không tốt đối với nền văn hóa vốn tồn tại ở công ty.

Tôi nói lên tất cả nhiệt huyết mà tôi dành cho Starbucks, cho cà phê, và cho cơ hội này một cách chân thành nhất. Tôi cho anh thấy mình có thể cống hiến được những gì, từ các kỹ năng kinh doanh và marketing đến tầm nhìn bao quát mà tôi có được nhờ điều hành một đơn vị bán hàng quốc gia cho Hammarplast. Tôi đã quen thi đấu trên một võ đài rộng lớn hơn nhiều, vì thế tôi có thể hoạch định và thi hành mọi chiến lược phát triển nào nếu nhận được sự đồng thuận.

“Jerry,” tôi nói, “vấn đề không phải ở tôi. Vấn đề là ở anh. Đây là thời khắc quan trọng của Starbucks. Chúng ta đã bàn luận quá nhiều về triển vọng của Starbucks. Nó là công ty của anh. Nó là ước mơ của anh. Anh là người duy nhất có thể đạt được ước

mơ đó. Phải có người dũng cảm đứng ra gánh vác, và đó chính là anh. Đừng để họ buộc anh phải quay lưng lại với những gì trái tim anh tin tưởng”.

Jerry lắng nghe tôi, và lặng yên không nói gì. “Cho tôi đêm nay suy nghĩ nhé,” anh nói. “Mai tôi sẽ gọi cho cậu”.

Có lẽ anh ấy ngủ được, còn tôi thì không.

Sáng hôm sau, tôi nhấc điện thoại ngay sau tiếng đổ chuông đầu tiên. “Cậu nói đúng,” anh ấy nói. “Tôi xin lỗi vì đã im lặng suốt hai mươi bốn tiếng. Chúng ta sẽ tiếp tục. Cậu được nhận, Howard ạ, và tôi cam đoan với cậu điều đó. Khi nào thì cậu bắt đầu làm việc được?”

Một thế giới hoàn toàn mới vừa mở ra trước mắt tôi, như cảnh trong phim Phù thủy xứ Oz khi mọi thứ chuyển từ đen và trắng sang ngập tràn màu sắc. Giấc mơ tuyệt diệu này sắp trở thành hiện thực.

Tuy tôi sẽ phải chịu một mức lương thấp hơn rất nhiều, nhưng đổi lại Jerry đồng ý trao cho tôi một ít cổ phần. Tôi sẽ được sở hữu một phần bé tí ti tương lai của Starbucks.

Trong suốt mười lăm năm sau, tôi thường tự hỏi: Điều gì sẽ xãy ra nếu mình xuôi tay chấp nhận quyết định của anh ấy? Hầu hết mọi người, khi bị từ chối, sẽ làm một việc duy nhất là bỏ đi.

Sau đó những chuyện tương tự tiếp tục xãy ra trong cuộc đời tôi, trong các bối cảnh khác và về những vấn đề khác. Đã quá nhiều lần người ta bảo tôi rằng một chuyện gì đó không thể xảy ra. Hết lần này đến lần khác, tôi phải dốc hết nghị lực và tìm mọi cách thuyết phục để những gì mình muốn trở thành hiện thực.

Cuộc sống là một chuỗi những cú đánh suýt hỏng. Nhưng đa số những gì chúng ta cho là may mắn lại không hề do vận may. May mắn chỉ đến nếu ta biết nắm bắt từng ngày trôi qua và chấp nhận trách nhiệm vì tương lai của bản thân. May mắn chỉ đến khi ta nhìn thấy được những gì người khác không nhìn thấy, và theo đuổi chúng dù người khác có nói gì chăng nữa.

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn phải chịu quá nhiều sức ép từ bạn bè, gia đình và đồng nghiệp, họ hối thúc bạn chọn đi những con đường dễ dàng, theo đuổi những gì xưa nay mọi người vẫn cho là không ngoan, đến nỗi việc không chấp nhận tình trạng hiện tại và những gì người ta kỳ vọng ở bạn trở nên thật khó khăn. Nhưng một khi bạn thật sự tin tưởng vào chính bản thân và vào giấc mơ của mình, bạn đơn giản chỉ việc làm tất cả những gì có thể để nắm giữ vận mệnh trong tay và biến giấc mơ trở thành hiện thực.

Chẳng có thành công vĩ đại nào lại xãy đến nhờ vào vận may.

MỘT ĐÁM MÂY ĐEN XUẤT HIỆN

Giờ đây khi cuối cùng đã được đón nhận, tôi phải lên kế hoạch cho chuyến di cư của mình. Mối quan tâm chính của tôi tất nhiên là Sheri. “Đây là cơ hội mà anh không

thể bỏ qua,” tôi bảo nàng. “Anh muốn em đi cùng anh tới thăm Seattle. Trước khi nói có hoặc không, muốn em đến đó và tự mình cảm nhận”.

Chúng tôi bay khỏi New York một tuần và một lần nữa, mùa xuân lại đến thời kỳ đẹp nhất của nó, với những cành đỗ quyên nở đầy hoa và những màu sắc rực rỡ chiếu sáng khắp không gian thành phố. Sheri thích Seattle, thích Starbucks, và rất háo hức muốn gặp lại gia đình Baldwin, những con người nồng ấm và luôn hào phóng dành cho chúng tôi thời gian quý giá của mình cũng như biết bao lời khuyên hữu ích. Họ rất am hiểu về ẩm thực và rượu vang, họ có hàng tá những chuyện thú vị để kể cho chúng tôi nghe về những chuyến du lịch khắp thế giới của họ, chia sẻ cho chúng tôi kiến thức của họ về một loạt các đề tài mà chúng tôi chỉ mới chập chững khám phá. Sheri đáp lại tự tin không kém gì tôi rằng đây là việc nên làm.

Tuy vậy, cả hai chúng tôi đều nhận thấy rằng chuyển đến Seattle sẽ đồng nghĩa với việc Sheri phải hy sinh sự nghiệp của mình. New York là trung tâm của thế giới về thiết kế nội thất, Seattle lại ở rất xa. Nhưng trong thâm tâm đã từ lâu nàng mong rời khỏi thành phố này một ngày nào đó. Nàng muốn có con và nuôi dạy chúng trong một môi trường khác. Hiếm có người phụ nữ nào sẳn sàng từ bỏ một sự nghiệp đầy hứa hẹn để chuyển đến một thành phố lạ hoắc lạ huơ cách xa 3.000 dặm, chỉ bởi vì chồng họ muốn tham gia vào một công ty cà phê bé nhỏ. Nhưng nàng không hề ngần ngại. Nàng ủng hộ tôi 100 phần trăm, xưa nay vẫn vậy. Sự động viên hết lòng đó luôn là động lực không thể thiếu trong cuộc đời tôi.

Mặc dù tôi háo hứt muốn bắt đầu công việc ở Starbucks, tôi quyết định trước hết phải nghỉ ngơi một thời gian. Với khoản ngân sách khiêm tốn, chúng tôi thuê một căn nhà tranh nhỏ để nghỉ hè tại Hamptons, nơi chúng tôi lần đầu gặp nhau. Chúng tôi thành hôn vào tháng Bảy và có cuộc sống vô cùng hạnh phúc.

Kế hoạch của chúng tôi là chất đồ lên chiếc Audi rồi lái xe đi 3.000 dặm đến

Seattle, chú chó cưng lông vàng của chúng tôi sẽ ngồi ở ghế sau. Chúng tôi dự tính rời

New York vào giữa tháng Tám và sẽ đến Seattle tầm nghĩ Lễ Lao Động.

Chúng tôi vừa bắt đầu chuyển đồ lên xe để hôm sau khởi hành thì mẹ tôi gọi và báo tin dữ: Bố tôi bị ung thư phổi và chỉ còn sống được khoảng một năm. Tôi chấn động hoàn toàn. Bố tôi chỉ mới sáu mươi tuổi, và em trai tôi, Michael, vẫn còn đi học đại học. Việc phải chống chọi với căn bệnh kinh khủng này sẽ rất khó khăn. Mẹ chỉ còn biết dựa vào tôi. Làm sao bà vượt qua nổi giai đoạn này nếu tôi đi Seattle.

Đó là cảm giác như thể ta đang bị tách làm hai nữa. Tôi đã quyết chí đến lập nghiệp ở Seattle vào đầu tháng Chín. Nhưng giờ thì làm sao tôi rời khỏi New York được? Tôi bàn bạc cùng cả nhà, có vẻ như tôi chẳng còn lựa chọn nào khác. Tôi phải đi.

Tôi đến thăm bố ở bệnh viện. Tôi phải nói lời tạm biệt ông, chẳng biết đến bao giờ tôi mới gặp lại ông. Mẹ ngồi cạnh bố, khóc nức nở. bà đang vô cùng sợ hãi, nhưng bà

cố gắng che dấu điều đó. Lẽ ra đây là lúc hai bố con có thể bày tỏ hết những tình cảm trong trái tim mình, nhưng chưa bao giờ chúng tôi có được một mối quan hệ như thế.

“Con đi Seattle đi,” bố nói. “Cuộc sống của con và Sheri là ở đó. Mọi chuyện ở đây bố mẹ sẽ xử lý được hết”.

Khi tôi ngồi bên ông, trong tim tôi có hai xúc cảm giằng xé nhau – nỗi buồn vô hạn và sự chua xót không dứt. Bố chưa bao giờ mang lại được cho gia đình một cuộc sống đầy đủ. Ông đã trầy trật từ công việc này đến công việc khác, chưa bao giờ ông thích ứng được với cái hệ thống xã hội này. Và giờ thì cuộc sống của ông đang kết thúc, trước khi ông kịp xoay xở đề kiểm soát nó.

Tôi bóp chặt tay ông và vụng về nói lời tạm biệt.

“Con không biết phải làm thế nào bây giờ,” tôi bảo mẹ khi chúng tôi đứng chờ thang máy.

“Howard, con phải đi,” bà khăng khăng.

Tôi cảm thấy như mình đang chìm dần, như thể mọi sức mạnh và nhiệt huyết và niềm lạc quan đã trôi tuột ra khỏi cơ thể tôi.

Khi thang máy lên đến nơi, mẹ ôm tôi thật chặt rồi cương quyết nói, “Con phải

đi”.

Tôi bước vào trong thang máy, và khi tôi quay đầu nhìn lại, tôi thấy khuôn mặt sưng húp của mẹ, mẹ lấy hết can đảm cố mỉm cười với tôi. Và cái khoảnh khắc hai cánh cửa thang máy đóng sập vào nhau, tôi như vỡ ra thành từng mảnh.

Sheri và tôi quyết thực hiện bằng được kế hoạch lái xe đến Seattle của mình, nhưng một bầu không khí đầy lo âu và phiền muộn cứ quanh quẩn bên chúng tôi. Hễ dừng xe nghỉ một chút là tôi lại gọi về nhà. Dần dần chúng tôi mới hay bệnh của bố không tệ như chúng tôi tưởng. Mọi thứ trở nên dễ thở hơn, và chúng tôi có thể toàn tâm toàn ý cùng nhau bắt đầu một cuộc sống mới ở cái thành phố mới lạ này.

NHẬP GIA TÙY TỤC

Chúng tôi đến Seattle khi một lễ hội âm nhạc và nghệ thuật ngoài trời thường niên có tên là Bumbershoot đang diễn ra hết sức nhộn nhịp. Không khí rất hứng khởi, phóng khoáng và đậm chất phiêu lưu.

Chúng tôi đã chọn được một căn nhà rộng rãi trên khu Đồi Capitol ở Seattle, nhưng vì mọi thứ vẫn chưa đâu vào đâu, chúng tôi đến ở nhà gia đình Baldwin trong một tuần. Họ rất hiếu khách, tối nào cũng thết đãi chúng tôi những bữa ăn thịnh soạn, lại còn lái xe đưa Sheri đi thăm thú khắp thành phố. Họ cũng chẳng nề hà gì việc để Jonas, chú chó cưng nặng gần 50 cân của chúng tôi, bơi trong bể bơi gia đình.

Sheri phải mất khoảng tới một năm mới cảm thấy Seattle như một mái nhà thực sự, còn tôi thì chỉ cần tầm hai mươi phút. Công việc ở Starbucks khiến tôi cứ phải vắt giò lên cổ mà chạy.

Khi tôi bắt đầu một cái gì đó, tôi luôn dồn hết tâm trí cho nó. Những tháng đầu

tiên ở Seattle, tôi dành hầu hết thời gian đi lại khắp các cửa tiệm, xem xét quầy thu ngân, gặp gỡ những công dân Starbucks, nếm đủ loại cà phê, và trò chuyện cùng khách hàng. Jerry quyết tâm đào tạo tôi thành một tay cực đỉnh về cà phê.

Phần kiến thức cuối cùng tôi phải học – và tất nhiên cũng là phần quan trọng nhất

– là cách rang cà phê. Mãi đến tháng Mười hai tôi mới làm được công việc đó. Tôi dành cả tuần bên máy rang cà phê, chờ nghe tiếng “bốp” thứ hai, xem xét màu sắc các hạt cà phê, học cách nhận biết sự khác nhau tinh tế của những lần rang khác nhau. Đó là kết thúc trọn vẹn của một khóa đào tạo toàn diện. Tôi cảm thấy như mình vừa được phong tước hiệp sỹ.

Có lẽ tôi đã khiến nhiều người ở Starbucks phải ngạc nhiên trước sự đam mê của tôi dành cho cà phê. Khi tôi làm việc trong cửa hàng ngay quầy thu ngân, họ liên tục tra vấn kiến thức của tôi và niềm tin của tôi. Vị giác của tôi phát triển rất tốt. Mọi thứ đều suôn sẻ.

Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi một số thành viên công ty tỏ vẻ phẫn nộ vì Jerry Baldwin thuê một người ở nơi khác đến. Tôi có cảm giác mình phải chứng tỏ bản thân – chứng tỏ rằng tôi xứng đáng với Starbucks. Tôi nỗ lực hòa nhập. Đối với một gã New York cao to đầy năng lượng ở một thành phố yên bình kín tiếng thế này, đó chẳng phải chuyện dễ. Trước giờ tôi vẫn quen diện những bộ vét đắt tiền, trong khi ở Starbucks mọi người ăn mặc thoải mái với áo cổ lọ và giày dép hiệu Birkenstocks. Phải cần có thời gian mới tạo được lòng tin. Dù sao đi nữa, tôi được thuê để làm điều quan trọng, và trong đầu tôi ngập tràn các ý tưởng dành cho công ty. Tôi muốn tạo ra một tác động tích cực nào đó.

Bầu không khí ở Starbucks bấy giờ khá thân thiện và không mấy sôi nổi, nhưng chúng tôi làm việc rất chăm chỉ. Giáng sinh là thời gian bận rộn nhất, và mọi người trong hội sở đều đến các cửa hàng giúp một tay. Một ngày nọ, hôm đó tôi đang làm việc ở quán Pike Place vào thời gian đông khách. Quán chật nêm người, và tôi thì đứng sau quầy thu ngân, hết tính toán doanh thu lại xoay sang đóng cà phê hạt vào từng gói.

Đột nhiên có người hét lên, “Ê! Gã kia vừa ăn cắp cái gì chạy ra ngoài kìa!” Rõ ràng một khách hàng đã thó hai cái máy cà phê đắt tiền và chạy bổ về phía cửa chính.

Tôi nhảy qua khỏi quầy thu tiền và bắt đầu đuổi theo. Không một giây chần chừ tự hỏi liệu gã có dùng súng hay không, tôi đuổi theo tận một con phố dốc lát sỏi, hét toáng lên, “Bỏ mấy cái máy xuống, bỏ xuống!”

Tên trộm giật mình làm rơi hai cái máy pha cà phê rồi bỏ chạy. Tôi nhặt chúng lên và cuốc bộ về cửa hàng. Mọi người vỗ tay hoan hô tôi. Đến chiều, tôi quay lại nhà máy rang cà phê, phòng làm việc của tôi nằm ở đó. Mọi người đã treo một tấm biểu ngữ thật lớn dành cho tôi, trên đó viết: “Make My Day”.

Tôi càng biết nhiều về Starbucks, tôi càng trân trọng niềm đam mê ẩn trong nó.

Nhưng tôi dần nhận thấy một nhược điểm. Tuy cà phê có chất lượng tuyệt hảo miễn bàn, phục vụ ở đây đôi lúc hơi kiêu ngạo. Thái độ đó xuất phát từ niềm tự hào cao độ của Starbucks đối với sản phẩm cà phê thượng hạng của mình. Những khách hàng muốn khám phá các hương vị và công thức pha chế mới luôn thích bàn luận kiến thức họ vừa có được với chúng tôi, nhưng tôi để ý thấy các khách hàng mới thường cảm thấy hời hợt và không chút bận tâm.

Tôi muốn lấp đầy khoảng trống đó. Tôi gắn chặt mình vào Starbucks đến mức bất cứ khuyết điểm nào của Starbucks tôi cũng thấy như khuyết điểm của bản thân mình. Vì thế tôi trao đổi với nhân viên về các kỹ năng kinh doanh thân thiện với khách hàng và phát triển các tư liệu đọc giúp khách hàng biết nhiều hơn về cà phê. Tuy vậy, tôi vẫn cảm thấy phải có một cách khác hiệu quả hơn khiến cà phê hảo hạng đến được với tất cả mọi người, chứ không gói gọn thiểu số những người thưởng thức cà phê sành sỏi.

TẦM NHÌN LÀ KHẢ NĂNG NHÌN THẤY NHỮNG GÌ NGƯỜI KHÁC KHÔNG NHÌN THẤY

Chẳng nơi đâu thích hợp cho việc thưởng thức một cách đúng nghĩa vẻ đẹp lảng mạn của cuộc sống bằng Italy. Đó là nơi tôi tìm ra niềm cảm hứng và tầm nhìn cho tương lai, nơi đã đưa cuộc sống của chính tôi, và của Starbucks, từ vùng đất Seattle yên bình đến với những nơi phồn hoa nhất trên khắp Hoa Kỳ.

Tôi khám phá ra nguồn cảm hứng đó vào mùa xuân năm 1983, gần như hoàn toàn nằm ngoài ý định của tôi.

Lúc đó tôi đã đến Starbucks được một năm, và công ty cử tôi đến Milan dự một cuộc triển lãm hàng gia dụng quốc tế. Tôi đi một mình và thuê một khách sạn giá rẻ gần trung tâm triển lãm.

Vào thời khắc tôi bước ra khỏi cửa khách sạn và thả mình vào ánh nắng chiếu vàng của một ngày thu ấm áp, cái hồn của nước Ý đã tràn ngập trong tôi. Một chữ tiếng Ý bẻ đôi tôi cũng không biết, nhưng tôi cảm thấy mình thật sự thuộc về nơi này.

Người Ý trân trọng niềm vui có được từ cuộc sống thường nhật theo cách mà không dân tộc nào khác trên thế giới này làm được. Họ biết cách tạo ra một cuộc sống cân bằng hoàn hảo. Họ hiểu rõ thế nào là lao động, thế nào là nghỉ ngơi và thế nào là tận hưởng cuộc sống. Họ đón nhận mọi thứ bằng đam mê. Không có bất cứ thứ gì lờ nhờ. Cơ sở hạ tầng ở Ý rất kinh khủng. Chẳng có thứ gì làm việc cho ra hồn. Nhưng ẩm thực Ý thì tuyệt đỉnh. Kiến trúc đẹp đến mức có thể khiến ta nghẹt thở. Và thời trang Ý vẫn luôn là chuẩn mực của sự tinh tế trên khắp thế giới.

Tôi đặc biệt yêu thích thứ ánh sáng ở Ý. Nó có ảnh hưởng rất lớn đối với tôi. Nó khiến tôi thấy được thế nào là cuộc sống.

Và những gì thứ ánh sáng đó chiếu lên cũng không kém phần tuyệt diệu. Nhiều khi đang bước dọc theo một con phố buồn tẻ trong một khu chung cư xám xịt, ta đột

nhiên bắt gặp, qua cánh cửa khép hờ, hình ảnh một người phụ nữ phơi những bộ trang phục rực rỡ sắc màu trong mảnh sân đầy hoa. Và chỉ có thể ở đây bạn mới bắt gặp được hình ảnh một nhà buôn kéo cao cánh cửa sắt và bày ra một loạt các sản phẩm tuyệt đẹp: các loại trái cây và rau quả muối tươi nguyên, đặt thành từng hàng đều tăm tắp.

Người Ý thực hiện mọi chi tiết trong hoạt động bán lẻ và chế biến với sự tôn nghiêm và luôn đòi hỏi những gì hoàn hảo nhất. Chẳng hạn khi vào cuối hạ và bắt đầu sang thu, những quả vả tươi non được bày bán tại hầu như tất cả các sạp hàng bình dân. Người bán sẽ hỏi khách: “Trắng hay đen?” Nếu khách muốn mua nửa này nửa kia, chủ sạp sẽ lấy một cái khay bằng bìa cứng rồi phủ lên đó đôi ba chiếc lá vả, rồi cầm từng trái vả lên, bóp nhẹ để đảm bảo độ chính hoàn hảo. Ông sẽ sắp các trái thành bốn hàng – ba trái trắng, ba trái đen, ba trái trắng, ba trái đen – rồi cẩn thận trút vào một chiếc túi và trao nó cho bạn với một niềm tự hào của một nghệ nhân.

Buổi sáng sau khi đến nơi, tôi để ý thấy một quán cà phê nhỏ. Tôi ló đầu vào nhìn quanh. Cô thu ngân đứng gần cửa mỉm cười nhìn tôi và gật đầu. Phía sau quầy pha chế, một thanh niên cao gầy, niềm nở chào tôi, “Buon giorno!” trong khi anh ta ấn vào một thanh kim loại khiến một khối hơi nước lớn thoát ra. Anh trao một tách sứ nhỏ chế đầy espresso cho một trong ba người đứng chen sát nhau ngay quầy. Tiếp đó là một tách cappuccino pha chế kỳ công, với lớp bọt mịn trắng muốt bên trên. Mọi động tác của anh đều thanh thoát đến mức trông như thể anh đang cùng một lúc vừa nghiền hạt cà phê, vừa chế espresso ra cốc, và vừa lên hơi sữa, lại còn vui vẻ tán chuyện cùng khách hàng. Quả là một nhà hát tuyệt vời.

“Espresso?” anh hỏi tôi, đôi mắt sẫm của anh như sáng lên khi anh đưa về phía tôi tách cà phê anh vừa pha.

Tôi không cưỡng lại được. Tôi đón lấy tách cà phê và nhấp một ngụm. Một hương vị đậm đặc, đầy khoái cảm chạm vào đầu lưỡi tôi. Sau ba ngụm thì cảm giác đó mất đi, nhưng tôi có thể nhận thấy sự ấm nóng và nguồn năng lượng mà nó mang lại.

Cách đó nửa khu nhà, băng qua một con phố ngang, tôi bắt gặp một quán espresso khác. Quán này thậm chí còn đông khách hơn. Tôi để ý thấy người đàn ông tóc điểm bạc phía sau quầy thuộc tên từng khách hàng và chào họ hết sức thân thiện. Rõ ràng ông vừa là chủ quán, vừa là người phục vụ. Ông cùng khách hàng cười nói vui vẻ và như đang tận hưởng từng phút giây trôi qua. Tôi dám chắc họ đều là khách quen và thói quen này mang lại cho họ cảm giác thân thuộc và thoải mái.

Cách đó thêm vài khu nhà, tôi lại thấy thêm hai quán nữa. Tôi vô cùng ngạc nhiên và thích thú.

Chính hôm đó tôi đã khám phá ra nghi thức và sự lãng mạn của quán cà phê espresso ở Italia. Tôi đã thấy chúng phổ biến đến thế nào, và tràn đầy sức sống đến thế nào. Mỗi quán có cá tính độc đáo riêng, nhưng hội tụ lại ở một điểm chung duy

nhất: tình bạn thân thiết giữa các khách hàng, những người quen biết nhau, và nghệ nhân pha cà phê, người luôn trình bày màn biểu diễn của mình bằng sự tinh tế cao độ. Bấy giờ, có đến 200.000 quán cà phê ở Italia, và riêng thành phố Milan, với diện tích chẳng hơn gì Philadelphia, đã có đến 1.500 quán. Có vẻ như chúng nằm ở mọi góc phố, và quán nào cũng chật nêm khách.

Tâm trí tôi bắt đầu dậy sóng.

Chiều hôm đó, sau khi hoàn tất các cuộc họp bên lề triển lãm thương mại, tôi lại một lần nữa khởi hành, dạo bộ khắp các con phố ở Milan để quan sát thêm nhiều quán cà phê espresso khác. Tôi nhanh chóng đến được trung tâm thành phố, nơi tọa lạc Thánh đường Piazza. Khi dạo bước qua quảng trường, bao quanh bạn sẽ là hương thơm của cà phê và hạt dẻ nướng cùng những câu bông đùa thời sự và tiếng chuyện trò ríu rít của lũ trẻ trong đồng phục học sinh. Một số quán cà phê ở khu này trông rất thanh lịch và thời thượng, trong khi các quán khác thì rộng rãi và bình dân hơn.

Vào buổi sáng, tất cả các quán đều chật cứng, và tất cả các quán đều phục vụ espresso, tinh túy của cà phê chứa trong một chiếc tách sứ. Hoàn toàn không có ghế, nếu có thì cũng rất ít. Tất cả khách hàng đều đứng, giống với phong cách bar phương Tây. Có vẻ như tất cả đàn ông đều hút thuốc.

Sức sống ngập tràn quanh bạn. Ngoạn mục như một vở opera. Bạn có thể nghe thấy sự trao đổi của những người gặp nhau lần đầu, cũng như những người đã quen thân vẫn gặp nhau hằng ngày ở quán. Tôi nhận thấy những quán cà phê này mang lại sự thoải mái, càm giác gần gủi của cộng đồng, và không khí của một mái ấm gia đình. Nhưng có lẽ các khách hàng đều không biết rõ về nhau lắm, trừ khi họ được đặt trong bối cảnh của chính quán cà phê đó.

Đến giờ chiều, nhịp độ giảm xuống. Tôi để ý thấy các bà mẹ cùng lũ trẻ và những người đã về hưu nán lại trò chuyện cùng người thợ pha cà phê. Đến chiều muộn, nhiều quán bày bàn ghế ra vỉa hè và phục vụ rượu khai vị. Mỗi quán là nơi quần tụ của một khu dân cư riêng, là một phần không thể thiếu của cuộc sống thường nhật.

Với người Ý, quán cà phê hoàn toàn không giống một quán ăn rẻ tiền, theo kiểu các tiệm cà phê ở Mỹ trong những năm 1950 và 1960. Họ coi quán cà phê như ngôi nhà thứ hai của mình. Mỗi sáng họ dừng chân bên quán cà phê mình yêu thích để thưởng thức ly espresso pha chế đúng với sở thích của mình. Nói theo kiểu Mỹ, đứng sau quầy hàng là một người thợ không lành nghề, nhưng anh ta trở thành một nghệ sĩ khi tạo ra tách cà phê tuyệt đẹp. Thợ pha chế cà phê ở Italia luôn là những người được tôn trọng hết mực.

Trong lúc quan sát, tôi phát hiện ra một điều: Starbucks đã đánh trật mục tiêu. Hoàn toàn trật, Đây chính là sức mạnh! Tôi nghĩ. Đây chính là sợi dây kết nối. Mối liên hệ với những người yêu cà phê không nhất thiết phải diễn ra ở ngôi nhà của họ, nơi họ tự tay nghiền và pha cà phê nguyên hạt. Điều chúng tôi phải làm là “bật mí” sự

lãng mạn và bí ẩn của phà phê thông qua các quán cà phê. Người Ý hiểu rõ mối quan hệ gần gũi cá nhân mà ta có thể có đối với cà phê, đó là khía cạnh xã hội của nó. Tôi không thể tin được chuyện Starbucks đang hoạt động trong ngành kinh doanh cà phê mà lại bỏ qua một yếu tố cốt lõi đến thế.

Nhu thể Chúa đang hiển linh vậy. Mọi chuyện diễn ra quá ư đột ngột và mạnh mẽ đến mức cơ thể tôi rung lên.

Mọi thứ trở nên quá rõ ràng. Starbucks bán những hạt cà phê tuyệt hảo, nhưng chúng tôi không phục vụ cà phê bằng tách. Chúng tôi coi cà phê là thứ hàng hóa đóng túi đem về nhà cùng các món đồ tạp hóa khác. Chúng tôi đứng ở quá xa trái tim và linh hồn mang ý nghĩa thật sự của cà phê từ bao thế kỷ qua.

Phục vụ các thức uống espresso theo phong cách Ý có thể là yếu tố khiến Starbucks trở nên nổi bật. Nếu chúng tôi có thể tái tạo ở Mỹ nét văn hóa cà phê đậm bản sắc Ý, nhiều người Mỹ khác cũng sẽ choáng ngợp như tôi. Starbucks có thể trở thành một trải nghiệm tuyệt vời, chứ không chỉ là một cửa hàng bán lẻ tuyệt vời.

Tôi ở lại Milan khoảng một tuần. Tôi tiếp tục thám hiểm khắp thành phố trên đôi chân mình, ngày nào cũng đi lạc. Một sáng nọ tôi bắt tàu lửa đến Verona. Mặc dù chỉ cách thành phố Milan nhộn nhịp vỏn vẹn bốn mươi lăm phút đi tàu, nơi đây cứ như đã ngủ yên suốt từ thế kỷ mười ba đến nay. Các tiệm cà phê ở đây rất giống Milan, và khi đặt chân vào một tiệm trong số đó, tôi bắt chước gọi một tách “cà phê latte”, lần đầu tiên tôi được thưởng thức hương vị của nó, Ban đầu tôi nghĩ nó đơn giản chỉ là cà phê sữa, nhưng tôi lặng đi khi ngắm nhìn người nghệ sĩ pha một lượng espresso vừa phải, lên hơi một bình sữa đầy bọt mịn, rồi chế cả hai vào một cái tách, kèm theo một hình ảnh tạo bọt đẹp bên trên.

Đây là sự kết hợp toàn vẹn giữa sữa lên hơi và cà phê, hòa trộn espresso, tinh chất cà phê hảo hạng, với sữa được tạo ngọt bằng phương pháp lên hơi thay vì cho thêm đường. Hoàn hảo. Trong số tất cả những chuyên gia về cà phê mà tôi biết, chưa từng có ai đề cập đến thức uống này. Không một người Mỹ nào biết đến nó, tôi nghĩ. Mình phải mang nó theo khi trở về.

Đêm nào tôi cũng gọi điện cho Sheri và kể cho nàng nghe những điều tôi chứng kiến và suy nghĩ của tôi. “Dân ở đây mê cà phê khủng khiếp!” Tôi bảo nàng. Họ đã nâng nó lên một tầm cao hoàn toàn mới.”

Khi đứng ở quảng trường Milan ngày hôm đó, tôi đã không thể thấy trước thành công của Starbucks ngày hôm nay. Nhưng tôi cảm thấy trái tim thôi thúc tôi hướng đến sự lãng mạn và cảm giác ấm áp của cộng đồng. Người Ý đã biến thức uống cà phê thành một bản giao hưởng đầy giai điệu đẹp. Starbucks cũng đang chơi bản nhạc đó vang khắp khán phòng, dù chúng tôi không có lấy một sợi dây đàn.

Tôi mang cảm giác đó về lại Seattle và truyền nó cho những người quanh tôi, rồi những người này lại tiếp tục truyền đi đến mọi ngóc ngách trên khắp đất nước này.

Nếu không có sự lãng mạn của cà phê espresso Italia, Starbucks sẽ mãi yên phận làm một tiệm cà phê địa phương thân thuộc tại Seattle.

“Nhiều người nhìn vào những điều đang tồn tại và tự hỏi ‘Tại sao?’ Tôi mơ về những điều chưa bao giờ tồn tại và tự hỏi ‘Tại sao không?’” George Bernard Shaw

đây là câu nói mà Robert F. Kennedy thường xuyên trích dẫn

NẾU BẠN BẢO BẠN CHƯA BAO GIỜ CÓ LẤY MỘT CƠ HỘI NÀO, CÓ LẼ THỰC TẾ LÀ BẠN CHƯA BAO GIỜ DÁM NẮM BẮT BẤT CỨ CƠ HỘI NÀO

Tôi không thể ngừng trăn trở về Starbucks. Mặc dù nhỏ hơn rất nhiều so với những công ty đa quốc gia tôi từng làm việc ở New York, nó vẫn khiến tôi phải mê đắm không dứt ra được, như một điệu nhạc jazz cứ vang mãi trong đầu ta vậy. Tôi nhận thấy hàng tá cách cống hiến vì nó.

Khi Jerry Baldwin và vợ anh, Jane, đến New York lần kế tiếp, Sheri và tôi mời họ ra ngoài dùng bữa tối và đi nghe hòa nhạc. Chúng tôi rất hợp nhau. Đang tán chuyện, tôi chợt hỏi Jerry: “Anh thấy có công việc nào ở Starbucks phù hợp với tôi không?”

Lúc đó Jerry đang tính chuyện thuê về công ty một số chuyên gia được đào tạo bài bản, vì thế anh hào hứng đón nhận lời đề nghị của tôi. Chúng tôi cùng trao đổi xem tôi có thể làm gì để đẩy mạnh doanh số cũng như công tác tiếp thị và quảng bá sản phẩm.

Phải mất một năm tôi mới thuyết phục được Jerry Baldwin thuê mình. Anh rất ưng chuyện này, nhưng những người khác đều không khỏi lo lắng về việc đưa một gã vốn được là tay New York có thế lực về công ty mình. Chuyện đón nhận một tay giám đốc xa lạ với những giá trị truyền thống của công ty bao giờ cũng là một sự mạo hiểm.

Nhiều khi, tôi thậm chí còn không tin nổi mình lại thích thú ý tưởng đó. Nhận việc

ở Starbucks đồng nghĩa với việc tôi phải bỏ công việc 75.000 đô-la một năm, từ bỏ bao nhiêu uy tín đã gây dựng được, từ bỏ chiếc xe hơi, bỏ cả cửa hàng, và từ bỏ tất cả những thứ đó để được cái gì? Việc chuyển đến một nơi xa tới 3.000 dặm ở đầu kia đất nước để tham gia vào một doanh nghiệp bé tẹo chỉ với vỏn vẹn 5 tiệm cà phê khiến bố mẹ và rất nhiều bạn bè tôi không khỏi băn khoăn. Đặt biệt là mẹ.

“Con đang làm rất tốt mà, con có cả tương lai ở phía trước,” bà nói. “Đừng từ bỏ nó chỉ vì một công ty bé tẹo chẳng ai biết tên”.

Trong suốt năm kế tiếp, tôi kiếm cớ quay lại Seattle vài lần. Tôi luôn sắp xếp ổn thỏa để có thể gặp Jerry. Chúng tôi phải thẳng thắn trao đổi ý tưởng về hoạt động kinh doanh của Starbucks, về những mặt hàng nên hay không nên mang thương hiệu Starbucks, về những cách tạo ra sự gắn bó với khách hàng. Mỗi lần gặp gỡ, tôi đều chuẩn bị một danh sách dày đặc ý tưởng, và việc lắng nghe nhận xét của Jerry đã giúp tôi hiểu được tầm nhìn của anh đối với Starbucks.

Jerry thổ lộ với tôi rằng anh tin chắc một ngày nào đó Starbucks sẽ vươn xa ra khỏi Seattle. Anh đang tính mở một cửa hàng mới ở Portland, Oregon, thành phố lớn gần Seattle nhất. Anh biết công ty sẽ lớn mạnh hơn, nhưng vẫn lưỡng lự trước những thay đổi mà sự phát triển sẽ mang tới. Tôi bảo anh rằng đó là một cơ hội tuyệt vời.

Tôi càng nghĩ nhiều về nó, tôi càng thấy biết bao nhiêu là hứa hẹn. Starbucks có những tiềm năng vô cùng to lớn. Tất cả bạn bè tôi ở New York đều trầm trồ khi thưởng thức cà phê Starbucks. Chắc chắn mọi người trên toàn đất Mỹ cũng sẽ có cùng một phản ứng như thế. Chắc chắn thị trường của chúng tôi sẽ không dừng lại ở con số vài ngàn người yêu cà phê ở vùng Tây Bắc. Jerry như một nhà truyền giáo sùng đạo; anh muốn mang đam mê của Starbucks đối với những hạt cà phê vượt ra bên ngoài Seattle. Bấy giờ, ngoài Starbucks ra tôi không hề nghe nói đến bất cứ một hệ thống cửa hàng phục vụ cà phê hạt cao cấp nào ở New York hay các thành phố khác.

Tuy chưa dám dấn thân vào đầu tư, một yếu tố quan trọng kéo tôi về phía Starbucks là việc tôi nhận thấy cơ hội góp sức định hình một công ty đang phát triển. Tôi sẳn sàng đồng ý mức lương thấp miễn là được chia một phần nhỏ cổ phiếu của công ty nhiều hứa hẹn. Tuy trước đó chưa từng sở hữu cổ phần ở bất cứ doanh nghiệp nào, tôi vẫn chắc chắn rằng nếu Jerry chia cho tôi, dù chỉ là một phần nhỏ, cổ phiếu ở Starbucks, tôi sẽ dốc hết toàn bộ nhiệt huyết và tâm sức vào công việc này.

Sheri rất thích ý tưởng này. Chúng tôi đang tính chuyện cưới xin rồi an cư lập nghiệp, và nàng dễ dàng nhận ra tôi hứng thú như thế nào đối với Seattle và Starbucks. Nàng vẫn sẳng sàng cùng tôi rời khỏi New York dù điều đó đồng nghĩa với việc sự nghiệp làm nhà thiết kế thời trang của nàng sẽ chựng lại. Là con gái của một doanh nhân Ohio, tự thân nàng hiểu rõ giá trị của việc chấp nhận rủi ro và theo đuổi ước mơ.

Nhiều tháng trôi qua, tôi vẫn liên lạc đều đặn với Jerry. Chúng tôi bắt đầu nói về việc tôi sẽ phụ trách công tác marketing tại Starbucks và giám sát các cửa hàng bán lẻ. Tôi bảo mình muốn một ohần nhỏ cổ phần, và Jerry có vẻ cũng xuôi.

Vào mùa xuân năm 1982, Jerry và Gordon mời tôi đến San Francisco gặp gỡ hội viên hùn vốn của họ, một cổ đông và cũng là thành viên hội đồng quản trị có tên là Steve Donovan, và cùng ăn tối. Tôi tin chắc rằng sau biết bao nhiêu hoạt động hành lang của mình, tôi chắc chắn đã thành công. Tôi hình dung ra việc mình sẽ bay về New York với hợp đồng như mong muốn trong tay.

Đối với tôi, buổi ăn tối này chính là phần kết có hậu cho cả quá trình đeo đuổi công việc suốt gần một năm, vì vậy tôi quyết tâm khiến nó diễn ra thật tốt đẹp. Tôi diện một trong những bộ vét đẹp nhất của mình và đi bộ từ khách sạn đến Donatello’s, một nhà hàng Italia cao cấp trên dốc khu trung tâm tài chính.

Tôi đi quá nhà hàng rồi đi một vòng quanh bùng binh phía trước để lấy thêm tự tin, dù lúc đó trời đang mưa. Dù sao bữa tối này cũng có ý nghĩa trọng đại đối với sự

nghiệp của tôi. Tôi biết Jerry đã cho họ biết rằng tôi có nhiều ý tưởng giúp phát triển công ty, và bữa tối này là cơ hội để Steve và Gordon đánh giá năng lực của tôi và khả năng tương thích của tôi với công ty.

Thật kỳ lạ khi chọn Donatello’s, nơi này ngột ngạt hơn tôi tưởng, với khăn trải bàn bằng vải lanh trắng và cậu phục vụ thắt nơ con bướm ở cổ. Tôi ngồi đợi một lúc thì Jerry, Gordon và Steve đến. Steve cao ráo, tóc vàng và trông đẹp trai theo kiểu cổ điển. Cả ba đều mặc vét thể thao, không trịnh trọng như tôi, nhưng vì họ đều lớn hơn tôi ít nhất mười tuổi, tôi thấy mừng vì mình ăn mặc đúng nghi thức.

Buổi tối diễn ra vô cùng tốt đẹp. Tôi thích Steve, một trí thức am hiểu từ việc tuyển dụng giám đốc đến nghiên cứu thiền định. Cũng như Jerry và Gordon, anh đã đến rất nhiều nơi, đọc rất nhiều sách, và có kiến thức rất sâu rộng. Dù vậy, tôi vẫn tự tin rằng khi trò chuyện mình đã thực sự khiến anh ta phải ấn tượng. Tôi nhiều lần nhìn về phía Jerry và thấy mắt anh ánh lên vẻ tán đồng. Sau bốn năm học đại học ở vùng Trung Tây, tôi đã biết cách làm dịu đi chất New York trong mình, tùy nghi tán gẫu về nước Ý, về Thụy Điển, về San Francisco khi thưởng thức món rượu khai vị và món súp.

Chúng tôi gọi một chai Barolo và nhanh chóng trò chuyện như thể bạn bè thân thiết lâu năm. Tuy vậy, khi món chính dọn lên, tôi chuyển sang đề tài Starbucks. “Các ngài đang sở hữu một viên ngọc thực sự quý giá đấy,” tôi nói. Tôi kể cho họ nghe việc tôi mời bạn bè thưởng thức cà phê Starbucks và việc họ phấn khích đến thế nào bởi hương vị đậm đà của nó. Dân New York sẽ mê cà phê Starbucks. Và cả dân Chicago, Boston, Washington, tất cả mọi người cũng sẽ thế.

Starbucks có thể lớn mạnh hơn biết bao nhiêu, tôi nói. Nó có thể vượt ra khỏi vùng Tây Bắc, đến cả vùng thượng lưu và hạ lưu Bờ Tây. Có khi nó còn trở thành một công ty quốc gia. Nó có thể có đến hàng tá cửa hàng, nhiều khi là hàng trăm cũng nên. Cái tên Starbucks sẽ đồng nghĩa với cà phê thượng hạng – một thương hiệu đảm bảo chất lượng đẳng cấp thế giới.

“Hãy nghĩ mà xem,” tôi tiếp tục. “Nếu Starbucks mở các cửa hàng trên khắp Hoa Kỳ và Canada, các ngài có thể chia sẽ kiến thức và tình yêu của mình cho thêm biết bao nhiêu người. Các ngài có thể làm cho biết bao nhiêu cuộc đời trở nên đẹp đẽ hơn”.

Kết thúc bữa tối, tôi dám chắc họ đã bị chinh phục bởi bầu nhiệt huyết và ngọn lửa trong tôi. Họ mỉm cười nhìn nhau trước hình ảnh đẹp đẽ mà tôi vẽ ra cho công ty. Chúng tôi tạm biệt, bắt tay nhau, và trên đường về khách sạn tôi liên tục gật đầu thích thú và tự chúc mừng mình. Tôi gọi cho Sheri, đánh thức nàng dậy. “Tối nay thật tuyệt vời,” tôi nói. “Anh nghĩ mọi thứ đang tiến triển tốt đẹp”.

Tuy San Francisco và New York chênh nhau ba múi giờ, đêm đó tôi vẫn không tài nào chợp mắt được. Cuộc sống của tôi sắp thay đổi hoàn toàn. Tôi bắt đầu hình dung

mình sẽ gây chú ý như thế nào, tôi và Sheri sẽ kết hôn ở đâu, chúng tôi sẽ chuyển đến Seattle ra sao. Có lẽ chúng tôi sẽ mua một căn nhà có sân. Và Starbucks – thậm chí ngay cái tên Starbucks cũng vang lên như một âm thanh kỳ diệu. Tôi đã bị bỏ bùa mất rồi.

Hai mươi bốn tiêng đồng hồ sau, tôi quay trở lại bàn làm việc ở New York, và khi cô thư ký bảo tôi Jerry đang chờ tôi trên điện thoại, tôi hào hứng nhấc máy.

“Tôi xin lỗi, Howard. Tôi có tin xấu.” Tôi không thể tin nổi giọng nói ảm đạm của anh, và cả những lời anh nói nữa. Cả ba người đã bàn bạc và quyết định không thuê tôi.

“Nhưng tại sao?”

“Vì như thế quá mạo hiểm, quá nhiều thay đổi.” Anh ngưng một chút, rõ ràng là anh không vui khi phải truyền đi thông điệp này. “Các kế hoạch cậu vạch ra nghe rất tuyệt, chỉ có điều đó không phải những gì chúng tôi vạch ra cho Starbucks”.

Thay vì mê hoặc họ, tôi lại khiến họ hoảng sợ. Họ lo ngại rằng tôi sẽ phá tung mọi thứ. Rằng tôi sẽ không phù hợp với công ty. Tôi cảm thấy mình như một cô dâu, đứng giữa dãy ghế nhà thờ, nhìn chú rể bỏ chạy phía cửa bên. Tôi quá bàng hoàng đến mức không suy nghĩ được gì. Tôi thấy toàn bộ tương lai mình lóe lên trước mắt rồi tan tành và cháy ra tro.

Đêm đó tôi trở về nhà và dốc hết nỗi thất vọng cho Sheri nghe. Tôi vẫn tin tưởng vào tương lai của Starbucks đến mức không thể chấp nhận việc cuối cùng mình lại bị từ chối. Tôi đã nghĩ rằng nó là bước ngoặt trong cuộc đời tôi. Nó phải trở thành hiện thực, tôi phải đặt chân vào Starbucks. Tôi muốn Jerry biết tâm quyết của mình.

Hôm sau tôi gọi lại cho Jerry.

“Jerry, anh đang mắc một sai lầm khủng khiếp,” tôi nói. “Sau tất cả thời gian đã qua, chúng ta có trách nhiệm phải thẳng thắn với nhau. Chính xác thì lý do là gì?”

Rất bình tỉnh, chúng tôi trao đổi về mọi thứ. Vấn đề là thế này: Các đối tác không muốn cho phép tôi thay đổi công ty. Họ lo ngại rằng nếu thuê tôi họ sẽ buộc phải chấp nhận một hướng đi mới của Starbucks. Họ cũng cho rằng phong thái và sự sôi sục của tôi sẽ gây ảnh hưởng không tốt đối với nền văn hóa vốn tồn tại ở công ty.

Tôi nói lên tất cả nhiệt huyết mà tôi dành cho Starbucks, cho cà phê, và cho cơ hội này một cách chân thành nhất. Tôi cho anh thấy mình có thể cống hiến được những gì, từ các kỹ năng kinh doanh và marketing đến tầm nhìn bao quát mà tôi có được nhờ điều hành một đơn vị bán hàng quốc gia cho Hammarplast. Tôi đã quen thi đấu trên một võ đài rộng lớn hơn nhiều, vì thế tôi có thể hoạch định và thi hành mọi chiến lược phát triển nào nếu nhận được sự đồng thuận.

“Jerry,” tôi nói, “vấn đề không phải ở tôi. Vấn đề là ở anh. Đây là thời khắc quan trọng của Starbucks. Chúng ta đã bàn luận quá nhiều về triển vọng của Starbucks. Nó là công ty của anh. Nó là ước mơ của anh. Anh là người duy nhất có thể đạt được ước

mơ đó. Phải có người dũng cảm đứng ra gánh vác, và đó chính là anh. Đừng để họ buộc anh phải quay lưng lại với những gì trái tim anh tin tưởng”.

Jerry lắng nghe tôi, và lặng yên không nói gì. “Cho tôi đêm nay suy nghĩ nhé,” anh nói. “Mai tôi sẽ gọi cho cậu”.

Có lẽ anh ấy ngủ được, còn tôi thì không.

Sáng hôm sau, tôi nhấc điện thoại ngay sau tiếng đổ chuông đầu tiên. “Cậu nói đúng,” anh ấy nói. “Tôi xin lỗi vì đã im lặng suốt hai mươi bốn tiếng. Chúng ta sẽ tiếp tục. Cậu được nhận, Howard ạ, và tôi cam đoan với cậu điều đó. Khi nào thì cậu bắt đầu làm việc được?”

Một thế giới hoàn toàn mới vừa mở ra trước mắt tôi, như cảnh trong phim Phù thủy xứ Oz khi mọi thứ chuyển từ đen và trắng sang ngập tràn màu sắc. Giấc mơ tuyệt diệu này sắp trở thành hiện thực.

Tuy tôi sẽ phải chịu một mức lương thấp hơn rất nhiều, nhưng đổi lại Jerry đồng ý trao cho tôi một ít cổ phần. Tôi sẽ được sở hữu một phần bé tí ti tương lai của Starbucks.

Trong suốt mười lăm năm sau, tôi thường tự hỏi: Điều gì sẽ xãy ra nếu mình xuôi tay chấp nhận quyết định của anh ấy? Hầu hết mọi người, khi bị từ chối, sẽ làm một việc duy nhất là bỏ đi.

Sau đó những chuyện tương tự tiếp tục xãy ra trong cuộc đời tôi, trong các bối cảnh khác và về những vấn đề khác. Đã quá nhiều lần người ta bảo tôi rằng một chuyện gì đó không thể xảy ra. Hết lần này đến lần khác, tôi phải dốc hết nghị lực và tìm mọi cách thuyết phục để những gì mình muốn trở thành hiện thực.

Cuộc sống là một chuỗi những cú đánh suýt hỏng. Nhưng đa số những gì chúng ta cho là may mắn lại không hề do vận may. May mắn chỉ đến nếu ta biết nắm bắt từng ngày trôi qua và chấp nhận trách nhiệm vì tương lai của bản thân. May mắn chỉ đến khi ta nhìn thấy được những gì người khác không nhìn thấy, và theo đuổi chúng dù người khác có nói gì chăng nữa.

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn phải chịu quá nhiều sức ép từ bạn bè, gia đình và đồng nghiệp, họ hối thúc bạn chọn đi những con đường dễ dàng, theo đuổi những gì xưa nay mọi người vẫn cho là không ngoan, đến nỗi việc không chấp nhận tình trạng hiện tại và những gì người ta kỳ vọng ở bạn trở nên thật khó khăn. Nhưng một khi bạn thật sự tin tưởng vào chính bản thân và vào giấc mơ của mình, bạn đơn giản chỉ việc làm tất cả những gì có thể để nắm giữ vận mệnh trong tay và biến giấc mơ trở thành hiện thực.

Chẳng có thành công vĩ đại nào lại xãy đến nhờ vào vận may.

MỘT ĐÁM MÂY ĐEN XUẤT HIỆN

Giờ đây khi cuối cùng đã được đón nhận, tôi phải lên kế hoạch cho chuyến di cư của mình. Mối quan tâm chính của tôi tất nhiên là Sheri. “Đây là cơ hội mà anh không

thể bỏ qua,” tôi bảo nàng. “Anh muốn em đi cùng anh tới thăm Seattle. Trước khi nói có hoặc không, muốn em đến đó và tự mình cảm nhận”.

Chúng tôi bay khỏi New York một tuần và một lần nữa, mùa xuân lại đến thời kỳ đẹp nhất của nó, với những cành đỗ quyên nở đầy hoa và những màu sắc rực rỡ chiếu sáng khắp không gian thành phố. Sheri thích Seattle, thích Starbucks, và rất háo hức muốn gặp lại gia đình Baldwin, những con người nồng ấm và luôn hào phóng dành cho chúng tôi thời gian quý giá của mình cũng như biết bao lời khuyên hữu ích. Họ rất am hiểu về ẩm thực và rượu vang, họ có hàng tá những chuyện thú vị để kể cho chúng tôi nghe về những chuyến du lịch khắp thế giới của họ, chia sẻ cho chúng tôi kiến thức của họ về một loạt các đề tài mà chúng tôi chỉ mới chập chững khám phá. Sheri đáp lại tự tin không kém gì tôi rằng đây là việc nên làm.

Tuy vậy, cả hai chúng tôi đều nhận thấy rằng chuyển đến Seattle sẽ đồng nghĩa với việc Sheri phải hy sinh sự nghiệp của mình. New York là trung tâm của thế giới về thiết kế nội thất, Seattle lại ở rất xa. Nhưng trong thâm tâm đã từ lâu nàng mong rời khỏi thành phố này một ngày nào đó. Nàng muốn có con và nuôi dạy chúng trong một môi trường khác. Hiếm có người phụ nữ nào sẳn sàng từ bỏ một sự nghiệp đầy hứa hẹn để chuyển đến một thành phố lạ hoắc lạ huơ cách xa 3.000 dặm, chỉ bởi vì chồng họ muốn tham gia vào một công ty cà phê bé nhỏ. Nhưng nàng không hề ngần ngại. Nàng ủng hộ tôi 100 phần trăm, xưa nay vẫn vậy. Sự động viên hết lòng đó luôn là động lực không thể thiếu trong cuộc đời tôi.

Mặc dù tôi háo hứt muốn bắt đầu công việc ở Starbucks, tôi quyết định trước hết phải nghỉ ngơi một thời gian. Với khoản ngân sách khiêm tốn, chúng tôi thuê một căn nhà tranh nhỏ để nghỉ hè tại Hamptons, nơi chúng tôi lần đầu gặp nhau. Chúng tôi thành hôn vào tháng Bảy và có cuộc sống vô cùng hạnh phúc.

Kế hoạch của chúng tôi là chất đồ lên chiếc Audi rồi lái xe đi 3.000 dặm đến

Seattle, chú chó cưng lông vàng của chúng tôi sẽ ngồi ở ghế sau. Chúng tôi dự tính rời

New York vào giữa tháng Tám và sẽ đến Seattle tầm nghĩ Lễ Lao Động.

Chúng tôi vừa bắt đầu chuyển đồ lên xe để hôm sau khởi hành thì mẹ tôi gọi và báo tin dữ: Bố tôi bị ung thư phổi và chỉ còn sống được khoảng một năm. Tôi chấn động hoàn toàn. Bố tôi chỉ mới sáu mươi tuổi, và em trai tôi, Michael, vẫn còn đi học đại học. Việc phải chống chọi với căn bệnh kinh khủng này sẽ rất khó khăn. Mẹ chỉ còn biết dựa vào tôi. Làm sao bà vượt qua nổi giai đoạn này nếu tôi đi Seattle.

Đó là cảm giác như thể ta đang bị tách làm hai nữa. Tôi đã quyết chí đến lập nghiệp ở Seattle vào đầu tháng Chín. Nhưng giờ thì làm sao tôi rời khỏi New York được? Tôi bàn bạc cùng cả nhà, có vẻ như tôi chẳng còn lựa chọn nào khác. Tôi phải đi.

Tôi đến thăm bố ở bệnh viện. Tôi phải nói lời tạm biệt ông, chẳng biết đến bao giờ tôi mới gặp lại ông. Mẹ ngồi cạnh bố, khóc nức nở. bà đang vô cùng sợ hãi, nhưng bà

cố gắng che dấu điều đó. Lẽ ra đây là lúc hai bố con có thể bày tỏ hết những tình cảm trong trái tim mình, nhưng chưa bao giờ chúng tôi có được một mối quan hệ như thế.

“Con đi Seattle đi,” bố nói. “Cuộc sống của con và Sheri là ở đó. Mọi chuyện ở đây bố mẹ sẽ xử lý được hết”.

Khi tôi ngồi bên ông, trong tim tôi có hai xúc cảm giằng xé nhau – nỗi buồn vô hạn và sự chua xót không dứt. Bố chưa bao giờ mang lại được cho gia đình một cuộc sống đầy đủ. Ông đã trầy trật từ công việc này đến công việc khác, chưa bao giờ ông thích ứng được với cái hệ thống xã hội này. Và giờ thì cuộc sống của ông đang kết thúc, trước khi ông kịp xoay xở đề kiểm soát nó.

Tôi bóp chặt tay ông và vụng về nói lời tạm biệt.

“Con không biết phải làm thế nào bây giờ,” tôi bảo mẹ khi chúng tôi đứng chờ thang máy.

“Howard, con phải đi,” bà khăng khăng.

Tôi cảm thấy như mình đang chìm dần, như thể mọi sức mạnh và nhiệt huyết và niềm lạc quan đã trôi tuột ra khỏi cơ thể tôi.

Khi thang máy lên đến nơi, mẹ ôm tôi thật chặt rồi cương quyết nói, “Con phải

đi”.

Tôi bước vào trong thang máy, và khi tôi quay đầu nhìn lại, tôi thấy khuôn mặt sưng húp của mẹ, mẹ lấy hết can đảm cố mỉm cười với tôi. Và cái khoảnh khắc hai cánh cửa thang máy đóng sập vào nhau, tôi như vỡ ra thành từng mảnh.

Sheri và tôi quyết thực hiện bằng được kế hoạch lái xe đến Seattle của mình, nhưng một bầu không khí đầy lo âu và phiền muộn cứ quanh quẩn bên chúng tôi. Hễ dừng xe nghỉ một chút là tôi lại gọi về nhà. Dần dần chúng tôi mới hay bệnh của bố không tệ như chúng tôi tưởng. Mọi thứ trở nên dễ thở hơn, và chúng tôi có thể toàn tâm toàn ý cùng nhau bắt đầu một cuộc sống mới ở cái thành phố mới lạ này.

NHẬP GIA TÙY TỤC

Chúng tôi đến Seattle khi một lễ hội âm nhạc và nghệ thuật ngoài trời thường niên có tên là Bumbershoot đang diễn ra hết sức nhộn nhịp. Không khí rất hứng khởi, phóng khoáng và đậm chất phiêu lưu.

Chúng tôi đã chọn được một căn nhà rộng rãi trên khu Đồi Capitol ở Seattle, nhưng vì mọi thứ vẫn chưa đâu vào đâu, chúng tôi đến ở nhà gia đình Baldwin trong một tuần. Họ rất hiếu khách, tối nào cũng thết đãi chúng tôi những bữa ăn thịnh soạn, lại còn lái xe đưa Sheri đi thăm thú khắp thành phố. Họ cũng chẳng nề hà gì việc để Jonas, chú chó cưng nặng gần 50 cân của chúng tôi, bơi trong bể bơi gia đình.

Sheri phải mất khoảng tới một năm mới cảm thấy Seattle như một mái nhà thực sự, còn tôi thì chỉ cần tầm hai mươi phút. Công việc ở Starbucks khiến tôi cứ phải vắt giò lên cổ mà chạy.

Khi tôi bắt đầu một cái gì đó, tôi luôn dồn hết tâm trí cho nó. Những tháng đầu

tiên ở Seattle, tôi dành hầu hết thời gian đi lại khắp các cửa tiệm, xem xét quầy thu ngân, gặp gỡ những công dân Starbucks, nếm đủ loại cà phê, và trò chuyện cùng khách hàng. Jerry quyết tâm đào tạo tôi thành một tay cực đỉnh về cà phê.

Phần kiến thức cuối cùng tôi phải học – và tất nhiên cũng là phần quan trọng nhất

– là cách rang cà phê. Mãi đến tháng Mười hai tôi mới làm được công việc đó. Tôi dành cả tuần bên máy rang cà phê, chờ nghe tiếng “bốp” thứ hai, xem xét màu sắc các hạt cà phê, học cách nhận biết sự khác nhau tinh tế của những lần rang khác nhau. Đó là kết thúc trọn vẹn của một khóa đào tạo toàn diện. Tôi cảm thấy như mình vừa được phong tước hiệp sỹ.

Có lẽ tôi đã khiến nhiều người ở Starbucks phải ngạc nhiên trước sự đam mê của tôi dành cho cà phê. Khi tôi làm việc trong cửa hàng ngay quầy thu ngân, họ liên tục tra vấn kiến thức của tôi và niềm tin của tôi. Vị giác của tôi phát triển rất tốt. Mọi thứ đều suôn sẻ.

Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi một số thành viên công ty tỏ vẻ phẫn nộ vì Jerry Baldwin thuê một người ở nơi khác đến. Tôi có cảm giác mình phải chứng tỏ bản thân – chứng tỏ rằng tôi xứng đáng với Starbucks. Tôi nỗ lực hòa nhập. Đối với một gã New York cao to đầy năng lượng ở một thành phố yên bình kín tiếng thế này, đó chẳng phải chuyện dễ. Trước giờ tôi vẫn quen diện những bộ vét đắt tiền, trong khi ở Starbucks mọi người ăn mặc thoải mái với áo cổ lọ và giày dép hiệu Birkenstocks. Phải cần có thời gian mới tạo được lòng tin. Dù sao đi nữa, tôi được thuê để làm điều quan trọng, và trong đầu tôi ngập tràn các ý tưởng dành cho công ty. Tôi muốn tạo ra một tác động tích cực nào đó.

Bầu không khí ở Starbucks bấy giờ khá thân thiện và không mấy sôi nổi, nhưng chúng tôi làm việc rất chăm chỉ. Giáng sinh là thời gian bận rộn nhất, và mọi người trong hội sở đều đến các cửa hàng giúp một tay. Một ngày nọ, hôm đó tôi đang làm việc ở quán Pike Place vào thời gian đông khách. Quán chật nêm người, và tôi thì đứng sau quầy thu ngân, hết tính toán doanh thu lại xoay sang đóng cà phê hạt vào từng gói.

Đột nhiên có người hét lên, “Ê! Gã kia vừa ăn cắp cái gì chạy ra ngoài kìa!” Rõ ràng một khách hàng đã thó hai cái máy cà phê đắt tiền và chạy bổ về phía cửa chính.

Tôi nhảy qua khỏi quầy thu tiền và bắt đầu đuổi theo. Không một giây chần chừ tự hỏi liệu gã có dùng súng hay không, tôi đuổi theo tận một con phố dốc lát sỏi, hét toáng lên, “Bỏ mấy cái máy xuống, bỏ xuống!”

Tên trộm giật mình làm rơi hai cái máy pha cà phê rồi bỏ chạy. Tôi nhặt chúng lên và cuốc bộ về cửa hàng. Mọi người vỗ tay hoan hô tôi. Đến chiều, tôi quay lại nhà máy rang cà phê, phòng làm việc của tôi nằm ở đó. Mọi người đã treo một tấm biểu ngữ thật lớn dành cho tôi, trên đó viết: “Make My Day”.

Tôi càng biết nhiều về Starbucks, tôi càng trân trọng niềm đam mê ẩn trong nó.

Nhưng tôi dần nhận thấy một nhược điểm. Tuy cà phê có chất lượng tuyệt hảo miễn bàn, phục vụ ở đây đôi lúc hơi kiêu ngạo. Thái độ đó xuất phát từ niềm tự hào cao độ của Starbucks đối với sản phẩm cà phê thượng hạng của mình. Những khách hàng muốn khám phá các hương vị và công thức pha chế mới luôn thích bàn luận kiến thức họ vừa có được với chúng tôi, nhưng tôi để ý thấy các khách hàng mới thường cảm thấy hời hợt và không chút bận tâm.

Tôi muốn lấp đầy khoảng trống đó. Tôi gắn chặt mình vào Starbucks đến mức bất cứ khuyết điểm nào của Starbucks tôi cũng thấy như khuyết điểm của bản thân mình. Vì thế tôi trao đổi với nhân viên về các kỹ năng kinh doanh thân thiện với khách hàng và phát triển các tư liệu đọc giúp khách hàng biết nhiều hơn về cà phê. Tuy vậy, tôi vẫn cảm thấy phải có một cách khác hiệu quả hơn khiến cà phê hảo hạng đến được với tất cả mọi người, chứ không gói gọn thiểu số những người thưởng thức cà phê sành sỏi.

TẦM NHÌN LÀ KHẢ NĂNG NHÌN THẤY NHỮNG GÌ NGƯỜI KHÁC KHÔNG NHÌN THẤY

Chẳng nơi đâu thích hợp cho việc thưởng thức một cách đúng nghĩa vẻ đẹp lảng mạn của cuộc sống bằng Italy. Đó là nơi tôi tìm ra niềm cảm hứng và tầm nhìn cho tương lai, nơi đã đưa cuộc sống của chính tôi, và của Starbucks, từ vùng đất Seattle yên bình đến với những nơi phồn hoa nhất trên khắp Hoa Kỳ.

Tôi khám phá ra nguồn cảm hứng đó vào mùa xuân năm 1983, gần như hoàn toàn nằm ngoài ý định của tôi.

Lúc đó tôi đã đến Starbucks được một năm, và công ty cử tôi đến Milan dự một cuộc triển lãm hàng gia dụng quốc tế. Tôi đi một mình và thuê một khách sạn giá rẻ gần trung tâm triển lãm.

Vào thời khắc tôi bước ra khỏi cửa khách sạn và thả mình vào ánh nắng chiếu vàng của một ngày thu ấm áp, cái hồn của nước Ý đã tràn ngập trong tôi. Một chữ tiếng Ý bẻ đôi tôi cũng không biết, nhưng tôi cảm thấy mình thật sự thuộc về nơi này.

Người Ý trân trọng niềm vui có được từ cuộc sống thường nhật theo cách mà không dân tộc nào khác trên thế giới này làm được. Họ biết cách tạo ra một cuộc sống cân bằng hoàn hảo. Họ hiểu rõ thế nào là lao động, thế nào là nghỉ ngơi và thế nào là tận hưởng cuộc sống. Họ đón nhận mọi thứ bằng đam mê. Không có bất cứ thứ gì lờ nhờ. Cơ sở hạ tầng ở Ý rất kinh khủng. Chẳng có thứ gì làm việc cho ra hồn. Nhưng ẩm thực Ý thì tuyệt đỉnh. Kiến trúc đẹp đến mức có thể khiến ta nghẹt thở. Và thời trang Ý vẫn luôn là chuẩn mực của sự tinh tế trên khắp thế giới.

Tôi đặc biệt yêu thích thứ ánh sáng ở Ý. Nó có ảnh hưởng rất lớn đối với tôi. Nó khiến tôi thấy được thế nào là cuộc sống.

Và những gì thứ ánh sáng đó chiếu lên cũng không kém phần tuyệt diệu. Nhiều khi đang bước dọc theo một con phố buồn tẻ trong một khu chung cư xám xịt, ta đột

nhiên bắt gặp, qua cánh cửa khép hờ, hình ảnh một người phụ nữ phơi những bộ trang phục rực rỡ sắc màu trong mảnh sân đầy hoa. Và chỉ có thể ở đây bạn mới bắt gặp được hình ảnh một nhà buôn kéo cao cánh cửa sắt và bày ra một loạt các sản phẩm tuyệt đẹp: các loại trái cây và rau quả muối tươi nguyên, đặt thành từng hàng đều tăm tắp.

Người Ý thực hiện mọi chi tiết trong hoạt động bán lẻ và chế biến với sự tôn nghiêm và luôn đòi hỏi những gì hoàn hảo nhất. Chẳng hạn khi vào cuối hạ và bắt đầu sang thu, những quả vả tươi non được bày bán tại hầu như tất cả các sạp hàng bình dân. Người bán sẽ hỏi khách: “Trắng hay đen?” Nếu khách muốn mua nửa này nửa kia, chủ sạp sẽ lấy một cái khay bằng bìa cứng rồi phủ lên đó đôi ba chiếc lá vả, rồi cầm từng trái vả lên, bóp nhẹ để đảm bảo độ chính hoàn hảo. Ông sẽ sắp các trái thành bốn hàng – ba trái trắng, ba trái đen, ba trái trắng, ba trái đen – rồi cẩn thận trút vào một chiếc túi và trao nó cho bạn với một niềm tự hào của một nghệ nhân.

Buổi sáng sau khi đến nơi, tôi để ý thấy một quán cà phê nhỏ. Tôi ló đầu vào nhìn quanh. Cô thu ngân đứng gần cửa mỉm cười nhìn tôi và gật đầu. Phía sau quầy pha chế, một thanh niên cao gầy, niềm nở chào tôi, “Buon giorno!” trong khi anh ta ấn vào một thanh kim loại khiến một khối hơi nước lớn thoát ra. Anh trao một tách sứ nhỏ chế đầy espresso cho một trong ba người đứng chen sát nhau ngay quầy. Tiếp đó là một tách cappuccino pha chế kỳ công, với lớp bọt mịn trắng muốt bên trên. Mọi động tác của anh đều thanh thoát đến mức trông như thể anh đang cùng một lúc vừa nghiền hạt cà phê, vừa chế espresso ra cốc, và vừa lên hơi sữa, lại còn vui vẻ tán chuyện cùng khách hàng. Quả là một nhà hát tuyệt vời.

“Espresso?” anh hỏi tôi, đôi mắt sẫm của anh như sáng lên khi anh đưa về phía tôi tách cà phê anh vừa pha.

Tôi không cưỡng lại được. Tôi đón lấy tách cà phê và nhấp một ngụm. Một hương vị đậm đặc, đầy khoái cảm chạm vào đầu lưỡi tôi. Sau ba ngụm thì cảm giác đó mất đi, nhưng tôi có thể nhận thấy sự ấm nóng và nguồn năng lượng mà nó mang lại.

Cách đó nửa khu nhà, băng qua một con phố ngang, tôi bắt gặp một quán espresso khác. Quán này thậm chí còn đông khách hơn. Tôi để ý thấy người đàn ông tóc điểm bạc phía sau quầy thuộc tên từng khách hàng và chào họ hết sức thân thiện. Rõ ràng ông vừa là chủ quán, vừa là người phục vụ. Ông cùng khách hàng cười nói vui vẻ và như đang tận hưởng từng phút giây trôi qua. Tôi dám chắc họ đều là khách quen và thói quen này mang lại cho họ cảm giác thân thuộc và thoải mái.

Cách đó thêm vài khu nhà, tôi lại thấy thêm hai quán nữa. Tôi vô cùng ngạc nhiên và thích thú.

Chính hôm đó tôi đã khám phá ra nghi thức và sự lãng mạn của quán cà phê espresso ở Italia. Tôi đã thấy chúng phổ biến đến thế nào, và tràn đầy sức sống đến thế nào. Mỗi quán có cá tính độc đáo riêng, nhưng hội tụ lại ở một điểm chung duy

nhất: tình bạn thân thiết giữa các khách hàng, những người quen biết nhau, và nghệ nhân pha cà phê, người luôn trình bày màn biểu diễn của mình bằng sự tinh tế cao độ. Bấy giờ, có đến 200.000 quán cà phê ở Italia, và riêng thành phố Milan, với diện tích chẳng hơn gì Philadelphia, đã có đến 1.500 quán. Có vẻ như chúng nằm ở mọi góc phố, và quán nào cũng chật nêm khách.

Tâm trí tôi bắt đầu dậy sóng.

Chiều hôm đó, sau khi hoàn tất các cuộc họp bên lề triển lãm thương mại, tôi lại một lần nữa khởi hành, dạo bộ khắp các con phố ở Milan để quan sát thêm nhiều quán cà phê espresso khác. Tôi nhanh chóng đến được trung tâm thành phố, nơi tọa lạc Thánh đường Piazza. Khi dạo bước qua quảng trường, bao quanh bạn sẽ là hương thơm của cà phê và hạt dẻ nướng cùng những câu bông đùa thời sự và tiếng chuyện trò ríu rít của lũ trẻ trong đồng phục học sinh. Một số quán cà phê ở khu này trông rất thanh lịch và thời thượng, trong khi các quán khác thì rộng rãi và bình dân hơn.

Vào buổi sáng, tất cả các quán đều chật cứng, và tất cả các quán đều phục vụ espresso, tinh túy của cà phê chứa trong một chiếc tách sứ. Hoàn toàn không có ghế, nếu có thì cũng rất ít. Tất cả khách hàng đều đứng, giống với phong cách bar phương Tây. Có vẻ như tất cả đàn ông đều hút thuốc.

Sức sống ngập tràn quanh bạn. Ngoạn mục như một vở opera. Bạn có thể nghe thấy sự trao đổi của những người gặp nhau lần đầu, cũng như những người đã quen thân vẫn gặp nhau hằng ngày ở quán. Tôi nhận thấy những quán cà phê này mang lại sự thoải mái, càm giác gần gủi của cộng đồng, và không khí của một mái ấm gia đình. Nhưng có lẽ các khách hàng đều không biết rõ về nhau lắm, trừ khi họ được đặt trong bối cảnh của chính quán cà phê đó.

Đến giờ chiều, nhịp độ giảm xuống. Tôi để ý thấy các bà mẹ cùng lũ trẻ và những người đã về hưu nán lại trò chuyện cùng người thợ pha cà phê. Đến chiều muộn, nhiều quán bày bàn ghế ra vỉa hè và phục vụ rượu khai vị. Mỗi quán là nơi quần tụ của một khu dân cư riêng, là một phần không thể thiếu của cuộc sống thường nhật.

Với người Ý, quán cà phê hoàn toàn không giống một quán ăn rẻ tiền, theo kiểu các tiệm cà phê ở Mỹ trong những năm 1950 và 1960. Họ coi quán cà phê như ngôi nhà thứ hai của mình. Mỗi sáng họ dừng chân bên quán cà phê mình yêu thích để thưởng thức ly espresso pha chế đúng với sở thích của mình. Nói theo kiểu Mỹ, đứng sau quầy hàng là một người thợ không lành nghề, nhưng anh ta trở thành một nghệ sĩ khi tạo ra tách cà phê tuyệt đẹp. Thợ pha chế cà phê ở Italia luôn là những người được tôn trọng hết mực.

Trong lúc quan sát, tôi phát hiện ra một điều: Starbucks đã đánh trật mục tiêu. Hoàn toàn trật, Đây chính là sức mạnh! Tôi nghĩ. Đây chính là sợi dây kết nối. Mối liên hệ với những người yêu cà phê không nhất thiết phải diễn ra ở ngôi nhà của họ, nơi họ tự tay nghiền và pha cà phê nguyên hạt. Điều chúng tôi phải làm là “bật mí” sự

lãng mạn và bí ẩn của phà phê thông qua các quán cà phê. Người Ý hiểu rõ mối quan hệ gần gũi cá nhân mà ta có thể có đối với cà phê, đó là khía cạnh xã hội của nó. Tôi không thể tin được chuyện Starbucks đang hoạt động trong ngành kinh doanh cà phê mà lại bỏ qua một yếu tố cốt lõi đến thế.

Nhu thể Chúa đang hiển linh vậy. Mọi chuyện diễn ra quá ư đột ngột và mạnh mẽ đến mức cơ thể tôi rung lên.

Mọi thứ trở nên quá rõ ràng. Starbucks bán những hạt cà phê tuyệt hảo, nhưng chúng tôi không phục vụ cà phê bằng tách. Chúng tôi coi cà phê là thứ hàng hóa đóng túi đem về nhà cùng các món đồ tạp hóa khác. Chúng tôi đứng ở quá xa trái tim và linh hồn mang ý nghĩa thật sự của cà phê từ bao thế kỷ qua.

Phục vụ các thức uống espresso theo phong cách Ý có thể là yếu tố khiến Starbucks trở nên nổi bật. Nếu chúng tôi có thể tái tạo ở Mỹ nét văn hóa cà phê đậm bản sắc Ý, nhiều người Mỹ khác cũng sẽ choáng ngợp như tôi. Starbucks có thể trở thành một trải nghiệm tuyệt vời, chứ không chỉ là một cửa hàng bán lẻ tuyệt vời.

Tôi ở lại Milan khoảng một tuần. Tôi tiếp tục thám hiểm khắp thành phố trên đôi chân mình, ngày nào cũng đi lạc. Một sáng nọ tôi bắt tàu lửa đến Verona. Mặc dù chỉ cách thành phố Milan nhộn nhịp vỏn vẹn bốn mươi lăm phút đi tàu, nơi đây cứ như đã ngủ yên suốt từ thế kỷ mười ba đến nay. Các tiệm cà phê ở đây rất giống Milan, và khi đặt chân vào một tiệm trong số đó, tôi bắt chước gọi một tách “cà phê latte”, lần đầu tiên tôi được thưởng thức hương vị của nó, Ban đầu tôi nghĩ nó đơn giản chỉ là cà phê sữa, nhưng tôi lặng đi khi ngắm nhìn người nghệ sĩ pha một lượng espresso vừa phải, lên hơi một bình sữa đầy bọt mịn, rồi chế cả hai vào một cái tách, kèm theo một hình ảnh tạo bọt đẹp bên trên.

Đây là sự kết hợp toàn vẹn giữa sữa lên hơi và cà phê, hòa trộn espresso, tinh chất cà phê hảo hạng, với sữa được tạo ngọt bằng phương pháp lên hơi thay vì cho thêm đường. Hoàn hảo. Trong số tất cả những chuyên gia về cà phê mà tôi biết, chưa từng có ai đề cập đến thức uống này. Không một người Mỹ nào biết đến nó, tôi nghĩ. Mình phải mang nó theo khi trở về.

Đêm nào tôi cũng gọi điện cho Sheri và kể cho nàng nghe những điều tôi chứng kiến và suy nghĩ của tôi. “Dân ở đây mê cà phê khủng khiếp!” Tôi bảo nàng. Họ đã nâng nó lên một tầm cao hoàn toàn mới.”

Khi đứng ở quảng trường Milan ngày hôm đó, tôi đã không thể thấy trước thành công của Starbucks ngày hôm nay. Nhưng tôi cảm thấy trái tim thôi thúc tôi hướng đến sự lãng mạn và cảm giác ấm áp của cộng đồng. Người Ý đã biến thức uống cà phê thành một bản giao hưởng đầy giai điệu đẹp. Starbucks cũng đang chơi bản nhạc đó vang khắp khán phòng, dù chúng tôi không có lấy một sợi dây đàn.

Tôi mang cảm giác đó về lại Seattle và truyền nó cho những người quanh tôi, rồi những người này lại tiếp tục truyền đi đến mọi ngóc ngách trên khắp đất nước này.

Nếu không có sự lãng mạn của cà phê espresso Italia, Starbucks sẽ mãi yên phận làm một tiệm cà phê địa phương thân thuộc tại Seattle.

Chọn tập
Bình luận
2880
× sticky