Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Size 12 Không Phải Là Mập

Chương 7

Tác giả: Meg Cabot

Kem hoả tiễn

Như mật ngọt.

Từ tổ ong

Kem hoả tiễn

Đừng làm rơi

Thử đi kìa

Thích ăn mà

Đừng có chối

Kem hoả tiễn

Khi anh gần

Em không dừng

Kem hoả tiễn

Kẹo trong mắt

Kem hoả tiễn

“Kem hoả tiễn”

Trình bày: Heather Wells

Sáng tác: Valdez/Caputo

Album: Sugar Rush

Cartwright Records

******************

Thứ hai, Sarah và tôi mở cửa vào phòng Elizabeth để dọn dẹp toàn bộ đồ đạc của con bé.

Bố mẹ Elizabeth quá đau khổ nên không thể tự làm được, nên đành phải nhờ văn phòng quản lý khu cư trú làm hộ.

Điều này tôi hoàn toàn có thể thông cảm. Thì cứ nghĩ mà xem, có ai dám tin rằng khi cho con mình đi học đại học là 3 tuần sau thôi đã nhận ược cuộc gọi thông báo là nó đã chết, và rằng mình cần đến thành phố để thu dọn ồ đạc của nó cơ chứ.

Đặc biệt là khi con gái mình lại là một đứa ngoan hiền như Elizabeth, ít nhất thì cũng có vẻ như thế nếu nhìn đống đồ đạc mà Sarah đã kiểm kê còn tôi dọn dẹp (làm như vậy là để sau này, nếu nhà Kellogg có phát hiện thấy mất thứ gì đó thì họ cũng không thể đổ thừa chúng tôi lấy trộm được. Ts. Jessup nói trước đây chẳng may đã xảy ra một việc như thế, cũng trong trường hợp có sinh viên chết). Ý tôi muốn nói là, con bé này có tới 7 món đồ của Izod! 7 cái! Thậm chí nó còn chẳng có lấy một cái áo nhỏ màu đen. Tất cả quần lót của nó đều là quần vải cotton trắng của Hanes Her Way.

Xin lỗi nhá, nhưng mấy đứa con gái chỉ mặc Hanes Her Way thì chẳng đời nào lại lướt thang máy cả.

Thế nhưng, rõ ràng tôi chỉ nằm trong một số ít người nghĩ như vậy. Sarah, trong khi ghi lại từng món đồ mà tôi lấy ra ừ tủ quần áo của Elizabeth, còn mải mê chỉ ra những điểm tinh vi về căn bệnh tâm thần phân liệt, một loại bệnh mà cô ta đang nghiên cứu trong lớp tâm thần học. Các triệu cứng của bệnh này thường không phát tác cho đến khi người bệnh ở vào độ tuổi của Elizabeth khi cô bé chết, Sarah nói với tôi như thế. Cô ta tiếp tục lải nhải rằng có thể đó là điều đã xui khiến Elizabeth hành động liều lĩnh trái với tính cách thông thường của mình vào cái đêm hôm ấy. Có những tiếng gọi mơ hồ cứ vang lên trong đầu cô bé, ý là thế.

Có thể Sarah nói đúng. Chắc chắn không phải là cậu bạn trai khả nghi của Elizabeth, như Cooper đã gợi ý. Tôi biết, vì ngay sáng thứ 2 – trước cả khi kịp chộp lấy một cái bánh mì kẹp và một tách cà phê trong căng-tin – tôi đã kiểm tra sổ khách viếng thăm vào tối hôm thứ 6.

Trong đó chẳng có gì. Elizabeth không hề đăng ký cho ai vào thăm.

Sarah và tôi mất cả ngày để đóng gói đồ đạc của Elizabeth nhưng chẳng hề thấy mặt cô bạn cùng phòng đâu, cô bé này có vẻ như cứ thức vào lúc nào thì vào lớp lúc ấy. Trong khi đó, Rachel bận sửa soạn nghi thức tưởng nhớ người đã khuất, cũng như yêu cầu thủ quỹ trả lại học phí và tiền nhà mà Elizabeth đã đóng cho năm học này.

Tuy vậy, có vẻ như gai đình Kellogg không mấy đánh giá cao việc này. Tại lễ truy điệu ở ngôi nhà thờ nhỏ của sinh viên cũng trong tuần đó (tôi không tham dự, vì Rachel nói chị ta muốn có mặt người lớn trong văn phòng khi mình đi vắng, phòng khi có sinh viên cần tư vấn hay đại loại thế – nhân viên khu cư trú rất quan tâm đến cái chết của Elizabeth sẽ ảnh hưởng đến cư dân toà nhà ra sao, mặc dù cho đến nay sinh viên vẫn chưa tỏ ra có bất cứ dấu hiệu rối loạn nào), bà Kellogg đã khẳng định với toàn thể những người có mặt, bằng một giọng the thé, rằng cái trường New York College này sẽ không thoát được vụ gây ra cái chết của con gái bà đâu, và rằng bản thân bà sẽ không bao giờ ngơi nghỉ cho đến khi tất cả những kẻ liên quan đều bị trừng phạt (ít nhất là theo lời kể của bác Pete, hôm đấy bác trực thêm ca và nhận gác cửa nhà thờ). Bà Kellogg nhất quyết không ti bất cứ hành vi liều lĩnh nào từ phía Elizabeth có thể dẫn đến cái chết của chính con bé, và khăng khăng cho rằng sau 2 tuần nữa – khi có kết quả xét nghiệm máu của Elizabeth tất cả chúng tôi sẽ thấy là bà đã đúng: con gái bà chưa từng ống rượu, và chắc chắn chưa từng chơi ma tuý, vì thế cũng chẳng đời nào đi giao du chơi bời với một đám lướt thang máy nào vào cái đêm nó chết.

Không, theo như bà Kellogg, Elizabeth đã bị đẩy xuống cái giếng thang ấy – và không ai có thể thuyết phục bà nghĩ khác đi dược.

Tuy nhiên, ông bà Kellogg không phải là những người duy nhất trải qua thời kỳ khó khăn sau cái chết của cô con gái. Sau khi chứng kiến những gì Rachel phải trải qua trong tuần đó, tôi đã bắt đầu hiểu ý Ts. Jessup. Về vụ hoa hoét ấy mà. Rachel thực sự rất đáng được tặng hoa. Thật, chị ta xứng đáng được tăng lương.

Nhưng, vốn biết tính keo kiệt của nhà trường – suốt từ những năm 90 cho đến nay trường xiết chặt đầu vào tuyển dụng, và chỉ nới lỏng những khi cần người khẩn cấp, như vụ tôi vào thay cho Justine chẳng hạn – tôi nghi nhắc chẳng có chuyện tăng lương tăng lậu gì đâu.

Vì thế vào thứ 5, tức là sau buổi lễ truy điệu một ngày, tôi chuồn ra quầy bánh đầu phố và thay vì mua cho mình một túi bánh starburst, một cữ cà phê chiều chống buồn ngủ cùng một vé xổ số, theo như nghi thứ thường ngày, tôi chọn mua một bó hoa hồng đẹp nhất cửa hàng rồi đem về để vào một cái lọ trên bàn Rachel.

Thật tình, nhìn cái kiểu chị ta phởn đến phát rồ lên lúc bước vào văn phòng sau khi dự một cuộc họp về, và thấy lọ hoa, tôi cũng khiếp.

“Cho tôi sao?” Rachel nói, nước mắt – tôi không đùa đâu – ầng ậng nơi khoé mắt.

“Ờ,” tôi nói. “Ừ. Tôi thấy ái ngại cho tất cà những gì chị đang phải trải qua nên…”

Đám nước mắt ráo đi khá nhanh sau đó.

“Ồ, ra là cô hả?” chị ta nói, giọng khác hẳn.

“Ừm,” tôi nói, “là tôi”.

Tôi đoán có lẽ Rachel tưởng mấy bông hoa ấy là của một anh chàng nào đó. Có lẽ gần đây chị ta đã gặp được một chàng ở phòng tập thể dục đa năng. Mà nếu đúng như vậy thì chắc chắn tôi và Sarah đã phải nghe nhắc đến chàng ta rồi. Rachel coi chuyện đó quan trọng hết sức – kiếm được một gã để mau chóng yên bề gia thất, ý tôi là thế. Chị ta nghiêm ngặt giữ đúng lịch làm móng tay móng chân mỗi tuần, chăm sóc chân tóc 2 lần một tháng (Racheo bẩm sinh có màu tóc nâu, vì thế chị ta nói hễ có tóc bạc là biết ngay). Và dĩ nhiên chị ta vẫn tập thể dục như điên như cuồng, hoặc trong phòng thể dục đa năng, hoặc bằng cách chạy vòng quanh công viên Washington Square. Tôi ước chừng cứ 4 vòng công viên là khoảng 1 dặm. Và Rachel có thể chạy đến 12 vòng chỉ trong nửa tiếng chứ chẳng chơi.

Tôi đã nói rằng có thể đạt được những lợi ích sức khoẻ tương tự bằng cách đi bộ quanh công viên thay vì chạy, lại tránh được chuyện đau cẳng chân cùng những vấn đề về đầu gối sau này. Nhưng cứ hễ tôi đề cập chuyện đó là y như rằng chị ta chỉ nhìn tôi.

“Chúng ta đều vất vả cả, Heather ạ,” Rachel bất ngờ lên tiếng, choàng tay qua vai tôi. “Với cô cũng chẳng dễ dàng gì mà. Đừng có chối.”

Rachel nói đúng, nhưng không phải vì những lý dio như chị ta nghĩ đâu. Rachel nghị tôi vất vả vì phải làm rất nhiều việc vặt – chẳng hạn như xin xỏ mấy cái hộp của bên bảo trì để cất đồ đạc của Elizaabeth, rồi kéo lê chúng xuống quầy bưu điện để gửi đi, chưa kể tôi còn phải xếp lại lịch tất cả các “phiên toà” của Rachel nhằm đối phó với đám sinh viên phụ việc mè nheo (bọn này cứ đòi được nghỉ soạn thư với lý do “tang gia bối rối”, dù chẳng có đứa nào trong số chúng thật sự quen biết Elizabeth cả – phải Justine thì chị ấy đã cho bọn em nghỉ rồi, chúng tuyên bố thế đấy.)

Nhưng nói cho đúng, với tôi không có điều gì khó khăn bằng việc phải thừa nhận với bản thân mình rằng Fischer Hall, nơi mà tôi cứ tưởng, từ khi bắt đầu làm ở đây, là một trong những chốn an toàn nhất thế giới, hoá ra… lại không phải vậy.

Ồ, không phải là tôi có bằng chứng nào chứng minh được Elizabeth bị xô ngã, như bà Kellogg nghĩ đâu. Nhưng con bé thật sự đã chết làm tôi hết sức bứt rứt. Bọn sinh viên đến học ở New York College này nói chung đều hư hỏng… phần lớn là thế. Chúng không hề biết là chúng may mắn nhường nào khi được bố mẹ yêu thương, có nguồn thu nhập ổn định, chẳng phải lo lắng gì ngoại trừ việc thi giữa kì cho qua và bắt xe về nhà nghỉ lễ tạ ơn.

Bản thân tôi chưa bao giờ được vô lo đến thế, từ hồi… ừm, từ hồi lớp 9.

Và việc một đứa trong số bọn chúng đã làm cái trò ngu ngốc không sao chịu nổi là nhảy lên nóc một cái thang máy và cố cưỡi lên đó – hoặc tệ hơn, nhảy từ nóc thang này sang nóc thang khác; rồi một đứa khác nữa – một đứa ở ngay trong toà nhà này – đã có mặt lúc đó, và chứng kiến tất cả, đã thấy Elizabeth ngã chết mà vẫn chưa thò mặt ra trình báo…

Chính điều đó làm cho tôi lộn ruột.

Lẽ dĩ nhiên, có thể Cooper nói đúng. Có lẽ cái đứa đi cùng Elizabeth lúc con bé ngã không muốn đi trình báo vì sợ gặp rắc rối.

Và tôi nghĩ biết đâu Sarah nói cũng đúng,, Elizabeth có thể đang ở giai đoạn đầu của chứng tâm thần phân liệt, hoặc chứng khủng hoảng bệnh lý gây ra bởi việc mất cân bằng hóc-môn, và chính điều đó đã khiến con bé làm như vậy.

Nhưng ta sẽ chẳng bao giờ biết được sự thật. Vấn đề là thế. Ta sẽ chẳng bao giờ biết được.

Mà không thể nào lại như thế được.

Nhưng điều đó có vẻ như chẳng khiến ai bận tâm, ngoại trừ bà Kellogg.

Và tôi.

Thứ 6 – gần 1 tuần sau cái chết của Elizabeth – Sarah và tôi đang ngồi trong văn phòng quản lý đặt hàng các thứ ở phòng cung ứng. Chẳng có cái lò sưởi gốm nào để tặng không cho bạn bè đâu, chỉ là đặt hàng những thứ chúng tôi cần như là bút và giấy cho phòng photocopy cùng các thứ linh tinh khác thôi.

Ừ thì, thật ra chỉ có mỗi tôi làm nhiệm vụ đặt hàng, còn Sarah đang lên lớp về việc tăng cân của tôi có thể là kết quả của một thôi thúc bán vô thức nhằm làm cho bản thân mình trở nên kém hấp dẫn đối với người khác phái, sao cho không ai còn có thể làm tôi tổn thương như Jordan đã làm với tôi được nữa.

Tôi đang cố nhịn để không xổ toẹt cho Sarah biết là thực ra tôi không hề béo. Tôi đã nói với cô ta, rất nhiều lần rồi, rằng size 12 là size trung bình của phụ nữ Mỹ, mà đáng lẽ Sarah phải biết điều đó rất rõ mới đúng, bởi vì chính cô ta cũng là một size 12 cơ mà.

Nhưng đến giờ thì tôi đã hiểu Sarah chỉ thích nói để được nghe giọng của chính mình thôi, thế nên tôi cứ để mặc cho cô ta nói, bởi vì cô ta chẳng còn ai khác để chuyện trò, Rachel thì đã xuống căng-tin dự một cuộc tiếp tân buổi sáng dành cho đội bóng rổ của New York College – đội The Pansies.

Đúng tên của đội là thế đấy ạ! The Pansies. Trước đây đội bóng của trường từng được gọi là “Những chú báo sư tử” gì gì đó, nhưng khoảng 20 năm trước, một số người trong bọn họ bị bắt quả tang chơi ăn gian, thế là bị liên đoàn cho rơi từ giải hạng nhất xuống giải hạng 3, và bị bắt phải đổi tên.

Như thể bị gọi là The Pansies vẫn chưa đủ xấu hổ, ngài chủ tịch Allington sốt ruột muốn thắng chức vô địch giải hạng 3 năm nay đến nỗi đã tuyển tất cả các vận động viên cao nhất mà ông tóm được.Thế nhưng những đứa giỏi nhất đã chuyển đến các trường chơi trong giải hạng nhất và hạng nhì hết cả, nên ông chỉ tìm được một đám “hàng thừa”, kiểu như mấy đứa có thành tích học tập tệ nhất nước vậy đó. Thật! Thỉnh thoảng đám này vẫn viết cho tôi những tờ thông báo về những thứ hỏng hóc trong phòng chúng, bằng một thứ chứ viết tay hầu như không sao đọc nổi, quá nhiều lỗi chính tả. Đây là một ví dụ:

“Heather than. Toa-lét phòn em ** ổn. Nó ** chịu xói nước và cú keu kì lắm. Làm ơn dúp.”

Rồi đây nữa” “Gửi đến người có trách nhịm: Dường em ** đũ dài. Em xin dường khác. Cám on.”

Tôi thề không bịa chuyện. Sarah và tôi không hề nghe thấy bất cứ tiếng la hét nào, mặc dù sau đó chúng tôi nghe kể rõ là con bé ấy đã la hét kinh hoàng trong lúc rớt xuống.

Chúng tôi chỉ nghe có tiếng chạy huỳnh huỵch ngoài sảnh, rồi một RA, Jessica Brandtlinger, bất ngờ xô vào phòng.

“Heather!” Jessica ré lên. Khuôn mặt bình thường vốn đã tái xanh tái xám giờ lại trắng bệch như một tờ giấy, con bé đang thở gấp. “Lại nữa rồi… giếng thang… bọn em nghe thấy tiếng hét. Có thể thấy chân nó qua khe hở giữa sàn và thang…”

Jessica chưa kịp nói hết nửa câu thì tôi đã đứng bật dậy.

“Gọi 911,” tôi vừa hét lên với Sarah vừa lao ra ngoài. “Rồi tìm Rachel ngay!”

Tôi theo Jessica xuống sảnh phía quầy bảo vệ, rồi theo cầu thang xuống tầng hầm. Bác Pete, theo như tôi thấy, không có mặt tại bàn làm việc. Chúng tôi thấy bác đã ở dưới tầng hầm, đứng trước miệng thang, hét vào bộ đàm trong lúc Carl – một nhân viên vệ sinh – đang cố cạy cửa thang máy bằng một cái xà-beng.

“Đúng, lại một vụ nữa,” bác Pete đang hét vào máy bộ đàm. “Không. Tôi không đùa đâu! Gọi xe cấp cứu nhanh lên!” Nhìn thấy chúng tôi, bác hạ thấp bộ đàm, chỉ vào Jessica và hét “Cô kia, chạy lại lên tầng 1 và bấm cho cái thang này lên đó,” bác đập đập vào cánh cửa thang bên trái, “rồi giữ nỏ ở đó. Không cho ai ra vào, bất kể chuyện gì thì cũng nhớ là không được để cửa thang đóng lại cho đến khi đội cứu hoả đến và tắt nó đi. Heather, đi tìm chìa khoá mau lên!”

Tôi thầm rủa mình đã không tóm lấy chùm chìa khoá trên đường xuống đây. Chúng tôi có giữ một chùm chìa khoá thang máy đằng sau quầy tiếp tân: một chìa cho phép đi thẳng, như cái được phát cho nhà Allington khi họ chuyển vào sống trong toà nhà này đế có thể đi một mạch lên tầng mái; một chìa đến phòng máy bảo trì; và một chìa để mở các cửa phòng từ bên ngoài.

“Cháu hiểu rồi!” tôi hét, rồi cắm đầu chạy lên cầu thang, ngay sát đằng sau Jessica, lúc ấy đã chạy lên lại tầng 1 để gọi thang máy lên rồi giữ nó ở đấy.

Khi đến được quầy tiếp tân, tôi mở tung cửa, hối hả chạy vào, hướng thẳng đến ngăn để khoá – vốn lúc nào cũng phải khoá lại – chỉ nhân viên trực bàn mới được phép cầm chìa khoá. Nhưng vì các nhân viên bảo trì của toà nhà và các trợ lý khu cư trú cứ liên tục mượn chìa khoá để sửa chữa, dọn dẹp, hoặc mở cửa cho lũ sinh viên chuyên đời quên chìa khoá vào phòng… nên cái ngăn này hiếm khi nào bị khoá, ấy là nếu nó có bao giờ bị khoá như đáng ra phải thế. Tôi thấy cái ngăn đựng khoá đang mở toang hoác khi tôi phóng vèo qua Tina – nhân viên trực bàn hôm ấy.

“Chuyện gì vậy chị?” Tina hỏi, giọng hồi hộp. “Có đúng là lại một người nữa bị không chị? Ở dưới đáy giếng thang ấy?”

Tôi phớt lờ con bé. Là vì tôi đang phải tập trung. Tôi đang phải tập trung là vì tôi đã tìm thấy cái chìa đi thẳng và chìa đến phòng máy.

Nhưng cái chìa mở cửa thang máy thì lại biến đâu mất rồi.

Và khi tôi kiểm tra tờ giấy đăng ký mượn khoá trên cửa cạnh ngăn đựng chìa thì không hề thấy có chữ ký nào, hoặc bất cứ dấu hiệu gì chứng tỏ nó đã được mượn ra ngoài.

“Chìa khoá đâu?” tôi hỏi, quay sang Tina. “Ai giữ chìa khoá thang máy?”

“Em… em không… không biết,” Tina lắp bắp. “Lúc em vào ca là đã không thấy rồi. Chị kiểm tra sổ trực của em đi!”

Có một thay đổi so với cách làm việc trước đây của Justine mà tôi đã áp dụng từ hồi vào làm – bên cạnh tờ phiếu đăng ký mượn khoá – là buộc nhân viên trực bàn phải giữ có cuốn sổ ghi chép tất cả những việc xảy ra trong ca trực của mình. Nếu có ai mượn một cái chìa khoá – ngay cả nếu họ đã đăng ký vào phiếu mượn rồi – thì nhân viên trực bàn vẫn phải ghi lại việc đó vào sổ tực của mình. Và điều đầu tiên mà một nhân viên trực quầy phải làm khi ngồi vào bàn là ghi lại chìa nào còn trong ngăn, chìa nào đang cho mượn.

“Thế thì ai giữ?” tôi hét lên, chụp lấy quyển sổ ghi và lật lại các trang phía trước. Nhưng trong khi tất cả các chìa khoá khác đều được ghi chép lại trong ca trực trước thì chẳng có thông tin gì về chiếc chìa khoá thang máy.

“Em không biết!” giọng Tina đang thé lên đến ức rồ dại nguy hiểm. “Em thề là không đưa nó cho ai hết!”

Tôi tin con bé. Nhưng điều đó chẳng giúp được gì trong tình huống này.

Tôi lập tức quay trở xuống cầu thang, định bụng sẽ bảo Carl phá cửa – nếu cần. Nhưng bỗng nhiên đường đi của tôi bị chắn bởi chính chủ tịch Allington, cùng với các cộng sự thuộc hàng quan chức khác, vừa lao ra khỏi căng-tin để xem bên ngoài đang nhốn nháo chuyện gì.

“Mọi người trong này đang cố tổ chức một sự kiện đây, cô có biết không?” ông ta hét vào tai tôi.

“Thế à?” tôi thấy mình cũng đang hét lại. “Còn bọn tôi thì đang cố cứu một mạng người đây, ông biết không?”

Tôi chẳng buồn xớ lớ ở thêm để xem ông phản ứng thế nào với câu đó. Tôi chộp ngay bộ đồ cứu thương trên bàn và chạy như bay xuống cầu thang… chỉ để đụng mặt bác Pete, trông tái mét, đang từ từ dưới cầu thang đi lên.

“Cháu không tìm thấy chìa khoá,” tôi nói.. “Ai lấy mất rồi. Carl sẽ phải phá cửa vào thôi…”

Nhưng bác Pete lắc đầu.

“Phá rồi,” bác nói và nắm lấy cánh tay tôi. “Đi lên lại trên kia đi.”

“Nhưng cháu có dụng cụ cứu thương đây,” tôi nói, hươ hươ cái hộp nhựa đỏ. “Nó…”

“Con bé đi rồi,” bác Pete nói. Giờ thì bác đang kéo tôi đi. “Nào, đi thôi. Đừng có nhìn. Cháu không muốn thấy cảnh đó đâu.”

Tôi tin bác.

Tôi để bác dẫn mình lên cầu thang. Khi vào đến sảnh, tôi thấy ngài chủ tịch vẫn còn ở đó, đứng cạnh một đám cầu thủ bóng rổ và các vị quan chức mặc vest xám ban nãy. Bên cạnh họ là Magda – vừa ló mặt ra khỏi quầy thu ngân để xem chuyện gì đang xảy ra – hôm nay trông chị thật nổi với cái áo khoác màu hồng cùng chiếc quần màu hoa lồng đèn rực rỡ.

Chỉ vừa liếc qua tôi một cái, khuôn mặt chị đã lập tức dúm lại. “Ôi không! Không phải lại một ngôi sao nữa của tôi đấy chứ!”

Bác Pete lờ chị đi, tiến thẳng đến cái điện thoại ở bàn an ninh, và giơ lên một chùm chìa khoá; trên đó có đính một tấm thẻ sinh viên và một bản sao nhân vật hoạt hình Ziggy bằng cao su nhỏ xíu. Bác bắt đầu đọc thông tin trên thẻ cho các sếp ở phòng an ninh.

“Roberta Pace,” bác đọc, giọng đều đều. “Thành viên cư trú của Fischer Hall. Năm nhất. Thẻ 55739…”

Tôi đứng cách cả cái bàn an ninh lẫn bàn tiếp tân một chút, cảm thấy toàn thân mình bắt đầu run bần bật. Tôi chưa hề nghe cái tên đó bao giờ. Nhưng tôi không đòi xem bức ảnh trên thẻ sinh viên. Tôi không muốn biết liệu mình có quen mặt cô bé ấy hay không.

Đúng lúc ấy Rachel rẽ ra từ hướng nhà vệ sinh nữ.

“Có chuyện gì vậy?” chị ta hỏi, luồng mắt hết hướng từ tôi sang chú Pete, rồi lại chuyễn qua ngài chủ tịch.

Tina, đứng sau bàn, là người lên tiếng.

“Một sinh viên nữa rơi từ nóc thang máy xuống,” con bé nói, hạ thấp giọng. “Đã chết rồi.”

Mặt Rachel lập tức bợt đi dưới lớp phấn Mac được tô trát công phu.

Nhưng chỉ vài giây sau, khi chị ta mở miệng nói thì không còn chút rúng động nào trong giọng nói nữa cả. “Chắc mọi người đã báo cho cơ quan chức năng rồi phải không? Tốt. Chúng ta có thẻ sinh viên không? Ồ, cảm ơn bác, Pete. Tina, gọi bảo trì và nói họ tắt tất cả các thang máy đi. Heather, phiền cô gọi đến văn phòng tiến sĩ Jessup và cho họ biết chuyện đang xảy ra, được không? Ngài Allington, tôi rất lấy làm tiếc về chuyện này. Mời ngài quay lại ăn sáng…”

Tự thấy vẫn còn run lẩy bẩy và nhịp tim đang nhảy khoảng 1 triệu lần một phút, tôi chuồn lẹ về văn phòng mình để gọi vài cú điện thoại.

Chỉ duy nhất lần này thôi, thay vì phải gọi tới văn phòng Ts. Jessup trước, tôi gọi cho Cooper.

“Phòng thám tử tư Cartwright nghe đây,” anh nói, vì tôi đã gọi vào số văn phòng với hy vọng anh sẽ có ở đấy.

“Em đây,” tôi nói. Tôi cố hạ thấp giọng vì Sarah đang ở trong văn phòng của Rachel ngay sát bên. Cô ta đang gọi vào di động của ừng RA để thông báo chuyện vừa xảy ra, rồi yêu cầu chúng xuống ngay các tầng chúng phụ trách càng sớm càng tốt.

“Lại một vụ nữa rồi.”

“Lại một vụ gì?” Cooper hỏi. “Mà tại sao em lại phải thì thầm như thế?”

“Một vụ tử vong bằng thang máy nữa” tôi thì thầm.

“Em nói nghiêm túc đấy chứ?”

“Vâng,” tôi nói.

“Chết rồi?”

Tôi nhớ lại khuôn mặt bác Pete.”Vâng,” tôi nói.

“Lạy chúa, Heather. Anh rất tiếc.”

“Vâng,” tôi nói, lần thứ 3 và cũng là lần cuối cùng. “Nghe này… anh qua đây được không?”

“Qua đó? Để làm gì?”

Ngay lúc ấy, một toán lính cứu hoả ở độ Ladder số 9 xô qua cửa văn phòng tôi, áo khoác và mũ bảo hộ đã sẵn sàng. Một người trong số đó cầm một cái rìu. Rõ ràng là lúc gọi chưa có ai nói rõ bản chất sự việc lần này cho các chàng trai dũng cảm nhất thành phố New York này biết.

“Ở tầng dưới,” tôi nói với họ, chỉ về phía cầu thang dẫn xuống tầng hầm. “Lại… ừm, tai nạn thang máy nữa.”

Viên đội trưởng lộ vẻ ngạc nhiên, nhưng cũng gật đầu và dẫn một đoàn – lúc này mặt mày đã trở nên hết sức nghiêm nghị – qua bàn tiếp tân, xuống cầu thang.

Tôi quay lại thì thầm vào ống nghe, “Anh Cooper, em muốn xuống dưới đó xem chuyện gì đã xảy ra, và em cần đến sự trợ giúp của một điều tra viên chuyên nghiệp.”

“Ái chà,” Cooper nói. “Từ từ đã nào chiến sĩ. Chứ cảnh sát không có ở đó à? Họ chẳng phải là những điều tra viên chuyên nghiệp đấy sao?”

“Cảnh sát sẽ chỉ nói cùng một điệu về vụ lần này như lần trước thôi,” tôi nói. “Rằng con bé đã chơi lướt thang, rồi trượt té.”

“Bởi vì rất có thể sự việc đã xảy ra như thế, Heather.”

“Không,” tôi nói. “Không. Không phải lần này. Nhất định không phải lần này.”

“Sao không? Con bé này cũng là nữ sinh trường tư hả?”

“Em không biết,” tôi nói. “Nhưng chuyện này chẳng có gì vui đâu.”

“Anh không có ý nói thế là vui. Anh chỉ…”

“Con bé thích Ziggy, Coop ạ,” giọng tôi hơi vỡ ra, nhưng tôi chẳng thèm quan tâm.

“Con bé cái gì cơ?”

“Ziggy. Nhân vật hoạt hình ấy.”

“Anh chưa nghe nói đến bao giờ.”

“Bởi vì đấy là nhân vật hoạt hình kém sành điệu nhất thế giới. Chẳng ai thích Ziggy mà lại đi lướt thang máy cả, Coop ạ. Không ai cả.”

“Heather…”

“Chưa hết đâu,” tôi thì thầm, vì giọng Sarah đang văng vẳng vang sang từ phòng Rachel, vẻ ta đây vô cùng quan trọng, “Chúng tôi cần anh trở lại toà nhà ngay lập tức. Vừa có thêm một ca tử vong. Lúc này tôi không được tuỳ tiện tiết lộ các chi tiết, nhưng điều cốt yếu là anh…”

“Ai đó đã lấy mất cái chìa khoá,” tôi nói với Cooper.

“Chìa khoá nào?” anh hỏi lại.

“Chìa khoá mở cửa thang máy,” tôi đang sắp mất hẳn bình tĩnh đến nơi rồi. Tôi biết mà. Tôi đang gần như phát khóc lên. Nhưng tôi cố gắng giữ cho giọng mình không run rẩy, “Không có ai đăng ký mượn nó cả, Coop. Phải đăng ký thì mới lấy được. Nhưng kẻ nào đó đã không đăng ký. Có lẽ là kẻ giữ chiếc chìa khoá đó không muốn ai khác biết. Có nghĩa là kẻ giữ chiếc chìa khoá đó có thể mở cửa thang máy bất cứ lúc nào họ muốn, dù không có buồng thang nào ở đó cả.”

“Heather,” Cooper nói, bằng cái giọng mà ngay cả trong cơn kích động tôi cũng không thể không cảm thấy nó vô cùng an ủi. Và sexy. “Em cần báo điều này cho cảnh sát. Báo ngay đi.”

“Okay,” tôi nói, cố hạ thấp giọng. Trong văn phòng Rachel, Sarah vẫn đang ra rả, “Tôi không cần biết hôm nay có là sinh nhật của bà nội anh hay không, Alex. Vừa xảy ra một cái chết nữa trong toà nhà. Chuyện gì quan trọng với anh hơn: sinh nhật bà nội anh, hay công việc của anh, hả?”

“Hãy đến nói ngay với cảnh sát đúng những gì em vừa nói với anh,” cái giọng an ủi, sexy của Cooper vẫn đang chảy vào tai tôi. “Sau đó kiếm một cốc cà phê lớn với thật nhiều sữa và đường rồi uống hết ngay khi nó còn nóng, nhớ chưa?”

Câu cuối này làm tôi ngạc nhiên. “Tại sao?” tôi hỏi.

“Bởi vì nhờ làm công việc này mà anh phát hiện ra các món uống chứa nhiều sữa sẽ rất tốt cho ta mỗi khi bị sốc, nếu không có sẵn whiskey. Được chưa nào?”

“Được rồi. Chào.”

Tôi cúp máy, rồi gọi cho Ts. Jessup và giải thích về chuyện đang xảy ra với trợ lý của ông ta – vì chị này cứ một mực nói rằng Ts. Jessup đang dự một cuộc họp. Ngay khi nghe tin, trợ lý của ông tiến sĩ, Jill, nói bằng cái giọng hoảng hốt một cách đích đáng, “Ôi lạy chúa! Tôi sẽ báo cho ông ấy ngay.”

Tôi cám ơn chị, cúp máy, rồi nhìn trân trân vào cái điện thoại.

Cooper nói đúng. Tôi phải báo cho cảnh sát biết về chuyện cái chìa khoá ngay.

Tôi nói với Sarah rằng tôi sẽ trở lại trong ít phút, rồi rời văn phòng. Tôi bước ra sảnh và thấy ở đây đang náo loạn cả lên. Các cầu thủ bóng rổ đứng lẫn lộn với đám lính cứu hoả. Các viên quản lý đang dùng tất cả các đường dây điện thoại còn trống, bao gồm cả điện thoại của bác Pete và điện thoại ở quầy tiếp tân, nhằm quản lý tình hình. Còn Rachel thì đang gật gật đầu khi viên đội trưởng cứu hoả nói gì đó với chị ta.

Tôi liếc về phía cửa chính của toà nhà. Cũng viên cảnh sát lần trước đã có mặt trong ngày Elizabeth chết giờ đang đứng ở đấy, không co bất cứ sinh viên ở ngoài nào vào lại bên trong toà nhà.

“Các cô cậu chỉ được vào bên trong khi nào chúng tôi cho phép,” viên cảnh sát gầm gừ với một thằng nhóc trọc đầu đeo khuyên môi vừa nói rằng, “Nhưng cháu phải về phòng để lấy bài tập! Nếu không nộp bài trước buổi trưa cháu sẽ lãnh một con F!”

“Xin lỗi anh,” tôi nói với viên cảnh sát, “Anh có thể cho tôi biết ai đang chịu trách nhiệm ở đây không?”

Viên cảnh sát liếc tôi một cái rồi chĩa một ngón tay về hướng Rachel.

“Gần nhất theo tôi thấy, cái cô đằng kia kìa,” anh ta nói.

“Không,” tôi nói. “Ý tôi là, có một thám tử, hay…”

“Ồ, có đấy,” viên cảnh sát hất đầu về phía một người đàn ông cao lớn, tóc xám, mặc chiếc áo khoác nhung màu nâu và thắt một cái cà vạt ca-rô đang đứng dựa vào tường – và, có lẽ ông ta không hề hay biết là lưng áo mình sẽ dính đầy sơn, vì ông ta đang đứng dựa vào một tấm poster cổ động sinh viên tham dự buổi thử giọng cho một bộ phim ca nhạc, mà tấm poster ấy lại xịt hơi nhiều sơn Elmer lấp lánh. Trừ việc đang ngậm một điếu xì gà chưa đốt ở khoé môi, trông chả khác gì đang nhai nó cả, ông ta chẳng làm gì hết.

“Thanh tra Canavan,” viên cảnh sát nói.

“Cám ơn,” tôi nói với viên cảnh sát, lúc này đang quay sang nói với một cậu sinh viên khác, “Dù cậu có chảy cả máu mắt tôi cũng chả quan tâm. Cậu sẽ không được vào trong đó cho đến khi nào tôi bảo là được vào.”

Tôi tiến tới chỗ viên thanh tra mà tim muốn thót lên tới cổ. Trước giờ tôi chưa từng nói chuyện với thanh tra. Ờ thì, trừ cái lần tôi cáo buộc mẹ mình tội ăn cắp tài sản.

“Thanh tra Canavan?” tôi lên tiếng.

Ngay lập tức tôi nhận ra cái ấn tượng ban đầu của mình – rằng ông ta đang chẳng làm gì cả – là hoàn toàn sai. Thanh tra Canavan không phải là không làm gì.

Ông ta đang chăm chú ngắm nghía cặp giò của sếp tôi, trông khá rõ nét dưới lần váy ống. Ông thanh tra rứt ánh mắt ra khỏi đôi chân của Rachel và quay sang nhìn tôi. Ông ta có một bộ ria mép cứng cứng màu xám, trông cũng khá bảnh. Thường thì râu trên mặt ít khi làm ai đẹp lên.

“Sao?” ông ta nói, giọng sặc mùi thuốc lá.

“Chào,” tôi nói. “Tôi là Heather Wells, trợ lý quản lý ở Fischer Hall này. Và… ừm, tôi chỉ muốn báo với ai đó là… chìa khoá thang máy bị mất. Điều này có thể chẳng có nghĩa lý gì… ở đây chìa khoá cứ mất suốt. Nhưng tôi chỉ nghĩ là ai đó cần được biết điều này. Bởi vì với tôi, chuyện mấy sinh viên nữ này chết vì lướt thang máy có hơi kì quái. Bởi vì, ông biết đấy, bọn con gái chẳng bao giờ chơi trò đó. Trò lướt thang máy ấy mà. Đó là theo kinh nghiệm của tôi.”

Thanh tra Canavan lắng nghe màn thuyết trình của tôi rất chăm chú, mãi đến khi giọng tôi bắt đầu lí nhí, ông ta mới rút điếu xì-gà ra khỏi miệng và chĩa nó về phía tôi.

“Lên đường phải không?” ông ta nói.

Tôi ngạc nhiên đến nỗi há hốc cả miệng ra. Phải mất một lát tôi mới lắp bắp, “Ừm, vâng.”

“Biết mà,” ông ta lại đút điếu xì-gà vào giữa 2 hàm răng. “Con tôi có treo một tấm poster của cô ngay trên cửa phòng ngủ của nó. Cứ mỗi lần lên nhắc con bé vặn nhỏ cái đài chết tiệt của nó xuống là y như rằng lại phải nhòm cô trong cái váy ngắn chết tiệt ấy.”

Vì chả biết phải nói gì sau câu tuyên bố thẳng thừng này của ông thanh tra, tôi đành im lặng.

“Thế quái nào mà cô lại làm việc ở đây thế?” thanh tra Canavan hỏi.

“Chuyện dài lắm,” tôi nói, thật lòng hy vọng ông ta sẽ không bắt tôi phải kể lể mọi chuyện.

May thay, ông ta không bắt tôi kể gì thật

“Hệt như con gái tôi vẫn nói, cái hồi nó còn là fan bự nhất của cô, hay cái khỉ gió gì đấy. Giờ chuyện cái chìa khoá bị mất là thế nào đây?”

Tôi giải thích lại chuyện đó cho ông ta nghe. Tôi cũng nói đến, chỉ thoáng qua thôi, chi tiết Elizabeth là nữ sinh trường tư, còn Roberta thì thích Ziggy, và làm thế nào mà 2 sự thật ấy lại khiến cho 2 cô gái này có rất ít khả năng trở thành ứng cử viên của trò lướt thang máy. Nhưng chủ yếu là tôi trình bày chi tiết về cái chìa khoá bị mất.

“Để tôi nói rõ lại xem nhé,” thanh tra Canavan nói, khi tôi đã trình bày xong. “Cô nghĩ 2 cô gái này – theo tôi hiểu, đang là sinh viên năn nhất, vừa mới đến thành phố, và đang tràn đầy cái thứ mà con gái tôi, học chuyên ngành tiếng Pháp vẫn gọi là joie de vivre, niền say mê cuộc sống – sẽ không bao giờ nhảy lên nóc thang máy để cưỡi cho vui. Cô nghĩ có ai đó đã đi quanh đây, mở cửa thang máy khi chưa đến buồng thang và đây mấy cô gái này xuống cho chết. Tôi hiểu vậy có đúng không?”

Nghe viên thanh tra trình bày lại sự việc theo cách ấy, tôi mới nhận ra lý lẽ của mình nghe thật ngốc nghếch hết sức. Còn hơn cả ngốc nghếch ấy chứ. Ngu xuẩn!

Chỉ trừ… chỉ trừ Ziggy!

“Cứ cho là cô nói đúng,” thanh tra Canavan nói. “Thì đầu tiên, làm thế quái nào mà cái người làm việc này lấy được chìa khoá thang máy đã? Cô nói bọn cô giữ nó trong một cái hộp được khoá đằng sau… đằng sau cái gì nhỉ? Cái bàn ở kia?”

“Vâng,” tôi nói.

“Thế ai được ra vào chỗ ấy? Ai cũng được à?”

“Không,” tôi nói. “Chỉ các sinh viên phụ việc và nhân viên toà nhà thôi.”

“Vậy cô nghĩ một kẻ nào đó làm việc cho cô đang đi loanh quanh, rồi giết hại các cô gái, đúng không? Kẻ nào đây, hử?” ông ta chỉ vào bác Pete, đang đứng sau bàn bảo vệ, nói chuyện với một người lính cứu hoả. “Hay gã kia? Hay gã đó?” ông ta chỉ tay vào Carl, người mà lúc này trông hãy còn nhợt nhạt thấy rõ, tuy thế vẫn đang mô tả lại những gì mình đã nhìn thấy dưới đáy giếng thang cho một cảnh sát mặc đồng phục.

“Okay,” tôi nói, bắt đầu cảm thấy muốn chết quách cho xong. Bởi vì tôi phát hiện ra là mình ngu không thể tả được. Chỉ trong vòng có 5 giây, lão thanh tra này đã bắn thủng lỗ chỗ mớ lý lẽ của tôi, giờ trông nó chả khác gì miếng pho-mát Thuỵ Sĩ.

Nhưng mà…

“Okay, có lẽ ông nói đúng. Nhưng có lẽ…”

“Có lẽ tốt nhất cô nên chỉ cho tôi chỗ cô đãcất cái chìa khoá bị mất đó,” thanh tra Canavan nói và đứng thẳng dậy. Lúc đi theo ông ta đến bàn tiếp tân, tôi vui hẳn lên khi thấy mình đã đúng” sơn nhũ hồng bám đầy vai ông ta như thể ông ta vừa được rắc phép tiên vậy.

Khi đến bên bàn tiếp tân, tôi thấy Tina đã biến đi đâu mất. Tôi liếc một cái nhìn dò hỏi về phía bác Pete.

“Bưu kiện,” bác Pete ngắt quãng cộc đối thoại của mình và anh lính cứu hoả để nói với tôi, ý là Tina đang áp giải người đưa thư vào căn phòng dưới sảnh, nơi chúng tôi cất giữ tất cả các bưu kiện, đợi đến khi sinh viên được thông báo xuống nhận.

Tôi gật đầu. Dù trời nắng hay mưa, dù có mưa đá hay tuyết rơi, thư vẫn phải đến… ngay cả nếu có một cô gái đang nằm chết dưới đáy thang máy.

Tôi luồn vào phía sau bàn, phớt lờ cái điện thoại đang réo inh tai, bước thẳng đến chỗ chiếc hộp đựng khoá.

“Đây là nơi bọn tôi để khoá,” tôi giải thích với thanh tra Canavan, người đã đi theo tôi qua cửa vào bàn tiếp tân, và giờ đang đứng với tôi sau quầy. Chiếc hộp đựng khoá rất lớn, làm bằng kim loại, dựng sát tường. Trong hộp treo từng dãy từng dãy chìa khoá., Có tất cả 300 cái, cứ mỗi phòng trong toà nhà đều có một chìa dự phòng, cộng với đủ loại khoá chỉ dành riêng cho nhân viên.Về căn bản, trông chúng đều giống nhau, trừ cái chìa khoá mở cửa thang máy, chìa này có hình chữ L, khác hẳn với những cái thông thường.

“Vậy là để lấy được chìa khoá, ta phải vào đây,” thanh tra Canavan nói. Tôi không bỏ qua chi tiết đôi lông mày xám của ông ta nhướng lên khi nhìn thấy tất cả các túi đựng thư đang chất một đống lùm lùm dưới chân chúng tôi.

Chiếc bàn này chẳng phải là một nơi được canh chừng cẩn mật gì cho cam. “Và để vào được đây, ta phải đi qua bàn bảo vệ, mà chỗ đó lại có người trực 24/24 mỗi ngày.”

“Đúng,” tôi nói. “Các nhân viên bảo vệ biết ai được phép đi vào phía sau bàn, ai không. Họ sẽ không cho phép ai vào trong này, trừ phi người đó làm việc ở đây. Và thường lúc nào cũng có một nhân viên ở sau quầy, người này sẽ không cho bất cứ ai sờ tới mấy cái chìa khoá, trừ khi người đó là nhân viên của khu nhà, chúng tôi cũng bắt phải đăng ký mượn. Chìa khoá ấy mà. Nhưng chẳng có ai ký mượn cái chìa khoá thang máy này cả. Nó đã… biến mất.”

“Ừ,” thanh tra Canavan nói. “Ban nãy cô đã nói điều đó rồi. Nghe này, hiện giờ tôi còn có vài vụ án thật sự – gồm ột vụ đâm chết 3 người trong căn hộ tại một tiệm bánh ở Broadway – cần phải điều tra. Nhưng cô vui lòng chỉ cho tôi chổ mà các cô vẫn treo cái chìa đặc biệt ấy, cái chìa có thể chứng minh là cô gái được nói đến ở đây không chết vì tai nạn xem nào.”

Tôi lướt qua đám móc chìa khoá, thầm nghĩ mình nhất định sẽ giết Cooper. Thì đấy, thật không tin nổi là anh ta lại xúi tôi làm cái trò này. Lão thanh tra này có tin tôi đâu. Vụ lão nhìn thấy cái ảnh tôi trong album Sugar Rush đã tệ rồi. Nếu có một cái gì đấy có thể hạ thấp uy tín của một người, thì đó chính là tấm poster to bằng người thật của cô ta trong bộ váy mini vẽ hình hổ báo đang gào vào một cái mic ở khu phố mua sắm lớn của Mỹ.

Và ừ, việc tôi tin rằng bọn con gái không lướt thang máy – đặc biệt là bọn con gái trường tư, bọn con gái thích Ziggy – có thể không được coi là bằng chứng sắt đá, nhưng còn cái chìa khoá bị mất thì sao? Cái đó thì sao?

Tuy nhiên, khi lướt qua cái móc vẫn treo chiếc chìa khoá thang máy, tôi chợt nhìn thấy một thứ khiến cho máu tôi lạnh ngắt đi.

Bởi vì ở đó, ngay chỗ cái móc treo chìa khoá – đúng chỗ mà chỉ vài phút trước đó còn trống trơn – chính là cái chìa khoá thang máy.

Bình luận