Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Size 12 Không Phải Là Mập

Chương 4

Tác giả: Meg Cabot

“Đừng nói,

Em xin anh

Đấy là một điều bi mật, và nếu anh

Không nói,

Em sẽ khiến anh mừng

Là anh không nói.

Đừng nói,

Không ai biết,

Em đã hé mở lòng mình

Với anh,

Thế nên anh đừng nói.”

Đừng nói

Trình bày: Heather Wells

Sáng tác: Valdez/Caputo

Album: Sugar Rush

Cartwright Records

*******

Chiếc mày bán xô-đa gần nhất đặt ở phòng TV, nơi mà tất cả các nhân sự quản lý đều đang tụ tập. Tôi chả dám liều xin Magda một lon nước miễn phí ở căn-tin, nhỡ lại gây thêm rắt rối cho chị.

Tôi chỉ nhận ra vài người trong số các quản lý đang có mặt trong phòng, cũng chỉ vi đã từng bị họ phỏng vấn lúc xin việc. Một trong đó đó, tiến sĩ Jessup, trưởng bộ phân nhà ở, tách khỏ đám đông quảng lý và tiến đến khi nhìn thấy tôi. Với chiếc sơ-mi Izod và quần Dockers mặc vào cuối tuần, trong ông khác ẳn với với lúc mặc bột vest màu than thường ngày.

“Cô Heather,” tiến sĩ Jessup nói, giọng trầm trầm, hơi cộc, “sao rồi?”

“Ổn ạ,” tôi trả lời. Tôi đã lỡ nhét 1 đô vào cái máy bán xô-đa nên chạy không kịp nữa – dù rất muốn, vì tất cả mọi người trong phòng đều đang dòm tôi, kiểu như, “Con này là đứa nào thế? Mình có biết nó không? Nó đang làm cái quái gì ở đây vậy?”

Thay vì lủi đi chỗ khác, tôi quyết định chọn thức uống. Tiếng lon nước rơi đánh uỳnh một phát xuống cái khe bên dưới, vang rất to trong phòng TV, nơi người ta đang cố nói chuyện thật nhỏ nhẹ để tỏ lòng tôn trọng người đã khuất cũng như thân nhân của cô bé, nơi mà ngày thường chiếc TV vẫn gào thét inh ỏi chương trình MTV suốt 24/7 đờ đây đã bị tắt ngúm.

Tôi cầm lon nước lên và khư khư giữ nó trong tay, không dám mở nắp vì chẳng muốn gây thêm bất cứ sự chú ý không đáng có nào về phía mình nữa. “Cô thấy bọn nhóc thế nào?” tiến sĩ Jessup hỏi. “Nói chung ấy?”

“Tôi cũng chỉ mới đến,” tôi nói. “Nhưng mọi người có vẻ rất hoang mang. Cũng dễ hiểu thôi, ông biết rồi đấy, cái xác vẫn nằm dưới giếng thang máy mà.”

Ts. J. trợn mắt lên và ra hiệu cho toi nhỏ giọng xuống, mặc dù mấy câu tôi vừa nói chả hơn gì những tiếng thì thầm. Tôi nhìn quanh và chợt nhận ra có một vài quan chức trong ban quản lý cũng đang ở trong phòng TV. Mà Ts. Jessup vốn cực kỉ nhạy cảm với chuyện phòng làm việc của ông được xem là một phòng luôn sâu sát và luôn vì sinh viên. Ông tự hào về khả năng gần gũi với thế hệ trẻ của mình. Tôi nhận ra điều này trong lần phỏng vấn đều tiên, khi ông nhíu đôi mắt xám nhìn tôi và hỏi cái câu mà tôi đã nghe nhàm cả tai, cái câu vẫn thường khiến tôi phát điên lên và chỉ muốn ném đồ đạc lung tung cho hả giận, cái câu mà tôi không cách nào tránh được, “Hình như tôi đã gặp cô ở đâu rồi thì phải?”

Mọi người ai cũng nghĩ rằng họ đã từng gặp tôi ở đâu đó. Chỉ có điều họ chả nhớ ra là ở đâu. Tôi đã quen nghe những câu đại loại như, “Có phải chị từng đi dự tiệc tốt nghiệp với anh trai tôi không?” với cả, “Hình như chúng ta cùng học chung lớp đại học?”

Đó là điều đặc biệt kỳ cục, bởi tôi chưa bao giờ dự bất cứ một bữa tiệc tốt nghiệp nào, nói gì đến chuyện học đại học.

“Hồi trước tôi là ca sĩ,” tôi đã nói với Ts. Jessup như thế vào cái hôm đến phỏng vấn xin việc. “Một…ừm…ca sĩ nhạc pop. Khi tôi còn…ờ…hồi thiếu nữ.”

“À, đúng rồi,” lúc ấy Ts. Jessup đã thốt lên. “Sugar Rush! Tôi cũng nhớ mang máng như thế nhưng không chắc lắm. Tôi hỏi cô một câu được chứ?”

Tôi khẽ vặn mình trên ghế, không mấy thoải mái vì biết trước mình sắp bị hỏi gì. “Dĩ nhiên rồi.”

“Tại sao cô lại xin việc ở một khu cư trú?”

Tôi hắng giọng.

Tôi hy vọng kênh VH1 sẽ làm một chương trình về tôi mang tên Phía sau sân khấu ca nhạc. Bởi vì lúc đó tôi sẽ không phải… giải thích này nọ với mọi người nữa, ý tôi là thế.

Nhưng tôi làm gì được đến trình Phía sau sân khấu ca nhạc. Tôi chưa bao giờ nổi tiếng đến mức ấy. Tôi chưa bao giờ là một Britney hay một Christina. Tôi thậm chí còn chưa phải là một Avirl. Tôi đơn giản chỉ là một thiếu nữ khoẻ phổi, đến đúng nơi và vào đúng thời điểm.

Ts. Jessup tỏ vẻ thông cảm. Ít ra ông cũng đã khéo léo chuyển chủ đề sau khi nghe tôi kể về chuyện mẹ tôi đã vượt biên cùng với ông bầu của tôi – cùng với, phải rồi, toàn bộ tiền tiết kiệm của tôi nữa – và hãng thu đã cho tôi rớt đài, rồi cả bạn trai cũng rũ áo ra đi, tuần tự như vậy, vậy nên khi được đề nghị vào vị trí trợ lý quản lý tại Fischer Hall với mức lương khởi điểm chỉ bằng mức trước đây kiếm được trong 1 tuần đi diễn, tôi đã đồng ý ngay mà chẳng đắn đo gì. Tôi chả thấy có tí triển vọng nghề nghiệp lâu dài nào trong lĩnh vực bồi bàn – đối với một cô gái mà đến cả lúc gội đầu cũng chẳng muốn đứng thì đó quả là một nghề vô cùng khổ sở – với cả có được cái bằng đại học nghe cũng có vẻ hay hay. Chỉ cần đợi hết 6 tháng thử việc – còn 3 tháng nữa thôi – đến lúc đó tôi có thể đăng ký học bao nhiêu môn tuỳ thích.

Lớp đầu tiên tôi sẽ học là tâm lý học nhập môn 101, để xem tôi có thật sự bị loạn thần kinh chức năng như Rachel và Sarah vẫn nghĩ không

Bỗng Ts. Jessup quay sang hỏi han về sức khoẻ tâm thần của Rachel.

“Rachel thế nào rồi?” ông hỏi.

“Tôi nghĩ chị ấy không sao.”

“Cô nên mua cho Rachel ít hoa, hay gì đó,” ông nói tiếp. “Một thứ gì để trấn an cô ấy. Kẹo chẳng hạn.”

Tôi thốt lên, “Ồ, ý hay đấy ạ,” mặc dù tôi chả hiêu ông ta đang nói hươu nói vượn gì. Tại sao tôi lại phải mua hoa hay kẹo cho Rachel? Chẳng lẽ cái chết của Elizabeth Kellogg lại ảnh hưởng đến Rachel nhiều hơn là ảnh hưởng đến Julio – đội trưởng đội lau dọn bảo trì, người mà có lẽ sau vụ này sẽ phải lai dọn chỗ Elizabeth đã ngã xuống? Có ai mua kẹo cho Julio không?

Có lẽ tôi nên mua hoa cho cả 2 người bọn họ.

“Rachel vẫn chưa quen với thành phố này,” Ts. Jessup nói, chắc là để giải thích, tôi đoán thế. “Vụ này thể nào cũng làm cho cô ấy sốc. Cô ấy chưa được rành rõ NEw York như một số người trong chúng ta. Phải không, cô Wells?” Ts. Jessup nháy mắt.

“Đúng ạ,” tôi nói, vẫn chả hiểu ông ta nói gì. Một cái kẹo Whteman Sampler đã đủ chưa, hay ông ta muốn tôi phải đến tận Dean & Deluca mua một mớ những tanh sô-cô-la be bé ấy mới chịu? Thế cũng được, tiện thể tôi sẽ mua luôn cho mình một ít vỏ cam bọc sô-cô-la.

Có điều… Rachel đâu có ăn kẹo. Kẹo không nằm trong chế độ ăn kiêng. Hay tôi mua cho cậu ta vài hạt đậu phộng nhỉ?

Đột ngột cuộc đối thoại của tôi và Ts. Jessup bị gián đoạn khi ngài chủ tịch Allington bất ngờ lao vào phòng.

Để tôi nói thật cho các bạn biết nhé: nếu chỉ thoáng nhìn một cái thôi thì tôi chả bao giờ nhận ra được ngài Philip Allington; mặc dù từ tháng 6 đến giờ, từ khi tôi bắt đầu làm việc ở Fischer Hall này, sáng nào tôi cũng thấy ông bước ra khỏi thang máy.

Lý do khiến tôi không nhận ra được chủ tịch A. là vì ông ăn mặc chẳng ra dáng một vị chủ tịch đại học gì cả. Bộ cánh ưa thích của ông chỉ gồm mấy cái quần tây trắng – ông vẫn cứ mặc chúng mãi sau lễ lao động, bất kể lời khuyên của Miss Manner – áo sơ-mi New York vàng choé (hay áo thun chui đầu cho những ngày ẩm uốt), giày Adidas và, khi thời tiết khắc nghiệt, thêm một cái áo khoát thuê chữ Ner York College màu trắng và vàng. Theo một bài báo khác mà tôi đã tìm thấy trong đám hồ sơ của Justine, ông chủ tịch cảm thấy rằng nếu ăn mặt như một sinh viên, ông sẽ dễ tiếp cận chúng hơn. Nhưng thực tình mà nói, tôi chưa bao giờ thấy bất cứ một sv New York College nào mặc màu đồng phục của trườngcả. Chúng toàn mặc màu đen, để lẩn vào phần còn lại của New York.

Hôm nay chủ tịch A. chọn một chiếc sơ-mi thay vì áo chui đầu dù nhiệt độ ngoài trời chỉ khoảng hơn 20 độ. Chậc, có lẽ ông vừa có cuộc họp với ban cố vấn, nên muốn đóng bộ bảnh để tạo ấn tượng.

Chỉ đến khi tất cả các quản lý vội vã chạy lại phía ông như để nhắc nhở vai trò không thể tách rời của ông ta hay bà ta trong cái ngày sẽ được gọi là “Bi kịch” trên báo sinh viên vào thứ 2 tới, tôi mới sực tỉnh, “Ờ nhỉ, ông chủ tịch đó.”

Bỏ qua tất cả những người khác, Ts. Allington nhìn thẳng vào Ts. Jessup, “Anh phải làm gì đó đi, Stan. Như thế này không được đâu. Không được chút nào.”

Trông mặt Ts. Jessup cứ như thể ông ta mong chính mình là người đang nằm dưới cái buồng thang máy kia không bằng. Tôi cũng chẳng trách gì ông ta.

“Phil,” Ts. Jessup nói với ngài chủ tịch, “Dù sao thì chuyện cũng xảy ra rồi. Với số đông sinh viên như thế này, thể nào mà chả có vài vụ tử vong. Năm ngoái đã có 3, và năm trước nữa có 2…”

“Nhưng không phải trong nhà của tôi,” chủ tịchA. nói. Tôi không thể xua đi cái ý nghĩ rằng ông ấy đang cố nói cho giống với Harrison Ford trong phim Không Lực Một! (“Ra khỏi máy bay của tao ngay!”)

Nhưng chính ra thì giống Pauly Shore trong Bio-Dome hơn.

Có vẻ như đây chính là lúc thích hợp để tôi chuồn về văn phòng. Tôi thấy Sarah ở đó, đang ngồi ngay chổ bàn làm việc của tôi và nói chuyện điện thoại. Chẳng có ai khác trong phòng, nhưng không khí căng thẳng dường như đang dậy lên quanh đây. sự khó chịu có vẻ như đang toả ra từ Sarah, cô ta dập máy đánh rầm một cái và rồi trừng mắt nhìn tôi.

“Rachel nói chúng ta phải huỷ buổi khiêu vũ tối nay,” mắt cô ta quắc lên.

“Thì sao?” Tôi thấy việc ấy cũng hợp lý thôi. “Huỷ đi.”

“Chị chả hiểu gì cả! Chúng ta đã mời cả một ban nhạc thực thụ. Chúng ta có thể mất tới một nghìn rưỡi đô vì vụ này đấy, có biết không!”

Tôi trợn mắt nhìn Sarah.

“Sarah!” tôi nói. “Một cô bé đã bị chết. Chết đấy!”

“Và bằng cách đi chệch khỏi công việc hằng ngày vì hành vi ích kỉ của nó,” Sarah nói, “chúng ta sẽ chỉ làm cho cái chết của nó bị lãng lạn hoá lên trong giới sinh viên thôi.” Rồi, cúi xuống một tí từ trên lưng con tuấn mã cao học ngất ngưởng của mình, cô ta nói thêm, “may ra có thể gỡ gạc lại khoản thu bị mất bằng cách bán áo thun. Dù sao thì tôi vẫn chả hiểu cớ gì ta lại phải hoãn buổi khiêu vũ chỉ vì một con điên đã lao đầu xuống từ nóc một cái thang máy.”

Thế mà người ta cứ nói showbiz vô cùng khắc nghiệt. Rõ là chưa bao giờ làm việc trong một kí túc.

Xin lỗi, ý tôi là khu cư trú sinh viên.

Bình luận