Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nhân Tướng Học

— Ngũ Nhạc

Tác giả: Hy Trương

1. Vị trí của Ngũ Nhạc:

Ngũ Nhạc là 5 dãy núi lớn trong địa lý học cổ điển Trung – Hoa. Người Tàu có thói quen so sánh mặt người với mặt đất của Trung nguyên nên đã địa lý hóa các bộ vị nổi bật nhất của khuôn mặt thành 5 danh hiệu của 5 dãy núi chính để rồi căn cứ vào hình dág, vị thế liên hoàn của chúng mà đán tương lai, quá khứ của con người.

– Trán tượng trưng cho dãy núi phía nam nên gọi là Nam Nhạc (tên riêng là Hoành Sơn)

– Cằm tượng trưng cho dãy núi phía bắc nên gọi là Bắc Nhạc (tên riêng là Hằng Sơn)

– Quyền trái tượng trưng cho dãy núi phía Đông nên gọi là Đông Nhạc (tên riêng là Thái Sơn)

– Quyền phải tượng trưng cho dãy núi phía Tây nên gọi là Tây Nhạc (tên riêng là Hoa Sơn)

– Mũi tượng trưng cho dãy núi chính ở trung ương nên mệnh danh là Trung Nhạc (tên riêng là Tung Sơn).

2. Điều kiện đắc dụng của Ngũ Nhạc

Điều kiện tối thiểu của Ngũ Nhạc là phải có sự TRIỀU CỦNG (đôi khi gọi là TRIỀU QUI) nghĩa là quần tụ theo một thế ỷ dốc liên hoàn, qui về một điểm quan trọng nhất.

Theo quan niệm của khoa địa lý phong thủy Á- Đông, sự triều củng khiến cho long mạch (nguyên Khí tinh hoa của tạo hóa trong một khu vực nào đó) có thể phát huy được tất cả uy lực tốt đẹp. Trong Ngũ Nhạc, Trung Nhạc là chủ yếu, là trung tâm điểm của cả hệ thống nên Khí thế của nó phải bao trùm tất cả các Nhạc khác. Theo sự qui định của tướng thuật, Mũi là trung tâm của khuôn mặt, lại tượng trưng cho phần nhân sự Trong Tam tài nên được gọi là long mạch.

Về phương diện xem tướng, Ngũ Nhạc tối kỵ ba khuyết điểm sau:

* Quân sơn vô chủ (Bốn núi không có sự triều củng đối với trung ương). Nói khác đi, Trung Nhạc bị khuyết, hãm hay quá thấp, quá nhỏ so với các Nhạc khác.

* Cô phong vô viện (Ngọn chính giữa qua tốt nổi bật lên một cách trơ trọi không được sự phát triển của các ngọn khác hổ trợ). Điều này chủ yếu vẫn là Mũi. Mũi tốt mà Trán, Cằm, Lưỡng Quyền khuyết hãm thì coi là không đáng kể.

* Hữu viện bất tiếp (Có vẻ có sự hổ trợ của các ngọn khác nhưng xét kỹ thì lại không có). Điều này có nghĩa là một hay nhiều ngọn núi chung quanh bị lệch hay khuyết khiến cho toàn thể liên hoàn hộ ứng của ngũ ngạc bị đổ vỡ.

Phạm vào 3 khuyết điểm nói trên, sách tướng mệnh danh là “long mạch”không có thế, khiến cho “long mạch” không phát huy được. Đôi khi, không những long mạch không phát huy mà còn có thể trở thành xấu nữa.

3. Những yếu tố bù trừ.

Phép luận tướng phân tướng người thành 2 loại chính là Nam và Bắc tướng. Nam tướng là tướng người sinh trưởng ở miền nam Trung hoa. Tại đây, Khí hậu chính là nóng có đặc điểm chính là Hỏa vượng. Nếu Hỏa tinh (trán) hay nói theo từ ngữ ở đây là Nam Nhạc là bộ vị chủ yếu hỏa của người phương nam được phát triển hợp tiêu chuẩn thì dẫu các ngọn khác có hơi thiếu tiêu chuẩn đôi chút (Miễn là không khuyết hãm, đặc biệt là Trung Nhạc) thì cũng có thể lấy bộ vị chính yếu toàn hảo làm vật hóa giải.

Nếu trán của người Phương Nam không bị thương tổn thì tinh thần và bản thân sự nghiệp hanh thông vượng thịnh. Theo nguyên tắc ngũ hành tương sinh thì Hỏa sinh Thổ (Hỏa chỉ trán, Thổ chỉ Mũi) nên nếu Tam Nhạc đắc thế thì dù Trung Nhạc không hoàn toàn tốt đẹp cũng có thể lướt qua được. Tuy nhiên sự đắc cách của Nam Nhạc chỉ phần lớn hóa giải các điều bất thường về mạng vận do Mũi gây ra mà thôi, nó không hóa giải được tâm địa. Nói khác đi kẻ sinh ở phương Nam có Trán tốt và Mũi xấu vì lệch, thấp thì mạng vận vẫn có thể khá nhưng tâm địa giữ nguyên những khuyết điểm do Mũi hoặc các bộ vị khác thuộc Ngũ Nhạc gây ra.

Đối với người Phương Bắc, bộ vị chủ yếu là Địa Các mà Cằm là chính. Vì Bắc phương là chính Thổ nên tối kỵ Thổ tinh (Mũi) khuyết hãm. Do đó đối với họ Khí mạch của Bắc Nhạc liên hệ chặc chẽ với Khí mạch của Trung Nhạc. Trung Nhạc khuất khúc, nghiêng lệch thì Bắc Nhạc có tốt cũng bị thăng giáng thất thường về mạng vận. Sự tổng hợp tốt nhất trong cổ tướng học thực nghiệm là cách “Thủy, Hỏa thông minh” tức là Bắc phương nhân, ngoài bản vị tốt đẹp toàn hảo, còn được Nam Nhạc toàn hảo cộng thêm Ngũ Quan đoan chính, Nam phương nhân, ngoài Nam Nhạc toàn hảo, Ngũ Quan thanh tú còn được Địa Các nẩy nở vuông vức và triều củng. Đông và Tây Nhạc (2 quyền) cũng cần phải phối hợp tương xứng với Trung Nhạc có thế. Đông và Tây Nhạc (đối với đàn ông) cần phải cao nở và mạnh mẽ. Tối kỵ nhỏ, nhọn và lộ xương, lem gốc hoặc cao hơn các bộ vị của Trung Nhạc hoặc chỉ được lượng mà hỏng về phẩm.

Tóm lại, Ngũ Nhạc chỉ đắc thế khi có sự tương phối, triều củng, minh lãng về cả phẩm lẫn lượng, đồng thời Ngũ Nhạc còn phải được Tứ đậu (Mắt, Mũi, Tai, Miệng) toàn hảo thì mới có thành đại dụng được. trong Ngũ Nhạc nếu có một ngọn không hợp cách thì dẫu Ngũ Quan có tốt cũng khó đại phát.

4. Sự khuyết hãm của Ngũ Nhạc:

Ngoài 3 khuyết điểm căn bản kể trên chung cho Ngũ Nhạc (quân sơn vô chủ, cô phong vô viện, hữu viện bất tiếp) mỗi Nhạc còn phải có những khuyết điểm sau đây:

* Nam Nhạc:  Bị coi là khuyết hãm khi mí tóc lởm chởm, tóc mọc quá thấp khiến trán thành thấp, tóc mọc che lấp 2 bên khiến trán thành hẹp, trán có loạn văn như dấu vết bò, xương đầu không đắc cách, xương trán lồi, Ấn Đường có sát Khí, trán có vết hằn một cách bất thường

* Trung Nhạc:  Bị coi là khuyết hãm khi Sơn Căn bị gãy, có hằn, mỏng manh, có nốt ruồi, sống Mũi bị thương tích thành sẹo, lệch, lồi lên lõm xuống, lỗ Mũi bị lộ và hướng lên trên, Mũi nhỏ và ngắn, 2 cánh Mũi không nổi cao.

Bị coi là khuyết hãm tương đối khi chỉ có Mũi rất cao, rất tốt mà bốn bộ phận khác thuộc Ngũ Nhạc quá thường (cô phong vô viện) chủ về nghèo khổ phá tán, thành bại thất thường.

* Đông và Tây Nhạc:  Bị coi là hãm khi 2 quyền bị lõm xuống, nhỏ và nhọn, trơ xương, có nhiều vết sẹo hay nốt ruồi tàn nhang rõ rệt, quyền thấp hoặc có diện tích nhỏ mà không có Khí thế (không có xương ăn thông sang khu vực Tai), Lưỡng Quyền cao thấp không đều…

* Bắc Nhạc:  Bị coi là hãm Khí xương quai hàm nhọn, hẹp, Cằm lệch, Miệng túm, Môi dày mỏng không đều, không râu ria, có các nốt ruồi xấu, râu vàng và khô, Nhân Trung nông cạn hoặc lệch và mép Miệng trề xuống. . .

Nếu mỗi Nhạc tránh được khuyết điểm cơ hữu kể trên, và nếu cả 5 Nhạc triều củng thì goi là Ngũ Nhạc đắc cách.

Bình luận
720
× sticky