Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nhân Tướng Học

— Tứ Đậu

Tác giả: Hy Trương

1. Vị trí của Tứ Đậu

Đậu là một từ ngữ Trung Hoa chỉ mương nước, chỉ có nước chảy. Tứ Đậu là 4 dòng nước chảy bao gồm:  Giang, Hà, Hoài, Tế. Cả 4 chữ trong ngôn ngữ Trung Hoa in đều có nghĩa chung là dòng sông. Cũng vẫn cái lối mượn thiên nhiên để ví vào con người cho dể hiểu nên người Tàu, trong lãnh vực diện tướng học, đã địa lý hóa 4 bộ phận:  Tai, Miệng, Mắt, Mũi thành ra Giang, Hà, Hoài, Tế.

– Mũi có tên riêng là Tế Đậu

– Mắt có tên riêng là Hoài Đậu

– Miệng có tên riêng là Hà Đậu

– Tai có tên riêng là Giang Đậu

Tại sao 4 bộ phận trên được ví như 4 dòng nước? Sách xưa đã giải thích lối hình dung này như sau:

Nước lúc nào cũng chảy về biển. Bộ óc được ví như biển. Bộ óc là nơi tập trung các tiếp thu của Tai, Mắt, Mũi, Miệng như biển gôm nước của 4 dòng sông, cho nên bộ óc được gọi là não hải, còn Mắt, Mũi, Tai, Miệng được gọi là Tứ đậu

2. Điều kiện tối hảo của Tứ Đậu

Nước muốn lưu thông dễ dàng thì lông sông phải sâu, mặt sông phải rộng. Do đó, tướng học đòi hỏi Tứ Đậu phải có những điều kiện sau:

– Hà Đậu (Miệng) phải vuông vức, Lăng Giác rõ ràng, lớn, rộng. Nếu như Miệng quá hẹp, Môi quá mỏng, ví như dòng sông nông cạn, nước khó thông và chảy không tới biển cho nên vãn niên phúc thọ hư ảo

– Giang Đậu (Tai) cần rộng và sâu, nghĩa là lổ Tai phải sâu và rộng, hình thể chắc chắn, đầy đặn, chủ về thông minh, gia nghiệp ổn định.

– Hoài Đậu (Mắt) cần phải sâu dài, ánh Mắt trong sáng, hình thể thon dài, lòng đen, lòng trắng, phân minh, đồng tử linh động, chủ về thông minh, quí hiếm.

– Tế Đậu (Mũi) thông suốt, tức là lổ Mũi phải kín đáo, đầu Mũi phải đầy, sống Mũi phải thẳng, không cong, không lồi lõm, hai cánh Mũi phải đầy, nở và cân xứng thì cuộc đời sung túc, không lo đói rách.

Ở đây có một điểm rất trọng yếu cần phải lưu ý, đó là Nhân Trung (phần lõm sau chạy dài phía dưới chõm Mũi tới chính giữa Môi trên), vì Nhân Trung được coi là mạch chính của Tứ đậu. Nếu Tứ đậu đều minh hiền (tốt và rõ ràng) mà Nhân Trung hẹp, mờ, khuất, bị vạch ngang làm cho mất hẳn mỹ quan hoặc trên rộng dưới hẹp, trên sâu dưới nông, đều có tác dụng làm nghẽn tắc Tứ đậu khiến dòng nước không lưu thông dẽ dàng. Cái đẹp của Tứ đậu vì thế bị giảm thiếu. Cho nên người ta đòi hỏi Nhân Trung phải sâu, trên vừa phải, dưới rộng và rõ ràng, dài là vì cớ đó.

Bình luận
720
× sticky