1. ĐẠI CƯƠNG:
Trán là phần mặt của Thượng Đình. Trong lãnh vực cốt tướng học, Trán là phần bạo bọc phía ngoài của tiền não bộ. Vì tiền não bộ được y giới công nhận là chủ về trí tuệ nên giữa sự cấu tạo và phát triển của tiền não bộ và hính dáng của Trán có liên quan mật thiết với nhau. Do đó xét về trí tuệ con người rộng hẹp, sâu, nông không gì bằng xét hình dạng của Trán. Thông thường Trán cao rông, đầy đặn và ngay ngắn là biểu thị của trí tuệ cao thâm vì khái quát lực, thống nhất lực và quan sat lực phát triển mạnh mẽ khiến người ta dễ dàng quyết đoán kịp thời và chuẩn xác. Thành công và đắc lợi là ở chổ đó. Trái lại, kẻ đầu óc trì độn hay do dự bất quyết hoặc nhận định thiếu sót thường bỏ phí nhiều cơ may vận tốt. Do đó về mặt mạng vận, tướng học cổ điển gọi trán là Quan lộc cung thật là có ý nghĩa. trán rộng và cao thì đường công danh rạng rỡ, còn hẹp và thấp thì Quan lộc diên tri và trí tuệ bất túc.
Nhưng trán rộng hay cao, hẹp hay thấp là do sự cấu tạo tiên thiên, không do cá nhân quyết định, may mắn thì được trán tốt, tức là bẩm thụ được trí tuệ cao viễn, chẳng may thì ngược lại. Bởi vậy trán còn biểu thị cung Phúc đức của môt cá nhân, Phúc đức rộng hay hẹp, dày hay mỏng có thể do trán thể hiện một phần lớn.
2. CÁC DẠNG THỨC CỦA TRÁN:
Nếu ta gọi AC là chiều dài khuôn mặt và MN là bề ngang rộng nhất của trán thì ta sẽ có một tiêu chuẩn để định trán cao hay thấp và rông hẹp như sâu (h. 10)
Nhìn một cách tổng quát ta phân biệt được trán cao và rộng, trán thấp và trán hẹp, trán lồi và Trán vắt… Trên thực tế các loại trên lại pha trộn với nhau tạo thành muôn vàng hình dáng dị biệt. Trước khi đi sâu vào chi tiết cần phải phân biệt thế nào là dài và rộng. Thông thường, bề ngang khuôn mặt bằng chiều dài tính từ khoảng giữa 2 đầu Lông Mày tới Cằm (xem h. 10). Qua tiêu chuẩn mẫu đó thì coi là rộng, dưới tiêu chuẩn đó bị coi là hẹp. Về chiều cao của trán, đối với người Thanh niên và không sói đầu quá sớm thì bằng một nữa chiều dài từ khoảng giữa 2 đầu Lông Mày tới Cằm. trên mức độ đó là cao, dưới mức độ đó coi là thấp.
1. AB = 1/2 BC tiêu chuẩn MN = BC trung bình
2. AB > BC/2 Trán cao AB < BC/2 Trán thấp
3. MN >BC Trán rộng MN <BC Trán hẹp mơ mộng, thiếu thực tế.
2.1. Trán rộng :
Bề ngang rộng, phẳng, có bề cao trung bình biểu thị đặc tính bị động củ trí tuệ. Người có trán rộng mà thấp là kẻ có trí nhớ dai, khả năng ghi nhận các sự kiện cụ thể rất mạnh, nhưng óc phân đoán không hoàn hảo. Họ chỉ suy luận và phán đoán một cách cụ thể. Óc tưởng tượng của họ chỉ lập lại các hoàn cảnh đã trải qua chứ không kết hợp được để sang tạo ra những hình ảnh mới. Nói một cách tổng quát, đối với một người có trán trung bình hoặc hơi thiếu bề cao, mà lại rất rộng bề ngang thì có thể quyết đoán rằng người đó có khả năng phát triển kiến thức về chiều rộng nhưng không đủ khả năng phát tiển về chiều sâu. Nếu phần dưới của trán, giáp ranh với Lông Mày, lại bằng phẳng và chiếm phần trội yếu thì kẻ đó thiếu hẳn trí tượng cần thiết để có thể tiên liệu được các hậu quả sẽ xảy tới trong tương lai do việc làm hiện tại của mình. Ngược lại nếu phần trên của trán quá rộng so với toàn bộ trán thì kẻ đó quá thiên về tưởng tượng.
2.2. Trán cao:
Trán chỉ có bề cao mà bề ngang xấp xỉ ở mức trung bình thì đặc điểm của trí tuệ sẽ là sự phát tiển của óc phán đoán, tập trung tư tưởng dễ và có khả năng sáng tạo (óc tưởng tượng khá dồi dào). bề ngang càng thu hẹp ở khu vực qunh mi-cốt đi đôi với sự phát triển quá đáng của phần trên sẽ là dấu hiệu của sự tưởng tượng xa với thực tế, sự lĩnh hội chỉ ở trong lĩnh vực siêu hình hoặc không tưởng. Nếu Trán được phát triển cả bề ngang lẫn chiều cao thì thường thường là kẻ đó được thiên phú trí tuệ thâm viễn và hoàn hảo: óc quan sát khả năng lĩnh hội và trí tưởng tượng sáng tạo phong phú dễ thích ứng với hoàn cảnh thực tại. Tuy nhiên, các đức tính trên muốn được phát huy và trở thành hữu dụng lại còn phải tùy thuộc phần lớn vào cách cấu tạo chung của khuôn mặt, sự cân xứng của các bộ vị và nhất là đặc tính về phẩm chất của các bộ vị căn bản. Sự rộng hẹp cao thấp chỉ là dấu hiệu về lượng chưa đủ để xác định rõ ràng. Ngược lại, nếu kẻ mà Trán vừa hẹp, vừa thấp là kẻ trí tuệ bị giối hạn tới mức tối đa. Mọi khả năng quan sát, lĩnh hội và phán đoán đều ở mức dưới trung bình. Các nhận xét của họ hoàn toàn dựa vào các sự quan sát nhãn tiền về các sự vật cụ thể hữu hình. Ngoài 4 trạng thái: cao, thấp, rộng, hẹp, Trán còn có thể có một trong các hình dạng sau đây tùy theo cách phối trí của chân tóc.
2.3. Trán vuông
Trán có hình thể vuông vức (h.11) là dấu hiệu bề ngoài của sự trọng thực tiễn. Vuông cạnh mà cao rộng là đặc tính của tinh thần thực tiển và có khả năng thực hiện các quan niệm của mình. Phần lớn các khoa học gia, kinh tế gia, thực nghiệp gia đều có loại Trán kể trên. Nếu Trán thấp hẹp mà lại có góc cạnh vuông thì trỏ óc trọng thực tiễn hoặc chỉ nhận thức được những điều thực tiễn nãng tiền nhỏ hẹp.
2.4. Trán có góc tròn
Hai góc trên của Trán nẩy nở và không có tóc tạo thành hai góc tròn khá rộng khiến phần Trán tiếp giáp với chân tóc trông giống chữ M (h.12)
Loại Trán này nếu cao rộng là đặc tính của khả năng văn học, nghệ thuật thiên bẩm. Đối với các hoạt động vật chất thường nhật loại người có Trán như trên thường có ý coi rẻ nên không thích ứng với các nghề thực dụng. Ở những người Trán thấp hoặc hẹp, dạng thức trên của Trán trỏ Khía cạnh tiêu cực của khả năng thẩm mỹ và nghệ thuật: cảm thấy được cái đẹp nhưng không có khả năng diển đạt hoặc thực hiện. Trán hình dạng này biểu thị trí tuệ bất túc trong nhiều trường hợp, khả năng trí tuệ dễ dàng hướng dẫn hành động trong lãnh vực thực tiễn quen thuộc, nhưng nếu một nghịch cảnh xảy ra, người đó sẽ không biết phản ứng thích nghi với hoàn cảnh mới và sẻ lúng túng không tiìm được cách giải quyết ổn thỏa tinh thần luôn luôn bị ám ảnh.
2.5. Trán gồ (lồi)
Ta phân biệt ba loại.
a) Gồ phần giữa (h.13)
Trán gồ lên ở phần giữa mà toàn bộ Trán lại thấp (tức là dưới mức trung bình) hẳn thực tế. Loại người này không bao giờ vạch ra được một kế hoạch khả dĩ thực hành được.
b) Trán gồ và ở hai phần trên dưới (h.14)
Nếu phần lọm ở giữa Trán chỉ vừa phải, phần gồ trên dưới cũng ở mức vừa phải thì sự lúng túng sẽ có thể vượt qua sau một thời gian nghiền ngẫm. Quá nổi bật, thì sự lung túng đó đưa đến sự bất quyết, bần thần và có thể là sự ù lì.
c)Gồ ở phần dưới (h.15)
Thông thường, nếu Trán ở mức trên trung bình về cả cao lẫn rộng, dấu hiệu này cho biết là kẻ đó có óc thông minh dựa trên dữ kiện do tất cả mọi cơ năng đem lai và dùng làm nền tảng tiến khới cho các hoạt động. Kẻ đó không thích đi sâu vào chi tiết và không trọng khuôn sáo. Nếu phần này đi đôi với phần mi cốt nẩy nở đều và cao vừa phải, chủ về cá tính rất mạnh nhưng kém phần hàm dưỡng Tính bạo tháo, dám nói dám làm những điều mới lạ độc đáo. Đi đôi với Trán cao rộng và vát về sau, kẻ đó rất tự tin, thích hành động mạo hiểm, nên cổ tướng pháp mệnh danh là “Bất năng tòng tục, dũng cảm, háo vi phi: Không thể sống theo thói thường, có tính dũng cảm, thích làm những gì tự cho là hợp đạo lý khi cần bất tuân luật lệ triều đình”.
2.6. Trán tròn: (h.16)
Cao mà tròn, đầy đặn và điều hòa là kẻ đầu óc thông tuệ. Phụ nữ mà có loại trán này thì đối với vấn đề hôn nhân đòi hỏi một mối tình lý tưởng nên khó được mãn nguyện. Do đó sau khi kết hôn dễ làm cảnh chia ly.
Đàn ông chủ về tự tư, tư lợi quá đáng, khó sống chung với thân tộc cho nên ly hương lập nghiệp mới dễ phát huy được tài năng, toàn diện.
2.7. Trán lẹm (h1.7, h.18)
Trán thu hẹp dần cả về bề ngang lẫn bề cao tính từ mi-cốt trở lên. Theo nhận xét các nhà tướng học Nhật Bản hiện nay là Thạch Lông tử Thi trong cuốn Quan tướng học đại ý thì chính vì não bộ thiếu phát triển nên xương sọ cũng bị thiếu tăng trưởng mà thành ra hình dạng như trên.
Trán lẹm là dấu hiệu bề ngoài của trí tuệ và tình cảm thô lậu, nên hành động, ngôn ngữ không hơn gì người man dã dù rằng có được giáo hoá cũng bằng vô ích, vì những kiếm khuyết trí tuệ có tính cách tiên thiên nói trên.
Trán thì khi nhìn thẳng thì thấy cân xứng, nhìn nghiên thì thấy hơi lõm là dấu hiệu rõ rệt nhất của sự nổ lực trí tuệ. Sự nỗ lực đó rất dễ dàng nếu sự sai biệt giữa các phần lồi lõm đó hòa hợp thích đáng (h.19) và nếu sự kiện trên phối hợp với trán cao, rộng ta có thể tiên đoán rằng đó là một cá nhân thông minh một cách tế nhị, nhớ lâu những điều cần nhớ, có thứ tự về tư tưởng, óc suy luận và tập trung tư tưởng chính chắn nên phán đoán chuẩn sát hơn người thường. Về lĩnh vực quan sát, người đó lưu ý đến hình dạng, vị trí cách phối trí và sự cân xứng hơn là về màu Sắc của sự vật. Họ có khuynh hướng trừu tự hóa, suy quả cầu nhân, có khả năng tổng quát háo và hệ thống hoá việc giải thích sự vật cụ thể cũng như siêu hình. Ngược lại, Trán chỉ cao rộng nhưng phẳng lì như mặt bàn chứ không có sự lồi lõm tối hiểu để có thể nhìn thấy từ xa một cách hòa hợp là dấu hiệu của sự hời hợt, thiếu hẳn sự sâu Sắc, tư tưởng khó có thể tập trung vào một số trọng điểm cần thiết. Do đó sự phán đoán thường thiên lệch vì thiếu dữ kiện cần thiết.
3. Ý NGHĨA VẬN MỆNH CỦA TRÁN :
Trong đoạn dạng thức của trán, chúng ta có suy diễn những ý nghĩa thuộc về tính tình và trí tuệ. Thật ra, trán không phải chỉ có hai ý nghĩa đó mà còn có nhiều ý nghĩa vận mệnh rất phong phú. Vận mệnh con người trên trán đã được khảo sát trong các chương nói về Thiên Đình, nói về các bộ vị ở Thiên Đình như Thiên Trung, Thiên Đình, Trung Chính nói về cung Quan Lộc, cung Thiên Di. Tác giả không nhắc lại ở đây để tránh sự trùnh dụng và rườm rà.
4. CÁC VẰN TRÁN:
Các vằn trán chỉ có tính cách phụ đới và không mấy ý nghĩa về phưưong diện mạng vận khi quá tuổi trung niên. Nhưng nếu trong tuổi Thanh niên mà vằn trán xuất hiện rõ rệt thì đó lại là điềm đáng lưu ý. Do đó những vằn trán nói ở đoạn này chỉ có nghĩa nhiều đối với tuổi Thanh xuân mà thôi (các phụ đồ ở hình 20)
Đứng về phương diện quan sát phổ thông, đại đa số ngươì Á-Đông thường có 3 vằn trán và tướng học khi khảo cứu về vằn trán đã dựa vào đa số kể trên. Ba vằn trán tính từ trên xuống dưới là: Thiên văn, Nhân văn, Địa văn với các ý nghĩa tương tự như sau:
– Thiên văn: chủ về tôn trưởng, người trên
– Nhân văn: chủ về bản thân
– Địa văn: chủ về thuộc hạ, những người dưới mình.
Bởi vậy theo tướng học Á-Đông, 3 vằn trán xuất hiện rõ ràng không đứt đoạn tưưong xứng đoạn tương xứng và có chiều hướng đi lên được coi là các tướng vì dung hòa được cả 3 yếu tố: sự nổ lực của bản thân, sự giúp đỡ của người trên, kẻ dưới (h. 20/1).
Trường hợp 3 vạch ngang không bình thường lên cũng được xem là cát tướng nhưng thứ bậc kém hơn (h. 20/2).
Bất cứ đường nào thuộc về Thiên văn, Nhân văn, Địa văn đều phải dài, rõ, không đứt đoạn và vắt ngang trán mới được xem là hợp cách. Thiên văn rõ ràng tươi đẹp chứng tỏ mạng vận lúc nhỏ thường được tôn trưởng, thương yêu giúp đỡ, ra đời được thượng cấp quí mến. Nhân văn hợp cách trong một khuôn khổ chung hoàn hảo của trán, biểu thị vận mạng, công danh của người đó đều do dự họ khai sáng, không nhờ cậy vào ai. Địa văn rõ ràng và dài hợp cách chủ về kẻ đó được những người dưới tay tận tâm giúp đỡ mà nên sự nghiệp.
Ngươc lại Thiên văn không rõ ràng là kẻ không được người trên hổ trợ, Nhân văn
không rõ ràng hoặc đứt đoạn là kẻ tính tình cáu kỉnh, hay gây gổ, Địa văn không ra gì thì kẻ đó khó cùng người dưới hợp tác chân thành.
Dưới đây là ý nghĩa và sơ đồ của một số các vằn trán thường có:
* Có đủ cả ba đường nhưng hoặc Thiên văn hay Nhân văn hay Địa văn không song hành (h. 20/3 và h. 20/4)thì kẻ đó sẽ gặp hoặc người trên hoặc kẻ dưới không giúp ích gì được cho mình, đôi khi còn gây rắc rối nữa.
* Cả ba đường đó rõ, hợp cách nhưng có một đường thẳng từ Ấn Đường chạy lên cắt đứt như hình chữ vương (h. 20/5) được coi là một dấu hiệu tốt chủ về trí tuệ thông minh khoát đạt, ý trí kiên cường, nhưng đứng về mặt vợ chồng: bất hòa dễ đưa đến đổ vở vì Nhân văn tạo thành với đường thẳng đó một hình chữ thập, tượng trưng cho sự phu thê ly tán.
* Chỉ có đường Nhân văn rất dài, sâu mà không có Thiên và Địa văn: Chủ về huynh đệ bất hòa, ở chung một mái nhà dễ gây xung đột, đối với vợ, kẻ đó cũng thường hay gây gổ. Nếu cả hai vợ chồng đều có loại vằn trán này thật là đại bất hạnh trong cuộc sống lứa đôi (h.20/6).
*Chỉ có Thiên, Địa văn mà không có Nhân văn hay có mà quá mờ nhạt, ngắn: chủ về kẻ đó dễ bị những người xung quanh chi phối (h.20/7)
* Vằn trán như vết rắn bò (xà hành) có thể liền (h.20/8) hoặc đứt đoạn chủ về tuổi ấu thơ bị nhiều nghịch cảnh, không được hóa thuận với tôn trưởng, thân thể suy nhược, tư tưởng bi quan. Đối với đàn bà, chỉ dấu trên càng có ý nghĩa sâu Sắc hơn.
*Vằn trán hình hạc (h.20/9) vì trông tương tự như chim hạc đang bay là dấu hiệu của kẻ lãnh đạm với danh lợi vật chất, chỉ thích suy nghĩ, thần kinh suy nhược, kém giao tế. Trong nhãn quan của nữ giới, đàn ông có vằn trán hình hạc là kẻ rất lãnh đạm với thú vui chăn gối.