Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nhân Tướng Học

Chương 1: Loại Tướng Chính Thường

Tác giả: Hy Trương
Thể loại: Tử Vi - Phong Thủy

I. LỐI PHÂN LOẠI CỔ ĐIỂN THÔNG DỤNG

Ngũ hành hình tướng

Lối phân lọa cổ điển này có từ lâu. Theo truyền thuyết thì đã có trước thời Ngũ đại, người đầu tiên mô tả khá đầy đủ là Ma Y một vị tôn sư tướng học thời Ngũ đại. Về sau hầu hết các sách tướng Trung Hoa, Nhật Bản đều thừa nhận lối phân loại này. Nếu có sửa đổi thì cũng chỉ có ở phần chi tiết.

Trong lối phân loại Ngũ hành hình tướng, người ta chia hình dáng người ra thành năm mẫu người điển hình đặt tên là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

1. Hình Kim:

Những nét đặc trưng của người hình Kim là khuôn mặt có dạng thức vuông văn, sắc da trắng. Ngũ Quan ngay ngắn và phần lớn có dạng vuông, thân hình trung bình, không gầy không béo, xướng thịt rắn chắc và cân phân nhau. Bàn tay và đầu ngón tay đều hơi vuông vắn và lòng bàn tay rắn chắc. Đó là lòng bàn tay được các nhà nghiên cứu về bàn tay gọi là bàn tay hình vuông   (hình202, 203)

Người hình Kim đúng cách phải đầy đủ các điều kiện về diện mạo, màu da, thân hình, bàn tay như đã miêu tả trên. Trường hợp này gọi là chân hình chính cách

Nếu thân hình diện mạo đúng là hình Kim mà bàn tay không phải thì đó là tạp cách. Nếu đúng về hình thể nhưng thiếu một vài yếu tố phụ, ví dụ thân hình cao gầy, thịt không được chắc hoặc thịt nhiều hơn xương thì được gọi là liệt cách hay phá cách tùy theo từng trường hợp

Về vận mạng bất kể hình Kim hay hình gì, nếu đúng tiêu chuẩn (tức là đúng chân hình chính cách) đều là tướng cách thượng thừa không phú cũng quý.

Về mặt cá tính người Kim có cá tính kiên cường, ưa bảo thủ thẳng thắn không a dua theo số đông.

2. Hình Mộc:

Đặc tính bề nổi nhất ở người Mộc là mặt nảy nở ở phần trên, khuôn mặt lẫn thân hình đều có dạng thon dài, râu tóc thanh tú, tao nhã, màu da hơi xanh, nhưng tất cả đều ngay ngăn thẳng xuôi.  (hình204)

Bàn tay của người Mộc chân chính rắn chắc ít thịt, các ngón tay đều gân guốc, chỗ tiếp giáp của các lóng tay nổi rõ (h205), các chỉ tay đều nhỏ, mịn và dài. Đây là bàn tay mà khoa xem tướng bàn tay gọi là bàn tay triết lý.

Người Mộc đúng cách có đủ mọi điều kiện hay gần đủ thường phát đạt muộn, nhất là những kẻ có pha lẫn một số đặc tính của Kim (Cằm, tai hoặc bàn tay vuông) nhưng lại có số trường thọ.

Về phương diện cá tính, người Mộc xử sự ôn hòa phong nhã, ưa dùng trí óc hơn là cơ bắp, bản tính nhân ái từ thiện, dễ thông cảm với người khác.

Nếu thịt bệu, da hồng hào, vai lệch, bụng lớn đều không phải chính Mộc (thường gọi là Giáp Mộc). Theo sự mô tả của sách Phong giám thì người Giáp Mộc có đặc tính sau:

lãng lãng hình dưu cốt

lẫm lẫm cánh tu trường

tú khí sinh mi nhãn

tu trì vãn cảnh quan

Nghĩa là:

hình dáng gầy ốm nhưng cao thẳng, dáng dấp hiên ngang, mày mắt có khí thế xinh tươi thanh nhã, kẻ như thế thì nên biết vãn vận sẽ tiếp sáng sủa

Tất cả những người thuộc loại Mộc không giống những điều mô tả trên đều bị xếp vào loại Ất Mộc.

3. Hình Thủy:

Đặc tính dễ nhận thấy ở người hình Thủy là sự tròn trịa, phì nộn, Ngũ Quan, chân tay, đầu, cổ, bụng không chỗ nào là không thấy đầy đặn mập ú (hình206, 207)

Người hình Thủy đúng cách phải mập mạp thịt và mỡ nhiều hơn xương, sắc da ngăm đen, tất cả các bộ phận trên mặt và thân hình đều tròn mập. Nhìn từ phía sau gáy ta có cảm tưởng kẻ đó như cúi xuống, nhìn từ phía trước thì lại như họ đang ngẩng lên.

Bàn tay hình Thủy chính cách thuộc loại Viên chủy (h207), nghĩa là lòng bàn tay dày, nhuyễn, ngón tay thon dài và rất đẹp, không có nổi đốt rõ rệt như ở hình Mộc.

Chỉ sau khi so sánh khuôn mặt, thân hình và bàn tay ta mới có thể xác định mức độ thuần túy của người hình Thủy. Có thể đầu, mình và khuôn mặt là hình Thủy mà bàn tay là Kim hoặc Mộc. Lúc đó sẽ phải coi là tạp cách. Ngược lại, chỉ có bàn tay, khuôn mặt là thân hình chính cách.

Người Thủy đúng cách hoặc tạp cách đều tốt đẹp là kẻ mạng vận hanh thông gia vận tốt đẹp.

Về mặt cá tính, người Thủy lanh lợi, khôn ngoan và đôi khi đi đến láu lỉnh nhưng không thâm độc. Phần lớn những người thành đạt trong các ngành ngoại giao, văn nghệ, trình diễn thuộc loại người hình Thủy chính cách.

4. Hình Hỏa:

Điểm dễ nhận ra nhất ở người hình Hỏa là tính cách gân guốc và lộ liễu của các bộ vị trên khuôn mặt (người hình Hỏa thường có tướng Ngũ lộ) và hình dạng khuôn mặt thon dài ở phía trên, nảy nở rất rõ ở phía dưới, sắc da lúc nào cũng hồng như người uống rượu, dáng người cao chân tay đều lộ gân. (h208)

Bàn tay điển hình của người hình Hỏa là tay thon dài, ngón nhọn gần như búp măng, đó là loại bàn tay tình cảm. (h 209)

Về mặt mạng vận, người hình Hỏa thường thích hợp với võ nghiệp, văn chương và sơm phát đạt, nhưng phát đạt chóng thì tàn lụi cũng nhanh (trường hợp Hỏa hình thuân túy về mọi khía cạnh).

Về mặt tính cách, hạng người chính cách có tính nóng nảy, đôi khi liều lĩnh, nhưng thường có kỷ luật và không buông thả.

Hình Hỏa tối kỵ da đen xạm và mập mạp. Trái lại rất cần tinh thân thanh thản, thân hình ngay ngắn, tiếng nói trong trẻo. Đó là điều mà tướng học gọi là Hỏa hình kỵ Thủy hỷ Mộc nghĩa là người hình Hỏa tối kỵ nhiều Thủy chất(sắc da đen xạm, mập tròn là tính chất cơ bản của Thủy, tinh thần thanh thản, cử chỉ lỗi lạc hiên ngang, giọng nói trong trẻo là tính chất chủ yếu của Mộc).

5. Hình Thổ

Nhìn thoáng qua thì người hình Thổ gần giống như người hình Thủy, nhưng nếu xét kỹ thì người hình Thổ khác người hình Thủy ở những điểm sau đây:

– Hình Thổ chắc chắn ổn cố, chậm chạp nặng nề, còn hình Thủy thì lanh lẹ, không ổn cố. Nói khác đi hình Thổ mập thịt, hình Thủy mập mỡ.

– Sắc da hình Thổ màu vàng còn hình Thủy màu đen.

– Các bộ vị chủ yếu trên khuôn mặt của Thủy hình tròn, nhưng không rắn chắc và rộng như hình Thổ.

– Hình Thổ nhiều râu tóc Lông Mày, hình Thủy ít

Bàn tay hình Thổ cũng vậy, nghĩa là nó thô dày, rắn chắc, các ngón tay mập. Đó là bàn tay được gọi la bàn tay mẫn cán, cương nghị. (h211)

Người Thổ đúng cách về cả mọi khía cạnh thường là người giàu có, trọng thực tiễn, nhẫn nại nhưng hay cố chấp, đôi khi thâm độc khôn lường, tùy theo các bộ vị có quá độ hay không.

Người Thổ tối kỵ Mộc trọng (nghĩa là ít râu tóc, mập mà thịt nhão, nổi gân, lộ xương, sắc da xanh) là dấu hiệu tổn thọ, công danh sự nghiệp khó thành. Tuy vậy Thổ quá nặng nề gần như trì trệ thì có đôi chút Mộc chất (như mày thanh, mắt sáng, tiếng nói trong trẻo…) thì lại là điều tối thích nghi.

Trái lại, Thổ hình có Hỏa chất là năng động, sắc diện hơi hồng hào là điềm rất tốt về vận mạng và thọ mạng.

II. LỐI PHÂN LOẠI CỦA VƯƠNG VĂN KHIẾT

10 mẫu chính

Đây là lối phân loại bắt nguồn từ Ngũ hành hình tướng. Tác giả mượn hình tượng của 10 chữ Hán là: Do, Giáp, Thân, Điền, Đồng, Vương, Viên, Mục, Dụng và Phong để tượng trưng cho 10 khuôn mặt điển hình cho nên lối phân loại này còn được gọi là Thập đại tự  hình tướng. Nhìn vào hình dạng của 10 chữ đó ta cũng đủ hình dung được những nét đặc thù của từng khuôn mặt điển hình đúng như tác giả đã nói: ” Biết rõ được lý lẽ và cách cấu tạo của từng chữ một ta sẽ thấy được cái lẽ huyền diệu bao hàm trong lối phân loại này”.

Ý nghĩa và lý do khiến tác giả lấy 10 chữ để bao gồm khuôn mặt con người vào 10 mẫu chính tác giả dẫn giải trong bài tựa, xin trích một đoạn sau đây:

“Diện mạo con người có muôn nghìn hình thái há có thể lấy 10 chữ mà vẽ nên hết được sao? Nhưng người giỏi nhận xét, biết suy đoán sẽ dựa vào gốc chính mà suy ra được muôn vạn cái khác bắt nguồn từ gốc mà ra. Người giỏi phép xem tướng mặt có thể dựa vào Ngũ hành làm gốc mà bao trùm muôn vạn hình dạng. Vì con người hập thụ tinh túy của Ngũ hành trong trời đất mà thành hình dạng nên không thể thoát ly ra khỏi Ngũ hành”

Lối phân loại này dựa vào sự chính (tức là sự đúng cách) và sự thiên (tức tạp cách) của Ngũ hành. Bởi vậy, khuôn mặt của cong người dù có trăm ngàn vạn mớ nét khác biệt, vẫn chẳng thể nào ra khỏi những nét điển hình khái quát của 10 mẫu dựa vào hình dạng của 10 chữ.

Nay lấy sự chính của Ngũ hành mà bàn, ta thấy rằng: hình chính Hỏa trên nhỏ nhọn, dưới nở rộng, há chẳng mường tượng dạng chữ Do hay sao? Khuôn mặt của hình chính Mộc, trên rộng dưới hẹp chẳng phải tương tự của hình chữ Giáp hay sao?…

Bàn về sự thiên (tạp cách) ta thấy có kẻ do sự kết hợp hỗn tạp của hình Hỏa và Mộc là ở giữa mặt lớn, trán và Cằm nhọn, há chẳng mường tượng như chữ Thân hay sao?…

Sự thiên, sự chính của Ngũ hành có thiên hình vạn trạng nhưng vẫn không vượt ra ngoài Ngũ hành. Mười loại điển hình tuy ít, nhưng tóm tắt được ý nghĩa của Ngũ hành hình tướng (Ngũ hình chính và thiên) nên có thể bao gồm được hết khuôn mặt của con người.

Bây giờ căn cứ vào tiêu chuẩn đã được nêu trên, ta đi sau vào cách mô tả những nét chi tiết đặc thù của từng mẫu người điển hình và ý nghĩa của từng mô thức một.

1. Khuôn mặt chữ Do:

Khuôn mặt phần Thiên Đình (trán) hẹp và dài, Địa Các (Cằm) nở to…………thiếu

Vận mạng: từ bé không có gì hoặc không đáng kể, tự lực cánh sinh. Trung niên mới có thể khá giả.

Nếu Ngũ Quan đều hoàn mỹ thì từ trung niên trở đi mới bắt đầu phát, và có thể trở thành tiểu quý, trung phú.  Nếu Ngũ Quan không toàn hảo thì cũng có thể tạm đủ ăn mặc nhưng không quý hiển.

Đàn bà có tướng mặt hình chữ Do thì hay gặp cảnh khốn khổ, nếu Ngũ Quan cân xứng và tốt: con cháu làm nên. Nếu thần thái tươi vui và có dáng dấp uy nghi có thể có chồng quý hiển. Nếu chỉ có vẻ kiều mỹ bên ngoài mà không có vẻ oai nghiêm thì phúc lộc chỉ ở mức bình thường.

2. Khuôn mặt hình chữ Giáp:

Phần Thiên Đình nở rộng và cao, Địa Các hẹp và dài, hình thể ẻo lả, tạo thành tướng cách Hữu thiên vô địa thì đều được xếp vào khuôn mặt chữ Giáp      (h213)

Đàn ông có tướng này, phần lớn đều không đủ tài lộc. Nếu thanh nhiều trọc ít thì từ nhỏ đến 25 tuổi thường được hưởng kiếp sống thanh nhàn do tổ ấm lưu lại và có thể có công dang ở mức tiểu quý hiển nhưng vẫn không tránh khỏi cảnh tiền phú hậu bần. Đến khoảng ngoài 50 thì gần như không còn gì, vợ con có thể chia lìa. Nếu Ngũ Quan khuyết hãm thì vãn vận lại càng thê thảm mà sơ vận cũng không lấy gì làm khá giả.

Đàn bà cũng vậy, tuy nhiên đàn bà mà ánh mắt có thần quang thu táng có thể có con thông minh và sống lâu.

 

1. Khuôn mặt chữ Thân:

Phần Thường (Thiên) đình trên nhỏ nhọn, dưới nở; khoảng Lưỡng Quyền và Mi cốt nở cả bề ngang lẫn bề dài; phần Địa Các hẹp mà dài thì gọi là khuôn mặt chữ Thân

Đàn ông hay đàn bà có khuôn mặt chữ Thân tuổi nhỏ gặp nhiều vất vả có cha mẹ cũng không được nhờ cậy, không có di sản của tổ phụ. Nếu Ngũ Quan toàn hảo, thần thái thanh nhã thì cũng có phần phú quý đáng kể, và phần lớn là thọ nhưng về già cô độc. Nếu Sơn Căn gẫy, hẹp, mỏng và không có Thùy châu thì cuộc đời vất vả.

4. Khuôn mặt chữ Điền:

Phàm người nào có vầng trán vuông, Thiên Thương nảy nở, Địa Các đây đặn vuông vắn, Tai cốt phát triển vừa phải thì gọi là thuộc loại khuôn mặt chữ Điền.

Người có khuôn mặt chữ Điền nói chung có vận mạng khả quan từ trẻ đến già. Ngũ Quan toàn hảo, khí chất siêu phàm thì quý hiển đến tột phẩm. Nếu bộ vị ngắn, nhỏ, thân hình lùn và mập, sắc da trắng bệch thì hoặc là tổn thọ hoặc là bình phàm. Nếu Ngũ Quan tuy không khuyết hãm nhưng không toàn mỹ thì chỉ giàu chứ không quý hiển.

5. Khuôn mặt hình chữ Đồng:

Tam Đình trên khuôn mặt đều cân xứng, mỗi đình đều dài rộng, Ngũ Nhạc nảy nở rõ ràng phối hợp đúng mức. Thiên Thương Địa khố đầy đặn, không có bộ vị nào hỏng về cả hình thức lẫn thực chất thì gọi là khuôn mặt chữ Đồng. Đây là khuôn mặt được coi là Thượng cách.

Đàn ông mà có khuôn mặt chữ Đồng thì cả ba giai đoạn: trẻ, trung niên và già đều hanh thông về mọi phương diện. Nếu chỉ được phần hình thức toàn hảo mà thực chất không ra gì thì sự tốt đẹp bị chiết giảm nhiều.

Đàn bà có khuôn mặt được xếp vào loại chữ Đồng là kẻ suốt đời được hưởng hạnh phúc không biết đau khổ là gì.

 

6. Khuôn mặt hình chữ Vương

Thiên Đình nảy nở cân xứng. Trung Đình vuông vức nhưng trơ xương; Hạ đình naỷa nở nhưng thịt ít xương nhiều thì khuôn mặt này được xếp vào loại khuôn mặt chữ Vương.

Đàn ông có tướng mặt chữ Vương thường là tài lộc bất toàn, nếu Ngũ Quan ngay ngắn thì có danh mà chẳng có lộc hoặc có lộc mà vô danh khó có thể có danh lợi song toàn. Nếu Thương, Khố khuyết hãm thì tuy là kẻ có mưu trí nhưng cũng khó thành người phú quý. Nếu Ngũ Quan lệch hãm thì suốt đời lận đận bôn ba. Luận về đàn bà cũng vậy.

7. Khuôn mặt hình chữ Viên (h218):

Phàm người có khuôn mặt tròn, mắt tròn, tai tròn Miệng gần như tròn thì gọi là người thuộc hình chữ Viên.

Về vận mạng, người như thế thường thường cha mẹ mất sớm, thọ số không cao. Nếu da trắng, khí sắc trì trệ, không quá 30 tuổi sẽ bị tuyệt mạng.

Nếu  Ngũ Quan toàn hảo thì có thể phú quý, Ngũ Quan phá, liệt cách thì chắc chắn đời sống vất vả, nhiều bệnh tật, khó tránh khỏi chết yểu.

Đàn bà có tướng mặt như trên mà Ngũ Quan khuyết hãm: thuở nhỏ được cha mẹ sủng ái, lớn lên thường vất vả về chuyện chồng con. Nếu Ngũ Quan toàn hảo lại trở thành phúc thọ khả quan.

8. Hình chữ Mục:

Thiên Đình cao mà hẹp, phần Trung Đình ngắn và thiếu nảy nở. Phần Hạ đình dài mà hẹp thì gọi là hình chữ Mục.

Về mạng vận thì đây là tướng hạ cách. Nếu Ngũ Quan không lệch lạc phá hãm thì thuở nhỏ có thể được an nhàn, từ 20 tuổi trở đi dần dần lụn bại.

Đàn bà có tướng mặt như trên chủ về hình phu khắc tử, nhưng lại rất thọ. Sự khắc chồng con và cô độc đó nặng hay nhẹ tùy thuộc vào thần khí và Ngũ Quan tốt hay xấu.

 

9. Hình chữ Dụng:

Khuôn mặt không cân xứng, thiếu ngay thẳng, Ngũ Quan lệch lạc thì gọi là hình chữ Dụng. (h220)

Đàn ông thì hình thê khắc tử, cơ khổ lênh đênh đến già. Đàn bà cũng vậy. Tuy nhiên nếu thân thể cân xứng, da dẻ tươi nhuận và thần khí xung mãn thì được hưởng vài chục năm đầu cuộc sống tạm gọi là bình thường.

 

10. Hình chữ Phong:

 

Nếu khuôn mặt phần trán vuông vắn, đều đặn và nảy nở. Phần Địa Các đầy và rộng, nhưng riêng phần Trung Đình nhất là hai khu vực Lưỡng Quyền thấp và hẹp lại trông tương tự như hình chữ Phong. (h221)

Với thân thể hư nhược, Ngũ Quan bình phàm thì loại mặt trên chủ về tạm đủ ăn đủ mặc nhưng trung niên trắc trở, mới đầu khá sau suy sụp dần dần. Nếu thân thể hư nhược mà Ngũ Quan toàn hảo có thể tạm gọi là phú quý nếu được thân cận với quý nhân, Ngũ Quan khuyết hãm thì không còn gì để nói.

Đàn bà có tướng mạo như trên bất kể Ngũ Quan tốt hay xấu đề lưu lạc phong sương, khá về chồng thì hỏng con mà nếu được về con thì hỏng chồng.

 

 

III. PHÂN LOẠI THEO 12 CHI

Lối phân loại này chia khuôn mặt con người ra làm 12 mẫu chính, lấy tên Thập nhị địa chi để định danh. Giữa danh xưng và ý nghĩa riêng biệt của thập địa chi hoàn toàn không có liên hệ chi hết. Lối phân loại này đặt nặng ở phần tâm tướng tức là chỉ lưu ý đến cá tính đặc thù mà thôi.

1. Tý hình:

Trán bằng phẳng rộng rãi, mắt nhỏ và dài, mũi hẹp nhưng ngay thẳng, Miệng nhỏ đều đặn và tươi, vành tai ngoài rõ và lấn át vành tai trong, Cằm và mang tai vừa phải, có thịt trong sệ xuống như có hai Cằm.

Người thuộc loại Tý có tính tình ôn hòa, đối với người khác có độ lượng, làm việc có ý thức trách nhiệm, tư tưởng phóng khoáng, không thích làm nhục người.

2. Sửu hình:

Lông Mày đậm, lớn và giao nhau, mắt lớn nhưng mục quang hôn ám, mũi nhỏ và dài, Lưỡng Quyền nổi cao, Môi dày, Miệng nhỏ, vành tai ngoài nở chiều thông thường, Cằm ngắn và bằng phẳng.

Người thuộc loại Sửu tính tình trầm lặng, thiếu đảm lượng, không thích việc khó nhọc hay khung cảnh ồn ào

3. Dần hình:

Trán cao nhưng thiếu bề ngang, Lông Mày ngắn nhưng to bản và đậm, ánh mắt nhìn xuống, nhìn vào mắt thì tròng đen tiếp giáp với bờ mắt dưới và phần trắng tiếp giáp với mi trên; mũi thẳng và cao; Miệng nhỏ, Môi dày; tai có Thùy châu lớn nhưng hướng về phía trước; xương quyền cao nhọn.

Loại người Dần tính nết càng cường, khỏ mạnh, dám nói, dám làm.

4. Mão hình:

Trán bằng phẳng rộng rãi nhưng thiếu chiều cao, Lông Mày thưa nhỏ và ít, đuôi mắt hướng xuống, lỗ mũi lộ; Nhân Trung ngắn và túm lại; lợi răng lộ; tai dài và Thùy châu rủ xuống; Cằm có nhiều thịt. 

Loại người Mão tính tính ưu nhàn tản, không chịu được khổ sở nhưng thọ mạng không cao.

5. Thìn hình:

Đầu cân xứng tròn trịa, trán cao, mắt lớn và thuộc loại tam bạch(hạ tam bạch) mục quang lanh lẹ sáng sủa, mũi lớn và ngay ngắn, quyền cao, tai mỏng xương tai lớn và dài.

Loại người Thìn có ý chí kiên cường có khí phách, dũng cảm. Phần lớn quân nhân chuyên nghiệp thành công trong võ đều thuộc loại người này.

 

6. Tỵ hình:

Đỉnh đầu bằng phẳng, trán cao, mày nhỏ thanh tú và dài quá mắt; hai mắt trong sáng đen trắng phân minh; mũi thẳng, Chuần Đầu tròn, Miệng nhỏ, Môi hồng; tai lớn, có Thùy châu và sắc trắng hơn da mặt. xương mang tai vừa phải và thẳng xuôi; Cằm đầy đặn không khuyết hãm.

Loại người hình Tỵ tính tình từ thiện, sáng suốt làm việc có kế hoạch lâu dài và dứt khoát, về mặt thọ yểu loại người này rất trường thọ.

7. Ngọ hình:

Trán hãm (nghĩa là hoặc gồ cao hoặc lõm, hoặc vừa gồ chỗ này lại hõm chỗ khác, bên cao bên thấp; đuôi mắt rủ xuống, ánh mắt có thần, mũi bằng phẳng, quyền cao, Miệng vuông, Cằm tròn đầy.

Loại người hình Ngọ, thiếu thời không được tốt, nhưng từ trung vận trở đi tốt đẹp dần. Phần lớn những kẻ tay trắng làm nên có hình dạng này với điều kiện Ngũ Quan cân xứng, khi phách rộng rãi.

8. Mùi hình:

Đầu thấp nhỏ, trán bằng phẳng (tức mi cốt không nổi, các xương góc trán đều bẹt) mắt có thần nhưng thuộc loại trọc,  phần cuối Lông Mày rủ xuống thấp gần mắt, lúc cười thường sệ Môi nên khó biết được là cười vì vui hay vì khinh người. Phần hạ đình vừa ngắn lại vừa hóp, tai nhỏ và mỏng.

Loại người này tính tình cô độc, phần lớn đều vất vả khổ sở, thọ căn ngắn.  

9. Thân hình:

Trán cao rộng mắt nhỏ và tròn, Lông Mày ít và thưa, mũi nhỏ nhưng ngay ngắn, Miệng nhỏ nhưng hình dáng xinh đẹp. Hạ đình hẹp, tai mỏng và cuốn ở phần trên.

Loại người này giỏi về mưu trí, làm việc bằng trí óc thì thành công hơn là bằng bắp thịt, dễ rung cảm.

10. Dậu hình:

Trán rộng và bằng phẳng, phía sau đầu nảy nở rất rõ; Lông Mày hơi hướng lên, mũi hơi thon nhưng ngay ngắn; khóe Miệng hơi hướng xuống, Lưỡng Quyền và Cằm bằng phẳng, tai dày nhưng hình dạng nhỏ.

Ngườt thuộc hình Dậu tính nết thông tuệ, nhưng phần lớn kiêu ngạo, thường bi quan yếm thế.      

11. Tuất hình:

Đầu nhỏ, trán ngắn, Lông Mày nhỏ và ngắn, ánh mắt lúc nào cũng có vẻ nghi kỵ, mũi lệch hai chân mày gần như giao nhau, Cằm ngắn mang tai hẹp.

Bình luận