Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nhân Tướng Học

Chương 3: Nhưng Tướng Cách Đặc Biệt

Tác giả: Hy Trương
Thể loại: Tử Vi - Phong Thủy

I. NGŨ TRƯỜNG

Ngũ trường là dạng xưng của 5 bộ phận:

– Đầu dài

– Mặt dài

– Thân dài

– Tay dài

– Chân dài

Người có Tướng ngũ trường thường quý hiển nên loại người có Tướng ngũ trường thường được xếp vào loại Tướng quý. Quý ở đây chỉ có nghĩa là tốt, là thượng thưa mà thôi. Nhưng những điều liệt kê ở trên chỉ là phần hình thức, chưa đủ dể quyết đoán, mà có thêm Ngũ Quan ngay ngắn, cử chỉ hiên ngang, dáng dấp thanh nhã, Khí Sắc tươi tắn mới thực là quý tướng. Loại tướng này được xếp vào loại phú quý song toàn nhưng phần quý hiển nặng hơn phần phú túc. Trái lại,  nếu chỉ được Ngũ trường về hình thức mà thực chất lại kém cỏi: ví dụ xương thịt khô xạm, cằn cỗi, thần thái ủ tủ, trơ xương lộ gân hoặc thịt bệu xương nhỏ đều là tướng hạ tịên.

Trong số Ngũ trường, có thể thiếu một mà vẫn không trở thành tướng xấu (dĩ nhiên ở đây nói về hình và chất cùng tốt) là chân ngắn. Nếu như cũng một trường hợp vừa nói mà thay vì chân ngắn, ta thấy ngược lại là tay ngắn hơn chân thì bao nhiêu điểm tốt lại trở thành xấu, vì đấy là tướng bần hàn,  đê tiện. Bởi vậy, tướng thuật có câư:  “Cước trường, thủ đoản nhân đa tiện”.

II. NGŨ ĐOẢN

Được gọi là Ngũ đoản tướng khi có :

– Đầu ngắn.

– Mặt ngắn.

– Thân ngắn.

– Tay ngắn.

– Chân ngắn.

Về mặt xét đoán cũng vẫn như trên, nếu Ngũ đoạn mà xương thịt cân xứng, thần thái uy nghi, Ấn Đường sáng sủa là tướng đại phú. Ngaỳ xưa vương quốc nước Tề là Án Anh người lùn chỉ cao bằng tầm ngực của tên quân hầu đánh ngựa, nhưng lại là lùn kiểu Ngũ đoản nói trên. Gần đây Việt Nam có một tướng có tướng Ngũ đoản đúng cách, đó là Nguyên Tổng Thống đệ nhất Cộng hoà, Ngô Đình Diệm.

Trái lại, nếu Ngũ doản mà thịt bệu, xương thô, Tai dơi, Mắt chuột, Ngũ Nhạc lệch lạc, nửa thân dưới dài, mà nửa thân trên lại ngắn,…. thì khó tránh khỏi cuộc đời quẫn bách, tầm thường. Ngũ đoản đều đặn mà trên dài dưới ngắn mới quý, còn ngược lại thì lưu lạc lênh đênh thành bại bất thường.

III. NGŨ HỢP

– Xương cốt ngay ngắn, phối hợp cân xứng kiêm ngôn ngữ thẳng thắn, có cương có như tùy theo hoàn cảnh, gọi là Thiên Địa tươnmg hợp

– Nhìn ngắn nhân vật hay sự vật mà ánh Mắt ổn định, Âm Thanh trong trẻo trang nhã, thân hình diện mạo có vẻ chắc nặng mà bước chân nhẹ nhàng thì gọi là Thiên quan tương hợp

– Khí trong sáng, linh hoạt, Sắc Thanh khiết không có bất cứ dấu vết hà tỳ nào thì gọi là Thiên Tâm tương hợp.

– Kiến thức rộng rãi bao la mà quyền biến thích đáng, độ lượng lớn nhưng quyết đoán sang suốt thì gọi là Thiên Cơ tương hợp

– Kính cẩn khiêm cung đối với mọi người trên dưới đúng theo mức độ cần thiết, yêu mến bạn bè, nói được là làm được, giữ được tín nghĩa thì gọi là Thiên Luân tương hợp 

Người nào có đủ tướng Ngũ hợp là kẻ Nhân thong chi nhân, có được một trong Ngũ hợp thì mới có thể là người, không thì chỉ đáng xếp vào Nhân diện thú tâm mà thôi.

IV. NGŨ LỘ:

– Mắt lồi gọi là Nhãn lộ

– Lỗ Mũi hếch gọi là Tỵ lộ

– Tai có Luân Quách đảo ngược gọi là Nhĩ lộ

– Môi vẩu và lo era thì gọi là Khẩu lộ

– Yết lộ và trơ xương thì gọi là Hầu lộ

      * Nhãn lộ chủ về mạng sống ngắn ngủi

      * Tỵ lộ chủ về nghèo đói chết đường

      * Khẩu lộ chủ về chết thảm

      * Hầu lộ chủ về nghèo túng, vất vả…

Thông thường nhất nhị lộ là tướng xấu vì thế tục có câu: “Nhất lộ nhị lộ có áo không quần mất áo”, khó lòng phát đạt

Trái lại, người có tướng Ngũ lộ thường quý hiển tuy vật còn phụ thuộc vào một yếu tố thực chất như: Khẩu lộ thì phải có hàm răng đều đặn tươi; Nhãn lộ nhưng ánh Mắt có chân quang; Nhĩ lộ nhưng có đủ vành trong vành ngoài và có thùy châu tươi và mập; Tỵ lộ nhưng Chuần Đầu tròn, mập, Khí Sắc tươi thắm; Hầu lộ nhưng Âm Thanh vang dội trong trẻo; có những thực chất như trên tướng Ngũ lộ là tướng quý hiển.

 

V. NGŨ TÚ

Đây là loại tướng quý căn cứ vào thực chất để định phú quý, thọ khang, có một phần Tú là một phần quý hiển, nếu có đủ cả Ngũ tú thì phú quý thọ khang gồm đủ.

Ngũ Tú gồm có:

* Cốt tú: Răng đều hay không đều không thành vấn đề. Điều cần thiết là răng phải

chắc chắn, tươi sáng tựa như ngọc ngà không có vết. Người nào có bộ răng hợp với điều mô tả trên được kể là Cốt tú.

* Nhục tú: Sắc mặt lúc nào cũng hồng hào tươi tĩnh thì gọi là Nhục tú. Chỉ cần hồng hào tươi tĩnh mà thôi. Gầy mập không cần lưu ý.

* Huyết tú: Lông Mày thanh nhã, mịn màng và chất của Lông Mày cũng như sự thưa mỏng của nó tương xứng với tóc và râu được gọi là Huyết tú.

* Khí tú: tiếng nói trong trẻo, có Âm lượng vang ra xa thì gọi là Khí tú. Đối với phép quan sát thần Khí của Á Đông thì Âm Thanh là đối tượng dễ quan sát nhất về Khí. Khí tốt thì Âm Thanh trong trẻo vang dội. Từ Khí có thể suy ra Thần và Sắc. Bởi vậy Đạt Ma Thiền Sư có nói: Cầu toàn Tai Thanh. Trong phép xem tướng, người ta đã liệt việc xem tướng Âm Thanh vào loại tướng pháp thượng thừa cũng bởi lý do trên.

* Chất tú: Mắt sáng, tia lông lanh có thần Khí thu tàng như tinh tú tự phát ra ánh sang ban đêm: sáng mà êm dịu thì gọi là Chất tú.

Đời nhà Thanh, Đệ nhất thi nhân Hoàng Công Độ là người có đủ tướng Ngũ tú. Bởi vậy, tâm tính thông tuệ, dung hơp được cả các tinh hoa của thơ văn cổ điển bác học lẫn thơ văn bình dân. Nhà thơ họ Hoàng đã dùng những kỹ thuật bác học cổ điển để sáng tạo ra nhữn bài thơ ý tứ mới mẻ khiến cho việc thưởng thức những cái hay đẹp của văn chương cổ điển càng thêm phong phú. Thơ văn của Hoàng đã tạo thành một phong trào văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng trong giới sĩ phu thời đó và phần nào đã có ảnh hưởng đến cuộc vận động Tân văn hoá của nhóm Hồ thích sau này. Sở dĩ Hoàng Công Độ hiển hách một thời cả về công danh lẫn sự nghiệp như vậy đều là do may mắn được trời sinh ra có tướng Ngũ tú.

VI. LỤC ĐẠI

Đầu lớn, Mắt lớn, Tai lớn, Mũi lớn, Miệng lớn và bụng lớn được gọi là Lục đại. Nếu tất cả đều ngay ngắn, cân xứng thì đó là tướng quý.

Ngược lại, nếu :

– Đầu lớn mà trán không có Nhật, Nguyệt giác (tức là trán gồ)

– Mắt tuy lớn nhưng ánh Mắt láo liên hoặc mờ ám.

– Miệng tuy lớn nhưng không rõ Luân Quách.

– Bụng tuy lớn nhưng hếch lên, thì đó gọi là tướng Lục đại bần yểu.

 

VII. LỤC TIỂU

Trán, Mắt, Mũi, Tai, Miệng, Bụng đều nhỏ thì gọi là Lục tiểu.

a) Quý tướng :

– Trán nhỏ, nhưng đều đặn vuông vắn.

– Mắt nhỏ nhưng sống Mũi thẳng và ngay ngắn.

– Tai nhỏ nhưng đầy và Thuỳ châu rõ ràng, hướng về Miệng.

– Bụng nhỏ nhưng xuôi. 

Ngoài ra, thân mình phải cân xứng với khuôn mặt mới thực sự tốt.

b) Tiện tướng :

Nếu sáu bộ phận trên nhỏ nhưng không hội đủ những điều khiện vừa kể thì bị xếp vào loại tướng tiện (không ra gi). Người có tướng lục tiểu khuyết hãm chẳng những trí óc đần độn hoặc lệch lạc mà mạng vận cũng trì tuệ, thọ mạng ngắn ngủi.

Ngoài một số tướng cách đặc thù kể trên, ta còn có thể căn cứ vào sự bất quân xứng giữa các bộ phận căn bản trên con người mà đặt ra vô số tướng cách

hỗn tạp. Ví dụ :

– Tứ tiểu, nhất đại.

– Tam tiểu, nhị đại.

– Ngũ tiểu, nhất đại…

Điểm cần lưu ý trong tướng pháp để giải đoán quý tiện của loại tướng hỗn tạp (gồm cả đại lẫn tiểu trên lhuôn mặt hay thân hình của một cá nhân) là:

* Dù hình thức và thực chất có hoàn hảo thì sự hỗn tạp trên không bao giờ đưa đến phú quý song toàn hoặc bền vững cả. Những kẻ đó hoặc là phú mà quý, hay ngược lại, hoặc tiền phú hậu bần, hoặc yểu.

* Mức độ xấu của tướng cách hỗn tạp, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố: bộ vị chủ yếu, Khí Sắc, tinh thần Khí phách… 

Bình luận