Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nhân Tướng Học

Chương 4: Âm Thanh, Râu Tóc Và Nốt Ruồi Và Động Tác

Tác giả: Hy Trương

I. NHỮNG NÉT TƯỚNG ÂM THANH

Âm Thanh trong tướng học cũng như Môi học đóng một vai trò trọng yếu, giúp biết được rất nhiều về con người trên nhiều bình diện. Do đó, cổ tướng học đặc biệt chú trọng đến phần xem tướng Âm Thanh.

Nhà tướng học tông sư đời Tống là Mã Môi đã nói:  “Tướng pháp thượng thừa lấy Âm Thanh làm chủ “. Một nhà tướng học nổi tiếng khác là Đạt Ma thiền sư của Thiếu Lâm Tự, trong phần yếu quyết căn bản để thẩm định sự hoàn hảo hay khuyết điểm tổng quát của con người cũng nói:  “Cầu toàn lại Thanh Âm”. Tuy nhiên, vì phần này có tình cách trừu tượng và rất khó lĩnh hội, nên soạn giả nghĩ rằng tại nay chì nêu ra những điểm khái quát tối cần thiết và dễ nhận thấy nhất.

Chúng ta hầu hết đều đã mạc nhiên công nhận là giọng đàn ông hoặc con trai khác với giọng nói đàn bà Sự sai biệt về giọng nói đó, chúng ta chỉ cảm nhận thấy dễ dàng, nhưng miêu tả ra cho rành mạch.

Do đó, điểm khái quát thứ nhất là đàn ông phài có giọng đàn ông và đàn bà phải có Âm Thanh đàn bà. Những kẻ có Âm Thanh thuận theo định luật đó hầu hết là những kẻ được coi là bình thường về Âm điệu tổng quát. Trái lại, đàn ông mà có giọng đàn bà hay đàn bà mà có gong đàn ông thì mạng vận thường hay bị lận đận về mặt tình cảm.

Đàn ông có giọng đàn bà phần lớn đều khó thành đạt được sự nghiệp. Hạn hữu lắm mới được phú quý trung bình, nhưngvề giá trị đạo lý hoặc quý hiển nói chung chẳng có gì đáng cho người khác khÂm phục.

Đàn bà có giọng đàn ông thường khắc chồng, khắc con tình cảm không mấy khi được thư thái.

Ngoài điều kiện tiên quyết đó, còn có điều kiện thứ hai đi kèm là :

* Giọng đàn ông phải mạnh mẽ, rắn rỏi trong sáng

* Giọng đàn bà phải ôn hoà, nhỏ nhẹ nhưng rõ ràng

Nhưng nếu Âm Thanh đàn ông, tuy mạnh mẽ mà khô khan, lớn mà không có tiếng vang, hoặc giọng lớn mà nhịp nói quá nhanh gần như nuốt tiếng đó thì là tướng xấu.

Các điểm khác trên khuôn mặt, hoặc cơ thể mà hoàn hảo thì sự khuyết điểm của Âm Thanh bị coi là phá tướng. Nặng nhẹ tuỳ theo từng trường hợp, nặng thì sự nghiểp bất thành hoặc chiết yếu, nhẹ thì sóng gió liên miên hoặc Tai hạo trong công danh sự nghiệp. Đàn bà mà tiếng nói tuy có nữ Thanh, nhưng quá nhỏ và yếu, không trong trẻo, không có Âm lượng thì cũng không thể lấy việc nữ nhân có Âm Thanh nữ làm quý. Đàn bà mà có khuyết điểm về phần phẩm chất của Âm Thanh vừa kể trên khó thoát khỏi cảnh khốn quẩn về một hay nhiều lãnh vực nào đó trong cuộc sống, thậm chí có thể đoán là yểu mạng nữa.

Tóm lại, Âm Thanh dù nam hay nữ phải trong trẻo, có Âm lượng đầy đủ, phát tự lồng ngực (Đan điền) chứ không nên phì phào đầu Môi chót lưỡi (ý nói tiếng không ra Âm lượn, hụt hơi). Có loại Âm Thanh thượng thừa kể trên dẩu cho diện mạo không được sáng sủa khôi ngô thì cũng có thể sống cuộc sống an nhàn

bình dị.

Ngược lại, mặt Mũi khôi ngô tuấn tú, thân hình phì nộn mà tiếng nói bị phá, bị liệt cách Đại khái như tiếng lớn như tàng mát, hoặc thê thàm như tiếng vượn hú, buồn tẻ như tiếng dế hoặc cuồn loạn như tiếng chó sủa trăng, đều là những điểm bất thường. Nếu tướng mạo đã không ra gì mà còn gặp phải Âm Thanh này thì phải đoán là mạng vận kẻ đó không bao giờ khá được.

Ngoài sự Thanh Trọc của Âm Thanh xét một cách tổng quát, ta còn phải lưu ý mỗi loại người điển hình (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ) cần thích hợp với loại Âm Thanh tương ứng trước khi xét đến vấn đề Âm Thanh hùng tránh hay nhu nhược, Thanh hay Trọc. Phàm hình người nào hợp với Âm Thanh chính cách của người đó, chưa từng bị cùng bẩn bách, hạ tiện bao giờ.

II. NHỮNG NÉT TƯỚNG TÓC VÀ RÂU

Tóc râu đối với người nhất là người đàn ông, về mặt mang vận lẫn cá tính có vai trò khá quan trọng. Tóc thì trai hay gái đều có, nhưng râu thì gần như là một đặc tính độc đáo thiên phú của nam giới, nói là gần như vì đôi khi củng thấy râu ria (tuy ít nhưng cũng đù để phân biệt)ở một số nhỏ phụ nữ. Những trường hợp đảo ngược bhư đàn bà có râu ria, đàn ông mặt mày râu ria trơ trụi đều chưa bao giờ đưa đến kết quả tốt đẹp về mặt mạng vận cho kẻ đó

a)Tóc

Bàn về tóc tướng học cổ điển đưa ra tất nhiều thuyết, có thuyết mượn cả kiến thức y học Á Đông nhày xưa để giải thích:  nhưng tựu trung tất cả đều giống nhau ở các điểm că bản sau đây:

* Tóc không được quá nhiều, cũng không được quá ít đến độ gần như trơ trụi

* Tóc không được rối loạn, không được cứng như rể tre, mhưng không được mềm nhũn như sợi bún

* Sắc phương xanh đen, tươi bóng không được khô dòn, úa như cỏ đang lúc tàn lụi

Tóm lại, tóc có số lượng vừa phải, không rối loạn nghĩa là sợi này không xoắn chặt vào sợi khác như bean thừng, có Sắc tươi mát bóng bay, tự nhiên mềm mại, là loại tóc thuộc loại thượng thừa, chủ về mạng vận hanh thông có tính cương nhu tính đáng, không thái quá, không bất cập.

Sự thượng thừa về tóc nói trên chỉ có ý nghĩa tốt khi nó phối hợp đầy đủ với râu và

Lông Mày. Cả ba thứ lông đó (tóc, râu, long mày)trên một con người phải tương đồng về cả phẩm lẫn lượng. Lông Mày ra sao thì tóc lông cũng vậy, mới có thể xem là phù hợp.

Ngược lại những điểm kể trên đều phải coi là loại phản thường, phần lớn đều không tốt. Tuy nhiên, những sự kiện trên chỉ có tình cách đại thể, trong thực tế còn có những uẩn khúc khác. Chẳng hạn sự phù hợp râu tóc của người thổ, hình Kim, tức là loại người rắn chắc, nặng nề, khác với sự phù hợp râu tóc của người hình Hoả (hạng người mặt Mũi gân guốc, Mắt lộ, mày thưa, râu ít,…). Cho nên, râu thưa, tóc ngắn và cứng thường là dấu hiệu bất thường về mặt mạng vận không tốt đẹp về cá tính, nhưng không phải lúc nào cũng đúng như vậy mà phải để ý tới một số biệt lệ. Dưới đây là một số trường hợp râu tóc bị coi là hung tướng:

* Người khoẻ mạnh, da thịt tràn đầy nhựa sống mà râu tóc đặc biệt khô dòn và rậm.

* Da dẻ khô khan mà tóc lại cực mịn và ít

Những sự tương phản thường nói trên, nếu nhẹ thì chủ vế long đong vất vả, nặng thì khó tránh khỏi chết chóc thê thảm. Nói về mặt cá tính, kẻ mà râu tóc cứng thì Khí phách nhỏ hẹp, cố chấp, cứng mà khô, mà thô kệch như tro tàn, chẳng những cá tính ngu độn, thô lỗ mà còn là dấu hiệu của sự chết non, vận bĩ. Râu tóc không cứng, khuyết nhũn, thưa đậm thích đáng với từng thể dạng con người, Sắc đen và bong bẩy thì dấu nghũ quan có bị xếp vào loại trung bình hoặc dưới, nhưng thực tế Khí chất lại là thượng thừa. Hình tuy bất túc, nhưng thần Khí hữu dư nên vận mạng vẫ có thể tốt đẹp, con cháu nên người. Ở trên đã nói, tóc nhiều hay ít, nhưng sự nhiều ít đó phải căn cứ vào từng thực trạng ở loài người chính thường. Tuổi trẻ, tóc nhiều và đen:  tuổi càng cao thì tóc rụng dần và biến đổi từ màu đen sang màu trắng. Điểm đáng chú ý ở phép xem tướng tóc là tóc của đang ở tuổi Thanh niên (từ 15, 16 đến 30) mà ít tóc hoặc hói thì mới coi là phản thường. Ngược lại tuổi khoảng tam tuần mà hói đầu ruing tóc lại là lẽ tự nhiên, không có gì đáng nói. Tương tự như vậy, nếu sau 40 tuổi mà tóc bắt đầu hoa rÂm hoặc bạc thì coi là thông thường. Ngược lại là điểm không tốt, hoặc về vận mạng hoặc về sức khoẻ. Trong y lý cổ điển phương Đông, người ta cho rằng sự tốt xấu của tóc liên quan mật thiết tới mức độ mạnh yếu của thận. Tóc sớm bạc là dấu hiệu bề ngoài của thận xấu

Về việc rụng hay cách mọc của tóc cũng được cổ nhân nghiên cứu. Người ta nghiệm thấy rằng, tóc mọc dựng đứng ở hai bên phải và trái đầu, hoặc sói dần theo vị trí đó là triệu chứng xấu. Kẻ đó hoạt động thường hay lận đận, thành công đó nhưng rồi thất bại ngay đó, vinh nhục thất thường. Nếu tóc mọc thẳng đứng ở khu vực trung ương của đỉnh đầu hoặc chính giữa phần trên tiếp giáp với chân tóc, hình dạng chỉnh tề lại là điềm tốt chủvề làm việc dễ đạt được ý nguyện

b) Râu

Ở nay tác giả gạt ra ngoài trường hợp quá đặc biệt là đàn bà có râu. Những điều đề

cập sau nay là loại râu của nam giới Râu trong thuật ngữ của tướng học bao gồm tất cả mọi thứ lông hoặc dài hơn loại lông măng (hoặc còn gọi là lông tơ) mọc ở phía trên Môi trên, ở khu vực Cằm, ở hai bên xương Mang Tai. Tất cả mọi loại râu đó bất kể là mọc ở đâu muốn được coi là tốt thì phải hội đủ hai điều kiện sau nay:  Đặc biệt là râu Cằm và ray ở khu vực giáp Môi trên (ria) phải tương xứng về cả lượng lẫn phẩm chất.

Râu ria và Lông Mày cùng màu Sắcvà đểu phải tươi nhuận, cứng mềm thích đáng. Kẻ có râu tóc hội đủ hai điều kiện trên, về cá tính là người có Khí phách nam nhi, khoáng đạt cứng cỏi, không dễ khuất phục trước nghịch cảnh hay bạo lực, đến già vẫn còn sinh động, vận mạng khả quan.

Kẻ râu thưa, khô hoặc râu tóc không tương xứng đều là những kẻ về già lận đận.

Đàn ông không có râu (hoặc có nhưng rất ngắn, rất ít và mềm, màu Sắc vàng ám thì cũng coi như không có) thì chẳng những trông mất cả vẻ nam nhi Khí phách mà thực chất lại rất giống đàn bà, dù có thông minh thì cũng gian xảo, uỷ mị khó có thể tự lập, nếu có đôi chút thành công thì cái đó do người khác tạo dùm. Bởi vậy tục ngữ Việt Nam có câu:  “Đàn ông không râu bất nghì”. Tóm lại, đối với đàn ông tâu tóc và Lông Mày liên hệ chặc chẽ, nhưng vì tóc chung cho cả đàn bà nên ta chỉ cần lưu ý đến Râu và Lông Mày. Vận mạng của các đấng râu mày chả có liên quan đến rầu may khá nhiều. Tuy vậy có một điều phân biệt là dẫu ý nghĩa về mạng vận tương đồng, nhưng râu chủ về tuổi già còn Lông Mày chủ về tuổi trẻ nhiều hơn.

III. NHỮNG NÉT TƯỚNG NỐT RUỒI

a) Bản chất và ý nghĩa

Trong thuật ngữ của tướng học, danh từ nốt ruồi bao gồm :

Những dấu chấm trên làng da hoặc chìm trong da (tục bgữ gọi là tàn nhang hay bã

chè), có hình dáng hơi tròn, hoặc tròn, có thể nó như đầu đinh ghim hoặc lớn bằng đầu nén hương thông thường đang đốt cháy. Loại này người ta mệnh danh là tử chí hay nốt ruồi chết. Những dấu chấm nổi cao hơn mặt da 1 cách tự nhiên (mụn cóc không được coi là nốt ruồi vì có nguồn gốc bệnh lý lan tràn rộng hay bị thu hẹp nhờ phép trị liệu y khoa thông thường), có thể lớn bằng đầu nén nhang hoặc nhỏ như hạt tấm. Loại nốt ruồi này được gọi là nốt ruồi sống (sinh chí).

Về mặt màu sắc, nốt ruồi bất kể là loại sống hay chết đều có thể có các màu Sắc sau đây:

– Màu xám tro

– Màu đen nhạt

– Vàng đậm như chất hoàng thổ

– Hồng nhạt

– Đỏ đậm như màu son tàu

Chỉ có hai màu đen huyền và đỏ đậm như son tàu mới coi là quí, những màu khác, tạp sắc chủ về hung hiểm, phá hại.

Về vị trí xuất hiện, nói chung thì nốt ruồi nên hiện ở những bộ vị đó, nhất là phái đẹp nốt ruồi son hoặc mun có hình dạng vừa phải sẽ làm tăng thêm duyên dáng của nụ cười, ánh Mắt. Xuất hiện ở các bộ tĩnh vị, ví dụ như sống Mũi trán làm giảm mĩ quan khuôn mặt.

Về dự đoán sự tốt xấu căn cứ vào vị trí nốt ruồi, ta cần phải nhớ nguyên tắc cơ bản là nốt ruồi nên vừa phải và ở những chỗ khuất kín trên khuôn mặt, hoặc mọc sau lớp quần áo thường có ý nghĩa tốt, trái lại là xấu. 

Sách Tướng lý hoành chân, bàn về nốt ruồi có nói:  “Nốt ruồi dối với con người cũng như cỏ cây đối với núi non, gò đống đối với địa thế của đất đai. Chất đất tốt thì sinh ra cây cối tươi tốt, chất đất cằn cỗi thì sinh ra cây cây cỏ héo úa, xấu xa. Người có nội chất tốt thì ra nốt ruồi đẹp cho thế nhân biết được cái đẹp. Người có bản chất xấu thì không sao có nốt ruồi đẹp được. Cũng như gò đống đối với mặt đất, nốt ruồi nên ẩn tàng mới quí. Gò đống hiện ra ngay giữa đường đi lối lại hay sân vườn gây cản trở, làm mất mĩ quan, nhưng ở nơi rừng núi lại góp phần vào việc làm gia tăng cảnh trí của địa thế. Bởi vậy, nốt ruồi không nên hiện ra TRÊN TRÁN MŨI (Mũi và trán ví như đường cái hoặc sàn vườn) mà nên hiện ra ở chân mày chân tóc (những nơi này với khuôn mặt ví như thâm sơn hiểm cốc)” Từ những điểm trên ta thấy phép giải đoán sự cát hung của nốt ruồi có thể được thu gọn vào 3 điểm chính:  Bản chất nốt ruồi(chìm hay nổi); Màu Sắc(tốt xấu); Vị trí xuất hiện (thích đáng hay trái chỗ)

b) Phương pháp giải đoán

Trong 3 điểm chính trên thì vị trí nốt ruồi đóng vai trò chính, còn cách cấu tạo và màu sắc chỉ có giá trị thứ yếu.

Xuất hiện đúng vị trí thích nghi là nốt ruồi sống, không lớn không nhỏ, màu đen hoặc đỏ sậm khá rõ rệt là điềm rất tốt. Sắc bóng và đậm chủ yếu về sự việc nhãn tiền, nhạt dần chủ về việc quá khứ, đậm dần chủ về tương lai. Nếu nốt ruồi chết, hình dạng méo lệch thì khuyết mấy ứng nghiệm dù là màu sắc gì đi nữa. Xuất hiện không đúng vị trí ngoài ý nghĩa đặc thù do vậy từng vị trí nốt ruồi sống cực xấu, nốt ruồi chết xấu vừa, hình dạng lớn nhỏ cũng ảnh hưởng tới sự xấu:  lớn xấu nhiều, nhỏ xấu ít. Về, màu sắc thì sắc đen huyền đỏ sậm giúp cho nốt ruồi sống, không lớn không nhỏ, mọc không sai chỗ, sửa chữa phần nào tính chất xấu của vị trí và có ý nghĩa là tiền hung hậu kiết. Nếu nốt ruồi sống mà là các màu tạp sắc hoặc không phải là đen huyền hay đỏ sậm thì mới phải giải đoán là cực xấu.

Người da trắng mà mặt mày châu thân có nhiều nốt ruồi chết màu đen bóng chủ về thông minh, nhưng háo Sắc, màu vàng khô chủ về ngu đần đê tiện. Người cao gày mà tuổi thiếu niên mặt và thân hình có nhiều nốt ruồi chết cỡ lớn rải rác, màu sắc hỗn tạp chủ yếu về yểu thọ.

Người mập và trẻ, có các nốt ruồi chết hiện lên trên thân hình, diện mạo thì yểu, nhưng ngoại ngũ tuần mặt và tay chân nảy sinh ra. Bất luận màu gì miễn là có sinh Khí thì đó là dấu hiệu trường thọ.

Nơi đây là ý nghĩa của nốt ruồi trên 1 số bộ vị quan trọng của khuôn mặt :

* Thiên: chủ về không được thân cận những người quyền quí trai thường khác cha, con gái thường làm tổn hại chồng

*Thiên Đình: chủ yếu không được hưởng hạnh phúc của cha mẹ, đặc biệt là khắc mẹ.

* Tư Không:  thường nói bao quát cả cha mẹ và có ý nghĩa tương tự như 2 bộ vị trên. Đàn bà thường suốt đời khổ vi chồng. Ngoài ra về mặt Tai họa, nếu kẻ đó, bất luận nam nữ mà nghề nghiệp khiến thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hỏa Khí như lýnh cứu hỏa, hỏa đầu quân, thợ luyện kim,… thì trong đời khó thoát khỏi Tai nạn về lửa 1 lần.

* Ấn Đường:  Nốt ruồi sống nhưng phá cách chủ về ý chí bạc nhược, làm việc có đầu không đuôi, đắc cách hoàn toàn chủ về quý hiển

*Sơn Căn:  chủ về hình khắc (trai khắc vợ, gái khắc chồng). Nếu chính giữa Sơn Căn và tiếp giáp với Niên Thượng có nốt ruồi sống mà Sắc như tàn tro chủ về chết bất đắc kì tử

* Sống Mũi (bao gồm cả Niên Thượng, Thọ Thượng): chủ về nghèo khó, thân thể bệnh tật. đàn ông dễ bị đàn bà hiếp chế, đàn bà dễ bị chồng làm khổ.

*Chuần Đầu: chủ về khó tránh khỏi hao tổn tiền bạc và cũng có ý nghĩa nhân vì háo Sắc mà tốn của (chung cả nam lẫn nữ). Riêng đối với đàn bà, còn có 1 trong nhiều ý nghĩa quan  trọng cho biết là số có chồng tính tình độc hại, nham hiểm.

*Nhân Trung: tại đây có nốt ruồi là 1 điểm cực xấu vì đó là nơi cho biết khá chính xác về thọ yểu, con cái (nhất là đàn bà vì ngoài ý nghĩa chung cho cả 2 giới còn có ý nghĩa đặc biệt là tử cung dễ bị bệnh)

*Thực thương và Lộc thương: chủ về hệ lụy do ăn uống mà ra (bị bệnh vì ăn uống, Miệng tiếng vì ăn uống…)

*Thừa Tương:  khó tránh khỏi nhân vì ăn nhậu mà ngộ độc hay chết vì rượu nhất là vào khoảng 54 tuổi

*Miệng, Môi:  ham ăn và có ăn luôn luôn

*Địa Các:  chủ về Tai họa, tốn tiền hại của, do người quen biết gây ra (chẳng hạn đứng bảo lãnh cho ai thuộc về 1 việc liên quan đến tiền bạc, ruộng vườn…)

*Lệ Đường: chủ về đàn ông thường hay trai gái, nếu không lấy thêm vợ bé thì cũng lăng nhăng. Đàn bà khó tránh khỏi cảnh tái giá.

*Cung phu thê: chủ về đàn ông thường hay trai gái, nếu không lấy thêm vợ bé thì cũng lăng nhăng. Đàn bà khó tránh khỏi cảnh tái giá.

*Lưỡng Quyền : quyền của mình bị người khác chiếm đoạt hoặc vì người mà mang lụy đến thân khiến cho quyền uy của mình bị tổn hại

*Tai: ở phía trên, chủ thể về cá tính con người hiếu hạnh, ở phía dưới chủ về thông minh. 

Những điều kể trên chỉ là những điểm dễ thấy trên khuôn mặt. Ngoài ra nốt ruồi còn có thể mọc (hoặc từ lúc sơ sinh, hoặc tới 1 thời điểm nào đó trong đời) bất cứ ở đâu, trên mặt cũng như trên châu thân (chân tay, bụng, rốn, cổ, âm hộ, dương vật…). Do đó liệt kê tất cả với từng danh hiệu bộ vị riêng rẽ sẽ quá rườm rà, nên soạn giả tóm tắt những ý nghĩa chính của nốt ruồi trên mỗi bộ vị thành từng sơ đồ, độc giả chỉ cần quan sát kĩ cũng đủ có 1 ý niệm khá rõ rệt về nốt ruồi.

 

 

IV. NHỮNG NÉT TƯỚNG ĐỘNG TÁC

a) Tướng đi

Đi là 1 loại động tác tích cực tiêu biểu cho dương, nên tướng đi thượng cách phải là loại tướng đi linh hoạt vững chắc, khoảng cách giữa các bước chân can xứng, thân hình ngay thẳng. Ngược lại đi mà co đầu rụt cổ, thân hình xiêu vẹo, bước chân như người say rượu…đều là loại tướng hạ cách. Cũng nhờ quan sát tướng đi người ta có thể biết rõ thêm con người về nhiều Khía cạnh, nên ở đây chúng tôi cố gắng trình bày theo hình thức tóm gọn những ý nghĩa của tướng đi.

1. Về mặt sức khỏe

Đi đứng ngay thẳng, thân mình không gấp khúc nghiêng ngả, bước chân không loạn chứng tỏ là bắp thịt eo lưng mạnh mẽ, gân xương cứng cáp nên nội tạng ổn cố. Kẻ như thế, thọ số đương nhiên phải dài hơn người thường. Đi mà xiêu vẹo, thân hình co rút, bước chân loạng choạng là kẻ nội tạng suy nhược, eo lông không có sức giữ được thân mình, gân xương ở chân cẳng yếu kém. Dựa vào đó có thể suy diễn ra được là kẻ đó khó có thể sống lâu.

2. Về mặt cá tính

– Bước chân lảo đảo như không có gân cốt là kẻ không có chủ trương rõ ràng, thiếu đảm lượng.

– Bước chân đều đặn, dáng dấp hiên ngang là kẻ kiến văn rộng rãi, tư tưởng phóng khoáng cởi mở.

– Bước chân nhanh nhẹn tự nhiên là kẻ hoạt lực sung mãn, làm việc gì cũng mau lẹ nhưng nếu bước chân quá gấp và ngắn thì lại là kẻ có tư tưởng hẹp hòi, xử sự hay chấp nê tiểu tiết.

– Bước đi vững vàng, Thanh thản tự nhiên như thuyền lớn xuôi theo dòng nước cả thân mình không day trở, không gấp khúc là tướng đại quí hiển.

– Bước đi đủng đỉnh như trâu: nhàn hạ giàu có

– Đi chậm vã dáng dấp tương tự như ngang, vịt: tiểu hoặc trung phú

-Bước chân cao dài nhẹ và Thanh thản như hạc: Thanh quí

– Đi mà rụt đầu, rụt cổ, leach vai đầu lao về trước chủ về bần hàn.

– Đi vội vàng như ngựa chạy, cổ vươn thẳng về trước: nghèo hèn

– Đi như rắn bò, sẽ nhảy: cô đơn.

b)Tướng đứng

Tướng đứng được coi là 1 biến thái phụ tùng của tướng đi nên không có gi đáng nói nhiều. Khi đứng thân mình ngay ngắn ổn trọng, chân cẳng can phân là tướng thượng cách. Ngược lại thân hình lắc lư, 2 chân động nay không ngừng, chân cao chân thấp… đều là hạ cách.

 

 

c)Tướng ngồi

Ngồi là 1 động tác tiêu cực nên thuộc về Âm. Do đó tướng ngồi tốt nhất là ổn cố, không rung gối, lắc mình tư thế nghiêm trang, dù là trai hay gái cũng không vượt ra ngoài những điễm chính yếu đó. Bàn về tướng ngồi, cổ tướng học cho rằng: Ngồi tuy thuộc Âm nhưng nhưng ngoài Âm mà trong tính lại Dương thì tinh thần phải sung mãn, hoạt động. Do đó khi ngồi tinh thần hoạt động nhiều hơn thể xác. Bởi vậy tư thế phải ổn trọng, phải làm chủ được mọi động tác phụ đới, nghỉa là ngồi không lắc lư thân mình, không co chân duỗi cẳng. Kẻ ngồi ổn trọng đàng hoàng thì tính nết cũng đàng hoàng trang nghiêm, dễ hiễn đạt. Kẻ ngồi nhấp nhỏm, bồn chồn thì cá tính nôn nả hành động hấp tấp, công danh tài lộc không dễ tới tay. Bởi vậy, để diễn đạt ý nghĩa trên, tướng thuật có câu: “Mộc dao diệp lạc, nhân dao phúc bạc” (cây rung lá rụng, người rung phúc mỏng). Dưới là 1 vài tư thế thường được ghi nhận trong tướng học :

– Ngồi như trái núi: quí hiển

– Ngồi như chó ngồi: phú túc

– Ngồi như kẻ ngủ gục

– Thân mình lệch lạc

– Ngồi rung gối: tán tài

d)Tướng ngủ

Thường nằm dễ đi đến chổ ngủ, nên ở đây lấy tướng ngủ và các biến tháo của cách nằm. Cách nằm được coi là thượng đẳng là khi nằm ít day trở thân mình, thần thái an tĩnh tự nhiên như rồng uốn khúc, như chó nằm nghỉ.

Cũng như tướng đi và tướng ngồi, việc quan sát tướng ngủ của 1 cá nhân giúp ta biết được

1. Sức khỏe

– Ngủ ngửa chân tay thoải mái là kẻ có sức khỏe sung mãn

– Ngủ nghiêng mà vẫn ngủ được dễ dàng là kẻ tì vị khỏe mạnh, nội tạng ổn cố

– Ngủ mà hơi thở đều hòa không gây ra tiếng động đáng kể là dấu hiệu trường thọ. Hơi thở rất nhẹ hầu như không có tiếng động là điểm cực quí của tướng ngủ vì đó là dấu hiệu chắc chắn nhất của sự trường thọ bất kể hình hài bộ vị ra sao. Sách tướng gọi đó là Qui tức: Rùa thở

– Ngủ mà thở ra nhiều, hít vào ít là tướng yểu thọ

– Ngủ mà hơi thở khò khè là dấu hiệu của hô hấp kém, nội tạng không điều hòa nên thọ số ngắn ngủi

2. Cá tính

– Ngủ hay day trở thân mình: tinh thần dễ thác loạn

– Ngủ nằm nghiêng, người cong kiếm như tôm : tính nết cẩu thả, ý chí bạc nhược

– Ngủ nằm sấp, úp mặt vào gối là kẻ tính nết quá cương ngạnh cố chấp

– Ngủ nằm ngửa thần sắc tự nhiên người không cứng đơ là kẻ tâm hồn cương trực

tính nết thông tuệ

– Trung niên ngủ ít, dễ tỉnh : thông tuệ 

– Trung niên ngủ nhiều, khó tỉnh : ngu độn

– Ngủ hay nói lảm nhảm: tinh thân suy nhược

3. Về mặt mang vận

– Ngủ nằm sấp, hai tay chân dang thẳng là kẻ ngu độn, dễ chết thảm

– Ngủ mà thân hình cứng đờ như ma thây: số chết yểu

– Hai tay ôm mặt nằm sấp mà ngủ : thường bị đói rách

– Ngủ mà hay la lối như kẻ cuồng loạn là dấu hiệu chết không được lành

– Ngủ hay mở Mắt, há Miệng: chết thảm hoặc chết đường

– Ngủ hay trẹo răng, nghiến lợi: khắc vợ, khắc con

– Thanh thiếu niên lúc ngủ chụm Miệng lại như kẻ thổi lửa là dấu hiệu chết về hình

ngục hoặc đến già chết thảm

– Nằm ngửa, thần thái tươi tỉnh : quí hiển

– Nằm nghiêng, mình không đè lên tay, tay kia đặt lên mình, dáng dấp tự nhiên, thư thái là tướng ngủ của người thanh quí, nhàn hạ.

V. NHỮNG NÉT TƯỚNG TRÊN THÂN MÌNH

a) Cổ

Theo quan điểm của Á Đông cổ được coi là rường cột của con người nên xét 1 cách tổng quát thì cổ nảy nở, tròm đầy, cứng mạnh là tướng tốt, chủ về phú quí. Cổ mảnh dẻ nghiêng lệch chủ về chết yểu. Người mập cổ không nên dài, người gầy cổ không được ngắn. đi ngược lại với tổng tắc đó, con người sẽ gặp nhiều điều không may. Tuy nhiên, sự dài ngắn cũng phải tới giới hạn nào đó. Nếu cổ dài như cổ cò, ngắn như cổ heo thì lại bất hợp cách. Bàn về sự lớn nhỏ của cân xứng cũng vậy. Cổ quá lớn, trông như cái cột, lấn lướt cả thân mình, hoặc quá nhỏ như cổ bầu rượu đều là liệt cách. Một điểm cần lưu ý là dù cổ lớn hay nhỏ, dài hay ngắn đều không nên lộ hầu vì lộ hầu chủ về gian truân trì trệ. Về thế Cổ người ta phân biệt:

– Cổ nhỏ, dài: con người bần tiện, nếu lại thêm lệch lạc nữa thì tính nết số mạng không ra gì

– Cổ lớn và mập: không nên có tàn nhang và tạp Sắc. Nếu có khuyết điểm này thì tính nết bỉ ổi, tầm thường vận mạng không được hanh thông

– Thế cổ như hướng về phía trước nhưng không được quá lộ liễu, chủ về tính nết hòa ái phong nhã

– Thế của cổ hướng về sau chủ về cá tính nhu nhược, số kiếp hay gặp sóng gió bất ngờ

-Cổ tròn dài như cổ hạc: dễ phát nhưng chung cuộc không được an lành. Tuy nhiên nếu, mập và cả đầu tương xứng như chim yến thì là tướng đại phú quí

b) Lưng

Tướng lưng tốt phải hội đủ các điều kiện sau đây:

– Đầy đặn

– Rắn chắc

– Cân xứng

– Nở nang

Có được những biểu hiện trên thì nội tạng ổn cố, ít tai họa, được hưởng phúc lộc Trái lại lưng mỏng, thế yếu, lưng cong… đều là các loại tướng xấu, nội tạng không ổn định, tinh thần suy nhược, cho nên Ngũ Quan, Lục Phủ có tốt cũng khó mà phát huy ưu điểm của mình hầu đưa đến thành công trong thực tế

c) Eo lưng

Đó là tiếp giáp với phần dưới bả vai chạy dài theo 2 bên cạnh sườn xuống đến tận mông. Phía trước của eo lưng là bụng liên quan mật thiết với nhau. Sách thần tướng toàn biên đã rất có lý khi nói rằng:  “Eo lưng là thành Quách của bụng. Mọi sự an nguy của bụng đều dựa vào eo lưng cả” Bởi vậy trong tướng học Á Đông eo lưng phải ngay thẳng rộng dày. Kẻ có eo lưng như vậy là kẻ có phúc lộc. Eo lưng hẹp, lép, mảnh mai là tướng kẻ đa thành đa bại, thân thể suy nhược Eo lưng rộng rãi bằng phẵng tương ứng với mông là eo lưng thượng cách chủ về thọ Eo lưng cong (hõm xuống, lồi lên) hẹp lệch không tương xứng với mông là tướng hạ cách, chủ về tính nết nhu nhược, khó thành đạt. Đàn ông tối kị eo lưng thắt đáy lưng ong. Đàn bà nếu eo lưng quá nhỏ và bó lại ở phần giữa, đường tử tức có rất nhiều điểm bất lợi.

Viên Liễu Trang đã nói: đàn bà thân nhẹ, thắt đáy lưng ong, nhan sắc mĩ miều, lấy làm thiếp thì được chứ chẳng nên lấy làm vợ chính thức vì lẽ kể trên.

d) Bụng

Bụng cần phải tròn đầy và hướng xuống, hình dáng Thanh nhã và chắc chắn. Bởi vậy tướng học có câu:  “Bụng tròn, mạnh mẽ, hướng xuống là tướng của kẻ phú quý trường thọ”.

Đem quan niệm Âm Dương áp dụng vào thân thể, Bụng được xếp vào loại Âm, Ngực xếp vào loại dương. Âm phải hướng xuống mới hợp vị thế. Cho nên, thế Bụng hướng lên là kẻ ngu đần, da bụng mỏng lắm bệnh nội tạng.

e) Ngực

Bụng và Ngực được coi là phần chứa đựng thần Khí của toàn thân, kho đựng của lục phủ ngũ tạng, ngực ngay thẳng rộng rãi chắc chắn thì thần Khí an hoà, phú quý khả kỳ, trí cao tài lớn. Ngực hẹp, lệch lạc thì bụng cũng ảnh hưởng theo, nên thần Khí bế tắc, nội tạng nghiên lệch:  tâm tình ngu độn thất thường khó có thể trường thọ, mưu cầu công danh cũng khó thành đạt.

Trên khu của Ngực có Vú. Vú đối với cá tính và vận mạng con người có vai trò khá quan trọng. Dưới nhãn quan tướng học, Vú không nên hướng lên, mà núm Vú cần ngang hoặc chúc xuống, có màu Sắc tươi hồng mới được gọi là cát tướng chủ về khoẻ mạnh, nhiều con và phú quý. Núm vú dài là tướng kẻ bần cùng, không nên mưu cầu công danh, phú quý lam chi vô ích.

Về cách xem tướng ngực, Thần tướng toàn biên có đưa ra phương thức so sánh với các ý nghĩa như sau:

– Ngực dài hơn khuôn mặt chút đỉnh, hoặc bằng là tướng người trí cao, lộc hậu.

– Ngực ngắn hơn khuôn mặt chủ về trí thô,  tài mọn, phúc mõng.

f) Rốn

Rốn cần phải sâu và rộng mới hợp cách;lồi, hẹp là sái cách.

– Rốn sâu, rộng, tương xứng với thân hình chủ về có tài trí và phúc lộc

– Rốn hẹp và nông cạn chủ về ngu đần vất vả.

– Thế rốn hướng lên:  đầu óc minh mẫn, hưởng phúc

– Thế rốn hướng xuống:  đầu óc tối ám, phước lộc ít.

– Rốn thấp so với toàn thể bụng:  khiến thức rộng rãi, nhình xa thấy rộng.

– Rốn cao so với bụng:  kiến thức nông cạn, không biết tính trước liệu sau.

g) Hạ bộ

Nhà tướng học khét tiếng đời Minh là Viên Liễu Trang nói rằng:  “Đến những nơi

như cầu tiêu, nhà tắm ta sẽ phát hiện ra được những hiện tượng kinh người. “Như vậy, tướng học không những chỉ chú trọng quan sát những điều dễ phát hiện ở khuôn mặt, tay chân mà còn phải lưu tâm tới cả những nơi bí ẩn của con người vẫn được che đậy kín đáo. Muốn biết hạ bộ ra sao mà không cần khổ công như Liễu Trang, Nhất Hạnh thì ta có thể theo bí quyết của Trần Đạn Giã, tác giả bộ “Tướng lý hoàn nhân” Đàn ông nhìn Mũi, đàn bà nhìn Miệng, trên sao dưới vậy.

Bàn về những nết tướng hạ bộ, cổ thư đưa ra một số nhận thức sau:

– Đại tiện chậm hoặc vuông:  quý hiển phi thường

– Tiểu tiện vọt ra thành như hạt châu, hoặc mưa chủ về quý; thẳng và rũ xuống chủ

về tiện

– Âm hộ (kể cả nam lẫn nữ) nhiều lông thì quý nhưng dâm, không lông thì nghèo và tính nết đê tiện.

 

VI – NHỮNG NÉT TƯỚNG CHÂN TAY

Đối vớ itướng học, tứ chi có một vai trò rất quan trọng trong việc quan sát mạng vận và cá tính con người. Người ta nghiệm thấy những người trì độn hoặc suốt đời khốn khổ dù bộ vị trên mặt không lấy gì quá tệ đều có tứ chi bất quân xứng hay không ngay thẳng. Bởi lẽ đó, tác giả Trần Đạm Giã đã nói: “Tứ chi đối với con người cũng như bốn mùa đối với sự phát triển của vạn vật. Bốn mùa mà không điều hoà thì vạn vật khó sinh sôi nẩy nở. Tứ chi không ngay thẳng, cân xứng thì kẻ đó suốt đời khốn khổ. “

Dưới nhãn quan tướng học Á đông, diện mạo được coi như thân cây, chân tay ví như cành nhánh. Có cây tốt thân mà xấu cành, có cây lại tốt cành mà xấu thân. Cành và thân đều tốt đã đành là quý, nhưng cành tốt thân xấu hay ngược lại thì cây đó vẫn có thẻ khả dụng. Cho nên, nếu Ngũ Quan, Tam Đình,  Ngũ Nhạc có bị khuyết điểm đôi chút về mặt hình thức mà tứ chi hợp cách (Hợp cách ở đâycó nghĩa là tứ chi tương xứng với thân hình;thẳng xuôi, văn tay, văn chân rõ đẹp, hội đủ các điều kiện tất yếu của chân và tay mà tướng học đòi hỏi) vẫn được coi là loại tướng khả dĩ có phú quý.

a) Tay

1- Cánh tay hợp cách

– Cánh tay trên(từ vai đến khuỷ tay) gọi là lông cốt; cánh tay (từ khuỷ tay đến cổ tay) gọi là Hổ cốt. Hổ cốt bao giờ cũng phải ngắn hơn lông cốt mới đúng điều kiện tự nhiên, xương không được lộ.

– Cánh tay phải xuôi thẳng như măng tre, trên to dưới nhỏ dần và màu Sắc tươi mịn.

– Cánh tay (trong tướng thuật cánh tay chỉ tính từ vai đến cổ tay) phải dài hơn thân mình.

* Riêng cánh tay có nhiều ý nghĩa:

– Tay thẳng như măng tre: đầu óc thông minh. Ngược lại, đầu óc thiếu sáng suốt, cục xúc thô lỗ.

– Tay xuôi và dài gần tới gối:  tướng vừa quý vừa hiền. Ngược lại, là kẻ bần tiện

– Tay tươi mịn:  có số được hưởng phúc thọ. Ngược lại, cực khổ mới có miếng ăn.

– Cánh tay tự nhiên mềm mại và nhỏ nhắn: có số thanh quý;  thô cứng: nghèo hèn

– Người nhỏ cánh tay lớn: hao tài

– Người lớn cánh tay nhỏ: bần cùng.

2- Lòng bàn tay hợp cách

– Không dày không mỏng,

– Có huyết Sắc.

– Có chỉ tay tươi mịn và rõ không đứt đoạn.

– Bàn tay phải thích hợp với từng loại người (vd: như người hình Kim thì bàn tay phải vuông, người hình Mộc thì bàn tay phải xuôi và gày)

– Lòng bàn tay vô bệnh mà thường có mồ hôi là kẻ thường hay khổ tâm nhọc trí.

– Lòng bàn tay ngắn mỏng: số hèn

– Lòng bàn tay nổi cao xung quanh, giữa hơi lõm xuống: số giàu

– Lòng bàn tay đầy đặn, dài hơn ngón tay:  số quí hiển.

– Lông bàn tay đỏ như hoa son: vinh hoa phú quý, nhưng đỏ như huyết lại là kẻ tàn nhẫn, có tính háo sát.

– Bàn tay khô khan cằn cỗi như đất vường hoang: nghèo hèn.

– Đàn bà mà gan tay quá mềm : có tính dâm đãng.

3- Ngón tay hợp cách

– Ngón tay thẳng không cong không lệch.

– Phía tiếp can với bàn tay lớn rồi thon dần lên đến đầu ngón tay.

– Màu Sắc, mềm cứng phải tương xứng với bàn tay.

– Ngón tay trỏ tương đương về chiều dài lẫn hình dạng với ngón tay áp út, chiều dài ngón tay cái tương đương với chiều dài ngón tay áp út.

* Ngón tay có những ý nghĩa chính sau đây :

– Ngón tay nhỏ và xuôi dài : Thanh quý (có tiếng mà không có miếng)

– Ngón tay quá ngắn và không tròn đầu: nhu đần, đê tiện.

– Ngón tay mềm, khoảng cách giữa các ngón tay Khít lại: giữ được tiền, biển lận.

– Ngón tay cứng, khoảng cách giữa các ngón tay thưa: phá tán, khuyết giữ được tiền ưa hoang phí.

– Ngón tay tươi tắn: tâm tính tao nhã.

– Ngón tay dùi đục: tâm tính lỗ mảng thô tục

b) Chân

1- Cẳng chân hợp cách (tính từ chỗ tiếp giáp với thân mình đến Mắt cá)

– Tương xứng với thân hình cả về chiều dài lẫn vóc dáng.

– Ngay thẳng vững chắc.

– Xương thịt thích nghi.

– Không được ngắn hơn thân mình nhưng cũng không được dài hơn tay

-Cẳng dưới phải có lông vừa phải, lông chân dài vừa tần hơi thưa và mềm

* Chân có những ý nghĩa đáng lưu ý sau đây :

– Thịt chân rắn chắc vừa phải, chân thằng: tư tưởng cao thượng, tính tình hoà nhã.

– Cẳng chân quá lớn là tướng kẻ làm việc nhọc nhằn, đầu óc trì độn nhưng sống lâu, quá nhỏ là tướng lười biếng, yểu thọ.

– Cẳng chân quá ngắn không bao giờ ở được địa vị cao cả.

– Chân cẳng thô: tính nết lỗ mãng, khó thành công mà lại dễ thât bại, cảm xúc có

tính cách theo bản năng hơn là lý trí.

– Đầu gối thích ứng (nghĩa là bình xứng với độ cao của mông):  tính tình dũng cảm

nhưng khiêm cung.

– Đầu gối hình tròn: người có chí Khí cao, có khả năng làm được nhiều việc lớn.

– Đầu gối lỏng lẻo(khi duỗi thẳng cẳng chân):  con người lao lực hoặc về thể xác hoặc về tinh thần. Ngoài ra còn là dấu hiệu thân thể suy nhược.

– Dầu gối chặt chẽ (khi duỗi thảng chân đầu gối không thể di động được thì gọi là chặt chẽ):  tính nết cương trực, có Khí phách cao xa, thân thể khoẻ mạnh.

-Đầu gối hình tròn như quả núi:  tính nết gian xào hay có hành vi hoặc tư tưởng bất chính.

2- Bàn chân hợp cách

– Có dạng vuông, rộng rãi, rắn rỏi và dầy

– Không quá rộng bề ngang.

– Gót chân rộng và bằng.

– Gan bàn chân hơi vũm.

– Năm ngón chân phải in sát mặt đất

– Gan bán chân chỉ chân rõ và sâu.

* Bàn chân vuông, dày, rộng: tướng khoẻ mạnh phú quý, nhưng quá rộng lại là số cực nhọc về sinh kế.

– Hẹp thô lỏng, nghèo khổ.

– Lòng bàn chân có nốt ruồi hoặc có các chỉ chân rõ ràng : sốphú quý vinh hiển.

– Bàn chân phía dưới bằng phẳng như tấm ván: vừa nghèo hèn vừa ngu độn.

– Lòng bàn chân vũm và các ngón chân cùng ở trên một mặt phẳng: thông minh giàu có.

3, Ngón chân hợp cách

– Các ngón phải khít không được dài quá

– Chiền dài các ngón không được chênh lệch.

– Các ngón chân nên có lằn sâu và rõ chạy dọc theo chiều dài mỗi ngón.

– Ngón chân ngắn: số an nhàn.

– Ngón nhân dài số hay gặp trắc trở hoặc vất vả. Đàn ông ngón chân dài xấu hơn đàn bà về mặt mạng vận nhưng tính nết thường là thành thực.

– Năm ngón chân khít nhau: chủ về giàu, ngược lại là dấu hiệu nghèo túng.

– Chiều dào năm ngón chân tương đương: có tài năng cao khí phách rộng, làm việc có kế hoạch rõ ràng.

– Năm ngón chân lệch lạc so le: khí lượng hẹp hòi, làm việc theo bản năng, không biết đường tiến thoái.

Bình luận
× sticky