Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nhân Tướng Học

Chương 5: Môi Miệng Và Khu Vực Hạ Đình

Tác giả: Hy Trương

A. MIỆNG VÀ MÔI

I. ĐẠI CƯƠNG VỀ MÔI MIỆNG

a) Các đặc ngữ về Miệng:

Về mặt quan sát, Miệng và Môi được xem là một cơ cấu duy nhất mệnh danh là xuất nạp quan. Danh xưng này là do người ta cho rằng Miệng vừa là cơ quan thâu nạp thực phẩm từ bên ngoài vào để nuôi cơ thể vừa là quan sát ra mệnh lệnh để sai khiến người khác hoặc truyền đạt ý tưởng của mình đến tha nhân. Trong năm cơ quan quan trọng của khuôn mặt, Miệng là một thành phần khá quan trọng.

Tướng pháp cổ điển Trung hoa thường có thói quan địa lý hóa khuôn mặt, gán cho các danh xưng đặc biệt về các địa danh, nên trong sô bốn dòng sông tưởng tượng trên mặt là Tứ đậu, Miệng được người ta gọi Hà đậu, đứng đầu Tứ đậu. Hà đậu trong ý nghĩa này cần phải sâu, rộng tươi tắn mới gọi là đắc thế. Nếu Môi trên Môi dưới bất quân xứng hoặc là thái quá hoặc bất mỏng là kẻ vãn niên vô phúc, tho mạng ngắn ngủi.

Về mặt ngũ tinh, Miệng được mệnh danh là Thủy Tinh. Dưới nhãn quan này Miệng muốn xứng với danh hiệu Thủy Tinh đắc thế thì hai Môi phải chủ về vuông vắn, ngậm Miệng thì trông nhỏ há Miệng thì rộng lớn. Nhân Trung thì phải sâu và dài, răng phải đều thì quan lộc mới thịnh vượng. Nếu Môi hếch răng hô, hoặc lộ xỉ, lởm chởm, khóe Miệng cong vòng xuống dưới là số nghèo hèn.

Trong tướng học cổ vẫn dùng các thuật ngữ cổ mà ngày nay ít đươc lưu ý thì Miệng được gọi là Trung tín học đường (lưỡi được gọi là Quảng đức học đường) với ý nghĩa đạo đức ngụ ý là Miệng người quân tử đã nói ra là để diễn  đạt những gì thủy chung hoặc đáng tin cậy.

b) Các đặc thái của Miệng:

      Dưới nhãn quan tướng học tổng quát Môi, Lưỡi, Răng đều thuộc về Miệng. Chẳng những vậy, các bộ phận nhỏ khác thuộc khu vực quanh Miệng có liên quan xa dần đến Miệng đều được tế phân thành những khu vực rất nhỏ với những tên riêng và cũng đều được xếp chung vào phạm vi mạng vận liên quan đến Miệng.

Cũng vì lý do đó mà toàn thể Môi nói chung được gọi là Phúc Tải.

Hai bên Hải Giác phải đều đặn hoặc cong lên hoặc thành đường ngang chứ không nên chúc xuống. Trường hợp cúp xuống phía dưới, danh từ chuyên môn tướng học gọi là Miệng Thuyền lật, tượng trưng cho hậu vận long đong bất trắc. Hai phần Kim Tải và Kim Phúc phải cân xứng và tươi mát. Hai phần Thực Thương và Thừa Tương cũng vậy. Nếu tất cả các bộ vị của Miệng đều thỏa đáng các điều kiện trên thì gọi là Xuất nạp quan thành tựu

2.1 Miệng rộng, hẹp:

Miệng rộng, hẹp không có tiêu chuẩn khách quan mà chỉ dựa vào tiêu chuẩn chủ quan (nghĩa là chỉ dựa vào tỷ lệ của cá nhân được xem xét mà thôi). Muốn biết Miệng của một người rộng hay hẹp một cách tương đối so với bản thân của đương sự, ta có thể dựa vào các ngón tay của người đó. Dùng ba ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa, và ngón áp út) xếp lại liền nhau làm tiêu chuẩn so sánh; Nếu người đó ngậm Miệng lại tự nhiên mà bề ngang bằng tiêu chuẩn vừa kể thì đó là loại Miệng trung bình. Dài hơn ba ngón tay là Miệng rộng; ngắn hơn ba ngón tay là Miệng hẹp.

Ngoài phương pháp kể trên, một số tác giả hiện còn cho rằng có thể căn cứ vào bề ngang của hai cánh mũi để làm tiêu chuẩn xác định rộng hẹp của Miệng. Từ hai cánh mũi ta kẻ hai đường song song xuống tận Cằm, nếu hai đường đó mà chưa chạm hai khóe Miệng thì đấy là Miệng rộng và ngược lại. Tuy nhiên cách này không chính xác lắm vì bề ngang của hai cánh mũi biến thiên thường xuyên nên dùng làm tiêu chuẩn không được chính xác.

2.2 Môi dầy mỏng:

Môi được coi là trung bình tương xứng trong phạm vi đối chiếu với các bộ vị quan trọng của khuôn mặt là khi bề ngang của Môi (tính từ ranh giới của Nhân Trung tới vạch của Miệng- Môi trên; hoặc từ vạch ngang của Miệng tới Thừa Tương – Môi dưới) vừa bằng hoặc xấp xỉ bề ngang của ngón tay trỏ. Trên mức độ đó là Môi dây, dưới phải được xem là Môi mỏng.

2.3, Lăng, Giác của Miệng:

      

Lăng Giác của Miệng là tiếng chuyên môn của nhân tướng học Trung Hoa rất khó tìm được tiếng tương đương trong Việt ngữ. Theo định nghĩa, Miệng được gọi là Lăng khi phần nổi cao hơn phần ranh giới của Miệng so với các bộ vị khác bao quanh.

Còn Giác tức là Hải Giác, Miệng được coi là có Giác khi mím Miệng lại một cách tự nhiên khóe Miệng vạch thành sợi chỉ ngang khá rõ rệt. (h150/1)

Ngược lại các điều kể trên thì coi là Miệng không có Lăng Giác (h150/2).

II- CÁC Ý NGHĨA CỦA MÔI VÀ MIỆNG

a) Tương quan giữa Môi Miệng và Cá tính:

Điều kiện căn bản để xét đoán tính nết của con người qua hình thể của Môi Miệng là đầu tiên nó phải đều đặn cân xứng (nghĩa là hai bên khóe Miệng phải cân xứng; bề dày của hai Môi phải xấp xỉ bằng nhau, dù dày hay mỏng cũng phỉa tương đương). Nếu hội đủ các điều kiện trên thì về phản ứng: kẻ có cặp Môi tương đối mỏng phản ứng với ngoại cảnh một cách mau lẹ điềm tĩnh; đối với vấn đề liên quan đến tình cảm không mấy chuyên nhất. Ngược lại Môi Miệng cân xứng và dầy thì phản ứng chậm chạp nhưng điềm đạm không sơ hốt và tình cảm thường chung thủy ít biến đổi.

Cộng thêm với Miệng rộng và Ngũ Quan toàn hảo, kẻ Môi mỏng và quân xứng là kẻ có ý chí mạnh mẽ; làm việc có mưu cơ sâu sắc, nhưng đối với vấn đề tình dục không mấy tha thiết. Đàn bà có loại tướng Miệng như trên là người đảm đang, tiết tháo nhất là khi Hải Giác khép kín và có uy thể.

Đi sâu vào chi tiết các bộ vị, Môi trên biểu thị cho tiềm thức liên quan đến ái tình và hữu nghị. Môi dưới biểu thị cho việc thực hiện các tiềm năng kể trên.

Dưới đây là đặc tính của con người qua quan sát tướng Miệng:

b) Tương quan giữa Miệng và Phú quý, bần tiện:

Nói một cách tổng quát Môi Miệng có khí sắc hồng nhuận được xem là quý, màu đen, hoặc xanh xám, hoặc trắng bệch là triệu chứng tâm hồn độc hại; màu vàng thô xạm (trông như màu vàng vỏ cây khô héo) với màu vàng tươi và bóng bảy. Kẻ mà quanh Miệng hiện ra màu vàng tươi lại là cát tướng báo trước việc hoạch tài hoạch lộc. Ngoài ra Miệng phải cân xứng, hai Môi phải có vạch dọc tướng xứng mới coi là hoàn toàn cát tướng.

– Miệng ngay ngắn Môi không quá dày và cũng không quá mỏng; đầu lưỡi có vạch dọc hoặc đầu lưỡi vuông; khóe Miệng ngang hoặc hướng lên trên là tướng giàu.

– Miệng lúc ngâm lại thì nhỏ nhưng Lăng Giác phân minh; lúc há ra thì lớn, hình thể cân xứng, dầy mỏng thích nghi thì là tướng Miệng của người đại quý hiển trong xã hội

– Miệng ngay ngắn không túm lại có sắc hồng tươi của màu hoa sen; hoặc đỏ sẫm như son tàu, hình dạng Miệng như chữ Tứ, Miệng trâu là hạng người phú túc, không sợ đói rách.

– Miệng rộng không thiên lệch, lưỡi mỏng là tướng kẻ thích cuộc đời phóng túng và đủ ăn mặc tuy không giàu có lớn.

2. Tướng bần tiện

– Miệng chẩu ra, hai Môi túm lại, lúc nào cũng có dạng như người đang thổi lửa là tướng người hậu vận bần hàn, từ trung niên trở về sau khó tránh được đói rét.

– Hai Pháp Lệnh (đó là lằn chạy từ hai cánh xuống phía dưới, thường thì Pháp Lệnh bao quanh Miệng) nếu cong vòng và có khuynh hướng nhập chung với hai khoé Miệng là tướng của lẻ chết vì đói rách. Đây là loại tướng tối kỵ trong tướng học, dù nhất thời có thể sang giàu, nhưng chung cuộc không tránh được cảnh chết đói.

– Kẻ mà mỗi khi mở Miệng hoặc đàm thoại để lộ cả chân răng (lộ xỉ) là loại tướng suốt đời khốn đốn vì sinh kế.

– Miệng nhỏ, Môi thâm, đầu lưỡi quá lớn so với Miệng, là tướng nghèo khổ, suốt đời không có cơ hội may mắn.

– Chưa nói mà Môi tự nhiên mấp máy, không người đối thoại mà vẫn lẩm bẩm trong Miệng không phát ra tiếng là tướng nghèo hèn, suốt đời vất vả.

– Bất kể là Miệng loại gì, hình dạng cấu tạo ra sao, hễ có khóe Miệng rủ xuống đều bị xếp vào loại tiện tướng.

Tuy nhiên, ở đây còn một điểm cần nêu lên là Răng trong phần luận tướng Miệng cũng đóng góp một vai trò khá quan trọng. Nếu Môi, Miệng, và Lưỡi thuộc loại hung tướng mà có bộ Răng thuộc loại cát tướng thượng cách thì sự bần hàn hoặc cá tính xấu xa bị giảm thiếu đáng kể.

Trái lại loại tướng Miệng thuộc về cát tướng nếu bị khuyết điểm về Răng thì những cái hay, cái tốt cũng bị tiêu giảm rất nhiều. Dẫu vậy, răng là một loại bộ vị rất khó quan sát, một phần vì nó ở kín trong Miệng, một phần là số lượng răng của mỗi người rất khó ước lượng, chỉ vì có chính đương sự mới thực sự biết Miệng có bao nhiêu răng mà thôi, điều này có lẽ cũng chẳng mấy nguời để ý tới. Bởi vậy về phần răng, soạn giả chỉ sơ lược những nét chính coi như phần phụ đoán về Môi và Miệng. (Lúc đàm thoại không nên để người đối thọai quan sát được lợi răng)

Cát tướng về Răng

a) Răng đều đặn, trắng ngà và ngay thẳng.

b) Số lượng răng càng nhiều càng tốt.

Theo sự tin tưởng từ người xưa của người Á đông thì các tay trắng lập nên đế nghiệp có từ 34 đến 36 răng. Người có phúc được hưởng tước lộc có từ 32 đến 34 cái răng. Kẻ bình phàm có khoảng 30, còn kẻ thứ dân, hạ tiện thì 28 răng. Về màu sắc thì răng đều, từ 32 trở lên, màu như ngọc trai thì con đường khoa hoạn rộng mở, mọi sự hanh thông, hình dạng răng như hạt lựu thì chức vị cao quý phước lôc miên trường, sắc trắng như bạc và dài, đều hàng như sống kiếm vừa quý vừa sống lâu. Răng đen xạm tự nhiên là tướng kẻ bần hàn yểu mạng.

Hung tướng về Răng

– Răng màu đen xạm, lớn nhỏ trái lẽ tự nhiên.

– Hình dáng lởm chởm, cao thấp không đều, kẽ răng cách quãng bất nhất.

– Răng nhọn đầu và mọc lộn xộn không đúng hàng lối tự nhiên.

– Bằng hay ít hơn số tối thiểu nghĩa là 28 răng.

c)Tương quan giữ Miệng và gia vận

1. Gia vận tốt

– Hình dạng Miệng ngay ngắn, cân xứng trông có dáng vẻ thanh tú, Môi không dầy quá, lưỡi mềm mại và có hơi hồng là tướng của kẻ có hạnh phúc về cả tình duyên lẫn của cải.

– Kẻ Miệng rộng, cân xứng, hằn Môi đối xứng, khoé Miệng rõ ràng được hưởng gia vận phồn thịnh.

Ngoài ra, hai loại Miệng có các điều kiện trên còn biểu hiện phồn thịnh liên quan tới cả con cháu.

– Đàn bà Miệng, Môi hồng thắm, cân xứng là tướng ngu tình đằm thắm.

– Đàn bà hai Môi có nhiều docï đẹp và rõ ràng là tướng phúc con và dễ nuôi. Ngược lại, nếu lằn dọc ít hoặc không có là tướng người ít hoặc không con.

2. Gia vận xấu

– Bất kể trai gái, Miệng chụm lại như Miệng đang thổi ngọn lửa đều là tướng cô độc lúc già, nếu may mà có con vãn niên cũng chia lìa mỗi người một ngã, cốt nhục vô tình.

– Quanh Miệng đều hiện ra màu xám thường xuyên là tướng khắc thê từ, tha phương cấu thực.

– Đàn ông mà Miệng chỉ ngay ngắn có một bên còn bên kia bị lệch do thiên bẩm. Nếu lệch bên phải là tướng khắc vợ. Đàn bà thì ngược lại (lệch về bên phải thì khắc chồng). Nói chung cả đàn ông lẫn đàn bà mà bị lệch một bên Miệng đều là tướng bất hạnh trong lĩnh vực gia cảnh.

– Hai bên khoé Miệng (nhưng bên phải thì chắc chắn có các vạch dọc rõ rệt là tướng tan hoang hạnh phúc gia đình).

– Các vạch ở hai Môi quá rõ và vượt quá ranh giới bình thường ăn lan lên cả phần thực thương lẫn thực tương hoặc xung quanh Miệng đều có vết nhăn tương tự như các vết nhăn ở đuôi mắt đó là tướng của những người gặp nhiều tai ương về gia cảnh nhất là khi về già.

d)Tương quan giữa Miệng và thọ yểu

1. Dấu hiệu khang thọ

– Miệng lớn rộng, khoé Miệng vạch thành đường ngang rõ rệt là tướng trường thọ, ít bạo bệnh. Môi trên và Môi dưới ngay ngắn cân xứng.

– Môi Miệng trông thanh tú và tươi nhuận là dấu hiệu của khang kiện và trường thọ.

2. Dấu hiệu yểu, bệnh

– Môi Miệng có sắc tía pha đen hoặc khô xạm là dấu hiệu bề ngoài của tỳ vị suy nhược, do đó khó có thể trường thọ.

– Miệng quá nhỏ so với đầu là tướng đoản mệnh.

– Miệng nhỏ, dù đầu không lớn, nhưng lại túm tròn là tướng Miệng của người đoản mạng.

– Môi Miệng thình lình hiện ra sắc đen ám là điềm báo trước sự táng mạng.

– Môi Miệng hiện ra sắc vàng như nghệ và khô là dấu hiệu nội tạng suy nhược, mất hết sinh khí.

 

III- CÁC LOẠI MIỆNG ĐIỂN HÌNH TRONG TƯỚNG HỌC

Để tiện việc xét đoán vận mạng con người, tướng pháp Á đông phân loại Miệng thành 16 loại điển hình căn cứ vào việc so sánh hình dạng của Miệng với các sự vật cụ thể thường thấy trong đời sống hàng ngày.

1- Miệng chữ tứ

Hai Môi trên và dưới khá đầy và đều nhau, hai khoé Miệng hơi hướng lên, phần giữa Môi trên (chỗ giáp với Môi dưới) có dấu vết rõ rệt. Toàn thể hình dạng trông tương tự như chữ tứ răng trắng và đều.

Loại Miệng chữ tứ được tướng học cổ điển xếp vào loại xuất nạp quan thành tựu vì kẻ có loại Miệng này thường suốt đời được hưởng phúc lộc, phú quý song toàn, văn chương hơn người và đặc biệt là rất thọ. Về mạng vận loại này phần quý trội yếu hơn phần phú.

2- Miệng vuông

Về hình dạng, Miệng vuông khác Miệng chữ tứ ở các điểm sau:

– Hai Môi rất dầy và cân xứng.

– Miệng rất lớn nhưng khi ngậm lại nhỏ.

– Hai góc của Môi trên và Môi dưới tạo thành góc cạnh vuông vức.

– Phần giữa Môi trên tiếp giáp với Môi dưới không rõ bằng Miệng chữ tứ.

Về ý nghĩa mạng vận, cũng được xếp vào loại xuất nạp quan thành tựu, anh em vợ con đều hoà hợp.được hưởng phú quý. Về cá tính, người có Miệng vuông bụng dạ trung hậu, thực thà, không bao giờ dối người dối mình.

3. Miệng trăng khuyết (ngưỡng nguyệt khẩu)

Đúng như danh xưng, loại Miệng này dày trung bình, Môi dưới tròn và uốn cong, Môi trên nhỏ hơn Môi dưới đôi chút và chỗ tiếp giáp với Nhân Trung lõm xuống rất rõ và rộng.Toàn thể hai Môi phối hợp nhịp nhàng và uốn cong lên phía trên (h154).Chíng vì lẽ này, người ta đã đặt tên nó là Ngưỡng nguyệt khẩu.

Thuộc loại xuất nạp quan thành tựu. Miệng  này chủ về phú quý một thời, chấp chưởng đại quyền , danh vang khắp cõi, phú túc là do quý hiển tạo ra.

Về mặt cá tính, loại Miệng này tượng trưng cho kẻ có nhiều tham vọng, tính cương cường, háo thắng, thông minh, linh lợi đặc biệt, đối xử với người thích dùng cơ trí hơn là đức độ.

 

4. Miệng vòng cung(Loan cung khẩu)

Thoáng qua loại Miệng này trông như gần như là loại Miệng trăng khuyết, do đó, một số sách tướng cổ điển như Ma Y, Thuỷ kính sử quý hải xếp chung thành một loại.Tuy nhiên, vì loại này có vài điểm đặc biệt so với Miệng trăng khuyết, nên đời sau tách riêng ra thành một loại chuyên biệt. Các điểm đặc biệt đó là:

– Miệng vòng cung Môi mỏng hơn Miệng trăng khuyết.

– Miệng trăng khuyết thuộc loại rộng trung bình còn Miệng vòng cung thuộc loại lớn(h155)

Về màu sắc và răng lợi, muốn coi là chính cách cả hai loại Miệng trên (trăng khuyết và vòng cung) điều không được lộ xỉ khi nói, răng đều và Môi hồng.

Cùng một ý nghĩa như Miệng trăng khuyết nhưng hơi khác đôi chút là mức độ lý tưởng cao và sâu sắc hơn nên thích hợp với các nghề nghiệp văn học, nghiên cứu hơn là kinh doanh hay chính khách.

5. Miệng trâu (ngưu khẩu)

Hai Môi rất dầy và nhiều thịt, sắc sậm và có răng giáp rõ hơn loại Miệng vuông, các góc cạnh của hai Môi uốn cong và Môi hơi vẫn ra trông kém vẻ thanh nhã. Nhìn thoáng qua, loại Miệng trâu rất dễ lầm với loại Miệng vuông nếu ta không lưu ý đến các điểm nhỏ nhặt kể trên.

Miệng trâu thuộc về loại Miệng thành tựu trung thừa, phú nhiều hơn là quý và cũng chỉ ở mức độ vừa phải nhưng phúc lộc kéo dài, cuộc đời an nhàn ít sóng gió và đặc biệt vợ chồng thường xung khắc.

Về cá tính, loại Miệng trâu trung hậu, thực thà nhưng hay cố chấp, thông minh, ở mức trung bình và kém linh hoạt so với Miệng chữ tứ và vuông. Dĩ nhiên là không thể sánh với loại Miệng trắng khuyết hay vòng cung về mặt cơ trí và ngôn ngữ.

6. Miệng cọp

Đây là loại Miệng lớn đặc biệt so với tất cả các loại Miệng khác, Lăng Giác rõ rệt, vạch ngang của Miệng rất dàivì loại này há ra thì cực lớn có thể gần như nuốt trọn được nắm tay (sách tướng gọi là khẩu năng dụng bổng), khi ngậm lại thành nhỏ và tạo thành một vạch dài, chiều dầy của hai loại thuộc loại trung bình.

Theo lối xếp loại cổ điển Miệng cọp được xếp vào loại xuất nạp quan thành tựu, chủ về uy quyền hiển hách, giàu sang cực phẩm.

Về mặt cá tính, loại Miệng cọp linh lợi, có giá trị nhưng thiên về thực hành hơn là lý thuyết và tính không được trung hậu và chất phác.

 

7. Miệng rồng

Miệng thuộc loại trung bình về khuôn khổ: hai Môi đầy đặn nhưng không dầy không mỏng, máu tươi, răng trắng và đều, khoé Miệng và góc cạnh các Môi tươi đẹp, thanh tú.(h.158)

Được xếp vào loại thành tựu thượng cách, chủ đề uy quyền, chức vị trên đờíit ai sánh kịp.

Về mặt cá tính, loại Miệng rồng với điều kiện hợp đủ các cách cục của Ngũ Quan, tượng trưng cho óc thông tuệ, dung hoà được cả thực tiễn lẫn lý thuyết cao xa, đối với người thích đáng, cương nhu đúng mức nên dễ được mọi người kính phục và thường là con phượng trong đám gà.

8. Miệng dê

Miệng nhỏ, Môi mỏng và hơi túm cong lại, khoé Miệng hơi cong lên hoặc nằm ngang, răng vàng khè và ít hoặc không có râu(h.159), khi ăn uống có dáng dấp như loài chó.

Đây là loại Miệng có ý nghĩa rất xấu, chủ về khắc vợ con, suốt đời bần hàn, ít có hy vọng trường thọ.

9. Miệng heo(chư khẩu)

Môi trên dầy, mập, hình dáng thô lỗ và lấn lướt Môi dưới: Môi dưới vừa ngắn vừa mỏng và hơi co rúm lại, răng nhọn và hơi lộ, hai khóe Miệng trễ xuống (h160). Bị cổ tướng xếp vào loại xuất nạp quan bất thành tựu, chủ về xung khắc cha mẹ, anh em, vợ con: vợ con muộn màng, không có hạnh phúc gia đình, nếu may mà thành tiểu phú thì cũng bị chết thảm.

Về mặt cá tính, loại Miệng heo tượng trưng cho tính nết hung hăng, đầu óc ngu độn, hành động theo bản năng hơn là lý trí.

10. Miệng thổi lửa(Suy hoả khẩu)

Miệng nhỏ và tròn, hai Môi nhọn và túm cong lại giống nhe người đang chúm Miệng thổi lửa, nên đặt tên như vậy để dễ hình dung, hai khóe Miệng cụp xuống.

Loại Miệng này thuộc loại xấu nhất trong các tướng Miệng nên bị xếp vào loại Xuất nạp quan bất thành tựu chủ về cha mẹ an hem, vợ con bất hòa, về già cô độc. Tuy nhiên nếu Mày Tai Mắt Mũi bình thường hoặc Mũi dài đặc biệt tốt thì cũn có thể phát đạt sơ sơ.

Về cá tính, loại Miệng này chủ về tính nết gian ác, thích gièm pha hãm hại người.

 

 

11. Miệng anh đào:

Miệng nhỏ hoặc trung bình, Môi tươi và các sắc hồng như màu hoa anh đào, răng đều, nhiều và khít, trông rất xinh xắn, khóe Miệng hơi xông lên phía trên (h162)

Miệng anh đào thuộc loại thành tựu trung thừa chủ về phú quý bậc trung, thường được quý nhân hỗ trợ.

Về mặt cá tính, chủ cề tâm tính thiện lương, thông minh, chăm chỉ. Đối với phụ nữ, đây là loại Miệng rất tốt.

12 Miệng cá măng

Miệng rộng lớn nhưng không thu lại được, hai Môi mỏng và khoé Miệng cúp xuốg, khí thế thô trọc, nhẫn thần mờ ám(h163)

Mạng vận rất xấu vì chủ về chết non hoặc suốt đời bần hàn tuỳ theo sự phối hợp của ngụ quan.

13. Miệng thuyền lật

Hai Môi dài và mỏng, khi ngậm Miệng lại, hình dáng Miệng cong vòng xuống phía dưới tương tự như chiếc thuyền bị úp ngược xuống Môi có sắc thâm như thịt trâu, răng lớn(h164)

Về mặt mạng vận rất xấu, chủ về suốt đời nghèo khổ nếu Ngũ Quan đều hỏng, nếu Ngũ Quan không bị khuyết hàm thì thành bại bất thường.

Về mặt cá tính, loại Miệng này ngoài thực nhưng bên trong là ngụy gian xảo, tri trá.

14. Miệng cá diếc

Tương tự như Miệng cá măng, nhưng Miệng nhỏ hơn và hai Môi dày hơn đôi chút(h165)

Về mạng vận, ý nghĩa cũng tương tự như loại Miệng cá măng.

15. Miệng cá vằn

Hình dạng tổng quát của Miệng tròn, Môi trên dày và dài, Môi dưới ngắn và gằn tạo thành loại Miệng phản tướng (nghĩa là Môi dưới lại ở vào vị trí bình thường của Môi trên nổi cao lên thay vì chìm xuống như Miệng người bình thường. (h166)

Bị xếp vào loại bất thành tựu chủ về suốt đời cô độc, khổ sở, nếu có dịp tiểu phát đạt ở buổi sơ niên hay trung niên thì tới già cũng bị phá tán hoặc tai ương.

Về cá tính, loại này không có ý nghĩa gì đặc biệt.

 

16. Miệng khỉ

Miệng cân xứng, hai Môi không dầy không mỏng và khá dài tạo thành khóe Miệng hướng lên. Hằn lõm trên của Môi trên rất đẹp, chỗ thịt dư của phần giữa Môi trên tiếp giáp với Môi dưới không rõ rệt. Đặc biệt là phần Nhân Trung rất đẹp, thẳng và song song. (h167) Được xếp vào loại xuất nạp quan thành tựu, chủ về phúc lộc, trường thọ.

 

B. KHU VỰC HẠ ĐÌNH

Trong khu vực Hạ Đình, ngoài Miệng là bộ vị quan trọng bậc nhất còn có một số bộ khác cũng đóng một vai trò đáng kể như:  Pháp Lệnh, Nhân Trung, Cằm và Mang Tai.

I. PHÁP LỆNH

Pháp Lệnh là hai vết lằn chạy dài từ hai bên cánh Mũi xuống phía dưới(h168), hình giống như chữ bát.

Theo nguyên nghĩa thì Pháp Lệnh có nghĩa là pháp luật và mệnh lệnh. Do đó, nhìn vào Pháp Lệnh ta có thể quan sát được cá nhân đó có tính trật tự hay không.

Ngoài ý nghĩa về cá tính kể trên việc quan sát Pháp Lệnh còn cho ta biết:  Sự nghiệp thịnh, suy:  Pháp Lệnh rõ ràng đều đặn cân xứng là biểu hiện của sự nghiệp phát triển, ổn cố. Nếu Pháp Lệnh không rõ ràng, lệch lạc thì ý nghĩa trên sẽ đảo ngược lại. Pháp Lệnh về mặt gia vận, còn được coi là đường phân ranh giữa gia đình tính và xã hội tính. Phía trong Pháp Lệnh, đặc biệt là khu vực Nhân Trung được coi là trung tâm gia đình, phía ngòai là xã hội. Do đó, kẻ có Pháp Lệnh hướng ra bên ngoài chủ về đối với gia đình rất ít có hứng thú, đối với đời sống xã hội cũng có nhiều đam mê, hướng ngoại hơn là hướng nội.

Chính Pháp Lệnh có nhiều ý nghĩa như vậy nên trong tướng học người ta rất lưu tâm quan sát và đi đến một số nhận xét sau đây: 

 

1. Pháp Lệnh mờ nhạt

Hình 169 là loại Pháp Lệnh chủ về suốt đờ sự nghiệp gặp nhiều khốn khó, rất ít khi được việc gì toại ý. Nếu như ngoài việc Pháp Lệnh mờ tối mà Mắt thuộc loại vô thần thì vừa bất đắc chí vừa yểu thọ.

 

 

2. Pháp Lệnh có nốt ruồi

Đây là dấu hiệu chủ về sự bất hoà hợp với thân quyến khó tránh khỏi phá tan tổ nghiệp hoặc về tính tình thì đó là loại người tự tôn quá đáng nên sinh ra lắm chuyện lôi thôi, cuộc đời sẽ có lúc thất bại chua cay.

 

3. Pháp Lệnh chẻ

Loại Pháp Lệnh này ở cối chẻ thành nhiều ngả hoặc gồm nhiều đoạn nhỏ chấp nối dư thừa lại với nhau là dấu hiệu của người có chí mà không thành đạt, rời bỏ nơi sinh đẻ, bôn tẩu tha phương, suốt đời vất vả. Dù có may mắn được giàu sang một lúc thì cũng chẳng bền vững.

 

4-Pháp Lệnh toả khẩu

Đó là loại Pháp Lệnh có hai lằn chạy sát với mép Miệng. Nếu đuôi Pháp Lệnh rõ và ăn thông với hai vằn của khoé Miệng thì được gọi là đẳng xà nhập khẩu (rắn bò vào Miệng) chủ về vệc sẽ bị chết đói vào khoảng 45 tuổi hoặc ít ra cũng bị tai nạn lớn lao. Tuy nhiên, dù kết cuộc có bị đói rách, nhưng loại Pháp Lệnh này không có nghĩa là người đó không thể phát quý một thời.

Thời xưa, tướng quân Chu Á Phu được vua Hán Vũ Đế phong tước giàu sang tột đỉnh một thời, đến đời vua sau họ Chu bị hạ ngục và cố ý chết đói trong tù. Vừa qua, tại Đài bắc vợ một nhà tỷ phú cũng có loại Pháp Lệnh này và rốt cuộc chết vì đói nhưng không phải là vì bần hàn mà chỉ vì mắc bệnh yết hầu, không ăn được mà chết.

Tuy nhiên, nếu người nào có loại Pháp Lệnh này, chủ về chết vì không được ăn nhưng nếu được các quý tướng khác lấn lướt thì lại vô hại. Vào năm 1911, tại Thượng Hải có 1 nhà đại tài phú tên Lương Sỹ Di cũng có loại Pháp Lệnh trên nhưng lưỡi ngay ngắn và chính giữa lưỡi có nốt ruồi son (chủ về đại cát tướng):  Kết cuộc là Lương chết vì già trên nhung lụa giàu sang, tận hưởng vinh hoa phú quý lúc mãn đời. Sở dĩ Lương được như vậy nhờ có nốt ruồi son phá hư tướng chết đói và từ Đằng xà nhập khâu, 2 lằn Pháp Lệnh Tai hại đã hợp với nốt ruồi son thành cách cục phú quý gọi là song long thương châu:  2 con rồng tranh nhau ngọcquý.

Do đó, xấu mà gặp đúng cách phối hợp thì lại trở thành tốt. Đoán tướng Pháp Lệnh cần hết sức lưu tâm việc này.

Biến thái khác của loại Pháp Lệnh kép gồm bộ phận Pháp Lệnh bên ngoài rất rõ bao quanh 2 đường lằn nỏ chạy từ 2 mép Mũi xuống trán 2 lằn nhỏ này có thể rõ hay lờ mờ. Loại này là cuộc đời bất định lúc trung niên. Thành công không đủ nhưng khi thất bại lại dư thừa. Dữ kiện trên trở thành thục tế trong khoảng thời gian trên dưới 50 tuổi.

Đến vận hạn thuộc Pháp Lệnh, người đó khó thoát cảnh đói rét, đại nạn.

 

5. Pháp Lệnh thảm tử:

Loại người có Pháp Lệnh vừa tỏa khẩu vửa có lằm mờ nhỏ nhưng đủ nhìn thấy hình chạy dài từ phía dưới Mắt đến tận khóe Miệng (h. 174) thuộc hạng người chết vì ngộ độc hay bị đầu độc, tự sát vì độc dược. Tóm lại, dó la loại Pháp Lệnh thảm tử của người chết vì chất độc mà từ trần.

 

6- Pháp Lệnh phú quý

Như hình 175, Pháp Lệnh này tiêu biểu cho người quý hiển, không giàu thì nổi danh trong thiên hạ, những người nổi danh trong các lình vực giáo dục, văn nghệ phần lớn đều có Pháp Lệnh này.

Hình thái thứ hai tương tự trên nhưng chiều dài Pháp Lệnh dài hơn, đuôi mở rộng hơn (h. 176) loại này tượng trưng cho sự phú quý, thọ khảo nhưng có điểm đáng lưu ý là về văn niên khó tránh cô độc. Có loại Pháp Lệnh này đi tu dễ nổi tiếng và thích hợp nhất.

 

7 – Pháp Lệnh thọ khang

Đặc trung Pháp Lệnh thường thấy ờ người mà suốt đời ít bệnh, sống lâu là 2 lằn của Pháp Lệnh cân xứng, dài, bao quanh khóe Miệng (nhưng không tiếp giáp khóe Miệng, h.177).  Chính vì lẽ thông thường có dạng thức trên thì sống lâu, tướng học gọi là Thọ đới (sợi đai trường tho). Bình thường, người ta ngộ nhận hễ có lằn bao quanh mép là thọ đới, nhưng nói chính xác, chỉ có loại Pháp Lệnh kể trên mới thực sự xứng danh Thọ đới đích thực.

 

II. NHÂN TRUNG

Nhân Trung đôi khi gọi là nhân sung, là phần ăn sâu xuống mặt tạo nên 1 rãnh từ Chuần Đầu kéo dài đến giữa Môi (Môi Trên, h. 178)

Trong tướng đàn bà, Nhân Trung là 1 bộ phận quan trong, cho phép quan sát cơ cấu nội thể, thai sản khó dễ, con nhiều hay ít, nhiều gái hay trai.

Ý nghĩa tổng quát Nhân Trung trong phép xem tướng

Nhân Trung đóng vai trò quan trọng vì nhiều ý nghĩa. Những ý nghĩa đó đã được cuốn tướng pháp cổ điển là thần tướng toàn biên ghi khá rõ, xin dịch nguyên văn :

“Nhân Trung với con người cũng giống kinh rạch đối với hình thể đất đai. Nếu kinh rạch nông hẹp thì nước bị ứ đọng. Có thể định được thọ mạng dài, ngắn, căn cứ vào sự dài ngắn của Nhân Trung. Có thể dựa vào sự rộng hẹp của Nhân Trung để đoán con cái nhiều, ít. Bởi lẽ đó, người ta lấy Nhân Trung làm thọ mạng cung của con người. Nhân Trung cần dài, chớ không nên co rút lại, nên sâu và rộng, ngay ngắn, chớ không nghiêng lệch, phía trên vừa phải, dưới rộng dần là tốt.

Nhân Trung nhỏ hẹp thì cuộc sống quẫn bách, Nhân Trung bằng phẳng thì gặp gian

nan, vất vả. Phần trên hẹp, dưới rộng là dấu hiệu nhiều con, phần trên rộng, dưới hẹp chủ về hiếm muộn (ít con); trên dưới đều hẹp mà khúc giữa phình rộng, chủ về con cái khó nuôi. Trên dưới đều hẹp và bằng phẳng là tuyệt tự:  Nhân Trung sâu và dài:  trường thọ; Nhân Trung nông, ngắn, yểu chiết.

1. Nhân Trung dài, ngắn

      

Sự dài này có tính cách hết sức tương đối, chỉ có kinh ngiệm mới khiến ta nhận chân dược sự kiện này. Thường với người loại chính cách thì chiều dài Nhân Trung bằng 1/3 chiều dài Hạ Đình được coi là trung bình. Nhân Trung dài hơn 1/3 ha đình coi là dài, dưới 1/3 là ngắn (h. 179/1 & 179/2)

Về mặt mạng vân Nhân Trung dài, sâu, không lệch lạc là tướng sống lâu. Ngược lại là tướng yểu. Cũng do ý nghĩa trên, Nhân Trung còn được gọi là Thọ đường và tục ngữ Trung Hoa có câu; Nhân Trung dài 1 tấc, sống lâu trăm tuổi.

Về mặt cá tính, kẻ Nhân Trung ngắn thường thích được người khác khen ngợi ca tụng mình, thậm chí, chấp nhận việc biến cả những khuyết điểm của mình ra thành ưu điểm. Theo sự nhận xét của nhà tướng học Tô Lăng thiên thì hạng phụ nữ có Nhân Trung ngắn rất thích được ca tụng là mĩ nhân đài các, mặc dầu mặt Mũi như quỷ dạ xoa, cử chỉ như con lật đật.

Trái lại, kẻ Nhân Trung dài và đúng cách có kiến thức độc lập và khách quan mọi hành vi cư xử đều xuất phát tự mình. Nếu gặp người ca tụng hay bị người chê bai đều tự xét 1 cách minh bạch. Đối với loại người này bỗng dưng khen ngợi hay cung kính 1 cách đặc biệt chỉ khiến cho họ hoài nghi ta và sẽ có tác dụng phản kại điều mà ta mong đợi ở họ.

2. Nhân Trung rộng, hẹp

Sự rộng hẹp ở đây cũng chỉ có tính cách tương đối và chủ quan. Suy diễn từ nguyên tắc tổng quát được mặc nhiên công nhận cho loại tướng người chính cách thì với tiêu chuẩn trên, hễ chiều rộng bằng 1/3 chiều dài là vừa phải.

Trên hay dưới mức độ kể trên là rộng hay hẹp. 2 hình vẽ 180 và 181 tượng trưng cho Nhân Trung hẹp và rộng được căn cứ vào tiêu chuẩn trung bình của loại người chính cách nói ở đoạn trên. Các hình vẽ về sau cũng theo 1 quan niệm đó.

Về ý nghĩa thọ mạng Nhân Trung hẹp, chủ về sức khỏe tổng quát ở dưới mức bình thường, Nhân Trung có ý nghĩa ngược lại. Về cá tính thì chủ về khoát đạt, hẹp chủ về nhỏ nhen.

3. 3 dạng thức thông thường của Nhân Trung

Bất cứ trai hay gái dù ngắn hay rộng hẹp, người ta đều thây Nhân Trung có 1 trong3 dạng thức căn bản sau: 

a) Trên hẹp, dưới rộng h. 182

Mạng vận: đời sống ít gặp phiền não, vui nhiều hơn buồn, may mắn da số so với rủi ro, Tai họa.

Con cái:  có khả năng sinh nhiều con và con trai nhiều hơn con gái. Ơû đàn bà có ý nghĩa dễ sinh sản.

Cá tính: có đảm lượng khoan hoà dễ tha thứ hoăc mau quên các lỗi lầm của người khác vui tính

b) Trên rộng dưới hẹp(h. 183)

Mang vận:  Đời sốg gặp nhiều Tai ương hơn là may mắn, càng về già càng khốn đốn Con cái:  ít có khả năng sinh dục, đàn bà thì sinh đẻ khó khăn

Cá tính:  hẹp lượng, hay cáu kỉnh

c)Trên dưới bằng nhau (h. 184)

Mang vận:  Thành bại that thường Con cái: số con trai, gái xấp xỉ bằng nhau.

Cá tính:  vui giân bất thường. Nói tóm lại đây là lọai trung dụng của hai loại. Nhân Trung nói ở hai tiểu đoạn trên về tất cả các ý nghĩa của nó.

Ngoài ra các điều mô tả trên về mặt hình thức, bất cứ loại Nhân Trung nào (dài, ngăn, rộng, hẹp, nở trên, nở dưới, cân xứng) điều có thể hoặc mờ h.185 hoặc rõ, hoặc có vạch ngang cắt đứt h186

*Sự mờ nhạt làm giảm phần lớn các ý nghĩa tốt của Nhân Trung, nhưng lại không làm thay đổi ý nghĩa xấu thành tốt.

* Sự rõ ràng về hình dạng nhấn mạnh them ý nghĩa tốt hay xấu của từng loại Nhân Trung

* Vạch ngang có thể rõ ràng hay mờ nhạt, dài hay ngắn, liên tục hay đứt đoạn với ý nghĩa chung là khắc chế. Đàn bà mà Nhân Trung trên rộng dưới hẹp lại bị vạch ngang rõ rệt là kẻ tuyệt tự, hoặc hữu sinh vô dưỡng hư thai. .

 

III. CẰM

a) Khái quát về Cằm

Cằm (thuật ngữ Trung Hoa về tướng gọi là Địa Các) là khuyết tận cùng của khuôn mặt tính từ trán trở xuống (h.187) trong trường hợp ta nhìn chính diện. Nếu ta nhìn nghiêng và chia phần bán diện làm đôi thì phần trước thuộc Cằm, phần sau kề từ phía dưới hai Tai trở xuống thuộc về Mang Tai (Tai cốt). Thông thường hai phần Địa Các và Tai cốt liên hệ mật thiết với nhau về cách cấu tạo, nên kết hợp khá chặt chẽ về mặt mang vận và cá tính đối với từng cá nhân một

Về ý nghĩa mang vân tổng quát, Địa Các chủ về hậu vận (tức là khoảng 50 tuổi trở đi) Địa Các nảy nỡ, vuông vức, Sắc thái tươi tắn là dấu hiệu càng về già thì số vận càng tốt. Trái lại Cằm thon nhọn thì vãn thiên thường cô đơn bần bách.

Về mặt cá tính những tướng học gia thuộc tân phái, chịu ảnh hưởng của của tướng học Nhật bản cho rằng vì tiểu não bộ và Địa Các có liên hệ tương hổ đặt biệt nên khi nghiên cứu về Địa Các đã đề ra, số ý nghĩa thực chất sau nay:

– Ý chí mạnh hay yếu

– Sức chịu đựng cả vật chất lẫn tinh thần.

– Tình dục nhiều hay ít, mạnh yếu, . . .

b) Các dạng thức tổng quát của Cằm

Nhìn chính diện(nhìn thẳng phía trước mặt) ta thấy Cằm có 3 dạng chính thức:

– Cằm tròn (h. 188)

– Cằm vuông (h. 189)

– Cằm nhọn(h. 190)

Nhìn nghiên (trắc diện) ta cũng thấy có 3 dạng thức thông thường:

-Cằm vát (h. 191)

-Cằm gồ(h. 192)

-Cằm thẳng (h. 193)

Loại Cằm tròn và thường có hình dạng thẳng xuôi hoặc đôi khi hơi tháo vát chứ ít khi nào gồ lên. Ngược lại, loại Cằm thon nhọn thường vát hoặc gồ chứ ít khi thẳng xuống

c) Các ý nghĩa của Cằm

Hai loại Cằm tròn và vuông thuộc loại Cằm nở và thuộc loại bình thường hợp tiêu chuẩn Tam Đình bình đẳng, loại Cằm thon nhọn thuộc loại Cằm lép, sách thường gọi là Hữu thiên vô địa

1. Về mặt mang vận

– Cằm nay nở câng xứng chủ về hoạc phúc lộc khả quan

– Cằm bạc nhược, nhỏ nhọn chủ về già hoặc cô độc hoặc nghèo khổ, tuỳ theo sự phối hợp tồng quát của toàn thể khuôn mặt.

2. Về mặt cá tính

Cằm nảy nở một cách thích đáng biểu thị tâm tính quân xứng, dung hoà được lý tưởng và thực tế, sử sự thích đáng nhất, kế đó là loại Cằm tròn.

Nếu quá vuông vức, ý chí quá mạnh dễ trở thành cực đoan, cố chấp ngoan cố hoặc lì lợm. Cá tính của người có Cằm quá tròn map thường biểu lộ ra ngoài bằng sự trọng ẩm thực, tình cảm phong phú, dễ bị xúc động. Loại Cằm thon nhọn thường là kẻ có cá tính mẫn nhuệ, thiên về lý tưởng, càng thon nhọn càng xa rời thực tế nên không bao giờ thành công trên đường đời.

 

IV. MANG TAI

a) Khái quát về Mang Tai

Mang Tai hay Tai cốt là phần trung gian giửa Cằm và Lưỡng Quyền, nhìn nghiên thì thấy rõ hơn. Một số đông sách tướng cổ điển thường ít đề cập đến phần Tai cốt vì hai lẽ:

Những điều ghi lại trong cổ thư phần nhiều thiên về mạng vận, ít khi thiên về cá tính mà Tai cốt không có vai trò đáng kể trong lĩnh vực này.

Ý nghĩa về cá tính Tai cốt được coi là phần tướng về tâm tướng bí truyền. Chỉ lưu lại bằng lối tâm truyền. Do đó, đối với cổ nhân điều gì đả gọi là tâm truyền thường ít ghi lại trên giấy trắng mực đen, thảng hoặc có ghi thì cũng chỉ ghi lại một vài yếu quyết giản lược, kẻ ngoài khó lòng lĩnh hội đầy đủ được các ý nghĩa, mặc dầu vẫn có câu Não hậu kiến Tai vô tình hán, nghĩa là kẻ mà đứmg sau phía gáy (ót) còn trông thấy xương Mang Tai nghìa là kẻ không có tình nghĩa.

b)Các dạng thức của Mang Tai

Mang Tai co dạng thức chính yếu:

– Mang Tai vuông xuôi

– Mang Tai bạnh

– Mang Tai hóp

1-Mang Tai vuông xuôi

Loại mang Tai vuông xuôi h195 có góc hơi vuông ở phía dưới và góc của chiều thẳng của Mang Tai gần như dựng thành một đường thẳng đứng chạy từ Tai xuống.

Phối hợp với loại Cằm nay nở thích đáng, loại mang Tai vuông xuôi tượng trưng cho gia vận hưng vượng lúc tuổi già, được nhiều người giúp đờ trong mọi công việc. Nói tóm lại nay là loại phúc tướng

2-Loại Mang Tai bạnh

Đặc điểm của loại mang Tai này là phần dưới kể từ chổ tiếp giáp với Lưỡng Quyền nay nở một cách đặc biệt khiến cho khuôn mặt phía dưới nở phìm ra trông tương tự như mang của loài rắn đeo kính (cobra) mỗi khi mó định cắn hay mổ vào vật gì trước mặt.

Về mặt Mang vận:  phối hợp với Ngũ Quan cân xứng, loại Mang Tai bạnh là kẻ dễ thành công trên đường công danh sự nghiệp nhưng kết quả thường thê thảm ít khi được chết lành.

Về mặt cá tính:  nay là một trong vài dấu hiệu đặc thù nhất của kẻ tâm địa độc ác, Âm hiểm khôn lường, bình thường làm việc gì cũng nghĩ tới mình trước hết. Họ có thể giúp ta và chịu thiệt đôi chút, miễn là họ lời nhiều hơn, nhưng đến khi thực sự đụng chạm tới quyền lợi to lớn như danh vọng chức vụ thì họ sẵn sàng bán đứng bạn với bất kỳ giá nào, không hề thương tiếc. Năn nỉ với hạng người đó khi họ đã định loại ta ra khỏi vòng tranh chấp là một điều thậm vô ích tục ngữ Trung Hoa có câu ''Kẻ Mang Tai bạnh ra không có láng giềng”là để ám chỉ cá tính đặc biệt của loại người trên (điển hình là Ngụy Diên đời Tam Quốc).

3-Mang Tai hóp

Đó là hiện tượng ngược lại với Mang Tai bạnh. Như đã nói ở đầu, trong mục dẫn thượng, mang Tai đi đôi với Địa Các nhỏ nhọn, tạo thành khu vực Hạ Đình eo hẹp, tượng trưng cho hậu vận cơ đơn. Chẳng những vậy, kẻ có loại mang Tai này, khi gặp hiểm nghèo, ít gặp được người ra tay cứu giúp

Về mặt cá tính:  tính nết căn bản trội yếu của loại Cằm và Mang kể trên quá thiên về tính toán thiệt hơn, chỉ nghĩ và coi lợi ích của bản thân là chuẩn đích, ít khi chịu dung hợp lợi mình với lợi người.

Bình luận
× sticky