Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nhân Tướng Học

— 12 Cung Trong Tưóng Học

Tác giả: Hy Trương
Thể loại: Tử Vi - Phong Thủy

Về phương diện mạng vận từ đời nhà Tống trở đi, các sách tướng có lẻ chịu ảnh hưởng của khoa mạng số nên đã chia khuôn mặt thành 12 cung. Mỗi cung tượng trưng cho một lãnh vực của mạng vận phân phối như sau:

1. CUNG MẠNG (h9/1)

Vị trí của nó là khu vực Ấn Đường. Ý nghĩa chính của nó là niềm khát vọng tiềm ẩn có thể thựuc hiện đựoc khát vọng đó. Tuy nhiên trong phép xem tướng, một bộ vị không đủ để quyết đoán, nên phải dựa vào các bộ vị lân cận. Do đó tổng hợp các kiến giải cổ nhân cung Mạng và bộ vị lân cận giúp ta biết được một số yếu tố sau đây:

– Nếu Ấn Đường tươi sáng thì kẻ đó có số học vấn, tư chất thông tuệ.

– Phụ họa với Ấn Đường tươi sáng là cặp Mắt sáng sủa hắc bạch phân minh thì dễ giàu sang.

– Vẫn với Ấn Đường tươi sáng, khu vực trán cũng tốt trong thế phối hợp đắc cách dễ được phú quý song toàn. Ngược lại nếu Ấn Đường và trán đều thấp, trũng tì kẻ đó khó tránh được cảnh nghèo khổ. Trán vừa có vằn không ra hình dạng nào cả, vừa hẹp lại thêmsợi mày khô vàng là tướng khắc vợ, phải sống xa nơi chôn rau cắt rốn.

 

2. CUNG QUAN LỘC (h.9/2)

Vị trí của cung Quan lộc nằm ngay ở trung tâm điểm của trán. Bộ vị này có biệt danh là Chính Trung. Ý nghĩa chính của cung Quan lộc là cho phép phỏng đoán địa vị, chức nghiệp của cá nhân trong xã hội. Thời xưa, trong một xả hội quân chủ trọng chức tước, người ta cho kẻ ra làm quan mới thật sự là kẻ có địa vị trong xã hội, nên được hưởng bổng lộc. Quan lộc là bổng lộc do địa vị xã hội đem lại. Những kẻ làm quan thời xưa phần đông đều có Chính Trung sáng sủa, đầy đặn và rộng.

Theo quan niệm trên, các sách tướng học cổ điển như Ma Y tướng pháp, Thủy kinh tập, Thần tướng toàn biên đều nhất loạt cho rằng kẻ có Chính Trung sáng sủa tốt đẹp phối hợp với toàn thể trán rộng rãi, Sơn Căn cao rộng thì suốt đời làm quan không bao giờ bị rắc rối, trắc trở đến mức phải “đáo tụng đình” Nếu khu vực Chính Trung khuyết hãm, trán hẹp, nếp nhăn của trán hỗn loạn thì hoạn lộ thường hay bắt trắc. Nếu Mắt lại tự nhiên không vì bệnh tật mà có những tia máu lan khắp lòng trắng khiến người ngoài có cảm tưởng kà Mắt đỏ thì gần như chắc chắn là kẻ đó không chết thảm thì cũng bị tù đầy vì khoan hoạn.

Mấy năm gần đây, chịu ảnh hưởng của Nhật-Bản, Một số tác giả đã tìm cách giải thích ý nghĩa của cung Quan Lộc theo đường lối tâm lý học. Hai nhà tướng học đương thời là Tô Lãng Thiên và Kiến Nông Cư Sĩ căn cứ vào các tiến bộ của ngành cốt tướng học cho rằng phần Chính Trung nẩy nở là dấu hiệu bề ngoài của kẻ có tâm hồn thông minh, cao ngạo, thích có địa vị bằng cách nổ lực chứng minh tài ba của mình cho mọi người thấy. Hạng người đó dễ dàng thành công và thành danh trên đường mưu cầu công danh, nhất là thời xưa, sự tuyển lựa quan lại dựa vào tài năng và đức độ thực sự của chính cá nhân đó như vua Nghiêu chọn ông Thuấn, vua Thuấn chọn ông Vũ vậy. Phần trung ương của trán không đặc biệt nổi rõ và đẹp nhưng không bị thấp, lõm hoặc tì vết thì cũng có thể xếp vào loại cát tướng. Nếu như cung Quan lộc hẹp, thấp, có tì vết tự nhiên thì tâm hồn vốn đã không có ý tưởng phấn đấu, ý chí bạc nhược nên khó có thể thành đạt được mộng công danh. Do đó, cổ tướng học đã có lý khi nói rằng Trung Chính khuyết hãm thì Quan lộc chẳng ra gì

 

3. CUNG TÀI BẠCH

Toàn thể các bộ vị của Mũi đều được coi như là thuộc cung Tài bạch. Ý nghĩa chung của cung Tài bạch tiền bạc của cải. Theo quan niệm xưa, Mũi tượng trưng cho Thổ Tinh, mà Thổ là đất, nguồn gốc của tài nguyên nên Mũi mới đươc xem là Tài bạch. Tuy vậy, điều này chỉ áp dụng cho nam giới mà thôi. Đối với nữ giới, Mũi là Phu Tinh, xem tướng Mũi đàn bà, ngoài một số ý nghĩa khác, người ta còn có thể đoán được của người chồng đương sự nữa.

Ở đây riêng về mặt tài vận, nếu Mũi thuộc loại Tiêm-đồng-tỵ, Huyền-đảm-tỵ phù hợp thích đáng với Trung Chính ngay ngắn, sáng sủa không khuyết hãm thì có thể đoán là giàu có vĩnh viễn, không bao giờ nghèo khổ. Ngược lại nếu Mũi thuộc loại chim ưng, thấp gầy hoặc nhỏ, nhọn, lỗ Mũi hếch (ngưỡng-thiên-khổng) thì tài vận khốn quẫn, của cải không bao giờ giữ được.

 

4. CUNG ĐIỀN TRẠCH 

Việc xác định vị trí của cung Điền trạch hiện nay là có hai thuyết:

a. Thuyết thứ nhất:  Các sách tướng cổ như Sử quảng hải, Ma Y tướng pháp, Thần tướng toàn biên, Thủy kính tập và gần đây là tào Trấn Hải, tác giả cuốn Mạng tướng giảng tọa, cho rằng vị trí của Cung Điền trạch là cặp Mắt. Kẻ Mắt mờ, khô và không có nhiều tia máu không mong gì có ruộng vườn hoặc có thừa kế được di sản thì củng phá tán cho kỳ hết, về già tay không. Nếu cặp Mắt đen lấy, tròng đen, lòng trắng phân minh (ví dụ như Mắt phượng), Lông Mày cao dễ có số được hưởng di sản hoặc dễ tậu ruộng vườn. Mắt lớn và lộ dễ khuynh gia bại sản.

b. Thuyết thứ hai: Một số tác giả hiện tại như Tô Lãng Thiên trong sách Nhân tướng học đồ giải và Khuyết Nông Cư Si trong sách quan nhân thuộc loại cho rằng vị trí đích thực của cung Điền trạch là khoảng từ bờ trên cặp Mắt tới bờ dưới của cặp chân mày. Sự tốt xấu của cung Điền trạch biến thiên đồng chiều với sự tốt xấu của khu vực kể trên. Kẻ có Cung Điền trạch rộng rãi, sáng sủa là có rất nhiều triển vọng được hưởng di sản của tiền nhân. Trái lại, khu vực của Cung Điền trạch hẹp thì kẻ đó nếu có ruộng vườn là chính công lao của đương sự chứ không có mấy triển vọng trở thành điền chủ nhờ phúc ấm hoặc tặng giữ của tha nhân.

Riêng Kiến Nông Cư Sỉ còn viết thêm rằng khu vực cung Điền trạch còn cho ta biết được một phần cá tính con người nữa. Khu vực này cao rộng thì kẻ đó có tư tưởng bảo thủ, không ưa thích các sự thay đổi sâu rộng trong nếp sống hoặc tập quán. Khu vực này hẹp thì trái lại, nghĩa là kẻ đó tính nóng, thích tranh cãi, không ưa gò bó trong khuôn sáo cổ truyền. Do đó, đại đa số những kẻ như vậy đều có óc cấp tiến, không nệ cổ.

 

5. CUNG HUYNH ĐỆ

Vị trí đích thực của cung huynh đệ là cặp Lông Mày. Ý nghĩa chính của cung này là sự tương quan gia vận giữa anh em. Ngoài ra theo các sach cổ như Ma Y, Thủy kính tập… Còn có thể đoán định được số anh em trai nữa. Lông Mày thanh nghĩa là sợi không lớn, không nhỏ khoảng cách đúng tiêu chuẩn (xem phần Lông Mày) và dài hơn Mắt thì anh em hòa thuận. Lông Mày đẹp và mịn, tình nghĩa anh em đậm đà và thấm thía, Lông Mày giống mặt trăng non thì trong số anh em có người nổi tiếng với đời. Ngược lại, nếu Lông Mày thô, chiều dài quá ngắn là điềm anh em ly tán. Sợi Lông Mày thô mịn xen kẽ nhau hoặc đuôi Lông Mày phải và trái cao thấp, dài ngắn khác nhau là kẻ có anh dị nghị. Sợi Lông Mày ở hai đầu Lông Mày giao nhau và Sắc lại vàng, thưa thớt và ngắn là số có anh em hoặc chính bản thân chết ở xa nhà. sợi Lông Mày mọc ngược lên và xoắn nhau là số anh em bất hòa.

Riêng về quan điểm cho là căn cứ vào Lông Mày mà biết được số anh em trai, gái (thuở xưa, theo quan điểm”Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” chỉ có con trai mới đáng kể), sách Ma Y tướng pháp toàn thư có ghi lại rất đầy đủ và phân biệt ra từng loại Lông Mày nhưng theo kinh nghiệm hiện tại lý thuyết này không xác thật, nên soạn giả không ghi vào đây. Tướng cũng phải nói thêm là xem Tướng Lông Mày chỉ quan sát riêng cặp Lông Mày là đủ, cần phải đặt Lông Mày vào toàn thể các bộ vị của khuôn mặt trong thế hô-ứng liên-hoàn như tác giả Tôn Đăng đã đề cập

 

6. CUNG TỬ TỨC (h.9/3)

Vị trí của cung tử tức là khu vực nằm ngay phía dưới Mắt gọi là Lệ Đường. Cách cấu tạo và màu Sắc cho biết một cách khái quát về sự ràng buột giữa đương sự và con cái thấm thiết hay lõng lẻo phần nào hậu vận của con cái triển vọng có con hay tuyệt tự.

Về mặt liên hệ đến mạng vận của con cái, nếu Lệ Đường đầy đủ, tươi hồng thì con cái được thừa hưởng phúc lộc tự nhiên, có cơ hội làm vinh hiển tổ tông. Trái lại Lệ Đường mà sâu hỏm, màu Sắc thô sạm là biểu hiện con cái không ra gì, cha cọp sinh con chó. Nếu Lệ Đường mà sâu hỏm, Khí Sắc lại có các vết sẹo hoặc bị tật bẩm sinh là số tuyệt tự hoặc có con thì khi già cũng thành cô đơn.

Một vài tác giả cổ điển còn đi xa hơn nữa là phân biệt Lệ Đường bên phải ứng với con gái, bên trái ứng với con trai, muốn biết một cách khá chính sát phải xem tướng luôn cả khu vực Lệ Đường của người vợ nữa.

 

7. CUNG NÔ BỘC (h.9/4)

Vị trí đích thực của cung Nô Bộc là khu vực Địa Các, nhưng trong thực tế nó bao gồm phần lớn Hạ Đình, từ khóe Miệng xuống đến tận Cằm. Ý nghĩa tổng quát của cung Nô bộc là sự hỗ trợ giữa cá nhân với các người quen biết hoặc giúp việc.

Khu vực Địa Các đầy đặn cân xứng là số có nhiều người quen biết có tài năng giúp đỡ, đối với tha nhân, đương số là kẻ có uy lực và có khả năng điều động người khác.

Khu vực Địa Các lệch hãm, nhỏ, nhọn là kẻ có số hay bị tiểu nhân ghen ghét, kẻ giúp việc không hết lòng, có giúp người tận tình thì trung cuộc cũng mang lấy sự oán trách. Nếu khu vực Địa Các có vết hằn, nứt tự nhiên là số có kẻ giúp việt hay thuộc cấp không ra gì, dễ dàng trở mặt đối với mình.

 

8. CUNG THÊ THIẾP (h.9/5)

Cung Thê Thiếp ở về phía hai đuôi Mắt, khu vực này có tên riêng là Gian môn Cung Thê Thiếp cho ta biết sơ qua về sự liên hệ vợ chồng, sự hạnh phúc trong vấn đề lứa đôi và tình duyên sớm muộn… Gian môn đầy đặn và không bị các vạch ngang dọc làm thành khuyết hãm là kẻ thân thể khang kiện, tình dục mạnh mẽ, cho nên trong đời sống vợ chồng dễ có hạnh phúc vật chất. Nếu bộ vị đó quá nẩy nở, bất kể trai hay gái thì vì tình dục quá mạnh khiến kẻ phối ngẫu trung bình khó có thể thỏa mãn được nhu cầu tình dục. Trái lại khu vực Gian Môn quá thấp hoặc hõm (tương đối so với sự mập hay gầy của toàn thể khuôn mặt) thì kẻ đó có tính dâm dục ngấm ngầm.

 

9. CUNG TẬT ÁCH (h.9/6)

Nằm ở khu vực sống Mũi (bao gồm Sơn Căn, Niên Thượng, Thọ Thượng) cung Tật Ách cho ta biết khái quát về sự khỏe mạnh hay suy kém của đương sự.

Nếu khu vực Sơn Căn cao và hai bộ vị kế tiếp ngay ngắn, nẩy nở và thẳng xuôi đó là biểu hiện của kẻ được trời phú có sức chịu đựng bệnh tật, rất dẻo dai, có thể bị lâm nguy, nhưng không chết vì bạo bệnh. Hơn nữa kẻ đó ít bị bệnh tật.

Khu vực sống Mũi thấp, lệch, dễ bị bệnh và nếu kiêm thêm cả các vết hằn tự nhiên thì có thể quyết đoán là quanh năm bệnh tật liên miên, khó có thể trường thọ.

Nếu tự nhiên khu vực cung Tật Ách bị xạm đen thì đó là điềm báo trước bị trọng bệnh. Nếu các bộ vị quan trọng khác như Ấn Đường, Lông Mày, cặp Mắt đều ám đen thì có thể chết vì bạo bệnh trong một tương lai gần.

 

10. CUNG THIÊN DI (h.9/7)

Vị trí của cung Thiên Di ở hai bên phía trên của góc trán (trong thuật ngữ của nhân tướng học, khu vực này được gọi là Dịch Mã). Ý nghĩa chính của cung thiên Di là sự di chuyển, giao tiếp với các tha nhân không phải là thân quyên của mình. tuy nói góc trán phía trên nhưng cả khu vực lân cận cũng đều được coi trọng. Nếu khu vực Dịch Mã và kế phía dưới đó là Thiên Thương đầy đặn, cân xứng và sáng sủa thì đi xa làm ăn có lợi, được ngoại nhân giúp đỡ. Nếu khu vực Ngư Vĩ (đuôi Mắt) tươi đẹp thì đến già vẫn có triển vọng ngao du xa nhà một cách hanh thông. Nếu khu vực Dịch Mã lõm, lệch thì suốt đời đi xa chỉ chuốt lấy thất bại, người ngoài hờ hững. Nếu bộ phận trán và Địa Các lệch lạc, không cân xứng thì do ở chổ ngay từ căn bản Dịch Mã bị mất thăng bằng, nên kẻ đó suốt đời lông đong, không yên chổ.

 

11. CUNG PHÚC ĐỨC:

Hiện nay theo chổ hiểu biết của soạn giả thì có hai thuyết trái ngược về cả vị trí lẫn ý nghĩa.

a. Thuyết thứ nhất: Được các sách cổ điển về tướng học như Ma Y thần tướng toàn biên, Thủy kinh tập và gần đây như Nghiên Nông Cư Sĩ trong sách Quan nhân tử vi của cung phúc đức nằm ở hai bên má chạy dài từ Thiên Thương xuống đén tận cùng của khuôn mặt.

Về ý nghĩa, cung Phúc đức cho phép dự đoán hy vọng về công danh, phú quý (do các bộ vị khác thể hiện) có thể có nhiều xác suất thành tựu trong thực tế hay không căn cứ vào kinh nghiệm của cổ nhân thì nếu các cung khác tốt mà cung phúc đức xấu thì sự thành tựu thực tế của cá nhân dó bị suy giảm hẳn hoặc mất đi. Ngược lại nếu Cung Phúc đức tốt, các cung kia xấu thì sự xấu đó có thể nguy hại rất nhiều.

Đại khái là cung Phúc đức đầy đặn, cân xứng (trong ý nghĩa là cả hai bên phải, trái không mất quân bình quá rõ rệt), Khí Sắc tươi tắn thì chủ về phú quý dễ thành. Cằm tròn, trán hẹp, thuở thiếu niên gặp nhiều vất vả, trán rộng tốt mà Cằm nhọn hẹp thì về giá lận đận. Nếu các bộ vị chủ về các cung khác không mấy tốt đẹp, nhưng cũng không xấu lắm mà được mày cao, Mắt sáng thì vận số bình thường. Trái lại, vẫn trường hợp trên mà chân Lông Mày ăn lan xuống tận bờ Mắt, Tai có Luân Quách đảo ngược vị trí mà không thuộc loại Hỏa hình nhân thì đối với kẻ đó chẳng nên đề cặp đến chuyện phúc đức làm gì vô ích.

b)Thuyết thứ hai:  Thuyết này mới được đưa ra trong mấy năm nay do hai nhà tướng học hiện tại là Tô Lãng Thiên và Kiến Nông Cư Sĩ chủ xướng. Theo hai vị trên, vị trí của cung Phúc đức nằm ở phía trên phần cuối của cặp Lông Mày, giới hạn phía dưới là chân mày, phía trên vào khoảng trên dưới một phần tay. Ý nghĩa chính của nó là cho phép ta đón được sự may rủi có tính cách bất định của tài vận (tùy theo sự thay đổi của cách cấu tạo và Khí Sắc của khu vực trên, thời gian dự đón có thể lâu hay mau trước khi sự kiện xảy ra (h. 9/8)

Bộ phận kể trên có thịt, Sắc thái Thanh khiết được coi là điểm tốt cho việc mưu cầu tài lộc. Ngược lại, có thể nói kẻ đó ít hy vọng giàu có. Bộ phận chỉ vị trí cung phúc đức bị vằn hoặc sẹo tự nhiên hoặc nốt ruồi thì phải giải thích là rủi nhiều hơn may trong khi phối hợp với các cung khác để luận đoán các hung

 

12. CUNG TƯỚNG MẠO:

Vị trí là toàn bộ khuôn mặt bao gồm tất cả mọi bộ vị, toàn thể các cung phối hợp lại. Về điểm này, Cung tướng mạo cho ta một khái niệm khái quát về những nét trội yếu nhất của một cá nhân và tùy theo điểm trội yếu đó liên quan tới cung nào trong số 11 cung kể trên, ta sẽ biết được chiều hướng chính về mạng vận của kẻ đó sẽ đi về đâu và theo duổi hoạt động nào thì khả dĩ có nhiều triển vọng thành tựu nhất.

Trở về các nguyên tắc căn bản của phép xem tướng (coi phần:  10 nguyên tắc căn bản cổ điển của phép xem tướng). Nhưng ở đây xét riêng về mặt các cung chúng ta chỉ cần định sự phối hợp Tam Đình, Ngũ Nhạc, Ngũ Quan có cân xứng không mà thôi.

Riêng về phần Phụ Mẫu, tướng học không xếp chung một cung. Muốn biết về cha mẹ sách Ma Y tướng pháp toàn thư khuyên ta nên quan sát phần Nhật và Nguyệt giác “Hai khu vực này cao nổi, sáng một cách Thanh khiết tự nhiên thì cha mẹ trường thọ, khỏe mạnh. Ngược lại cha mẹ thường hay đau yếu (hoặc mất sớm nếu

thấp hãm và có ám Khí tự nhiên và kéo dài từ lúc sơ sinh). Nhật giác mà thấp hơn Nguyệt giác thì cha mất trước mẹ. Trường hợp ngược lại thì mẹ mất trước cha. Ngoài hai vị giác ra cần phải quan sát cả vị thế cân xứng của hai Lông Mày nữa (vẫn theo nguyên tắc: Lông Mày trái chỉ cha, Lông Mày phải chỉ mẹ) cả hai cùng một chiều hướng ý nghĩa với hai giác. Chỉ khi nào hai Lông Mày và hai khu vực Nhật và Nguyệt giác phù hợp nhau, sự dự đoán mới tạm gọi là chính xác trong phạm vi của cung phụ mẫu. Hơn nữa, việc dự đoán các hung của cha mẹ cũng phải đạt trong phạm vi tổng quát của cung Phúc đức và nhất là cung tướng mạo.

* Nhật giác là góc trán bên trái phía trên, Nguyệt giác là góc trán bên phải. Đôi khi người ta còn gọi Nhật giác là Tả giác, Nguyệt giác là Hữu giác.

Bình luận