Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nhân Tướng Học

Chương 2: Loại Tướng Biến Cách

Tác giả: Hy Trương
Thể loại: Tử Vi - Phong Thủy

I. KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT

Tướng mạo, thân hình dộng tác của con người đôi khi vượt ra ngoài các kiến thức tướng học thông thường. Tướng học thông thường lấy con người chính thức là đối tượng nghiên cứu để dự đoán thông minh, đần độn, thọ yểu, giàu nghèo. Sự nghiên cứu đó, phần lớn dựa vào ngụ quan, Tam Đình, lục phủ có cân xứng, phối hợp hay không. Nhưng con người không phải lúc nào cũng có dạng chính cường:  đôi khi có những người mà thân hình, diện mạo hoặc động tác có những đặc điểm xét theo tiêu chuẩn chính thường về Ngũ Quan, Tam Đình… không đủ để giải thích thỏa đáng. Theo kinh nghiệm của nhiều thế hệ lưu lại, người ta nhận thấy có nhiều người có khuôn mặt, thân hình hay cách đi đứng, nằm ngồi có những nét phảng phất hoặc giống các loại chim hoặc giống các loại thú hơn là giống đồng loại (con người). Tùy theo giống loại nào thì phú quý, thọ khang, giống loại nào thì bần tiện, yểu chiết mà người ta đi đến việc phân loại tướng cách hạng người đặc thù đó thuộc loại bí cách gọi là cầm thú tương hình.

1. Hình phượng

Mắt có hình dạng, bề dài rõ rệt, chiều ngang thích hợp, Lông Mày nhỏ, phần Hạ Đình thấp, Mũi cao và cong, tinh thần, cốt khí tươi tỉnh, giọng nói trong trẻo, tính nết hòa ái. Kẻ hình phụng, nếu cao dong dỏng, không gầy quá, không mập là kẻ hình phụng trì trê. Nhìn hình phụng thông sảng. Nếu thân hình mập tròn là kẻ hình phụng trì trệ. Nhìn nghiêng mà trán rộng cao hơn Cằm thì gọi là tướng thiên địa tương ứng thuộc về quý cách. Lông Mày và Mắt đều nhỏ, Thượng Đình dài mà Hạ Đình ngắn thì gọi là tướng tiểu phụng hình nhân, thuộc về trung cách. Lông Mày lớn, thân hình dài, Mũi cao và thẳng, tinh thần sảng khoái, lanh lẹ thì gọi là tướng đơn phụng. Tướng thư chép rằng;”Lông Mày, Mắt và đầu dài Ngũ Nhạc đầy đặn, điều hợp, thân hình nhỏ nhắn, đi lại, hành động, có vẻ Thanh tu là kẻ đắc phụng cách, ngôi vị cực sang”.

2. Hình hạc

Thương, Khố bị hãm, Ngư Vĩ cong xuống phía dưới, đuôi Mắt hơi cong xuống,  đầu nhiều xương, ít thịt, cổ dài, bước đi nhấc cẳng dưới và khoảng cách dài thân thể mảnh dẻ, Thượng Đình dài, rộng là kẻ hình hạc:  tính ôn hòa thích ở nơi tịch mịch, có dang vọng về đường

đạo đức, văn học.

3. Hình chim ưng

Đầu vuông, trán tròn, Mũi cong vòng như mỏ chim, Mắt tròn, viền Mắt hơi đỏ, Mắt có nhiều tia máu, mioệng nhỏ, Tai mỏng, tính nóng nảy. Cổ tướng thư nói rằng: người hình chim ưng, trán rộng, Mắt sáng rực, xương má xệ xuống tận hàm, giọng nói trong trẻo, bước chân dài rộng, hùng dũng có khiếu về binh nghiệp nhưng tính háo sát, thích đấu tranh nên ít khi được chết an lành.

4. Hình chim yến

Mắt tròn, xương quai hàm nảy nở, Môi hồng, Miệng nhỏ, Mũi ngắn, Mắt sâu và đen trắng phân minh, sáng láng, thân hình cao gầy. Người hình yến đa tài, đa nghệ nhưng hay thăng trầm, thành đạt sớm thì lại dễ chết yểu.

5. Hình công

Mặt nhỏ, thân hình cao lớn, tính ưa thủ lễ, ưa trang sức, dang vọng.

6. Hình ngỗng  Mắt nhỏ, Miệng hơi túm và nhỏ, cổ dài, chân ngắn, bước đi chậm dãi, Thượng Đình chiếm phần trội yếu nhất trên Lông Mày,  Mũi ngắn. Kẻ có tướng ngỗng mà lại có Mắt ngỗng đắc cách không lo thiếu ăn, thiếu mặc.

7. Hình Sẻ

Thân thể nhỏ bé, ánh Mắt lộ vẻ nôn nóng, mặt tròn và sác thái vô sự thường lộ vẻ kinh nghi. Tính nết kết hợp cách tướng chim sẻ thường ham dâm dục, ít khi giàu có lớn, số thường hay vất vả.

8. Hình uyên ương

Thân hình trung bình, mặt trắng pha Sắc hồng, Mắt tròn và đẹp, đi đứng cục mịch, không có uy thế, nói năng tục tĩu và tính rất dâm ô. Hợp với Mắt uyên ương, bộ vị đắc cách, người hình dáng kể trên có thể nổi danh với đời.

9. Hình chim tước

Thân hình vừa phải, khuôn mặt nhỏ, Tai Sắc xang pha trắng, di thì nhanh nhẹn mà thân thẳng thắn, nói năng khoan dung khiến người nghe vui Tai, ấm dạ. Tính tình người hình chim thước đắc cách (hợp thước nhãn cộng hình thước): trung hậu, có tài, vãn vận an khang, phúc lộc gồm đủ.

10. Hình gà 

Thân thể trung bình, đầu nhỏ, Mắt nhỏ, tròng Mắt hơi vàng, mặc dầu tham vọng nhiều nhưng lại trọng điều nghĩa Khí, không bao giờ thất tín. Kẻ hình gà hậu vận rất tốt.

11. Hình vịt 

Thân hình tròn mập, chân cẳng ngắn, mặt nhỏ và không có gì đặc biệt Thanh tú, đi đứng chậm dãi, ì ạch, Miệng rộng, Hạ Đình dài, nảy nở, chủ tiền bần hậu phú nhưng thuộc loại phú nhi bất quý

12. Hình cò 

Thân hình thon nhưng dài, Mũi nhỏ và dài, phần thân mình ngắn, chân dài. Lưng thẳng tuột, khi đi thường hay lắc lư đầu, hình dạn nói chung Thanh khiết nên người hình cò (đắc cách với Mắt cò) là hàn tướng (tướng lạnh nhạt, ưa cô độc) chứ không phải là Thanh tướng. Hình cò đắc cách là tướng kẻ ở ẩn hưởng đi tu dễ thành chính quả chứ không thích hợp với đời sống tập thể.

13. Tướng cọp

Đầu lớn, cổ vuông vắn, khỏe vai tròn trịa, lưng đầy đặn, tràn cao, eo rộng, Mắt lớn (hổ nhãn) tròng Mắt đen phân minh, Miệng lớn và vuông có lăng giáp. Người ta phân biệt nhiều thứ hình cọp tùy theo Sắc thái: 

a) Nếu Môi như chu sa, mục lực sáng láng nìn người như thôi miên, tinh thần an thái, nói vang như tiếng trống đồng, tính tình khoát đạt thì gọi là lâm trung chi hổ (hổ ở trong rừng) Kẻ có tướng lâm trung chi hổ thì chức vị cử phẩm thường là dễ phát về võ hơn là về văn.

b) Nếu tinh thần quá mạnh bạo, đi đứng ngang tàn mà ánh Mắt lại mờ yếu không được ổn định thì gọi là xuất lâm chi hổ (cọp ra khỏi rừng). Kẻ có tướng Xuất lâm chi hổ tuy tốt nhưng có nhiều sở đoạn nên quý hiển mà không được hưởng lâu bền, kết cuộc về vận hạn sẽ suy giảm.

c) Vẫn các đặc tính chung mà tinh thần an nhàn,  tao nhã, nói năng có thứ tự, mịch lực bình ổn thì gọi là kháo hổ sơn (cọp trên núi). Kẻ có tướng kháo sơn hổ được hưởng lộc lâu dài đến tận cuối đời.

d) Vẫn các đặc tính hình thể của tướng cọp mà tinh thần bất định, ngồi, đứng hay đi thường ngoảnh mặt, lắc vai thì gọi là khắc sơn chi hổ (cọp không thích hợp với núi rừng). Kẻ có loại tướng cọp này có thể quý hay tiện nhưng thường thì xấu nhiều tốt ít. Nếu khuôn mặt không sầu muộn mà lúc nào cũng rầu rĩ, không bệnh mà mệt nhọc tựa hồ mắc bệnh thì dầu cho có xứng ý thỏa lòng 1 lúc cũng chỉ được 1 thời gian ngắn,  rốt cuộc chết non.

14. Hình rồng

Thân hình từ trung bình đến cao lớn, diện mạo đoan chính, cốt cách thanh tú oai nghiêm Mắt sáng và đen trắng phân minh, Tai và Mũi cao cử chỉ đường bệ, tâm tính cơ trí. Đây là loại tướng người phi thường. Nếu đắc cáchlông thể, lông diện (Mắt Mũi, Lông Mày, đầu …. đều tương tự như dáng rồng, đi đứng như rồng bay, hổ chạy) là dấu hiệu đế vương.

Ngày xưa Hán Cao Tổ(Lưu bang) Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) đều là loại tướng rồng đắc cách.

15. Hình kì lân

Tác người trung bình, cổ có xương thịt vững chãi, thân hình trông như ưỡn lên, Mắt sâu, Lông Mày đen trông hơi có vẻ thô mà có uy thế (Trọc trung hữu Thanh), trán cao, vuông rộng, giọng nói Thanh tao, đi đứng chững chạc, Mắt sáng, Tai cao. Hình kì lân hội đủ các điều miêu tả ở trên là tướng đại quý.

 

 

16. Hình sư tử 

Thân hình đôn hậu, chắc chắn, Mắt tròn và lớn đen trắng phân minh, có thần quang, nhiều râu, Lông Mày thô đậm, đầu vuông vức, Miệng rộng và vuông, Môi dầy, Mũi lớn và gãy, tâm linh cơ xảo và khôn lường, cổ tướng thư nói rằng: Đầu của tướng người sư tử đắc cách phía sau nổi rõ xương tròn, phía trán cũng gồ cao sẽ là kẻ cực phẩm nhân thần, văn võ song toàn.

17. Hình voi

Phía sau đầu nôỉ rõ, trán cao và nở, Ấn Đường bằng phẳng, Mắt nhỏ, Lông Mày dài, Mũi hếch, Môi cong, răng lộ, Tai lơn và dầy, không rõ vành, thân hình to lớn, dềnh dàng, Mắt nhìn kém và rất ít ngủ. Kẻ có đắc cách tượng hình, tượng nhãn thì tính tình chậm lụt, hòa bình, không phú thì cũng tiểu quý. Tuy nhiên, đắc cách về hình dạng chưa đủ, còn phải hợp cách về phẩm chất nữa: đi đứng chậm rãi, chắc chắn, ngồi vững vàng như trái núi, giọng nói trầm hùng.

18. Hình tê giác

Thân hình mập mạp, quân phân, Lông Mày dài bằn ánh Mắt, trán cao rộng, xương phía trên Ấn Đường nổi rõ cộng thêm với đầu tròn Mắt lớn, Tai dày. Kẻ đứng cách tê giác về hình dạng nếu phụ thêm các đặc tính nội tương ứng với loại hình này là kẻ có tướng giàu có và an khang đến già.

19. Tướng vượn

Mắt tròn, khuôn mặt nhỏ, Lông Mày và Mắt đều tròn, tay rất dài và lớn so với thân mình tiếng Thanh và cao vút, tính ưa sạch sẽ và thích diêm dúa, thích trái cây, Miệng nhỏ, Mũi nhỏ, hay ca hát, không ưa lễ nghi, dễ phẫn nộ, tâm tính linh xảo, thân hình cao nhỏng, Môi mỏng và xương lại rất nảy nở. Kẻ hợp cách vừa kể (đặc biệt là tay dài và chân ngắn, bước chân nhẹ nhàng) rất dễ nổi danh về đường biện thuyết, hư ngụy.

20. Tướng khỉ

Người trung bình, da trắng (thuộc thiên hình nhân), đầu, trán nổi cao, Lưỡng Quyền cao và lộ, Ngũ Quan tề chỉnh, Mắt tròn, về phần tâm, tính tương tự như tướng vượn. Tướng khỉ đắc cách hợp với Mắt khỉ là đại quy cách, phú quý thiên toàn nhưng háo dâm vô kể. Xưa nay, tất cả mọi kẻ đắc cách thực sự hầu tướng đều là kẻ thành đạt.

Thời cuối đời Mãn Thanh (1905) tổng đốc Lưỡng quảng là Trương Chi Đồng tự Hiếu đạt là 1 thí dụ điển hình nhất của tướng khỉ đắc cách và thuần túy không pha trộn các hình khác. Ông ta tự nhận mình là con khỉ già ở Cổ tự núi Nga My đầu thai làm người. Đặc điểm của Trương Chi Đồng là rất thích hoa quả, có khi thức trắng hai, ba đêm không ngủ mà tinh thần vẫn tươi tỉnh như thường nhưng không đêm nào lại bỏ qua trong sự chung chạm Sắc dục.

21. Tướng rùa

Cổ dài chân ngắn, thân thể mập mạp tròn lẳn, đầu hơi thon nhọn, Lông Mày đậm, Mắt tròn Tai cao, Ngũ Nhạc tương xứng, lưng nảy nở, rắn chắc và cong lên như thân rùa, hơi thở nhẹ nhàng, ánh Mắt ổn định. Tam Đình đầy đặn, bình quân. Kẻ có tướng rùa đắc cách toàn bộ là kẻ có phúc phận vừa thọ vừa phú.

22. Tướng trâu

Thân hình khôi ngô, cao lớn,  đầu to cổ lớn, nói năng đi đứng chậm chạp, Mắt sáng và đen trắng phân minh. Hợp với tướng trâu (hình thể lẫn nội chất) là kẻ phúc tướng suốt đời ít bệnh, giàu có hơn người.

23. Tướng chuột

Người nhỏ nhắn, thấp lùn, Sắc da đỏ hồng, Mắt tròn và nhỏ (người đời thường gọi là ti hí Mắt lươn). Kẻ đúng cách tướng chuột là kẻ khôn ngoan ranh mãnh, tâm cơ tinh xảo hơn người nên thường kiếm đủ miếng ăn được khó hiển đạt.

24. Tướng rắn

Hình dạng đầu dài, Mắt ngắn, Ngũ Quan hẹp không cân xứng, trán bằng, Lông Mày nhỏ hẹp, Mắt mở thao láo, Miệng túm, răng nhỏ, thân hình to và thô lỗ, Mũi dài nhưng Gián Đài, đình uý rất nhỏ, chưa nói đến là đã liếm Môi, khi đi lắc lư phần thân dưới như kiểu chữ chi trông mường tượng như rắn đang tườn mình trên mặt đất bằng phẳng. Người hình Tướng rắn hành động mẫn tiệp, hay thù độc khi bị người ta động chạm đến mình, mưu mô, ác hiểm khôn lường. Tuy nhiên, người hình rắn lại thường khôn ngoan, khéo léo và mưu thuận bề ngoài nên trong giới quan lai thường ghi nhận được nhiều người có tướng rắn.

25. Tướng ngựa

Mặt rất dài và thành hình tam giác rõ rệt, Mắt tròn lớn, Miệng rộng, răng lớn trắng và đều đặn lưng rất dài, phản ứng chậm chạp nhưng chắc chắn, có đức độ. Ban đêm thường ít ngủ, đứng ngồi có dáng vẻ uy nghi. Người có Tướng ngựa đắc cách là tướng trung hoặc đại úy tùy theo sự thành tựu của Ngũ Quan có hoàn toàn hay không.

26. Tướng dê

Đầu vuông, mặt dài, trán thấp,  Địa Các nhỏ và nhọn, Miệng túm và rất nhiều râu (râu quai nón), lòng đen ít và lòng trắng ngả màu vàng nhưng trông không được Thanh khiết, chân ngắn hơn thân mình, đầu rụt xuống phía trước, lúc đi nhìn xuống đất nhiều hơn là nhìn thẳng về phía trước. Đàn ông mà được Tướng dê, Mắt dê thì quan cao, lộc hậu nhưng không được chết lành, đàn bà có tướng dê thì tính tình dâm đãng, trí trá tuy nhiên rất giàu có.

27. Tướng nai

Mắt hơi dài, sáng sủa, tròng đen lớn, lòng trắng ngả màu xanh lơ, ánh mắt hiền hòa ngây thơ hoặc lơ đãng, ngồi lâu thường hay cựa quậy không yên tĩnh, tính tình không được ổn định, khi đi rất nhanh, tương tự như người chạy. Người có Tướng nai đắc cách (Tướng người + Tướng Mắt đều phối hợp tương xứng) thường ưa thú vui điền viên hơn là cạnh tranh với người đời, phúc lộc tự nhiên.

28. Tướng gấu

Tướng người mập mạp, rắn chắc, ngực, bụng bằng nhau và đầy đặn, tròn trịa, Mũi hếch, hơi thở gấp, đứng ngồi không yên chỗ. Kẻ có tướng gấu đắc cách, thân hình, Mắt Mũi, . . . dễ thành sang quý nhưng tính nết hung bạo tàn nhẫn.

29. Tướng cá

Tai nhỏ, Lông Mày thưa thớt và ngắn, Mắt trròn, cổ ngắn, Miệng như Miệng cá, ngủ mà Mắt không khép kín. Tướng cá, Mắt cá:  Cổ tướng học xếp vào loại bất thường.

30. Tướng heo

Người mập cổ lớn và ngắn nên trông xa như không có cổ, Miệng túm, Tai nhọn, chân dưới ngắn, hình tượng rất kì dị tương tự như heo. Loại tướng heo, mặt heo là tướng ngu đần, bất đắc kì tử. Tuy nhiên người tướng heo thường hay đủ ăn mạc, thuộc loại phú nhi bất quý.

31. Tướng chó

Đầu lớn mà thô, mặt hơi nhọn, Tai nhọn và vểnh, tính nóng nảy, háu ăn, thân dài bằng chân, cư xử với người ngay thẳng trung hậu, hay bị tiểu nhân oán ghét. Cổ nhân phân biệt: nằm mà giống chó là tướng thọ, đi mà giống chó là Tướng hà tiện, thân hình giống chó (như phần mô tả  trên 1 cách khái quát là kẻ bình phàm về hình hài nhưng lại thượng thừa về phương diện phẩm cách, gặp minh chúa dễ dàng thành tôi hiền, tướng giỏi)

32. Tướng mèo:

Mặt tròn, Mắt lớn, bụng dưới dài, phản ứng chậm chạp hay nói luyên thuyên nhưng hiền hòa có tài trí trung bình, đắc thời có thể làm nên sự nghiệp ở mức vừa phải nếu hoàn toàn đắc cách.

33. Tướng cheo (hoãn)

Khuôn mặt dài Mũi nhọn và nhỏ, Mắt mới trông thì to mà nhìn kỹ thì thấy nhỏ, long mày thô mi cốt nổi cao quá đáng, Tai dài và lộ, Luân Quách đảo điên, thân hình nhỏ bé, chân dài hơn thân mình, đi lại gấp gáp, Sắc diện thường lộ vẻ kinh nghi, tính nết hay nghi kỵ. Kẻ có tướng cheo cuộc bình phàm về y thực, vận số không có gì đáng kể.

34. Tướng beo (báo)

Mặt dài, Thiên Thương hãm, Ngũ Nhạc độc đáo (Địa Các tròn, răng đều nhỏ và Khít, Mũi ngắn nhưng Chuần Đầu cao lớn). Người có tướng beo mà lại có giọng beo, Mắt cọp hoặc sư tử là kẻ hăng say, đa tài, tính nết hào sảng, giỏi giao tế với người ngoài nhưng không hợp với anh em  ruột thịt.

 

35. Tướng lừa

Mặt dài, Tai dài đầy đặn, Luân Quách phân minh nhưng Thùy châu hướng ngược chiều, Tai hầu như chỉ có thịt mà không có sụn, tròng Mắt vàng trắng lẫn lộn, đi đứng hấp tấp, nói nhảm, giọng nói thuộc hỏa, tính nết không được cao khiết. Hình lừa mà lại có Tai lừa là kẻ tuy tài cán bình thường nhưng rất trung hậu, ngay thẳng. Nếu chỉ có thân hình và 2 Tai thôi thì là kẻ phi bỉ.

36. Tướng chồn

Hình hài to lớn Sắc da mặt hồng như người uống rượu, Mắt và Lông Mày thanh tú. Người có tướng chồn ưa thích văn vẻ, kiểu sức tâm linh cơ xảo đa nghi, háo dâm nhưng  tam trung hữu mĩ. Người đắc cách hình chồn không ưa các công việc cần cù bình sinh đủ ăn đủ mặc.

37. Tướng chó sói

Đầu vuông, Trán rộng, Địa Các dài và nhọn, Mắt tròn lớn, Lông Mày đẹp, Miệng lớn, Răng Khít, có hai răng năng lồi ra (khá rõ khi cười), Tai đầy đặn, Ngũ Nhạc nảy nở cân xứng. Hình tướng chó sói đắc cách lại hợp với Mắt chó sói là kẻ đại anh kiệt trong đời, làm nên đại nghiệp, để lại danh tiếng lâu dài nhưng đại quý mà bất thiện, tâm tính lang độc tàn nhẫn, hạ thủ bất lưu tình.

38. Tướng đười ươi

Thân hình cao lớn, mập mạp, mặt lớn, Mắt và Lông Mày liền sát với nhau, sống Mũi ăn thông lên trán và thẳng tắp, Miệng rộng Môi vẩu, Tóc khô cứng và hơi có màu đỏ hung, xương má dài và nhọn; nói năng ưa gấp gáp, ngay thẳng. tướng đười ươi chủ về đa tài đa nghệ, Thanh cao.

39. Tướng thỏ

Người tầm thước, đầu nhỏ, Trán thấp, Miệng nhỏ, Lông Mày hẹp bề ngang, Răng nhỏ mà khít, Tai rất lớn, vừa dài vừa tròn so với khuôn mặt; Mũi nhỏ và hồng; Chân ngắn hơn thân hình; kẻ có tướng kể trên bất kể nam hay nữ, đều cao sang vinh hiển. Nam có thể đến cực phẩm; nữ có thể cao quý phu nhân.      

Bình luận