Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nhân Tướng Học

— Lục Phủ

Tác giả: Hy Trương

Lục phủ (6 phủ) là danh hiệu dùng để chỉ 3 cặp xương ở hai bên mặt (h.2).

Hai khu vực xương nổi cao ở hai bên phía trên ở dưới đuôi chân mày chạy lên sát chổ chân tóc gọi là Thiên Thương thượng phủ (h. 2/1)

Cặp xương Lưỡng Quyền thuộc khu vực Trung Đình gọi là Quyền cốt Trung phủ (h. 2/2)

Hai phần 2 bên mang Tai tiếp giáp với Lưỡng Quyền và xuống phía dưới gọi Tai cốt hạ phủ, vì khu vực này thuộc về Hạ Đình (h. 2/3)

Phủ có nghĩa là cái kho chứa đồ vật của cải, nên dưới nhãn quan tướng học, Lục Phủ cho ta biết một cách khái quát về tài vận. Sáu bộ phận đó có xương và thịt cân xứng, đầy đặn thì cũng giống như kho chứa tài sản, chỉ sự sung túc. Sách Nhân Luân đại thống phú của Trương Hành Giản đã nói ''Nhất Phủ tựu, thập tải phong phú'' có nghĩa là một Phủ đầy đặn thì giàu có no năm. Thực ra đây chỉ là một câu nói có ý nghĩa tượng trưng chứ không nhất thiết là no năm. Nó chỉ có nghĩa là một Phủ mà đầy đặn thì kẻ đó có khả năng phú túc.

Trong phép quan sát Lục Phủ, phải lấy xương làm điểm chủ yếu:  xương nẩy nở đúng cách, mạnh mẽ cân xứng là tốt, khuyết hãm là xấu. Kẻ có Lục Phủ hoàn mỹ là kẻ mà khuôn mặt (bên phải lẩn bên trái) tạo thành một thế nhất quán tức là xương thị chắc chắn vừa phải, thịt không lấn lướt xương, xương không quá nhiều đối với thịt, khi Sắc sáng sủa tươi mát

Lục Phủ cũng liên quan đến thời gian thụ hưởng. Thiên Thương Thượng Phủ sung mãn tươi tắn tượng trưng cho kẻ được hưởng của của cải tiền nhân lưu lại hoặc được cha mẹ anh chị em chu cấp. Trung Phủ hoàn mỹ, điển hình cho mạng vận cá nhân lúc trung niên tự mình sáng tạo thành sự nghiệp gia sản. Hạ Phủ sung mãn tươi tắn là điềm báo trước, lúc già, sinh kế và gia tài phát triển khả quan. Thượng Phủ ứng với thiếu niên, Trung Phủ ứng với trung niên và Hạ Phủ ứng với vãn niên. Nếu Lục Phủ khuyết hãm, hắc ám thì phải giải đoán ngược lại. (Đây là nói trong trường hợp người không gầy không mập, khỏe mạnh tự nhiên. Nếu quá gầy thì lẽ tất nhiên xương phải nhiều hơn thịt. nếu quá mập thì thịt nhiều hơn xương. Trường hợp cần phải lưu ý là người mập mà mặt ốm, Lục Phủ trơ xương; người ốm mà mập, Lục Phủ trì trệ. Lúc đó phải coi là Lục Phủ liệt cách. )

Bình luận
720
× sticky