Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nhân Tướng Học

Chương 6: Tai

Tác giả: Hy Trương

I. TỔNG QUÁT VỀ TAI

a) Các đặc ngũ về Tai:

Về phương diện tác dụng, taichủ về nghe ngóng nên cổ tướng học mệnh danh Tai là Thám thính quan.

Về diện bộ vị đặc biệt để định tính cách trí tuệ. tai cũng được đặt tên là Thông minh học đường biểu thi sự khôn ngoan tháo vát. Cũng vì tai chỉ dính vào đầu có một phần, còn lại một phần ở ngoài bề mặt của khuôn mặt nên trong loại học đường thứ hai Tai được gọi là Ngoại học đường

Trong cổ tướng học, người ta thường dùng nghĩa bóng để chuyển từ nghĩa đen. Theo đúng hướng đó, do ở chỗ tai được gọi là Ngoại học đường nên còn có tên Biên đường. Ví dụ trong tướng học có câu: “Biên đường giáng địa, phá tổ vô nghi”. Tai mà thấp xuống qua lãnh vực của Địa Các (tức hạ đình) chắc chắnlà tướng phá tan tổ nghiệp.

b) Các đặc thái của Tai:

1. Về phương diện cấu tạo:  

Đứng về phương diện cấu tạo, tướng pháp học chia tai thành nhiều bộ phận nhỏ (h95)

– Vành cong phía ngoài được gọi là Luân (đôi khi còn gọi là Thiên Luân)

– Vành sụn phía trong được gọi là Quách (đôi khi gọi là Địa Quách)

– Phần cuối cùng ở phía dưới nếu trễ xuống rõ ràng và có thịt thì gọi là Thùy châu (viên ngọc rủ xuống)

– Phần lõm bao trong vành sụn trong được gọi là Phong Môn (có khi gọi là Mạng Môn)

– Phần xương sụn ở phần trên mang Tai và mọc chặn lấy lỗ Tai gióng như bức tường thành gọi là Phụ Nhĩ (hoặc nhĩ Phiến)

      

2. Về phương diện cá tính học:

Ta chia Tai thành 3 phần bằng nhau bằng cách vẽ hai đường song song thì:

– Phần Tai trên cùng cho ta biết phần Trí lực

– Khoảng giữa biểu thị cho Động lực

– Khoảng cuối biểu thị cho Họat lực

Tùy theo sự phát triển của phần nào trội yếu nhất ta sẽ thấy được cá tính trội yếu của kẻ được quan sát (h96)

       

3. Vị trí cao thấp của Tai (h97):

Từ hai đầu Lông Mày và từ phần dưới Chuần Đầu (chót mũi) ta kẻ hai đường thẳng song song thì nếu đầu tai cao hơn đường thẳng thứ nhất là Tai mọc cao. Ngang với đuôi mắt là vừa phải; đuôi Tai mà chấm sát tới đường thẳng thứ hai thì phải coi là mọc thấp.

4. Tai dài ngắn:

Tai được coi là dài khi chiều dài của Tai xấp xỉ bằng chiều dài của khoảng cách từ Chuần Đầu đến Ấn Đường, dưới mức độ ấy thì bị coi là ngắn.

5. Rộng hẹp và lớn nhỏ:

Thông thường, bề rộng của phần giữa Tai phải bằng ít nhất 2/3 chiều dài. Quá mức độ đó là rộng, dưới mức độ đó là hẹp. Tai có chiều rộng bằng 2/3 chiều dài là Tai bình quân

Dài mà hợp tiêu chuẩn bình quân là Tai lớn, ngắn mà hợp tiêu chuẩn bình quân về bề dài và bề rộng là Tai nhỏ

Trong tướng học, hợp tiêu chuẩn bình quân mới kể là tốt. Dài mà không hội đủ bề rộng thì chưa thể gọi là Tai lớn. Trong trường hợp này về tất cả phối hợp còn kém cả loịa Tai nhỏ mà cân xứng.

Về mặt thực tiễn ta có thể dùng bề ngang của 3 ngắn tay để làm mức trung bình cho chiều dài của Tai, tuy rằng cách này chỉ có giá trị tương đối.

6. Tai nhọn, Tai tròn, Tai vuông:

– Khi vành Tai ngoài, có các góc cạnh nhọn, hẹp, tạo thành các goc nhọn khá rõ (thường là phần trên hoặc dưới tai) thì gọi là Tai nhọn (h98)

– Khi vành Tai ngoài không có hình các góc cạnh rõ rệt mà lại thành hình conh thì gọi là Tai tròn (h99)

– Khi vành Tai ngoài có các cạnh và hợp các đoạn liền nhau thành những góc tương đương 90 độ hoặc lớn hơn nữa thì gọi là Tai vuông.

 

7. Nhĩ căn nhiều ít:

Phần gốc của Tai gắn liền với khuôn mặt gọi là Nhĩ căn. Nhĩ căn có nhiều hay ít, rộng hay hẹp tùy thuộc vào phần gốc của Thiên Luân. Phần tiếp xúc của Thiên Luân đối với mặt lớn thì gọi là Nhĩ căn lớn, rộng. Ngược lại gọi là ít hay hẹp.

Nói khác đi nêu ta cắt Tai theo một mặt phẳng sát với da mặt thì Nhĩ căn chính là phần dấu vết của Thiên Luân để lại (h101) trên khuôn mặt. Qua hình vẽ ta thấy Nhĩ căn là một đườg cong hở. Độ hở của đường cong càng nhỏ thì Nhĩ  căn càng rộng và ngược lại

Nhĩ căn rộng lớn tiêu biểu cho sự vững chắc, ổn cố của con người về cả vật chất lẫn tinh thần. Hình thể Tai tuy tốt mà Nhĩ căn không ổn cố thì các điểm tốt của Tai chỉ là tốt hư ảo, tiêu cực.

8. Tai vũm, Tai bẹt:

Khi Tai có Phong môn lớn và tạo thành một loại phễu sâu đáy thì ta gọi đó là loại Tai vũm, thuật ngữ chuyên môn của tướng pháp Trung Hoa gọi đó là Thuận Phong Nhĩ. Sở dĩ gọi loại Tai vũm là Thuận Phong Nhĩ vì người ta ví Tai vũm như cánh buồm thuận theo chiều gió. Ngược lại gọi là Tai bẹt.

9. Tai úp, Tai ngửa, Tai thẳng:

– Tai úp: đó là loại Tai mà phần mặt phẳng của Tai hợp với mặt phẳng của mặt nhỏ hơn một góc 90(h103/1)

– Tai ngửa: khi mặt phẳng của Tai hợp với mặt phẳng của mặt lớn hơn một góc 90o (h103/2)
– Tai thẳng: khi góc đó bằng 90o

 

 

II. Ý NGHĨA CỦA TAI

Người ta thường nói ” xem phú quý tại Mũi, Tai, Mắt” nhưng nếu muốn rõ tính chất quý hoặc phú ra sao cùng khả năng thực hiện được phú hoặc quý thì cần phải dựa vào hai Tai, Lông Mày, và Lưỡng Quyền. Do đó, trong lãnh vực tướng pháp, Tai có rất nhiều ý nghĩa khác nhau.

a) Tương quan giữa Tai và cá tính:

1. Thông minh lanh lợi:

– Vành trong vành ngoài phân biệt rõ ràng, cân xứng

– Phía trong tai có nốt ruồi hoặc chấm đen, lớn, rõ và đẹp mà Luân cao hơn Quách và rõ.

– Bề trong có sắc ửng hồng và Tai cao hơn Lông Mày

– Hình dáng Tai trông thanh nhã, cao hơn Lông Mày và sắc Tai trắng hơn mặt.

2. Khả năng thiên phú:

– Hai tai cân xứng về cả  vị trí  lẫn hình dạng là kẻ đầu óc luôn giữ được mức độ bình thường giữa ý và trí.

– Tai mọc cao cân xứng, vành có sắc ửng hồng là kẻ thiên bẩm về đường học vấn, có biệt tài văn chương.

3. Cao thượng thanh nhã:

– Lỗ tai rộng và sâu, thịt Tai ấm áp là kẻ trí mưu sâu rộng, cao thượng, tính tình khoáng đạt, dung nhân

– Tai lớn và rộng, lỗ tai rộng là kẻ túc trí đa mưu, tính nết hào sảng.

– Tai chỉ có chiều dài mà khiếm khuyết bề ngang là kẻ chịu khó lam việc nhưng thiếu thốn lý trí (nhất là khi Tai mọc thấp)

– Tai dài, thiếu bề ngang mà mọc quá cao là kẻ có nhiều lý trí, tính tình cao thượng nhưng tiêu cực, thiếu thực tiễn.

4. Đê tiện, gian xảo:

– Tai nhỏ, mọc thấp thì tính tình tích cực, chuộng thực tế phẩm hạnh đê tiện

– Tai quá mềm là kẻ tình cảm ủy mị, nhu nhược hay thương cảm vu vơ, thường chùn bước trước việc nguy hiểm, dễ bị cám dỗ để trở thành phản trắc.

– Vành Tai trong vượt quá vành tai ngoài và lấn lướt vành ngoài về cả bề ngang lẫn bề cao là tướng người gian trá, điên đảo.

– Vành tai tuy dài và đầy đặn nhưng gần như úp xuống khuôn mặt là tướng tầm thường không đáng kể.

– Tai nhỏ, phía trên cùng thon nhỏ là kẻ tính tình ngang bướng, thấp hèn hay chơi gác người khác, tự tư tự lợi. Nếu thêm Quách phản là kẻ nham hiểm.

– Tai nhỏ mà phía trong tai có chấm đen hoặc bị khuyết là kẻ hay để ý những chuyện lặt vặt.

5. Ngu độn, dâm ô, trộm cướp:

– Tai nhỏ là dấu hiệu tổng quát của đầu óc trì trệ, mất sáng suốt khi quyết định khó khăn.

– Tai trông hình dạng xấu xa, sắc thái là kẻ vô tài bất lương

– Tai quá dài mà lại mọc thấp, Luân, Quách không rõ là kẻ bất chính.

– Lỗ tai nhỏ là dấu hiệu đầu óc trì trệ hồ đồ.

– Tai mềm úp ngược là tướng háo dâm.

– Tai mềm mọc thấp, Nhĩ căn mỏng và ít là tướng trộm cắp, gian tham.

– Vành tai ngoài quá mờ hoặc nhỏ là dấu hiệu ý chí bạc nhược, tính kém thông tuệ

– Tai mà có hình dáng thô trọc thì tinh thần cũng vậy.

 

b) Tương quan giữa tai và phú quý, bần tiện:

1. Phú quý:

Người ta thường nói: ” Quý nhân tất nhiên phải có mắt quý, Tai quý, còn kẻ tiện nhân chỉ có thể Tai quý chứ không thể có Mắt quý” Như vậy cái quý của Tai chỉ phụ trợ cho cái quý của Mắt, tự nó không đủ để định quý tướng hoặc thọ tướng. Ngược lại Tai đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự phú tướng và thọ tướng của Mũi. Thông thường, tính cách tổng quát về sự phú quý qua hình dạng của Tai được thể hiện qua Tai dài, rộng, đầy đặn không khuyết và cao, Quách rõ và không phản, màu sắc của Tai hoặc ửng hồng hoặc trắng ngà (tất cả màu sắc phải sáng sủa ong chuốt) mọc cao quá Lông Mày. Không hội đủ đồng thời các tính cách trên, sự phú quý bị giảm thiểu. Tuy nhiên tất cả các tính cách phú quý chỉ là dấu hiệu báo trước khả năng được hưởng phú quý chứ không phải là điều tất nhiên phải có.

– Tai không khuyết hãm mà sắc tai trắng hơn da mặt, vị trí mọc cao là biểu hiện của kẻ danh tiếng.

– Tai lớn, dài chắc, hình dáng thanh tú, màu sắc tươi sáng và phải cao ít nhất ngang mắt là đặc trưng của kẻ vang danh thiên hạ.

– Tai dày, Thùy châu rõ và mập rủ xuống phía dưới là tướng phú quý, về mượng lại càng quý hơn.

– Tai lật ngửa (từ phía trước nhìn thẳng vào mặt không thấy Nhĩ căn) là tướng có  quan chức cao.

– Tai cơ hồ như dính hết vào khuôn mặt, Luân Quách rõ ràng, mọc cao hơn mắt là tướng tài năng siêu quần bạt chúng, phú quý song toàn.

– Tai lớn và dày, Tai có lỗ tai rộng và có màu sắc tươi nhuận là tướng về già dư tiền bạc.

– Tai có màu sắc ửng hồng mà trong đó lại pha lẫn màu trắng ngà hoặc là Tai có các đường nét cong tròn đều là tướng được hưởng thụ an nhàn.

Tuy nhiên tất cả các đặc thái trên chỉ trở thành hiện thực khi chúng đi đôi với sự cân bằng của cả hai Tai và sự toàn vẹn phân minh của Luân Quách cùng là Luân Quách phải hợp cách.

2. Bần tiện:

Tính cách tổng quát của sự nghèo hèn, tiền bạc lận đận là Tai mọc thấp, màu sắc tía pha đen xạm, hai Tai bất quân xứng, đầu Tai nhọn như Tai chuột, Luân Quách mờ, lại cơ hồ như không có…

– Tai đen xạm pha sắc hồng là tướng nghèo hèn, tài vạn ứ trệ, khó lòng vượt qua cảnh túng thi ếu

– Hai tai lớn nhỏ không đều, hoặc hình dạng khác nhau, cao thấp khác nhau là tướng suốt đời gặp trở ngại về tài vật.

– Từ phía nhìn thẳng vào mặt mà còn thấy rõ ràng cả hai bộ phận hai Tai một lúc là tướng đê tiện và nghèo khổ, không hy vọng gì tiến lên được.

– Hai Tai mọc thấp, Tai không có Luân Quách cùng kết quả như trên.

– Tai quá mỏng và úp là tướng nghèo hèn tán gia bại sản, về gia cô độc.

– Tai xạm trông như màu đất bẩn là tướng suốt đời khốn quẫn.

– Phía trong Tai, thuộc về Quách hoặc Phong môn có vết đen xấu hoặc khuyết hãm thì tuổi trung niên có thể bị rắc rối về tụng ngục, khiến cho tài sản bị phá tán.

– Tai mọc thẳng hình tai bẹt, không có Thùy Châu và toàn thể Tai trong mường tượng như cánh đuối của mũi tên là tướng khốn cùng, thiếu ăn mặc trong lúc tuổi già.

c) Tương quan giữa Tai và gia vận:

1. Gia vận tốt đẹp và hòa thuận:

– Tai tròn trịa màu tươi sáng, Luân Quách cân xứng về hình thái, phù hợp với cách cục là tướng người sẽ được hưởng mạng vận tốt lành về gia đình.

– Vành tai dày mập, chắc chắn, hình Tai chỉnh tề và màu sắc tươi sáng là tướng được hưởng cảnh gia đình thuận hảo, anh em hòa mục

Nói chung, Tai tốt, Thùy châu đều mập, không uốn cong lên, Luân Quách chỉnh tề sắc hồng nhuận là tướng của kẻ được hưởng gia đình mạng vận tốt đẹp.

2. Gia vận xấu, trục trặc:

– Hai Tai lớn nhỏ khác nhau, cao thấp khác nhau là dấu hiệu được hai mẹ nuôi dưỡng hoặc hai đời cha kế tiếp dưỡng dục.

– Hai Tai quá mỏng, Nhĩ căn mỏng mảnh và yếu, Tai không có thế là kẻ cô đơn tình cảm, đồng thời có số tán tài, có tổ nghiệp để lại cũng không giữ được kết quả về già khốn quẫn

– Vị trí hai Tai cao thấp không đều, vũm và bẹt hỗn hợp là kẻ không bao giờ yên ở một chỗ lâu dài.

–  Hai Tai lớn nhỏ không đều là triệu chứng gia vận gặp nhiều chướng ngại, lao đao vất vả thường xuyên.

–  Tai thô, sắc ám đen là dấu hiệu kẻ từ nhỏ sinh ra trong gia đình gặp nhiều nghịch cảnh, thân thuộc bất hòa. Nếu đến tuổi tráng niên vẫn còn dấu vết kể trên là kẻ suốt đời cực nhọc.

– Màu da Tai đen hoặc ngăm đen và có nhiều đốm đen là tướng phá hoại gia vận, gây tiếng cho thân thuộc.

– Đầu Tai có hình thon nhọn là triệu chứng của kẻ luôn luôn thay đổi chỗ ở, không bao giờ an định về tinh thần.

– Vị trí của Tai mọc thấp, phản cốt, Luân Quách lẫn lộn mờ nhạt là kẻ phá tán tổ nghiệp, tiêu xài hoang phí vô độ, để rồi lâm cảnh cùng quấn.

– Có vành tai ngoài mà vành tai trong không có hoặc quá mờ nhạt tới mức không đáng kể gì là tướng của kẻ thành bại thất thường khiến cho gia vận luôn luôn sóng gió.

– Kẻ có cặp Tai quá nhỏ so với gương mặt hoặc thân hình dù được hưởng tổ nghiệp thì chung cuộc sẽ đi tới suy tàn và vãn niên sẽ lâm vào cảnh cùng khốn.

– Tai trái mà bị khuyết hãm thì cha chết trước mẹ, ngược lại mẹ mất trước cha. Nếu cả hai đều khuyết hãm và thấp hơn mắt là tướng cha mẹ đều mất sớm.

d) Tương quan giữa Tai và thọ yểu:

1. Dấu hiệu trường thọ:

– Tai có trái tai dầy, rủ xuống và rộng đủ uốn cong về phía trước mặt.

– Trong lỗ tai có sợ lông mọc dài.

– Phong môn cứng chắc, lỗ tai rộng có thể dùng ngón út để ngoáy được

– Vành Tai ửng hồng và bóng nhưng màu vàng nhạt vẫn còn nhận thấy được

– Nhĩ căn rộng chắc đầy, Luân Quách phân minh và đàn hồi, hai Tai cân xứng về hình dạng, vị trí cao hơn Lông Mày.

– Trong tai có nốt ruồi sống hình dáng đều và đẹp

2. Dấu hiệu non yểu:

– Tai mỏng như giấy và vũm, Luân Quách bất minh

– Sắc tai kho, xạm mà lại hay đổ mồ hôi, lông tai không có, sắc bóng là tướng kẻ đoản mạng, vì tiên thiên bất túc.

– Tai nhọn, nhỏ thường là dấu hiệu non yểu.

– Tai nóng, sắc ngăm đen, rất rõ đối với da mặt là dấu hiệu non yểu vì lý do bệnh nội tạng

– Tai nhỏ, xương tai mềm nhũn khó hy vọng sống qua tuổi trung niên

– Lỗ tai nhỏ là dấu hiệu non yểu, càng nhỏ chừng nào thì tính chất non yểu càng rõ rệt chừng đó

– Tai quá mỏng dễ dàng dao động là dấu hiệu kém sức chịu đựng, cơ thể suy nhược vì tiên thiên bất túc.

– Màu sắc của tai, cả mặt trước lẫn mặt sau đều có gân xanh nổi lên rõ rệt một cách đột nhiên là dấu hiệu chết bất đắc kỳ tử.

– Trong vành tai bị lốm đốm đen hoặc bị khuyết hãm là dấu hiệu nội tạng bị suy nhược, dễ chết vì tật bệnh.

 

III. CÁC LOẠI TAI ĐIỂN HÌNH

1. Tai thổ (Thổ nhĩ):

Hình dáng tai khá cân xứng cả về chiều dài lẫn chiều ngang.

Tai  thuộc loại lớn, hoặc cao hoặc vừa phải. Luân Quách rõ rệt, Thùy châu dày và lớn; phần giữa tai uốn cong như hai đợt sóng. (h104)

Thổ nhĩ đắc cách luôn có màu hồng nhạt hoặc tươi sáng. Thổ nhĩ tượng trưng cho sự phú quý trường thọ nếu phối hợp với các bộ vị trọng yếu khác của khuôn mặt một cách cân xứng.

2. Tai quân kỳ (kỳ tử nhĩ):

Hình dáng tròn trịa đầy đặn nhưng nhỏ, vành tai ngoài không bị khuyết hãm; vành tai trong không lấn lướt vành tai ngoài cả  hai vành  tai đều cân xứng về tư thế là đắc cách (h105)

Tai hình quân cờ đắc cách về hình thể và màu sắc, phù hợp với khuôn mặt và cốt cách Luân Quách dầy là tướng tay không làm nên cơ nghiệp, bắt đầu từ tuổi trung niên sẽ tiến đạ về đường danh lợi. (Theo nhận xét của tác giả Tướng pháp nhập môn thì tai quân cờ chỉ là loại tai Tiểu phú quý, trừ vài trường hợp đặc biệt mới đại phát được).

3. Tai cọp (hổ nhĩ)

Tai cọp thuộc loại nhỏ, so với khuôn mặt và nhìn từ trước không thấy rõ Tai.

Về hình dạng, trên hơi thon và khuyết, phần giữa rộng nhất, kế đó là phần cuối tai và thường không có Thùy châu(h106) Luân Quách có thể đảo vị.

Nếu tai cọp hợp với một số bộ vị tương ứng: vành tai dày đây là loại tai lạ biểu hiện của kẻ có uy quyền nhưng tính nết khác lạ, hay hành động gian hiểm.

 

4. Tai đuôi tên (tiễn vũ nhĩ):

Tai mọc cao hơn đầu Lông Mày thuộc loại bẹt, vành tai mỏng không có trái tai và đuôi lại dựng thẳng trông như cánh của mũi tên, nên người ta mới đặt tên loại tai này là Tai đuôi tên (h107)

Về phương diện mạng vận, Tai đuôi tên thuộc loại xấu vì nó biểu hiện cho sự tiền phú hậu bần.

 

 

5. Kim nhĩ:

Tai so với Lông Mày cao hơn và có vành tai mỏng hoặc trung bình, Luân Quách phân minh tương xứng, sắc tai trắng hơn da mặt; hình dạng tổng quát của tai có những góc cạnh vuông vức (h108)

Tai thuộc hành kim là loại tai phú quý thọ nhưng phú quý chỉ phát từ thanh niên đến trung vận mà thôi. Về già gặp cô độc vì nghiệp khổ hoặc gặp hình thương.

6. Mộc nhĩ:

Đặc tính tổng quát của loại hình Mộc là gầy, mỏng và dài.

Loại tai này có thể có Luân mọc ngược chiều (hướng ra phía sau) hoặc Quách phần (vành tai ngoài nhỏ hoặc bị vành tai trong lấn lướt hoặc có mà không rõ rệt) h109

Về phương diện vận mạng. Tai Mộc nhĩ thường bị coi là loại Thám thính quan bất thành vì có Luân Quách điên đảo của nó. Tuy nhiên cũng có trường hợp đặc biệt, Mộc nhĩ được coi như đắc cách:

– Hình dáng cốt cách thuộc Mộc mà lại có Mộc nhĩ

– Hình dạng Tai thuộc Mộc được Luân Quách cân xứng đúng vị trí và không bị khuyết hãm.

7. Thủy nhĩ:

Tai dày khá lớn và có đường nét uốn cong rõ rệt, Nhĩ căn chắc chắn và rộng. Thùy châu dầy và trĩu thẳng xuống; Luân Quách phân minh và cứng nhắc, màu sắc hồng nhuận (h110)

Về phương diện mạng vận, Thủy nhĩ là một loại Thám thính quan đại thành  tựu, bất kể phối hợp với loại hình diện nào.

Ý nghĩa chung của loại Thủy nhĩ là phú quý song toàn.

8. Hỏa nhĩ:

Tai hình Hỏa cao hơn Lông Mày, vành tai ngoài có hình dáng nhọn nhỏ và mỏng mảnh, vành trong cao và rõ rệt hơn vành ngoài. Vì đặc tính hình thể trên nên loại Tai Hỏa thường được gọi là Tai lộ (h111).

Ý nghĩa thông thường của loại Hỏa nhĩ là khổ sở cả về công danh, tiền tài, thê tử. Về già cô độc. Tuy nhiên trong tướng pháp không phải lúc nào tai hỏa cũng biểu hiện cho các điểm hung kể trên. Đối với người có tướng ngũ lộ thì Hỏa nhĩ lại phối hợp đắc cách, tạo thành quý tướng.

 

9. Tai heo (trư nhĩ):

Hình dạng tai lớn nhưng mộc thấp, có vành tai ngoài rất đậm nhưng vành tai trong lại quá nhạt hoặc không có, nên tai trông thô tục, đôi khi Tai heo cũng có Thùy châu nhưng Thùy châu uốn cong chứ không chĩu xuống như các loại Thùy châu của loại Tai quý. (h112)

Về phương diện mạng vận, Tai heo được xếp vào loại bất thành tựu vì Luân Quách không cân xứng. Tai heo phối hợp với bộ vị tốt khác có thể là tướng phú quý nhất thời nhưng kết cuộc bất thành hảo sự, càng già càng xấu. Thông thường kẻ có Tai heo, mắt heo không bao giờ được hưởng anh lành qua tuổi trung niên.

10. Loại Tai mọc thấp và điên đảo (Đê phản nhĩ):

Tai nhỏ hoặc trung bình, mọc rất thấp. Đặc tính tổng quát về hình dạng của loại tai này vành tai ngoài mọc hướng về phía sau gáy và rất mờ nhạt. Vành tai trong rất lớn và cao lấn hẳn vành tai ngoài (h113)

Về phương diện mạng vận, đây là loại Tai cực xấu; kẻ có Đê phản nhĩ là kẻ thuở nhỏ xung khắc với cha mẹ, gây hao tổn tiền bạc, lớn lên lênh đênh khốn khổ không nhờ vả được thân thích, về già lại càng cô độc, có thể chết đường và nhờ tay thiên hạ mai táng.

11. Tai xẻ xuống vai (thùy kiên nhĩ):

Vị trí tai cao quá Lông Mày; tai dày vành tai trong lớn và đầy đặn, sắc thái ửng hồng, bóng bảy, Thùy châu mập, đầy đặn, lớn, rủ hẳn xuống phía vai trông tưởng tượng như Tai tượng Phật. (h114)

Nếu có mặt mũi tuấn đạt, trán cao rông, mũi sư tử, mắt rồng thì loại tai này biểu hiện cho loại tướng cực kỳ phú quý.

 

12. Tai dính não (niêm não nhĩ)

      

Loại tai này có Nhĩ căn lớn rộng chắc nên người ta có cảm giác tai dính hẳn vào khuôn mặt. Do đó mới có tên gọi là Niêm não nhĩ (h115). Phối hợp với lại rõ, chắc, có đàn hồi tính cao và Lông Mày đẹp mọc lan xuống bờ mắt, niêm não nhĩ tượng trưng cho tướng của kẻ anh hiển, tướng thơm để lại hậu thế, phúc lộc song toàn.

 

 

13. Tai nở hoa (khai hoa nhĩ):

Tai có bề ngang khá lớn, vành ngoài rất mỏng và có hình dáng lồi lõm lên xuống; trông tưởng tượng như những cánh của một bông hoa đang nở, sắc da của tai có màu vàng nhạt khá rõ ràng (h116)

Về mặt vận mạng, đây là một loại Tai phá tán tài sản, hậu vận lênh đênh vô định.

 

14. Tai hình quạt (phiến phong nhĩ):

Tai bẹt, chiều vũm của Tai không đáng kể, vành tai mỏng cả hai tai gần như úp xuống phía trước trông tương tự như quạt lông thời xưa (h117)

Về phương diện thành tựu của Thám thính quan, tai hình quạt bị coi là bất thành tựu vì hai khuyết điểm: úp xuống và không vũm. Do đó vận mạng của người có tai loại này rất xấu: bôn ba khắp nơi, tiền bạc hao tổn và càng về già càng lênh đênh cô độc, khốn quẫn. 

15. Tai chuột (thử nhĩ):

Tai dài hẹp bề ngang, nhọn phần trên và phần dưới; Nhĩ căn hẹp và rất mỏng, vành tai trong hoặc phản hoặc mờ không rõ rệt; loại tai chuột thường mọc cao. (h118)

Về phương diện mạng vận, Tai chuột bị xếp vào loại Tai bất thành tựu biểu hiện cho kẻ tâm tính trí trá, tham lam; vãn vận thường gặp tai họa về tụng ngục.

 

16. Tai lừa:

Tai lớn, mọc cao có hình thù phúc hậu: vành tai ngoài dầy, vành trong rõ và cân xứng; Thùy châu có thể rất đẹp và đắc cách nhưng đặc tính trội yếu nhất của Tai lừa là rất mềm tựa hồ như không có sụn (h119)

Tai lừa tuy trường thọ nhưng khuyết pháp lý trí, về già nghèo khổ cô độc.

 

Bình luận
720
× sticky