Quyển thượng trình bày các nét tướng và loại tướng, phần lớn có tính cách phân tích và nặng về Khía cạnh tĩnh. Đó là phần tướng học biểu kiến, hình thức và tổng quát, mô tả từng bộ vị và phân loại hình hài của con người dựa trên các ngoại biểu vật thể phần lớn nhận thức được bằng vị giác. Vì thiên về phân tích, quyển thượng không phối trí các bộ vị, các loại tướng một qui tắc chi phối tương quan.
Quyển hạ đề cập đến phần lý tướng và tương pháp, nêu những qui tắc tương quan giữa các bộ vị giữa các hình hài, giữa các hình hài và bộ vị với nhau ngõ hầu giúp được giả thấu hiểu ý nghĩa đa phương và biến đổi giữa các nét tướng. Quyển hạ khảo sát tướng học trên phương diện tổng hợp nhìn dưới khía cạnh động, nên những yếu tố phi vật thể, phần lớn được nhận thức bằng trực giác và tâm linh. Nói khác đi, về mặt biển khảo, quyển đầu chỉ mới giúp người học tìm khai đềvà phản đề trong khi quyển sau giúp ta đi vào phần hợp đề.
Thực vậy, muốn thấu đáo con người phức tạp và đa dạng, chúng ta không thể chú trọng đến cục bộ và chi tiết mà phải nhìn cho được đại thể của nó trong hệ thống tương quan chi phối toàn cục. Việc hiểu biết từng nét tướng chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải điều kiện đủ. Con người thực tế là 1 khối duy nhất do toàn thể những nét tướng chi tiết hợp thành. Sự tốt xấu của khối duy nhất đó không phải là tổng cộng máy móc có tính cách toán học cứng nhắc của các sự tốt xấu lẻ tẻ chắp nối lại, Hơn nữa, con người là một sinh vật có tri giác, vốn động cả hình, chất lẫn tâm hồn. Những nét tướng của con người tuy tĩnh bề ngoài nhưng kì thực lại động bên trong và động trong suốt tiến trình của cuộc đời.
Tướng học Á Đông đã lĩnh hội được nguyên lý căn bản đó. Tướng lý Á Đông nhấn ttương quan giữa các yếu tố, kết hợp hình thức và thực chất, gắn liền nét tĩnh với nét động, phối hình tướng với tâm tướng, liên kết ngoại diên với nội tâm.
Những thế kỉ thực nghiệm đã giúp nền tướng học Á Đông khám phá được các yếu tố tương quan đó trong nguyên tắc Thanh Trọc, trong thần, Sắc, Khí, trong Khí phách của con người, trong nguyên tắc Âm dương ngũ hành của vũ trụ. Từ đó nhiều thế kỷ thực nghiệm đã đào sâu thêm tướng lý và khai phá ra tướng pháp, nói khác đi là phương pháp xem tướng càng ngày càng hướng về thực tiễn và đặc biệt càng ngày càng xác định. Người ta dùng tướng để quyết định vận mạng đã đành, có người dụng tướng để chọn tướng hảo tôi trung. Chỗ dụng của tướng học được nới rộng rất nhiều từ chỗ kiến thức đến chỗ ứng dụng cho con người nói riêng và cho quốc gia xã hội nói chung. Một học thuật kì thú và bổ ích như thế không phải dễ hội nhập. Để giúp học giả nắm được tinh lý của tướng học, quyển hạ sẽ trình bày trong 6 chương :
– Nguyên tắc Thanh Trọc.
– Nguyên lý Âm Dương Ngũ hành và ứng dụng của nó trong tướng học.
– Ý niệm Thần, Khí, Sắc và Khí phách.
– Phương pháp xem tướng.
– Những ứng dụng của tướng học.
– Tướng phụ nữ.
Để kết luận, soạn giả có phụ thêm vào phần cuối sách một vài nhận định về môn học thuật cổ điển này.