I. NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT
Hầu hết các tướng cổ điển chỉ lưu tâm đến các nét tướng và loại tướng đàn ông, còn các nét tướng đàn bà hầu như không được chú trọng, thảng hoặc có đề cập đến thì cũng chỉ trong một phạm vi hạn hẹp. Sở dĩ như vậy là vì trong xã hội cổ truyền nông nghiệp, đàn bà chỉ lo việc gia đình, mọi công việc ngoài đời đều do đàn ông đảm nhiệm, nên nói đến tướng là ta nghĩ ngay đến tướng đàn ông để dự đoán xem tương lai của họ trong đời sống xã hội sẽ thành công hay thất bại, phú quý hay bần tiện; kế đó, nếu đi sâu vào mạng vận đàn ông hơn thì ta sẽ xét đến đường gia đạo của kẻ đó xem vấn đề vợ con ra sao mà thôi. Xem tướng đàn bà trong các điều kiện văn hoá và xã hội kể trên chỉ nên coi là phần tướng về gia đạo của đàn ông. Như vậy ta không thể coi đó là xem tướng đàn bà một cách thực sự, mà đó chỉ là quan sát đàn bà để giúp cho đàn ông nắm vững gia đạo mà thôi. Gần đây, môt số tác giả về tướng học Á Đông, nhất là Nhật Bản, đã phát triển khảo sát hướng tướng đàn bà, nhưng xét kỹ bản chất cũng như mục đích tối hậu của nó, ta thấy quan niệm “nam ngoại nữ nội” vẫn còn là tư tưởng chỉ đạo trong việc nghiên cứu.
Cuốn sách này, với tham vọng đúc kết những kiến thức tướng học rải rác từ trước đến nay, dĩ nhiên không thể nào đi quá xa ra ngoài quỹ đạo tư tưởng cổ điển về tướng đàn bà, hoặc nói đến, nhưng quá thiên lệch, soạn giả đã căn cứ vào các tài liệu cận đại và đương thời của các đặc khảo về tướng đàn bà biên soạn thành một chương đặc biệt mệnh danh là Tướng phụ nữ để quý vị đọc giả rộng đường tham khảo.
Cái đẹp của thế tục và cái đẹp của tướng học trong tướng đàn bà Giữa cái đẹp của thế tục và cái đẹp của tướng học về tướng mạo phụ nữ ta có một phần tương đồng, nhưng một phần khác lại hoàn toàn tương phản. Dưới con mắt người thường, xưa cũng như nay, ta thường thấy kẻ đã được gọi là mỹ nhân thì da thịt mềm mại, vẻ mặt thiên kiều bá mỹ, tỷ như ánh mắt trong trẻo lóng lánh như mặt nước hồ thu, da trắng như trứng gà bóc, má ửng hồng phơn phớt như trái đào đang chín.
Nhưng dưới mắt tướng học, đàn bà có tướng cách như trên là tướng dâm tiện, phần lớn là những ca nhi, kỹ nữ, dâm phụ trong lịch sử đều có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành; đàn ông kết duyên với họ thì chỉ có hứng khởi nhất thời mà đa số thì nhơ danh hoặc ngậm hờn muôn thuở. Bao Tự, Đắt Kỷ, Tây Thi, Dương Quý Phi, Chiêu Quân là những trường hợp điển hình cho loại đàn bà đẹp dưới con mắt thế tục mà hậu quả đem lại cho những chủ nhân các bông hoa biết nói đó ra sao thiết tưởng không ai không rõ. Cái đẹp thế tục của những người đó dưới mắt tướng học lại là những cái xấu cho chính họ lẫn người đàn ông thân cận với họ. Ngược lại, những người nguyên phối, vợ lớn của các danh nhân lương thần, giúp chồng thành đạt hoặc mang lại hanh thông cho chồng con đều không mấy người có diện mạo, thân hình mỹ miều, nhiều khi còn dưới mức trung bình là khác. Nhưng dưới con mắt tướng học, những người đó là những phụ nữ cát tướng: tướng cách của họ tốt với ý nghĩa là phúc lộc dồi dào, vượng phu, ích tử. Dưới con mắt thế tục, là xú phụ, nhưng dưới nhãn quang tướng học, họ lại là lương thê, hiền mẫu, đáng trọng đáng kính. Điều này giải thích tại sao tục ngữ Trung Hoa có câu: “Lấy vợ là lấy cái đức, cón lấy nàng hầu vợ lẽ thì lấy cái sắc”, hoặc như Việt Nam ta vẫn nói: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”. Bởi vậy, trong sách tướng, nói về tướng đàn bà, người ta phân biệt Sắc tướng mỹ tức là đẹp hời hợt với Tướng cách mỹ là cái đẹp thực tiềm tàng, chỉ có con mắt tinh đời mới thấy.
Trong thực tế, thanh niên mới vào đời, phần nhiều chưa đủ tiền tài, danh vọng. Chỉ sau khi thành lập gia thất, đến tuổi trung niên, phát đạt mới sinh ra liễu ngõ hoa tường, ăn chơi trác táng. Họ thường lân la tới hý trường, kỹ viện tìm hoa chì những nơi này thường có nhiều loại phụ nữ sắc tướng mỹ. Đàn ông lấy vợ lẽ, nàng hầu phần lớn vì sắc chớ không vì tài đức. Đàn bà có sắc tướng mỹ thường xuất thân làm kỹ nữ, lấy chồng thường chỉ làm vợ lẽ, nàng hầu. Do đó, sắc tướng mỹ chỉ là tiện cách chứ không phải là quý cách. Người xưa, quá chú trọng đến phần tướng cách mỹ mà lại rất nghiêm khắc đối với loại sắc tướng mỹ. Điển hình cho thái độ trên là Viên Liễu Trang trong cuốn Liễu Trang tướng pháp đã liệt kê tới 72 tướng cách ty tiện của đàn bà với chủ trương rằng phạm vào một số là dâm tướng (xem phần phụ luận về tướng ở cuối chương này).
II. NHỮNG TƯỚNG CÁCH PHỤ NỮ
Theo quan niệm “nam ngoại nữ nội”, dưới nhãn quang tướng học Á Đông, những nét tưong đối tốt đối với đàn ông không bắt buộc phải là tốt với đàn bà. Chẳng hạn:
– Đàn ông mà trán cao, rộng, sáng sủa, đầy đặn là biểu hiện của trí tuệ sâu sắc, kiến thức rộng rãi, dễ thành đạt lúc thanh niên. Ở đàn bà, kẻ có tướng trán như vậy lại là kẻ long đong về đường gia thất.
– Đàn ông có Lưỡng Quyền cao rộng và nảy nở là tướng có thực quyền, quả cảm, ưa phấn đấu. Ở đàn bà, quyền cao và nảy nở là kẻ có khí khái trượng phu, có khuynh hướng ăn hiếp chồng và khắc chồng.
– Đàn ông có tiếng nói cao và vang xa hoặc trầm hùng, ngân lâu như tiếng chuông là tướng âm thanh thượng cách, chủ về thông minh tháo vát, hoặc công danh đầy hứa hẹn. Ngược lại, đàn bà mà có âm thanh kể trên lại là tướng âm thanh khắc phu, dâm loạn, phá bại hoặc trùng hôn. Trong phép xem tướng diện mạo nữ giới, Ngũ Quan cần phải để ý đã đành, nhưng ba bộ phận mà người xem tướng đặc biệt phải chú trọng là Mắt, Mủi, Môi và Miệng. Mắt cho ta biết được trạng thái qua tinh thần của nữ giới, Mũi chủ về chồng, Môi và Miệng liên quan mật thiết đến con cái.
Nói một cách tổng quát, đàn bà có mũi ngay ngắn, dài và đầy đặn, sắc da tươi mát và không có tỳ vết được xem là tướng vượng phu. Miệng không lớn, không nhỏ, hai Môi dầy mỏng tương xứng, Lưỡng Quyền bắng phẳng không quá cao, không nổi, toàn thể da mặt hồng nhuận, không có nốt ruồi, tàn nhang hay bã chè làm mất vẻ mỹ quan là tướng ích tử. Lục Phủ (hiểu theo nghĩa rộng là toàn thể xương khuôn mặt) chủ về tiền tài, sinh kế mà người chồng có thể hưởng thụ khi lập gia đình với người phụ nữ đó*.
Chú thích: *Nói như vậy không có nghĩa là người chồng sẽ được hưởng của hồi môn mà chỉ hàm ý rằng nhờ sống chung với người vợ đó mà công việc làm ăn của người chồng sẽ vượng thịnh về mặt tiền bạc. Nếu khuôn mặt phụ nữ đầy đặn phúc hậu, xem tướng cân phân (trong trường hợp nếu là người gầy thì dĩ nhiên mặt không thể bầu bĩnh. Lúc đó chỉ cần xương Lưỡng Quyền không lộ cao, mặt mũi không hốc hác) là tướng vượng tài. Dưới nhãn quang tướng học nam giới, người đàn bà có đủ cả Tam vương là người vợ lý tưởng trong đời sống gia đình. Nói khác đi, đó là loại cát tướng của phụ nữ. Ngược lại, mũi lệch cong queo hoặc trơ xương, lỗ mũi hếch hoặc quá ngắn là tướng lấy chồng khiến phu quân tổn thương, khắc hãm hoặc ly hôn. Vì vậy, tướng thuật có câu: “Mũi đàn bà là phu tinh”. Miệng quá lớn và mỏng, Môi xám hoặc trắng bệch, Lưỡng Quyền cao nhọn: vừa khắc chồng lại vừa lận đận về đường tử tức. Khu vực quanh mắt thâm đen, sâu hõm là tướng không con. Đàn bà tối kỵ tướng cách cô thần nghĩa là mắt tròn và trắng dã, mũi hếch, Môi vẩu là lộ cả chân răng, tai khuyết hãm, trán lẹm hoặc lồi, hoặc có loạn văn, đầu quá lớn, mũi sư tử, mũi sống kiếm mà Lưỡng Quyền cao rộng, mắt lồi, Lông Mày dựng đứng, thân hình quá ngắn mà mặt lại quá dài, Pháp Lệnh quá dài và sâu lúc còn trẻ, tiếng nói như phèng la bể v.v… Người có tướng cách cô thần vừa khắc chồng, vừa tổn con, về già cô đơn, khốn khổ.
Về phong thái, có loại phụ nữ vừa mới thoáng nhìn đã khiến ta sinh lòng tà vay là loại dâm tướng, vì mọi cử động, hành vi, ngôn ngữ, đầu, mặt, đuôi mắt đều khơi động xuân tình. Lại có loại phụ nữ thoáng thấy sinh dạ nể vì, do ở ánh mắt nghiêm, tinh thần nghiêm túc, đó là tướng tôn quý. Lại có tướng người vừa thấy mặt đã nảy sinh lòng coi rẻ là loại tiện tướng. Còn loại người thoáng qua có cảm giác kinh sợ là tướng hình khắc. Một số người khảo cứu về sự tương quan hợp hình tướng và đời sống nội tâm phụ nữ, sau khi quan sát và phỏng vấn một số phụ nữ thành gia thất đã phân chia phụ nữ thành ba loại điển hình chính yếu sau đây:
* Loại hướng nội:
Loại có tâm hồn hướng nội, phần lớn có dáng người thấp, cổ ngắn, đầu khá lớn, Miệng rộng, Môi dầy. Cá tính trội yếu của họ là trầm mặc, không ưa gây gổ, lạc quan,dễ dàng thông cảm, thích ăn uống, tham lợi ích nho nhỏ, tâm địa thẳng thắn,
không thích thủ đoạn. Trong đời sống gia đình, họ là hiền thê, lương mẫu, thai kỳ đều đặn, chính thường, dễ sinh sản và lắm con, nấu nướng khéo, không ưa nhõng nhẽo, chung thủy với chồng.
* Loại hướng ngoại:
Phần lớn có dáng người cao và thon, vai xuôi, mông nhỏ, tứ chi dài, mũi cao, Môi mỏng, Cằm hơi lộ, cổ nhỏ và dài, da dẻ hơi khô và mỏng. Cá tính của họ dễ vui,dễ buồn, thích hoạt động nhưng mau chán.Về mặt sinh lý, họ dễ bị bệnh phụ khoa, tính lãnh cảm. Trong đời sống gia đình, họ không ưa nấu nướng, kém tháo vát, dễ cáu kỉnh.
* Loại trung tính:
Loại này là trung gian giữa hai loại trên nên thân hình có thể cao hơn và khámập, có thể hơi thấp và gầy, Môi Miệng không quá dầy, không quá mỏng. Các bộphận khác cũng ở mức trung dung. Họ có thể là kết tinh phần tốt hay phần xấu của hai cá tính hoặc nội hay hoặc ngoại tùy theo sự tốt xấu của tửng bộ vị* .
Quan sát loại tướng trung tính này rất khó, cần phải có kinh nghiệm và nhãn quan bén nhạy mới đạt được mức độ tương đối chính xác.
Tuy nhiên, các điểm nêu trên chỉ có tính cách khái lượn. Việc xem tướng trong thực tế không quá đơn giản như vậy. Muốn có một ý niệm rõ ràng, chúng ta cần phải đào sâu vấn đề hơn nữa, xuyên qua việc khảo sát một số lĩnh vực bao gồm nhiềutrọng đề dưới đây:
* Muốn hiểu rõ hơn về điều này, xin xem lại chương nói về Nguyên tắc Thanh Trọc.
a) Lãnh vực cá tính:
1. Tướng người ham mê nhục dục:
Tính dục thì ai cũng có, nhưng người quá trọng nhục dục thường ít ra cũng có một vài nét tướng đặc biệt:
– Đàn bà trời phú sắc da mặt trắng hơi pha màu hồng nhạt gọi là đào hoa sắc hoặc mặt trắng mà có nhiều tàn nhang đều chủ về háo dâm.
– Lông Mày nhỏ hẹp, uốn cong dài quá mắt, mắt lớn và sáng.
– Phía dưới mắt (Lệ Đường) có lằn xếp hay gân màu xanh xám hoặc hồng chạy về phía đuôi mắt (Ngư Vĩ) là tướng đàn bà thường có khuynh hướng ân ái vụng trộm.
– Mắt đào hoa thấy người đàn ông xa lạ, ưa nhìn, tường hay cười tình, liếc xéo.
– Phía dưới mắt có nốt ruồi đen nổi rõ hoặc mắt không khóc mà vẫn ứot và nhìn cặp mắt không rõ cười hay khóc: tiện dâm.
– Mỗi khi trò chuyện thường hay có thói quen lè lưỡi liếm mép hoắc nhắm mắt lại rồi mới phát âm là kẻ có khuynh hướng gian dâm.
– Miệng lớn và khoé Miệng đi xuống, lưng ong.
– Ngồi hai bàn chân bắt chéo, hai bàn tay đan nhau và bó lấy gối hoặc hay rung gối là tướng đàn bà trong đời ít ra cũng vài ba bận thông dâm.
– Eo lệch, rốn quá sâu, lòng trắng pha hồng, tiếng nói liến thoắng, hầu hết là những người dễ bị quyến rũ vào đường sắc dục.
– Bước đi uốn éo như rắn, nhún nhảy như chim sẻ và thường ngoảnh lại là tướng háo dâm.
– Nhân Trung gẫy khúc, quanh mép Miệng sắc da xanh xám một cách tự nhiên không vì bệnh tật.
– Mặt ngâm đen, đầu tóc rậm, ánh mắt ướt và sắc, da bóng bẩy.
– Có thói quen lấy đầu lưỡi khoa động nước răng, hoặc chân răng đen xám, không cười mà thường lộ chân răng.
– Trường hợp phụ nữ hút thuốc lá, kẻ có thói quen thở khói rất mạnh là kẻ háo dâm.
Những nét tướng cho thấy rằng có thể căn cứ vào nhiều bộ vị, nhiều lãnh vực sinh hoạt để biết khái quát về cá tính tiềm ẩn của một cá nhân về mặt tình dục. Hơn nữa, mọi nét tướng thể hiện dục của nữ giới, dù đứng trên bình diện sinh lý hay đạo lý, không có chung cùng một giá trị: có những nét tướng khả chấp, có những nét tướng bất khả chấp.Dục tính không phải đương nhiên là xấu xa như các nhà Nho cổ hủ vẫn thường lên án, mà xấu hoặc tốt còn tùy người, tùy trường hợp. Đặc điểm này cần phải được quan tâm đặc biệt để có thể nhận định đúng đắn cá tính của người phụ nữ, đồng thời có thể chế ngự hay hướng dẫn họ tùy theo sở nguyện của mình.
Ngoài ra, người phụ nữ cầm phụ nữ có tính trăng hoa, chưa hẳn họ đã có dịp thực hiện cá tính đó. Muốn biết người phụ nữ đã có cơ hội thực hiện được tính trăng hoa của họ hay không, cần phải lưu ý các khu vực sau:
a) Nhân Trung có tia đỏ: Phía trên Nhân Trung là mũi, phía dưới là Miệng; mũi và Miệng có hình dạng tương tự như bộ phận sinh dục của nam và nữ giới. Tướng học căn cứ vào đó để phát hiện ra rằng phần lớn phụ nữ chìm đắm trong hoan lạc nhụcdục đều có một đường vạch ngang màu đỏ hoặc hồng (tùy theo truy hoan nhiều hay ít) nhỏ như sợi tơ nhện, phải tinh mắt lắm mới thấy. Nếu như ta thấy dấu hiệu đó xuất hiện thì có thể biết là người phụ nữ đó quả là đã có gì rồi.
b) Mắt tam bạch: Bình thường nếu người đàn bà đó không có loại mắt này nhưng vì đắm say nhục dục nên có thể sau một thời gian ngắn, khu vực xung quanh lòng đen bị thu hẹp dần nhường lại chỗ cho lòng trắng khiến lòng đen đều bị lòng trắng bao bọc, biến thành một loại tam bạch nhãn tạm thời.
Còn như nếu bình thường vẫn là hạ tam bạch nhãn, thì nếu có thông gian ta sẽ thấy
Nhân Trung có vạch hồng hoặc đỏ như trên vừa nói.
c) Khu vực Lệ Đường: Bình thường không có màu sắc xanh đen nhưng nếu giao hoan đầy lạc thú, tinh dịch tiết ra quá nhiều thì thường biến sang màu xanh đen.
d) Khu vực Sơn Căn và Ngư Vĩ: Đột nhiên có màu xám đen ở hia bên hoặc rõ rệt hơn lúc bình thường.
Tất cả các dấu hiệu về màu sắc ở bộ vị nói trên là các bằng chứng cụ thể của kẻ lặn hụp trong tình dục. Những đàn ông chưa từng ân ái với tình nhân, những đấng phu quân xa nhà một thời gian dài khi gặp mặt tình nhân hoặc vợ nhà chưa mây mưa mà đã thấy có hầu hết các dấu hiệu dẫn thượng thì quả là đáng ngại, cần phải lưu tâm theo dõi hành tung của người nữ đó hầu tránh những hậu quả tai hại có thể xảy ra.
2- Tướng người trinh thục.
Trong nền luân lý Á Đông cổ điển, người ta đặc biệt quý trọng cá tính trinh tiết thuần thục của phụ nữ, coi đó là một đức tính tối cần thiết của hôn nhân, là một hãnh diện của người chồng. Muốn coi tướng đàn bà con gái để xem đức tính trên của họ cao thấp tới mức độ nào, điểm tối trọng yếu là cặp mắt vì mắt là cửa sổ của tâm hồn. Cặp mắt đối xứng qua Sơn Căn, muc quang ôn hoà thanh tĩnh, không liếc xéo là một đảm bảo đáng kể. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa được đầy đủ. Những người đàn bà lấy chồng giữ vững được ái tình thủy chung như nhất, ngoài cặp mắt kể trên thường có tướng kết hợp một số đặc điểm sau:
– Trán tròn nhưng không cao, không lồi.
– Lông Mày đẹp và phối hợp với cặp mắt, tạo ra một phong thái khiến mọi người phải kính nể.
– Môi hồng, răng đều và trắng.
– Mũi ngay ngắn, không trơ xương, không quá cao.
– Đi, đứng, ngồi chững chạc, đoan trang.
– Tính nết ôn hoà nhưng không nhu nhược, ít nói, ít cười.
3- Tướng người hung tợn.
Đại để đàn bà tính nết hung tợn, mạnh bạo thường phạm vào nhất cài ba dấu hiệu sau đây:
– Miệng thô, Môi lộ xỉ.
– Giọng nói khô khan, tóc cằn cỗi và ít.
– Quyền cao và lộ, hầu lộ, tiếng nói rè như tiếng phèng la bể.
– Mũi gầy và lộ khổng, mắt có hung quang.
– Mặt đen, Lông Mày thô, thân hình kệch cỡm.
– Mắt nhỏ, Miệng túm, giọng đàn ông, chân tay lông mao rậm như đàn ông.
– Thân dài, giọng đớt, tay chân thô, ngón tay mập và qúa ngắn.
– Mắt lộ tứ bạch mà mục quang lại lộ liễu.
4. Tướng người không thích ràng buộc trong gia đình:
Những phụ nữ thích tự do phóng khoáng không có năng khiếu của người nội trợ cổ điển Á Đông là những kẻ có nét tướng sau:
– Lông Mày đậm và khá lớn, mọc xa nhau và không có giữa Lông Mày với mắt khá rộng, Miệng rộng, da mỏng.
– Mắt tròn, lớn, mục quang thuộc loại cương nhi cô, tính thích cạnh tranh, đua đòi, ưa được người ngoài xu phụng, đi lanh lẹ và cao.
– Khéo ăn nói, giao thiệp rộng và thích tự quyết định thân mình, coi rẻ tiền bạc, không thích săn sóc con cái, bếp.
5. Tướng người cần kiệm.
Tóc đen mướt, Lông Mày hình dạng vừa phải, màu xanh đen, lòng đen lòng trắng phân minh và mục quang mạnh mẻ nhưng ẩn tàng thức khuya không mệt mỏi, dậy sớm mà thần sắc thư thái, nói năng chậm rãi, từ tốn, không mấy khi than thở oán hận, không cạnh tranh hơn thua với người về công việc v.v… là những đặc điểm của tướng người giúp việc có năng suất cao, người vợ đảm đang, tháo vát.
6. Tướng người biếng nhác
Những kẻ biếng nhác hoặc vô tài bất tướng trong mọi hoạt động (đặc biệt là trong việc tề gia) đều thuộc cái tướng cách sau:
– Tóc nhiều, thô lộ, mày thô và giao nhau.
– Mắt tròn, nhỏ, đen trắng không rõ ràng, mục quang hôn ám, hoặc trắng nhiều đen ít.
– Mắt lớn hơi lồi, đen trắng phân minh nhưng mục quang lúc nào cũng ngơ ngác, khiếp hãi như mắt nai, mắt hươu.
– Mắt lúc nào cũng như kẻ ngái ngủ.
– Ham ăn, ham ngủ, thích rong chơi.
b) Lãnh vực vận mạng
1- Tướng người cao quý
Đại để tướng người cao quý toàn thân toát ra vẻ quý phái, sang cả.
Những người như vậy diện mạo không hẳn là xinh đẹp, đôi khi còn dưới mức trung bình, nhưng hầu hết đều có một số nét tướng sau đây:
– Mục quang sáng sủa, chính đính và mạnh mẽ, khiến người đối diện phải kính nể.
– Vành tai đầy đặn và hơi hồng, trái tai trắng hơn da mặt.
– Mũi thẳng và phối hợp thích nghi với Lưỡng Quyền tạo thành một khối có thế vững vàng, mang tai xuôi thẳng.
– Lông Mày thanh nhã, có thần khí.
– Trán tròn, không thấp, kh ông cao, tóc đen mịn, thanh nhã, cổ dài.
– Xương và thịt của mặt cân xứng, Môi hồng, răng trắng và đều.
– Tiếng nói trong và ấm, giọng điệu thong thả nghiêm trang.
– Ngón tay thon và thẳng, chỉ tay mịn và rõ.
2. Tướng người phú túc.
Đàn bà có số no đủ thường có: Khuôn mặt đầy đặn và hồng nhuận nhưng phải không được thành đào hoa sắc hoặc có tàn nhang, mày thanh, mục quang sáng một cách hiền hoà, tai dầy và cứng, mũi thẳng và dầy (Gián Đài, Đình uý rõ và cân xứng, đầy đặn).
Nhân Trung dài, Địa Các tròn đầy và vững, mang tai nảy nở nhưng không bạnh ra phía sau, Môi hơi dầy và có sắc hồng tự nhiên, lòng bàn tay hồng hào và dầy, bụng tròn, lưng nở, tướng đi chậm rãi, thân thể có mùi thơm tự nhiên.
3. Tướng người khốn khổ.
Tướng đàn bà khốn khổ, nghèo đói hoặc long đong được biểu hiện qua những nét tướng sau đây:
– Trán hẹp và thấp, tóc thô và vàng, mắt sâu, mày đậm: long đong về sinh kế, hiếm con.
– Bụng quá xẹp, eo quá nhỏ, lưng quá hẹp: suốt đời không có lộc.
– Mũi hẹp, nhỏ, lệch, ngắn. Chuần Đầu không thịt.
– Môi quá dầy, Miệng quá rộng mà tay ngắn, ngón tay mập ngắn vá thô.
– Tiếng nói nhỏ và khàn, mặt lúc nào cũng có sắc thái sầu thảm.
– Mặt lúc nào cũng như ngửa lên trời, dáng dấp và giọng nói có vẻ đàn ông.
– Sơn Căn thấp gãy, Lệ Đường khô hãm, tròng mắt vàng nhạt có gân máu.
4. Tướng người nhiều con.
Những bộ vị quan trọng để quan sát về đường tử tức của phụ nữ là Lệ Đường (còn gọi là Ngoa tàm), Nhân Trung, Vú, Mông, kế đó là hai mắt và hai tai. Thông thường trừ một vài loại mắt tối kỵ như mắt tam tứ bạch, mắt dê, mắt heo, mắt đào hoa không kể; còn phần đông nên có lòng đen lòng trắng rõ ràng, mí mắt dài, mục quang sáng sủa, phía dưới hai mắt đầy đặn không có tỳ vết thiên nhiên như nốt ruồi, tàn nhang, gân máu; Nhân Trung sâu và thẳng, trên nhỏ dưới rộng, chỉ tay rõ và tươi; vú lớn và núm vú xạm, không được vừa nhỏ và lệch lạc; Miệng đều dặn, Môi có nhiều vằn; mông tương xứng với thân người. Riêng về tai, một vài tác phẩm cổ điển ghi rằng: tai giúp ta biết được đứa con đầu lòng sẽ là trai hay gái. Theo thuyết này, nếu tai phía trái của người mẹ mà dày hơn tai phía phải thì con đầu lòng sẽ là trai, tai phía mặt dày hơn thì con đầu lòng là gái.
5. Tướng người hiếm hoi hoặc không con.
Ngược lại với tướng đàn bà nhiều con và sinh đẻ dễ dàng nói trên là tướng phụ nữ hiếm hoi hoặc không con. Các dấu hiệu này thể hiện ở nhiều phía của cơ thể: tại diện mạo ta thấy có: tóc thô vàng và khô; mày ngắn, hẹp, thưa và mỏng, hầu như không có hoặc thô ngắn, trán quá cao; mắt sâu hãm và khu vực Lệ Đường khuyết hãm cả về phẩm lẫn lượng; mắt mông lung, hỗn tạp; có Quyền mà không có mang tai thích nghi; mũi hoặc quá gãy, thấp, hoặc quá cao, nhọn và có gân hay vết hằn tự nhiên; Môi vểnh và xanh xám hoặc trắng bệch, hoặc Môi trên bao phủ Môi dưới; Nhân Trung hẹp và bằng phẳng, da mặt không có huyết sắc, mặt nhỏ nhọn, tai quá nhỏ. Tại thân hình, vú gãy, đầu vú hướng xuống, núm vú thụt sâu vào thịt, da mỏng mà xương quá ít, thịt khô hoặc thịt nhiều mà xương quá nhỏ. Nếu chỉ có vài ba khuyết điểm nhỏ liên quan tới mắt, Môi, tai… thì đó là tướng hiếm hoi, nhưng khả dĩ còn cơ duyên tử tức. Nếu cả đầu, mặt lẫn thân hình đều có khuyết điểm trầm trọng như Lệ Đường, vú Nhân Trung, trán bị phá thì rất ít hy vọng về đường con cái.
6 Tướng đàn bà hình khắc chồng.
Danh xưng hình khắc ở đây có nghĩa rất rộng rãi. Nhẹ thì hàm ý rằng khi lấy chồng, vợ chồng sẽ xung đột, gia đạo sóng gió, ít khi có hạnh phúc, nặng thì biểu lộ sự hung hiểm xảy đến cho người chồng, công danh sự nghiệp, sức khoẻ hoặc sinh mạng, vợ chồng chia ly hay đứt đoạn. Ngoài ra, khi luận đoán về hình khắc của đàn bà đối với chồng, ta còn cần phải đặc biệt chú ý đến chính bản thân người chồng nữa. Nếu toàn thể bộ vị của người chồng tốt đẹp, nhất là Mạng cung Thê thiếp không khuyết hãm thì sự tai hại của hình khắc giảm thiểu rất nhiều. Trái lại, bản thân người chồng (cả hình tướng lẫn tâm tướng) đều dưới mức trung bình thì sự tác dụng của hình khắc do người vợ đem lại sẽ rất lớn và có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lãnh vực sinh hoạt của đấng phu quân. Xin đọc giả lưu ý điểm này trước khi xét đoán về tướng hình khắc chồng của phụ nữ.
Đại để các dấu hiệu sau đây đều bị tướng học liệt kê vào tướng đàn bà khắc chồng:
– Phía dưới hai mắt vô bệnh tật mà có khí sắc xanh xám.
– Mắt lớn, lồi (nhỏ và dài mà lồi thì đỡ tai hại hơn), Lông Mày thưa vàng và ngắn.
– Mày thô, mắt có sát khí.
– Hai mép Miệng và hai Pháp Lệnh đều có nốt ruồi.
– Phần sống mũi (Niên Thượng, Thọ Thượng) nổi gân máu.
– Trán cao, hai phần Nhật, Nguyệt giác nổi cao và hướng lên.
– Tiếng nói như nam giới hoặc oang oang như sấm động hoặc âm thanh sắc cao như xói vào tai người nghe.
– Trán vuông, mày lớn, cao và đậm.
– Xương Lưỡng Quyền vừa thô vừa lộ.
– Trán lồi, cổ ngắn, hoặc trán cao mặt hãm.
– Mũi hếch thấp, mắt thuộc loạc tam tứ bạch, hoặc hình tam giác mà lộ hung quang.
Có đủ tất cả là tướng đại hình khắc và yểu.
– Sắc da mặt thô xạm như màu đất chết.
– Mặt chè bè về chiều ngang (phần Trung Đình) mà lại sát thanh nghĩa là tiếng nói lanh lảnh như tiếng kim khí va chạm nhau khiến người nghe cảm tháy ớn lạnh xương sống.
– Trán hẹp, nhọn, tai thấp hoặc trán nhỏ, hẹp và Lông Mày giao nhau.
– Trán có tật bẩm sinh (vết sẹo, vằn trán thuộc loại loạn văn rất rõ lúc còn niên thiếu).
– Mũi hếch, tai khuyết hãm, mày thô và mắt có tia máu ăn lan từ tròn trắng xuyên qua tròng đen đến đồng tử, thuật ngữ tướng học gọi là Xích mạch xâm đồng.
– Sơn Căn có nốt ruồi và dưới mắt có nhiều vết nhăn (đây nói phụ nữ ở trung niên trái lại).
– Xương Lưỡng Quyền nổi cao và nhọn như chỏm núi.
– Tóc có phù quang (trơ trẽn không có sinh khí), da trắng và khô mốc.
– Mặt dài quá, cộng với Miệng lớn (thành ngữ nói là Miệng ngoác tới tận mang tai như Miệng cá sấu).
– Ấn Đường có một lằn sâu chạy thẳng lên trán, thuật ngữ tướng học gọi là Luyến trâm văn.
– Lông Mày thưa và mường tượng như co rút lại (nghĩa là đầu và chân Lông Mày lớn ngang nhau trái với lẽ thường là đầu Lông Mày thon dần còn chân Lông Mày lớn).
– Cốt cách thô lỗ, tóc cứng như rễ tre.
– Xương che lỗ tai (mạng môn cốt) nổi cao.
Đi xa hơn nữa, Nghiễn Nông cư sĩ trong bộ Quan nhân ư vi cho rằng có một số tướng cách của phụ nữ giúp ta biết được bụng dạ của người đó đối với chồng hiền thục hay hung dữ, thậm chí có thể vì lý do nào đó manh tâm ám hại chống. Theo tác giả trên, phàm đàn bà Lông Mày mọc ngược chiều tự nhiên, mắt hình tam giác hoặc lộ tam tứ bạch, hoặc phía dưới mũi có hằn giống như móc câu, sắc mặt xanh xám (tục gọi là mặt gà mái), Lệ Đường ảm đạm, Sơn Căn có sợi máu rất nhỏ chạy thẳng đến giữa trán, Chuần Đầu có màu đỏ, Ngư Vĩ xanh xám, nốt ruồi (sống càng xấu hơn chết) ở mang tai đối với chồng dễ nổi máu hung tính và là các dấu hiệu khắc phu nặng nề., kết duyên với họ không có hạnh phúc thực sự. Nếu kẻ đó còn có thêm nhiều tia đỏ ở lòng trắng mắt, sống mũi có khí sắc xanh chạy luôn Ấn Đường thì tâm tính tàn nhẫn. Những người có tướng cách như vậy chẳng những sẵn sàng đoạn nghĩa phu thê khi bất hoà mà còn có thể đi đến chỗ mưu hại hạ độc thủ với chồng khi bị cơn giận làm mất lý trí.
7. Tướng đàn bà vượng phu ích tử.
Đặc điểm của tướng đàn bà vượng phu về mặt mạng vận là khi lập gia đình dù chỉ
về nhiều lãnh vực đặc biệt là sự nghiệp và tiền bạc. Đại để những phụ nữ như vậy
thường có nhiều nét tướng thuộc các loại sau đây: Nói một cách tổng quát thân hình diện mạo đôn hậu, đẹp một cách oai vệ, cử chỉ ngôn ngữ thư thái ôn hoà; khuôn mặt cân phân về cả Tam Đình, Ngũ Nhạc và Tứ đậu.
Nếu di sâu vào từng chi tiết ta thấy:
– Mắt hơi tròn, nhãn cầu lớn, sáng sủa, mũi ngay ngắn, khi cười Miệng tươi.
– Ấn Đường rộng rãi, không xung phá, diện mạo tươi tỉnh.
– Mũi thuộc loại Huyền đảm tỵ đúng cách, màu da khuôn mặt tươi nhuận, đặc biệt là Chuần Đầu và Tỵ Lương sáng sủa, phối hợp với mày thanh mắt đẹp.
– Lòng bàn chân hoặc trong thân thể (rốn hoặc khu vực trên dưới rốn một chút, phần ngực dưới hai vú, hai bên háng) có nốt ruồi đen huyền hoặc son.
– Bất kể gầy mập mà lòng bàn tay mập, nếu lòng bàn tay có thịt quá đầy thì đa dâm thì có thể ngoại tình mặc dầu vẫn vượng phu,màu sắc hồng nhuận, ấm áp, ngón tay thon dài, thẳng, khít nhau, chỉ tay rõ và đẹp.
Thường thường tướng đàn bà vượng phu đi đôi với ích tử, vì người đem lại thịnh vượng cho chồng đa số đem lại lợi ích cho con cái. Trong một số ý nghĩa chuyên biệt hơn, ích tử còn có ý nghĩa là sinh con trai quý hiển, làm rạng rỡ gia môn, lo tròn đạo hiếu và giữ vững được dòng giống (không phân biệt vợ lớn, vợ bé). Về điểm này, các sách tướng hầu như đều đồng ý về một số dấu hiệu sau:
– Ngũ Quan phối hợp đúng cách, đặc biệt là sắc mặt trắng ngà, mắt Phượng Môi hồng.
– Rốn hoặc khu vực dưới rốn đôi chút có nốt ruồi sống màu son tàu.
– Xung quanh khu vực bụng có thịt nổi rõ như một vành đai. Người đàn bà có hai đặc điểm về tướng cách cuối cùng như trên dường như chắc chắn sẽ sinh quý tử bất kể diện mạo xấu đẹp ra sao vì đó là hai nét tướng ngầm có khả năng chế ngự tất cả các phá tướng khác (dĩ nhiên là trong trường hợp như vậ ông chồng phải có khả năng truyền giống thì quý tướng trên mới phát huy được kết quả thực tiễn).
Tựu trung, nếu quý đọc giả theo dõi phần tướng cách phụ nữ (cá tính lẫn vận mạng) muốn biết khái quát tướng phụ nữ tốt xấu ra sao mà không muốn phải nhớ quá nhiều chi tiết nhưng cũng không quá giản lược thì quý vị chỉ vần nhớ kỹ hai bảng yếu quyết dưới đây về cát tướng và hung tướng phụ nữ:
a) Cát tướng:
Đại để phụ nữ có một số những điểm chính yếu dưới đây được xem tướng tốt. Sách tướng gọi đó là Cửu thiện (đôi khi còn gọi là cửu mỹ tướng).
– Đầu tròn, trán phẳng phiu tròn trịa: chủ về gia đình có hạnh phúc.
– Xương lẳn, da nhuận: chủ về đường con cái viên mãn nên người.
– Môi hồng và cân xứng, răng trắng và đều: chủ về sinh kế dễ dàng, con cái dễ dạy và sinh con không mấy khi gặp tai ách.
– Mắt dài và đẹp phối hợp với Lông Mày thanh tú: chủ về trường thọ, kiện khang, lẫn quý hiển.
– Ngón tay thon, lòng bàn tay khá dầy và ấm, chỉ tay mịn và rõ: chủ về vượng phu và có tài lộc.
– Âm thanh trong trẻo, đầm ấm, có hoà khí: chủ về bản thân tôn quý, dễ nổi tiếng.
– Răng đều, cười tươi và không lộ chân răng: chủ về vượng phu ích tử.
– Đi đứng chậm rãi, vững vàng, nhưng không có vẻ nặng nề, nằm ngồi đoan trang:
chủ về phúc hậu..
– Da dẻ trắng trẻo tươi nhuận (nhất là da tay chân và da mặt): chủ về phẩm hạnh hiền thục và cũng là dấu hiệu thọ khang.
Không cần phải có đủ Cửu thiên, chỉ cần có quá nửa chín điều kiện kể trên đúng cách, các điều không đi ngược lại với thực chất, đủ được xem là cát tướng, thân cận hay kết hôn với những phụ nữ như vậy không bao giờ đưa đến đổ vỡ.
b) Hung tướng.
Tướng xấu của phụ nữ rất nhiều, nhưng xấu nhất phải kể đến tám điều cấm kỵ (Bát kỵ) sau:
– Kỵ có giọng đàn ông: Phạm vào điều cấm kỵ thường thường khắc chồng, khắc con mà chính bản thân cũng thường rước lấy tai hoạ bất ngờ, cuộc đời nghèo khổ, cô đơn.
– Kỵ có râu: thực ra nói như vậy không phải là giống hệt râu đàn ông mà chỉ muốn nói là quanh Miệng có lông măng thô đậm mường tượng như có râu. Kẻ như vậy, tính tình quật cường, thích chế ngự chồng, nhục dục mạnh mẽ hơn người cho nên đời sống vợ chồng dễ đi đến đổ vỡ.
– Kỵ đi uốn mông, lắc mình như rắn bò: đàn bà đẹp, thân mình nảy nở mà có dáng đi như vậy đối với nam giới rất khêu gợi nhưng nội tâm hay thái độ bất thường về luyến ái, trọng nhục dục.
– Kỵ đi nhún nhảy như chim sẻ nhảy, vẻ mặt (…) là dấu hiệu của kẻ nội tạng thiếu ổn cố, cá tính nóng nảy, cố chấp một cách ấu trĩ. Một khi gặp cảnh khó khăn không biết giải quyết thích đáng, vận mạng thường không ra gì.
– Kỵ đào hoa diện: loại đàn bà như vậy thường tâm tính hẹp hòi, nội tạng hư nhược, khó trường thọ. Nếu thêm mày cong, mắt lớn và sáng sủa là kẻ háo dâm, không trọng trinh tiết.
– Kỵ bụng thon gãy, mông cao: đại để đàn bà có tướng mường tượng như con bọ ngựa. Đó là tướng đàn bà thường trầm luân trong bể khổ.
– Kỵ lộ hầu, cười lộ chân răng: lộ hầu là một đặc trưng của nam giới, lộ chân răng là dấu hiệu con người có vận mạng rủi nhiều hơn may. Đàn bà có tướng đàn ông, lại vừa lộ xỉ hay gặp hung hiểm bất ngờ, không bao giờ được an lạc.
– Kỵ Quyền nổi cao và chè bè hết khuôn mặt: về mặt cá tính, đó là loại người ngang bướng, lỗ mãng, dữ tợn. Về mặt mạng vận, đó là khắc chồng, hại con, không bao giờ có hạnh phúc gia đạo lúc già.
III. PHỤ LUẬN VỀ TƯỚNG PHỤ NỮ
a) Tương quan giữa vài nét tướng mặt và cơ thể:
Đời Đường , Nhất Hạnh thiền sư, một nhà tướng học khét tiếng thời đó mà nay một phần tác phẩm về tướng vẫn còn được lưu truyền, có lẽ là người đầu tiên phổ biến quan niệm cho rằng có thể căn cứ vào một số nét tướng khuôn mặt để suy đoán ra các nét tướng trên thân mình. Để phân biệt con người thực tế với con người thu gọn trên khuôn mặt, thiền sư mệnh danh hình ảnh đó là Tiểu hình nhân. Trải qua nhiều sóng gió của thời cuộc, công trình độc đáo của Nhất Hạnh thiền sư bị binh lửa Trung Nguyên làm thất truyền khiến cho các sách tướng cổ điển của Trung Hoa không còn tài liệu độc đáo này. Tuy vậy, một số người Nhật giao thương với Trung Hoa thời đó đã may mắn sưu tập được một vài di cảo của Nhất Hạnh đem về nước nghiên cứu và phát huy thêm. Thành thử, nguyên cảo Trung Hoa bị thất lạc, chỉ còn có lời đồn, may nhờ Nhật giữ hộ mà không bị mai một vĩnh viễn. Từ công trình khảo sát sơ khởi của Nhất Hạnh, người Nhật đem ra nghiên cứu tướng đàn bà bổ sung thêm cho hợp với nữ giới. Người Trung Hoa đầu tiên du nhập lại kiến thức này là Tô Lãnh Trai, tác giả cuốn Ngũ Quan tướng tính nghiên cứu. Những điều trình bày trong mục này phần lớn căn cứ vào các tác phẩm của Ngũ Vị Trai và Tô Lăng Thiên cả. Muốn có tiểu hình nhân, ta lấy khuôn mặt làm mẫu mực Miệng là đầu, hai mi cốt là hai chân, hai Pháp Lệnh là hai tay, Nhân Trung là cổ, mũi là toàn thể thân mình.
1 Hai cánh mũi:
Phàm hai cánh mũi phụ nữ cân xứng thì nhũ hoa cũng cân xứng: hai cánh mũi nảy nở tròn trịa thì ngực nở, nhũ hoa lớn. Ngược lại, Chuần Đầu thấp, Gián Đài, Đình uý nhỏ hẹp thì nhũ hoa cũng nhỏ hẹp. Đàn bà mũi xẹp, cánh mũi mỏng và nhỏ mà có bộ ngực núi lửa thì đó chẳng qua chỉ là phần nhân tạo chứ không phải là phần thiên bẩm. Hơn nữa, màu sắc của hai cánh mũi còn cho ta biết được nữ giới hiện đang ở thời kỳ kinh nguyệt hay không. Đang lúc hành kinh, hai cánh mũi bao giờ cũng có sắc ửng hồng mà ngày thường không có.
Những điểm trình bày trên đây đúc kết từ những nhận xét của các nhà y học nhằm mục đích giúp bạn trai những kiến giải hữu ích cần thiết hầu tránh được những hành vi tổn thương đến đời sống gia đình chỉ vì ngộ nhận thiện chí của nhau. Nói chung, Sơn Căn cho ta biết phần co lưng, sống mũi cho ta biết nửa phần thân trên.
2 Nhân Trung:
Nhân Trung và Môi, Miệng giúp ta biết được một cách khái quát về cơ cấu sinh dục cũng như khả năng sinh dục của phụ nữ. Nói một cách tổng quát, muốn biết việc sinh sản dễ dàng hay khó khăn, ta cần nhớ là: Nhân Trung ngay ngắn, rõ ràng cộng
thêm với Lộc thương, Thực thương, Tả Hữu Tiên Khố tề chỉnh, đầy đặn và cân xứng là những dấu hiệu chắc chắn của việc sinh sản bình thường, ít gặp hiểm nghèo vì thai sản.
Hai bờ Nhân Trung đàn bà đều và rõ tạo thành hình dạng trên hẹp dưới rộng là dấu
hiệu nhiều con và sinh sản dễ. Nếu có thêm chỗ gần tiếp giáp với Miệng trũng xuống như vũng trâu đằm thì con trai ít hơn con gái. Nếu hai lằn gồ cao của Nhân Trung gần giáp Môi trên lại nổi cao và rõ thì sinh trai nhiều hơn gái.
Nhân Trung đàn bà trung bình và không có đặc điểm trũng xuống hay nổi cao vừa kể thì số con trai và gái gần như ngang nhau nhưng không quá nhiều.
Dĩ nhiên, những nhận định này không áp dụng cho các trường hợp giải phẩu thẩm mỹ.
Nhân Trung quá mờ hoặc bị vạch ngang là dấu hiệu khá chắc của kẻ có khả năng sinh dục không đáng kể. Quá mờ lại có vạch ngang rõ rệt là tướng không con vì lý do tiên thiên bất túc.
3. Nốt ruồi ở Nhân Trung:
Đàn bà nốt ruồi xuất hiện ở Nhân Trung cũng là nét tướng có ý nghĩa quan trọng cần được đặc biệt lưu ý:
Bất kể hình dạng Nhân Trung ra sao bỗng nhiên có nốt ruồi đen lại đọng tại vị trí 1 là tướng đoản mệnh hay chết sơm vì thai sản hoặc vì bệnh có liên quan đến tử cung.
Nốt ruồi ở vị trí 2 của hình vẽ là dấu hiệu tử cung không được ổn cố dễ bị bệnh phụ nữ. Đồng thời về mặt mạng vận là điềm báo trước ít nhất cũng dang dở hay tái giá mới được an thân.
Nốt ruồi ở vị trí thứ 3 dù lệch sang phải hay sang trái không liên hệ đến tử cung nhưng liên quan mật thiết đến đường tình dục. Đàn bà có nốt ruồi đen như vậy phần lớn không chung thủy, ít khi thỏa mãn tình dục với một người khác phái.
Nốt ruồi ở vị trí 4 là dấu hiệu dâm đãng. Chồng ra cửa trước rước người tình cửa sau. Về đường tử tức, ít khi có con, hoặc về già cô độc cũng như không có.
5. Tai:
Rãnh tai và màu sắc của tai (h227) là dấu hiệu để xét định bộ phận sinh dục của phái nữ.
b, Những nét tướng đặc trưng về phụ nữ của Viên Liễu Trang (đời Minh):
a, Tướng thất hiền:
b, Tướng tứ đức:
Có bốn đức tính này, sinh con ắt thành quý tử:
b, Tướng tiện:
(Đàn bà nếu phạm vào thường có ý tứ dâm)
“Đàn bà quý ở Mày, Mắt, Lưng, nói về con thì cốt ở Bụng, Vú và Rốn. Đàn bà mặt rồng hình phượng có thể phối hợp với đấng quân vương. Phụ nữ phượng hình mặt tròn mà dài (trái xoan)., Thượng Hạ đình tương xứng, mày đẹp và cong, mọc cao, mắt dài và hơi hẹp bề ngang, cổ tròn lẳn và dài, vai thon, lưng thẳng là tướng đại quý. Nếu chỉ có vài điểm khá thủ, tuy không được nhập cung thì cũng là tướngcủa cách của hạng phu nhân.”
“Mặt tuy xấu nhưng Môi đỏ như son, mắt sáng như sao sa, có uy nghiêm, khiến người đối diện phải nể sợ. Tướng có quý tử là do ở bụng chứ không ở khuôn mặt. Phàm đàn bà bụng đầy đặn, eo ngay, mình chắc, mục quang chính đính, thần khí an hòa là tướngquý do tinh hoa của Lục Phủ Ngũ Tạng tạo ra phần lớn đều sinh quý tử.”
“Người đẹp thường vai, lưng không tròn đầy: vai lưng qua thon thì thân thể rất yếu, eo qua nhỏ thì người quá nhẹ; mình liễu thân ong, sắc quá đẹp mà khí không có mấy, mặt mũi xinh đẹp mà mắt lại thiếu uy nghiêm. Phạm vào những điều trên không phải là người phúc hậu thi mấy khi lại có con được”
“Có vợ phát đạt là đàn ông có mũi ngay ngắn, Chuần Đầu tròn và đầy, Ngư Vĩ rộng và sáng sủa. Còn đàn bà Ấn Đường rộng, mày thanh, mắt đầy đặn, Môi hồng là tướng phúc duyên tốt, vượng phu. Tướng chồng có tài lộc phải phối hợp với tướng vợ vượng phu mới phát đạt”
“Lấy vợ rồi mà tán tài phá sản là do hai lỗ mũi quá lộ, Gian môn quá trũng, Ngư Vĩ có loạn văn. Đàn bà mũi gẫy thấp lấy chồng thì thường bị phá gia (vớ chồng cùng có tướng cách như vậy phối hợp với nhau sẽ tạo nên bại cách khó tránh được cùng khốn)”
Cách tướng đàn bà đặc biệt đáng lưu ý:
* Ngoài ra đàn bà có núm vú đỏ như chu sa được coi là tướng cực quý chủ về ích tử.
THAY LỜI KẾT
Quyển sách này dùng châm ngôn tướng học Trung Hoa làm căn bản. Châm ngôn đó là:
Tướng tùy tâm sinh
Tướng tùy tâm diệt
Châm ngôn này nguyên khởi từ Trần Đồ Nam một trong những thủy tổ của ngành nhân tướng. Nó gói ghém đầy đủ nền tảng, tinh thần và giá trị đạo đức của nhân tướng học.
Thật vây, khoa tướng sở dĩ có được chính cũng vì chấp nhận mối tương quan mật thiết giữa nội tâm và ngoại tướng: cái gì có ở bên trong tất biểu lộ ra bên ngoài. Thuật xem tướng bao giờ cũng căn cứ vào các nét tướng phát lộ để tìm hiểu nội tâm được phát huy, bằng không sẽ không có chỗ dựa để khám phá ra tâm hồn. Mặt khác châm ngôn nói trên còn xác định cả đối tượng của nhân tướng học. Khoa này không nhằm khảo sát các nét tướng bề ngoài như một cứu cánh. Trái lại đối tượng của khoa tướng là tìm hiểu tâm hồn, dựa vào các nét tướng lộ diện. Tướng học là tâm học. Thuật xem tướng chung quy là thuật xem tâm. Những ai học tướng mà không thấy được chiều sâu của bản thể con người thì chưa đạt được cùng đích.
Tinh thần của khoa nhân tướng cũng được hàm xúc trong châm ngôn đó. Khi nói rằng tướng hiện từ tâm và tướng biến theo tâm tức là xác nhận rằng tướng cách con người không bao giờ cố định. Cái động lực làm theo đuổi tướng là tâm. Tâm hồn nhân loại là một dữ kiện linh động, một thực thể sống và chuyển hóa theo thời gian. Ý niệm sinh động, nguyên tắc dịch lý này là điểm căn bản của tướng học. Xem tướng mà coi nhẹ lý động tức là chỉ thấy bề mặt mà không thấy bề sâu, từ đó không tránh được sự phiến diện hay sai lầm trong nhận định.
Sau cùng, châm ngôn nói trên cũng diễn xuất đầy đủ giá trị đạo đức của tướng học. Khi cho rằng tâm có thể biến đổi tức hàm ý là tâm có thể được cải thiện chứ không nhất thiết bị tiền định một cách tuyệt đối. Từ đó việc xoay hướng cuộc đời từ xấu thành tốt, từ ác ra thiện là một điều khả thi và đáng cổ vũ. Châm ngôn đó vừa cảnh cáo những ai lao mình vào ác nghiệp, vừa khích lệ những kẻ thiện tâm, cải tà quy chính. Mặt khác khía cạnh này đã nhấn mạnh đến khuynh hướng nhận định của con người. Những cái thiên phú vẫn có thể được con người cải đổi chứ không bắt buộc cứ ở nguyên trạng lúc bầm sinh. Bằng cái tâm con người dự phần quyết định cuộc đời của mình, bồi đắp vàp cái gì cá nhân tiếp thu từ huyết thống cha mẹ hay Môi trường sinh sống. Con người không còn là một vật thụ động sống theo bản năng mà là một cá thể sông có trách nhiệm và chịu trách nhiệm về cuộc đời mình một khi họ được hướng dẫn bởi cái tâm.
Đây quả thật là một quan niệm nhân bản về con người và kiếp sống. Quan niệm này khiến cho tướng học thoát được cái ràng buộc của mê tín, thần quyền để trở thành một khoa học nhân văn có triển vọng và nhất là có xu hướng đạo đức rất khang kiện. Đoạn kết này cốt nhấn mạnh giá trị đạo đức của tướng học vốn là một khía cạnh mà nhiều người bỏ qua hay coi nhẹ.
Đặt cho tướng học một giá trị đạo đức là xem tướng học như một bộ môn phục vụ nhân sinh và nhân tính. Tướng học có thể hướng dẫn con người chứ không phải chỉ chụp hình con người. Chỉ khi nào người học ứng dụng được nhân tướng học vào nhân tính và nhân sinh thì bấy giờ tướng học chỉ bổ ích khi người học biết sử dụng kiến thức của mình vào việc phát triển nhân cách và phục vụ nhân sinh. Việc học tướng sẽ thiếu sót nếu không đi đôi với việc dụng tướng. Để cho rõ hơn ta có thể định nghĩa dụng tướng là phát huy giá trị khoa học của tướng về hai mặt đạo đức và ứng dụng để giúp con người tự cải thiện đồng thời cải thiện nhân sinh.
Chiều hướng ứng dụng tướng trước hệt đặt cho người xem tướng nhiều nghĩa vụ cao quý, có thể xem như một thiên chức đối với họ. Trước hết tướng sư phỉa biết dùng tướng để khuyến đức.
Người đoán tướng không nên và không bao giờ quả quyết rằng tướng cách xấu thì hậu quả đương nhiên phải xấu. Tính cách động của tướng, ý niệm tâm năng sinh tướng hàm ý rằng: tu tâm sẽ cải được tướng, từ đó xoay chuyển được vận mạng. Người đoán tướng phải thận trọng trong lúc phát ngôn, đồng thời phải có thiện ý thanh nhân chi mỹ, cải nhân chi ác cho thân chủ. Khẳng định một cách cố chấp chẳng những đi sai tinh thần của khoa tướng mà còn gieo tai họa cho cả đời người. Kẻ có tướng cách tốt sẽ ỷ lại rồi sinh ra kiêu ngạo, không phát huy được thiện tâm. Còn kẻ có tướng cách xấu sẽ tuyệt vọng, phó mặc cho định mạng, không màng phấn đấu và cải thiện nghịch cảnh bằng ý chí nhân định.
Đối với người xem tướng, tư tưởng khuyến thiện của châm ngôn tướng tùy tâm sinh tướng tùy tâm diệt càng có tác dụng mạnh mẽ hơn nữa. Họ phải biết sử dụng tướng để luyện đức. Họ phải hiểu rằng tướng cách tiên khởi dù xấu không nhất thiết dẫn đến hậu quả xấu một cách đương nhiên trong tương lai. Trái lại, đó chỉ là dấu hiệu báo trước, có thể tránh được ít nhiều nếu họ có đủ quyết tâm cải sửa. Tu dưỡng tâm tính tự tạo cho mình thiện tâm là một bảo đảm tốt nhất giúp cho tướng cách tốt phát huy hết mức lợi điểm một cách chắc chắn và tướng xấu giảm thiểu hoặc mất hẳn tính cách không hay, tùy theo nỗ lực cải tâm nhiều hay ít, tích cực hay không. Tư tưởng khuyến thiện đó chẳng những chỉ có trong tướng học mà bang bạc khắp tronh triết lý nhân sinh của Á Đông. Nhà thơ Nguyễn Du đã tiêm nhiễm sâu sắc tư tưởng tu tâm cải số khi ông đúc kết Truyện Kiều bằng hai câu thơ chứa đựng nhiều thâm ý khuyến thiện:
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài
Có tài, ỷ tài mà thiếu tâm thì chung cuộc khó vẹn toàn. Xưa nay, dĩ con người thường hay mắc họa, một phần vì không biết mình biết người, một phần vì không biết phát huy song hành cả tài lẫn đức, đánh mất thiện căn, tự hủy hoại mình trước khi người ngoài có dịp tác hại. Trong đoạn luận về tính kiêu ngạo của con người tác giả Phạm Văn Viên của Thủy kính tập đã cho rằng Ngạo là điều tối kỵ của tướng, muôn ngàn tai họa đều bắt nguồn từ Ngạo mà ra. Lịch sử Trung Hoa cũng như Việt Nam không thiếu gì những kẻ ỷ tài ỷ vận sinh ra kiêu ngạo để rồi chuốc lấy thảm họa vào thân như Nễ Hành thời Tam Quốc, như Cao Bá Quát thời Tự Đức…
Có giá trị về mặt đạo đức, tướng còn có giá trị ứng dụng không nhỏ trên hai phương diện nhân sinh và hướng dẫn nghề nghiệp.
Về mặt nhân sinh, ngoài việc biết mình để tìm một hướng đi thích hợp với khả năng thiên bẩm tướng học còn hữu ích cho việc tìm hiểu những người xung quanh. Chính vì lý do đó, một phần trong sách sẽ giúp bạn đọc biết rõ các đặc điểm trội yếu của vài hạng người trong xã hội. Tri kỷ tri bỉ là một bí quyết thành công trong đời, giúp ta tránh được nhiều tai họa. Thời Chiến Quốc Phạm Lãi nhờ tinh thông tướng thuật phát hiện nơi con người Câu Tiễn những nét tướng ti tiện lẫn với tướng phú quý. Nhờ đó, ông ta đã triệt để khai thác tướng quý của Câu Tiễn để toàn dụng được cái tài thao lược của mình, lưu danh hậu thế. Nhưng một mặt khác, tiện tướng của Câu Tiễn đã mach cho Phạm Lãi biết rằng Câu Tiễn là một kẻ chỉ có thể đồng lao cộng khổ không thể cung chia phú quý vinh hoa. Do đó, khi diệt xong Phù Sai đưa nước Việt lên hang bá chủ chư hầu, Phạm Lãi nhờ lánh mình mà thoát khỏi họa sát thân, trong khi Văn Chủng tiếc công ở lại đã bị Câu Tiễn giết hại. Đời Hán Trương Lương cũng hạc nội mây ngàn sau khi phò Lưu Bang diệt Hạng Vũ tàn bạo, còn Hàn Tín thì mê muội lại tham lam. Xem thế sự hiểu biết long người bằng khoa tướng có thể giúp con người định hướng được vận mạng của mình.
Ngoài lợi ích cá nhân, tướng học còn giúp hướng dẫn công tác giáo dục thanh niên, hướng nghệ và huấn nghiệp, đồng thời soi sáng rất nhiều cho ngành phạm tội học.
Đi xa hơn nữa, người biết tướng một cách tinh vi có thể tỏa ánh hưởng sâu rộng đến cục diện xã hội. Thực vậy, biết người chỉ để giao thiệp cho vuông tròn để mưu lợi ích cá nhân một cách xác đáng thì biết đó cũng chỉ có tác dụng giới hạn. Nếu chỉ dụng tướng như vậy người xem tướng không đóng góp gì cho xã hội. Ý thức được điều này, các đời Nguyên Thanh đã có sáng kiến cử một đại thần tinh thông tướng thuật cùng với vua tuyển chọn nhân tài. Lịch sử tướng học Trung Hoa đầy dẫy những trường hợp dùng tướng để lựa chọn khanh sĩ (Trương Lương giúp Lưu Bang dùng Hàn Tín, Khổng Minh dùng Ngụy Diên,…)
Với bấy nhiêu địa hạt ứng dụng thiết tưởng tướng học không phải là một bộ môn vô bổ. Vấn đề đặt ra là biết dùng hay không biết dùng khoa tướng và dùng nó trên bình diện nào mà thôi.